intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kế toán "Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán; Thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện công bố thị trường chứng khoán trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các dữ liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Hà nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Lê Thị Trâm Anh
  2. ii LỜI CẢM ƠN NCS xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau Đại học, Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Thương Mại đã luôn động viên và tạo điều kiện cho NCS trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. NCS xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các thành viên tại các cơ quan, tổ chức, các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình khảo sát thu thập dữ liệu điều tra, phỏng vấn. NCS xin cảm ơn các chuyên gia tại các trường Đại học, viện nghiên cứu, Ban soạn thảo chuẩn mực của Bộ Tài chính đã đóng góp ý kiến để luận án được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, NCS xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quang Hùng và PGS.TS Phạm Thu Thuỷ đã chỉ bảo nhiệt tình, định hướng khoa học và góp ý sửa chữa luận án trong suốt quá trình thực hiện. Sau cùng, NCS xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn ủng hộ, chia sẻ khó khăn và luôn động viên NCS trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! Nghiên cứu sinh Lê Thị Trâm Anh
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .........................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .........................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ .............................................................................ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN TTCK ...................................... 28 1.1. Báo cáo thường niên và phân loại thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK ...................................................... 28 1.1.1. Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK .................................... 28 1.1.2. Báo cáo thường niên và phân loại thông tin trên báo cáo thường niên ... 29 1.2. Khái niệm và vai trò của thông tin tài chính...................................................... 35 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 35 1.2.2. Phân loại thông tin tài chính.................................................................... 37 1.2.3. Vai trò của thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán. .................. 41 1.3. Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ...................................... 42 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 42 1.3.2. Nguyên tắc công bố thông tin tài chính................................................... 44 1.3.3. Quản lý công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ............... 45 1.3.4. Nội dung công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ............. 49 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của DNPTCNY trên TTCK .................................................................. 58 1.4.1. Một số lý thuyết có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng ........................ 58 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ................................................................................................. 63
  4. iv KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 70 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................. 71 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................... 71 2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.................................... 71 2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................................................. 72 2.2. Thực trạng quản lý công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .... 73 2.2.1. Quản lý công bố thông tin tài chính và nội dung công bố thông tin tài chính theo luật định ........................................................................................... 73 2.2.2. Nội dung công bố thông tin tài chính theo khuôn mẫu kế toán .............. 80 2.3. Thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ..................... 89 2.3.1. Tuân thủ quy định quản lý công bố thông tin tài chính........................... 89 2.3.2. Thực trạng về nội dung công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên .................................................................................................................... 92 2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam ............... 105 2.3.4. Phân tích mối quan hệ giữa các biến trong mô hình ............................. 109 2.3.5. Kết quả mô hình nghiên cứu ................................................................. 112 2.3.6. Kiểm định sự khác biệt về mức độ công bố thông tin tài chính giữa 2 sở giao dịch .......................................................................................................... 113 2.3.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 114 2.4. Đánh giá thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................. 119 2.4.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 119 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 120 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 123
  5. v CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................. 124 3.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ........................ 124 3.2. Căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ...................................................................................................... 125 3.2.1. Phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật .................. 125 3.2.2. Đáp ứng yêu cầu phát triển và bền vững của thị trường chứng khoán.. 125 3.2.3. Phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kế toán ................................... 126 3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động công bố thông tin .. 126 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam............... 126 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về quản lý công bố thông tin tài chính trên TTCK ......................................................................................................................... 126 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên...................................................................................................... 129 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện công bố thông tin tài chính tự nguyện ................ 143 3.3.4. Giải pháp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá điều kiện chấp nhận kiểm toán đối với các công ty kiểm toán .................................................................................. 147 3.3.5. Giải pháp khai thác dữ liệu thông tin tài chính ..................................... 149 3.3.6. Khuyến nghị .......................................................................................... 152 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 157 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 158 DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT ĐĂNG TẠP CHÍ ĐÃ CÔNG BỐ ................ Error! Bookmark not defined. CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁNError! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................. Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC .................................................................... Error! Bookmark not defined.
  6. vi
  7. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT STT GIẢI NGHĨA ĐẦY ĐỦ TẮT 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BTC Bộ Tài chính 3 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 4 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 6 BCTN Báo cáo thường niên 7 BGĐ Ban giám đốc 8 CBTT Công bố thông tin 9 CTKT Công ty kiểm toán 10 CTĐC Công ty đại chúng 11 CMKT Chuẩn mực kế toán 12 CLKT Chất lượng kiểm toán 13 DNPTCNY Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết 14 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 15 NĐT Nhà đầu tư 16 HĐQT Hội đồng quản trị 17 HĐKD Hoạt động kinh doanh 18 HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh 19 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 20 KTĐL Kiểm toán độc lập 21 KTV Kiểm toán viên 22 LKCK Lưu ký chứng khoán 23 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 24 TTTC Thông tin tài chính 25 TTCK Thị trường chứng khoán 26 TT Thông tư 27 TTĐK Thông tin định kỳ 28 TTBT Thông tin bất thường 29 TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính 30 QTCT Quản trị công ty 31 UBCKNN Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
  8. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ VIẾT STT TIẾNG ANH GIẢI NGHĨA TIẾNG VIỆT TẮT The Association of Hiệp hội kế toán công chứng Anh 1 ACCA Chartered Certifiied quốc Accountants Financial Accounting Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài 2 FASB Standards Board chính International Accounting Chuẩn mực kế toán quốc tế 3 IAS Standards International Financial Chuẩn mực Báo cáo tài chính 4 IFRS Reporting Standards quốc tế International Accounting Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc 5 IASB Standards Board tế Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển 6 OECD Cooperation and Development 7 ROE Return on Equity Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu 8 ROA Return on Asset Khả năng sinh lời của tài sản Vietnam Association of Hội Kiểm toán viên hành nghề 9 VACPA Accountants and Auditors Việt Nam Vietnammese Accounting 10 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Standards Vietnam Association of Hiệp hội các nhà quản trị tài chính 11 VAFE financial Executives Việt Nam
  9. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC và lý thuyết vận dụng .................................................................................................................................. 68 Bảng 2.1: Thống kê số lượng BCTC có ý kiến không chấp nhận toàn phần ........... 91 Bảng 2.2: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc .............................................. 94 Bảng 2.3: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc trên sàn HSX và HNX ......... 94 Bảng 2.4: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc theo VAS ............................. 96 Bảng 2.5: Thống kê mức độ công bố TTTC tự nguyện theo các nội dung ............ 101 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp các biến độc lập và cách đo lường ................................. 106 Bảng 2.7: Thống kê về chỉ số trung bình của các yếu tố ....................................... 107 Bảng 2.8: Bảng kiểm định tương quan Pearson ..................................................... 110 Bảng 2.9: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................... 112 Bảng 2.10: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ............................................... 112 Bảng 2.11: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 113 Bảng 2.12: Kiểm định 2 mẫu độc lập .................................................................... 114 Bảng 2.13: Kết quả kiểm định giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC của các DNPTCNY ................................................................................ 118 Bảng 3.1: Đề xuất các chuẩn mực kế toán ban hành mới ....................................... 137 Bảng 3.2: Đề xuất chỉnh sửa đối với các chuẩn mực kế toán hiện hành ................ 139 Bảng 3.3: Danh mục thông tin tài chính công bố tự nguyện .................................. 143 Bảng 3.4: Danh mục chỉ tiêu phân tích thông tin tài chính tự nguyện ................... 144 Bảng 3.5: Phân tích tăng trưởng doanh thu và khả năng chiếm lĩnh thị trường ..... 146 Bảng 3.6: Phân tích chi phí phí kinh doanh theo chức năng hoạt động ................ 146 Bảng 3.7: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ................................................ 146 Biểu đồ 2.1: Giá trị vốn hoá trên thị trường chứng khoán 2015 -2021 ...................... 72 Biểu đồ 2.2. DNPTCNY đạt chuẩn CBTT giai đoạn 2011 - 2020 ........................... 89 Biểu đồ 2.3. Các lỗi vi phạm CBTT năm 2019 ........................................................ 90
  10. x DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu của luận án ......................................................... 19 Hình 1.1. Phân loại thông tin tài chính ................................................................. 40 Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam ...................................................................... 105
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn dài hạn, hiệu quả cho nền kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển như Việt Nam. Bên cạnh kênh cho vay của các ngân hàng thương mại truyền thống, TTCK cũng đang đóng góp một phần không nhỏ vào việc cung cấp nguồn tài chính cho tăng trưởng kinh tế. Một thị trường tài chính ổn định trong đó có TTCK phát triển yếu tố quan trọng mang lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. TTCK chỉ có thể phát triển khi nó đảm bảo nguyên tắc của công bố thông tin (CBTT) và đây cũng là cách thức để các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) thể hiện sự công khai minh bạch thông tin đối với nhà đầu tư và các đối tượng có liên quan. CBTT đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến quá trình phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hạn chế sự bất cân xứng thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp là người chủ động CBTT và là người hiểu rõ nhất về thực trạng hoạt động kinh doanh của mình, ngược lại nhà đầu tư là những người ở thế bị động và phụ thuộc phần lớn vào các thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Khi những thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ, không kịp thời và không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, giá của cổ phiếu và sự phát triển lâu dài của TTCK. CBTT bao gồm thông tin tài chính (TTTC) và thông tin phi tài chính, thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện, các thông tin này có thể được công bố thường xuyên thông qua các phương tiện CBTT theo quy định hoặc công bố định kỳ trên báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên (BCTN). Thông tin bắt buộc được quy định bởi các văn bản pháp lý, thông tin tự nguyện là những thông tin mà doanh nghiệp công bố bổ sung bên cạnh thông tin bắt buộc nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. TTTC là nguồn thông tin quan trọng để kết nối doanh nghiệp và người sử dụng. TTTC không những giúp người sử dụng phân tích, đánh giá tình hình tài chính hiện tại mà còn có khả năng dự báo sự phát triển của DNPTCNY trong tương lai, đặc biệt khi các TTTC này được ban giám đốc (BGĐ), hội đồng quản trị (HĐQT) của DN sử
  12. 2 dụng để giải trình kết quả đạt được trong quá khứ, làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho các kỳ kinh doanh tiếp theo. Để đảm bảo lợi ích của người sử dụng TTTC cũng như đảm bảo tính công khai mọi hoạt động của DNPTCNY trên TTCK, các cơ quan quản lý, các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán đã không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về công bố, trình bày thông tin trên BCTC, BCTN. Trên thế giới, nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kế toán, Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã được thành lập với mục tiêu là “hình thành một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới”. Kể từ khi hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế ra đời, tính đến tháng 4/2020, trên thế giới đã có 166 quốc gia đã hoặc đang trên lộ trình áp dụng IFRS. Tại Việt Nam, ngày 16 tháng 3 năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính để khẳng định việc Việt Nam sẽ áp dụng IFRS. Có nhiều ý kiến ủng hộ việc áp dụng IFRS bởi nó giúp cải thiện tính so sánh của thông tin trên BCTC, giảm chi phí và rủi ro sử dụng thông tin của các nhà đầu tư, tăng tính rõ ràng của thông tin. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, IFRS dựa trên nguyên tắc, có tính linh hoạt cao nên khó vận dụng vào hoàn cảnh các nước đang phát triển hơn nữa việc thiếu một thị trường phát triển cũng làm cho các nước này khó có thể áp dụng phương pháp ước tính giá trị hợp lý, một nguyên tắc quan trọng trong việc trình bày thông tin trên BCTC. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Hoài Hương (2010) [10], có sự khác biệt đáng kể giữa VAS và IAS/IFRS, đặc biệt là vấn đề CBTT vì vậy BCTC được lập theo VAS có thể không đáp ứng được nhu cầu thông tin ở mức độ hợp lý để có thể ra quyết định của các đối tượng liên quan. Trong những năm gần đây, Việt Nam được biết đến như một quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tổng giá trị vốn huy động qua TTCK từ khi khai trương hoạt động đến nay đã đạt trên 2 triệu tỷ đồng, đóng góp bình quân 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tương đương gần 60% so với nguồn cung vốn tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng. Số lượng tài khoản NĐT đã không ngừng gia tăng, từ khoảng 3.000 tài khoản NĐT tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, cho đến
  13. 3 nay đạt 1,69 triệu tài khoản, tăng 580 lần so với năm 2000; số lượng NĐT nước ngoài cũng đã tăng 2,3 lần so với năm 2007, huy động khoảng 17,2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp (cao nhất từ trước tới nay), góp phần làm tăng quy mô vốn đầu tư xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số lượng DNPTCNY chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DNNY trên TTCK với sự đa dạng về lĩnh vực kinh doanh như công nghiệp, bất động sản, Y tế, sản xuất… đóng góp vai trò rất lớn trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Các nghiên cứu về CBTT trên TTCK đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tuy nhiên theo tìm hiểu của NCS, phần lớn các nghiên cứu trước đây tập trung vào các thông tin trên BCTC mà rất ít các nghiên cứu khai thác thông tin trên BCTN. Về phương pháp nghiên cứu thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ CBTT từ đó đưa ra khuyến nghị với các chủ thể khác nhau mà chưa chỉ ra được giải pháp căn bản để hoàn thiện CBTT đó là phải hoàn thiện hệ thống các quy định, nguyên tắc ghi nhận, trình bày TTTC và quy định này cần phải phù hợp, thống nhất với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Đặc biệt, sự khác biệt về cách thức ghi nhận thông tin và số lượng TTTC được trình bày theo yêu cầu của VAS với IAS/ IFRS sẽ làm giảm tính hữu ích của TTTC cung cấp cho người sử dụng. Vì vậy, nếu chỉ nghiên cứu các vấn đề về công bố TTTC của DNPTCNY dựa trên VAS mà chưa quan tâm đến những khác biệt về công bố TTTC giữa VAS và IAS/IFRS là chưa đầy đủ. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nhu cầu về huy động vốn trên TTCK quốc tế của các DNPTCNY ngày càng cao nên việc đáp ứng công bố TTTC theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh BTC đã ban hành quyết định áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam thì vấn đề về hoàn thiện công bố TTTC theo chuẩn mực BCTC cần được quan tâm. Từ những lý do trên, NCS lựa chọn đề tài “Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài luận án của mình.
  14. 4 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu về báo cáo thường niên Báo cáo thường niên là báo cáo bắt buộc mà CTCP phải công bố cho cổ đông được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1934. Luật doanh nghiệp năm 1985 và 1989 của Anh yêu cầu BCTN cần trình bày các hoạt động cơ bản của DN, tóm tắt hoạt động kinh doanh trong năm. Hình thức của BCTN được quy định bắt buộc trong Luật Tập đoàn của Úc năm 1991. Mặc dù BCTN xuất hiện sau BCTC khá lâu nhưng không thể phủ nhận vai trò của BCTN trong việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Nếu BCTC là một trong những nguồn thông tin quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp (Lê Thị Tú Oanh, 2012)[29] thì BCTN lại cung cấp thông tin các dự án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh cũng như chiến lược và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài thông tin trên BCTC các đối tượng quan tâm đến HĐKD của doanh nghiệp còn tìm kiếm thêm các thông tin diễn giải, bổ sung từ báo cáo của ban giám đốc, báo cáo của chủ tịch HĐQT. Chính vì vậy, BCTN trở thành nguồn thông tin quan trọng giúp cho các nhà đầu tư, các đối tượng khác có thể tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Đặng Thị Bích Ngọc, 2018)[25]. So với các nghiên cứu về CBTT trên BCTC đã được thực hiện trong nhiều năm thì các nghiên cứu về CBTT trên BCTN được thực hiện muộn hơn rất nhiều và ít hơn cả về số lượng. Bartlett và Jones (1997)[51] nhận thấy rằng từ năm 1970 đến 1990 nội dung CBTT bắt buộc trên BCTN tăng nhanh do sự thay đổi trong yêu cầu của các cơ quan quản lý, cùng với đó các thông tin tự nguyện cũng gia tăng với chủ đề chính là báo cáo xã hội của doanh nghiệp (CSR), liên quan đến sự tương tác của công ty với môi trường tự nhiên, nhân viên, cộng đồng và khách hàng. Nội dung CBTT ngày càng gia tăng, đặc biệt là giữa các công ty lớn trong ngành công nghiệp nhạy cảm với môi trường (Deegan và Gordon, 1996)[73] Ngoài các nghiên cứu về số lượng thông tin công bố, các nghiên cứu sau này quan tâm đến chất lượng thông tin công bố, mối quan hệ giữa TTTC công bố và các
  15. 5 thông tin diễn giải khác được trình bày trên trên BCTN. Pascal Balata, Gaétan Breton (2005)[107] đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung trong thư của của chủ tịch HĐQT và xây dựng một chỉ số về mức độ lạc quan từ đó so sánh chỉ số này với sự thay đổi của các con số hoặc tỷ lệ chủ yếu từ BCTC. Tác giả đã chỉ ra phần BCTC và phần thông tin diễn giải trình bày trên BCTN chưa có sự hoà hợp, có thể gây nên sự không thống nhất giữa 2 nội dung này bởi vì thông tin trên BCTC được kiểm toán nhưng các thông tin diễn giải ở phần còn lại doanh nghiệp trình bày mang tính mở, tính tự nguyện. Kết quả bài viết cho thấy có sự khác biệt vừa phải giữa nội dung tường thuật và dữ liệu kế toán Trong kết quả nghiên cứu của John M. Penrose (2008)[81] cho thấy các biểu đồ sử dụng trong BCTN được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia tuy nhiên xuất hiện nhiều sai sót, thiếu chính xác đối với các thông tin được trình bày trên biểu đồ. Một số các nghiên cứu khai thác dữ liệu trên BCTN để xác định mức độ CBTT Al-Shamari, B. (2008)[43]; xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ CBTT trên BCTN Meek và cộng sự (1995)[100]; Armer Alhazaimeh và cộng sự (2014)[49]. Lê Tuấn Anh (2018)[3] quan tâm đến các thông tin mang tính chất dự báo trên BCTN; tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm của doanh nghiệp và loại thông tin này. Arvidsson Susanne (2011)[40] phân tích quan điểm của các nhóm quản lý về các khía cạnh liên quan đến việc CBTT phi tài chính trong BCTN trong đó tập trung vào các chỉ số hiệu suất phi tài chính. Lê Thị Tú Oanh (2012)[29] đánh giá 40 BCTN của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2007 đến 2010 trên các mặt nội dung, hình thức, thời gian và cách thức CBTT. Từ đó chỉ ra những tồn tại của hệ thống BCTN và đề xuất giải pháp hoàn thiện hình thức báo cáo; hoàn thiện số lượng báo cáo bộ phận; hoàn thiện nội dung dung báo cáo; các chỉ tiêu tài chính cơ bản; hoàn thiện về thời gian, cách thức CBTT và đề xuất mẫu BCTN. Trần Thị Hải Lý và cộng sự (2018)[22] sử dụng sắc thái ngôn ngữ trong phần văn bản của BCTN để đo lường tâm lý lạc quan của nhà quản lý nhằm mục đích tìm hiểu mối liên hệ giữa sự lạc quan của nhà quản lý với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
  16. 6 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin Toàn cầu hoá và sự hiểu biết của các nhà đầu tư tiềm năng về TTTC được công bố đã dẫn đến nhu cầu sử dụng và yêu cầu về chất lượng của loại thông tin này tăng lên. CBTT là một trong những công cụ mà các nhà quản lý sử dụng để truyền đạt thông tin đến các nhà đầu tư. Trong đó, yêu cầu CBTT bắt buộc là trách nhiệm của các tổ chức quản lý như IASB, FASB, BTC hay UBCKNN được thể hiện thông qua việc xây dựng hệ thống chuẩn mực, khuôn khổ, quy định của các chỉ tiêu công bố. CBTT tự nguyện là trách nhiệm của các nhà quản lý doanh nghiệp khi cung cấp các thông tin bổ sung theo nhu cầu của nhà đầu tư. Vì vậy, khi thông tin bắt buộc không đủ đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư thì các nhà quản lý cần cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện quyền quản lý của mình (Akhtaruddin, 2005) [42] Wallace và Naser (1995) [122]; Owusu-Ansah (1998) [104] cho rằng CBTT như là một sự giao tiếp về kinh tế, cho dù đó là thông tin tài chính hay thông tin phi tài chính, thông tin định lượng hay thông tin định tính. Kết quả của CBTT là sự kết hợp giữa các thông tin tự nguyện và bắt buộc. CBTT bắt buộc là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp khi công bố một lượng thông tin tối thiểu trong các báo cáo của doanh nghiệp. CBTT tự nguyện là cung cấp thông tin bổ sung khi CBTT bắt buộc không thể hiện hết những giá trị thực mà doanh nghiệp đạt được cũng như thành tích của người quản lý. CBTT bắt buộc được điều chỉnh bởi các cơ quan quản lý ở tất cả các quốc gia trên thế giới (Healy và Palepu, 2001 [86]; Akhtaruddin, 2005) [42], mục đích là để quản lý các doanh nghiệp phải công bố những thông tin mà họ có thể muốn che dấu. Việc quy định CBTT bắt buộc là để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư (Taplin và cộng sự, 2002) [116], cũng như thu hẹp khoảng cách bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư có thông tin và những nhà đầu tư thiếu thông tin, điều này cũng đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý (Al-Htaybat và cộng sự, 2006) [46]. CBTT bắt buộc có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin hay kỳ vọng của nhà đầu tư do đó CBTT tự nguyện được sử dụng để gửi đến thông điệp về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Healy và cộng sự, 2001) [86]. Vì vậy, thông tin tự nguyện thực chất là thông tin bổ sung nên số lượng CBTT này nhiều hay ít
  17. 7 tuỳ thuộc vào quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp, các quy định pháp lý có liên quan, nhu cầu của các doanh nghiệp tư vấn, nhà phân tích tài chính, thị trường vốn và văn hoá quốc gia. Anna Watson và cộng sự (2002)[47] cho rằng công bố tự nguyện biểu hiện dưới nhiều hình thức như buổi họp báo, cuộc họp thảo luận với các nhà phân tích tài chính, thư gửi cho cổ đông hay là những thông tin bổ sung trong BCTN dưới dạng ví dụ minh hoạ. CBTT bắt buộc hay tự nguyện đều đóng vai trò quan trọng như nhau (Omar và cộng sự, 2007) [103] và chúng tương tác với nhau liên tục. Khi các quy định về CBTT bắt buộc khó diễn giải gây khó hiểu cho người sử dụng thông tin thì các doanh nghiệp có thể công bố thông tin tự nguyện để bổ sung làm rõ điều này. Hoàng Tùng (2001)[34] nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến CBTT của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam. Tác giả cho rằng, mức độ CBTT không chỉ phụ thuộc vào các quy định hiện hành của nhà nước mà còn phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp như hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán. Nghiên cứu của Ngô Thu Giang (2014)[5] Khi xác định mức độ CBTT trong nghiên cứu này, tác giả đã tiếp cận theo các đặc tính “tính thông tin”, “tính cập nhật”, “tính rõ ràng dễ hiểu”. Để đo lường tính đầy đủ của thông tin, tác giả sử dụng chỉ số CBTT. Tính thông tin được đo lường riêng biệt và tổng hợp cho thông tin định kỳ; thông tin bất thường và theo yêu cầu. Về tính rõ ràng, dễ hiểu được đánh giá thông qua số liệu về tỷ trọng diễn giải và minh chứng. Báo cáo có tỷ trọng lớn về số liệu minh chứng được đánh giá có tính rõ ràng và dễ hiểu hơn so với báo cáo định kỳ có tỷ trọng diễn giải cao. Về tính cập nhật, tác giả đo lường dựa trên thống kê sự xuất hiện của thông tin. 2.3. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu công bố thông tin bắt buộc, tự nguyện Trong các nghiên cứu về mức độ CBTT không thể thiếu hệ thống chỉ tiêu công bố làm căn cứ khảo sát thực trạng của các DNNY. Tuỳ thuộc vào các mục đích nghiên cứu khác nhau mà các tác giả có thể sử dụng các hệ thống chỉ tiêu công
  18. 8 bố của các tổ chức quốc tế như nghiên cứu của Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016)[4] sử dụng nguyên tắc quản trị của OECD (2004) để tính điểm CBTT. Trong nghiên cứu của Ali và cộng sự (2004), trích trong Nguyễn Trọng Nguyên (2016)[26] cho rằng những đất nước thuộc nền kinh tế mới nổi muốn gia tăng nguồn vốn từ nước ngoài cần phải tăng cường cải thiện chất lượng BCTC của doanh nghiệp vì vậy các tác giả đã xem xét việc tuân thủ 14 chuẩn mực kế toán ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh dựa trên danh mục công bố bắt buộc gồm 131 chỉ mục theo yêu cầu của 14 chuẩn mực kế toán nói trên để đo lường sự tuân thủ. Nghiên cứu của Tạ Quang Bình (2012)[115] xây dựng hệ thống chỉ mục CBTT tự nguyện dựa trên các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài, đặc biệt là các nghiên cứu được thực hiện ở các nước đang phát triển. Từ danh mục đã được tổng hợp, tác giả tiến hành đối chiếu với yêu cầu về CBTT bắt buộc tại Việt Nam ở thời điểm nghiên cứu để loại trừ các thông tin được coi là thông tin bắt buộc. Sau đó, bộ chỉ mục này tiếp tục được gửi đến các chuyên gia để xin ý kiến và hiệu chỉnh trước khi tiến hành thực hiện khảo sát. Cuối cùng, bộ chỉ mục chính thức về CBTT tự nguyện của tác giả sử dụng gồm có 72 chỉ mục và được chia thành 6 nhóm: thông tin chung về doanh nghiệp, thông tin tài chính, thông tin hướng tới tương lai, thông tin về nhân viên, trách nhiệm xã hội và chính sách môi trường, công bố cơ cấu HĐQT. Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) [30] khảo sát mức độ CBTT tổng hợp bao gồm chỉ số CBTT bắt buộc và chỉ số CBTT tự nguyện. Chỉ số CBTT bắt buộc được tính toán dựa trên các chỉ mục thông tin được quy định cụ thể trong “Hệ thống báo cáo tài chính theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và thông tư bổ sung có liên quan. Chỉ số CBTT tự nguyện được tính toán theo hệ thống chỉ mục thông tin còn lại được yêu cầu công bố trong hệ thống chuẩn mực kế toán VN nhưng không được cụ thể trong chế độ kế toán. Sau khi tổng hợp, nhóm tác giả đã sử dụng 165 mục thông tin để khảo sát bằng cách cho điểm theo phương pháp không trọng số.
  19. 9 Phạm Đức Hiếu & Đỗ Thị Lan Hương (2015)[108] nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện của các DNNY trên TTCK Việt Nam đã dựa trên danh sách gồm 84 chỉ mục trong nghiên cứu của Vu (2012)[119] nhưng đã được loại đi các thông tin đã được yêu cầu công bố trong TT52/2012/TT-BTC. Danh sách cuối cùng được nhóm tác giả sử dụng có 42 chỉ mục được chia thành 4 nhóm đó là thông tin doanh nghiệp và chiến lược (11 chỉ mục); thông tin tài chính và thị trường vốn (14 chỉ mục); thông tin dự báo (8 chỉ mục) và thông tin báo cáo xã hội (9 chỉ mục). Nghiên cứu của Đặng Thị Bích Ngọc (2018) [25] dựa trên hệ thống chỉ mục từ nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014)[30] đã xây dựng và bổ sung danh mục khảo sát với 165 chỉ mục thông tin bao gồm thông tin từ BCĐKT; thông tin từ Báo cáo KQKD và thuyết minh liên quan đến BCKQKD; thông tin từ Báo cáo LCTT và thuyết minh liên quan đến BCLCTT; thông tin từ thuyết minh BCTC theo TT 200/2014/TT-BTC; thông tin thuyết minh BCTC theo thông tư 210/2009; thông tin thuyết minh BCTC theo chuẩn mực kế toán - không được trình bày trong biểu mẫu của TT220/2014/TT-BTC; thông tin khác về DNNY. Nghiên cứu của Lê Xuân Thái, Trương Đông Lộc (2019)[35] sử dụng bộ tiêu chí của Standard&Poor (S&P) kết hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam để đo lường mức độ minh bạch và CBTT. Trong nghiên cứu này chỉ số minh bạch và CBTT của nhóm tác giả được tính dựa trên 3 thành phần chính: CBTT cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (18 điểm); CBTT tài chính (50 điểm) và CBTT cơ cấu HĐQT và điều hành công ty (30 điểm). Tổng số điểm của công ty đạt tối đa trên bảng hỏi là 98 điểm (100%). Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Thu (2019)[33] sử dụng phương pháp tiếp cận khách quan với việc sử dụng bộ chỉ số minh bạch và công bố thông tin của tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poors (S&P) và có bổ sung thêm yêu cầu về CBTT theo thông tư 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính để đo lường mức độ CBTT của doanh nghiệp đồ uống niêm yết.
  20. 10 Nghiên cứu của Hồ Thị Thuỷ Tiên, Hoàng Mạnh Khánh (2020)[36] dựa trên bộ chỉ số minh bạch và cung cấp thông tin của Standard and Poors (S&P), các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về quản trị công ty và CBTT để lượng hoá mức độ minh bạch thông tin của các DNNY trên TTCK Việt Nam. 2.4. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin Các tác giả trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu về mức độ CBTT từ những năm 1960 theo 2 cách tiếp cận khác nhau. Cách thứ nhất tiếp cận chủ yếu dựa trên phiếu khảo sát gồm các câu hỏi xếp hạng mức độ quan trọng của các khoản mục kế toán trong việc quá trình ra quyết định của người sử dụng (Buzby, 1974[56] ; Firth, 1979[77]; Chandra, 1974[69]; Turkey, 1985[117]). Nhóm thứ hai nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ CBTT và đặc điểm của doanh nghiệp, trong đó mức độ CBTT có thể được xây dựng dựa trên thông tin bắt buộc, thông tin tự nguyện. Các nghiên cứu ban đầu về mối liên hệ giữa CBTT và đặc điểm doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển như nghiên cứu của Firth, (1979)[77]; Lang và Lundholm, (1993)[96]; Cooke, (1989)[65], (1992)[66]; Wallace và Naser, (1995) [122]. Sau này, các tác giả cũng thực hiện nghiên cứu ở các nước đang phát triển như Ahmed và Nicholls (1994)[41]; Omar,B.F.A (2007)[103]; Leventis (2001) [98]; Lowe, (2014)[99]. Ngoài ra có tác giả còn áp dụng cách tiếp cận so sánh mức độ CBTT giữa hai hoặc nhiều quốc gia như Barrete (1977)[50]; Camfferman và Cooke (2002)[62]. Các nghiên cứu đều cho rằng lượng CBTT không cố định, không được xác định một cách chắc chắn. Các tác giả có thể sử dụng các thuật ngữ khác nhau để nói về biến phụ thuộc CBTT, Buzby (1974)[56] áp dụng thuật ngữ đầy đủ; Barrett, M.E (1977)[50]; Wallace và cộng sự (1994)[120] áp dụng thuật ngữ toàn diện; Patton và Zelenka (1997)[106] sử dụng thuật ngữ mức độ. Số lượng các yếu tố ảnh hưởng có thể khác nhau, đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng đến CBTT cũng có sự khác nhau trong các nghiên cứu. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng thành các nhóm: (i) các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1