LUẬT KINH DOANH
lượt xem 19
download
Tham khảo tài liệu 'luật kinh doanh', khoa học xã hội, hành chính - pháp luật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬT KINH DOANH
- LUÂT KINH DOANH ̣ Tình huống 1 Thân, Tý, Thìn cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Đại Phát. Ngày 15/4/2003, công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Vốn điều lệ đăng ký là 1tỷ đồng, trong đó: Thân góp 400 triệu, Tý và Thìn mỗi người góp 300 triệu. Các thành viên nhất trí cử Thân làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tý làm Tổng giám đốc, còn Thìn làm Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng của công ty. Sau một năm đi vào hoạt động, công ty làm ăn không có lãi. Cho rằng Tý không có năng lực điều hành công ty nên với tư cách là Chủ tịch HĐTV và cũng là người góp nhiều vốn nhất trong công ty, Thân đã ra quyết định cách chức Tổng giám đốc của Tý và bổ nhiệm Thìn là Tổng giám đốc mới. Tý không đồng ý với các quyết định nói trên và vẫn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa công ty để ký kết 1 số hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay 300 triệu của Ngân hàng, trong khi đó giá trị tài sản còn lại của công ty chỉ khoảng 500 triệu. Tý đã đem số tiền đó để sử dụng vào mục đích riêng của mình. Trước tình hình như vậy, Thân đã ra quyết định khai trừ Tý ra khỏi công ty và khởi kiện Tý ra Toà yêu cầu Tý bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty. Ngân hàng kiện công ty Đại Phát để đòi lại số tiền vay và lãi phát sinh. Những vấn đề đặt ra: 1. Bộ máy quản lý, điều hành công ty TNHH? 2. Nhận xét về các quyết định của Thân trong trường hợp trên? 3. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH? 4. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng vay tiền nói trên? Tình huống 2 Tùng, Cúc, Trúc, Mai cùng góp vốn thành lập công ty TNHH An Dương. Công ty đã ĐKKD vào tháng 2/2001. Tùng cam kết góp vào công ty 200 triệu, nhưng sau này trên thực tế Tùng chỉ góp 100 triệu. Cúc góp vốn bằng một chiếc ô tô được định giá là 300 triệu, mặc dù giá trị thực tế của xe tại thời điểm định giá chỉ là 200 triệu. Trúc góp vốn bằng một ngôi nhà được định giá 400 triệu. Mai góp 100 triệu bằng tiền cho công ty thuê ngôi nhà cũ của mình để làm kho chứa hàng trong 2 năm. Nhà và xe đã được Cúc và Trúc làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho công ty. Các thành viên đã thoả thuận phân công Trúc làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc công ty. Do không có kinh nghiệm kinh doanh, công ty An Dương đã bị thua lỗ nặng nề. Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty đã nợ gần 1 tỷ đồng. Với lý do có nhu cầu sử dụng nhà ở, Trúc đã đề nghị rút ngôi nhà ra khỏi công ty và góp thế 400 triệu đồng tiền mặt. Các thành viên khác đồng ý. Song khi làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan này đã không chấp thuận. Trúc nhờ Luật sư tư vấn và Luật sư đã khuyên Trúc và công ty An Dương nên ký một hợp đồng mua bán nhà. Hợp đồng mua bán nhà giữa Trúc và công ty An Dương đã được giao kết vào ngày 21/11/2003 với giá 400 triệu. Sau đó, các thành viên mới biết là giá của ngôi nhà đó trên thị trường lúc bấy giờ đã là 600 triệu đồng nên đã không đồng ý với hợp đồng mua bán nhà trên. Khi các chủ nợ yêu cầu công ty thanh toán nợ, tài sản của công ty chỉ còn khoảng 700 triệu, gồm cả 400 triệu bán nhà cho Trúc. Những vấn đề đặt ra: 1. Việc góp vốn của các thành viên công ty An Dương như trên có hợp pháp không? 2. Trúc có thể rút nhà và góp vốn thay thế bằng tiền mặt nếu các thành viên khác không phản đối hay không? 3. Hợp đồng mua bán nhà giữa Thọ và công ty có giá trị pháp lý không? Thủ tục ký kết các loại hợp đồng này như thế nào? 4. Việc thanh toán các khoản nợ của công ty như thế nào? Các thành viên công ty có phải bỏ thêm tài sản để trả nợ thay cho công ty không? Tình huống 3 Doanh nghiệp Nam Thắng là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ. Công ty Hoàng Ngân là 1 công
- ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của ông Hoàng và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% vốn điều lệ, bà Ngân góp 30% vốn điều lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội. Nay, cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để thành lập một doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế. Những vấn đề đặt ra: 1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình doanh nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp? 2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao? 3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và ông Lê Văn Sơn Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể làm như vậy được không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì? Tình huống 4 Ông Peter Vũ là một nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt. Ông định cư tại Mỹ từ năm 1975. Sau một lần về thăm Việt Nam, trước tình cảm nồng hậu của mọi người và chứng kiến tận mắt sự đổi thay của đất nước, ông đã quyết định đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, ông đang có 3 hướng đầu tư sau đây: 1. Góp vốn cùng em trai đang ở Việt Nam để thành lập doanh nghiệp. 2. Góp vốn với 1 công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy xây dựng. 3. Hợp tác với 1 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới. Hãy tư vấn cho ông Peter Vũ ưu, nhược điểm của những hướng đầu tư trên, các loại hình doanh nghiệp có thể thành lập và tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong từng trường hợp? Tình huống 5: Công ty TNHH Vạn Lộc kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn. Ngày 16/3/2005, đại diện công ty đến Phòng ĐKKD tỉnh NA để đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới là dịch vụ karaoke và vũ trường. 10 ngày sau, Phòng ĐKKD thông báo hồ sơ ĐKKD của công ty chưa hợp lệ, còn thiếu giấy phép của UBND tỉnh. Vì theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, tạm thời hạn chế việc cấp ĐKKD hoạt động vũ trường và karaoke trên địa bàn tỉnh trong khi chờ kiện toàn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nhạy cảm này. Bình luận của bạn đối với thông báo trên của Phòng ĐKKD. Theo bạn, hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp cần có những giấy tờ gì? Cho biết hiện nay việc kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường phải có giấy phép hoạt động karaoke của Bộ Văn hoá thông tin. Tình huống 6: Hội nhà văn có quỹ tài chính 300 triệu và muốn đầu tư số tiền này để thành lập một doanh nghiệp phát triển tài năng văn học. Theo bạn, họ có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà hội có thể thành lập là loại hình nào? Tình huống 7: Công ty TNHH HB một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh QN và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài HS muốn liên kết với nhau để thành lập một doanh nghiệp sản xuất mía đường. Hai doanh nghiệp này có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn thành lập là gì? Hoạt động theo Luật nào? Hãy tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp.
- Có gì khác nếu công ty HB là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài? Tình huống 8: Công ty cổ phần Yên Minh nộp hồ sơ ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh TB, nơi công ty đặt trụ sở chính. 15 ngày sau, Phòng ĐKKD tỉnh trả lời yêu cầu ĐKKD của công ty không được chấp nhận vì ngành nghề công ty đăng ký không có trong Danh mục các ngành, nghề kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLTBKH&ĐTTCTK của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê. Hãy bình luận quyết định của Phòng ĐKKD! Tình huống 9: Công ty cổ phần Nhà Mới có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông là Nga, Trung, Pháp, Đức, mỗi người hiện đang sở hữu 25% tổng số cổ phần của công ty (giả sử công ty chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông). Các cổ đông nhất trí bầu Trung làm Tổng giám đốc. Với danh nghĩa Tổng giám đốc công ty, Trung đã ký hợp đồng mua bàn ghế của doanh nghiệp tư nhân PK chuyên kinh doanh đồ gỗ cao cấp để trang bị cho công ty, trị giá 600 triệu. Các thành viên tỏ ý nghi ngờ về tính minh bạch của hợp đồng này khi biết chủ doanh nghiệp PK chính là con gái của Trung. Bạn có bình luận gì về tính hợp pháp của hợp đồng trên? Tình huống 10: Công ty cổ phần Sao Mai là công ty cổ phần nhà nước có trụ sở đóng tại UBND tỉnh QN. Ngày 14/11/2004, Hội đồng quản trị công ty đã họp và quyết định cách chức Tổng giám đốc của ông Luân (trước đây là cán bộ của Sở Tài chính UBND tỉnh QN, nay đã về hưu) với lý do không có năng lực điều hành hoạt động kinh doanh. Ông Luân phản đối quyết định này của HĐQT và đã khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh QN. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Luân, Chủ tịch UBND tỉnh QN đã có chỉ thị yêu cầu công ty không thi hành quyết định của HĐQT và đề nghị Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra công ty để làm rõ vụ việc. Bạn có nhận xét gì đối với khiếu nại của ông Luân và cách giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh QN? TRƯƠNG HƠP 1: ̀ ̣ Để buôn bán , A liền nhờ B đứng tên trong hồ sơ thành lập một công ty TNHH, theo đó A góp 99.500.000đồng (chiếm 99.5% vốn góp), B góp 500.000đồng (chiếm 0.5% vốn góp). Toàn bộ số tiền 100.000.000đồng là của A, B chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Sau một thời gian công ty bắt đầu hoạt động, quan hệ giữa A và B trở nên căng thẳng, B liên tục đòi chia lợi nhuận. Bạn xử lý tình huống này như thế nào? bai 2 A, B, C hợp tác thành lập công ty TNHH N sản xuất và mua bán nguyên vật liệu xây dựng với dự định góp vốn như sau: A góp nhà và quyền sử dụng 100m2 đất B góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty TNHH P với B giá trị khoản nợ theo giấy nhận nợ là 550 triệu đồng C góp bằng đôla Mỹ tương đương 1 tỷ đồng. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên tiến hành góp vốn vào công ty theo quy định. A, B, C nhất trí: Định giá nhà và quyền sử dụng đất của A là 1,5 tỷ đồng mặc dù giá thị trường chỉ khoảng 700 triệu đồng, vì các thành viên tin rằng trong thời gian tới theo quy hoạch nhà của A sẽ ở vị trí mặt đường do con đường trước nhà được mở rộng. Định giá phần vốn góp của B bằng giấy nhận nợ là 500 triệu đồng C cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 1tỷ đồng nhưng khi thành lập công ty C mới chỉ góp 500 triệu số vốn còn lại các thành viên nhất trí thỏa thuận C sẽ góp khi nào công ty có yêu cầu bằng văn bản. Câu hỏi 1. Bạn hãy cho ý kiến về những vấn đề sau: Các tài sản góp vốn vào công ty N của B và C? Việc định giá phần vốn góp của A và B?
- Tình tiết bổ sung. Kết thúc năm tài chính đầu tiên, lợi nhuận sau thuế của công ty N là 150triệu đồng. Các thành viên quyết định chia hết số lợi nhuận này cho từng thành viên, nhưng mức chia cụ thể cho các thành viên thì không có sự thống nhất. Với lý do C chưa thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn, trên cương vị cương vị chủ tịch HĐTV, A ra quyết định chia số lợi nhuận cho các thành viên A, B, C lần lượt là 60%, 20%, 20%. C phản đối phương án phân chia lợi nhuận này, vì cho rằng theo đúng tỷ lệ vốn góp ghi trong điều lệ công ty , C được nhận 50 triệu đồng . Do không được công ty giải quyết C đề nghị chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho A, B nhưng A, B trả lời không mua. Sau đó C đề nghị chuyển nhượng vốn cho D (là người quen của A, B, C) thì bị A, B phản đối bằng văn bản Câu hỏi 2: Bạn hãy cho ý kiến về những vấn đề sau Quyết định của A về việc chia lợi nhuận của công ty N? Tỷ lệ phần lợi nhuận được chia cho mỗi thành viên? Việc chuyển nhượng phần vốn góp của C? TRƯƠNG HƠP 2: ̀ ̣ 3/2008, 3 người bạn thân A,B,C thỏa thuận thành lập DN chuyên KD lĩnh vực may mặc. A góp 500tr, B góp 300tr và C góp 1 nhà xưởng. Theo thời hạn đã thỏa thuận, B góp đủ nhưng A chỉ góp 300tr và C góp 1 ô tô trị giá 450tr. 1. Loại hình DN nào thích hợp. 2. Luật DN VN 2005 giải quyết như thế nào? Câu 3: Tại sao nói DN nhà nước là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo? Trả lời: Về vai trò của DNNN, hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau Cách hiểu thứ nhất: Vai trò của KTNN được nhiều nhà khoa học đồng ý Thứ nhất, DNNN phải chi phối được sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế có nghĩa đối với sự phát triển ổn định của đất nước (phát triển ngành nghề, vùng kinh tế) Thứ hai, DNNN phải là động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp khác thông qua hiệu quả hoạt động cao trên nền công nghệ sản xuất hiện đại và hệ thống quản lí tiên tiến (tức là người đi tiên phong cho các doanh nghiệp khác noi theo) Thứ ba, DNNN là nguồn lực vật chất chủ yếu của nhà nước. DNNN phải tạo ra sự đóng góp quyết định cho ngân sách nhà nước (thông qua các chỉ số đóng góp cho ngân sách nhà nước) Thứ tư, DNNN là mẫu mực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, trợ cấp xã hội… (tạo công ăn việc làm, bảo hiểm xã hội….). Cách hiểu thứ hai: đây là cách hiểu mà hiện nay chúng ta quan tâm hơn và mình cũng theo quan điểm này. Bởi vì em chỉ cần search trên mạng về vai trò của DNNN thì hàng loạt các thông số chỉ ra rằng những con số theo cách hiểu 1 của DNNN ngày càng giảm và thấp hơn so với khối doanh nghiệp dân doanh và DNVĐTNN, điều này đòi hỏi phải thay đổi quan niệm về vai trò của DNNN, bằng cách xem xét DNNN dưới hai góc độ: - Với tư cách là công cụ quản lý của nhà nước để nhà nước điều hành nền kinh tế Thứ nhất: Các công ty Nhà nước được hình thành ở các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh được coi là
- không hấp dẫn bởi năng lực sinh lời thấp, độ rủi ro cao. Thứ hai: Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế trong phạm vi từng vùng - Với tư cách là một doanh nghiệp bình đẳng như bao doanh nghiệp khác Một là: Các công ty Nhà nước giữ vị trí mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển Hai là: Kinh tế Nhà nước tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Điều này được thể hiện ở chỗ: + Công ty Nhà nước thúc đẩy, tạo đà và dẫn dắt các doanh nghiệp dân doanh cùng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế. + DNNN đóng vai trò thúc đẩy, chuyển giao và phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại Ba là: Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ hợp tác và giúp đỡ các doanh nghiệp khác. Để chứng minh vai trò của DNNN một cách sinh động thì phải lấy các thông số trên mạng để bổ sung vào từng ý Câu 5: Tại sao pháp luật lại có những quy định về việc tổ chức lại công ty? Theo anh chị quy định này có cần thiết ko? Trả lời: Nếu có câu hỏi như thế này thì việc làm đầu tiên phải tư duy là có cần thiết phải đặt câu hỏi như thế này ko? Khi đã đặt câu hỏi thì đương nhiên đv người đặt câu hỏi là cần thiết rồi. Tổ chức lại công ty cũng thế. Vì sao? - Mỗi hình thức pháp lý mà doanh nghiệp tồn tại đều có những ưu, nhược điểm nhất định tại từng thời điểm; - Mục đích của tổ chức lại là thiết lập lại hình thức pháp lý của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo: phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh mới của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp nếu luật ko quy định thì bản thân các doanh nghiệp cũng vẫn tiến hành các hoạt động này. Luật phải quy định để tạo cơ sở pháp lý nhằm: tạo hành lang pháp lý để quản lý và tránh trường hợp có phát sinh tranh chấp xảy ra - Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra việc tổ chức lại là cần thiết Câu 6: Theo anh (chị) quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty luôn tương ứng với cơ sở nào? Cho ví dụ? Trả lời: Thực ra đặt câu hỏi như thế này là không chuẩn bởi vì quyền và nghĩa vụ (số lượng, hình thức thể hiện) của các thành viên trong công ty hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của pháp luật và điều lệ cty. Chắc ý người hỏi muốn nói đến mức độ ảnh hưởng. Nếu vậy thì nó sẽ phụ thuộc vào: - Tỷ lệ vốn góp của thành viên nhất là đối với những công ty góp vốn. Tỷ lệ góp vốn càng cao thì mức độ thực hiện các quyền càng lớn (xem thêm những quy định trong luật và điều lệ) - Quy định về quyền và nghĩa vụ mà pháp luật và điều lệ cty đặt ra Câu 7: Tại sao nói DN tư nhân là loại hình DN ko có tư cách pháp nhân?
