Đỗ Thị Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 163 - 167<br />
<br />
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG<br />
ĐỒI NÚI TRỌC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Đỗ Thị Hà*<br />
Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thái Nguyên là tỉnh miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha. Tuy nhiên những<br />
năm gần đây, diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác<br />
nhau như dân số tăng nhanh, nạn du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến diện tích rừng và đất<br />
lâm nghiệp bị xói mòn và rửa trôi.<br />
Do vậy cần tiến hành xây dựng các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm bảo vệ môi trường<br />
sinh thái, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, tăng độ phì nhiêu cho đất.<br />
Từ khóa: diện tích đất rừng bị xói mòn, các mô hình phủ xanh<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng của<br />
môi trường. Nó tham gia vào vòng tuần hoàn<br />
sinh địa hoá, là nguồn tài nguyên quý giá, có<br />
tác động đến khí hậu như bảo vệ nguồn nước,<br />
ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn... Đặc biệt<br />
thảm thực vật còn có tác dụng làm tăng độ phì<br />
cho đất giúp cho các vi sinh vật và thực vật<br />
sinh trưởng và phát triển tốt nhất.<br />
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc cách<br />
thủ đô Hà Nội 80km về phía Nam với diện<br />
tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha.<br />
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 23° với<br />
lượng mưa trung bình là 2000 => 2100mm.<br />
ở đây có 5 loại đất chính:<br />
- Đất feralít mùn vùng đồi núi thấp trên đá sét<br />
- Đất feralít vùng đồi núi phát triển trên nhóm<br />
đá cát.<br />
- Đất feralít mùn phát triển trên đá macma<br />
chua.<br />
- Đất feralít dốc tụ.<br />
- Đất đồng bằng phù sa mới.<br />
Tuy nhiên những năm gần đây diện tích rừng<br />
và đất lâm nghiệp của Tỉnh ngày càng bị thu<br />
hẹp do nhiều nguyên nhân như đời sống<br />
người dân còn nghèo nàn, canh tác lạc hậu<br />
đặc biệt là người dân sống gần rừng gặp<br />
nhiều khó khăn, chế độ chính sách của Đảng<br />
và Nhà nước đối với người dân tham gia bảo<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915214686<br />
<br />
vệ rừng chưa phù hợp, chưa đồng bộ, hình<br />
thức tuyên truyền vận động còn mang nặng<br />
tính hình thức...<br />
Theo số liệu năm 2010 của Chi cục kiểm lâm<br />
thuộc Sở Nông nghiệp, Thái Nguyên có diện<br />
tích rừng là 167.903,91ha trong đó có:<br />
Có 99921,90 ha rừng tự nhiên<br />
67.982,01 ha rừng trồng<br />
9.569,39 ha đất trống đồi núi trọc.<br />
Núi đá không có rừng quy hoạch cho lâm<br />
nghiêp 2.410,48 ha<br />
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái<br />
Nguyên lần XVII đã xác định năm 2010 nâng<br />
độ che phủ rừng lên 50%. Thông qua các mô<br />
hình, đề án, dự án và phương án nhằm bảo vệ<br />
và phát triển rừng đặc biệt chú ý đến các vùng<br />
đất trống đồi núi trọc.<br />
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỐNG ĐỒI<br />
NÚI TRỌC<br />
Trong nhiều tài liệu của của nước ta hiện nay<br />
đề cập đến đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT)<br />
thì vấn đề cải tạo và sử dụng hợp lý chúng<br />
đảm bảo sự phát triển bền vững đã trở thành<br />
quốc sách hàng đầu. Dựa trên các tiêu chuẩn<br />
khác nhau nên cách đánh giá về số liệu đưa ra<br />
không thống nhất. Theo tổng cục thống kê và<br />
bộ lâm nghiệp (cũ) đưa ra số liệu thống kê về<br />
ĐTĐNT năm 1993 là 11 triệu ha trong cả<br />
nước. Có người quan niệm ĐTĐNT đó là<br />
vùng đất không có rừng và cũng không có cây<br />
nông nghiệp, cây công nghiệp. Chỉ có thảm<br />
163<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Thị Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cỏ, thảm cây bụi tự nhiên hoặc đất hoang hoá.<br />
Dưới góc độ lâm nghiệp quan niệm ĐTĐNT<br />
là những vùng đất lâm nghiệp nhưng chưa có<br />
rừng hoặc rừng bị mất do tàn phá. Các đối<br />
tượng sau đây được xếp vào loại hình đất<br />
trống đồi núi trọc.<br />
- Rừng mới bị khai thác kiệt, đất còn tốt.<br />
- Rừng bị chặt phá làm nương rẫy sau một<br />
thời gian ngắn rồi bỏ hoang.<br />
- Thảm cây bụi xen cây gỗ thưa thớt, độ tàn<br />
che của cây gỗ dưới 0,3.<br />
- Thảm cỏ tự nhiên.<br />
- Đất hoang hoá.<br />
- Các bãi bồi ở các cửa sông các dải cát ven<br />
biển và nội đồng hiện không có cây gỗ hoặc<br />
có nhưng không đáng kể.<br />
- Các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp<br />
hay đồng cỏ chăn nuôi đã bị thoái hoá, năng<br />
suất rất thấp, độ che phủ kém (<br />
800 cây/ha.<br />
Thành phần lựa chọn cây trồng đó là: Trám,<br />
Re trắng, Sấu, Xoan mọc, Dẻ, Xoan ta. Mật<br />
độ thiết kế đảm bảo phân bố đều để khi rừng<br />
trưởng thành có mật độ 1000 -> 1200<br />
cây/1ha. Trong đó 600-> 800 cây trồng bổ<br />
sung là 200 -> 400 là cây tự nhiên<br />
+ Tra dặm hạt. Đây là phương thức cung cấp<br />
nguồn hạt cho tái sinh (tái sinh nhân tạo).<br />
Việc thiết kế gieo hạt thì lấp lỗ trồng và theo<br />
hàng thẳng như thiết kế trồng cây bổ sung chỉ<br />
khác gieo hạt thì chọc lỗ chứ không cần đến<br />
diện tích rộng như trồng bổ sung. Đáng lưu ý<br />
tỉ lệ nảy mầm không cao, số lượng con sống<br />
thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.<br />
Kết quả: cho đến tháng 11/2009 tỉ lệ cây<br />
trồng sống đạt 90% còn tra dặm bằng hạt tỉ lệ<br />
sống 30-> 40%.<br />
Áp dụng các mô hình kiểu mới vào việc phủ<br />
xanh đất trống đồi núi trọc ở Thái Nguyên<br />
* Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng<br />
trồng rừng.<br />
Đối với việc trồng rừng sản xuất sử dụng tập<br />
đoàn cây trồng đã được Bộ NN và PTNT<br />
công nhận. Tôi xin đề nghị bổ sung thêm một<br />
số tập đoàn trồng cây trên núi đất và trồng<br />
cây trên núi đá.<br />
Trồng cây trên núi đất:<br />
+ Cây tiên phong, cây nền :<br />
- Keo tai tượng: keo đại thuộc họ trinh nữ<br />
- Keo lá bạc, keo lai.<br />
- Bông lớn thuộc họ hoa mõm chó<br />
- Dẻ chẻ, sồi phảng thuộc họ dẻ<br />
- Dẻ đỏ, sồi đỏ, dẻ song.<br />
- Đinh vàng.<br />
- Chè dây<br />
165<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Thị Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trồng cây trên núi đá<br />
-Cây tiên phong, cây nền:<br />
- Mắc rục, dầu choòng, mắc choòng thuộc họ<br />
bồ hòn.<br />
- Nữ trinh, cây râm thuộc họ nhài.<br />
- Nghiến, chiang và Mian thuộc họ đay<br />
- Tòng dù, xoan hôi thuộc họ xoan.<br />
- Re mối, khảo quan thuộc họ long não.<br />
KẾT LUẬN<br />
Thái Nguyên có 3 nhóm đất trống đồi núi<br />
trọc. Nhóm đất trống đồi núi trọc loại I, II, III.<br />
Các nhóm đất trống đồi núi trọc đều có nguồn<br />
gốc thứ sinh và được phát sinh hình thành từ<br />
rừng do các hoạt động khai thác gỗ củi và<br />
chất đốt rừng tạo nên. Trừ nhóm III và phủ<br />
xanh bằng trồng rừng hai nhóm còn lại (I và<br />
II) đều còn tiềm năng sản xuất tốt nên có thể<br />
thực hiện nhiều biện pháp phủ xanh khác<br />
nhau từ trồng đến khoanh nuôi, phục hồi rừng<br />
tự nhiên. Những mô hình phủ xanh đất trống<br />
đồi núi trọc mang tính chất nhân tạo (vườn<br />
rừng, các mô hình nông lâm kết hợp), được<br />
đầu tư thích đáng đều mang lại hiệu quả<br />
kinh tế cao.<br />
Có 3 giải pháp chính để phủ xanh đất trống<br />
đồi núi trọc là:<br />
+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng<br />
trồng rừng.<br />
+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng<br />
khoanh nuôi phục hồi rừng.<br />
+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng giải<br />
pháp nông lâm kết hợp.<br />
Ghi chú: Nhóm đất trống đồi núi trọc loại I<br />
gồm những diện tích do rừng bị khai thác cạn<br />
kiệt, hoặc do bị đốt, chặt phá rừng để trồng<br />
cây nông nghiệp sau từ 2 đến 3 vụ hoặc hơn<br />
sau đó bỏ hoang.<br />
Nhóm đất trống đồi núi trọc loại II là những<br />
loại đất trống đồi núi trọc được hình thành do<br />
<br />
82(06): 163 - 167<br />
<br />
rừng bị chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông<br />
nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần<br />
nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn<br />
độ phì của đất, làm cho đất bị sói mòn rửa<br />
trôi, thoái hoá mạnh.<br />
Nhóm đất đồi núi trọc loại III gồm các bãi<br />
cát ven biển và nội đồng của các loại núi trọc<br />
trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc<br />
đất phát sinh chưa hoàn chỉnh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Ngọc Bình (1983), Mô hình nông lâm<br />
kết hợp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Bộ Lâm nghiệp (1983), Quy trình kĩ thuật tỉa<br />
thưa rừng mỡ trong thuần loài Nxb NN, HN.<br />
[3]. Danh mục các loài thực vật Việt Nam (2003),<br />
Nxb Nông nghiệp, HN.<br />
[4]. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1993), Nghiên<br />
cứu cải tạo, phục hồi là sử dụng hợp lý hệ sinh<br />
thái vùng gò đồi Quảng Bình. Tuyển tập công<br />
trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật.<br />
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, HN.<br />
[5]. Trần Đình Lí (1999), Nghiên cứu cơ sở khoa<br />
học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi<br />
núi trọc vòng gỗ đồi Bắc Trung Bộ. Báo cáo tổng<br />
hợp đề tài của Viện Khoa học và Công nghệ VN.<br />
[6]. Trần Đình Lí (2006) Hệ sinh thái gò đồi các<br />
tỉnh Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam (270tr).<br />
[7]. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung (2004). Một<br />
số kết quả buổi đầu nghiên cứu xây dựng mô hình<br />
phục hồi rừng bằng biện pháp trồng bổ sung các<br />
loài cây mục đích tại Trạm đa dạng sinh học Mê<br />
Linh. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa<br />
học sự sống. Nxb Khoa học Kỹ thuật Tr873 – 876.<br />
[8].Trần Đình Lí - Đỗ Hữu Thư, Trịnh Minh<br />
Quang, “Hiện trạng và phân loại đất trống đồi núi<br />
trọc ở Bắc Trung Bộ”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế<br />
và phát triển (112-117).<br />
<br />
166<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Thị Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 163 - 167<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE STUDY ON CHARACTERISTICS OF PLANTATION NATURAL<br />
ON THAI NGUYEN<br />
Do Thi Ha*<br />
College Education of Thai Nguyen<br />
Thai Nguyen is a mountainous province with a total forest land and area of 179.883,78 hectares.<br />
For recent years, this area has been decreased rapidly due to different causes such as<br />
overpopulation, shifting cultivation and living, forest destroying for farmland. These causes are the<br />
main reason why there has been land washout and erosion for years. Hence, there should be<br />
projects, especially models in covering unoccupied lands and bare hills with green trees in order<br />
to protect ecological environment, improve people’s incomes, save water and strengthen land<br />
richness.<br />
Key words: area of erodent land, green projects, green models to afforest, protective forest<br />
models<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915214686<br />
<br />
167<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />