Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định
lượt xem 14
download
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu "Nghiên cứu tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định" trình bày tổng quan các nghiên cứu về hệ sinh thái – xã hội, khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và thích ứng dựa vào hệ sinh thái; Kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định
- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HOÀNG THỊ NGỌC HÀ NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI TẠI HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội - 2022
- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI TẠI HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Biến đổi khí hậu Mã số: 9440221 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Tác giả luận án Giáo viên hướng dẫn 1 Giáo viên hướng dẫn 2 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Ngọc Hà GS. TSKH Trương Quang Học TS. Bạch Quang Dũng Hà Nội - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các kết quả nghiên cứu tham khảo của các tác giả khác đã được trích dẫn đầy đủ trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, GS. TSKH Trương Quang Học và TS. Bạch Quang Dũng, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án tiến sĩ. Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN), Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo, các Thầy, Cô và các anh chị em đồng nghiệp trong Viện IMHEN đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt của lãnh đạo UBND huyện Giao Thuỷ, cán bộ các Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Văn phòng UBND huyện và UBND các xã Giao An, Giao Tiến, TT Quất Lâm,..; ông Nguyễn Viết Cách, chị Vũ Thị Hồng Hạnh ở VQG Xuân Thuỷ; và nhóm cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE): Nguyễn Hải Anh, Vũ Kim Oanh, Bùi Thị Phương Hà, Bùi Hải Vân, đã nhiệt tình hỗ trợ thu thập thông tin, số liệu và triển khai hoạt động nghiên cứu tại địa phương; cảm ơn ThS Nguyễn Hồng Sơn đã hỗ trợ về kỹ thuật bản đồ. Tôi xin trân trọng cảm ơn Dự án READY do Viện Nghiên cứu Phát triển châu Á và TT Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng thực hiện đã tạo điều kiện cho NCS trong năm 2016, 2017 được kết hợp thu thập thông tin về thiên tai, rừng ngập mặn ở địa phương. Xin trân trọng cảm ơn các thầy – chuyên gia về sinh thái, địa lý cảnh quan đã góp ý, hỗ trợ tài liệu và động viên NCS theo đuổi hướng nghiên cứu này, đặc biệt là cố GS.TS Mai Đình Yên và PGS. TS Nguyễn An Thịnh. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đến Gia đình – những người đã luôn ở bên và dành nhiều sự giúp đỡ, động viên tinh thần trong suốt quá trình tôi làm nghiên cứu sinh. Tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà
- iii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... VIII MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Luận điểm bảo vệ của luận án ........................................................................... 3 5. Những điểm mới của luận án ............................................................................ 4 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................. 4 7. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI, KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÍCH ỨNG DỰA VÀO HỆ SINH THÁI .......................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 6 1.1.1. Hệ sinh thái – xã hội và tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội ....... 6 1.1.2. Đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội và phương pháp đánh giá bằng bộ chỉ số ......................................................... 17 1.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái .................................. 22 1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 25 1.2.1. Nghiên cứu về tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội ở Việt Nam . 25 1.2.2. Nghiên cứu về đánh giá khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH ......... 32 1.2.3. Nghiên cứu về thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam ......................... 35 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................. 37 1.3.1. Đặc trưng về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Giao Thuỷ ........ 37 1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 40 1.3.3. Nghiên cứu về biến đổi khí, khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội và tiếp cận dựa vào hệ sinh thái tại địa bàn huyện Giao Thuỷ ............................... 42 1.3.4. Các xã nghiên cứu điển hình cho thực hiện phân vùng ST-XH ................... 44 Tiểu kết Chương 1 - Tổng quan tài liệu: ................................................................ 46 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 49
- iv 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 49 2.1.1. Các khái niệm ............................................................................................... 49 2.1.2. Tính hệ thống, liên ngành của vấn đề nghiên cứu ........................................ 52 2.1.3. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu ............................................................. 56 2.2. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và số liệu ......................................... 57 2.2.1. Cách tiếp cận ................................................................................................ 57 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 59 2.3. Số liệu sử dụng trong Luận án ........................................................................ 75 Tiểu kết Chương 2: ................................................................................................ 77 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BĐKH CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI HUYỆN GIAO THUỶ..................................................................................... 78 3.1. Đánh giá tác động của thiên tai, BĐKH đến hệ ST-XH huyện Giao Thuỷ 78 3.1.1. Phân vùng hệ sinh thái – xã hội theo chức năng sinh thái .......................... 78 3.1.2. Sự biến đổi, dao động của các yếu tố khí hậu ............................................. 82 3.1.3. Tác động của thiên tai, BĐKH đến các lĩnh vực của huyện Giao Thuỷ ..... 90 3.1.4. Tác động của thiên tai, BĐKH tới các tiểu vùng sinh thái – xã hội.......... 101 3.1.5. Tác động tiềm tàng của BĐKH theo kịch bản .......................................... 106 3.2. Đánh giá khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH huyện Giao Thuỷ. 108 3.2.1. Bối cảnh đề xuất bộ chỉ số đánh giá khả năng chống chịu BĐKH ........... 108 3.2.2. Căn cứ và nguyên tắc đề xuất bộ chỉ số .................................................... 109 3.2.3. Bộ chỉ số đánh giá khả năng chống chịu BĐKH huyện Giao Thuỷ ......... 110 3.2.4. Khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ ............ 116 3.3. Đề xuất các giải pháp thích ứng theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái cho tăng cường khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH .................................. 133 Tiểu kết Chương 3: .............................................................................................. 139 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 147 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 160
- v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thông tin chung về kinh tế, lao động và việc làm của 2 xã khảo sát ........ 44 Bảng 1.2. Đặc điểm sinh thái – xã hội của xã đại diện các phân vùng ST-XH.......... 45 Bảng 2.1. Khung ma trận 5*5 trong phương pháp đánh giá CDRI [126, 127] .......... 65 Bảng 2.2. Ma trận 5*5 cho phân tích các nguồn lực của hệ sinh thái – xã hội .......... 66 Bảng 2.3. Ma trận xét trọng số các tiêu chí ................................................................ 72 Bảng 2.4. Các công cụ thu thập thông tin khảo sát định tính và định lượng .............. 76 Bảng 3.1. Chỉ tiêu phân vùng HST – XH huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............ 79 Bảng 3.2. Đặc điểm sinh thái- xã hội của các phân vùng........................................... 81 Bảng 3.3. Đặc trưng rét đậm ở Giao Thủy thời kỳ 1986-2005 & 2006-2016 ............ 86 Bảng 3.4. Tổng hợp quan sát sự xuất hiện các hiện tượng thiên tai cực đoan giai đoạn giai đoạn 2007-2017 so với trước năm 2007 .............................................................. 89 Bảng 3.5. Mức độ tác động của thiên tai đến các lĩnh vực (theo thang điểm từ 1 – 5) .................................................................................................................................... 90 Bảng 3.6. Mức độ phụ thuộc của hoạt động sinh kế vào hệ sinh thái tự nhiên .......... 95 Bảng 3.7. Độ mặn tại một số điểm huyện Giao Thủy đo tháng 12/2014 ................... 97 Bảng 3.8. Diện tích sử dụng đất qua các giai đoạn 1986 -1995-2005 – 2015 .......... 100 Bảng 3.9. Tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến các phân vùng ST-XH ...... 103 Bảng 3.10. Nguy cơ ngập vì nước biển dâng đối với huyện Giao Thuỷ và tỉnh Nam Định theo kịch bản Biến đổi khí hậu 2020 (Bộ TN&MT) ....................................... 106 Bảng 3.11. Bộ chỉ số đánh giá KNCC BĐKH của hệ ST-XH huyện Giao Thuỷ .... 110 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí của từng nguồn lực.................. 117 Bảng 3.13. Xét trọng số của các tiêu chí trong mỗi nguồn lực ................................ 119 Bảng 3.14. Xếp hạng các nguồn lực thể hiện khả năng chống chịu BĐKH ............ 120 Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn lực xã Giao An – phân vùng ngoài đê .................................................................................................................................. 122 Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn lực xã Giao Tiến – phân vùng trong đê .................................................................................................................................. 123 Bảng 3.17. So sánh kết quả đánh giá nguồn lực của 2 xã Giao Tiến và Giao An .... 124
- vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Ba Khung phân tích về hệ ST-XH được áp dụng nhiều nhất: ...................... 9 Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Giao Thuỷ ......................................................... 39 Hình 1.3. Cơ cấu kinh tế huyện .................................................................................. 40 Hình 1.4. Sử dụng đất nông nghiệp của 2 xã Giao An và Giao Tiến ......................... 44 Hình 2.1. Minh họa của IPCC về các vấn đề cốt lõi trong các hệ ST-XH ................. 53 Hình 2.2. Vai trò của EbA trong các lĩnh vực ............................................................ 53 Hình 2.3. Áp dụng cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, dựa trên tự nhiên .................. 54 Hình 2.4. Khung phân tích hệ ST-XH cho huyện Giao Thuỷ, Nam Định ................. 56 Hình 2.5. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu về tăng cường khả năng ............. 56 Hình 2.6. Phát triển bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá nguồn lực của hệ ST-XH ............... 67 Hình 2.7. Sơ đồ bài toán phân tích thứ bậc trong phương pháp AHP [130, 40] ........ 70 Hình 2.8. Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên [130] ................... 71 Hình 2.9. Sơ đồ khối xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái - xã hội ......................... 74 Hình 2.10. Các nhóm tham gia khảo sát, tham vấn và kiểm chứng thông tin ............ 76 Hình 2.11. Phân tách giới: Tỷ lệ nam - nữ tham gia khảo sát .................................... 76 Hình 3.1. Bản đồ phân vùng chức năng sinh thái huyện Giao Thuỷ.......................... 79 Hình 3.2. Bản đồ các phân vùng sinh thái - xã hội của huyện Giao Thuỷ ................. 80 Hình 3.3. (A) Xu thế biến động nhiệt độ trung bình tháng 7 giai đoạn 1961-2015 tại trạm khí tượng Văn Lý, và (B) sự thay đổi nhiệt độ trung bình qua các thập kỷ tại tỉnh Nam Định ............................................................................................................ 83 Hình 3.4. Xu thế lượng mưa năm và so sánh giữa thời kỳ 2006-2015 với 1961-2004 tại các trạm đo mưa ở huyện Giao Thủy và lân cận ................................................... 83 Hình 3.5. Số cơn bão và ATNĐ vào huyện Giao Thuỷ qua các thập kỷ ................... 85 Hình 3.6. Độ mặn lớn nhất tại các điểm đo trên sông Hồng thuộc H. Giao Thuỷ ..... 87 Hình 3.7. Tần suất xuất hiện của các hiện tượng thiên tai, BĐKH ............................ 89 Hình 3.8. Mức độ lo ngại của người dân .................................................................... 89 Hình 3.9. Biến động của một số kiểu hệ sinh thái qua các giai đoạn ......................... 92 Hình 3.10. Dự báo biến đổi diện tích RNM khu vực cửa sông Ba Lạt, huyện Giao Thủy dưới tác động của BĐKH vào năm 2030 [142] ................................................ 93 Hình 3.11. Sự thay đổi (giảm) diện tích trồng lúa và làm muối ................................. 95
- vii Hình 3.12.A. Trụ sở Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ đã phải di dời, xây mới do địa điểm cũ đã nước biển xâm lấn (2017) ........................................................................ 99 Hình 3.13. Biến động trong sử dụng các loại đất qua các thời kỳ............................ 101 Hình 3.14. Mức độ tác động của mưa lớn, triều cường đến các tiểu vùng............... 105 Hình 3.15. Mức độ tác động của bão và nước biển dâng đến các tiểu vùng ............ 105 Hình 3.16. Nguy cơ ngập do mực NBD tại huyện Giao Thuỷ theo Kịch bản BĐKH, 2020 .......................................................................................................................... 106 Hình 3.17. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100cm tỉnh Nam Định .................................................................................................................................. 107 Hình 3.18. Kết quả tính toán trọng số cho các nguồn lực theo phương pháp AHP . 119 Hình 3.19. Điểm các nguồn lực của huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. ................. 121 Hình 3.20. So sánh các nguồn lực của 2 xã đại diện các phân vùng ........................ 125 Hình 3.21. Kết quả xét trọng số các nguồn lực của xã Giao An .............................. 126 Hình 3.22. Kết quả xét trọng số các nguồn lực của xã Giao Tiến ............................ 126 Hình 3.23. Mức độ hiểu biết của người dân về biến đổi khí hậu ............................. 131 Hình 3.24. Giải pháp dựa trên tự nhiên cho hệ ST-XH vùng ven biển huyện Giao Thuỷ.......................................................................................................................... 135 Hình 3.25. Trang trại sinh thái tuần hoàn cho HST nông nghiệp khu vực nội đồng 136 Hình 3.26. Sơ đồ mô hình sinh kế theo tiếp cận EbA: ............................................. 137
- viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AHP Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process) BĐKH Biến đổi khí hậu CDRI Chỉ số chống chịu thiên tai, khí hậu Hội nghị các bên nước tham gia Công ước khung Liên Hợp COP Quốc về Biến đổi Khí hậu Cs Cộng sự CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSH Đồng bằng sông Hồng DBTT Dễ bị tổn thương ĐDSH Đa dạng sinh học EbA Ecosystem based Adaptation/Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ECODE Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái HST Hệ sinh thái IMHEN Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế KNCC Khả năng chống chịu KT-XH Kinh tế - xã hội NBD Nước biển dâng NbS Natural based Solutions/ Giải pháp dựa trên tự nhiên NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PTBV Phát triển bền vững RAMSAR Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt RNM Rừng ngập mặn RRTT Rủi ro thiên tai PCTT Phòng, chống thiên tai SES Social – Ecological System/ Hệ sinh thái – xã hội ST-XH Sinh thái – xã hội TNTN Tài nguyên thiên nhiên TN&MT Tài nguyên và môi trường UBND Uỷ ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc UNFCCC Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu VQG Vườn quốc gia
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, thiên tai ở Việt Nam đã làm hơn 13,000 người chết và gây thiệt hại về tài sản khoảng hơn 6,4 tỉ đô-la Mỹ [146]. Rủi ro do thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH) ở khu vực ven biển không ngừng gia tăng. Theo báo cáo về “Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển Việt Nam” của Ngân hàng thế giới (2020), có khoảng hơn 35% các khu dân cư ven biển nằm trong khu vực bị sạt lở và ngành nông nghiệp có 1,5 triệu lao động phải đối mặt trực tiếp với các rủi ro do lũ lớn và bão; các hệ sinh thái cũng bị tác động mạnh mẽ [147]. Điều này có thể làm suy giảm khả năng chống chịu BĐKH của các hệ thống sinh thái – xã hội (ST-XH) và là thách thức lớn cho phát triển bền vững (PTBV). Đánh giá tác động của BĐKH và xác định được những rủi ro của hệ ST-XH cũng như khả năng chống chịu của hệ thông qua các nguồn lực là cơ sở quan trọng cho xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó BĐKH và phát triển. Điều này càng có ý nghĩa đối với vùng ven biển đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nơi có dân số đông, nông nghệp chiếm cơ cấu chính, ĐDSH cao và hiện có những thay đổi lớn trong quy hoạch sử dụng đất nhưng phải đối mặt với các thách thức từ BĐKH và NBD. Thực tế cho thấy, các khu vực địa lý, sinh thái, vùng KT-XH khác nhau chịu các tác động, rủi ro khác nhau [52]. Theo Cohen và các cs (2016), các hệ sinh thái, một trong những hợp phần quan trọng nhất của hệ thống tự nhiên, vừa giúp con người thích ứng với BĐKH những cũng là đối tượng dễ bị tổn thương bởi BĐKH [65]. Cần thiết xem xét toàn diện các đối tượng bị tác động theo các phân vùng khi đánh giá rủi ro. Điều này liên quan đến đánh giá khả năng chống chịu thiên tai, khí hậu của một cộng đồng thể hiện qua các yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và thể chế [125, 126]. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, lý thuyết hệ sinh thái – xã hội còn mới mẻ, việc xem xét tác động của BĐKH theo phân vùng sinh thái – xã hội cũng như đánh giá khả năng chống chịu thiên tai, khí hậu chưa được nghiên cứu nhiều. Giao Thuỷ, một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, là khu vực có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - vùng lõi chính của Khu Dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng và là khu RAMSAR - vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt đầu tiên của Việt Nam. Huyện có đông dân cư, kinh
- 2 tế nông nghiệp – thuỷ sản chiếm cơ cấu chính và có sự phụ thuộc lớn vào các yếu tố tự nhiên, đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ thiên tai, BĐKH. Theo Kịch bản phát thải trung bình (RCP 4.5) thì vào cuối thế kỷ 21, khi mực nước biển trung bình ở Nam Định dâng lên 100cm sẽ gây ngập khoảng 64,6% diện tích huyện Giao Thuỷ [2]. Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ trung bình tăng, mực nước biển dâng và thiên tai cực đoan (bão, mưa lụt, xâm nhập mặn,..) đã, đang và sẽ gây ra nhiều rủi ro cho đời sống, sản xuất và môi trường. Lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên nước và hạ tầng ven biển trở nên dễ bị tổn thương hơn. Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định khu vực ven biển là địa bàn trọng tâm về kinh tế của huyện với 2 mũi nhọn du lịch và thuỷ sản [46]. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Nam Định nêu rõ Giao Thuỷ là một trong những khu vực đã và sẽ bị tác động mạnh nhất [47], tuy nhiên Kế hoạch này không phân vùng ảnh hưởng cụ thể và chưa đề cập đến rủi ro đối với ĐDSH, HST hay khả năng thích ứng của chúng. Tại địa bàn đã có một số nghiên cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề trên nhưng chủ yếu là xem xét tác động của thiên tai đến cụ thể từng lĩnh vực như sinh kế, rừng ngập mặn hay sử dụng đất mà chưa đánh giá tác động theo khu vực, chưa bàn đến khả năng chống chịu BĐKH của các hệ thống xã hội, tự nhiên hay các nguồn lực cho thích ứng và phát triển. Bên cạnh đó, hướng tiếp cận “dựa vào hệ sinh thái” (EbA), thuận tự nhiên cho thích ứng BĐKH ít được nhắc đến. Trong khi đó, việc đánh giá tác động của BĐKH, hiện trạng các nguồn lực cho thích ứng, chống chịu BĐKH là rất cần thiết và là đầu vào cho xây dựng các chiến lược ứng phó BĐKH dài hạn ở cấp huyện cũng như lồng ghép BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH. Một phương pháp luận khoa học với cách tiếp cận mới, hệ thống, liên ngành và có thể ứng dụng linh hoạt trong hoàn cảnh cụ thể là cần thiết khi mà cả hệ thống xã hội, tự nhiên đều đang vận động, chuyển đổi. Do vậy, để góp phần thu nhỏ các khoảng trống này, nghiên cứu sinh chọn thực hiện nghiên cứu cho luận án tiến sĩ là “Tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định”.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát là đánh giá được khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái. Các mục tiêu cụ thể: 1) Đánh giá được diễn biến các yếu tố thiên tai, khí hậu và các tác động chính của BĐKH đến hệ ST-XH theo các tiểu vùng sinh thái – xã hội; 2) Đánh giá được khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH bằng bộ chỉ số phù hợp với điều kiện địa phương; 3) Đề xuất được các giải pháp cho tăng cường khả năng chống chịu BĐKH theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái. 3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến các các phân vùng của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ và có thể đánh giá bằng cách nào? 2) Cần phát triển bộ chỉ số như thế nào để đánh giá được khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ? 3) Các giải pháp nào cho tăng cường khả năng chống chịu BĐKH theo tiếp cận dựa trên HST phù hợp với bối cảnh địa phương? 4. Luận điểm bảo vệ của luận án BĐKH gây tác động khác nhau tới các lĩnh vực và khu vực/ tiểu vùng của hệ ST-XH. Khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH phụ thuộc vào các nguồn lực phát triển của hệ, bao gồm: Tự nhiên, Vật chất, Kinh tế, Xã hội, Chính sách. Đánh giá được các nguồn lực bằng bộ chỉ số thiên tai – khí hậu sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường KNCC BĐKH của hệ ST-XH theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái/thuận tự nhiên phù hợp với bối cảnh địa phương. Đối tượng nghiên cứu: khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ. Đối tượng khảo sát: - Các đặc trưng về tự nhiên, hệ sinh thái, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu và các tiểu vùng sinh thái – xã hội.
- 4 - Diễn biến các yếu tố BĐKH và tác động của BĐKH đến các lĩnh vực, khu vực điển hình; - Các nguồn lực thể hiện khả năng chống chịu BĐKH của khu vực nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian là huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 6 năm 2019; cập nhật thông tin, số liệu đến 2020. Các số liệu hồi cứu trong hơn 50 năm (từ 1961 đến 2019) Phạm vi chuyên môn/nội dung nghiên cứu: i. Hệ sinh thái – xã hội và phân vùng trong đánh giá tác động của BĐKH ii. Khả năng chống chịu với BĐKH và các nguồn lực, tiêu chí đánh giá. iii. Thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái (EbA) 5. Những điểm mới của luận án Luận án đã: i) Xây dựng được bộ chỉ số đánh giá khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thủy phù hợp với điều kiện Việt Nam trên cơ sở phương pháp đánh giá CDRI; ii) Đã phân vùng sinh thái – xã hội cho địa bàn huyện Giao Thủy trong đánh giá tác động của BĐKH, đánh giá KNCC BĐKH và đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội theo tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái; iii) và Luận án đã áp dụng lý thuyết về hệ sinh thái – xã hội trong điều kiện, bối cảnh của vùng đồng bằng ven biển phía bắc Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Về mặt khoa học, nghiên cứu này i) Phát triển quan điểm tiếp cận “hệ sinh thái – xã hội” trong bối cảnh địa phương để đánh giá KNCC, thích ứng với BĐKH; ii) Phát triển phương pháp đánh giá khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH thông qua bộ chỉ số đánh giá thực tế các nguồn lực cho thích ứng với BĐKH và phát triển. Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu của luận án đã i) Đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng BĐKH theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái; và ii) Các kết quả từ luận án có thể áp dụng cho triển khai, lồng ghép vào các chương
- 5 trình, kế hoạch thích ứng với BĐKH và phát triển sinh kế tại địa phương gắn với bảo tồn thiên nhiên, đồng thời áp dụng với các địa bàn có điều kiện tương tự. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Luận án có cấu trúc gồm 3 chương sau: CHƯƠNG I. Tổng quan các nghiên cứu về hệ sinh thái – xã hội, khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và thích ứng dựa vào hệ sinh thái. CHƯƠNG II. Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG III. Kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ
- 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI, KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÍCH ỨNG DỰA VÀO HỆ SINH THÁI Trong phần này, NCS tổng quan 3 vấn đề chính: - Hệ sinh thái – xã hội và tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái – xã hội - Đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội - Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Hệ sinh thái – xã hội và tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội 1.1.1.1. Hệ sinh thái - xã hội và các hệ liên quan Hệ sinh thái- xã hội (Social – ecological system/ SES): Đầu thế kỷ 21, nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý môi trường đã đề cập đến khái niệm “Hệ thống sinh thái - xã hội” (Social-ecological system) (sau đây gọi là hệ sinh thái – xã hội, viết tắt là ST-XH/SES) như một nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu khoa học về khả năng chống chịu xuyên ngành của hệ thống thông qua phát triển các mô hình. Các tác giả xây dựng thuật ngữ “Social-ecological system” - “hệ sinh thái - xã hội” (với dấu gạch ngang ở giữa) để nhấn mạnh rằng hai hệ thống này quan trọng như nhau, thể hiện sự gắn kết giữa con người và tự nhiên, và con người là một phần của tự nhiên (“people in nature”). Từng bước SES được phát triển, ứng dụng rộng rãi hơn bởi nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, điển hình là Ostrom1 (2009) [119]. Theo Partelow (2018), lý thuyết này có liên quan đến sự hiểu biết về nguồn gốc những thay đổi của con người trong sử dụng tự nhiên [122]. Theo nhiều tác giả (Adán, Berkes, Cohen, Colding, Folke, Ostrom, Young), hệ ST-XH xác định mối quan hệ giữa các thành phần con người và sinh thái như là một phần của một hệ thống phức tạp với các phản hồi và phụ thuộc đa quy mô, nhiều tầng bậc [52, 58, 65, 66, 78, 118, 119, 150]. Từ đó, lý thuyết SES / hệ ST-XH đã được nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng thực tế để đáp ứng các mục tiêu chung là thúc đẩy các biện pháp liên ngành, 1 Giáo sư Elinor Ostrom: Đại học California, Hoa Kỳ, đạt giải Nobel Kinh tế năm 2009 với công trình Quản lý tài nguyên chung trong đó có đã phát triển và ứng dụng lý thuyết hệ sinh thái – xã hội.
- 7 cải thiện khả năng chống chịu của các hệ thống trước các tác động tự nhiên, xã hội cũng như cải thiện kết quả quản lý môi trường. Sự thay đổi trong quan điểm từ chỗ coi con người là tách biệt, làm chủ tự nhiên sang xem con người/ xã hội và tự nhiên có sự tương tác chặt chẽ và quan trọng như nhau đến từ thực tiễn gia tăng các thách thức trong quane lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển [66]. Đây được coi như một tiếp cận mới hệ thống xuất phát từ việc thừa nhận sự tương tác chặt chẽ giữa hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống tự nhiên. Theo Jay và cs (2000), xã hội loài người đại diện cho sinh quyển và hệ sinh thái, trong đó con người và các tác động môi trường kết hợp và ảnh hưởng lẫn nhau [101]. Trong bối cảnh Trái đất nóng lên hiện nay, mối liên hệ phụ thuộc này càng rõ rệt hơn. Yếu tố xã hội của hệ ST-XH cũng đề cập đến các mối quan hệ xã hội (Social relation) và vai trò của kiến thức địa phương, tri thức bản địa (indigenous knowledge) của cộng đồng. Theo Umberson và các cs (2010), quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v... Trong hệ ST-XH ở bối cảnh BĐKH, yếu tố xã hội cũng thể hiện ở suy nghĩ, thái độ và cách con người hành xử với tự nhiên trong và ngoài khuôn thể chế, chính sách dẫn đến các tác động tích cực hoặc tiêu cực cho tự nhiên và cho chính con người. Hệ ST-XH (SES) là hệ thống năng động có sự thay đổi liên tục. Một cách tiếp cận liên ngành, xuyên ngành/ tích hợp cho phép phân tích SES có tính đến các khía cạnh sinh thái, xã hội và các mối tương tác của chúng sẽ cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về các SES và vận hành chúng theo hướng thích ứng với tự nhiên [75]. Năm 1988, nhà vi trùng học người Nga là Cherkasskii đã định nghĩa SES là một hệ thống gồm hai hệ thống con tương tác với nhau là hệ thống sinh học và hệ thống xã hội trong đó hệ sinh học đóng vai trò là đối tượng bị chi phối và hoạt động xã hội của con người là cơ quan điều tiết, làm thay đổi những tương tác này [64]. Sau hơn 2 thập kỷ đã có hàng trăm công bố khoa học về tiếp cận hệ ST-XH ứng dụng trong các lĩnh vực được đăng trên các tạp chí khoa học, một số tác giả tiêu biểu như Folke, Berkes, Martín-López,Janssen, Cinner, Anderies, Andersson, Harrington và điển hình nhất là Ostrom. Theo tổng hợp của Colding (2019), các công bố liên quan đến
- 8 SES xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn 2010–2018 [66] với tổng hợp lên tới hơn 12 ngàn bài báo, báo cáo khoa học có liên quan. Nghiên cứu phát triển khung phân tích hệ sinh thái - xã hội: Quá trình rà soát cho thấy có nhiều khung phân tích của các tác giả phát triển nối tiếp nhau qua các giai đoạn trong đó tổng hợp lại có ba khung phân tích phổ biến, truyền cảm hứng nhất và được các học giả áp dụng nhiều nhất tới giới khoa học khi nghiên cứu các hệ thống xã hội và sinh thái, gồm: 1) Khung SES khởi đầu của Berkes và Folke (1998); 2) Khung đa tầng của Anderies và cs; và 3) Khung tổng quát SES của Ostrom (2004, 2007, 2009). Trong số đó, theo Binder (2013), khung SES được đề xuất bởi Ostrom được sử dụng phổ biến nhất trong nhiều lĩnh vực [61]. Berkes và Folke (1998) đã đưa một trong những định nghĩa đầu tiên về hệ ST- XH với việc cho rằng đây là các hệ thống liên kết giữa con người và thiên nhiên, nhấn mạnh con người phải được coi là một phần không tách rời khỏi tự nhiên [59]. Các tác giả đã khái quát khái niệm này bằng một khung phân tích mô tả mối liên hệ giữa các hệ sinh thái và các yếu tố xã hội, sau đó các ông sử dụng triệt để khung này để phân tích khả năng chống chịu trong các hệ thống quản lý tài nguyên cấp địa phương (Hình 1.1A). Mặc dù vậy Berkes và Folke chưa phân tích tính chống chịu của hệ trước các yếu tố biến đối khí hậu cụ thể. Hai tác giả sau này là Colding và Barthel (2019) cùng khẳng định rằng kiến thức, hiểu biết về sinh thái của người sử dụng tài nguyên/ HST là mối liên kết quan trọng giữa các HST phức hợp, năng động với thế chế và các thực hành quản lý thích ứng [66]. 8 B Người sử dụng tài nguyên 2 1 Hệ Các sinh Hệ sinh C Kiến thức và thể chế A Người cung cấp thái thái Hệ sinh thái Các thực 5 6 hiểu biết về Thể chế tích Tài nguyên/ các cơ sở hạ tầng 8 khu lớn hơn địa phương hành quản lý 7 nguồn lực sinh thái hợp công cộng vực 4 D 2 Cơ sở hạ tầng công cộng B 7 A (Nguồn: Folke & Berkes, 1998; Colding, J. & S. Barthel, 2019) (Nguồn: Anderies et al, 2004)
- 9 Môi trường Xã hội, Kinh tế và Thể chế (S) Hình 1.1. Ba Khung phân tích về hệ R = các tài nguyên tự nhiên và con người Hệ thống ST-XH được áp dụng nhiều nhất: (Vốn) Hệ thống tài nguyên (RS) quản trị (GS) FAS = Các hoạt xác định và đặt ra các thiết lập các điều thiết lập các động (Nông – lâm điều kiện cho Các hoạt động thực tế kiện cho A: Berkes & Folke (1998) và quy tắc cho nghiệp) là thành phần của Tương tác (I) ↔ Kết quả (O) GS = Chính sách và Colding và Barthel (2019) [59, 66] thị trường, quy định, tập quán là các đầu vào để tham gia vào Các đơn vị Người sử dụng - B: Anderies và các cs (2004) [55] A = Những người tài nguyên(RU) tài nguyên (A) tham gia vào các hoạt động nông-lâm nghiệp (trực tiếp & Liên kết nhân Phản hồi - C: Ostrom, 2007, 2009; và gián tiếp) quả trực tiếp Các hệ sinh thái liên quan (ECOs) C McGinnis, 2014 [118, 119, 111]. (Ostrom, 2004, 2007; McGinnis, 2014) Tiếp theo, Anderies và các cs đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về SES với các điểm bổ sung rằng, một hệ sinh thái liên kết chặt chẽ và bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều hệ thống xã hội, và, cả hệ xã hội và hệ sinh thái đều chứa các đơn vị tương tác phụ thuộc lẫn nhau và mỗi hệ thống cũng có thể chứa các hệ thống con tương tác [55]. Nhóm đã phát triển một mô hình để kiểm tra tính bền vững của SES với mục đích làm nổi bật các mối tương tác chính trong một hệ ST-XH, thể hiện ở 4 yếu tố chủ chốt và tám mối liên kết trong hệ thống (Hình 1.1B). Đây là một phát hiện quan trọng và được ứng dụng nhiều trong khoa học môi trường, xã hội, đặc biệt là ứng phó thiên tai và phát triển sinh kế. Tuy vậy nhóm tác giả chưa phân tích khả năng thích ứng, chống chịu của hệ hay các nguồn lực cho giảm thiểu rủi ro khí hậu. Khung phân tích thứ 3 toàn diện hơn là của Ostrom thường được gọi là Khung khái quát chung về SES được nhiều học giả sử dụng khi phân tích các hệ ST-XH liên kết và ứng dụng cho các lĩnh vực cụ thể. Ostrom đã phát triển khung SES trong đó nêu ra các thiết lập về kinh tế, xã hội và thể chế và làm rõ mối tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa tài nguyên thiên nhiên, đời sống xã hội của con người trong mối quan hệ cộng đồng và dưới sự điều tiết của quản trị nhà nước [118, 119]. Theo đó, bà đã sử dụng phương pháp này trong các nghiên cứu thực địa của mình về các thực hành trong quản trị hệ thống thuỷ lợi công, nông nghiệp cũng như quản lý các tài nguyên khác dựa vào cộng đồng. Ostrom và các cs đã thực hiện hàng chục nghiên cứu tại nhiều quốc gia và đưa ra các bằng chứng để khuyến nghị rằng có thể tạo nên các mô hình hệ ST-XH ở quy mô nhỏ, cụ thể cho các lĩnh vực như quản lý tài nguyên, sử dụng đất hay suy thoái môi trường, ứng phó thiên tai. Arika và các cs (2016) đã dựa trên các kết quả của Ostrom để áp dụng mô hình hệ ST-XH vào thực tiễn quản lý môi trường ở một số cộng đồng nông thôn ở Nhật
- 10 Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ trong bối cảnh BĐKH trong đó bổ sung các điều kiện sinh – địa hóa quy mô lớn [56]. Nghiên cứu cho biết hệ thống kiến thức sinh thái truyền thống của cộng đồng đã góp phần bảo vệ chất lượng dịch vụ HST và quản lý bền vững hệ tự nhiên; đồng thời nhấn mạnh các tác động tiêu cực từ tăng dân số và công nghiệp đã và sẽ tạo ra nhiều rủi ro môi trường, làm suy thoái tài nguyên và có thể đe doạ khí hậu, tuy nhiên nghiên cứu chưa phân tích cụ thể về các rủi ro khí hậu. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đóng vai trò khai mở, tạo nền móng và thúc đẩy của các tác giả kể trên, nhiều nghiên cứu, dự án đã được triển khai trên các lĩnh vực (xã hội, kinh tế, nông nghiệp, sinh thái,..) và chứng minh cho các giả thuyết khoa học về SES. Tổng hợp lại từ các nghiên cứu cho thấy, hệ ST-XH mang các đặc điểm, tính chất chính như sau: § Đó là một hệ thống gồm các hệ thống nhỏ: xã hội (con người) và hệ sinh thái (tự nhiên) trong các mối tương tác, phụ thuộc lẫn nhau và được liên kết với nhau trên phạm vi quy mô; có sự điều tiết của quản trị nhà nước (Harrington, 2010; Ostrom, 2009; Berkes, 2017); [88, 119, 58] § Hệ thống ST-XH bao gồm các chủ thể của các nguồn lực chung như người sử dụng tài nguyên, người cung cấp và người sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng, thể chế chính sách, môi trường và mối liên kết giữa các chủ thể này (Maria và cs, 2015; Özerol, 2013) [110, 120]. Tổng quan từ nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả quốc tế về SES cho thấy, hướng nghiên cứu khoa học về hệ ST-XH/ SES đã phát triển liên tục, mạnh mẽ, điển hình cho tiếp cận hợp tác liên ngành, xuyên ngành. SES đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như khoa học môi trường, xã hội, kinh tế, nông nghiệp và sinh học, bên cạnh đó là các lĩnh vực như y học, tâm lý học, nghệ thuật và sinh thái nhân văn. Các tạp chí khoa học có nhiều bài về SES là Sinh thái học và Xã hội (E&S), Biến đổi môi trường toàn cầu (GEC), Tạp chí quốc tế của cộng đồng (IJC), và Khoa học và Chính sách môi trường (ESP). Tuy nhiên, dù thế giới đã có các nghiên cứu với nhiều định nghĩa và những cách hiểu khá tương đồng về hệ ST-XH nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, thống nhất và toàn diện. Việc đánh giá tổng thể các thuộc tính của một hệ ST-XH như tính DBTT, khả năng thích ứng, chống chịu hay các nguồn lực,.. vẫn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu
200 p | 33 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi Khí hậu: Nghiên cứu quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại Cà Mau và Hậu Giang
197 p | 83 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu đánh giá vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu bằng phương pháp mô hình hóa cấu trúc SEM của thành phố Đà Nẵng
181 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu
179 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu xây dựng kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất thép ở Việt Nam
181 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010
0 p | 102 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu đánh giá tác động của thay đổi thảm phủ và biến đổi khí hậu đến dòng chảy trên lưu vực sông Cả
175 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu hệ sinh thái Hồ Tây trong điều kiện biến đổi khí hậu
190 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu an ninh nước dưới tác động của biến đổi khí hậu - Áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi
201 p | 26 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu định lượng đồng lợi ích của giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông công cộng ở thành phố Hà Nội
184 p | 29 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
185 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu xây dựng kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất thép ở Việt Nam
27 p | 13 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu lượng giá tổn thất kinh tế do suy thoái hệ sinh thái vùng biển đảo Phú Quốc dưới tác động của biến đổi khí hậu
190 p | 1 | 1
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định
27 p | 2 | 1
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu đánh giá tác động của thay đổi thảm phủ và biến đổi khí hậu đến dòng chảy trên lưu vực sông Cả
27 p | 2 | 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu lượng giá tổn thất kinh tế do suy thoái hệ sinh thái vùng biển đảo Phú Quốc dưới tác động của biến đổi khí hậu
27 p | 1 | 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu
27 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn