Lê Thị Thanh Huệ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
109(09): 21 - 25<br />
<br />
LỰA CHỌN TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI CHO TRẺ 5-6 TUỔI<br />
LÀM QUEN VỚI CHỦ ĐỀ “QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ”<br />
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP<br />
Lê Thị Thanh Huệ1, Lê Thị Như Nguyệt2*<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Nhà xuất bản ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc và là một nội dung quan<br />
trọng trong Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo, có thể lồng ghép, tích hợp vào nhiều<br />
hoạt động khác nhau để kích thích hứng thú, củng cố bài học cũng như cung cấp kiến thức cho trẻ<br />
một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. Khi lựa chọn tác phẩm cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chủ đề “Quê<br />
hương – Đất nước – Bác Hồ” theo quan điểm tích hợp cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể về nội dung<br />
(phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề) và nghệ thuật (về ngôn ngữ,<br />
hình ảnh, cốt truyện…).<br />
Từ khóa: Văn học thiếu nhi, lựa chọn, tác phẩm văn học, chủ đề,…<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tích hợp theo chủ đề trong tổ chức các hoạt<br />
động giáo dục ở trường mầm non là một quan<br />
điểm mới, phù hợp với xu thế giáo dục trong<br />
khu vực và trên thế giới. Việc giáo viên<br />
thuyết trình, diễn giải kiến thức theo trình tự<br />
mẫu bài soạn sẵn với các “tiết học” riêng rẽ<br />
trên thực tế đã không đem lại hiệu quả như<br />
mong muốn. Vì vậy, cách tích hợp theo chủ<br />
đề đòi hỏi mỗi giáo viên và những người làm<br />
công tác giáo dục phải có nhận thức và cách<br />
làm mới trong chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
Trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ 5-6<br />
tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo nói chung, các<br />
chủ đề được xây dựng mở rộng dần từ đơn giản<br />
đến phức tạp, từ gần đến xa, từ bản thân trẻ đến<br />
gia đình, môi trường tự nhiên và môi trường xã<br />
hội gần gũi. Trong đó, chủ đề “quê hương – đất<br />
nước – Bác Hồ” (QH-ĐN-BH) được đặc biệt<br />
chú trọng, nhằm mang đến cho trẻ những hiểu<br />
biết nhất định và hình thành những xúc cảm,<br />
tình cảm gắn bó với quê hương – đất nước,<br />
niềm kính yêu với Bác Hồ.<br />
Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng<br />
của nền văn học dân tộc. Đây không chỉ là một<br />
hình thức giải trí bổ ích mà còn là phương tiện<br />
quan trọng để giáo dục và phát triển nhân cách<br />
*<br />
<br />
Tel: 0973216622<br />
<br />
toàn diện cho trẻ em. Làm quen với tác phẩm<br />
văn học (TPVH) là một nội dung quan trọng<br />
trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ Mẫu<br />
giáo, có thể lồng ghép, tích hợp vào nhiều hoạt<br />
động khác nhau để kích thích hứng thú, củng cố<br />
bài học, cũng như cung cấp kiến thức cho trẻ<br />
một cách nhẹ nhàng, sâu sắc.<br />
Vấn đề văn học thiếu nhi và việc lựa chọn tác<br />
phẩm văn học thiếu nhi trong quá trình chăm<br />
sóc - giáo dục trẻ đã được nhiều nhà nghiên<br />
cứu, các nhà giáo dục quan tâm ở những bình<br />
diện khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có<br />
công trình chuyên biệt nào nghiên cứu kĩ<br />
lưỡng, thấu đáo về cách lựa chọn và sử dụng<br />
tác phẩm văn học, chủ đề QH-ĐN-BH dành<br />
riêng cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi để dạy học<br />
theo quan điểm tích hợp.<br />
Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi xin đưa<br />
ra một số yêu cầu khi lựa chọn TPVH thiếu nhi<br />
cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chủ đề QH-ĐNBH theo quan điểm tích hợp ở trường mầm non.<br />
MỘT SỐ YÊU CẦU KHI LỰA CHỌN TPVH<br />
THIẾU NHI CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM<br />
QUEN VỚI CHỦ ĐỀ QH-ĐN-BH THEO<br />
QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP<br />
Về nội dung<br />
Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi<br />
Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc bắt<br />
buộc phải tuân theo khi lựa chọn TPVH thiếu<br />
nhi cho trẻ, bởi vì các tác phẩm vô cùng đa<br />
21<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Huệ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu thưởng<br />
thức cho mọi lứa tuổi thiếu nhi. Đối với trẻ<br />
Mầm non, cũng có một số lượng rất phong<br />
phú các TPVH về chủ đề QH-ĐN-BH, từ thơ<br />
đến truyện ngắn hay truyện dân gian được<br />
viết lại. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, với những<br />
đặc trưng riêng về tâm - sinh lí lứa tuổi và với<br />
những yêu cầu cần phải đạt được để chuẩn bị<br />
tâm thế trước khi vào lớp 1, thì việc lựa chọn<br />
các TPVH phù hợp với lứa tuổi có một ý<br />
nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây có thể gọi là<br />
giai đoạn bước ngoặt của trẻ trước khi chuyển<br />
sang một hoạt động chủ đạo mới là hoạt động<br />
học tập, thay thế cho hoạt động vui chơi.<br />
Vậy nên, nếu các tác phẩm mà trẻ được làm<br />
quen không đáp ứng được nhu cầu thưởng<br />
thức của trẻ về nội dung tri thức chứa đựng<br />
trong tác phẩm, cấu trúc quá ngắn, quá đơn<br />
giản hay quá quen thuộc với trẻ…, sẽ làm cho<br />
trẻ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú, kìm<br />
hãm sự phát triển. Ngược lại, nếu các tác<br />
phẩm quá khó với khả năng tiếp thu của trẻ,<br />
nội dung quá dài, quá trừu tượng… cũng sẽ<br />
khiến trẻ khó khăn khi tiếp cận, dù đã cố gắng<br />
hết sức vẫn không cảm thụ được, khi ấy tác<br />
phẩm không thể đem lại hiệu quả tác động<br />
như mong muốn. Do đó, hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để lựa chọn các tác phẩm phù<br />
hợp với lứa tuổi là vô cùng cần thiết. Các tác<br />
phẩm ấy phải vừa sức tiếp thu và có khả năng<br />
tác động đến “vùng phát triển gần nhất” của<br />
trẻ (L.X.Vưgôtxki) để sao cho dưới sự hướng<br />
dẫn của cô giáo, trẻ nỗ lực thì sẽ cảm thụ<br />
được nội dung, nghệ thuật cũng như ý nghĩa<br />
của tác phẩm.<br />
Đảm bảo tính giáo dục<br />
Văn học được coi là một phương tiện quan<br />
trọng để giáo dục trẻ em. Nội dung, tư tưởng<br />
của các tác phẩm phản ánh đúng đắn những<br />
sự vật, hiện tượng trong cuộc sống bằng các<br />
hình ảnh, hình tượng nghệ thuật độc đáo, giúp<br />
trẻ nhận thức sâu sắc hơn, hiểu rõ chúng trong<br />
sự phát triển và mối liên hệ với các sự vật,<br />
hiện tượng khác. Từ đó, các tác phẩm này có<br />
vai trò khơi gợi những rung động và những<br />
hành vi cao cả ở trẻ. Đó cũng chính là đặc<br />
điểm giáo dục nhẹ nhàng bằng những đặc<br />
trưng thẩm mĩ của văn học thiếu nhi.<br />
<br />
109(09): 21 - 25<br />
<br />
Nhà văn Hữu Thỉnh từng nói: “Văn học thiếu<br />
nhi rất quan trọng và không thể thiếu. Mỗi tác<br />
phẩm có giá trị được ví như một người thầy<br />
