intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:185

74
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đề xuất những kiến nghị và các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam phục vụ chủ yếu cho việc ra quyết định của các nhà quản lý trong Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, của cơ quan quản lý nhà nước và các chủ sở hữu của các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà  nước ta. Việc cổ phần hóa được thực hiện thí điểm từ  năm 1992. Cho đến nay,  cổ phần hoá doanh nghiệp đã và đang đạt đư ợc kết quả tích cực, góp phần quan  trọng vào việc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp và phát triển kinh tế ­ xã hội.  Khuyến khích, hỗ trợ công tác cổ phần hoá doanh nghiệp là một trong những giải   pháp cơ  bản để  thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, thực hiện sự  nghiệp   công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời đảm bảo sự  phát triển bền  vững nền kinh tế nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với sự  phát triển cả  về  quy mô và số  lư ợng CTCP, sự  cạnh tranh  giữa các CTCP với nhau, giữa các CTCP với các loại hình doanh nghiệp khác  diễn ra ngày càng quyết liệt đặt ra yêu cầu cấp thiết là nâng cao hiệu quả  quản   lý đối với các CTCP. Các CTCP cần sử  dụng  đồng bộ  các công cụ  quản lý.  Trong đó, phân tích tài chính là một công cụ  hết sức quan trọng. Thực tế, các   CTCP đã và đang từng bước sử dụng công cụ phân tích trong quản lý. Tuy nhiên,   việc phân tích tài chính trong các CTCP nói chung và các CTCP thuộc Tổng công  ty Công nghiệp xi măng Việt Nam nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập nên chưa  đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý.  Mặt khác, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phân tích tài   chính doanh nghiệp chung và phân tích tài chính cho một số loại hình DN, một số  ngành nghề cụ thể. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về nội   dung phân tích tài chính riêng cho các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi  măng Việt Nam.  Xuất phát từ  những lý do trên và sự  định hướng của các nhà khoa học  hướng dẫn, NCS đã lựa chọn đề  tài nghiên cứu của luận án: “Hoàn thiện nội   dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty Công  
  2. 2 nghiệp xi măng Việt Nam”. Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu, hệ  thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề  lý luận về  CTCP và phân tích   tài chính CTCP. Luận án tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thực trạng về  nội dung   phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt  Nam. Luận án đề  xuất những kiến nghị  và các giải pháp hoàn thiện nội dung   phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt  Nam  phục vụ  chủ  yếu cho việc ra quyết định của các nhà quản lý trong  Tổng  công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, các CTCP thuộc  Tổng công ty Công  nghiệp xi măng Việt Nam, của cơ quan quản lý nhà nước và các chủ  sở hữu của  các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung phân tích tài chính CTCP.  Phạm vi nghiên cứu của luận án là nội dung phân tích tài chính trong các  CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam . (Luận án chỉ  nghiên  cứu đối với CTCP là công ty con do Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt  Nam nắm giữ cổ phần chi phối). 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng  và duy vật lịch sử  để  nghiên cứu các vấn đề  đảm bảo tính toàn diện, tính hệ  thống, tính logic và tính thực tiễn của các giải pháp hoàn thiện. Đồng thời, luận   án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế như phương pháp tổng  hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải,  quy nạp, phương pháp so sánh … Để  có căn cứ  tin cậy cho việc thực hiện đề  tài, luận án đã tiến hành thu   thập dữ liệu như sau:  Nguồn dữ  liệu thứ  cấp: Luận án đã sử  dụng nguồn dữ  liệu thu thập tại  
  3. 3 phòng kế  toán, tại website của các CTCP thuộc  Tổng công ty Công nghiệp xi  măng Việt Nam và Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam là các báo cáo tài  chính năm đã kiểm toán, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo thường niên, … Nguồn dữ liệu sơ cấp: Luận án thu thập ý kiến của các nhà quản lý của  các CTCP thuộc  Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam thông qua phiếu  điều tra, khảo sát và trao đổi trực tiếp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ­ Luận án đã tập hợp và hệ thống hóa những vấn đề  lý luận cơ  bản về  phân tích tài chính CTCP góp phần hoàn thiện lý luận, tạo tiền đề  vận dụng lý   luận vào thực tiễn. ­ Luận án đã đánh giá được thực trạng nội dung phân tích tài chính trong   các CTCP thuộc  Tổng công ty Công nghiệp xi măng  Việt Nam trong điều kiện  hiện nay, chỉ  rõ những kết quả  đạt được, những vấn đề  còn hạn chế, nguyên  nhân của kết quả, nguyên nhân của hạn chế làm cơ  sở  cho việc hoàn thiện nội   dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc  Tổng công ty Công nghiệp xi măng  Việt Nam. ­ Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính  trong các CTCP thuộc  Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, chỉ  rõ các  điều kiện thực hiện các giải pháp để phát huy có hiệu quả công cụ phân tích tài  chính trong công tác quản lý, điều hành và giám sát tài chính của cơ quan quản lý   nhà nước, của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và các CTCP thuộc  Tổng công ty Công nghiệp xi măng  Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở  đầu, tổng quan nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu  tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về phân tích tài chính CTCP. Chương 2: Thực trạng nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc 
  4. 4 Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Chương 3:  Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các  CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU  Phân tích tài chính trong các DN nói chung, phân tích tài chính trong các  CTCP nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều người quan tâm nghiên cứu.  Mỗi công trình đều có những quan điểm cụ thể về những vấn đề tổng quan của  phân tích tài chính và nội dung phân tích tài chính.  Bên cạnh những công trình nghiên cứu về  phân tích tài chính thì vấn đề  quản lý về tài chính, kế toán đối với các DN ngành công nghiệp xi măng cũng đã   thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Mỗi nhà khoa học tiếp   cận nghiên cứu về các DN ngành công nghiệp xi măng ở những góc độ khác nhau  nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả  công  tác quản lý về tài chính, kế toán của các DN. Việc nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề  tài có ý   nghĩa rất quan trọng, giúp cho tác giả hệ thống hóa được những vấn đề có tính lý   luận chung về phân tích tài chính CTCP. Bên cạnh đó, làm rõ được những vấn đề  đã được nghiên cứu, những vấn đề còn đang bỏ ngỏ làm định hướng cho những   nghiên cứu của mình. Trong quá trình tiếp cận nghiên cứu các công trình, tác giả  tiến hành khái   quát hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo 3 nhóm:  ­ Những công trình nghiên cứu về  phân tích TCDN: là những công trình  nghiên cứu chuyên sâu về  phân tích TCDN hoặc có một phần nội dung chuyên   sâu về phân tích TCDN;
  5. 5 ­ Những công trình nghiên cứu về phân tích tài chính CTCP là những công  trình nghiên cứu chuyên sâu về  phân tích tài chính CTCP hoặc có một phần nội  dung chuyên sâu về phân tích tài chính CTCP; ­ Những công trình nghiên cứu liên quan đến DN ngành công nghiệp xi   măng: là những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế  toán   của các DN xi măng hoặc các DN thuộc TCT CNXM Việt Nam. Thứ  nhất:  Tổng quan nghiên cứu những công trình nghiên cứu về  phân  tích TCDN. Tiêu biểu cho các nghiên cứu về phân tích TCDN đã được công bố là  sách xuất bản và luận án tiến sĩ.  Các cuốn sách đã xuất bản tiêu biểu mà tác giả  được biết, gồm: Giáo  trình phân tích báo cáo tài chính của trường Đại học kinh tế Quốc dân [38], giáo   trình phân tích tài chính doanh nghiệp của Học viện Ngân hàng [53], giáo trình  phân tích tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính [26], phân tích báo cáo  tài chính của Nguyễn Ngọc Quang [40], đọc và phân tích báo cáo tài chính của  Học viện tài chính [29], Phân tích tài chính doanh nghiệp của Josette Peyrard   (người dịch: Đỗ Văn Thận) [25], Phân tích và sử dụng báo cáo tài chính của Học  viện Ngân hàng (dịch từ nguyên bản tiếng anh)[54],… Nghiên cứu các công trình  này, tác giả  nhận thấy: Về  cơ  bản, các công trình đều tập trung vào 2 vấn đề  chính là tổng quan về phân tích TCDN và nội dung phân tích TCDN.  * Tổng quan về phân tích TCDN ­ Các công trình đều đưa ra khái niệm về phân tích tài chính. Theo quan điểm của Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị  Thà và các tác giả  “Giáo trình phân tích TCDN” của Học viện Tài chính:  “Phân tích tài chính là   tổng thể  các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện   nay, dự đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho nhà   quản lý đưa ra các quyết định quản lý hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ  quan   tâm”. [28, tr.14]
  6. 6 Theo quan điểm của Josette Peyrard: “Phân tích tài chính có thể được định   nghĩa như  một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính   quá khứ  và hiện tại, giúp cho việc ra quyết định quản trị  và đánh giá DN một   cách chính xác” [25, tr.12] Theo quan điểm của Nguyễn Năng Phúc và các tác giả  “Giáo trình phân  tích báo cáo tài chính” của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Phân tích Báo cáo  tài chính là phân tích các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính   mà nguồn thông tin từ  hệ  thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của   doanh nghiệp cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục   tiêu khác nhau” [38, tr.17] Tác giả  nhận thấy, các quan điểm trên mặc dù có những điểm khác biệt   trong cách diễn giải nhưng đều thống nhất  ở cùng một chỗ:  Phân tích tài chính   là tổng thể các phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm   cung cấp thông tin về tài chính  cho các đối tượng có quan tâm sử dụng.  Do vậy,  tác giả cho rằng các khái niệm về phân tích TCDN về cơ bản là giống nhau. ­ Các công trình đều thống nhất cho rằng mục tiêu phân tích là cung cấp  thông tin cho các chủ thể quản lý (các đối tượng) có quan tâm đến TCDN. Những  chủ thể quản lý đó là: các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những người   cho vay, cơ quan quản lý nhà nước, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, nhà   phân tích,… Tác giả  cho rằng, tất cả các chủ  thể  quản lý có lợi ích trực tiếp hay gián   tiếp liên quan đến DN đều quan tâm đến tình hình tài chính của DN. Do vậy, tác  giả đồng tình với các quan điểm trên. ­ Các công trình thống nhất cho rằng những dữ liệu cần thiết cho phân tích  tài chính là: các thông tin chung, các thông tin theo ngành và thông tin liên quan đến   DN.  Tác giả cho rằng, đó là những dữ liệu cần được thu thập đầy đủ trước khi  
  7. 7 thực hiện phân tích và các dữ liệu phải được thu thập thường xuyên.  ­ Các công trình quan điểm thống nhất về quy trình tổ chức phân tích, gồm   3 giai đoạn: lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích, kết thúc phân tích. Tác giả  cho rằng, quy trình tổ  chức phân tích như  trên là đảm bảo khoa   học và hợp lý. ­ Các công trình đưa ra các quan điểm về phương pháp phân tích: Tác giả Josette Peyrard [25], phương pháp phân tích tài chính gồm: phương  pháp so sánh, phương pháp tỷ số. Tác giả  cho rằng, với 2 phương pháp nêu trên   chưa đủ  để  tiến hành phân tích tài chính một cách sâu sắc, cụ  thể, làm sáng tỏ  các vấn đề tài chính DN. Theo quan điểm của Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị  Thà và các tác giả  “Giáo trình phân tích TCDN của Học viện Tài chính” [27;28], phương pháp phân   tích TCDN gồm 3 nhóm: Nhóm phương pháp đánh giá (phương pháp so sánh,  phương pháp phân chia, phương pháp liên hệ  đối chiếu, phương pháp đồ  thị);   nhóm phương pháp phân tích  ảnh hưởng nhân tố  (phương pháp thay thế  liên  hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích   tính chất ảnh hưởng các nhân tố); nhóm phương pháp dự báo (phương pháp toán   sác xuất, phương pháp hồi quy, ...). Theo quan điểm của Nguyễn Năng Phúc và các tác giả  “Giáo trình phân  tích báo cáo tài chính” của trường Đại học Kinh tế quốc dân [38], phương pháp  phân tích bao gồm: phương pháp chi tiết hóa chỉ  tiêu phân tích, phương pháp so   sánh, phương pháp liên hệ, phương pháp loại trừ, phương pháp số  chênh lệch,   phương pháp đồ thị, phương pháp mô hình tài chính Dupont. Theo tác giả, về cơ bản nhóm tác giả “Giáo trình phân tích tài chính doanh  nghiệp” của Học viện Tài chính và nhóm tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài  chính” của Trường Đại học Kinh tế  quốc dân có các phương pháp phân tích  giống nhau. Do vây, các phương pháp sẽ  được hệ  thống hóa trong lý luận về 
  8. 8 phân tích tài chính CTCP. Tuy nhiên, nhóm tác giả  của Học viện Tài chính có   phương pháp phân tích tính chất  ảnh hưởng của các nhân tố. Tác giả  cho rằng,   đó là phương pháp có ý nghĩa cả  về  lý luận và thực tiễn, làm sáng tỏ  được tác   động và ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu. Nhóm tác giả của   Trường Đại học kinh tế quốc dân có phương pháp mô hình tài chính Dupont. Tác  giả  nhận thấy, đây là phương pháp có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cao. Sử  dụng phương pháp mô hình tài chính Dupont trong phân tích sẽ  chỉ  rõ các mối   quan hệ tài chính đến khả năng sinh lời của vốn. * Về nội dung phân tích: ­ Tập thể  tác giả  “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” của Học   viện Tài chính [28] đã tập trung vào những nội dung phân tích sau: Phân tích khái  quát tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu quy mô tài chính, cấu trúc tài chính   và khả năng sinh lời; Phân tích tình hình nguồn vốn, tài sản thông qua các chỉ tiêu  quy mô phản ánh nguồn vốn, tài sản (B01­DN) và tỷ  trọng từng chỉ tiêu tài sản,   nguồn vốn; phân tích hoạt động tài trợ; phân tích tình hình đầu tư; phân tích chính   sách tín dụng; phân tích chính sách chi trả cổ tức; phân tích tình hình và kết quả  kinh doanh; phân tích tình hình lưu chuyển tiền; phân tích khả  năng thanh toán;  phân tích tốc độ luân chuyển vốn; phân tích khả năng sinh lời (có một số chỉ tiêu  sinh lời riêng cho các CTCP); phân tích tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong Giáo trình  Phân tích TCDN thì tập thể tác giả còn tập trung vào nội dung phân tích rủi ro và  dự báo báo cáo tài chính. ­ Tập thể  tác giả  “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính” của Trường Đại  học Kinh tế quốc dân [38] đã tập trung vào những nội dung phân tích chủ yếu sau:  Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu quy mô tài sản, nguồn   vốn và các hệ số tự tài trợ; phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn;  phân tích tình hình và khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả kinh doanh (bao gồm   phân tích hiệu quả  kinh doanh dành cho nhà đầu tư); định giá DN, phân tích dấu  hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính; dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính.
  9. 9 Tác giả  cho rằng, về cơ bản những nội dung phân tích tài chính chủ  yếu   của tập thể tác giả  Học viện Tài chính và những nội dung phân tích báo cáo tài  chính chủ yếu của tập thể tác giả Trường Đại học Kinh tế quốc dân nghiên cứu   là không có sự  khác biệt lớn mà chỉ  có một số  điểm khác nhau  ở  chỗ: cách sắp  xếp nội dung, chỉ  tiêu phân tích và cách xác định chỉ  tiêu đôi khi không giống   nhau; tập thể tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân không có nội dung phân  tích tăng trưởng. Những nội dung phân tích đã trình bày trên được áp dụng cho   mọi doanh nghiệp, bên cạnh đó đã có những nội dung dành riêng cho CTCP. Tuy   nhiên xuất phát từ đặc điểm hoạt động tài chính cụ  thể  của từng ngành và từng  loại CTCP để hoàn thiện nội dung phân tích phù hợp với đặc thù của ngành, của   CTCP.  Về các công trình là luận án tiến sĩ Những công trình luận án tiến sĩ mà tác giả  được biết đã khái quát hóa   những vấn đề  lý luận chung về  phân tích TCDN: Khái niệm và mục tiêu của   phân tích TCDN, phương pháp phân tích TCDN, tổ chức phân tích TCDN. Đồng  thời, các công trình là luận án tiến sĩ đã nghiên cứu sâu về  những nội dung, chỉ  tiêu phân tích cụ thể phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.  Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính  của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài (1998) của Nguyễn   Tuấn Phương [39] đã nghiên cứu và có những đề xuất mới hoàn thiện nội dung,   hệ  thống chỉ  tiêu phân tích tài chính phù hợp với đặc thù của các DN sản xuất   liên doanh với nước ngoài. Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện hệ  thống chỉ  tiêu phân tích tài chính   trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam (2002) của Nguyễn Ngọc Quang   [41] đã nghiên cứu và có những đề  xuất mới để  hoàn thiện nội dung, hệ  thống   chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với đặc thù các DN xây dựng của Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài  
  10. 10 chính trong các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ ­ con ở Việt   Nam (2012) của Nguyễn Thị Thanh [49] đã những nghiên cứu sâu và có những đề  xuất mới để  hoàn thiện nội dung, hệ  thống chỉ  tiêu phân tích phù hợp với các  Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ ­ con ở Việt Nam. Các công trình luận án tiến sĩ không chỉ góp phần hoàn thiện về nội dung,   phương pháp phân tích phù hợp đối với thực tiễn các tập đoàn kinh tế, các DN  liên doanh, các DN xây dựng mà còn có sự đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện   về lý luận phân tích tài chính DN. Thứ hai: Tổng quan nghiên cứu những công trình nghiên cứu về phân tích   tài chính CTCP. Tiêu biểu cho những nghiên cứu về phân tích tài chính CTCP đã   được công bố là: Sách và luận án tiến sĩ.  Các công trình là sách tiêu biểu mà tác giả  được biết, gồm: “Phân tích   tài chính CTCP” [37]; “Thực hành kế  toán và phân tích tài chính trong CTCP”  [27]. Những nghiên cứu liên quan đến phân tích tài chính CTCP được thể  hiện  thông qua những nội dung sau: * Những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính CTCP Về  khái niệm:  Các quan điểm có những điểm khác biệt trong cách diễn  giải nhưng đều thống nhất ở cùng một chỗ: Phân tích tài chính CTCP là tổng thể  các phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp  thông tin về tài chính  cho các đối tượng có quan tâm sử dụng. Về mục tiêu của phân tích tài chính CTCP: Các quan điểm đều thống nhất  cho rằng, mục tiêu phân tích là cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý trong  và ngoài CTCP. Về  phương pháp phân tích:  Các quan điểm đều thống nhất về  phương   pháp phân tích tài chính CTCP gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế  liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp liên hệ cân đối.
  11. 11 Riêng các tác giả  cuốn “Thực hành kế  toán và phân tích tài chính trong  CTCP” [27] của Học việc Tài chính, có thêm phương pháp phân chia, phương  pháp phân tích tính chất các nhân tố  và phương pháp dự  đoán. tác giả  cho rằng,  những phương pháp này đều rất cần thiết cho phân tích TC CTCP. Về  quy trình tổ  chức công tác phân tích tài chính CTCP:   về  cơ  bản, các  quan điểm đều thống nhất về  quy trình tổ  chức công tác phân tích gồm 3 giai   đoạn; lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích, kết thúc phân tích. Về  thông tin phục vụ cho phân tích tài chính CTCP: các quan điểm thống  nhất cho rằng những thông tin cần thiết cho phân tích tài chính  là: các thông tin   chung, các thông tin theo ngành và thông tin liên quan đến CTCP. Về  cơ  bản, tác giả  nhất trí với những vấn đề  tổng quan về  phân tích tài   chính CTCP mà các nhà khoa học đã   nghiên cứu. Riêng về  phương pháp phân  tích, thì tác giả đánh giá cao quan điểm của nhóm tác giả Học viện Tài chính.  * Về nội dung phân tích Tập thể tác giả công trình “Phân tích tài chính CTCP” [37] đã kiến nghị hệ  thống chỉ tiêu chung phân tích tình hình tài chính trong các CTCP và hệ thống chỉ  tiêu đặc thù phân tích tài chính trong các CTCP. Các chỉ tiêu chung được thể hiện   ở những nội dung phân tích sau: Phân tích tình hình biến động về  quy mô và cơ  cấu  của tài sản, nguồn vốn; phân tích tình hình và khả  năng thanh toán; phân tích  tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; phân tích hiệu quả sử dụng vốn và   phân tích tình hình rủi ro về tài chính. Các chỉ tiêu đặc thù được thể hiện ở nội dung  phân tích quy mô và kết cấu VCSH và phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông   trong CTCP. Công trình “Thực hành kế  toán và phân tích tài chính trong công ty cổ  phần” [27] đã được tập thể tác giả đề cập rất rõ nét nội dung thực hành phân tích  tài chính trong CTCP. Cụ thể: Phân tích chính sách tài chính CTCP; phân tích tình  hình quản lý và sử  dụng tài sản, nguồn vốn trong CTCP; phân tích năng lực tài 
  12. 12 chính của CTCP; phân tích rủi ro và tăng trưởng trong CTCP. Trong mỗi nội dung  phân tích đều có những chỉ tiêu phân tích tài chính đặc thù của CTCP. Tác giả nhận thấy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về   phân tích tài  chính CTCP đã có đóng góp rất lớn về những vấn đề tổng quan về phân tích tài  chính CTCP. Đặc biệt, là những công trình này đã nghiên cứu chuyên sâu về  hệ  thống chỉ tiêu phân tích đặc thù đối với CTCP, là căn cứ quan trọng để các CTCP   từng ngành, từng lĩnh vực có cơ sở để lựa chọn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đặc   thù, phù hợp. Mặc dù vậy, còn có những vấn đề  tài chính có tính đặc thù chung   cho các CTCP chưa được nghiên cứu toàn diện, như: Tình hình  tài trợ bằng vốn  cổ phần, khả năng sinh lời của vốn cổ phần.  Về các công trình là luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện hệ  thống chỉ  tiêu phân tích tài chính   trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam (1999) của Nguyễn Trọng   Cơ  [31] đã nghiên cứu chuyên sâu về phân tích tài chính trong các doanh nghiệp   cổ  phần phi tài chính. Những nội dung cơ  bản về  phân tích tài chính đối với  CTCP đã được nghiên cứu trong luận án, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:  DN cổ phần và phân tích tài chính trong DN cổ phần. Trong phần này, luận án đã   khái quát hóa lý luận chung về doanh nghiệp cổ phần và phân tích tài chính trong  DN cổ phần phi tài chính; thực trạng về phân tích tài chính trong DN cổ phần phi  tài chính  ở  Việt Nam đến năm 1998; hoàn thiện hệ  thống chỉ  tiêu phân tích tài  chính trong DN cổ phần phi tài chính ở Việt Nam. Trong nội dung này, luận án đã  đưa ra những ý kiến hoàn thiện hệ  thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính và  hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá DN.  Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện hệ  thống chỉ  tiêu phân tích tài chính   trong CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2012) của Nguyễn   Thị  Quyên [42] đã nghiên cứu và có những đề xuất mới hoàn thiện hệ thống chỉ  tiêu phân tích tài chính công khai trong  CTCP niêm yết trên thị  trường chứng 
  13. 13 khoán Việt Nam. Những nghiên cứu và đề  xuất của luận án góp phần đảm bảo  tính công khai minh bạch của thông tin tài chính công bố, góp phần củng cố  và   lành mạnh hóa thị trường chứng khoán Việt Nam. Những ý kiến hoàn thiện trong những luận án tiến sĩ đã góp phần quan  trọng trong việc hoàn thiện lý luận và thực tiễn về  phân tích tài chính trong  CTCP, đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu đặc thù làm nâng cao hiệu quả của phân tích  tài chính đối với CTCP. Thứ ba: Tổng quan nghiên cứu những công trình nghiên cứu liên quan đến  các DN ngành công nghiệp xi măng. Trong phạm vi báo cáo tổng quan, tác giả chỉ xem xét với những công trình   nghiên cứu về tài chính, kế toán có liên quan đến DN xi măng, các DN thuộc TCT   CNXM Việt Nam. Các công trình nghiên cứu mà tác giả được biết là luận án tiến  sĩ. Luận án tiến sĩ, với đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và   tính giá thành sản phẩm xi măng trong các doanh nghiệp nhà nước của Lưu Đức   Tuyên [50] đã nghiên cứu và đề  xuất những giải pháp hoàn thiện cả  về lý luận  và thực tiễn cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi  măng một cách hợp lý trong các doanh nghiệp nhà nước từ  những năm 2002.   Luận án tiến sĩ, với đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty  cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam của Ngô Thị Thu Hương [34] đã nghiên cứu,  đề  xuất giải pháp hoàn thiện cả  về  lý luận và thực tiễn cho việc tổ  chức công   tác kế toán trong các CTCP sản xuất xi măng Việt Nam. Luận án tiến sĩ, với đề  đài: Hoàn thiện hệ  thống kiểm soát nội bộ  trong các doanh nghiệp sản xuất xi   măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam của Nguyễn Thu Hoài   [33] đã nghiên cứu và đưa ra các nội dung hoàn thiện cụ  thể về  hệ thống kiểm   soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành với mô hình hoàn thiện là dựa trên cơ sở  đánh giá rủi ro trong điều kiện có  ứng dụng công nghệ  thông tin vào công tác 
  14. 14 quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp  Xi măng Việt Nam.  Như  vậy, đã có một số  công trình nghiên cứu   liên quan đến kế  toán của  DN Xi măng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu và hoàn thiện nội dung  phân tích đối với DN xi măng hoặc DN thuộc TCT CNXM Việt Nam. Kết luận:  Kết quả  nghiên cứu các công trình liên quan đến phân tích   TCDN chung, đến phân tích tài chính CTCP nói riêng đã góp phần quan trọng   trong việc hoàn thiện cả  về  lý luận và thực tiễn phân tích tài chính CTCP. Tuy   nhiên, phân tích TCDN nói chung và phân tích tài chính CTCP nói riêng là lĩnh vực  khoa học phức tạp cần được các nhà khoa học cũng như  người học tiếp tục  nghiên cứu để  không ngừng hoàn thiện để  đáp  ứng tốt nhất nhu cầu thông tin  của các nhà quản lý. Việc hoàn thiện nội dung phân tích phù hợp với từng loại   hình doanh nghiệp, từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể là rất cần  thiết nhằm không ngừng nâng cao vai trò của công cụ  phân tích trong quản trị,   giám sát tài chính DN. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu và hoàn  thiện nội dung phân tích đối với CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Từ khoảng   trống trong nghiên cứu trên đây, tác giả  tập trung nghiên cứu để  phát huy hiệu  quả của công cụ phân tích tài chính trong công tác quản lý tài chính CTCP thuộc  TCT CNXM Việt Nam.
  15. 15 Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1  TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm CTCP 1.1.1.1 Khái niệm vê CTCP ̀ ̉ ́ ̀ ̉ Đê tiên hanh san xuât kinh doanh  ́ ở bât ky quy mô nao cung cân phai co môt ́ ̀ ̀ ̃ ̀ ̉ ́ ̣  lượng vôn nhât đinh. Không co vôn se không diên ra bât ky hoat đông san xuât ́ ́ ̣ ́ ́ ̃ ̃ ́ ̀ ̣ ̣ ̉ ́  ̀ ̉ ́ ̀ ơn nhu câu vê vôn cang cao. kinh doanh nao. Quy mô san xuât kinh doanh cang l ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ̉ Nên kinh tê cang phat triên, nhu câu tâp trung vôn đê tiên hanh san xuât kinh ́   ́ ̣ ường, tư nhu câu tâp trung vôn đa xuât hiên doanh cang cao. Trong nên kinh tê thi tr ̀ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ̃ ́ ̣   nhưng Hiêp hôi kinh doanh. Các Hi ̃ ̣ ̣ ệp hội này có nhiều hình thức khác nhau. Tuy   nhiên, có thể khái quát thành 2 dạng: Công ty đối nhân và công ty đối vốn.  ­ Công ty đối nhân la công ty do môt nhom thê nhân hay phap nhân thanh lâp, ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ̣   ́ ư cach phap nhân. Cac thanh viên chung nhau gop vôn, chia quyên s co t ́ ́ ́ ̀ ́ ́ ̀ ở hưu theo ty ̃ ̉  ̣ ́ ̃ ́ ̣ ̣ ̉ ̣ lê vôn đa gop, chia quyên lanh đao công ty hoăc bô nhiêm ng ̀ ̃ ươi lanh đao. Y ̀ ̃ ̣ ếu tố  cơ bản quyết định sự hình thành loại công ty này là sự quen biết, sự tin cây va liên ̣ ̀   ̣ ̃ ữa các thanh viên d kêt chăt che gi ́ ̀ ựa trên nhưng muc tiêu chung. Vì v ̃ ̣ ậy, công ty này   còn gọi là công ty Hợp danh. Đăc tr ̣ ưng lơn nhât cua cac công ty đôi nhân la cac ́ ́ ̉ ́ ́ ̀ ́  ̣ ̣ thanh viên chiu trach nhiêm liên đ ̀ ́ ơi va vô han đôi v ́ ̀ ̣ ́ ơi cac khoan n ́ ́ ̉ ợ cua công ty. ̉ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̉ ̣ ­ Công ty đôi vôn la công ty do môt nhom thanh viên (thê nhân hoăc phap ́  ̣ ́ ư cach phap nhân. Công ty đ nhân) thanh lâp, co t ̀ ́ ́ ối vốn là công ty được hình thành  
  16. 16 từ  nhu cầu sản xuất kinh doanh, đòi hỏi số  vốn lớn mà công ty đối nhân không  đáp  ứng được. Các công ty này thực hiện việc huy động vốn rộng rãi trong các  tầng lớp dân cư, không đòi hỏi sự  quen biết giữa các thành viên mà chỉ  cần tập   trung được nhiều vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. Loại công ty này gọi là công  ty Nặc danh hay công ty Hợp vốn. Trong công ty đôi vôn, cac thanh viên chung ́ ́ ́ ̀   ́ ̃ ̀ ̉ ở hưu cua công ty. Quyên s nhau gop vôn vao công ty, do đo se la chu s ́ ́ ̀ ̃ ̉ ̀ ở hữu cuả   ̀ ̉ ̣ ̀ ́ ̃ ́ ̀ ̉ ́ ̀ ̀ ưởng lợi  cac thanh viên theo ty lê phân vôn đa gop. Quyên quan ly va quyên h ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ̣ ưng cua công ty đôi vôn la cac thanh viên trong nhuân cung theo ty lê nay. Đăc tr ̃ ̉ ́ ́ ̀ ́ ̀   ̉ ̣ ̣ công ty chi chiu trach nhiêm h ́ ưu han đôi v ̃ ̣ ́ ơi cac khoan n ́ ́ ̉ ợ  cua công ty. Trach ̉ ́   ̣ ̀ ơi han trong pham vi phân vôn cua môi thanh viên đa gop vao công ty. nhiêm nay gi ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̃ ̀ ̃ ́ ̀ Trong mỗi quốc gia, các Hiệp hội kinh doanh thường pha trộn các loại   hình công ty tiêu biểu kể  trên. Nhiều tư  liệu cho thấy hai loại công ty phô biên ̉ ́  nhất trong các nước đang có nền kinh tế  thị  trường phát triển là công ty trach ́   ̣ nhiêm hưu han và CTCP. ̃ ̣ ̣ Công ty trach nhiêm h ́ ưu han la loai công ty trung gian hay pha t ̃ ̣ ̀ ̣ ạp giưã   ̣ công ty đôi nhân va công ty đôi vôn. Công ty trach nhiêm h ́ ̀ ́ ́ ́ ữu han đ ̣ ược thiêt lâp ́ ̣   giưa nh ̃ ưng ng ̃ ươi quen biêt va tin nhiêm lân nhau (giông công ty đôi nhân) nh ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̃ ́ ́ ưng   ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̉ lai chi chiu trach nhiêm trong pham vi vôn gop cua minh (giông công ty đôi vôn). ́ ̀ ́ ́ ́    CTCP, về  căn bản là một dạng công ty Hợp vốn. Do đó, trước khi thành  lập, nhất thiết phải có điều lệ  công ty để  có cơ  sở  huy động vốn. Số  vốn hoạt   động của công ty khi thành lập được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ  phần. Giấy chứng nhận việc góp cổ phần để tạo vốn cho công ty đồng thời cũng   là giấy chứng nhận quyền sở hữu một phần vốn và quyền thu nhập từ lợi nhuận  của công ty (quyền nhận cổ tức cổ phần). Hiện nay, khái niệm về  CTCP được các nhà khoa học tiếp cận  ở  những   góc độ không hoàn toàn giống nhau.    Khái niệm CTCP được ghi nhận tại Điều 77, Luật Doanh nghiệp của  Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,  năm 2005 “CTCP là doanh  
  17. 17 nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ   phần; Cổ  đông có thể  là tổ  chức, cá nhân; số  lượng cổ  đông tối thiểu là ba và   không hạn chế số lượng tối đa; Cổ  đông chỉ  chịu trách nhiệm về  các khoản nợ   và nghĩa vụ  tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số  vốn  đã góp vào   doanh nghiệp; Cổ  đông có quyền tự  do chuyển nhượng cổ  phần của mình cho   người khác, trừ  trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84   của Luật này” [45,tr. 47]   Nhận   định   của   nhóm   tác   giả   công   trình   “Phân   tích   tài   chính   CTCP”  Trường Đại học Kinh tế  Quốc dân “CTCP là doanh nghiệp, trong đó các thành   viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn   góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công   ty trong phạm vi phần vốn góp của mình”[38, tr.17]   Nhận định của tác giả Ngô Thị Thu Hương“CTCP là doanh nghiệp, trong   đó các thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ  tương  ứng   với phần vốn góp và chỉ  chịu trách nhiệm về  khoản nợ  và các nghĩa vụ  tài sản   khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Vốn góp được chia   thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người tham gia góp vốn được gọi là   cổ đông. [34, tr.6] Như  vậy, từ  những nhận định trên cho thấy có nhiều cách diễn giải khác  nhau về  CTCP nhưng về  căn bản là giống nhau  ở  chỗ: CTCP là  một doanh  nghiệp, trong đó có nhiều thành viên góp vốn. Vốn góp được chia thành các phần  bằng nhau gọi là cổ phần. Người tham gia góp vốn được gọi là cổ đông. Các cổ  đông cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ  tương  ứng với phần vốn góp và chỉ  chịu trách nhiệm về  khoản nợ  và các nghĩa vụ  tài sản khác của công ty trong   phạm vi phần vốn góp của mình. Từ  những khái niệm trên, luận án cho rằng: CTCP là một doanh nghiệp,   do một số  thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật. Vốn góp được chia   thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người tham gia góp vốn được gọi là  
  18. 18 cổ  đông. Các cổ  đông cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ  tương  ứng với phần   vốn góp và chỉ  chịu trách nhiệm về  khoản nợ  và các nghĩa vụ  tài sản khác của   công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Cổ đông có quyền chuyển nhượng   cổ phần của mình cho người khác theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2  Phân loai CTCP  ̣ Phân loại CTCP là việc sắp xếp các CTCP theo từng loại hay nhóm công  ty căn cứ  vào các tiêu thức phân loại khác nhau. Với mỗi tiêu thức phân loại có   thể cung cấp những thông tin chung về CTCP: Quy mô vốn, lĩnh vực hoạt động,  chủ sở hữu, phạm vi huy động vốn và việc tham gia vào thị trường chứng khoán.  Qua đó, nhà quản lý cần có các biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại   CTCP. (*)  Phân loại CTCP theo quy mô vốn    Theo tiêu thức phân loại này, các CTCP được chia thành CTCP quy mô lớn  và CTCP quy mô nhỏ và vừa.  ­ Các CTCP có quy mô vốn lớn: la nh ̀ ưng công ty co quy mô vôn l ̃ ́ ́ ớn, hoaṭ   ̣ ̣ ̀ ̣ đông trên đia ban rông. Các CTCP có quy mô lớn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc   áp dụng khoa học tiên tiến, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới khoa học và công  nghệ, đổi mới phương thức quản lý và lợi thế  trong cạnh tranh trên thương   trường.         ­ Các CTCP có quy mô vốn nhỏ và vừa: la các CTCP co quy mô vôn  ̀ ́ ́ ở mưć   ̀ ̀ ươi trung binh. Các CTCP có quy mô nh trung binh va d ́ ̀ ỏ và có lợi thế riêng là linh   hoạt trong kinh doanh, đáp  ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của các vùng dân  cư các địa phương, giải quyết việc làm cho lao động phổ thông.          ̣ ́ ược tưng quôc gia quy đinh cu Tiêu chi phân loai CTCP theo quy mô vôn đ ́ ̀ ́ ̣ ̣  ̉ ̀được thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế.  Tiêu  thê va  thức phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt quy mô CTCP, từ  đó có biện pháp quản lý phù hợp theo từng loại quy mô của công ty.
  19. 19 (*)   Phân loại CTCP theo góc độ cung cầu vốn của nền kinh tế   Theo tiêu thức này, CTCP được chia thành 2 loại: CTCP tài chính và CTCP  phi tài chính. ­ CTCP tài chính: là các CTCP kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ  như  các ngân hàng thương mại cổ  phần, CTCP tài chính, CTCP chứng khoán,   CTCP bảo hiểm… Đó là các công ty có khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế.  Vì vậy, HĐKD chính của các công ty này không phải là những hàng hóa thông   thường mà là các hàng hóa đặc biệt như tiền tệ, chứng khoan, v ́ ốn...        ­ CTCP phi tài chính là: các CTCP lấy sản xuất kinh doanh hàng hóa thông  thường và cung cấp dịch vụ  làm HĐKD chính. Đây là những công ty thường có   nhu cầu về vốn để  thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chính như  các  CTCP sản xuất, CTCP thương mại, dịch vụ... [34, tr.10]       Tiêu thức phân loại này giúp những nhà quản lý nắm bắt kịp thời tình   trạng về nhu cầu vốn của các loại CTCP, từ đó có biện pháp huy động vốn  phù   hợp.  (*) Phân loại công ty cổ phần theo quyền chi phối của nhà nước. Theo tiêu thức này, CTCP được chia thành: CTCP do Nhà nước đóng vai   trò chi phối và các CTCP không có sự chi phối của Nhà nước [34, tr.11].   ­ Các CTCP nhà nước đóng vai trò chi phối: Là các CTCP do Nhà nước sở  hữu  trên  50%   cổ   phần.   Các   CTCP   nhà   nước   thường  là   những  công  ty  được  chuyển đổi từ  các doanh nghiệp Nhà nước. Các CTCP nhà nước thường sản   xuất, kinh doanh trong lĩnh vực quan trọng, sản xuất kinh doanh các mặt hàng   thiết yếu phục vụ  cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội cũng như  các  mặt hàng xuất khẩu.  ­ Các CTCP không có sự  chi phối của Nhà nước: Các công ty cổ  phần  thuộc loại này là các công ty mà vốn của nhà nước chiếm từ  50% cổ  phần trở  xuống hoặc nhà nước không tham gia góp vốn. 
  20. 20 Phân loại theo tiêu thức này giúp những nhà quản lý biết được mức độ  kiểm soát, chi phối của Nhà nước đối với các CTCP.       (*)  Phân loại CTCP theo phạm vi huy động vốn. Theo tiêu thức phân loại này, các CTCP được chia thành 2 loại: CTCP đa   quốc gia và CTCP đơn quốc gia. Thông qua đó, nhà quản lý thấy được phạm vi   huy động vốn của các CTCP. CTCP đa quốc gia là những CTCP huy động vốn từ  cổ  đông  ở  nhiều nước trên thế  giới. CTCP đơn quốc gia là những CTCP huy   động vốn tại một nước riêng biệt. (*)Phân loại CTCP theo tiêu thức tham gia vao thi tr ̀ ̣ ương ch ̀ ưng khoan ́ ́           Theo tiêu thức này các CTCP bao gồm các CTCP đã niêm yết và các CTCP  chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. CTCP đa niêm yêt la công ty đa tham ̃ ́ ̀ ̃   ̣ ương ch gia vao thi tr ̀ ̀ ưng khoan, cô phiêu cua CTCP đa đ ́ ́ ̉ ́ ̉ ̃ ược niêm yêt trên thi ́ ̣  trương ch ̀ ưng khoan. CTCP ch ́ ́ ưa niêm yêt la CTCP ch ́ ̀ ưa tham gia vao thi tr ̀ ̣ ương ̀   chưng khoan. ́ ́ Phân loại theo tiêu thức này để  các nhà quản lý biết được  ưu thế  của  CTCP trong việc huy động vốn. Các CTCP đã niêm yết trên thị  trường chứng   khoán chứng tỏ được  ưu thế  của mình trong việc huy động vốn từ  công chúng.  Do đó có thế  mạnh hơn nhiều so với các CTCP chưa niêm yết trên thị  trường  chứng khoán.  1.1.1.3 Đăc điêm cua CTCP  ̣ ̉ ̉ ̀ ̣ ̉ ưc kinh doanh, co t ­ CTCP la môt DN tô ch ́ ́ ư cach phap nhân, tôn tai riêng ́ ́ ̀ ̣   ̣ ̀ ̣ ̣ ơi chu s biêt va đôc lâp v ́ ̉ ở hưu cua no. CTCP đ ̃ ̉ ́ ược thanh lâp theo phap luât, đ ̀ ̣ ́ ̣ ược   ̀ ươc phê duyêt điêu lê hoat đông, co con dâu riêng, co quyên ky kêt cac h Nha n ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̀ ́ ́ ́ ợp  ́ ơi cac tô ch đông kinh tê v ̀ ́ ́ ̉ ức va ca nhân trong va ngoai n ̀ ́ ̀ ̀ ươc, chiu trach nhiêm ́ ̣ ́ ̣   trươc phap luât vê moi hoat đông SXKD cua minh. CTCP đ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ̀ ược tự  ân đinh muc ́ ̣ ̣   ̀ ́ ̣ ́ ương tiên s tiêu va xac đinh cac ph ̣ ử dung đê th ̣ ̉ ực hiên cac muc tiêu đo, t ̣ ́ ̣ ́ ự xac đinh ́ ̣   ́ ̉ ̉ ̉ ̃ ̉ tinh chât cua san phâm ma công ty se san xuât ra; t ́ ̀ ́ ự  lựa chon nha cung câp va ̣ ̀ ́ ̀ 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2