intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án chuyên khoa cấp II: Nghiên cứu tình hình mắc sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

Chia sẻ: Trần Văn Yan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

69
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là Xác định tỷ lệ sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sỏi hệ tiết niệu ở đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án chuyên khoa cấp II: Nghiên cứu tình hình mắc sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ NGỌC NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC SỎI HỆ TIẾT NIỆU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016 LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ Mã số: CK 62 72 76 05 Người hướng dẫn khoa học TS.BS. NGÔ VIẾT LỘC HUẾ - 2017
  2. Lời Cả m Ơ n Để có được thành quả ngày hôm nay, với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế. - Khoa Y Tế Công Cộng, Trường Đại học Y Dược Huế. - Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Dược Huế. - Quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS.BS. Ngô Viết Lộc là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Thầy đã dành nhiều thời gian quí báu để tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, sửa chữa những sai sót trong luận án cũng như giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: - Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh viện Quận Thủ Đức đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận án này. - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức, cán bộ y tế thuộc 12 Trạm Y tế Phường của Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và những người đã tham gia vào nghiên cứu, hợp tác chặt chẽ và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận án này.
  3. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu này. Huế, tháng 10 năm 2017 Nguyễn Thị Ngọc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn theo các nguồn đã công bố. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và tôi chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai sót, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc
  4. KÝ HIỆU VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân BQ : Bàng quang CSSK : Chăm sóc sức khỏe HTN : Hệ tiết niệu KCB : Khám chữa bệnh NĐ : Niệu đạo NQ : Niệu quản NTT : Người trưởng thành QT : Quang trường SA : Siêu âm SHTN : Sỏi hệ tiết niệu THA : Tăng huyết áp TTYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới TYT : Trạm y tế XQ : X quang XQKCB : X quang không chuẩn bị
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 1.1. Khái quát về sỏi hệ tiết niệu......................................................... .. 3 1.2. Chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu ............................................................. 19 1.3. Biến chứng của sỏi hệ tiết niệu ..................................................... 20 1.4. Một số phương pháp can thiệp sỏi hệ tiết niệu hiện nay..... ........... 21 1.5. Một số biện pháp dự phòng sỏi hệ tiết niệu ................................... 22 1.6. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đề tài nghiên cứu. 23 1.7. Đặc điểm của quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ................. 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 30 2.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu ............................................. 37 2.4. Xử lý số liệu ................................................................................. 44 2.5. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................... 44 2.6. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 45 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 46 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................. 46 3.2. Tỉ lệ sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ 51 3.3. Một số yếu tố liên quan đến sỏi hệ tiết niệu ở đối tượng nghiên cứu .... 60 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 70 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................. 70 4.2. Tỉ lệ sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ 72 4.3. Một số yếu tố liên quan đến sỏi hệ tiết niệu ở đối tượng nghiên cứu .... 84 KẾT LUẬN ................................................................................................ 91 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Số người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên ở quận Thủ Đức ............ 27 Bảng 2.1. Số người của từng phường được chọn nghiên cứu ........................ 32 Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................ 46 Bảng 3.2. Một số thói quen sống của đối tượng nghiên cứu ......................... 49 Bảng 3.3. Thời gian làm việc ngoài trời của đối tượng nghiên cứu .............. 50 Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu chung của đối tượng nghiên cứu .......... 51 Bảng 3.5. Phân bố sỏi hệ tiết niệu theo đặc điểm chung ............................... 52 Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng SHTN ở đối tượng nghiên cứu................... 53 Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng SHTN ở người mắc SHTN ........................ 54 Bảng 3.8. Vị trí sỏi ở người mắc sỏi hệ tiết niệu ........................................... 55 Bảng 3.9. Kích thước sỏi ở người mắc sỏi hệ tiết niệu .................................. 56 Bảng 3.10. Số lượng sỏi ở người bị sỏi hệ tiết niệu ...................................... 56 Bảng 3.11. Kết quả thận ứ nước ở người mắc sỏi hệ tiết niệu ....................... 57 Bảng 3.12. Kết quả hồng cầu niệu ở người mắc sỏi hệ tiết niệu .................... 57 Bảng 3.13. Kết quả bạch cầu niệu ở người mắc sỏi hệ tiết niệu .................... 58 Bảng 3.14. Kết quả pH nước tiểu ở người mắc sỏi hệ tiết niệu ..................... 58 Bảng 3.15. Kết quả protein nước tiểu ở người mắc sỏi hệ tiết niệu ............... 59 Bảng 3.16. Kết quả Nitrite nước tiểu ở người mắc sỏi hệ tiết niệu ................ 59 Bảng 3.17. Liên quan giữa một số đặc điểm chung ở đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu ................................................................................... 60 Bảng 3.18. Liên quan giữa tiền sử sỏi hệ tiết niệu của đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu ................................................................................... 62 Bảng 3.19. Liên quan giữa tiền sử huyết áp của đối tượng nghiên cứu với sỏi hệ tiết niệu .............................................................................................. 62
  7. Bảng 3.20. Liên quan giữa một số thói quen của đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu .............................................................................................. 63 Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian làm việc ngoài trời của đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu ....................................................................... 64 Bảng 3.22. Liên quan giữa nguồn nước uống của đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu.......................................................................................... 65 Bảng 3.23. Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng sỏi hệ tiết niệu của đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu ............................................................. 66 Bảng 3.24. Liên quan giữa một số bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu ....................................................................... 67 Bảng 3.25. Mô hình hồi quy logistic đa biến kiểm định các yếu tố liên quan đến sỏi hệ tiết niệu ............................................................................... 68
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tiền sử mắc sỏi hệ tiết niệu của đối tượng nghiên cứu ............ 47 Biểu đồ 3.2. Tiền sử tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ...................... 48 Biểu đồ 3.3. Nguồn nước uống của đối tượng nghiên cứu ............................ 50 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu chung của đối tượng nghiên cứu ....... 51 Biểu đồ 3.5. Liên quan giữa nguồn nước uống của đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu ......................................................................................... 65
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi hệ tiết niệu là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu trong y văn và là một bệnh thường gặp [3], [27], [32], [58]. Theo một nghiên cứu ở Mỹ tỷ lệ mắc bệnh sỏi hệ tiết niệu chiếm khoảng 2 - 3% trong dân số nói chung và tỷ lệ những người có nguy cơ cao vào khoảng 12%. Khoảng 50% bệnh nhân có tiền sử sỏi hệ tiết niệu sẽ bị sỏi tái phát trong vòng 10 năm sau khi đã can thiệp lấy sỏi [24], [58], [60], [75]. Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ từ 2 - 3 lần [13], [24], [58]. Đây là bệnh thường gặp ở lứa tuổi lao động nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và tăng gánh nặng y tế địa phương [42], [66], [67]. Những người sinh sống ở những nơi khí hậu nóng và khô tỷ lệ mắc sỏi cao hơn [17], [32], [37], [53]. Sỏi hệ tiết niệu đại đa số được hình thành tại thận, sau đó sỏi theo dòng nước tiểu xuống khu trú ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiết niệu và thường chỉ có triệu chứng lâm sàng khi sỏi di chuyển, gây tắc nghẽn hoặc có biến chứng. Sỏi niệu quản thường gây tắc nghẽn nhiều nhất và gây tổn thương sớm đường niệu. Ngược lại, sỏi ở đài thận, nhất là ở đài dưới và sỏi san hô đôi khi diễn biến âm thầm ngay cả khi sỏi rất to, phát hiện tình cờ khi chụp phim bụng không chuẩn bị hay làm siêu âm bụng [2], [39]. Vì vậy, có nhiều trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện ở giai đoạn muộn khi đã có biến chứng (tắc nghẽn, nhiễm trùng, suy thận cấp hoặc mạn tính...) [19], [31], [59], [81]. Để có các biện pháp điều trị thích hợp cần tìm hiểu các đặc điểm của sỏi hệ tiết niệu về mặt lâm sàng, hình thái kích thước, vị trí sỏi trong hệ tiết niệu cũng như các biến chứng của nó. Việc phát hiện sớm sỏi hệ tiết niệu khi sỏi còn nhỏ, chưa có biến chứng để sử dụng các phương pháp điều trị ít xâm lấn, có lợi cho người bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành y tế. Hiện nay, có nhiều phương thức điều trị sỏi hệ tiết niệu, kết hợp vừa nội khoa vừa ngoại khoa bằng nhiều biện pháp tùy thuộc vào bản chất sỏi và biến chứng do
  10. 2 sỏi gây nên. Việc loại bỏ sỏi khỏi hệ tiết niệu thường không khó nhưng vấn đề phòng ngừa tái phát sỏi thì rất phức tạp vì cơ chế hình thành thành sỏi tiết niệu chưa được xác định rõ ràng [37]. Đồng thời khi đã tầm soát chẩn đoán phát hiện sỏi tiết niệu, việc điều trị loại bỏ sỏi kịp thời vẫn chưa đủ mà cần phải có chiến lược dự phòng và theo dõi lâu dài để phòng ngừa sỏi phát sinh và tái phát [39], [51], [66], [83]. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có số liệu điều tra trên quy mô toàn quốc về bệnh sỏi thận tiết niệu. Thực tế cho thấy rằng, việc nắm bắt các yếu tố dịch tễ học lâm sàng, xác định tỉ lệ hiện mắc của sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành và các yếu tố liên quan trong một quần thể rộng lớn giúp cho các nhà chuyên môn có cái nhìn tổng thể về bệnh, giúp các nhà quản lý hoạch định chiến lược phòng ngừa và đầu tư nguồn lực cho y tế, qua đó giúp cho người dân địa phương có những kiến thức cần thiết về loại bệnh này để cùng với ngành chức năng phối hợp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Tại mỗi địa phương trong cả nước, việc xác định tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu trong một cộng đồng dân cư là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết, nó giúp cho cơ sở y tế địa phương nắm rõ tình hình mắc sỏi hệ tiết niệu để có kế hoạch tổ chức chăm sóc, theo dõi, điều trị và dự phòng các biến chứng nhất là các biến chứng nặng của sỏi thận, góp phần làm giảm chi phí điều trị, giảm ảnh hưởng đến khả năng lao động của cá nhân và năng suất lao động của cộng đồng. Tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh chưa có một nghiên cứu nào về lĩnh vực nêu trên, chính vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình mắc sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016”, nhằm đạt các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sỏi hệ tiết niệu ở đối tượng nghiên cứu.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỎI HỆ TIẾT NIỆU Sỏi hệ tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát do sự kết tủa tạo thành sỏi của một số thành phần trong nước tiểu, ở đường niệu trong những điều kiện lý hóa nhất định. Sỏi có khả năng gây tắc đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn và suy thận, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh [52], [58], [59], [74]. Theo thống kê chung, tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu: 2 - 12% dân số. Tỷ lệ sỏi tiết niệu thấp ở người da đen châu Mỹ, cao ở châu Á (Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam). Vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao gọi là vùng sỏi. Việt Nam là một nước nhiệt đới, nằm trong vành đai sỏi của Humberger và Higgins [45], [49]. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu liên quan tới tuổi, giới, chủng tộc, môi trường địa lí, thói quen ăn uống [14], [18], [60], [80]. Tại việt nam, tỷ lệ bệnh nhân sỏi tiết niệu chiếm 40 - 60% tổng số bệnh nhân điều trị trong các khoa tiết niệu. Tỷ lệ sỏi theo vị trí trong cơ quan tiết niệu: sỏi thận (40%); sỏi niệu quản (28%); sỏi bàng quang (26%); sỏi niệu đạo (4%) [9], [11], [18]. 1.1.1. Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh sỏi hệ tiết niệu 1.1.1.1. Cơ chế bệnh sinh sỏi hệ tiết niệu Sự kết tinh, tăng trưởng của các tinh thể để tạo sỏi chỉ có thể xảy ra nếu nồng độ của các chất hợp thành cao hơn tính hòa tan của chúng. Nó không chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tạo sỏi mà còn tùy thuộc những yếu tố khác như pH nước tiểu, các ion hiện diện những chất ức chế hoặc có khả năng kết tinh [27], [30], [37]. 1.1.1.2. Sinh lí bệnh sỏi hệ tiết niệu Sỏi gây tổn thương trên hệ tiết niệu theo 3 cơ chế cơ bản: - Cơ chế tắc nghẽn: Sỏi gây ứ tắc (bể thận, niệu quản) [66]. Tùy theo kích thước và hình thể sỏi có thể gây nên ứ tắc hoàn toàn hay không hoàn
  12. 4 toàn, làm cho nhu mô thận giãn mỏng dần, dung tích đài bể thận tăng lên, nhu mô thận bị teo đét, xơ hoá và thận dần bị mất chức năng. Nếu sỏi ở đài thận, gây nghẽn cục bộ tại thận, sẽ dẫn đến ứ niệu, giãn từng nhóm đài gây mất chức năng từng phần của thận. Niệu quản phía trên sỏi cũng bị giãn, mất nhu động và xơ hoá dần. Trong trường hợp có sỏi ở cả hai bên hệ tiết niệu, bệnh nhân có thể bị suy thận cấp do sỏi [11]. - Cơ chế cọ sát: Sỏi thận, sỏi niệu quản nhất là sỏi cứng, gai góc có thể gây cọ sát, làm rách xước niêm mạc đài bể thận, niệu quản gây chảy máu trong hệ tiết niệu [58]. Thương tổn tổ chức một mặt tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn niệu phát triển, mặt khác làm cho quá trình phát triển xơ hoá ở nhu mô thận và ở thành ống dẫn niệu. Kết quả cuối cùng làm hẹp dần đường dẫn niệu, làm nặng thêm tình trạng bế tắc. - Cơ chế nhiễm khuẩn: Sự tắc nghẽn đường niệu là những yếu tố thuận lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu gây phù nề, chợt loét niêm mạc đài bể thận, dần dẫn đến xơ hoá tổ chức khe thận, chèn ép mạch máu và ống thận [66]. Sản phẩm của quá trình viêm như xác vi khuẩn, xác bạch cầu, tế bào biểu mô đài bể thận kết tinh lại tạo thành nhân sỏi [27], [49]. Sơ đồ 1.1. Vòng xoắn bệnh lý của sỏi hệ tiết niệu
  13. 5 1.1.2. Các loại sỏi hệ tiết niệu thường gặp 1.1.2.1. Sỏi canxi Tỷ lệ các loại sỏi có chứa canxi tăng đáng kể [55], [59], [84]. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa sỏi canxi và tăng canxi niệu. Calcium oxalate mono hydrate được tìm thấy ở nam là 39% và nữ là 37,4% [71]. Bài tiết canxi niệu quá mức là nguy cơ lớn hình thành sỏi hệ tiết niệu [81]. Bình thường canxi sau khi được lọc qua cầu thận sẽ được tái hấp thu ở ống thận. Canxi trong nước tiểu tăng tỷ lệ thuận với lượng canxi hấp thu qua cầu thận. Hormone tuyến phó giáp trạng sẽ làm tăng nồng độ canxi hấp thu qua ruột và đồng thời phóng thích canxi từ xương vào máu, do đó sẽ làm tăng canxi niệu như đã bàn ở trên (cường phó giáp trạng, gãy xương lớn bất động lâu ngày, dùng nhiều vitamin D và corticoid, di căn ung thư sang xương làm hủy xương…), tuy nhiên có tới 40 - 60% các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân của tăng canxi niệu. Nồng độ canxi cao trong nước tiểu không phải là một yếu tố quyết định để hình thành SHTN mà chỉ là một yếu tố thuận lợi. 1.1.2.2. Sỏi oxalat Trong sỏi oxalat 2/3 sỏi là do muối oxalat canxi ít hòa tan [37]. Nguy cơ tạo sỏi của các bệnh nhân được phân tích cho thấy có sự liên quan chủ yếu với sự tăng thải oxalate niệu, nguyên nhân có thể do thức ăn chứa nhiều oxalate (rau quả) và nghèo chất canxi làm thuận lợi cho việc hấp thu oxalate ở ruột [26], [27]. Theo Prien thì thiếu vitamin B6 trong cơ thể là nguyên nhân sinh ra sỏi oxalat. Thực nghiệm trên chuột, nhận thấy thức ăn thiếu vitamin B6 sẽ tạo ra ở ống thận và gai thận những tổn thương giống mảnh Randall ở thận người và oxalat được kết tinh lại. Ngược lại cho vitamin B6 sẽ làm giảm bớt sự bài tiết oxalat trong nước tiểu [37], [40].
  14. 6 Những trường hợp bệnh lý phần cuối của ruột non như bệnh Crohn, cắt một đoạn dài ruột… làm cho muối mật không được hấp thu nên không được phục hồi tại gan và bài tiết qua mật nên các chất mỡ không được kết hợp với muối mật để hấp thu, mà bị tồn đọng ở ruột sẽ kết hợp với canxi và xà phòng hóa. Chất này không hấp thu qua ruột được mà sẽ giải phóng ra oxalat, hấp thu vào máu, rồi tiết ra nước tiểu làm tăng oxalat niệu [40]. 1.1.2.3. Sỏi phosphat Thường gặp nhất của sỏi phosphat là loại amoni-magné-phosphat (sỏi struvit), chiếm tỉ lệ 5 - 15% số lượng sỏi, thường có kích thước to, hình san hô, màu trắng ngà, cản quang, hình thành do nhiểm khuẩn, đặc biệt là do vi khuẩn proteus. Vì vi khuẩn này có men urease làm phân hủy ure thành amoniac, làm nước tiểu bị kiềm hóa, nếu pH nước tiểu trên 7 thì phosphat sẽ kết tủa [5], [40], [45]. 1.1.2.4. Sỏi uric Tỷ lệ sỏi uric thay đổi tùy theo từng tác giả. Acid uric có thể kết tinh đơn thuần hoặc kết hợp với natri thành urat natri. Acid uric dễ tan trong môi trường kiềm, dễ kết tinh trong môi trường acid, khi pH nước tiểu dưới 6. Các nguyên nhân dễ tạo sỏi uric [27], [45]: - Lượng acid uric được bài tiết quá nhiều trong nước tiểu. - Tỷ trọng nước tiểu tăng cao do nước tiểu bị cô đặc nhiều như trong trường hợp mất nước do đổ mồ hôi khi làm việc ở môi trường nóng bức. - Sỏi acid uric dễ xuất hiện khi chuyển hóa chất purin trong cơ thể tăng lên thường gặp do các nguyên nhân [5], [17], [51]: * Dùng thức ăn có nhiều chất purine như lòng heo, bò, cá ,cá khô, mắm... * Bệnh Goutte. * Phân hủy các khối ung thư khi dùng hóa trị liệu. Có thể ngăn cản sự hình thành của sỏi acid uric bằng cách cho bệnh nhân uống Allopurinol (Zyloric) và uống nhiều nước để pha loãng nước tiểu [5], [37], [40].
  15. 7 1.1.2.5. Sỏi cystin Được hình thành do một bất thường của việc tái hấp thu ở ống thận của cystin và một số acid amin khác như lysin, arginin. Sỏi cystin thường là đơn thuần và ít khi phối hợp với các loại sỏi khác [5], [37], [40]. 1.1.2.6. Tỷ lệ phần trăm thành phần các loại sỏi Ở Saudi Arabia sỏi canxi chiếm đại đa số (84,6%), sỏi acid uric chiếm 12,8% [57]. Qua phân tích thành phần hóa học của 56 mẫu sỏi tiết niệu của bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế, tác giả Lê Đình Khánh kết luận: tất cả sỏi tiết niệu đều có chứa canxi, sỏi amoni-magie-phosphat tỷ lệ rất ít (3,5%), sỏi canxi oxalat thuần nhất chiếm tỷ lệ 67,9%, sỏi canxi dưới dạng kết hợp chiếm 28,6%, không có sỏi acid uric và sỏi cystin [26]. 1.1.3. Một số yếu tố liên quan đến sỏi hệ tiết niệu Do các cơ chế bệnh sinh hình thành sỏi chưa rõ ràng, mỗi giả thuyết chỉ đề cập một khía cạnh, do đó nhiều tác giả tập trung giải thích các yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành sỏi tiết niệu. Các yếu tố nguy cơ bao gồm yếu tố nội sinh (bên trong cơ thể) và yếu tố ngoại sinh (môi trường) [17], [27], [66]. 1.1.3.1. Các yếu tố nội sinh - Giới tính + Nam giới: Sỏi thận thường gặp ở nam gấp hai lần so với nữ, tuy nhiên khả năng bị sỏi đang gia tăng ở cả hai giới [37], [56], [58], [78]. Nguy cơ bị sỏi thận tăng ở nam giới ở độ tuổi 40 và tiếp tục tăng cho đến tuổi 60 [57]. Một số nghiên cứu cho thấy người da trắng, nam giới có nguy cơ bị sỏi tiết niệu cao hơn so với các nhóm dân tộc khác [66]. + Nữ giới: Phụ nữ có nguy cơ bị sỏi tiết niệu cao ở độ tuổi 50. Ở phụ nữ trẻ, sỏi có nhiều khả năng phát triển trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy không có sự tăng tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở phụ nữ mang thai so với không mang thai [27].
  16. 8 - Tuổi + Tuổi: Sỏi tiết niệu tương đối ít gặp trước tuổi 20. Tỷ lệ mắc sỏi cao gặp ở lứa tuổi từ 40 - 60 [57]. Nghiên cứu ở Rochester thấy tỷ lệ mắc sỏi ở nam giới tăng lên đáng kể sau tuổi 35, đáng chú ý nhất trong độ tuổi từ 50 đến 70 [27]. - Chủng tộc + Có rất nhiều tài liệu cho thấy, sỏi tiết niệu không phổ biến ở người dân châu Mỹ, người da đen (châu Phi, Mỹ); trong khi đó bệnh khá phổ biến ở người Capsca, người châu Á [17], [66]. - Di truyền + Yếu tố di truyền cũng được xem như là một trong những yếu tố nội sinh của sỏi hệ tiết niệu [40], [75], [78], [80]. 25% bệnh nhân sỏi tiết niệu có tiền sử sỏi tiết niệu trong gia đình [64]. Nguy cơ này vẫn cao ngay cả khi đã điều chỉnh một loạt các yếu tố nguy cơ khác như lượng calci nhập vào cơ thể cũng như sự bài tiết các chất trong nước tiểu. Các trường hợp có thể di truyền sỏi tiết niệu gồm: + Bệnh nhiễm acid ống thận (làm tăng nguy cơ tạo sỏi calci phosphat) có liên quan đến 70% bệnh nhân sỏi thận. + Sỏi calcium trong bệnh cường calcium niệu là bệnh có tính chất di truyền trong gia đình theo thể nhiễm sắc thể thường (autosome). + Bệnh sỏi cystine có tính di truyền [11], [17], [27]. - Béo phì và thừa cân + Béo phì và tăng cân đều liên quan với tăng nguy cơ sỏi thận [62], [66], [71], [77]. + Chỉ số BMI cao và vòng bụng lớn là hai yếu tố nguy cơ bị sỏi thận. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng có thể có một liên kết giữa các mô mỡ, đề kháng insulin, và thành phần nước tiểu. Những người có kích thước cơ thể lớn
  17. 9 hơn có thể bài tiết nhiều canxi và axit uric trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận [62], [77]. - Tình trạng bệnh lý: Sỏi thận có liên quan một số bệnh lý + Gout: Bệnh nhân bị bệnh gout có nguy cơ cao bị sỏi acid uric [17], [51], [77]. + Huyết áp cao: Những người bị huyết áp cao có nguy cơ phát triển sỏi thận [17], [27], [65], [75]. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng là cao huyết áp làm tăng nguy cơ sỏi, sỏi dẫn đến huyết áp cao, hoặc có một yếu tố liên kết giữa cả hai yếu tố trên [27]. + Bệnh viêm ruột: Bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn gây ra những rối loạn trong việc hấp thụ các chất trong ruột. Những bệnh lý này làm tăng đáng kể nguy cơ bị sỏi thận, đặc biệt là ở nam giới [40]. + Nhiễm trùng đường tiết niệu: Có mối liên quan giữa nhiễm trùng tiết niệu và sỏi tiết niệu [1]. Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) là gần như luôn luôn là nguyên nhân gây ra sỏi struvite [61]. + Cường cận giáp: Các tuyến cận giáp điều chỉnh nồng độ canxi trong cơ thể thông qua hormon tuyến cận giáp. Trong cường cận giáp, một hoặc nhiều tuyến này làm tăng tiết quá nhiều hormone tuyến cận giáp. Một số người bị cường cận giáp đều bị sỏi thận. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp hoạt động thái quá ở những bệnh nhân như vậy làm giảm nguy cơ hình thành sỏi, nhưng nguy cơ vẫn ở mức cao trong một thời gian sau khi phẫu thuật [81]. - Bệnh lý khác: Bệnh tiểu đường, viêm khớp mạn tính, tắc nghẽn đường tiểu mạn tính, bệnh thận, tiêu chảy mãn tính, ung thư (chẳng hạn như bệnh bạch cầu và u lympho), và sarcoidosis (một loại viêm hạch bạch huyết và các mô khác) có nguy cơ cao bị sỏi [59], [65], [77], [80]. 1.1.3.2. Các yếu tố ngoại sinh (bên ngoài) - Sự khác biệt về địa lý + Các yếu tố dinh dưỡng, khoáng chất trong nước theo từng vùng địa lý
  18. 10 có thể góp phần gây ra sự khác biệt trong việc xuất hiện của sỏi thận [17], [80]. Các nghiên cứu đã cho thấy sỏi thận gặp nhiều nhất ở khu vực phía nam của Hoa Kỳ và thấp nhất ở khu vực phía tây. + Khí hậu nóng ẩm theo mùa làm tăng tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu do hiện tượng mất nước nhiều [27], [53], [75], [80]. Prine và cộng sự nghiên cứu vùng Đông Nam nước Mỹ (1956) cho thấy tỷ bệnh cao nhất ở các tháng 7, 8, 9 do nhiệt độ lên cao. + Sỏi hệ tiết niệu thường gặp trong mùa hè, do sự cô đặc nước tiểu tăng lên khi trời nóng bức (tăng tinh thể). Nước tiểu cô đặc có pH thấp, tăng nguy cơ tạo sỏi cystin và sỏi urat. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời là yếu tố làm tăng sản xuất vitamin D nội sinh, dẫn tới tăng calci niệu [30], [62], [50], [77]. - Lối sống + Thức ăn: Nói chung, thức ăn có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi, nhưng chỉ ở những người có yếu tố di truyền hoặc tiền sử dùng thuốc. Những người thường xuyên có chế độ ăn nhiều chất đạm động vật, ít chất xơ và các chất lỏng có thể có nguy cơ cao bị sỏi thận (sử dụng ở mức hàng ngày hoặc 4 -7 lần/tuần) [70], [71], [77], [80]. Một số loại thực phẩm có chứa axit oxalic, nhưng không có bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm đó có thể gây sỏi oxalate canxi ở những người không có yếu tố nguy cơ khác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng canxi và hạn chế muối, protein động vật, và các loại thực phẩm giàu oxalate có thể giúp ngăn ngừa sỏi canxi oxalate tái phát [17], [37], [56]. + Uống ít nước: Uống ít nước có nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu [17], [30], [62], [78]. Lượng nước cần cho 1 kg cơ thể trong điều kiện bình thường là 40ml. VD: Một người nặng 50kg cần 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Nếu lượng nước nhập < 1200ml/ngày làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Uống nhiều “nước cứng” (hàm lượng calcium cao) ít có nguy cơ tạo sỏi do tác dụng làm giảm oxalate nước tiểu [17], [56].
  19. 11 + Nghề nghiệp: những người làm việc ít vận động, ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu hơn những người thường xuyên vận động, đi lại. Những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao như công nhân lò hơi, hay những người làm việc thường xuyên ngoài trời nắng cũng nguy cơ sỏi niệu [17], [18], [45], [50]. + Tập thể dục: Những người không bao giờ tập thể dục hay có tập thể dục nhưng không đều đặn có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu cao hơn hẳn những người tập thể dục đều đặn [80].  Tập thể dục là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằm nâng cao hoặc duy trì sức khỏe của cơ thể. Tập thể dục đều đặn và thường xuyên sẽ nâng cao sức miễn dịch cơ thể và giúp ngăn ngừa một số bệnh như bệnh tim, hệ tuần hoàn, tiểu đường và béo phì. Nó còn nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp tinh thần lạc quan, ngăn chặn sự trầm cảm...  Tập thể dục thường xuyên là thời gian tập ≥ 5 ngày/tuần, mỗi ngày ít nhất là 30 phút. Tập thể dục không thường xuyên là thời gian tập < 5 ngày/tuần hay mỗi ngày ít hơn 30 phút.  Có rất nhiều môn để tập thể dục tuy đơn giản mà hiệu quả như: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, dưỡng sinh, bơi lội, nhảy dây, sử dụng máy tập. + Hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực là các hoạt động có sử dụng hệ cơ. Hoạt động thể lực có thể được phân chia thành các nhóm như: nhẹ, trung bình, nặng. Việc phân chia này kết hợp giữa tần suất, mức độ và khoảng thời gian được xác định cho tổng mức hoạt động thể lực. Một người có thể tiêu tốn một lượng năng lượng trong 1 giờ hoạt động thể lực với độ nhẹ tương đương với 30 phút hoạt động ở mức trung bình và 20 phút hoạt động ở mức độ nặng. Hoạt động thể lực chia làm 3 mức độ [73], [81]:  Nhẹ: nhân viên hành chính, các nghề lao động trí óc, nghề tự do, nội trợ, giáo viên.  Trung bình: công nhân xây dựng, nông dân, nghề cá, quân nhân.
  20. 12  Nặng: một số nghề nông nghiệp, công nhân công nghiệp nặng, nghề mỏ, vận động viên thể thao, quân nhân thời kỳ luyện tập, nghề rừng, nghề rèn. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ ngoại sinh khác cũng góp phần hình thành sỏi tiết niệu [17], [18]: + Thường xuyên lao động trong điều kiện nóng. + Nguồn nước cứng có nồng độ cao các ion calci, magiê... + Thường xuyên dùng một số loại thuốc như nhóm thiazides, vitamin C, vitamin D... 1.1.4. Triệu chứng sỏi hệ tiết niệu 1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng Một số bệnh nhân sỏi hệ tiết niệu có thể hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng, một số khác chỉ có những triệu chứng không điển hình như đau nhẹ âm ỉ vùng thắt lưng, mặc dù có sỏi rất lớn, thậm chí gây biến chứng thận ứ nước, suy thận nhẹ…). Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp ở bệnh nhân SHTN: 1.1.4.1.1. Triệu chứng cơ năng - Đau vùng thắt lưng: Cường độ có thể từ nhẹ, mơ hồ đến rất dữ dội, bệnh nhân có thể đau vùng hạ vị, đau hố chậu hai bên, thường đau tăng lên khi vận động mạnh [11], [36], [40], [78]. - Cơn đau quặn thận: Do tắc nghẽn gây giãn cấp đường tiểu, thường do sỏi NQ hay sỏi bể thận NQ. Cơn đau hay xảy ra sau một hoạt động mạnh, gắng sức, đau dữ dội, từng cơn, đau lan từ sau lưng ra trước bụng, từ trên xuống dưới vùng bẹn, hạ vị, cơ quan sinh dục ngoài và mặt trong đùi, đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, ngoài cơn bệnh còn đau âm ỉ vùng hông, tiểu nhiều hơn sau cơn đau [27], [30], [40], [78]. - Rối loạn đi tiểu: Tiểu khó, tiểu láu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu bí (sỏi BQ- NĐ) [27], [37], [78]. - Thay đổi màu sắc nước tiểu: Tiểu máu, tiểu đục, khi có nhiểm khuẩn kèm theo [11], [27], [78].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2