Luận án Tiến sĩ: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010
lượt xem 6
download
Luận án Tiến sĩ: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010 gồm có 5 chương trình bày về tổng quan, cơ sở lí luận của đề tài; nhận diện biến đổi, yếu tố tác động, xu hướng biến đổi và giải pháp phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN THẠCH BIÕN §æI PH¢N TÇNG X· HéI NGHÒ NGHIÖP ë THµNH PHè §µ N½NG Tõ N¡M 2002 §ÕN N¡M 2010 Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Xà HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GG,TS LÊ NGỌC HÙNG 2. PGS,TS NGUYỄN CHÍ DŨNG HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả TRẦN VĂN THẠCH
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP 13 1.1. Những nghiên cứu về phân tầng xã hội và phân tầng xã hội nghề nghiệp trên thế giới 13 1.2. Những nghiên cứu về phân tầng xã hội và phân tầng xã hội nghề nghiệp ở Việt Nam 20 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP 37 2.1. Một số khái niệm cơ bản 37 2.2. Cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu phân tầng xã hội nghề nghiệp 47 2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phân tầng xã hội và điều chỉnh phân tầng xã hội 63 Chương 3: NHẬN DIỆN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2002 ĐẾN 2010 71 3.1. Khái quát đặc điểm địa lý - hành chính, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 71 3.2. Thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế quyền lực 76 3.3. Thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế kinh tế 84 3.4. Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế xã hội 93 Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2010 102 4.1.Tác động của hệ thống chính sách đến biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp 102 4.2. Tác động của các yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân người lao động 112 Chương 5: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SAU NĂM 2010 128 5.1. Dự báo xu hướng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng 128 5.2. Một số giải pháp điều chỉnh phân tầng xã hội nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững 138 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 162
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BBĐXH : Bất bình đẳng xã hội CCXH : Cơ cấu xã hội CNH : Công nghiệp hóa CTBQ : Chi tiêu bình quân CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNKT : Công nhân kỹ thuật ĐTH : Đô thị hóa ĐH, CĐ : Đại học, cao đẳng GDP : Tổng sản phẩm nội địa KTTT : Kinh tế thị trường KSMS : Khảo sát mức sống HĐH : Hiện đại hóa LĐ, QL : Lãnh đạo, quản lý PTXH : Phân tầng xã hội PVS : Phỏng vấn sâu TNBQ : Thu nhập bình quân TLN : Thảo luận nhóm THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông THCN : Trung học chuyên nghiệp TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân XHH: Xã hội học XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1. Dân số trung bình năm của thành phố Đà Nẵng 72 Bảng 3.2. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 75 Bảng 3.3. GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế 76 Bảng 3.4. Biến đổi tỷ lệ dân số của 9 nhóm nghề nghiệp từ 2002-2010 79 Bảng 3.5. Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập của toàn bộ dân cư 86 Bảng 3.6. TNBQ từ nghề chính của người lao động/tháng và vị thế phân tầng thu nhập theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp 86 Bảng 3.7. TNBQ từ nghề chính của người lao động/tháng và vị thế phân tầng thu nhập theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp. 87 Bảng 3.8. Các nhóm xã hội nghề nghiệp phân theo 5 nhóm thu nhập 90 Bảng 3.9. Điểm số đánh giá về lợi thế thu nhập của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp 91 Bảng3.10. Tỷ lệ ý kiến đánh giá và điểm số về thứ hạng uy tín/ hay mức độ ngưỡng mộ của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp 94 Bảng 4.1. Ý kiến đánh giá mức độ tác động của các chính sách đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở Đà Nẵng 103 Bảng 4.2. Cấu trúc giới tính trong các nhóm xã hội nghề nghiệp 113 Bảng 4.3. Giới tính chia theo 5 nhóm tu nhập 115 Bảng 4.4. Cơ cấu tuổi các nhóm xã hội nghề nghiệp năm 2002 116 Bảng 4.5. Cơ cấu tuổi các nhóm xã hội nghề nghiệp năm 2010 118 Bảng 4.6. Tương quan giữa nhóm tuổi với phân tầng thu nhập năm 2010 118 Bảng 4.7. Địa bàn cư trú của 9 nhóm nghề nghiệp chia theo khu vực thành thị - nông thôn ở thành phố Đà Nẵng 120 Bảng 4.8. Trình độ học vấn (bằng cấp cao nhất) của 5 nhóm thu nhập 122 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 126
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng 73 Biểu đồ 3.2. Mô hình tháp nghề nghiệp của lao động đang có việc làm cả nước từ năm 2002 đến 2010 78 Biểu đồ 3.3. Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có việc làm ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010 80 Biểu đồ 3.4. Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có việc làm ở các thành phố trực thuộc Trung ương 82 Biểu đồ 3.5. Biến đổi vị thế KT- XH của các nhóm xã hội nghề nghiệp thông qua điểm số phân tầng 100
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận Phân tầng xã hội (PTXH) là một trong những chủ đề nghiên cứu cơ bản của Xã hội học. Ở nước ta, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, lí giải vấn đề PTXH trên cả phương diện lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khía cạnh PTXH về mức sống; mô tả, đo lường mức độ giàu nghèo, lí giải nguyên nhân… Còn về phương diện PTXH nghề nghiệp và sự biến đổi của quá trình này thì chưa có nhiều những nghiên cứu. Trong khi các nghiên cứu về PTXH trên thế giới đều dựa trên tiêu chí nghề nghiệp để PTXH thì ở Việt Nam, điều này còn đang ít được nghiên cứu trong PTXH ở Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu để nhận thức đầy đủ quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp nhằm cung cấp cứ liệu cho việc hoạch định chính sách điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững đang là yêu cầu rất cần thiết hiện nay. 1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra sự thay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội. Sự thay đổi đầu tiên và căn bản đó là chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; từ chỗ chỉ có 2 thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước và tập thể sang nhiều thành phần kinh tế (hiện nay là 4) với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Sự thay đổi từ chỗ việc làm của người lao động hoàn toàn do sự phân công, sắp đặt của Nhà nước, của tập thể tới chỗ người lao động chủ động tạo ra việc làm và tự tìm kiếm việc làm cho mình. Các loại hình nghề nghiệp thì ngày càng phát triển theo hướng phong phú đa dạng hơn. Sự dịch chuyển lao động giữa các lĩnh vực nghề nghiệp diễn ra mạnh mẽ theo hướng giảm dần
- 2 lao động trong các nghề mang đặc trưng của xã hội nông nghiệp truyền thống và tăng lên đáng kể lao động trong các nghề của xã hội công nghiệp hiện đại. Biến đổi về cơ cấu kinh tế kéo theo biến đổi về mặt xã hội: Phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo diễn ra khá gay gắt. Trước đây với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ít dẫn đến sự khác biệt về mức sống giữa các tầng lớp nghề nghiệp. Nay cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ tạo ra sự khác biệt về kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận các nhu cầu vật chất, tinh thần giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp. Tầng lớp giàu có ưu thế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thụ hưởng văn hóa tinh thần, cơ hội thăng tiến… còn tầng lớp nghèo thì đang gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt trong cuộc sống. Có thể nói rằng, sự thay đổi về cấu trúc phân tầng xã hội (PTXH) là một trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ nét nhất về sự biến đổi xã hội trong giai đoạn từ 1986 đến nay; đặc biệt là trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, khi nước ta chủ trương thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát thực tế để nhận diện sự biến đổi xã hội nói chung, đặc biệt là sự biến đổi PTXH nghề nghiệp là yêu cầu có ý nghĩa cấp thiết cho việc quản lý sự phát triển xã hội. Không nằm ngoài xu thế chung của cả nước, ở thành phố Đà Nẵng cũng đã và đang diễn ra quá trình biến đổi kinh tế - xã hội trên nhiều mặt dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương do những điều kiện và lợi thế về tự nhiên, về kinh tế, văn hóa, xã hội mà xác định những quyết sách nhằm định hướng sự phát triển và biến đổi của PTXH nghề nghiệp ở những mức khác nhau. Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ năm 1997; những năm sau đó, nhất là từ năm 2002 đến năm 2010 là giai đoạn thành phố thực hiện quá trình đô thị hóa rộng khắp với quy mô, tốc độ rất nhanh (sau năm 2010, do ảnh hướng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên quá trình đô thị hóa chậm lại).
- 3 Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, đến năm 2010, Đà Nẵng đã thu hồi đất với tổng diện tích 11.488 ha; tổng số tiền chi cho đền bù giải tỏa các khu dân cư khoảng 5000 tỷ đồng; tổng số hộ thuộc diện giải tỏa đền bù gần 90.000 hộ. Trong đó, số hộ giải tỏa thu hồi đi hẳn là 41.282 hộ, số hộ giải tỏa thu hồi một phần 21.125 hộ, số hộ giải tỏa đất nông nghiệp, lâm nghiệp 20.333 hộ. Với các chủ trương, chính sách quy hoạch, chỉnh trang đô thị đã tạo ra những sự thay đổi lớn về không gian vật chất đô thị, về cơ cấu kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển nền kinh tế của thành phố... Tất cả những yếu tố đó đều có sự tác động mạnh mẽ đến biến đổi PTXH nghề nghiệp. Thực tế nói trên cho thấy, việc vận dụng lý thuyết và phương pháp xã hội học vào nghiên cứu biến đổi xã hội nói chung và đặc biệt là sự biến đổi PTXH nghề nghiệp nói riêng, trên quy mô toàn quốc cũng như đối với thành phố Đà Nẵng là việc làm cần thiết nhằm nhận diện thực trạng biến đổi, luận giải những yếu tố tác động đến sự biến đổi cũng như đánh giá hệ quả của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó kiến nghị những giải pháp hợp lý hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững là điều hết sức cần thiết. Việc lựa chọn đề tài: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010 để nghiên cứu là nhằm đáp ứng các yêu cầu quan trọng nói trên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu về PTXH nghề nghiệp và biến đổi PTXH nghề nghiệp; nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp từ năm 2002 - 2010, tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự biến đổi cũng như hệ quả của những biến đổi đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển xã hội bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nói trên, Luận án có các nhiệm vụ sau:
- 4 - Xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận và các khái niệm PTXH nghề nghiệp và biến đổi PTXH nghề nghiệp. - Phân tích dữ liệu để nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp. - Luận giải những nhân tố chủ yếu tác động làm biến đổi PTXH nghề nghiệp - Đánh giá ảnh hưởng của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội. - Dự báo xu hướng biến đổi PTXH nghề nghiệp trong những năm tới ở thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất giải pháp điều chỉnh PTXH nghề nghiệp hướng đến phát triển xã hội bền vững. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nhóm xã hội nghề nghiệp đang hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua ở thời điểm điều tra. Vì các nhóm xã hội nghề nghiệp như nông dân, lao động giản đơn, buôn bán - dịch vụ...có hoạt động kinh tế không bị giới hạn bởi tuổi nghỉ hưu cho nên số liệu được sử dụng trong Luận án bao gồm những người lao động đủ 15 tuổi đến trên 60 tuổi đang có nghề nghiệp (đã được loại trừ đi những người đang đi học). 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010, là giai đoạn thành phố thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa rộng khắp với quy mô lớn và tốc độ nhanh nên tạo ra sự biến đổi về phân tầng xã hội nghề nghiệp mạnh mẽ. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được xác định như sau:
- 5 - Câu hỏi 1: Cần dựa trên cơ sở phương pháp luận nào để nghiên cứu quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp hiệu quả nhất. - Câu hỏi 2: Thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 - 2010 diễn ra như thế nào? - Câu hỏi 3: Những yếu tố chủ yếu nào tác động đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ? - Câu hỏi 4: PTXH nghề nghiệp sẽ biến đổi theo xu hướng nào và cần các giải pháp gì để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững ? 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Từ câu hỏi nghiên cứu được xác định như trên, hướng nghiên cứu của đề tài được xác lập theo các giả thuyết sau: - Giả thuyết 1: Từ sau năm 2000 đến nay, sự PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng diễn ra nhanh hơn về cả quy mô, mức độ so với tình hình chung của cả nước; trong đó, nhóm xã hội nghề nghiệp nông dân chịu sự biến đổi nghề nghiệp nhiều nhất. - Giả thuyết 2: Các yếu tố giới tính, tuổi, địa bàn sinh sống, trình độ học vấn đã tác động mạnh đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp. - Giả thuyết 3: Chủ trương đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa và chính sách ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi PTXH nghề nghiệp của thành phố Đà Nẵng.
- 6 5.2. Khung phân tích Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội Hệ thống chính sách Đặc điểm cá nhân người lao động Biến đổi PTXH nghề nghiệp Vị thế quyền Vị thế kinh tế Vị thế xã hội lực nghề nghiệp nghề nghiệp nghề nghiệp Hệ quả xã hội a. Các biến độc lập - Hệ thống chính sách + Chính sách đẩy mạnh tiến trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. + Chiến lược phát triển cơ cấu nền kinh tế hiện đại (dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp). + Chính sách ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực + Chính sách thu hút và trọng dụng người tài. - Các yếu tố đặc trưng cá nhân người lao động + Giới tính + Độ tuổi + Học vấn + Địa bàn cư trú (thành thị, nông thôn)
- 7 b. Biến phụ thuộc Sự biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp được xác định qua các chỉ báo sau: - Biến đổi PTXH về vị thế quyền lực nghề nghiệp. - Biến đổi PTXH về vị thế kinh tế (dựa trên chỉ báo về mức thu nhập của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp so sánh qua mốc thời gian từ 2002 đến 2010). - Biến đổi PTXH về vị thế xã hội nghề nghiệp (qua ý kiến đánh giá chủ quan của người dân). 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận - Luận án được thực hiện dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về biến đổi xã hội. - Dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, và những quyết sách của cấp ủy và chính quyền thành phố Đà Nẵng về phát triển kinh tế - xã hội. - Vận dụng các lý thuyết của Karl Marx, Max Weber và của các nhà XHH hiện đại để luận giải sự biển đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phân tích tài liệu có sẵn, là những tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có và các tài liệu khác liên quan đến đề tài. - Phương pháp định lượng: Sử dụng số liệu của hai cuộc khảo sát mức sống (KSMS) hộ gia đình năm 2002 và 2010, do Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế. Trên cơ sở bộ số liệu gốc, tác giả tiến hành xử lý và phân tích theo mục đích, nội dung nghiên cứu của luận án bằng chương trình SPSS. Để đạt được mục đích nhận diện biến đổi PTXH nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả lựa chọn hướng tiếp cận theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp để xử lý và phân tích vị thế kinh tế - xã hội. Cơ sở để phân loại 9 nhóm xã hội nghề nghiệp là dựa vào bảng Danh mục nghề nghiệp mà Tổng cục Thống kê xây dựng nhằm phục vụ cho các cuộc KSMS hộ gia đình ở nước ta trong hơn một thập niên qua như sau:
- 8 * Bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002 - Nhóm nghề lãnh đạo, quản lý là những người nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương (bao gồm 7 nhóm nghề có mã số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17). - Nhóm nghề doanh nhân là những người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan Liên hiệp, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp (bao gồm 2 nhóm nghề có mã số 18 và 19). - Nhóm nghề chuyên môn cao là những người có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật cao trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật,...(gồm 4 nhóm nghề có mã số 21, 22, 23, 24). - Nhóm nghề nhân viên là những người phục vụ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn phòng,..(gồm 6 nhóm nghề có mã số 31, 32, 33, 34 và 41, 42). - Nhóm nghề công nhân là những thợ chuyên nghiệp và có kỹ thuật. Họ vận hành, lắp ráp máy móc, lái xe, điều khiển các máy móc (gồm 3 nhóm nghề có mã số 81,82, 83). - Nhóm nghề buôn bán - dịch vụ là những người bán hàng, làm dịch vụ, người mẫu, bảo vệ, tiếp thị hàng hóa... (gồm 3 nhóm nghề có mã số 51, 52 và 91). - Nhóm nghề tiểu thủ công bao gồm các loại thợ xây dựng, khai thác mỏ, thợ thủ công mỹ nghệ... (5 nhóm nghề có mã số 71, 72, 73, 74 và 79). - Nhóm nghề lao động giản đơn bao gồm những người lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, và các lĩnh vực khác (có mã số nghề 93). - Nhóm nghề nông dân bao gồm những người lao động trong nông, lâm ngư nghiệp (2 nhóm nghề có mã số 61 và 92). * Bộ số liệu khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010: - Nhóm nghề lãnh đạo, quản lý là những người nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể từ TW đến địa phương (bao gồm 7 nhóm nghề có mã số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17).
- 9 - Nhóm nghề doanh nhân là những người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan Liên hiệp, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp (có mã số nghề 18 và 19). - Nhóm nghề chuyên môn cao là những người có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật cao trong các lĩnh vực Y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật... (gồm 6 nhóm nghề có mã số 21, 22, 23, 24, 25, 26). - Nhóm nghề nhân viên là những người phục vụ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn phòng...(gồm 10 nhóm nghề có mã số 31, 32, 33, 34, 35, 36 và 41, 42, 43, 44). - Nhóm nghề công nhân là những thợ chuyên nghiệp và có kỹ thuật. Họ vận hành, lắp ráp máy móc, lái xe, điều khiển các máy móc (gồm 3 nhóm nghề có mã số 81,82, 83). - Nhóm nghề buôn bán - dịch vụ là những người bán hàng, làm dịch vụ, người mẫu, bảo vệ, tiếp thị hàng hóa...(gồm 5 nhóm nghề có mã số 51, 52, 53, 54 và 95). - Nhóm nghề tiểu thủ công bao gồm các loại thợ xây dựng, khai thác mỏ, thợ thủ công mỹ nghệ,..(5 nhóm nghề có mã số 71, 72, 73, 74 và 75). - Nhóm nghề lao động giản đơn bao gồm những người lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, và các lĩnh vực khác (4 nhóm nghề có mã số 91, 93, 94 và 96). - Nhóm nghề nông dân bao gồm những người lao động trong nông, lâm ngư nghiệp (4 nhóm nghề có mã số 61, 62, 63 và 92). Trong kỳ khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002, Tổng cục Thống kê lựa chọn mẫu điều tra ở Đà Nẵng gồm 320 hộ gia đình với 1472 nhân khẩu, trong đó có 718 người có việc làm trên 9 nhóm nghề nghiệp khác nhau ở thời điểm điều tra (trừ lực lượng quân đội). Nhóm đối tượng đang hoạt động kinh tế nói trên (718 trường hợp) có độ tuổi thấp nhất là 15, cao nhất là 68 tuổi; về giới tính, có 51% nam, 49% nữ; 76,1% trường hợp ở khu vực thành thị, 23,9% ở nông thôn.
- 10 Đến cuộc khảo sát vào năm 2010, mẫu nghiên cứu được lựa chọn gồm 123 hộ với 525 nhân khẩu, trong đó có 267 người đang hoạt động kinh tế thường xuyên trên 9 nhóm nghề nghiệp khác nhau ở thời điểm điều tra (trừ lực lượng quân đội). Nhóm đối tượng đang hoạt động kinh tế nói trên (267 trường hợp) có độ tuổi thấp nhất là 16, cao nhất là 70 tuổi; về giới tính, có 49,4% nam, 50,6% nữ; 85,1% trường hợp ở thành thị, 14,9% ở khu vực nông thôn. Như vậy, số người đang hoạt động kinh tế thường xuyên trên các nhóm xã hội nghề nghiệp khác nhau (trừ lực lượng quân đội) là nhóm đối tượng chủ yếu mà Luận án lựa chọn nghiên cứu. Từ nguồn tài liệu gốc của của Tổng cục Thống kê kể trên, tác giả luận án đã tiến hành xử lý dữ liệu và phân tích nhằm góp phần nhận diện sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng, nhất là khía cạnh di dộng nghề nghiệp trong cấu trúc mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động lấy làm tiêu chí để đánh giá mức độ quyền lực của các nhóm xã hội nghề nghiệp từ năm 2002 đến năm 2010. * Bộ số liệu điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện: Do file dữ liệu của 2 cuộc khảo sát nói trên của Tổng cục Thống kê có những hạn chế nhất định như số lượng mẫu nhỏ và được chọn mẫu đại diện cấp vùng, nên để có thêm cơ sở dữ liệu tin cậy hơn về Đà Nẵng, tác giả còn tiến hành nghiên cứu bổ sung với số lượng 451 phiếu trưng cầu ý kiến. Số phiếu điều tra này có cơ cấu mẫu như sau: Về giới tính, có 258 nam (57.2%), 193 nữ (42.8%); địa bàn thành thị có 382 người (84.7%), nông thôn gồm 69 người (15.3%); về cơ cấu nhóm tuổi từ 30 trở xuống có 45 người (9.9%), từ 31 - 40 tuổi có 114 người (25.3%), từ 41 - 50 tuổi có 216 người (47.9%), từ 51 - 60 tuổi có 63 người (14%) và nhóm tuổi trên 60 có 13 người (2.9%). Thời điểm điểm điều tra được tiến hành vào cuối năm 2011. Mẫu khảo sát được phân chia gần đều cho 7/7 đơn vị quận/huyện; trên mỗi đơn vị quận/huyện, nghiên cứu sinh lựa chọn ngẫu nhiên một điểm dân cư, sau đó mời tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, đang làm việc trên các nghề nghiệp khác nhau để khảo sát.
- 11 Cơ cấu mẫu điều tra trên địa bàn quận/ huyện, nhóm xã hội nghề nghiệp và trình độ học vấn Đơn vị: người Nhóm xã hội nghề Địa bàn quận / huyện Trình độ học vấn STT nghiệp N % N % N % 1 Sơn Trà 67 14.8 LĐ,QL 60 13.3 Mù chữ 2 0.4 2 Ngũ Hành Sơn 50 11,1 Doanh nhân 37 8.2Tiểu học 43 9.5 3 Hải Châu 74 16.4 Chuyên môn cao 65 14.4 THCS 64 14.2 4 Thanh Khê 62 13.7 Nhân viên 77 17.1 THPT 127 28.1 5 Liên Chiểu 66 14.6 Công nhân 39 8.6CNKT- 42 9.3 THCN 6 Cẩm lệ 66 14.6 B.bán-D.vụ 79 17.5 CĐ-ĐH 128 28.4 7 Hòa Vang 66 14.6 Tiểu thủ công 22 4.9 Trên ĐH 35 7.7 8 L.động g.đơn 30 6.6 9 Nông dân 29 6.4 10 Tổng số 451 100 451 100 451 100 Mục đích của nghiên cứu bổ sung là để thu thập thông tin về mức thu nhập của người lao động theo nhóm nghề nghiệp, ý kiến tự đánh giá của các nhóm xã hội về vị thế kinh tế - xã hội của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp ở thời điểm năm 2002 và năm 2010; sự cảm nhận và đánh giá của người dân về mức độ tác động của các chính sách đến khả năng di động nghề nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng thời gian qua. Việc thu thập thông tin về thu nhập hàng tháng của người lao động ở thời điểm cách đây 10 năm là việc rất khó, song trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhờ điểm nhấn của Đà Nẵng là tiến hành giải tỏa, chỉnh trang đô thị trên quy mô toàn thành phố nên nhu cầu thợ hồ (thợ xây dựng và phụ hồ) rất lớn. Ngày công thợ hồ được nhiều người quan tâm đến và trở thành điểm quy chiếu giá trị lao động ở các lĩnh vực công việc khác. Nắm bắt thực tế đó, trong phiếu điều tra bổ sung, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin thu nhập của đối tượng từ ngày công lao động nên đã tập hợp được dữ liêu cần thiết. Chỉ duy nhóm nghề nghiệp nông dân là gặp khó khăn vì chỉ những nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa họ mới lượng hóa được mức thu nhập, còn những nông dân sản xuất nhỏ theo hình thức truyền thống thì có ít người khai được thu nhập chính xác.
- 12 - Phương pháp định tính: Tác giả thực hiện 27 mẫu phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm, trong đó, đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn ngẫu nhiên trên 9 nhóm xã hội nghề nghiệp, mỗi nhóm chọn 3 người; thực hiện 1 cuộc thảo luận nhóm gồm cán bộ các ban ngành cấp thành phố, 1 cuộc ở cấp quận, 2 cuộc ở phường Thanh Lộc Đán, thuộc quận Thanh Khê và phường An Hải Đông, thuộc quận Sơn Trà. 7. Đóng góp mới của luận án 7.1. Đóng góp mới về mặt khoa học - Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về PTXH và biến đổi PTXH nghề nghiệp; đặc biệt là xây dựng khái niệm, hệ thống tiêu chí đánh giá để nghiên cứu về biến đổi PTXH nghề nghiệp. - Phân tích, mô tả thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010 và đưa ra dự báo xu hướng biến đổi những năm sau 2010. - Lý giải và chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010. - Đánh giá ảnh hưởng của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong các công việc hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như lựa chọn giải pháp có tính khả thi để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững - Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến sự biến đổi xã hội trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển kinh tế thị trường hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 5 chương, 13 tiết.
- 13 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Nghiên cứu về phân tầng xã hội Phân tầng xã hội (PTXH) là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ khi công xã nguyên thủy tan rã, chế độ tư hữu xuất hiện, dẫn đến hình thành các giai cấp. Tuy nhiên, hiện tượng xã hội này chỉ được quan tâm nghiên cứu nhiều kể từ thế kỷ XIX đến nay. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, Karl Marx là người cung cấp cho xã hội học những luận điểm gốc, cơ bản về PTXH. Tuy Karl Marx không đề cập riêng biệt đến PTXH hay các yếu tố tác động đến PTXH, nhưng xuyên suốt các tác phẩm của ông, chúng ta có thể thấy Karl Marx đã quy sự phân chia giai cấp xã hội và PTXH đều bắt nguồn từ sự phân chia và khác biệt về quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Karl Marx coi đây là yếu tố chủ yếu dẫn đến phân hóa giai cấp và PTXH. Cùng với Karl Marx, Max Weber là người có nhiều đóng góp quan trọng về lý luận phân tầng. Những quan điểm về PTXH của ông thực sự hữu ích trong việc phân tích và lý giải hiện tượng PTXH diễn ra giữa các thành viên xã hội. Quan điểm chủ đạo của ông là xem xét PTXH dựa trên ba yếu tố chủ yếu, đó là: Vị thế kinh tế hay tài sản; vị thế xã hội hay uy tín; và vị thế chính trị hay quyền lực. Trong ba yếu tố trên, Max Weber không tuyết đối hóa yếu tố nào mà cho rằng sự bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội phải được lý giải từ tác động của cả ba yếu tố trên. Đặc biệt, khi đánh giá về yếu tố quyền lực kinh tế, Max Weber đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cơ may thị trường như là cơ sở kinh tế của sự phân hóa giai cấp hơn là sở hữu tài sản như
- 14 quan điểm của Karl Marx. Như vậy, trong các yếu tố liên quan đến kinh tế thì Max Weber chú trọng nhiều hơn đến yếu tố cơ may mà mọi người đã đem bán kỹ năng lao động nghề nghiệp của mình trên thị trường. Trên cơ sở lý luận nền tảng được thiết lập trước đó, từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay, thuật ngữ “phân tầng xã hội” được sử dụng khá rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới. Và nhiều công trình nghiên cứu đi sâu khảo sát, lý giải hiện thực PTXH diễn ra trong các xã hội và các tác giả đã có sự bổ sung phát triển lý thuyết phân tầng. Nhà xã hội học Mỹ Erik Olin Wright, dựa trên quan điểm của Karl Marx và Max Weber đã phát triển lý thuyết về giai cấp. Ông cho rằng, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại, vị trí của một cá nhân được xác lập dựa trên ba khía cạnh trong kiểm soát các nguồn lực kinh tế, đó là: sự kiểm soát đối với đầu tư hay vốn tiền tệ; sự kiểm soát các tư liệu sản xuất vật chất (ruộng đất hay công xưởng và công sở văn phòng); và sự kiểm soát đối với sức lao động. Đây là những khía cạnh cho phép nhận diện các giai cấp chủ yếu [trích theo 4, tr.106- 115]. Đến năm 1982 Wright và một số tác giả khác bổ sung thêm ba chỉ báo để phân chia giai cấp xã hội, đó là: mức độ tham gia quyết định; quyền uy đối với những người khác khi làm việc; mức độ độc lập và tự định hướng mà con người có trong công việc của họ. Dựa trên những chỉ báo này, họ phân ra các giai tầng sau: nhà tư bản, người quản lý, công nhân và tư sản nhỏ [trích theo 63, tr.4]. 1.1.2. Nghiên cứu về phân tầng xã hội nghề nghiệp Nghiên cứu PTXH nước Mỹ, tác giả Ian Robertson dựa trên cơ sở thu nhập và nghề nghiệp đã phân chia xã hội Mỹ thành 6 giai tầng: (tầng 6) giai cấp thượng lưu lớp trên - là tầng lớp quý tộc thuộc dòng dõi nổi tiếng, là những nhà tư bản lớn, lâu đời, có quyền lực và uy tín lớn nhất trong xã hội; (tầng 5) giai cấp thượng lưu lớp dưới là những người có tiền, họ là những người buôn bán bất động sản, các ông trùm thức ăn nhanh, trùm máy tính, người trúng xổ số và những người giàu khác mới nổi; (tầng 4) giai cấp trung lưu lớp trên bao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ: Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay
213 p | 129 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu
200 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi Khí hậu: Nghiên cứu quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại Cà Mau và Hậu Giang
197 p | 81 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định
202 p | 20 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu đánh giá rủi ro đa thiên tai đối với các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ
206 p | 53 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu giải pháp tăng cường năng lực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành công an trong bối cảnh biến đổi khí hậu
186 p | 34 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu
179 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu đánh giá vai trò các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu bằng phương pháp mô hình hóa cấu trúc SEM của thành phố Đà Nẵng
181 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu xây dựng kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất thép ở Việt Nam
181 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu hệ sinh thái Hồ Tây trong điều kiện biến đổi khí hậu
190 p | 20 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu hệ sinh thái Hồ Tây trong điều kiện biến đổi khí hậu
27 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu đánh giá tác động của thay đổi thảm phủ và biến đổi khí hậu đến dòng chảy trên lưu vực sông Cả
175 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu an ninh nước dưới tác động của biến đổi khí hậu - Áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi
201 p | 24 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận và tính toán dấu vết các bon cho sản phẩm lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Hồng
0 p | 38 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu định lượng đồng lợi ích của giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông công cộng ở thành phố Hà Nội
184 p | 28 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu hệ sinh thái Hồ Tây trong điều kiện biến đổi khí hậu
190 p | 31 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu xây dựng kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất thép ở Việt Nam
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn