intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp – nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán "Các nhân tố tác động mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp – nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp, kiểm định ảnh hưởng của mức độ CBTT tích hợp đến giá trị DN, qua đó kiểm định vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp – nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH THANH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG M ỨC ĐỘ CBTT TÍCH HỢP ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 HỒ CHÍ MINH, 2024
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI VĂN DƢƠNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP. HCM
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự sụp đổ của các DN trong quá khứ cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm các bên liên quan phải đặt câu hỏi về khả năng cung cấp thông tin của hệ thống báo cáo hiện tại. Theo đó, Hội đồng Báo cáo tích hợp quốc tế (IIRC) đã giới thiệu một hình thức báo cáo mà cả thông tin tài chính và phi tài chính được tích hợp trong một tài liệu duy nhất, chú trọng CBTT về chiến lược, quản trị, hiệu quả hoạt động, cách thức tạo ra giá trị và triển vọng của một tổ chức, được trình bày gắn liền với bối cảnh môi trường bên ngoài (IIRF, 2013, 2021). CBTT tích hợp ngày càng được hỗ trợ từ sự tăng trưởng về số lượng DN áp dụng và nhiều nghiên cứu (Guthrie và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Nam Phi và Châu Âu, trong khi đó số lượng nghiên cứu ở các nước đang phát triển vẫn còn hạn chế, thực hiện nhiều hơn các nghiên cứu ở các nước đang phát triển là cần thiết, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực hiện phúc lợi xã hội và cải thiện môi trường toàn cầu (Nwachukwu, 2022). Về nội dung nghiên cứu, một số nghiên cứu gần đây đã cung cấp bằng chứng về vai trò của CBTT tích hợp đối với hiệu quả hoạt động và giá trị DN; nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của DN, tuy nhiên chưa thực sự đầy đủ. Một đề xuất cho việc xem xét yếu tố CLKD (CLKD) của DN có tác động như thế nào đến mức độ CBTT tích hợp là phù hợp bởi các bằng chứng của nó đối với thực tiễn CBTT của DN (xem Bentley và cộng sự, 2013; Lim và cộng sự, 2018; Bentley-Goode và cộng sự, 2019; Weber và Müßig, 2022; Li và cộng sự, 2022). Việt Nam là một nước đang phát triển, tại Việt Nam, các báo cáo của DN được lập theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành năm 2000 – 2005, đến nay chưa sửa đổi, thay thế, các BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đơn giản, “rời rạc”, quan trọng hơn các báo cáo này chỉ chú trọng CBTT tài chính. Điều này làm giảm lợi ích của các nhà đầu tư, gây khó khăn trong việc giám sát
  4. 2 của các cơ quan chức năng. Để cải thiện vấn đề này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 155/2015/TT – BTC, sau đó được thay thế bởi Thông tư số 96/2020/TT – BTC, ban hành ngày 16/11/2020 hướng dẫn CBTT trên TTCK. Theo đó, các DNNY Việt Nam phải công bố thêm thông tin về môi trường, xã hội và mục tiêu phát triển bền vững trong Báo cáo thường niên của DN. Tuy nhiên, các quy định tại thông tư được cho là “sơ sài” (Vu và cộng sự, 2023), còn hạn chế (Nguyen và cộng sự, 2021), thiếu tính thống nhất, thiếu các tiêu chuẩn cụ thể (Dũng Nguyễn, 2022), thiếu các quy định về chất lượng thông tin cần công bố (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2019), theo đó gây khó khăn cho các DN khi thực hiện. Về vấn đề này, Uỷ ban chứng khoán cho rằng cần thiết phải có thêm các tiêu chuẩn mới, hướng đến tính thống nhất chung trong khối ASEAN (Dũng Nguyễn, 2022). Trong khi đó, CBTT tích hợp đang là vấn đề thời sự, đã cho thấy nhiều lợi ích đối với thị trường tài chính, đồng thời cũng nhận được sự chú ý bởi các nước trong khối ASEAN (IIRC, 2020). Áp dụng CBTT tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả DN, thị trường tài chính và vấn đề trách nhiệm môi trường, xã hội. Trên thực tế, một số DNNY Việt Nam đã nhận thấy hạn chế trong việc CBTT như hiện nay, theo đó hướng đến cách thức CBTT tự nguyện theo các chuẩn mực quốc tế, như tiêu chuẩn GRI, Khuôn khổ Báo cáo tích hợp Quốc tế (IIRF), tuy nhiên, số DN áp dụng còn hạn chế. Những phát hiện về các yếu tố tác động được cho là có thể khuyến khích và thúc đẩy các DNNY Việt Nam áp dụng IIRF khi phát hành báo cáo của DN (Nguyen và cộng sự, 2021). Ở góc độ nghiên cứu, tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nhận định khả năng áp dụng CBTT tích hợp của các DN Việt Nam, không nhiều các nghiên cứu tìm hiểu yếu tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của các DN. Hơn nữa, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào xác định vai trò của CBTT tích hợp đối với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam, dòng nghiên cứu này cần được thực hiện, bởi qua đó, có thể xác định sự phù hợp hay không của mô hình báo cáo mới này tại một nước đang phát triển như Việt Nam.
  5. 3 Với ý nghĩa đó, đề tài “Các nhân tố tác động mức độ CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp, kiểm định ảnh hưởng của mức độ CBTT tích hợp đến giá trị DN, qua đó kiểm định vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung, luận án có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam. (2) Kiểm định ảnh hưởng của mức độ CBTT tích hợp đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam. (3) Kiểm định vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố với giá trị DN tại các DNNY Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án cần trả lời ba câu hỏi sau: (1) Các nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố phản ánh CLKD và áp lực của các bên liên quan của DN tác động đến mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam? (2) CBTT tích hợp ảnh hưởng đến giá trị DN của các DNNY Việt Nam như thế nào? (3) CBTT tích hợp có vai trò trung gian như thế nào trong các mối quan hệ giữa các nhân tố phản ánh CLKD, áp lực của các bên liên quan của DN với giá trị DN của các DNNY Việt Nam? 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CBTT tích hợp, giá trị DN, cổ đông lớn, ĐBTC, cạnh tranh ngành, các CLKD của các DNNY Việt
  6. 4 Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm phạm vi về không gian và thời gian như sau: - Phạm vi không gian: Luận án chỉ nghiên cứu các nhân tố thuộc nhóm nhân tố phản ánh CLKD và áp lực của các bên liên quan của DN. - Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu là các báo cáo tích hợp, báo cáo phát triển bền vững, báo cáo thường niên của các DNNY Việt Nam (ngoại trừ các tổ chức tín dụng) giai đoạn 2018 – 2022. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng nhằm khám phá, hiệu chỉnh mô hình và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. 7. Đóng góp của luận án Đóng góp về mặt khoa học Luận án đã cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu quan trọng về vấn đề CBTT của DN. Luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về khả năng áp dụng CBTT tích hợp ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tại Việt Nam, luận án là nghiên cứu đầu tiên xem xét vai trò của CBTT tích hợp đối với giá trị DN của các DNNY Việt Nam. Luận án cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa các CLKD và mức độ CBTT tích hợp, qua đó cho thấy sự khác biệt trong môi trường thông tin của các DN, ít nhất một phần, là do các quyết định liên quan đến CLKD của họ. Luận án bổ sung vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa cổ đông lớn, ĐBTC, CLKD và giá trị DN, qua đó cung cấp bằng chứng về lợi ích của CBTT tích hợp trong việc gia tăng giá trị DN, tuy
  7. 5 nhiên, không phải hoàn toàn, trong một số trường hợp, CBTT tích hợp có thể làm giảm giá trị DN. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra hàm ý cho các DNNY, cổ đông lớn, nhà cấp vốn, Bộ Tài chính và các bên liên quan khác xung quanh vấn đề thực hiện CBTT tích hợp. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học về ảnh hưởng của các CLKD đối với mức độ CBTT tích hợp cũng như vai trò trung gian của CBTT tích hợp. Bên cạnh đó, luận án gợi mở các hướng nghiên cứu có thể thực hiện trong tương lai. 8. Kết cấu luận án Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận, hàm ý và hạn chế của đề tài
  8. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CBTT tích hợp 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về CBTT tích hợp trong DN 1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 1.2.1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1.3. Nội dung nghiên cứu (1) Nghiên cứu các nhân tố tác động mức độ CBTT tích hợp (2) CBTT tích hợp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và giá trị DN (3) Vai trò trung gian của CBTT tích hợp 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu Qua tổng quan nghiên cứu, tác giả rút ra một số khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh các vấn đề CBTT tích hợp, tuy nhiên rất ít các nghiên cứu được thực hiện tại các nước đang phát triển. Thứ hai, CLKD chưa được kiểm định trong các nghiên cứu mặc dù CLKD được cho là có mối liên hệ với môi trường thông tin của DN. Thứ ba, rất ít các nghiên cứu về vai trò trung gian của CBTT tích hợp trong mối quan hệ giữa các nhân tố và giá trị DN. Thứ tư, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào kiểm định vai trò của CBTT tích hợp đối với giá trị DN, mặc dù đây là mục đích chính mà IIRC hướng tới. Với khe hổng nghiên cứu được nhận diện, tác giả cho rằng cần thiết phải có các nghiên cứu bổ sung nhằm cung cấp một bức tranh toàn diện hơn về các nhân tố tác động đến CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam cũng như sự tác động của nó đối với giá trị DN. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị phù hợp.
  9. 7 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, ngoài phần mở đầu làm rõ tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu cũng như đóng góp của luận án. Luận án tiến hành lược khảo các dòng nghiên cứu xoay quanh vấn đề CBTT tích hợp, qua đó xác định vấn đề trọng yếu.
  10. 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về CBTT tích hợp Theo IIRF (2021), CBTT tích hợp là cách thức CBTT “ngắn gọn về chiến lược, quản trị, hiệu quả hoạt động và triển vọng của một tổ chức, trong bối cảnh môi trường bên ngoài, dẫn đến việc tạo ra, bảo toàn hoặc xói mòn giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”. Đầu ra chính của CBTT tích hợp là một báo cáo duy nhất mà IIRC dự đoán sẽ trở thành báo cáo chính của tổ chức, thay thế thay vì bổ sung vào các yêu cầu hiện có (IIRC, 2011), tập hợp các chuỗi báo cáo khác nhau thành một báo cáo mạch lạc, tích hợp toàn bộ (IIRC, 2011). 2.2. Lợi ích và thách thức của CBTT tích hợp 2.2.1. Lợi ích của CBTT tích hợp 2.2.2. Thách thức của CBTT tích hợp 2.3. Các nội dung chính được quy định tại Khuôn khổ Báo cáo tích hợp quốc tế (IIRF – 2021) 2.3.1. Các khái niệm cơ bản quy định tại IIRF (2021) 2.3.2. Nguyên tắc hướng dẫn quy định tại IIRF (2021) 2.3.2. Các yếu tố nội dung quy định tại IIRF (2021) 2.4. Bối cảnh CBTT tích hợp tại Việt Nam Tại Việt Nam, hoạt động báo cáo của DN được tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán do Bộ Tài chính ban hành từ năm 2001 đến năm 2005 chưa được cập nhật hoặc sửa đổi, chủ yếu chú trọng đến CBTT tài chính, do đó chưa đáp ứng được xu thế phát triển của báo cáo DN hiện nay. Để cải thiện vấn đề này, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC, Thông tư 96/2020/TT - BTC), đây là văn bản pháp lý đầu tiên yêu cầu các DNNY Việt Nam CBTT về phát triển bền vững. Tuy vậy, thiếu tính thống nhất và các tiêu chuẩn cụ thể từ các thông tư là vấn đề mà DN gặp phải trong quá trình áp dụng thông tư (Nguyễn Dũng, 2021). Hơn nữa, trên thực tế, những thông tin mà DN phải công bố theo quy định tại Việt Nam chỉ mới dừng lại ở những thông tin cơ bản nhất, ngay trong giới hạn đó thì các quy định
  11. 9 chưa đầy đủ (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2019). Để cải thiện vấn đề này, các bộ tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến lập báo cáo phi tài chính đã được giới hiệu đến các DNNY. Tập đoàn Bảo Việt là đơn vị tiên phong xuất bản báo cáo với tên gọi là “báo cáo tích hợp” từ năm 2016 đến nay. Các DN khác đã bắt đầu chú trọng đến việc CBTT nhiều hơn. 2.5. Khái niệm và nội dung khái niệm nghiên cứu 2.5.1. Khái niệm, nội dung cổ đông lớn Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ DN (Luật Chứng khoán Việt Nam, 2019). 2.5.2. Khái niệm và nội dung ĐBTC Theo một cách phổ biến nhất, ĐBTC được xem là việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của DN (Moghadam and Jafari, 2015, Adenugba et al., 2016, Al Momamni and Obeidat, 2017). 2.5.3. Khái niệm cạnh tranh ngành Theo Porter (1980), ngành là một nhóm các DN sản xuất các sản phẩm gần như thay thế cho nhau. Dưới áp lực của năm lực lượng cạnh tranh gồm gia nhập, mối đe doạ thay thế, nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ hiện tại trong ngành, cạnh tranh trong một ngành liên tục xảy ra. 2.5.4. Khái niệm và nội dung chiến lược cạnh tranh Chiến lược cạnh tranh của Porter (1980) bao gồm hai chiến lược chính CLDĐCP, chiến lược khác biệt hoá. CLDĐCP liên quan đến việc theo đuổi không ngừng tính kinh tế và hiệu quả trong tất cả các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người mua ở mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược khác biệt hoá liên quan đến việc phát triển các khía cạnh quan trọng của sản phẩm để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. 2.5.5. Khái niệm giá trị DN Giá trị DN được xem là một thước đo kinh tế phản ánh giá trị thị trường của toàn bộ DN, là tổng thể các yêu cầu của tất cả các chủ sở
  12. 10 hữu chứng khoán: chủ sở hữu cổ phần phổ thông và ưu đãi, cổ đông thiểu số, chủ nợ và những người khác (Armitage et al., 1997). 2.6. Các lý thuyết nền 2.6.1. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) Lý thuyết tín hiệu cũng là cơ sở để luận án giải thích cho mối quan hệ giữa chiến lược khác biệt hoá và mức độ CBTT tích hợp của DN; giải thích mối quan hệ giữa CBTT tích hợp và giá trị DN. 2.6.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) Luận án sử dụng lý thuyết đại diện để giải thích cho sự lựa chọn CBTT tích hợp của DN, cũng như giải thích vai trò của cổ đông lớn, ĐBTC trong việc lựa chọn CBTT tích hợp của DN. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng lý thuyết đại diện để giải thích cho mối quan hệ giữa CLDĐCP, chiến lược khác biệt hoá và CBTT tích hợp. 2.6.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) Luận án sử dụng lý thuyết các bên liên quan để giải thích tác động của các bên liên quan bao gồm cổ đông lớn, ĐBTC (đại diện cho các chủ nợ) đối với mức độ CBTT tích hợp tại DN, giá trị DN. Ngoài ra lý thuyết các bên liên quan cũng được luận án sử dụng để giải thích cho sự tác động của nhân tố cạnh tranh ngành đối với mức độ CBTT tích hợp. 2.7. Mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu 2.7.1. Mô hình nghiên cứu ban đầu Hai mô hình nghiên cứu ban đầu thể hiện qua qua hình 2.1 và 2.2.
  13. 11 Cổ đông lớn H3 H4 Giá trị DN H6 ĐBTC H7 H2 H1 H9 Cạnh tranh H5 H10 ngành H8 CBTT tích H12.1 hợp H11.1 CLDĐCP H13.1 Hình 2. 1: Mô hình 1 Nguồn: Tác giả xây dựng Cổ đông lớn H3 H4 Giá trị DN H6 ĐBTC H7 H2 H1 H9 H5 Cạnh tranh H10 ngành H8 CBTT tích H12.2 hợp H11.2 CLKBH H13.2 Hình 2. 2: Mô hình 2 Nguồn: Tác giả xây dựng 2.7.2. Các giả thuyết Giả thuyết H1: CBTT tích hợp ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN Giả thuyết H2: Cổ đông lớn ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT tích hợp Giả thuyết H3: Cổ đông lớn ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN
  14. 12 Giả thuyết H4: Cổ đông lớn ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN thông qua CBTT tích hợp. Giả thuyết H5: ĐBTC ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT tích hợp. Giả thuyết H6: ĐBTC ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị DN. Giả thuyết H7: ĐBTC ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN thông qua CBTT tích hợp. Giả thuyết H8: Cạnh tranh ngành ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT tích hợp. Giả thuyết H9: Cạnh tranh ngành ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN. Giả thuyết 10: Cạnh tranh ngành ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN thông qua CBTT tích hợp. Giả thuyết H11.1: CLDĐCP ảnh hưởng ngược chiều đến CBTT tích hợp Giả thuyết H11.2: Chiến lược khác biệt hoá ảnh hưởng cùng chiều đến CBTT tích hợp Giả thuyết H12.1: CLDĐCP ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN. Giả thuyết H12.2: Chiến lược khác biệt hoá ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN. Giả thuyết H13.1: CLDĐCP ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị DN thông qua CBTT tích hợp. Giả thuyết H13.2: Chiến lược khác biệt hoá ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị DN thông qua CBTT tích hợp. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong chương 2, tác giả trình bày các khái niệm, lợi ích, thử thách, các nguyên tắc, nội dung của CBTT tích hợp (2021). Ngoài ra, tác giả phân tích việc vận dụng các lý thuyết nền gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết tín hiệu làm cơ sở nền tảng giải thích các mối quan hệ cũng như xây dựng giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.
  15. 13 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng pháp và thiết kế quy trình nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu 3.2. Thang đo các khái niệm nghiên cứu Đo lường quyền sở hữu của cổ đông lớn bằng tổng tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông lớn (5% trở lên) theo Juhmani (2013). Đo lường ĐBTC bằng công thức tổng nợ phải trả chia cho vốn chủ sở hữu theo Lai et al. (2014). Đo lường cạnh tranh ngành thông qua mức độ tập trung ngành thường được thể hiện thông qua chỉ số Herfindahl Hirschman (HHI) theo Frias‐Aceituno et al. (2014). Đo lường CLDĐCP bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu trên tổng tài sản trong năm tài chính theo Singh and Agarwal (2002), Jermias (2008). Đo lường chiến lược khác biệt hoá bằng tỷ lệ giữa chi phí quản lý DN và tổng doanh thu theo Singh and Agarwal (2002)). Đo lường giá trị DN bằng chỉ số Tobin’s Q = (giá trị thị trường của cổ phiếu + các khoản nợ phải trả)/tổng giá trị tài sản theo Wolfe and Sauaia (2003). Luận án sử dụng phương pháp không trọng số để đánh giá mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam. Danh mục kiểm tra được tác giả xây dựng gồm 59 điểm cho 59 mục, dựa trên các nội dung quy định tại mục 4 (Content Elements) của IIRF (2021), bao gồm 8 nội dung: (1) Tổng quan về tổ chức và môi trường bên ngoài; (2) Sự quản trị; (3) Mô hình kinh doanh; (4) Cơ hội và rủi ro; (5) Chiến lược và phân bổ nguồn lực; (6) Hiệu suất; (7) Triển vọng; (8) Cơ sở chuẩn bị và trình bày. 3.3. Nghiên cứu định tính 3.3.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu chuyên gia
  16. 14 Các chuyên gia trong nghiên cứu này là các thành phần có kiến thức sâu rộng về CBTT tích hợp (các giảng viên các trường đại học), có tham gia trực tiếp vào quá trình lập BCTH, Báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững trong các DNNY Việt Nam (giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp) với các tiêu chí cụ thể (kinh nghiệm, trình độ). 3.3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu định tính Thời gian phỏng vấn chuyên gia được tác giả thực hiện từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. 3.3.2.3 Công cụ thu thập dữ liệu định tính Công cụ thu thập dữ liệu định tính là bảng câu hỏi bán cấu trúc. 3.3.2.4. Phân tích dữ liệu định tính Tác giả phân tích dữ liệu định tính theo 3 bước, mô tả dữ liệu; phân loại dữ liệu và kết nối dữ liệu. 3.4. Nghiên cứu định lƣợng 3.4.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu khảo sát Tác giả chọn 171 DNNY có vốn hóa lớn trên thị trường (ngoại trừ các tổ chức tín dụng) để thu thập dữ liệu nghiên cứu, dữ liệu được thu thập trong vòng 5 năm (từ năm 2018 đến năm 2022) với 855 quan sát. 3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ hệ thống báo cáo của DN, bao gồm báo cáo tích hợp, báo cáo phát triển bền vững, Báo cáo thường niên của 171 DNNY 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Luận án sử dụng phần mềm Stata16 với phương pháp ML-SEM để đo lường và kiểm định mô hình nghiên cứu.
  17. 15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng được luận án sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá các nhân tố mới, hiệu chỉnh mô hình và xác định thang đo phù hợp cho từng nhân tố. Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, bao gồm các bước thực hiện, công cụ sử dụng để lượng hóa và kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.
  18. 16 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính Ngoài các nhân tố đã được đề cập trong các nghiên cứu trước, các chuyên gia đồng ý bổ sung thêm 2 nhân tố CLDĐCP và chiến lược khác biệt hoá theo Porter (1980) vào mô hình nghiên cứu. 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu Kết quả phỏng vấn chuyên gia là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức. Theo đó, mô hình nghiên cứu chính thức của luận án gồm hai mô hình nghiên cứu: Mô hình 1 gồm 1 biến trung gian là CBTT tích hợp; 1 biến phụ thuộc là giá trị DN và 4 biến độc lập, cụ thể: (1) Cổ đông lớn; (2) ĐBTC; (3) Cạnh tranh ngành; (4) CLDĐCP; Mô hình 2 gồm 1 biến trung gian là CBTT tích hợp; 1 biến phụ thuộc là giá trị DN và 4 biến độc lập, cụ thể: (1) Cổ đông lớn; (2) ĐBTC; (3) Cạnh tranh ngành; (4) Chiến lược khác biệt hoá. 4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng 4.3.1. Kết quả mức độ CBTT tích hợp của các DNNY Việt Nam Kết quả cho thấy mức độ CBTT tích hợp tăng qua các năm nhưng không thật sự đáng kể, cụ thể năm 2018 là 55,62%, năm 2019 là 56,61%, năm 2020 là 57,00%, năm 2021 là 57,47, năm 2022 là 57,97%, mức độ CBTT tích hợp trung bình là 56,68%. Kết quả cho thấy các DNNY Việt Nam CBTT tương đối đồng đều ở các nội dung, nội dung công bố cao có thể kể đến sự quản trị (66,9%), tổng quan về tổ chức và môi trường bên ngoài (61,49 %), triển vọng (58,81%), rủi ro và cơ hội (57,60%). Nội dung công bố thấp hơn có thể kể đến như hiệu suất (49,10%). 4.3.2. Mẫu và thống kê mô tả 4.3.3. Kiểm tra khuyết tật của mô hình Kết quả cho thấy mô hình không tồn tại các khuyết tật như phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến.
  19. 17 4.3.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết Qua hai lần chạy mô hình, kết quả nghiên cứu được tác giả tổng hợp qua bảng 4.7. Kết quả các giả thuyết H1 đến H10 của hai mô hình nghiên cứu (mô hình 1, mô hình 2) đều giống nhau. Trong 16 giả thuyết, có 10 giả thuyết có ý nghĩa thống kê gồm giả thuyết H1, H2, H4, H5, H6, H7, H11.1, H11.2, H12.1, H13.2, trong đó có 3 giả thuyết trái với kỳ vọng của tác giả (H5, H6, H7); 6 giả thuyết không có ý nghĩa thống kê gồm giả thuyết H3, H8, H9, H10, H12.2, H13.1.
  20. 18 Bảng 4. 1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Giả MÔ HÌNH 1 MÔ HÌNH 2 thuyết Mối quan hệ Hệ số hồi Độ lệch Giá Giá trị P - Hệ số hồi Độ lệch Giá trị Giá trị P - quy chuẩn trị z value quy chuẩn z value (P>|z|) (P>|z|) H1 IR=> EV 0,22068 0,04302 5,13 0,000(***) 0,20278 0,04425 4,58 0,000 (***) H2 SHARE => IR 0,00066 0,00019 3,46 0,001(***) 0,00068 0,00019 3,52 0,000(***) H3 SHARE =>EV -0,00020 0,00023 -0,85 0,393 -0,00018 0,04425 -0,78 0,433 H4 SHARE => IR 0,00014 0,00005 2,71 0,007(***) 0,00014 0,00005 2,64 0,008(***) =>EV H5 CREDI => IR -0,01186 0,00442 -2,68 0,007(***) -0,0133 0,00450 -2,96 0,003(***) H6 CREDI =>EV 0,14321 0,00806 17,77 0,000(***) 0,14473 0,00822 17,61 0,000(***) H7 CREDI => IR -0,00262 0,00118 -2,21 0,027(**) -0,00270 0,00184 -2,28 0,023(**) =>EV H8 COMP => IR 0,10196 0,07144 1,43 0,154 0,10174 0,07093 1,43 0,151 H9 COMP => EV 0,04491 0,07433 0,60 0,546 0,03563 0,07480 0,48 0,634 H10 COMP => IR 0,02250 0,01629 1,38 0,167 0,02063 0,01497 1,38 0,168 =>EV H11.1 STRAT_P => IR -0,01336 0,00777 -1,72 0,086(*) H11.2 STRAT_D => IR 0,18743 0,03276 5,72 0,000(***)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2