không những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định<br />
hướng cho các em”. Nhận xét này cho thấy ý<br />
nghĩa lớn lao của văn học trong nhiệm vụ<br />
giáo dục trẻ. Lựa chọn các TPVH ra sao để<br />
trong bối cảnh hiện đại ngày nay, khi được<br />
tiếp xúc với quá nhiều loại hình giải trí hấp<br />
dẫn, các em cũng có thể tiếp nhận thông tin ở<br />
nhiều loại phương tiện khác nhau, nhưng<br />
những tác phẩm giàu ý nghĩa giáo dục và nổi<br />
tiếng một thời không khiến trẻ “quay lưng”<br />
lại, không thấy đó là những hình ảnh xưa cũ,<br />
nhàm chán. Thêm vào đó, cuộc sống đổi mới<br />
cũng cần cho các em tiếp xúc với những tác<br />
phẩm mới, “hiện đại” như chính cuộc sống<br />
của các em và vẫn không bị mất đi ý nghĩa<br />
giáo dục sâu sắc. Khi chúng ta hướng đến<br />
mục tiêu là giáo dục đạo đức và nhân cách<br />
cho các em, hướng các em về cội nguồn của<br />
dân tộc, về Chân - Thiện - Mỹ…, thì việc<br />
hướng các em đến những điều nhân văn, nhân<br />
bản, sẽ không chỉ là thiên chức của những nhà<br />
văn, nhà thơ mà còn là nhiệm vụ của những<br />
người làm công tác giáo dục…<br />
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã đạt được những mức<br />
độ nhất định về sự phát triển trí tuệ, đã có khả<br />
năng tiếp nhận các TPVH phù hợp với lứa<br />
tuổi, nhưng đồng thời trẻ cũng rất dễ học theo<br />
những gì thể hiện ở trong tác phẩm mà chưa<br />
cần biết đó là đúng sai, tốt xấu, do thiếu sự<br />
chọn lựa hay định hướng của giáo viên, của<br />
nhà giáo dục trong quá trình cho trẻ làm quen<br />
với tác phẩm. Ngoài ra, việc chọn lựa các tác<br />
phẩm giàu ý nghĩa giáo dục sẽ cung cấp thêm<br />
cho trẻ một khối lượng tri thức phong phú về<br />
tự nhiên - xã hội, con người đồng thời cũng<br />
giúp trẻ được giáo dục nhân cách một cách tự<br />
nhiên, nhẹ nhàng mà không cần những lời dạy<br />
khô khan, triết lí.<br />
Đảm bảo phù hợp với chủ đề “Quê hươngĐất nước-Bác Hồ”<br />
Chương trình giáo dục mầm non hiện nay<br />
đang tiến hành đổi mới các hình thức tổ chức<br />
hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo<br />
hướng tích hợp chủ đề. Trong đó, chủ đề QH-<br />
<br />
22<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Huệ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ĐN-BH là một chủ đề lớn thường được thực<br />
hiện từ 2 đến 4 tuần, nhằm cung cấp cho trẻ<br />
những kiến thức cơ bản và gần gũi nhất về<br />
chủ đề, đồng thời bước đầu hình thành cho trẻ<br />
những lí tưởng, tình cảm cao đẹp với Bác Hồ<br />
và quê hương, đất nước mến yêu. Ở trẻ mẫu<br />
giáo lớn, nhu cầu và tình cảm của trẻ không<br />
chỉ hướng vào bản thân mà đã biết hướng đến<br />
con người và sự vật, hiện tượng bên ngoài.<br />
Hoạt động của trẻ cũng không chỉ là theo sở<br />
thích, vui thì mới học, mới hành động nữa.<br />
Trẻ cần phải biết được “trách nhiệm” của<br />
mình đối với bản thân, đối với mọi người<br />
xung quanh. Vì vậy, khi làm quen với chủ đề<br />
này, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung dạy<br />
thật phù hợp để củng cố những biểu tượng đã<br />
được hình thành từ trước, đồng thời hình<br />
thành, phát triển ở trẻ những biểu tượng mới<br />
với tình cảm sâu sắc, gắn bó một cách tự<br />
nhiên. Việc lựa chọn các TPVH thiếu nhi cũng<br />
phải dựa trên nguyên tắc ấy. Đặc biệt, cần phải<br />
tăng cường lựa chọn các tác phẩm về chính<br />
quê hương nơi trẻ sinh sống để trẻ thấy được<br />
vẻ đẹp của đất nước thật gần gũi, ngay ở chính<br />
nơi trẻ sinh ra và lớn lên. Đó có thể là những gì<br />
mà các em nhìn thấy hàng ngày, tiếp xúc hàng<br />
ngày, là con đường đến trường, nơi có hương<br />
rừng thơm và nước suối trong thầm thì:<br />
Hương rừng thơm đồi vắng<br />
Nước suối trong thầm thì<br />
Cọ xoè ô che nắng<br />
Râm mát đường em đi<br />
(Minh Chính - Hương rừng)<br />
Nhưng cũng có thể đưa các em đến một vùng<br />
biển, có sóng vỗ rì rào, sóng biển lấp lánh và<br />
mỗi chiều thuyền về đầy ắp cá:<br />
Quê em bên bãi biển,<br />
Khuất sau rừng phi lao,<br />
Quanh năm nghe rì rào<br />
Lá reo và sóng vỗ…<br />
(Nhược Thủy - Quê em ở vùng biển)<br />
Những bài thơ và câu chuyện về Bác Hồ cũng<br />
phải gần gũi với các em nhỏ ngày nay, chứ<br />
không chỉ là với thiếu nhi thời kháng chiến.<br />
Đó có thể là:“Khi em ra đời/Đã không còn<br />
<br />
109(09): 21 - 25<br />
<br />
Bác/Chỉ còn tiếng hát/Chỉ còn lời ca.../Mà em<br />
vẫn thấy/Bác sao thật gần/Năm điều Bác<br />
dạy/Mãi còn vang ngân” ( Phan Thị Thanh<br />
Nhàn - Trích Bác Hồ của em).<br />
Ngoài hình ảnh về một đất nước Việt Nam<br />
giàu truyền thống yêu nước, với những cảnh<br />
đẹp hùng vĩ qua các trang thơ, bài văn của các<br />
tác giả nổi tiếng cũng cần có thêm những<br />
sáng tác mới về một Việt Nam hiện đại, đang<br />
trên đà phát triển, hội nhập dưới con mắt của<br />
các em nhỏ ngày nay.<br />
Về nghệ thuật<br />
Một TPVH có giá trị nói chung bao giờ cũng<br />
phải có sự thống nhất hài hoà giữa nội dung<br />
và hình thức nghệ thuật. TPVH thiếu nhi cũng<br />
vậy, đã là một TPVH được tuyển chọn để dạy<br />
cho trẻ mẫu giáo thì nhất thiết cũng phải đáp<br />
ứng yêu cầu đó. Nội dung tác phẩm có thể<br />
đơn giản, nghệ thuật có thể không thật sự<br />
hoàn mĩ nhưng đó phải là tác phẩm có những<br />
điểm riêng, độc đáo. Trẻ 5-6 tuổi đã có sự<br />
phát triển vượt bậc về khả năng cảm thụ văn<br />
học qua ngôn từ nghệ thuật, nên việc lựa chọn<br />
những tác phẩm có yếu tố nghệ thuật độc đáo<br />
là rất cần thiết để trẻ có thể cảm nhận được<br />
hết ý nghĩa của tác phẩm cũng như được “bay<br />
bổng, thăng hoa” cùng với nhân vật trữ tình.<br />
Thơ văn để các em vừa yêu thích, vừa đạt<br />
được các yêu cầu về giáo dục là rất khó. Mỗi<br />
tác phẩm lôi cuốn được trẻ ở lứa tuổi này bao<br />
giờ cũng xuất phát trước hết từ hình thức của<br />
chính tác phẩm. Khi trẻ yêu thích, trẻ mới<br />
thâm nhập vào tác phẩm mà cảm thụ được nội<br />
dung ý nghĩa của nó, cũng như nhớ mãi<br />
những bài học đầu đời này.<br />
Đối với tác phẩm thơ<br />
- Thể thơ: Thơ dành cho trẻ mầm non thường<br />
là thể thơ tự do, thơ 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, 5<br />
chữ hay thể lục bát, có vần điệu giúp trẻ dễ<br />
nhớ, dễ thuộc. Chẳng hạn, có những bài thơ<br />
chỉ có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ như bài Con<br />
chim hót - Phạm Hổ hoặc có 4 câu, mỗi câu 5<br />
chữ như bài Đêm vườn - Hồ Tĩnh Tâm hoặc<br />
dài hơn một chút như Chú giải phóng quân Cẩm Thơ (12 câu, thể lục bát), Buổi sáng –<br />
Hoàng Gia Minh (12 câu, 4 chữ)…<br />
23<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Huệ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ phải ngắn gọn, rõ<br />
ràng, trong sáng và dễ hiểu; có phần gần với<br />
khẩu ngữ, vừa cụ thể vừa chi tiết nhưng cũng<br />
phải tinh tế. “Đường xa em đi về/Có chim reo<br />
trong lá/Có nước chảy dưới khe/Thì thào như<br />
tiếng mẹ…” (Hương rừng - Minh Chính).<br />
- Hệ thống âm thanh, nhịp điệu: Thơ cho các<br />
em cũng có những nét rất khác so với thơ của<br />
người lớn, đó là sự giàu chất truyện trong thơ<br />
(hình tượng cảm xúc). Nghĩa là mỗi bài thơ<br />
cũng giống như một mẩu truyện hoặc chất<br />
chứa đầy yếu tố truyện (Ra thăm bến cảng<br />
Hải Phòng – Nguyễn Hồng Kiên, Về quê –<br />
Nguyễn Thắng …). Có thể nhận thấy, trẻ em<br />
luôn ưa sự sôi động, nhộn nhịp, vui tươi.<br />
Những tác phẩm giàu nhịp điệu, cách ngắt nhịp<br />
độc đáo, âm thanh, tiếng động phong phú chắc<br />
chắn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ và có thể sử<br />
dụng trong nhiều hoạt động khác nhau.<br />
- Hình ảnh: Thơ cho các em rất cần chứa<br />
đựng nhiều hình ảnh đẹp, mới lạ, hấp dẫn để<br />
thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ.<br />
Ngoài ra, nếu các tác phẩm thơ có được tính<br />
hài hước để trẻ bật ra tiếng cười cũng là một<br />
yếu tố rất quan trọng để tạo nên sự thành công<br />
khi cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm.<br />
Đối với truyện<br />
- Ngôn ngữ: Giống như thơ, ngôn ngữ trong<br />
truyện của các em cũng phải đơn giản, ngắn<br />
gọn, sử dụng chủ yếu là câu đơn, một cụm<br />
chủ vị, hạn chế câu ghép, câu nhiều thành<br />
phần cú pháp để trẻ có thể dễ nghe, dễ hiểu và<br />
dễ thể hiện lại tác phẩm (Ai ngoan sẽ được<br />
thưởng - st, Quả táo Bác Hồ - st, Đôi bạn<br />
dưới biển san hô – Như Mai, Thánh<br />
Gióng…). Ở lứa tuổi này, trẻ thích được vận<br />
động, thích sự thay đổi và diễn biến nhanh, do<br />
vậy ngôn ngữ truyện cũng phải giàu tính kịch<br />
và tính hành động.<br />
- Kết cấu truyện và hệ thống nhân vật: Kết<br />
cấu truyện cần đơn giản, có thể theo trục thời<br />
gian thuận (và tránh sự đồng hiện), theo hai<br />
tuyến nhân vật đối lập và có những đoạn lặp<br />
lại để trẻ có thể nhớ được các tình tiết trong<br />
tác phẩm. Nếu như trong thơ giàu chất truyện<br />
thì trong truyện dành cho các em cũng phải<br />
giàu chất thơ và yếu tố hài hước, vui nhộn để<br />
phù hợp với sở thích của trẻ. Nhà văn Võ<br />
Quảng - nhà văn viết nhiều cho thiếu nhi đã<br />
từng có những nhận xét rất xác đáng, rằng:<br />
<br />
109(09): 21 - 25<br />
<br />
Các em thích những câu chuyện có nhiều tình<br />
tiết li kì, nói lên những sự việc hàng ngày<br />
nhưng cách diễn tả phải hồn nhiên, vui tươi,<br />
dí dỏm; thường được trình bày một cách linh<br />
hoạt, sự việc luôn luôn chuyển động, tâm lý<br />
nhân vật không quá “chẻ tư”, phải như trò<br />
chơi, luôn hoạt bát; thể hiện nhân vật một<br />
cách chân thật hoặc được tung hoành trong trí<br />
tưởng tượng và đánh thức được trong lòng trẻ<br />
những tình cảm cao quý… Ví dụ:<br />
“…Một hôm chim Sẻ được các bạn cử đến<br />
gặp Sơn Ca. Chim Sẻ hỏi Sơn Ca:<br />
- Bạn Sơn Ca ơi, có phải bác Mặt Trời cho<br />
bạn giọng hát mê li ấy không?<br />
- Không phải đâu. Bác Mặt Trời tốt bụng chỉ<br />
cho tôi những tia nắng vàng rực rỡ, ấm áp thôi.<br />
- Thế có phải cô Mây Hồng cho bạn giọng hát<br />
hay không?<br />
- Cũng không phải đâu bạn Sẻ ạ. Cô Mây<br />
Hồng xinh đẹp chỉ cho tôi những tảng bông<br />
êm dịu thôi…” (Giọng hót chim sơn ca – Thu<br />
Thủy st).<br />
Với chủ đề QH-ĐN-BH, những câu chuyện<br />
về Bác Hồ, đất nước thường gắn với lịch sử,<br />
nhưng qua những câu chuyện kể viết lại cho<br />
trẻ cũng phải đảm bảo các yêu cầu về nghệ<br />
thuật như vậy để trẻ tiếp nhận và làm quen<br />
với chủ đề một cách tốt nhất.<br />
KẾT LUẬN<br />
Yêu cầu tích hợp trong Chương trình giáo dục<br />
mầm non mới đòi hỏi mỗi giáo viên cần chủ<br />
động, linh hoạt hơn trong quá trình dạy học<br />
và thiết kế hoạt động sao cho phù hợp với<br />
từng địa phương và từng trường lớp. Việc lựa<br />
chọn các TPVH thiếu nhi phù hợp với lứa<br />
tuổi mẫu giáo lớn để sử dụng khi cho trẻ làm<br />
quen với văn học và tích hợp vào các hoạt<br />
động chăm sóc - giáo dục trong chủ đề QHĐN-BH trở thành một công việc cần thiết và<br />
có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, việc lựa<br />
chọn này phải tuân theo một số yêu cầu cụ thể<br />
để mỗi tác phẩm khi đưa đến các em vừa đảm<br />
bảo về nội dung lại vừa hài hòa về hình thức<br />
nghệ thuật, nhằm tuyển chọn được những tác<br />
phẩm hay, có ý nghĩa giáo dục cao, phù hợp<br />
với đặc điểm tiếp nhận của trẻ và thông qua<br />
đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách<br />
cho trẻ, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất<br />
trước khi đến trường phổ thông.<br />
<br />
24<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Huệ và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học TPVH dành<br />
cho thiếu nhi, tập 1, Nxb Giáo dục.<br />
2. Phạm Mai Chi, Lê Thu Hương, Trần Thị Thanh<br />
(2009), Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động<br />
giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề,<br />
Nxb Giáo dục.<br />
3. Phạm Thị Điểm (Chủ biên) (2009), Thiết kế dạy<br />
học hoạt động làm quen văn học ở trường mầm<br />
non, Nxb Giáo dục.<br />
<br />
109(09): 21 - 25<br />
<br />
4. Phạm Hổ, Lữ Huy Nguyên (1995), Văn học cho<br />
thiếu nhi, Nxb Văn học, Hà Nội.<br />
5. Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết (2008),<br />
Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với<br />
TPVH, Nxb Giáo dục, Hà Nội<br />
6. Nguyễn Ánh Tuyết (2005), Giáo dục mầm non<br />
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học<br />
Sư phạm, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
HOW TO SELECT LITERATURE WORKS FOR CHILDREN BETWEEN FIVE<br />
AND SIX YEARS OLD IN ORDER TO HELP THEM ACQUAINT WITH THE<br />
THEME “HOMETOWN – COUNTRY – UNCLE HO” IN THE INTEGRATED<br />
POINT OF VIEW<br />
Le Thi Thanh Hue1, Le Thi Nhu Nguyet2*<br />
1<br />
<br />
College of Education – TNU, 2Thai Nguyen University Publishing House<br />
<br />
Literature for children plays an important role in national literature and a vital part in the preschool children caring-educating program. It can be integrated into various activities in order to<br />
raise their interest, review old lessons as well as provide them with knowledge gently and deeply.<br />
When selecting a story for children aged 5 – 6 to get used to the topic “Hometown – Country –<br />
Uncle Ho”, according to integration view, it is neccessary to guarantee specific requirements of<br />
content (appropriate to different ages, educational characteristics, appropriate to the topic) and art<br />
(linguistics, image, plot…).<br />
Key words: literature for children, select, literature works, theme...<br />
<br />
Ngày nhận bài: 20/02/2013; Ngày phản biện: 02/3/2013; Ngày duyệt đăng: 02/10/2013<br />
Phản biện khoa học: TS. Mai Thị Nhung – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
*<br />
<br />
Tel: 0973216622<br />
<br />
25<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />