intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án: Nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh

Chia sẻ: 10 10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

293
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án: Nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh có cấu trúc nội dung gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương với nội dung của từng chương như sau: Chương 1 Cơ sở lý luận về nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh, chương 2 Nghệ thuật tạo hình trong thực tế biểu đạt tác phẩm điện ảnh (Nghiên cứu một số phim truyện Việt Nam), chương 3 Bàn luận và đúc kết từ vấn đề nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo. 

   

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án: Nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tạo hình là một trong những thành tố cơ bản cấu tạo nên hình tượng điện ảnh, giữ vai trò quan trọng đối với hiệu quả thể hiện tác phẩm phim truyện. Ngày nay, những đột phá kỹ thuật dẫn sự phát triển nhanh mạnh của truyền hình, Internet, kỷ nguyên kỹ thuật số cùng nhiều phương tiện truyền thông đa phương tiện khác, phương thức biểu đạt tạo hình trong phim truyện VN đã và đang phải đối diện với nhiều vấn đề phát sinh cần được nghiên cứu lý giải rõ ràng. Đó là những nội dung vừa mang giá trị thực tiễn chứa đựng tính học thuật cao như: Tại sao chất lượng tạo hình trong nhiều bộ phim truyện ngày càng sa sút, bộc lộ sự qua loa, thiếu chuyên nghiệp? Tại sao những chuẩn mực tạo hình phim truyện nhiều khi bị xem nhẹ? Nguyên nhân gì đã và đang làm nhạt đi sức hấp dẫn của hình ảnh phim truyện? Tại sao ngày một hiếm những tác phẩm “nghe - nhìn” vừa hay về nội dung, vừa đạt giá trị cao về nghệ thuật tạo hình trong thể hiện? Luận án Nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh (Nghiên cứu trường hợp một số phim truyện Việt Nam) mong muốn kiến giải những nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống, góp phần bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu lý luận mỹ thuật – điện ảnh, và đúc rút kinh nghiệm ứng dụng thực hành trong sáng tác - chế tác phim truyện. 2. Lịch sử những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài Về loại hình, loại thể của nghệ thuật, sách Hình thái học của nghệ thuật (2004) của M.Cagan đề cập đến nghệ thuật hình tượng, nghệ thuật âm thanh; Các nghệ thuật “hình tượng” (tức hình tượng cảm quan), đến
  2. 2 lượt nó, lại chia thành “tạo hình” (điêu khắc, kiến trúc) hay “vẽ” mà hình thức cao nhất là hội họa, và sự ra đời của điện ảnh là cái bao quát hội họa trong số những yếu tố được nó tổng hợp lại, và thay đổi để tạo nên một thể sáng tạo miêu tả mới; Về Mỹ thuật học, trong Con mắt nhìn cái đẹp (2005) và Ghi chú về nghệ thuật (2008), Nguyễn Quân đã đồng nghĩa khái niệm mỹ thuật và nghệ thuật tạo hình. Các nghiên cứu Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt (2011), của Trần Lâm Biền, Thế giới biểu tượng trong Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (2011) của Trần Lâm Biền,Trịnh Sinh, giúp người làm phim vận dụng có hiệu quả vào các đề tài phim lịch sử, cổ trang trong: tạo hình bối cảnh, tạo hình đạo cụ và tạo hình thiết kế phục trang, tạo hình mỹ thuật hóa trang diện mạo nhân vật; Về Mỹ học điện ảnh, nhiều tác giả nước ngoài đã bàn đến Mỹ học của phim đã nghiên cứu các khái niệm, phạm trù, quy luật về các mối quan hệ chằng chịt bên trong của quan hệ thẩm mỹ; Sách Bố cục khuôn hình ống kính máy quay phim (1983) của tác giả Головня А., đề cập đến tính thẩm mỹ trong bố cục khuôn hình, đề cao vai trò mỹ học trong tạo hình điện ảnh và Thế giới Nghệ thuật phim truyện (1984), của Муриан В. bàn đến mỹ học và tâm lý, cảm xúc cũng như tác động của tác phẩm điện ảnh đến thị hiếu người xem. Sách Gọi tiếng cho hình (2011), của David Sonnenschein (Mỹ) bàn về ngôn ngữ và hiệu quả thể hiện của hình ảnh và âm thanh; mối quan hệ phối trộn đặc biệt giữa âm thanh và hình ảnh; giữa âm thanh và nội dung truyện phim, thiết kế âm thanh qua hiệu quả gợi mở và liên tưởng tạo hình; Về Ký hiệu học, có nhiều nghiên cứu. Những tri thức điện ảnh (1995) của tác giả J.Monaco, Ký hiệu học nghệ thuật Sân khấu (1997) của Erika Fischer- Lichte, Ký hiệu học và mỹ học Điện ảnh của Iu.M.Lotman, coi tác phẩm điện ảnh như một hệ thống ký hiệu và những tổng hợp các ký
  3. 3 hiệu tạo nên hình ảnh của phim. Với phương thức thuật truyện: bằng hình ảnh động, bằng lời và bằng nhạc, giữa chúng hình thành những thành tố tạo hình cụ thể: Ký hiệu lời nói, Ký hiệu những hoạt động không lời (nét mặt, động tác…), Ký hiệu ngoại hình của diễn viên (mặt nạ, râu tóc, trang phục); Ký hiệu không gian (trang trí bối cảnh, đạo cụ được bày biện và diễn xuất, hiệu quả ánh sáng); Ký hiệu âm thanh không lời (tiếng động, lời thoại, âm nhạc). Sách Cấu trúc văn bản nghệ thuật (2004), của Iu.M.Lotman cũng coi ngôn ngữ tạo hình phim truyện như là hệ thống các ký hiệu, phim truyện là một hình thức kể chuyện bằng hình ảnh động và tiếng nói. Trong Hành trình nghiên cứu Điện ảnh Việt Nam (2007), của nhiều tác giả, GS.TS Đình Quang lý giải điện ảnh đậm tính ký hiệu hơn cả trên sân khấu cũng như trong các nghệ thuật tượng hình khác. Tác giả Đặng Văn Lung bàn về sự phân hợp trong sáng tác tập thể đối với các thành phần làm phim truyện, khi tất cả đều có chuyên môn riêng, có ngành học riêng và làm theo sự sáng tạo cao nhất của mình, rồi phối kết các mảng riêng ấy thành gắn bó, trong một cấu trúc chặt chẽ, sống động; Về Văn hóa học, sách Văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn (2006), tác giả Nguyễn Chí Bền, đã nêu lên những đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật trong bức tranh toàn cảnh của một nền văn hóa khi bàn đến khán giả và thị hiếu khán giả trong cảm thụ tác phẩm nghệ thuật nói chung và khảo sát mỗi bộ phim truyện nói riêng. Những nghiên cứu đã có là những dữ kiện khoa học đáng tin cậy liên quan ít nhiều đến đề tài luận án. Song, do nhiều mục đích tiếp cận khác nhau nên tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu và tiếp cận đa - liên ngành nào về Nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm
  4. 4 điện ảnh VN, về sự tổng hòa mọi hiệu quả tạo hình trong suốt tiến trình sáng - chế tác tác phẩm. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài của luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh, đóng góp một số lý luận mang tính ứng dụng thực tiễn nhằm đóng góp một số kinh nghiệm có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ lãnh vực sáng tác, chế tác phim và công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các chuyên ngành mỹ thuật - điện ảnh - truyền hình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh (qua nghiên cứu trường hợp một số phim truyện Việt Nam), khi tham gia vào mọi phương diện sáng tác của điện ảnh; lý giải mối quan hệ giữa nghệ thuật tạo hình với tạo hình điện ảnh. *Phạm vi nghiên cứu của luận án không khuôn định giới hạn thời gian theo một giai đoạn cụ thể nào, nhằm tránh được cái nhìn và nhận định phiến diện, đồng thời có điều kiện khảo sát, nghiên cứu toàn diện mọi khía cạnh nội dung và hình thức thể hiện nghệ thuật của mọi thành phần tạo tác phim truyện. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu liên ngành giao thoa giữa nghệ thuật tạo hình và tạo hình phim truyện, liên quan đến: văn học (kịch bản, lời thoại), nghệ thuật biểu diễn (diễn xuất của các nhân vật), nghệ thuật âm nhạc (nhạc phim)…và, nó còn cần được xem xét trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đa ngành để nhận diện: mỹ học, mỹ thuật học, nghệ thuật học, ký hiệu học nghệ thuật, xã hội học, dân tộc học, lịch sử, văn hoá học…Sử dụng phương pháp luận biện chứng, duy vật lịch sử
  5. 5 nhằm nghiên cứu các loại hình nghệ thuật đã tương tác hoàn thiện ngôn ngữ thể hiện hình ảnh và hiệu quả thị giác trên màn ảnh; Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội định tính, gồm: Nghiên cứu điền dã, NCS đã trực tiếp tham gia làm họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho một số bộ phim truyện VN; Nghiên cứu văn bản, tài liệu, các tác phẩm phim truyện, được giải quyết theo phương pháp tiếp nhận, phân tích, tổng hợp, so sánh và mô hình hoá; ngoài ra, thực hiện thao tác phân loại, đối chiếu, trích dẫn tài liệu, dùng hình ảnh, tài liệu để chứng minh cho những kiến giải và sử dụng phương pháp tham khảo chuyên gia khi xử lý phim ảnh, tư liệu, công trình nghiên cứu lý luận, kết hợp với việc phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm đúc rút những kinh nghiệm từ thực tế làm phim. 6. Giả thuyết nghiên cứu: Thứ nhất, phải chăng sự gắn kết, tổng hòa mọi hiệu quả tạo hình nhờ nghe – nhìn trong tác phẩm điện ảnh đã trở thành một yêu cầu thực tiễn mang tính quy luật?; Thứ hai, trên thực tế vai trò nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm phim truyện là đóng góp thật sự quan trọng, hay chỉ như một thành tố “cộng sinh”?; Thứ ba, phải chăng, thiết kế âm thanh được coi như một phương thức “tạo hình ẩn” trong tác phẩm điện ảnh và chứa đựng khả năng biểu hiện phong phú, có thể gợi mở, kích thích sự liên tưởng tạo hình nơi người xem? 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đóng góp lý luận có hệ thống về đặc trưng nghệ thuật tạo hình trong phim truyện, về mối quan hệ cộng hưởng, giao thoa giữa nghệ thuật tạo hình và tạo hình trong điện ảnh phim truyện; Đưa ra những kiến giải mang tính quy luật thông qua những phương thức biểu đạt tạo hình; Xác định các quy tắc thể hiện và phương thức biểu đạt nghệ thuật tạo hình tối ưu, nhằm đem lại chất lượng nghệ thuật cao hơn; Nghiên cứu lý luận và thực hành ứng dụng nghệ thuật tạo
  6. 6 hình, xây dựng định chuẩn cho một bộ phim truyện qua các phương thức biểu đạt tạo hình. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu (19 trang), kết luận (06 trang), phần Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án được cấu trúc theo trình tự sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh (33 trang) Chƣơng 2: Nghệ thuật tạo hình trong thực tế biểu đạt tác phẩm điện ảnh (Nghiên cứu trường hợp một số phim truyện việt Nam) (47 trang) Chƣơng 3: Bàn luận và đúc kết từ vấn đề nghiên cứu (32 trang) Danh mục các công trình liên quan đến luận án đã công bố (01 trang); Tài liệu tham khảo (08 trang); Phụ lục (100 trang). PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH 1.1. Một số khái niệm thao tác vận dụng vào luận án 1.1.1. Khái niệm về “Mỹ thuật” và “Nghệ thuật tạo hình” “Mỹ thuật” (Beaux- arts) gồm: hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ và cũng bao hàm những nghệ thuật được thực hiện pha trộn, trộn lẫn như điện ảnh, nhiếp ảnh, video cùng đồ hoạ vi tính và những loại hình nghệ thuật “có họ gần” với nghệ thuật tạo hình như: trình diễn, sân khấu, thiết kế sân khấu, múa… 1.1.2. Khái niệm về “Nghệ thuật Điện ảnh” qua mối quan hệ giữa nghệ thuật tạo hình và ngôn ngữ điện ảnh thể hiện đặc điểm vay mượn
  7. 7 trong hội họa (ánh sáng, bố cục, phối cảnh); trong văn học (văn xuôi thuyết minh khung cảnh, lời thoại); trong kịch (dàn dựng, diễn xuất); trong âm nhạc (âm thanh không gian, âm nhạc, nhịp điệu, dàn bè) song, lại tạo nên sự kết hợp đặc biệt các loại hình nghệ thuật, tạo nên một ngôn ngữ riêng mới của hình ảnh và âm thanh. 1.1.3. Khái niệm về “ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm điện ảnh” nghiên cứu như ngôn ngữ chung của nghệ thuật tạo hình được biểu hiện qua ba yếu tố: Yếu tố tạo hình, Kết cấu tạo hình, Nhịp điệu tạo hình đóng vai trò quan trọng, tạo nên sự đa nghĩa và giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật; thì, ngôn ngữ đặc trưng cơ bản nhất của tạo hình điện ảnh là: động - tĩnh - hình - thanh. 1.1.3.1. Ngôn ngữ tạo hình thể hiện qua ánh sáng, hình khối, không gian: là phương tiện và hình thức biểu hiện đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả thị giác. Xử lý ánh sáng phụ thuộc trước tiên vào những thiết bị kỹ thuật, sau mới là nghệ thuật, nhưng hiệu quả nghệ thuật lại bao trùm mục đích cần vươn tới. 1.1.3.2. Ngôn ngữ tạo hình bằng màu sắc, chất liệu trong phim truyện có thể hòa hợp theo chủ ý sáng tác của người làm phim qua trang trí bối cảnh, đạo cụ, hóa trang, phục trang nhân vật, kỹ thuật - nghệ thuật xử lý ánh sáng, quay hình ảnh, đến gia công kỹ xảo, cắt dựng phim. 1.1.3.3. Ngôn ngữ tạo hình bằng đường nét ẩn chứa ngay trong nghệ thuật dàn dựng cảnh của thiết kế mỹ thuật và hiệu quả xử lý bố cục khuôn hình ống kính máy quay và vốn gần gũi nhau trong quan niệm và cách nhìn khi khai thác. 1.1.3.4. Ngôn ngữ tạo hình hình ảnh động trên màn ảnh có được lại chủ yếu nhờ sự thể hiện vốn có của tạo hình trong chuyển động, chứ không
  8. 8 phải ở trạng thái tĩnh. Sự chuyển động của máy quay với đủ các động tác như: đẩy ra (zoom out), tiến vào (zoom in), di chuyển theo, lia lên, lia xuống, lia ngang (pal)…và sự vận dụng các kỹ xảo nhanh- chậm, xa - gần…của ống kính tạo nên những khả năng ưu việt cho ngôn ngữ điện ảnh. 1.1.3.5. Các“Phương thức biểu đạt tạo hình phim truyện” bao gồm: Phương thức sáng tác kịch bản hình ảnh phim truyện; Phương thức tạo hình thiết kế mỹ thuật và chỉ đạo dàn dựng bối cảnh; Phương thức tạo hình nhân vật (qua diện mạo, mỹ thuật hóa trang, thiết kế phục trang, cùng động tác diễn xuất và biểu cảm nội tâm); Phương thức tạo hình hình ảnh gồm: kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình ánh sáng và quay phim, dựng phim; Kỹ xảo và các hiệu quả đặc biệt; và Phương thức tạo hình “ẩn” bằng âm thanh qua kỹ thuật và nghệ thuật xử lý hòa thanh (thoại, tiếng động, âm nhạc). 1.2. Khái lƣợc về ngôn ngữ tạo hình trong một số thể loại phim 1.2.1. Ngôn ngữ tạo hình trong thể loại phim h nh ch rama) Chính kịch tự nhiên luôn bám sát hiện thực cuộc sống đời thường đòi hỏi lối tạo hình nghiêm túc chân thực theo lối kinh điển như các phim VN: Nguyễn Văn Trỗi, Thị xã trong tầm tay, Tổ quốc tiếng gà trưa, Nguyễn i uốc ở Hồng Kông…; Chính kịch hiện thực chấp nhận một phần hư cấu tạo nên những câu chuyện không hoàn toàn tuyệt đối giống y như sự thực ngoài đời, nhưng vẫn không xa rời thực tế: Vợ chồng A Phủ, Em bé Hà Nội, Cánh đồng hoang, Thung lũng hoang vắng, Đời cát… 1.2.2. Ngôn ngữ tạo hình trong thể loại phim ình cảm trong Điện ảnh VN, thể loại tình cảm (Melodrama) phát triển theo hai dòng: Dòng cổ điển có: Tội lỗi cuối cùng, Vị đắng tình yêu, Trái tim bé bỏng,
  9. 9 v.v…và Dòng pha trộn các thể loại khác nhau có: Em bé Hà Nội, Về nơi gió cát, Bến không chồng...theo đuổi chất liệu thực trong tạo hình hình ảnh, nhằm mang đến cho người xem cảm xúc thực từ đời sống. 1.2.3. Ngôn ngữ tạo hình trong thể loại phim Hài (Comedy) với Tạo hình nhân vật là quan trọng nhất. Áp dụng lối ước lệ, cách điệu, thậm chí cường điệu, khoa trương khác thường, cùng với tạo hình bối cảnh, đạo cụ trang trí và diễn xuất đồng điệu về ý đồ, những người làm phim có thể tạo ra “dị thường” khiến người xem bật cười. 1.2.4. Ngôn ngữ tạo hình cho thể loại phim hành động Action) 1.2.4.1. Phim phiêu lưu mạo hiểm: Với cách tạo hình luôn thay đổi động tác máy quay phim và chủ yếu gạn lọc, khai thác triệt để cảnh thiên nhiên, tạo ra sự cuốn hút từ bối cảnh thực với lối tả chân từ màu sắc, ánh sáng, không gian…đến từng chi tiết nhỏ của đạo cụ diễn xuất. 1.2.4.2. Phim trinh thám: Cách tạo hình bối cảnh, trang phục, hóa trang luôn theo bám tính chân xác của đời thực, nhưng phối kết hợp tạo hình ánh sáng và âm thanh tương phản, tạo nên đột biến. 1.2.4.3. Phim viễn tưởng - khoa học giả tưởng: Tạo hình kỹ xảo và hiệu quả đặc biệt đã gây nên sự rùng rợn. Sự đan xen thực, ảo trong tạo hình thông qua dựng phim, làm cho khán giả hồi hộp, gay cấn, qua cảm thụ nghe-nhìn. 1.2.4.4. Phim võ thuật: Đưa võ thuật lên vai trò hàng đầu, trong biểu cảm mỹ thuật đầy tinh tế từ ánh sáng, đường nét, màu sắc…đến không gian bối cảnh với những màn phi thân tạo nên hiệu quả thị giác đáng kinh ngạc. 1.2.4.5. Phim Gangster (Găngxtơ): Với thủ pháp tạo hình nhiều những cảnh ngắn, những cú máy động liên tục, tạo nên sự hối thúc, dồn dập nhiều
  10. 10 khi đến nghẹt thở. Sử dụng những cảnh quay ở góc thấp, bố cục đối tượng chính ở trung tâm khuôn hình, nhằm tạo nên hiệu ứng lớn nhất về thị giác. 1.2.4.6. Phim estern (Viễn Tây): Sử dụng góc độ tạo hình gây ấn tượng mạnh, những cận cảnh với nhiều cảnh quay ở góc máy thấp“mức dưới mắt cá chân”, thủ pháp dựng hình nhanh, kết hợp hiệu quả âm thanh tạo nên những tiết tấu dồn dập, gay cấn… 1.2.5. Ngôn ngữ tạo hình cho thể loại phim tạo cảm giác hồi hộp gồm: Ngôn ngữ tạo hình trong loại phim tội phạm-điều tra hình sự: Ngôn ngữ tạo hình trong loại phim kinh dị; Ngôn ngữ tạo hình cho loại phim thần thoại, ma quái… 1.3. Khái lƣợc về một số phong cách tạo hình tác phẩm nghe – nhìn từ góc độ hình thức biểu hiện tác phẩm và góc độ nội dung tác phẩm, có: 1.3.1. Phong cách tài liệu thường được coi là phương thức tả thực hữu hiệu, như các phim VN: Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Hà Nội 12 ngày đêm, Rừng đen…v.v... 1.3.2. Phong cách hội họa với những khuôn hình và hiệu quả tạo hình duy mỹ với từng khuôn hình có v “đẹp như tranh”. Máy quay thường đặt yên vị tại một điểm, góc quay gần như cố định, tiết tấu khoan thai, chậm rãi...như các phim VN: Về nơi gió cát, Bao giờ cho đến tháng Mười, Truyện của Pao… 1.3.3. Phong cách l ch sử với những phim song hành với hồi ức, sử dụng tông màu nâu là chủ đạo với các sắc độ đậm nhạt khác nhau, từ bối cảnh, đến trang phục nhân vật, tạo nên không khí hoài cổ, như các phim VN: Mê thảo – Thời vang bóng, Long Thành cầm giả ca… 1.3.4. Phong cách hiện thực qua hiệu quả tả thực, trình bày những gì được ống kính ghi lại được từ cảnh thật, nhưng để tránh tự nhiên chủ
  11. 11 nghĩa, sao chép hiện thực, hay tái hiện hiện thực, hoặc mô phỏng bản chất của hiện thực là biện pháp chính yếu để đạt tới mục tiêu giống thực. 1.3.5. Phong cách siêu thực tạo hình ánh sáng, chọn góc quay độc đáo nhằm gây nên cảm giác hư ảo, khác thực; sử gương phản chiếu nhân nhiều hình ảnh, làm cho méo mó, biến dạng nhân vật, cảnh vật… 1.4. Nghệ thuật tạo hình trong phƣơng thức biểu đạt một số khuynh hƣớng thể hiện phim truyện 1.4.1. ạo hình phim truyện theo huynh hướng iện thực thơ mộng với không khí tạo hình dàn cảnh thiên về gợi buồn, nặng nề với nội ngoại cảnh u tối, ngột ngạt, bức bối, những mặt đường ngập rác, lầy lội…tạo cảnh quay rộng, di chuyển máy, tạo cú máy dài, có lúc gắn buộc máy vào diễn viên tạo nên những chuỗi hình ảnh bám theo nhân vật. 1.4.2. ạo hình phim truyện theo huynh hướng n hiện thực triệt để khai thác ngoại cảnh, phản đối bối cảnh giả trong trường quay. Lia máy quay qua từng góc nhỏ của đối tượng cần quay, đặt máy ngang tầm mắt, hoặc góc quay thấp, hướng từ dưới lên, nhân vật. 1.4.3. ạo hình phim truyện theo huynh hướng iện thực N xem trọng những thành tựu nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực cổ điển (thế kỷ XIX); xác định phương thức nghệ thuật chủ yếu là sự miêu tả "giống như thực", như bản thân đời sống như: Con chim Vành khuyên, Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Nổi gió, Nguyễn Văn Trỗi, Mẹ vắng nhà, Bao giờ cho đến tháng Mười… 1.4.4. ạo hình phim truyện theo huynh hướng mỹ thuật Ấn tượng đặc biệt đề cao vai trò của ánh sáng, quan niệm kể cả bóng tối cũng có màu sắc và khoảnh khắc ánh sáng là ngắn ngủi, luôn biến đổi.
  12. 12 1.4.5. ạo hình phim truyện theo huynh hướng Siêu thực tạo hình dàn cảnh thường ngả theo xu hướng làm xáo trộn trật tự vốn có của sự vật. Các tông màu chủ yếu là trắng, đen và xám, tạo cho khuôn hình v u ám, ảm đạm lặng câm, như giấc mơ, ảo giác những đường nét, mảng khối, hình thể, màu sắc, ánh sáng… 1.4.6. ạo hình phim truyện theo huynh hướng chủ nghĩa ấu trúc làm nổi bật một số chi tiết, rồi dùng kỹ xảo ảo thị thu nhỏ dần hình ảnh của nó cho đến khi biến mất.Trong không gian đồng hiện với hiệu quả ánh sáng và bố cục khuôn hình mang yếu tố siêu thực, chủ đích dùng ánh sáng và tiết chế các tông màu, hay sắc đen - trắng, rồi nhuộm chúng trong (sắc nóng, hoặc lạnh) thứ ba. Tiểu kết chƣơng 1 Ngôn ngữ biểu hiện đặc trưng cơ bản của nghệ thuật tạo hình, hiển thị trong các phương thức tạo hình phù hợp với từng thể loại và phong cách thể hiện phim truyện. Trong nghệ thuật thể hiện tác phẩm, tạo hình điện ảnh vẫn tiếp thu và theo đuổi v đẹp của nghệ thuật tạo hình truyền thống, nhưng nhận thức rằng mỗi khuôn hình không phải là một bức tranh đơn độc, mà chúng phải nằm trong tổng thể bộ phim, hàm chứa những ẩn ý, có thể tạo ấn tượng mạnh, kích thích trí tưởng tượng, gợi mở sự liên tưởng của khán giả. Chƣơng 2 NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG THỰC TẾ BIỂU ĐẠT TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ PHIM TRUYỆN VN) 2.1. Nghệ thuật tạo hình trong phƣơng thức sáng tác kịch bản hình ảnh
  13. 13 2.1.1. ảm quan và tư duy mỹ thuật từ tác giả ch bản với tư duy và cảm xúc tạo hình luôn gắn liền truyện phim. Nó không phải sự liên tưởng chung chung, mà là cảm giác màn ảnh với hình ảnh và âm thanh một cách cụ thể của biên kịch, dẫn dụ kỹ năng tác nghiệp chính xác cho tập thể làm phim. 2.1.2. Nghệ thuật tạo hình trong phương thức soạn thảo ch bản phim truyện qua văn bản viết, không gian, thời gian, bối cảnh, diện mạo và đặc điểm, tính cách, hành động nhân vật, được tổng hòa trong thế giới màu sắc, ánh sáng và âm thanh…mà tác giả kịch bản luôn mong muốn nhìn thấy chúng trên màn ảnh - đúng y như mình tưởng tượng. 2.1.3. Nghệ thuật tạo hình trong phương thức thể hiện ch bản ph n cảnh ch bản ỹ thuật) của đạo diễn là sự cụ thể hóa tư duy tạo hình bằng các cỡ cảnh (toàn, trung, cận, đặc tả), độ dài mỗi cảnh; nội dung thoại và diễn xuất cho diễn viên; hiệu quả ánh sáng, âm thanh tiếng động, trong bộ phim tương lai. 2.1.4. Nghệ thuật tạo hình qua hệ thống bản vẽ phác họa “phim trên giấy” Story board) qua Diễn giải phân cảnh của đạo diễn bằng hình vẽ được thể hiện bằng nét với ngôn ngữ tốc họa, ký họa… thể hiện hình ảnh liên hoàn của “bộ phim trên giấy” với hệ thống phác họa sinh động cho“kịch bản bằng hình” từ khi phim chưa bấm máy. 2.2. Nghệ thuật tạo hình trong thiết kế mỹ thuật bối cảnh và sắp đặt đạo cụ 2.2.1. Nghệ thuật tạo hình trong hệ thống các bản vẽ thiết ế mỹ thuật bối cảnh nội, ngoại) của người họa sĩ qua những bản vẽ chi tiết về phối cảnh của các bối cảnh (nội cảnh, ngoại) – nơi dung chứa hành động nhân vật. Những phác thảo này là kết quả những bàn bạc, thống nhất với
  14. 14 đạo diễn, quay phim và nhà sản xuất về phương án tạo hình và dự toán kinh phí. 2.2.2. Nghệ thuật tạo hình trong hệ thống bản vẽ phác thảo phối cảnh cùng các bản vẽ thiết ế ỹ thuật (đồ thức mặt bằng, mặt cắt, mặt nhìn nghiêng…) qua hệ thống bản vẽ phối cảnh bằng màu, các bản vẽ đạc biểu kiến trúc (mặt bằng, mặt cắt, mặt nghiêng…); với các số đo chiều ngang, rộng, cao của bối cảnh, mặt bằng…để dàn dựng bối cảnh. 2.2.3. Nghệ thuật tạo hình trong hệ thống các bản vẽ phác thảo đạo cụ (đạo cụ trang trí và đạo cụ phục vụ diễn xuất) cần xác định rõ tính lịch sử, đặc điểm thời đại, màu sắc, kiểu loại, kích thước, phù hợp với nhân vật trong truyện phim...Đạo cụ trang trí được sắp đặt, bày biện gắn liền với bối cảnh. Đạo cụ diễn xuất phục vụ cho cảnh diễn. Đôi khi có chủng loại đạo cụ vừa làm nhiệm vụ trang trí, vừa phục vụ diễn xuất của nhân vật, nhiều khi có ý nghĩa như một “diễn viên phụ”. 2.2.4. hể hiện nghệ thuật tạo hình tạo hình trong ỹ thuật - nghệ thuật dàn dựng bối cảnh cần có đủ năng lực quản lý cả nghệ thuật, kỹ thuật và kinh tế trong thiết kế và chỉ đạo dàn dựng bối cảnh. qua hiệu quả gia công chỉnh sửa, thêm, bớt…sao cho phù hợp với yêu cầu cảnh quay; qua tạo hình bối cảnh giả trong trường quay; phải phù hợp với nội dung phim và ý đồ của đạo diễn; phù hợp với công nghệ sản xuất phim truyện và phù hợp với điều kiện kinh phí cho phép. 2.3. Nghệ thuật tạo hình trong phƣơng thức tạo dựng hình tƣợng nhân vật và trang phục 2.3.1. Nghệ thuật tạo hình nh n vật trong lựa chọn ngoại hình diễn viên qua việc thử vai diễn (casting) để tuyển chọn người vào vai nhân vật thông qua việc các yếu tố ngoại hình sẵn có đòi hỏi diễn viên cần có
  15. 15 “thanh sắc” nghĩa là ngoài ngoại hình phù hợp, dễ coi, còn phải có âm giọng, nhịp điệu, đạt chuẩn. Ngoại hình và tài năng hóa thân của diễn viên liên quan mật thiết đến sự thành bại của mỗi tác phẩm. 2.3.2. Nghệ thuật tạo hình nh n vật trong mỹ thuật hóa trang diễn viên với hình tượng và đặc điểm nhân vật được thể hiện sẽ được nâng cao nhờ tạo hình mỹ thuật hóa trang (râu, tóc, đồ trang sức, các trạng thái bên ngoài của nhân vật…) phù hợp theo nội dung truyện phim. 2.3.3. Nghệ thuật tạo hình nh n vật trong mỹ thuật thiết ế phục trang 2.3.3.1. Thể hiện tạo hình trong các phác thảo phục trang và diện mạo nhân vật chiếm vai trò quan trọng. là nhiệm vụ chủ yếu của người họa sĩ thiết kế mỹ thuật. 2.3.3.2. Thể hiện tạo hình trong nghiên cứu, phục chế, thiết kế may, mua mới, thuê mượn…trang phục nhân vật phụ thuộc vào ngoại hình nhân vật, thông qua: kiểu loại, chất liệu, màu sắc, phù hợp với tính lịch sử, thời đại, giai đoạn, vùng miền, quốc gia…mà truyện phim đòi hỏi. Phục trang phim truyện về các thời đại cổ xưa cho đề tài lịch sử, dã sử, cổ trang luôn là thách thức lớn. 2.3.4. hể hiện nghệ thuật tạo hình qua hành động diễn xuất, cử chỉ, động tác biểu lộ (bên ngoài) và biểu cảm nội t m (từ bên trong) nh n vật được bộc lộ qua nhờ cử chỉ, điệu bộ, động tác diễn xuất bên ngoài và biểu cảm tinh tế từ nội tâm của nhân vật. Diễn viên tài năng phải “biết đánh mất mình”, sẵn sàng “tàn tạ, làm xấu mình,” để thay vào đó là sự kết tinh cao nhất của hình tượng nhân vật. 2.3.5. hể hiện nghệ thuật tạo hình nh n vật qua các diễn viên đóng thế, các hình nộm giả thay người… để “đánh lừa” khán giả, phải tạo hình
  16. 16 sao cho diễn viên đóng thế (casscadeur) có ngoại hình, giống hệt như diễn viên chính. Nghệ thuật chế tạo hình nộm giả bằng nhựa (composit), bằng rơm, vải, mốp…để quăng xuống vực sâu, hoặc lao vụ nổ, lửa cháy...mà trên màn ảnh phải đạt hiệu quả “giả như thật”. 2.3.6. hể hiện nghệ thuật tạo hình nh n vật bằng “diễn viên” là các loài động vật, thú dữ, gia cầm, chim muông, côn trùng…vào đóng phim là thách thức không nhỏ, đòi hỏi cực kỳ kiên nhẫn và tốn nhiều phim quay hỏng. Việc chuẩn bị trước những bản phác họa tạo hình, sẽ giúp người làm phim đạt giảm bớt khó khăn, chi phí, thời gian… khi thực hiện tạo hình hình ảnh tại hiện trường. 2.4. Nghệ thuật tạo hình trong các phƣơng thức tạo hình hình ảnh 2.4.1. Nghệ thuật tạo hình trong ỹ thuật và nghệ thuật xử lý ánh sáng là phương tiện biểu đạt nội dung, kịch tính của mỗi cảnh quay. Phương pháp sử dụng ánh sáng mang tính hội họa trong tạo hình phim truyện đã từng một thời chiếm vị trí chủ đạo. Đến nay đã diễn ra sự thay đổi cơ bản mang tính cách tân trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng quay phim, từ bỏ hiệu quả ánh sáng sân khấu và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên - thành nguồn sáng chính, phối kết hài hòa với ánh sáng nhân tạo. 2.4.2. Nghệ thuật tạo hình trong phương thức xử lý máy quay phim nhà quay phim là người tạo hình thị giác cuối cùng giống một họa sĩ khi sử dụng hình ảnh, màu sắc, ánh sáng…bằng máy quay. Bằng các góc độ, động tác máy phong phú, truyện phim được thể hiện qua việc tạo hình khuôn hình. Sứ mệnh của nhà quay phim là chưng cất tổng hợp hòa quyện mọi hiệu quả tạo hình từ đóng góp toàn diện của mọi thành phần chuyên môn vào những thước phim quay được.
  17. 17 2.4.3. Nghệ thuật tạo hình trong phương thức thể hiện ỹ xảo và các hiệu quả đặc biệt quay phối hợp) Sự phát triển như vũ bão của tin học và điều khiển học đã được ứng dụng nhanh chóng vào kỹ xảo điện ảnh, tạo ra những hiệu quả mới trong tạo hình điện ảnh nhờ những kỹ xảo đặc biệt. Nghệ thuật tạo hình tinh xảo được thể hiện kỹ lưỡng, đầy sáng tạo, qua xử lý các hiệu ứng trên máy vi tính tạo được hiệu quả tạo hình kỳ thú và muôn vàn hình ảnh đầy thẩm mỹ. 2.4.4. Nghệ thuật tạo hình trong phương thức thể hiện ỹ thuật - nghệ thuật cắt dựng phim (montage) từ những năm 1920, đã góp phần quan trọng vào việc kết cấu một bộ phim. Nghệ thuật tạo hình qua phương thức cắt dựng phim thực sự là quá trình sáng tạo lần cuối ở hậu kỳ. Bằng sự sắp xếp có chủ đích, trật tự của hình ảnh và âm thanh cùng làm nên một hiệu quả mới nhiều khi còn vi diệu hơn cả những ý tưởng ban đầu, với mối liên hệ giữa hình ảnh này với hình ảnh khác thông qua thao tác cắt dựng phim. Tiểu kết Chƣơng 2 Nghệ thuật tạo hình thể hiện rõ vai trò của mình ngay từ quá trình xây dựng kịch bản hình ảnh: qua văn bản kịch bản của biên kịch, qua kịch bản phân cảnh và hệ thống phác họa phim trên giấy (story board) của đạo diễn; qua thiết kế mỹ thuật trang trí bối cảnh, đạo cụ; tạo hình nhân vật qua ngoại hình diễn viên và mỹ thuật hóa trang, thiết kế phục trang và nghệ thuật diễn xuất qua động tác cùng biểu cảm nội tâm nhân vật; qua phương thức tạo hình hình ảnh gồm: xử lý tạo hình ánh sáng, tạo hình bằng ống kính máy quay phim và gia công tạo hình kỹ xảo; kỹ thuật - nghệ thuật cắt dựng phim để làm nên tác phẩm điện ảnh.
  18. 18 Chƣơng 3 NHỮNG BÀN LUẬN RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Bàn luận về mối quan hệ giữa hiệu quả tạo hình hình ảnh và tạo hình “ẩn” qua phƣơng thức hòa thanh (tiếng động, thoại, âm nhạc) 3.1.1. Phương thức tạo hình “ẩn” qua ỹ thuật – nghệ thuật thiết ế âm thanh với hiệu quả của phương thức hòa thanh (thoại, tiếng động, âm nhạc) tác động trực tiếp đến giá trị nội dung và thẩm mỹ của tác phẩm điện ảnh. Người xem không chỉ đòi hỏi được nhìn rõ hình ảnh mà còn muốn nghe rõ mọi tiếng động, âm thanh từ tiếng động, nhạc phim, lời thoại thậm chí đến cả một làn hơi thở nhẹ của nhân vật. Tiếng một giọt nước rơi cũng đánh thức một loạt tiềm thức khác. Ngay từ thời phim câm, đã có dàn nhạc, đàn organ, hay piano đệm nhạc. Tới khi phim có tiếng động (1927), nhiều người vẫn quen coi hình ảnh là chính yếu, mà âm thanh chỉ có tác dựng bổ trợ làm nền. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, đã đổi mới quan niệm khi nhận thấy âm thanh chính là thành tố tạo hình “ẩn”trong tác phẩm nghe nhìn. Âm thanh trở nên phong phú hơn khi có thể vây bọc lấy người xem và tạo ra những cảm xúc sinh động. Âm thanh đồng bộ với hình ảnh (hoặc ngoài hình) có tác dụng đồng hành, đối ứng, tạo sự liên tưởng tạo hình, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tinh thần, tâm lý, cảm xúc…người xem. Trong khi điện ảnh nhiều nước đều áp dụng phương pháp thu thanh đồng bộ ngay tại hiện trường, thì điện ảnh VN vẫn làm phim theo cách tách riêng phần ghi hình và phần ghi âm, nên sự hạn chế của âm thanh bộc lộ khá rõ nét. Nhiều bộ phim VN mong đạt chuẩn về âm thanh, đều phải đem đi gia công tại nước ngoài.
  19. 19 3.1.2. Mối quan hệ giữa m nhạc, ca húc và hình ảnh phim truyện gắn với nội dung phim và giúp ích đắc lực nhất cho việc nâng cao hiệu quả tác phẩm điện ảnh. Âm nhạc trong phim thật sự có giá trị khi nó hài hòa nhuần nhuyễn với hình ảnh, phục vụ đắc lực cho nội dung chuyện kể, chứ không phải để nghe cho sướng tai. Không thể nhặt nhạnh của phim này để đưa vào phim khác. Bài hát đúng chỗ, ca từ phù hợp, sẽ gợi mở thêm cảm xúc của người xem. “My Heart Will Go On” (do Celine Dion thể hiện trong phim Titanic) đã giành giải Oscar cho ca khúc hay nhất; “Unchained Melody” hòa thanh trong Hồn ma (Ghost) từng được đề cử giải Oscar cho nhạc phim hay nhất; Ca khúc “Chị tôi” phim Người Hà Nội đã gắn liền với sự thành danh của ca sĩ Mỹ Linh; những “Dã từ dĩ vãng”, “Trống vắng” “Trái tim không ngủ yên”, “Xin làm người hát rong”… đã khẳng định tên tuổi ca sĩ Phương Thanh. 3.2. Bàn luận về vai trò tạo hình của hệ thống bối cảnh trƣờng quay. 3.2.1. hưa thể là tạo hình điện ảnh chuyên nghiệp, hi hông có hệ thống trường quay đồng bộ và vì thế nhiều đoàn làm phim đã chọn bối cảnh có sẵn để quay. Khi mặt bằng quá chật hẹp, quay phim không thể tự do tiến lùi theo các động tác máy và góc độ bố cục tạo hình như mong muốn. Trường quay còn làm thành điểm tham quan hấp dẫn. 3.2.2. Phim truyện l ch sử Việt Nam vừa “yếu và thiếu” vì những lúng túng trong tạo hình thiết ế mỹ thuật phim bởi sự thiếu thốn bối cảnh, đạo cụ, trang phục...Nếu có sẵn các bối cảnh tại trường quay, người làm phim sẽ chủ động về tiến độ quay và giảm thiểu chi phí. 3.2.3. ác yêu cầu đặc thù về dàn dựng cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá tr tác phẩm điện ảnh cần đáp ứng các:
  20. 20 +Yêu cầu về tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử +Yêu cầu về việc thể hiện chính xác +Yêu cầu về việc tạo nên dấu tích con người +Yêu cầu về việc tạo được hiệu quả“thật” cho bối cảnh “giả” 3.3. Bàn về phƣơng thức và hiệu quả tạo hình thiết kế mỹ thuật trang phục, đạo cụ gắn liền với hình tƣợng nhân vật trước tình trạng tùy tiện dùng phục trang diễn viên thay cho trang phục nhân vật. Hàng loạt những đạo cụ thiếu chuẩn xác về thời đại, giai đoạn lịch sử…là những “hạt sạn” mà nhiều bộ phim đã mắc phải. Sự giản đơn đến mức dễ dãi cùng với tốc độ quay rút ngắn đến chóng mặt đã làm sa sút chất lượng tạo hình. 3.4. Bàn về phƣơng thức và hiệu quả tạo hình nhân vật qua mỹ thuật hóa trang và nghệ thuật diễn xuất qua tạo hình diện mạo và diễn xuất chính là ngòi nổ lôi kéo khán giả. Mỹ thuật hóa trang đóng vai trò quan trọng trong tạo hình nhân vật, và ngày càng có nhiều chất liệu phong phú để thay hình, đổi dạng chỉ sau một số thao tác dễ dàng. Khi diễn viên không đọc kịch bản, không thuộc thoại, phải “nhắc tuồng” để nhại theo, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả diễn xuất, bởi lối diễn đờ đẫn, vô cảm, mất tự nhiên, đã làm hiệu quả tạo hình bị sút giảm rõ rệt. 3.5. Bàn về phƣơng thức và hiệu quả tạo hình hình ảnh, vai trò quyết định đến sự thành bại của tác phẩm nghe - nhìn Xử lý ánh sáng chính là công việc quan trọng nhất của người quay phim, sử dụng ánh sáng chan hòa, sáng mặt ăn tiền, làm mất hết hiệu quả chiều sâu. Có thể thấy, một số bộ phim do Việt kiều hoặc người nước ngoài quay: o lụa Hà Đông, Dòng máu anh hùng, 14 ngày phép…được tạo hình ánh sáng rất đáng khích lệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2