- Trả lời: Muốn xem một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không thì SV phải giải thích như thế này: - Theo Điều…BLDS, đc coi là pháp nhân khi thoả mãn cả 4 điều kiện - Trong khi đó theo quy định của Luật doanh nghiệp thì DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của mình và bằng cả tài sản cá nhân của mình - DNTN cũng không có bộ máy hành chính cụ thể. Trong mọi trường hợp chủ DNTN là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các tranh chấp Từ đó mới kết luận là DNTN không có tư cách pháp nhân Pháp nhân là một thực thể pháp lý. -Được thành lập hay thừa nhận 1 cách hợp pháp. Những cơ quan, tổ chức được oi là thành lập hợp pháp khi chúng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc thco phép thành lập hoặc tuân thủ các thủ tục do luật định ra, được tổ chức dưới những hình thức nhất định với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động rõ ràng theo các quy định của pháp luật. -Có tài sản riêng: 1 tổ chức được coi là có TS riêng khi: + Tổ chức đó có 1 khối lượng TS nhất định phân biệt với TS của cơ quan cấp trên or của các tổ chức khác. + Có 1 số quyền năng nhất định để chi phối khối lượng TS đó và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng chính TS đó. -Tự chịu trách nhiệm về mọi họat động của mình bằng số TS riêng đó. -Là nguyên đơn hay bị đơn trước cơ quan tài phán. Theo điều 141 luật DN năm 2005 định nghĩa DNTN là DN do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tòan bộ TS của mình về mọi họat động của DN, DN tư nhân ko được phép phát hành bất kỳ 1 loại chứng khóan nào, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 DN tư nhân. Do vậy mà nói: “DNTN là loại hình Dn ko có tư cách pháp nhân”. Câu 2: Việc một DN có hoặc ko có tư cách pháp nhân sẽ ảnh hưởng gì đến quan hệ của doanh nghiệp này với các DN khác? Trường hợp nào doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trường hợp nào doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh? Tại khoản 2 Điều 165 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp đó là: + Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; + Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; + Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; + Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; + Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục; Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; Kinh doanh ngành, nghề bị cấm. 1.Tại sao nói phá sản là hình thức thanh toán nợ đặc biệt? 2. khi có quyết định đình chỉ(việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp) tiến hành thủ tục phá sản, DN có bị coi là đang lâm vào tình trạn phá sản hay không? 3. nhà nước thực hiện quyền quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY
60 p | 733 | 281
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Phá sản doanh nghiệp
57 p | 455 | 64
-
Đề cương môn học Pháp luật về kinh doanh bất động sản (chương trình trình độ đại học) - Ngành đào tạo: luật
14 p | 235 | 30
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô I: Microeconomics - ThS. Phan Thế Công
39 p | 184 | 20
-
Bài giảng Luật Kinh tế.
200 p | 101 | 13
-
Bài giảng luật kinh tế - Chương 5
57 p | 115 | 10
-
Bài giảng Luật kinh tế
200 p | 68 | 7
-
Bài giảng Luật Kinh tế: Chương 2 (p1) - ThS. Đỗ Mạnh Phương
12 p | 93 | 6
-
Bài giảng Luật Kinh tế: Chương 4 - ThS. Đỗ Mạnh Phương
20 p | 63 | 5
-
Bài giảng Luật Kinh tế: Chương 2 (p2) - ThS. Đỗ Mạnh Phương
6 p | 78 | 4
-
Bài giảng Luật Kinh tế: Chương 2 (p4) - ThS. Đỗ Mạnh Phương
4 p | 78 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Luật Đầu tư (Mã học phần: LUA112074)
13 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn