intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG - Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.368
lượt xem
168
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa và phân loại phương pháp định mức lao động. Phương pháp định mức lao động là tổng thể quan điểm, mô hình, căn cứ, kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin…để định mức lao động. Với định nghĩa đó, phương pháp định mức lao động được đặc trưng bởi nhiều tiêu thức, do đó có nhiều cách phân loại tùy theo tiêu thức được lựa chọn. Trong thực tiễn tiêu thức quan trọng nhất thường được dùng để phân loại và cũng để phân biệt các phương pháp định mức lao động là mô hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG - Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

  1. Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 2.1. Định nghĩa và phân loại phương pháp định mức lao động. Phương pháp định mức lao động là tổng thể quan điểm, mô hình, căn cứ, kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin…để định mức lao động. Với định nghĩa đó, phương pháp định mức lao động được đặc trưng bởi nhiều tiêu thức, do đó có nhiều cách phân loại tùy theo tiêu thức được lựa chọn. Trong thực tiễn tiêu thức quan trọng nhất thường được dùng để phân loại và cũng để phân biệt các phương pháp định mức lao động là mô hình mức. Đó chính là công thức, đồ thị hay bảng xác định mối quan hệ giữa mức lao động và các chỉ tiêu đưa vào tính toán (dữ liệu). Theo mức độ chi tiết của mô hình mức, các phương pháp định mức lao động được chia ra làm 2 nhóm: Các phương pháp tổng hợp và các phương pháp phân tích. Theo đặc điểm cụ thể hơn của mô hình mức trong mỗi nhóm trên, các phương pháp định mức còn chia ra: phương pháp kinh nghiệm, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp phân tích cấu trúc, phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng, phương pháp phân tích tính toán (Hình 2.1) Các phương pháp định mức lao động Các phương pháp tổng hợp Các phương pháp phân tích Phương pháp kinh nghiệm Phương pháp phân tich cấu trúc Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Phương pháp phân tich-tính toán Hình 2.1. Sơ đồ phân loại các phương pháp định mức lao động Dưới đây trình bày thực chất, ưu nhược điểm và lĩnh vực áp dụng của từng phương pháp. - 18 -
  2. 2.2. Các phương pháp tổng hợp. Gọi là các phương pháp tổng hợp vì đặc điểm chung của các phương pháp là không xét chi tiết tới tính hợp lý của cấu trúc quá trình sản xuất kinh doanh cũng như thành phần và mức độ hao phí lao động. Các phương pháp tổng hợp còn được gọi là các phương pháp khái quát, gồm phương pháp kinh nghiệm và phương pháp thống kê tổng hợp. 2.2.1. Phương pháp kinh nghiệm. Trong phương pháp này, mức được xác định không dựa trên một công thức tính toán nào mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân nhân viên quản lý lao động. Mức được xác định như vậy nhanh, nhưng có tính chất chủ quan nên có thể phản ánh những nhân tố tiêu cực vào mức. Đôi khi mức cũng phản ánh được hao phí lao động xã hội cần thiết, nhưng đó chỉ là kết quả ngẫu nhiên, không có tác dụng thuyết phục, không đề ra điều kiện, biện pháp thực hiện mức. Phương pháp sao chép, điều chỉnh không có cơ sở những mức lao động đã cũ hay được lập ra ở nơi khác để áp dụng trong doanh nghiệp cũng là phương pháp kinh nghiệm. Phương pháp kinh nghiệm được áp dụng trong điều kiện chưa thực hiện được phương pháp định mức khác và cần có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. 2.2.2. Phương pháp thống kê tổng hợp. Trong phương pháp này, mức được xác định bằng mô hình bình quân những số liệu thống kê tổng hợp, không loại trừ những thành phần bất hợp lý có thể ẩn chứa trong số liệu. Ví dụ nếu phải xác định mức thời gian hay mức sản lượng của một công việc thì với phương pháp thống kê tổng hợp sẽ có các mô hình sau: m ∑ Hi i =1 t= ; (2.1) m ∑ Ki i =1 m ∑K i 1 i =1 n= = ; (2.2) m t ∑ Hi i =1 Trong đó: t , n – mức thời gian, mức sản lượng của công việc, i = 1, m - chỉ số các mẫu quan sát ( thống kê); Ki - khối lượng sản phẩm đã thực hiện theo mẫu quan sát thứ i; - 19 -
  3. Hi - hao phí thời gian lao động tương ứng để làm ra khối lượng sản phẩm Ki . Ví dụ: có số liệu quan sát trực tiếp bước công việc khoan lỗ bằng búa khoan hơi ép trong đá có độ kiên cố f=5 như bảng 2.1 thì : t= 45:15= 3 người.phút/mét. Bảng 2.1 Mẫu quan sát Số mét khoan được, m Hao phí thời gian, người.phút 1 1,5 4,5 2 1,5 4,0 3 1,5 4,2 4 1,5 4,3 5 1,5 4,6 6 1,5 4,7 7 1,5 4,5 8 1,5 4,8 9 1,5 4,4 10 1,5 4,5 Cộng 15 45 Ta có nhận xét: ở phương pháp thống kê tổng hợp, nhân tố chủ quan đã được loại trừ, nhưng do thống kê có tính tổng hợp nên mức lao động vẫn có thể ẩn chứa những thành phần và mức độ hao phí không hợp lý. Tính thuyết phục của mức cũng kém vì không đề ra được điều kiện và biện pháp thực hiện mức. Phương pháp thống kê tổng hợp chỉ nên áp dụng để định mức cho những quá trình có cấu trúc đơn giản như bước công việc, thao tác… hoặc biết chắc cấu trúc của nó tương đối hợp lý. 2.3. Các phương pháp phân tích. Đặc điểm chung của các phương pháp phân tích là mức được xác định nhờ một mô hình có xét chi tiết đến tính hợp lý của cấu trúc quá trình sản xuất và những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Các phương pháp phân tích gồm: phương pháp phân tích cấu trúc, phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng và phương pháp phân tích-tính toán. 2.3.1. Phương pháp phân tích cấu trúc Trong phương pháp này mức được xác định bằng mô hình bình quân những số liệu thống kê đã có sự phân tích chọn lọc, bảo đảm phản ánh những thành phần hợp lý của quá trình sản xuất được định mức. Ví dụ nếu phải xác định mức thời gian hay mức sản lượng của một công việc thì với phương pháp phân tích cấu trúc có mô hình sau: - 20 -
  4. p q r ∑∑∑H ijk i =1 j =1 k =1 t= ; (2.3) p ∑K i i =1 p ∑K i 1 i =1 n= = ; (2.4) p qr t ∑∑∑ H ijk i =1 j =1 k =1 Trong đó: t, n – mức thời gian, mức sản lượng; i = 1, p - chỉ số mẫu quan sát; j = 1, q - chỉ số các bộ phận cấu trúc hợp lý của quá trình sản xuất; k = 1, r - chỉ số các bộ phận hao phí hợp lý của thời gian lao động. Ví dụ có số liệu quan sát trực tiếp công việc bốc đất đá bằng máy xúc EKG-8 trên gương tầng đá cấp III lên xe ô tô như bảng 2.2, trong đó chỉ số các bộ phận cấu trúc quá trình sản xuất đồng nhất với chỉ số các bộ phận hao phí thời gian lao động, tức j ≡ k , thì : 1773 3 = 0,175 người.phút/m t= 10.136 1 1 3 3 = 5,6 m / người.phút hay 2743 m /người.ca n= = t 0,175 Bảng 2.2 Chỉ số Chỉ số mẫu quan sát ( i) Tên các loại hao phí thời gian loại hao Cộng (Hk) 1 2 3 4 phí (k) 1 Chuẩn-kết (kiểm tra thiết bị và nơi làm việc, tra dầu mỡ, bàn 20 30 25 25 100 giao ca…), người.phút 2 Các bước công việc chính (bốc 360 358 364 366 1448 đất đá lên ô tô), người.phút Các bước công việc phụ (gom 3 đất, tạo nền, di chuyển…), 36 34 37 38 145 người.phút Ngừng được định mức (tránh 4 20 25 15 20 80 mìn, ăn giữa ca …), người.phút Cộng hao phí thời gian lao động được 436 447 441 449 1.773 định mức, người.phút Hao phí thời gian lao động 5 44 33 39 31 147 không được định mức, ng.phút Cộng hao phí thời gian lao động thực tế, 480 480 480 480 1920 người.phút Khối lượng công tác thực hiện (Ki), m3 2.520 2.506 2.548 2.562 10.136 - 21 -
  5. Ta có nhận xét: phương pháp phân tích cấu trúc tuy đã khắc phục thiếu sót của phương pháp thống kê tổng hợp là đã xét đến tính hợp lý của cấu trúc quá trình và hao phí, nhưng vẫn còn hạn chế là chưa xét đến nhân tố ảnh hưởng tới hao phí. Mức lao động do đó không có cơ sở để áp dụng ở nơi khác, với đối tượng khác. Phương pháp phân tích cấu trúc thường được áp dụng để định mức lao động nội bộ doanh nghiệp, khi không có điều kiện định mức bằng các phương pháp phân tích khác. 2.3.2. Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Trong phương pháp này mức được xác định bởi một mô hình tương quan có dạng: Y = f (x1,x2,..., j ,...,n); xx (2.5) Trong đó: Y - Chỉ tiêu mức cần xác định; x j ( j = 1, n) - các chỉ tiêu đặc trưng cho tác động của những nhân tố ảnh hưởng khách quan đến năng suất lao động (sau đây gọi là các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng). Ví dụ: mô hình mức hao phí lao động tổng hợp để tạo ra 1000 tấn than khai thác bằng phương pháp hầm lò theo một kết quả nghiên cứu có dạng như sau: Y = 4,328 x1 + 0,009 x2 + 10,706 x3 – 0,004 x4 – 18,128; (2.6) Trong đó: Y – Hao phí lao động tổng hợp cho 1000 tấn than, người.ca/nghìn tấn x1 – Chiều dầy trung bình vỉa, mét; x2 – Tổng chiều dài lò chợ hoạt động bình quân, mét; x3 – Chiều dài đường lò chuẩn bị phải chống giữ cho 1000 tấn sản lượng, km/1000 tấn; x4 – Trình độ sử dụng điện năng, KWh/người. Gỉa thử trong kỳ kế hoạch, một mỏ than hầm lò có những chỉ tiêu nhân tố theo mô hình 2.6 như sau: x1= 2m; x2= 7600m; x3=16km/1000 tấn; x4= 28.000 Kwh/người thì mức hao phí lao động tổng hợp cho 1000 tấn than đối với doanh nghiệp này là: Y = 4,328 x 2 + 0,009 x 7.600 + 10,706 x 16 – 0,004 x 28.000 – 18,128 = 118,23 người.ca/ nghìn tấn. Ta thấy phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng đã tránh được nhược điểm của phương pháp phân tích cấu trúc, đồng thời thu gọn dữ - 22 -
  6. liệu tính toán. Tuy nhiên mô hình tính mức 2.6 không có sẵn; phải bỏ nhiều công sức nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin trên máy tính mới tạo ra được mô hình có chất lượng tốt (sẽ được trình bày ở chương 3). Nhưng dù tốt ở mức độ nào thì mối liên hệ giữa mức và các chỉ tiêu nhân tố ở mô hình chỉ là liên hệ thống kê, không chặt chẽ, đòi hỏi phải rất thận trọng khi áp dụng, đồng thời cũng phải có chế độ xem xét sửa đổi bổ sung. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng thường được áp dụng để định mức lao động cho những quá trình có nhiều nhân tố khách quan về địa chất tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và tổ chức sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động, khi tạo ra những mức có phạm vi áp dụng toàn ngành hay toàn vùng mỏ 2.3.3. Phương pháp phân tích-tính toán Trong phương pháp này mức được xác định bởi mô hình có dạng: Z = f ( y1, y2 ,...,y j ,...,ym ) ; (2.7) Trong đó: Z – Chỉ tiêu mức lao động cần xác định, yj ( j = 1, m ) – các chỉ tiêu mức kinh tế-kỹ thuật cho trước, (Còn gọi là các chỉ tiêu mức chi tiết) Khác với mô hình mức của phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng, mô hình mức của phương pháp phân tích-tính toán là một hàm số (mối liên hệ giữa các chỉ tiêu vế trái và vế phải là chặt chẽ). Dưới đây là một số mô hình phân tích-tính toán thường dùng trong các doanh nghiệp mỏ: a - Mô hình mức sản lượng công việc: Hca − Hck − HN 2 − HCN2 nc = ; aN1 (2.8) (hc + hp )(1+ ) + hCN1 100 Trong đó: nc – mức sản lượng công việc, đơn vị sản phẩm công việc/người.ca; Hca – Qũy thời gian của ca theo quy định của Bộ Luật Lao động, (không quá 480 phút/ca); Hck – Mức hao phí thời gian cho các bước công việc chuẩn bị-kết thúc trong ca, phút/ca HN2 – Mức hao phí thời gian cho nghỉ tập trung trong ca, phút/ca; HCN2 – Mức hao phí thời gian cho ngừng công nghệ không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm, phút/ca; - 23 -
  7. hc , hp – Mức hao phí thời gian cho các bước công việc chính, phụ, người.phút/ sản phẩm; aN1 – Mức hao phí thời gian nghỉ xen kẽ, %; hCN1 – Mức hao phí thời gian ngừng công nghệ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm, người.phút/sản phẩm. Ví dụ: công việc vận tải than từ chân lò thượng ra cửa lò bằng xe goòng đẩy tay có các mức cho trước như sau: HCa= 480 phút/ca, Hck= 26 phút/ca, HN2= 30 phút/ca, HCN2= 17 phút/ca hc=6,07 người.phút/xe, hp =11,3 người.phút/xe, hCN1= 11,1 người.phút/xe aN1= 15 %; thì theo công thức 2.8 mức sản lượng của công việc này là: 480 − 26 − 30 − 17 = 13 xe/người.ca nc = ⎛ 15 ⎞ (6,07 + 11,3)⎜1 + ⎟ + 11,1 ⎝ 100 ⎠ b. Mô hình mức sản lượng khâu sản xuất. AK nk = ; m (2.9) ai ∑n i =1 i Trong đó: nk – Mức sản lượng khâu sản xuất, đơn vị sản phẩm khâu/người.ca; AK – Khối lượng sản phẩm theo kế hoạch của khâu, tính bằng đơn vị sản phẩm khâu; (Kỳ hạn kế hoạch có thể là chu kỳ, ca, ngày, tháng…) ai – Khối lượng sản phẩm theo kế hoạch của công việc thứ i, tính bằng đơn vị sản phẩm công việc thứ i; ni – mức sản lượng công việc thứ i, sản phẩm công việc thứ i/người.ca; m – số công việc hợp thành khâu sản xuất. Ví dụ: theo số liệu cho ở bảng 2.3, thì mức sản lượng tổng hợp của khâu đào lò chuẩn bị trong than là: 1 1 = 0,26 m/người.ca nk = = 8 / 4 + 2 / 2 + 8 / 10 3,8 Bảng 2.3 Tên công việc trong khâu Khối lượng công việc trong 1 chu kỳ Mức sản lượng Khấu than 8 tấn 4 tấn/người.ca Chống 2 vì 2 vì/ người.ca Thu dọn than 8 tấn 10 tấn/người.ca Cả khâu đào lò 1 mét 0,26 mét/người.ca c. Mô hình đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương hay mức chi phí tiền lương là chỉ tiêu biểu thị số tiền lương phải trả cho người lao động trong kỳ kế hoạch, tính cho đơn vị sản phẩm hay đơn vị hao phí thời gian lao động. - 24 -
  8. Trong các doanh nghiệp mỏ đơn giá tiền lương thường được tính cho đơn vị sản phẩm. Cũng giống như các mức lao động khác, tùy theo loại quá trình lao động có liên quan đến sản phẩm, đơn giá tiền lương được chia ra đơn giá tiền lương sản phẩm công việc, đơn giá tiền lương sản phẩm khâu sản xuất, đơn giá tiền lương sản phẩm doanh nghiệp.. Dưới đây là mô hình đơn giá tiền lương của từng loại nêu trên: Mô hình đơn giá tiền lương công việc: l.(H c + H p ) Đc = ; (2.10) 22.n Trong đó: Đc – Đơn giá tiền lương công việc, đồng/sản phẩm công việc; l – mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, đồng/người.tháng; H c ; H p - Hệ số tiền lương chính, phụ cấp bình quân theo cấp bậc công việc, lần; n – Mức sản lượng công việc, sản phẩm công việc/người.ca. Mô hình đơn giá tiền lương khâu sản xuất: m ∑ a .Đ i ci ĐK = i =1 ; (2.11) AK Trong đó: ĐK – Đơn giá tiền lương khâu sản xuất, đồng/đơn vị sản phẩm khâu sản xuất; m – Số công việc hợp thành khâu sản xuất; i = 1.m - Chỉ số các công việc hợp thành khâu sản xuất; Đci – Đơn giá tiền lương công việc thứ i, đồng/đơn vị sản phẩm công việc thứ i; ai – Khối lượng sản phẩm theo kế hoạch công việc thứ i, đơn vị sản phẩm công việc thứ i; AK – Khối lượng sản phẩm theo kế hoạch của khâu sản xuất, đơn vị sản phẩm khâu sản xuất. Mô hình đơn giá tiền lương sản phẩm doanh nghiệp: Đơn giá tiền lương sản phẩm doanh nghiệp còn được gọi chi phí tiền lương của đơn vị kết quả kinh doanh, thường được dùng để xác định quỹ lương của doanh nghiệp nhà nước, có mô hình sau: - 25 -
  9. [N .l.( H ] + H p ) + Lđt + Lttlđ c ĐD = 12 . ; (2.12) AD Trong đó: ĐD – Đơn giá tiền lương sản phẩm doanh nghiệp, đồng/ đơn vị kết quả kinh doanh theo một loại sản phẩm nào đó; AD – Kết quả kinh doanh trong năm của loại sản phẩm trên, được tính theo một trong bốn chỉ tiêu sau: - Sản lượng hàng hóa tính bằng đơn vị hiện vật hay hiện vật quy đổi của loại sản phẩm đó (trong các doanh nghiệp khai thác than là tấn than); - Doanh thu tiêu thụ của loại sản phẩm đó, đồng; - Doanh thu trừ chi phí (không kể lương và các khoản trích theo lương) để sản xuất sản phẩm đó, đồng; - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh loại sản phẩm đó, đồng. Trong các doanh nghiệp công nghiệp than và khoáng sản chỉ tiêu kết quả kinh doanh thường dùng là doanh thu. N – Số người bình quân năm trong doanh nghiệp theo định mức, người (không tính các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc); l – mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, đồng/người.tháng; H c ; H p - Hệ số lương chính và phụ cấp bình quân toàn doanh nghiệp theo cấp bậc công việc định mức, lần; Lđt – Qũy lương bổ sung cho những người hưởng lương đoàn thể ( Bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên cộng sản…), đồng; Lttlđ – Qũy lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm, đồng (được xác định bằng 30% tiền lương khi làm việc vào ban ngày đã xác định trong kế hoạch). Ta thấy phương pháp phân-tích tính toán kế thừa tất cả ưu điểm của các phương pháp trên vì nó cũng xét tới cấu trúc sản xuất và hao phí, xét tới các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời bảo đảm sự liên hệ thống nhất giữa các mức trong hệ thống. Tuy nhiên phương pháp phân tích-tính toán cũng đòi hỏi phải có các mức chi tiết đã được xây dựng đầy đủ và có chất lượng. Phương pháp phân tích-tính toán được áp dụng cho tất cả các loại quá trình sản xuất không phân biệt trình độ phức tạp cấu trúc sản xuất và hao phí, miễn là có đủ các mức chi tiết đã được xây dựng có chất lượng. ---ooo0ooo--- - 26 -
  10. Câu hỏi và bài tập chương 2. 1. Hiểu thế nào là phương pháp định mức lao động? Tiêu thức chủ yếu cần dùng để phân loại các phương pháp định mức lao động? 2. Thực chất, ưu nhược điểm và lĩnh vực áp dụng của mỗi phương pháp định mức? Chứng minh các công thức tính mức 2.8; 2.9; 2.10; 2.11; 2.12. 3. Mỏ A và công trường thủy lợi B đều sử dụng một loại máy xúc giống nhau. Liệu mỏ A vì chưa xây dựng mức có nên lấy mức ở công trường thủy lợi B về áp dụng không và vì sao? 4. Trong phương pháp thống kê tổng hợp (bảng 2.1) thay vì đã tính tính mức bằng phép tính trung bình cộng của tất cả các quan sát, tức : 4,5 + 4,0 + 4,2 + 4,3 + 4,6 + 4,7 + 4,5 + 4,8 + 4,4 + 4,5 45 t= = =3 người.phút/mét 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 15 ta tính mức bằng phép tính trung bình cộng của những số tiên tiến (nhỏ hơn con số trung bình: 4,5 ), tức: 4,0 + 4,2 + 4,3 + 4,4 12,9 t= = = 2,15 người.phút/mét. 1,5 + 1,5 + 1,5 + 1,5 6 Vậy phương pháp “trung bình tiên tiến” này có hợp lý hơn phương pháp thống kê tổng hợp không? Vì sao ? 5. Tính mức sản lượng của công việc khoan xoay cầu theo tài liệu 6 ca quan sát cho ở bảng sau: Tên các chỉ tiêu hao phí thời Số Tên các chỉ tiêu hao phí thời Số gian và sản phẩm công việc lượng gian và sản phẩm công việc lượng Chuẩn bị-kết thúc, ng.phút 180 Rỡ phụ tùng, người.phút 477 Ngừng tránh mìn, ng.phút 60 Di chuyển, cân máy, người.phút 272 Khoan, người.phút 848 Hao phí thời gian không được Trục mâm cặp, người.phút 486 định mức, người.phút 360 Tháo ty, người.phút 197 Số mét lỗ khoan, mét 438 6. Chuyển mô hình tính mức số công nhân phục vụ phân xưởng khai thác sang dạng đồ thị từ dạng công thức như sau: Np = 2 + 0,6 Nc với Nc = 100 ÷ 300 người; trong đó: Np – Số công nhân phục vụ phân xưởng khai thác, người; Nc – Số công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng khai thác, người. Hai dạng mô hình trên là của phương pháp định mức nào ? - 27 -
  11. 7. Tính mức sản lượng cho công nhân lái xe MA3-525 chở đất đá trên cung độ 2 km, dựa vào các mức sau: Qũy thời gian của 1 người trong ca: 480 phút/ca; thời gian kiểm tra, bàn giao: 30 phút/ca; thời gian làm sạch thùng xe: 15 phút/ca; thời gian ngừng tránh mìn: 10 phút/ca; thời gian thực hiện 1 chuyến xe: 22,3 phút /chuyến; sức chứa của xe: 15 m3; thể trọng riêng của đất đá nở rời 2 tấn/m3. 8. Tính mức sản lượng và đơn giá tiền lương của khâu khai thác than lò chợ trong một công ty theo tài liệu cho ở bảng sau: Tên các công việc Mức sản lượng Đơn giá Khối lượng chu kỳ 1. Khấu bằng kombain 120 tấn/ng.ca 7,5 ng.đ/ tấn 245 tấn 2. Phụ máy kombain 120 tấn/ng.ca 6,2 ng.đ/tấn 245 tấn 3. Sửa gương 11 tấn/ng.ca 68 ng.đ/tấn 50 tấn 4.Chống 46 vì/ng.ca 16,3 ng.đ/ vì 178 vì 5. Xúc than trong ổ máy 9,8 tấn/ng.ca 85,3 ng.đ/ tấn 17 tấn 6. Khoan than ở ổ máy 125 mét/ng.ca 6 ng.đ / mét 18 mét 9. Xác định đơn giá tiền lương theo doanh thu sản xuất than của một công ty có 3 đơn vị thành viên theo tài liệu cho ở bảng sau: Doanh thu kế hoạch, Đơn giá tiền lương, Tên đơn vị thành viên nghìn đồng đồng/nghìn đồng d. thu s.x than A 50.000.000 300 B 43.000.000 290 C 20.000.000 270 10. Theo số liệu bài 9, hãy xác định tiền lương bình quân thực tế hàng tháng của 1 người lao động công ty than, biết doanh thu sản xuất than thực tế của năm là 100.000.000 nghìn đồng, số người lao động bình quân thực tế của năm là 2780 người. ---ooo0ooo--- - 28 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2