Lựa chọn và ứng dụng một số test đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường trung học phổ thông Chuyên Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định - Tp. Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh; Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lựa chọn và ứng dụng một số test đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường trung học phổ thông Chuyên Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định - Tp. Hồ Chí Minh
- LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ TEST ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VĐV ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH CHẠY 100M TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂNG KHIẾU TDTT NGUYỄN THỊ ĐỊNH - TP. HỒ CHÍ MINH ThS. Đoàn Kim Bình1, ThS. Phạm Thị Hồng Nhung2, ThS. Trần Bá Phúc3, ThS. Đặng Văn Giáp3 1 Trường Đại học TDTT TP.HCM – 2 Trường THPT chuyên năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định TP.HCM 3 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM TÓM TẮT Qua bốn bước đảm bảo tính logic và có cơ sở khoa học, nghiên cứu đã xác định được 8 test có đủ độ tin cậy và tính thông báo cao với r= 0.6-0.68 ứng với P
- phát huy hơn nữa tính chủ động của các liên đoàn, hiệp hội từ trung ương đến địa phương. Từ đó giúp cho môn điền kinh có một lực lượng kế cận, tài năng, góp phần khẳng định vị thế là môn thể thao trọng điểm nhóm 1 của thể thao Việt Nam. Trong huấn luyện thể thao việc kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn cho VĐV là khâu cần thiết, không thể tách rời quá trình huấn luyện, bởi qua kiểm tra có thể đánh giá sự phát triển của VĐV qua từng giai đoạn của kế hoạch huấn luyện, giúp cho huấn luyện viên nhìn nhận một cách chính xác trình độ chuyên môn của VĐV, những điểm mạnh để phát huy những hạn chế của VĐV làm cơ sở đề ra phương pháp tập luyện phù hợp, khắc phục các điểm yếu của VĐV để cải thiện và nâng cao thành tích. Môn điền kinh của trường Trung học phổ thông chuyên năng khiếu Thể dục thể thao Nguyễn Thị Định thành phố Hồ Chí Minh - một đơn vị đào tạo VĐV năng khiếu trẻ mạnh nhất, nhì của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong định hướng phát triển thành tích nội dung chạy ngắn cho thể thao thành phố, thì việc kiểm tra đánh giá thực trạng đội tuyển điền kinh chạy 100m trường Trung học phổ thông chuyên năng khiếu Thể dục thể thao Nguyễn Thị Định để đánh giá và sàng lọc chất lượng VĐV một cách hiệu để tuyển chọn các VĐV để phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, chính vì những lý do trên chúng tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường Trung học phổ thông chuyên năng khiếu Thể dục thể thao Nguyễn Thị Định thành phố Hồ Chí Minh”. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đã sử dụng 04 phương pháp sau: Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm và phương pháp toán thống kê. Khách thể nghiên cứu: 14 nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. HCM và 25 giáo viên, HLV, chuyên gia về HL điền kinh. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh Để lựa chọn được các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu tiến hành theo 04 bước sau: Bước 1: Hệ thống hóa các bài tập phát triển TLCM cho VĐV chạy 100m từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Thông qua tham khảo các tài liệu chuyên môn làm cơ sở hệ thống hóa các test thường được sử dụng trong đánh giá thể lực cho VĐV chạy cự ly ngắn của các tác giả trong và ngoài nước như sau: Dương Nghiệp Chí, Đàm Quốc Chính, Đàm Trung Kiên, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, V.P Philin...., nghiên cứu đã tổng hợp được 40 test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m. Bước 2: Trên cơ sở các test đã có, lựa chọn theo chủ quan để lược bớt các test ít được sử dụng hoặc không phù hợp với điều kiện thực tiễn hay có sự trùng lặp về tính thông báo của test và đã loại bớt 21 test còn lại được 19 test dùng đánh giá thể 740
- lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m gồm: Bật xa tại chỗ (cm); Bật cao tại chỗ (cm); Chạy 30m XPC (s); Chạy 30m TĐC (s); Chạy 60m XPC (s); Chạy 60m TĐC (s); Bật 3 bước tại chỗ (m); Bật xa 5 bước (m); Bật xa 10 bước (m); Chạy 100m XPT (s); Chạy 80m XPC(s); Chạy 100m XPC(s); Chạy 120m XPC(s); Chạy 150m XPC(s); Chạy 200m XPC(s); Chạy 300m XPC(s); Gánh tạ ngồi ½ (kg); Gánh tạ ngồi sâu (kg); Gánh tạ bật cổ chân 30% sức (kg). Bước 3: Phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giảng viên và các nhà khoa học. Đề tài tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn để phỏng vấn 25 chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên và các nhà khoa học...có kinh nghiệm và thâm niên công tác. Quá trình phỏng vấn được tiến hành 2 lần, cách nhau một tháng trên cùng một đối tượng phỏng vấn để đảm bảo tin cậy. Kết quả với 25 phiếu phát ra 25 phiếu thu về cả hai lần. Trình độ người trả lời phỏng vấn đảm bảo độ tin cậy và tính khoa học. Đặc điểm khách thể trả lời phỏng vấn cụ thể qua biểu đồ 1 và 2 như sau: Về trình độ: Biểu đồ 1: Tỷ lệ % trình độ của người trả lời phỏng vấn Về thâm niên công tác: Biểu đồ 2: Tỷ lệ % thâm niên công tác của người trả lời phỏng vấn Kết quả tính toán về tỷ lệ % ý kiến được trình bày ở bảng 1. 741
- Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh Phỏng vấn lần 1 Phỏng vấn lần 2 Mức đánh giá (n = 25) (n = 25) Không Không TT Đồng ý Đồng ý đồng ý đồng ý Tỷ Tỷ Test SL SL SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% lệ% lệ% 1 Bật xa tại chỗ (cm) 25 100 0 0 24 96 1 4 2 Bật cao tại chỗ (cm) 19 76 6 24 18 72 7 28 3 Chạy 30m XPC (s) 25 100 0 0 23 92 2 8 4 Chạy 30m TĐC (s) 25 100 0 0 23 92 2 8 5 Chạy 60m XPC (s) 25 100 0 0 25 100 0 0 6 Chạy 60m TĐC (s) 17 68 8 32 16 64 9 36 7 Bật 3 bước tại chỗ (m) 25 100 0 0 23 92 2 8 8 Bật xa 5 bước (m) 15 60 10 40 12 48 13 52 9 Bật xa 10 bước (m) 16 64 9 36 19 76 6 24 10 Chạy 100m XPT (s) 14 56 11 44 15 60 10 40 11 Chạy 80m XPC(s) 12 48 13 52 10 40 15 60 12 Chạy 100m XPC (s) 25 100 0 0 24 96 1 4 13 Chạy 120m XPC (s) 15 60 10 40 14 56 11 44 14 Chạy 150m XPC (s) 18 72 7 28 18 72 7 28 15 Chạy 200m XPC (s) 25 100 0 0 25 100 0 0 16 Chạy 300m XPC (s) 25 100 0 0 25 100 0 0 17 Gánh tạ ngồi ½ (kg) 11 44 14 56 14 56 11 44 18 Ghánh tạ ngồi sâu (kg) 10 40 15 60 12 48 13 52 Gánh tạ bật cổ chân 30% sức 19 19 76 6 24 13 52 12 48 (kg) Qua bảng 1, nghiên cứu quy ước chỉ chọn các test có tỷ lệ % đồng ý đạt từ 80% trở lên ở cả hai lần phỏng vấn, theo quy ước trên đã chọn được 8 test đánh giá TLCM nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m gồm: Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m XPC (s); Chạy 30m TĐC (s); Chạy 60m XPC (s); Bật 3 bước tại chỗ (m); Chạy 100m XPC (s); Chạy 200m XPC (s); Chạy 300m XPC (s). Bước 4: Kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của test * Kiểm tra độ tin cậy: Để đánh giá độ tin cậy của các test đã chọn, dùng phương pháp rest test và tính hệ số tương quan giữa kết quả hai lần kiểm tra cách nhau một tuần với các điều kiện đảm bảo, quy trình, thời gian tiến hành là như nhau. Nghiên cứu kiểm tra trên 14 nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh với 8 test đã chọn kết quả tính toán được trình bày qua bảng 2: 742
- Bảng 2: Hệ số tương quan các test đánh giá thể lực chuyên môn giữa hai lần kiểm tra cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m. Lần 1 Lần 2 Test x x r P 1 Chạy 30mXPC (s) 4.3 0.12 4.28 0.1 0.9
- 2.2 Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh - Để đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu, nghiên cứu tiến hành kiểm tra 8 test đã được lựa chọn. Qua tính toán các tham số x , , CV, kết quả ở bảng 4 như sau: Bảng 4: Thực trạng thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh (n = 14) TT TEST x Cv% 1 Chạy 30mXPC (s) 4.3 0.12 2.74 0.02 2 Chạy 30mTĐC (s) 4 0.14 3.38 0.02 3 Chạy 60XPC (s) 8.13 0.15 1.87 0.01 4 Bật xa tại chỗ (cm) 238.43 7 2.94 0.02 5 Bật 3 bước tại chỗ(m) 779.71 26.51 3.4 0.02 6 Chạy 100m XPC(s) 12.24 0.2 1.63 0.01 7 Chạy 200 XPC(s) 26.73 0.61 2.28 0.01 8 Chạy 300 XPC(s) 42.1 0.82 1.94 0.01 Qua bảng 4 cho thấy: Cả 8/8 test đều có hệ số biến thiên Cv % từ 1.63% - 3.40% < 10%, chứng tỏ thành tích của nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh tương đối đồng đều, và có sai số tương đối ε = 0.01–0.02 < 0.05 nên đảm bảo tính đại diện của tập hợp mẫu. - So sánh thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định với tiêu chuẩn thể lực của VĐV chạy ngắn trẻ 16 tuổi Việt Nam [4]. Để làm rõ thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, nghiên cứu tiến hành so sánh với tiêu chuẩn thể lực ở mức 5 điểm (thang 10) của đội tuyển điền kinh trẻ chạy 100m Việt Nam được công bố trong cuốn tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao của Viện khoa học TDTT công bố năm 2002 như sau: Bảng 5: So sánh thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định với tiêu chuẩn thể lực của VĐV chạy ngắn trẻ 16 tuổi Việt Nam [4]. NKNTĐ Tuyển trẻ Việt Nam TT TEST Ghi Chú x x 1 Chạy 30mXPC (s) 4.3 3.72 2 Chạy 30mTĐC (s) 4 3.09 3 Chạy 60XPC (s) 8.13 7.20 4 Bật xa tại chỗ (cm) 238.43 2.64 5 Bật 3 bước tại chỗ(m) 779.71 7.98 6 Chạy 100m XPC(s) 12.24 11.75 744
- 7 Chạy 200 XPC(s) 26.73 - 8 Chạy 300 XPC(s) 42.1 38.71 Qua bảng 5 ta thấy, nhìn chung ở 7/7 test so sánh thì nam VĐV chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định đều có thành tích kém hơn hẳn thành tích của nam VĐV đội tuyển điền kinh trẻ chạy 100m Việt Nam lứa tuổi 16 ở mức 5 điểm. Điều đó cho thấy, rất cần phải có những kiểm tra và đánh giá chính xác trình độ chuyên môn của VĐV năng khiếu chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, để ban huấn luyện có cái nhìn tổng thể và khách quan trong điều chỉnh bổ sung quá trình huấn luyện theo xu hướng nâng lượng vận động có như vậy thành tích của đội năng khiếu mới từng bước được cải thiện và tiệm cận với thành tích của đội tuyển điền kinh trẻ Việt Nam. 3. KẾT LUẬN - Qua 4 bước nghiên cứu đã lựa chọn được 08 test để đánh giá trình độ TLCM của nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh gồm: Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m XPC (s); Chạy 30m TĐC (s); Chạy 60m XPC (s); Bật 3 bước tại chỗ (m); Chạy 100m XPC (s); Chạy 200m XPC (s); Chạy 300m XPC (s). - Kết quả ứng dụng các test đánh giá được thực trạng thể lực của nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh thành tích trung bình cả 8/8 test đều có hệ số biến thiên Cv % từ 1.63% - 3.40% < 10%, chứng tỏ thành tích của VĐV nam đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh tương đối đồng đều, và có sai số tương đối ε = 0.01–0.02 < 0.05 nên đảm bảo tính đại diện của tập hợp mẫu. - Kết quả so sánh trình độ thể lực chuyên môn ở 7/7 test thì thành tích của nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định đều kém hơn hẳn thành tích thành tích theo tiêu chuẩn (mức 5 điểm) của nam VĐV đội tuyển điền kinh trẻ chạy 100m Việt Nam lứa tuổi 16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng, Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng (2000), “Điền kinh”, NXB TDTT. 2. Đàm Quốc Chính (2000), “Nghiên cứu khả năng phù hợp tập luyện (dưới góc nhìn sư phạm) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyển chọn và dự báo thành tích của VĐV trẻ chạy 100m ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 3. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo Trình Đo Lường Thể Thao”, NXB TDTT. 4. Nguyễn Thế Truyền – và cộng sự (2002), “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, Viện Khoa học TDTT, nhà xuất bản TDTT Hà Nội. 5. Nguyễn Tiên Tiến và cộng sự (2016), “Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong TDTT”, nhà xuất bản Quốc gia TP.HCM. 745
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật bỏ nhỏ cho nam học sinh đội tuyển Cầu lông Trường Trung học phổ thông Thường Tín, Thành phố Hà Nội
6 p | 6 | 6
-
Lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật di chuyển hai bước ném rổ một tay trên cao cho nữ học sinh đội tuyển Bóng rổ Trường Trung học phổ thông Năng khiếu tỉnh Quảng Ninh
6 p | 14 | 5
-
Lựa chọn một số bài tập nhằm năng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho nam học sinh đội tuyển bóng bàn trường THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc
7 p | 34 | 5
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho đội tuyển nam bóng đá Futsal trường THPT Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
7 p | 42 | 5
-
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả đòn chân tấn công sử dụng trong đối kháng của nam sinh viên vovinam năm thứ 3 chuyên ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 41 | 4
-
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ trẻ xe đạp đường trường tỉnh An Giang trong 08 tháng
5 p | 8 | 4
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển khả năng di chuyển cho sinh viên học môn Bóng bàn tự chọn tại Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
5 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam vận động viên đội tuyển điền kinh Trường Đại học Kiên Giang
6 p | 10 | 3
-
Ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Hà Nội
7 p | 5 | 3
-
Lựa chọn và ứng dụng một số chỉ số, test đánh giá thực trạng năng lực thể chất cho sinh viên năm nhất học môn Yoga Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
7 p | 9 | 3
-
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh nam lớp 8 Trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Lê Quý Đôn Quyết Thắng tỉnh Đồng Nai
6 p | 8 | 3
-
Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất khoa Du lịch – Đại học Huế
9 p | 33 | 3
-
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm tăng hứng thú tập luyện trong môn Bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huế
3 p | 8 | 3
-
Ứng dụng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao cho sinh viên Câu lạc bộ Bóng rổ trường Đại học Lao động – Xã hội
4 p | 5 | 2
-
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực và kỹ thuật cho đội năng khiếu bóng rổ nam học sinh lứa tuổi 12-13 trường trung học cơ sở Trần Bội Cơ, quận 5, Tp.HCM trong 3 tháng tập luyện
8 p | 11 | 2
-
Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá tạt cho nam môn sinh tại câu lạc bộ Vovinam – Việt Võ Đạo Trường Đại học Phú Yên
13 p | 65 | 2
-
Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nữ học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đội Cấn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
8 p | 49 | 2
-
Lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh cho nữ học sinh đội tuyển bóng chuyền trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội
4 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn