intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kiểm soát và bảo vệ môi trường: Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu – áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

64
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là xác định được phương pháp và quy trình đánh giá hiệu quả của HĐTƯ với BĐKH; Đánh giá được hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH ở tỉnh Quảng Ngãi; Đề xuất được khung Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) cho thích ứng với BĐKH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kiểm soát và bảo vệ môi trường: Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu – áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘBỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC 2 KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHU THỊ THANH HƯƠNG UYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – ÁP DỤNG CHO TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hà Nội, 2018
  2. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHU THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - ÁP DỤNG CHO TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62850101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hương 2. GS.TS. Trần Thục Hà Nội, 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào từ bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tác giả Luận án Chu Thị Thanh Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới hai người thầy hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương và GS. TS. Trần Thục đã tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Hai thầy cô luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành Luận án. Tác giả trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu và tập thể cán bộ Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế của Cục Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu, hoàn thành Luận án. Tác giả chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), các đồng nghiệp và các cơ quan hữu quan đã có những góp ý về khoa học cũng như hỗ trợ nguồn tài liệu, số liệu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bố, mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể hoàn thành Luận án của mình. TÁC GIẢ Chu Thị Thanh Hương
  5. iii MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................... viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................................... 20 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 20 1.1.1. Đánh giá hiệu quả trước khi thực hiện các giải pháp thích ứng nhằm xác định các giải pháp ưu tiên ....................................................... 20 1.1.2. Đánh giá hiệu quả ở giai đoạn đang thực hiện và sau khi thực hiện các giải pháp thích ứng .................................................................. 21 1.1.3. Đo đạc, báo cáo, thẩm định các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................................................................. 28 1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 30 1.2.1. Bộ chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu......................................... 30 1.2.2. Công cụ lựa chọn ưu tiên đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu .. ................................................................................................... 31 1.2.3. Hệ thống chỉ số theo dõi, giám sát và đánh giá Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 .......... 33 1.2.4. Đánh giá tác động của Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ................................................................................................. 34 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................................................ 34 1.2.6. Một số tiêu chí đánh giá mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu.... 35 1.2.7. Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam .............................................................................. 37 1.2.8. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn .......................... 38 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu............................................................... 40 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi ............... 40 1.3.2. Biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Ngãi ............................................... 42 1.3.3. Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ở Quảng Ngãi ......... 48
  6. iv 1.4. Số liệu sử dụng trong Luận án ..................................................................... 53 1.5. Kết luận Chương 1....................................................................................... 54 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................................................. 58 2.1. Phân tích lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu .............................................................................. 58 2.1.1. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp và khả năng áp dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu .......................................... 58 2.1.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................................ 64 2.2.3 Phương pháp Delphi ....................................................................... 68 2.2.4. Phương pháp quản lý dựa trên kết quả RBM ................................. 73 2.2. Đề xuất quy trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ......................................................................................................... 75 2.2.1. Quy trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................................................... 76 2.2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả của hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................................................................... 80 2.2.3. Đường cơ sở về hiện trạng thích ứng với biến đổi khí hậu ............. 85 2.2.4. So sánh kết quả thực hiện hoạt động thích ứng với Đường cơ sở .. 86 2.3. Kết luận Chương 2....................................................................................... 88 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG ĐO ĐẠC, BÁO CÁO, THẨM ĐỊNH CHO THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .......... 90 3.1. Đánh giá hiệu quả của hoạt động trồng rừng ngập mặn ven biển Quảng Ngãi ............................................................................................................... 90 3.1.1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá............................................ 90 3.1.2. Xây dựng bộ câu hỏi thẩm định kết quả dự án ............................... 98 3.1.3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động trồng rừng ngập mặn .............. 103 3.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Quảng Ngãi .. ............................................................................................................. 109 3.2.1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá.......................................... 109 3.2.2. Xây dựng bộ câu hỏi thẩm định kết quả của dự án ....................... 115 3.2.3. Đánh giá hiệu quả thích ứng của dự án ....................................... 121
  7. v 3.3. Bài học từ việc đánh giá hiệu quả hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ... ............................................................................................................. 126 3.4. Đề xuất khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu... ............................................................................................................. 127 3.4.1. Đánh giá những khó khăn và các yếu tố cần thiết để thực hiện Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu...................... 127 3.4.2. Đề xuất khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu ............................................................................................... 131 3.4.3. Khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia ................................................................................. 138 3.5. Kết luận Chương 3..................................................................................... 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 145 A. Kết luận ......................................................................................................... 145 B. Kiến nghị ....................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ......... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 150 PHỤ LỤC .................................................................................................. 156
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân tích ưu nhược điểm của hai loại chỉ số ................................. 24 Bảng 2.1. Ưu nhược điểm của một số phương pháp đánh giá hiệu quả và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các hoạt động thích ứng ............................................. 59 Bảng 2.2. Mẫu câu hỏi cho các chuyên gia về mức độ liên quan của bộ chỉ số nhằm giám sát các hoạt động thích ứng ........................................................ 71 Bảng 2.3. Quy tắc KAMET phân tích đánh giá từ các chuyên gia sử dụng phương pháp Delphi ..................................................................................... 72 Bảng 3.1. Bộ chỉ số giám sát đánh giá hiệu quả của dự án trồng rừng ngập mặn ..................................................................................................................... 92 Bảng 3.2. Bảng câu hỏi tham vấn các chuyên gia về chỉ số giám sát dự án trồng rừng ngập mặn ............................................................................................. 93 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tại vòng 1 và vòng 2 nhằm xây dựng bộ chỉ số giám sát dự án trồng rừng ngập mặn ..................................................................... 95 Bảng 3.4. Bộ câu hỏi tham vấn chuyên gia phục vụ thẩm định kết quả báo cáo của dự án trồng rừng ngập mặn .................................................................... 99 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tại Vòng 1 và Vòng 2 nhằm xây dựng câu hỏi phỏng vấn thẩm định kết quả báo cáo dự án trồng rừng ngập mặn ........................ 100 Bảng 3.6. Hiệu quả thích ứng của dự án trồng rừng ngập mặn ................... 107 Bảng 3.7. Bộ chỉ số giám sát đánh giá hiệu quả của dự án QLTHĐB ......... 110 Bảng 3.8. Bảng câu hỏi tham vấn chỉ số giám sát dự án QLTHĐB giai đoạn 1 (2013 - 2015).............................................................................................. 112 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá tại Vòng 1 và Vòng 2 nhằm xây dựng Bộ chỉ số giám sát Dự án QLTHĐB ........................................................................... 113 Bảng 3.10. Bộ câu hỏi tham vấn chuyên gia phục vụ thẩm định kết quả báo cáo dự án QLTHĐB.......................................................................................... 116
  9. vii Bảng 3.11. Kết quả đánh giá tại Vòng 1 và Vòng 2 nhằm xây dựng câu hỏi phỏng vấn thẩm định kết quả báo cáo Dự án QLTHĐB - Giai đoạn 1 (2013- 2015) .......................................................................................................... 118 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu của Dự án QLTHĐB giai đoạn 1 (2013-2015)............................................................. 124 Bảng 3.13. Khung báo cáo các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ... 134
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung phân tích xây dựng chỉ số đánh giá thích ứng với BĐKH .. 23 Hình 1.2. Phương pháp tiếp cận để lựa chọn biện pháp thích ứng................. 27 Hình 1.3. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi ........................................................ 41 Hình 1. 4. Mức biến đổi nhiệt độ theo các kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 ..... 43 Hình 1. 5. Mức biến đổi lượng mưa theo các kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5. 44 Hình 1. 6. Sơ đồ tiếp cận của Luận án .......................................................... 56 Hình 2.1. Các quy tắc giám sát đánh giá các hoạt động thích ứng ................ 73 Hình 2.2. Khung đánh giá hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu .............. 76 Hình 2.3. Quá trình đánh giá hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu .......... 76 Hình 2.4. Quy trình đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với BĐKH.. 77 Hình 2.5. Quá trình lựa chọn các chỉ số giám sát các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ............................................................................................ 79 Hình 2.6. Bộ chỉ số thí dụ về các khía cạnh thích ứng .................................. 82 Hình 2.7. Cách thức triển khai Quy trình đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ............................................................................................ 87 Hình 3.1. Mức độ phù hợp của bộ chỉ số giám sát đánh giá dự án trồng rừng ngập mặn ...................................................................................................... 94 Hình 3.2. Mức độ phù hợp của bộ câu hỏi phỏng vấn dự án trồng rừng ngập mặn ..................................................................................................................... 98 Hình 3.3. Hiệu quả thích ứng của dự án trồng rừng ngập mặn .................... 106 Hình 3.4. Mức độ phù hợp của bộ chỉ số giám sát đánh giá dự án QLTHĐB ................................................................................................................... 115 Hình 3.5. Mức độ phù hợp của bộ câu hỏi phỏng vấn dự án QLTHĐB ...... 117 Hình 3.6. Hiệu quả thích ứng của dự án QLTHĐB ................................... 122 Hình 3.7. Khung MRV cho thích ứng với BĐKH ở cấp dự án.................... 137 Hình 3.8. Sơ đồ MRV thích ứng biến đổi khí hậu cấp quốc gia .................. 140
  11. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACCRA Mạng lưới ứng phó với BĐKH Châu Phi (Africa Climate Change Resilience Alliance) AMAT Công cụ đánh giá và giám sát thích ứng (Adaptation Monitoring and Assessment Tool) AR4 Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (The Fourth Assessment Report) BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư BVMT Bảo vệ môi trường CBA Đánh giá chi phí - lợi ích (Cost-Benefit Analysis) CEA Đánh giá chi phí - hiệu quả (Cost-Effectiveness Asessment) CSDL Cơ sở dữ liệu ĐNN Đất ngập nước GEF Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environment Facility) GIZ Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit) HĐTƯ Hoạt động thích ứng IGES Viện Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản (Institute for Global Environmental Strategies) IMS Hệ thống quản lý thông tin (Information Management System – IMS) IIED Viện Môi trường và Phát triển quốc tế (International Institute for Environment and Development) IPCC Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) KT-XH Kinh tế - Xã hội
  12. x M&E Giám sát và đánh giá (Monitoring and Evaluation) MCA Phân tích đa tiêu chí (Multi-Criteria Analysis) MRV Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định (Measuring, Reporting and Verification) NDC Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions) NGO Tổ chức Phi chính phủ (Non-Governmental Organization) NTP-RCC Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (National Target Program to Respond to Climate Change) ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) QLTHĐB Quản lý tổng hợp đới bờ RBM Quản lý dựa trên kết quả (Result Based Management) SP-RCC Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Support Program to Respond to Climate Change) SWOT Phương pháp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats - SWOT) TAMD Khung theo dõi thích ứng và đo lường phát triển (Tracking Adaptation and Measuring Development) TN&MT Tài nguyên và Môi trường TRAC3 Phương pháp theo dõi các hoạt động thích ứng (Tracking Adaptation to Climate Change Collaboration) UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme) UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
  13. xi (United Nations Framework Convention on Climate Change) VNGO&CC Mạng lưới Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về BĐKH (Viet Nam Working Group on Climate Change) WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) WRI Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Institute)
  14. 12 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) có tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các khu vực trên thế giới. Để ứng phó hiệu quả với BĐKH, cần có phương pháp và công cụ để hỗ trợ các nhà quản lý trong quá trình hoạch định chính sách [37]. Các hoạt động thích ứng (HĐTƯ) với BĐKH đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực và đã phát huy hiệu quả trong ứng phó với BĐKH, phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có các nghiên cứu về tác động của BĐKH, xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về đánh giá hiệu quả HĐTƯ với BĐKH. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH nhằm trả lời các câu hỏi: (i) hiệu quả của các hoạt động trong giảm mức độ tác động của BĐKH, tăng cường khả năng thích ứng, và (ii) chính sách thích ứng cần được xây dựng và thực hiện. Do đó, cần phải xây dựng phương pháp nhằm giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả của các chính sách và HĐTƯ với BĐKH và áp dụng phương pháp này trong quản lý thực hiện các HĐTƯ. Để có thể xây dựng cơ sở khoa học trong đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH góp phần làm giảm tính dễ bị tổn thương của môi trường tự nhiên trước BĐKH, trước tiên cần phải nghiên cứu, đánh giá được các ưu điểm và tồn tại của các phương pháp có liên quan trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó xác định phương pháp phù hợp có thể áp dụng. Kế hoạch hành động Bali năm 2007 đưa ra yêu cầu các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia và quốc tế cần được thực hiện theo phương thức có thể “Đo đạc được”, “Báo cáo được” và “Thẩm định được” (MRV). Thỏa thuận Paris về BĐKH đã được 195 Bên thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP 21) vào tháng 12 năm 2015, đã mở ra cơ hội giải quyết vấn đề BĐKH toàn cầu, tuy nhiên cũng tạo
  15. 13 ra một số thách thức cho các Bên. Thỏa thuận Paris khuyến khích các quốc gia xây dựng Báo cáo quốc gia về thích ứng, trong đó có khung minh bạch đối với các hành động được thực hiện và các hỗ trợ nhận được cho các hành động này [12], [22]. MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được nhiều tác giả đề cập đến, tuy nhiên MRV cho các HĐTƯ là hoàn toàn mới và chưa có hướng dẫn cụ thể. Để thực hiện Thoả thuận Paris, ngày 28 tháng 10 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2053/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris về BĐKH tại Việt Nam, theo đó nhiệm vụ số 58 yêu cầu xây dựng hệ thống MRV thích ứng với BĐKH. MRV cho thích ứng với BĐKH là một khái niệm gồm 3 quá trình độc lập, bao gồm: Đo đạc (M), Báo cáo (R) và Thẩm định (V). Phương pháp đánh giá hiệu quả các HĐTƯ phù hợp có thể được xem là một công cụ hỗ trợ quá trình MRV cho HĐTƯ với BĐKH. 2. BỐI CẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khu vực hứng chịu nhiều thiên tai của Việt Nam, nơi được nhận định là khu vực của Châu Á - Thái Bình Dương thường xuyên chịu ảnh hưởng bão, đối mặt với nhiều loại hình thiên tai và những diễn biến bất thường khác của thời tiết (bão, lũ, tố, lốc, dông, hạn hán và ngập úng…). Thiên tai làm gia tăng sự phân hóa mức sống dân cư, làm cản trở, chậm quá trình xóa đói giảm nghèo và gây ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại cơ sở hạ tầng, gián đoạn thời gian đến trường của học sinh đặc biệt là ở khu vực miền núi nơi thường xuyên bị chia cắt do lũ, lũ quét và khu vực đồng bằng nơi luôn chịu ngập úng do lũ lụt. Bên cạnh đó thiên tai còn gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người già, yếu, tàn tật, phụ nữ và trẻ em [16]. Trong thời gian qua, Quảng Ngãi đã thực hiện triển khai một số HĐTƯ với BĐKH, tuy nhiên hiệu quả của các hoạt động này còn chưa được đánh giá một cách đầy đủ.
  16. 14 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xác định được phương pháp và quy trình đánh giá hiệu quả của HĐTƯ với BĐKH; - Đánh giá được hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH ở tỉnh Quảng Ngãi; - Đề xuất được khung Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) cho thích ứng với BĐKH. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận án tập trung xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH và áp dụng trong nghiên cứu điển hình ở tỉnh Quảng Ngãi (Luận án chỉ đánh giá một số chương trình, dự án chứ không đánh giá toàn bộ các giải pháp), trên cơ sở đó đề xuất khung MRV cho các HĐTƯ với BĐKH. Vấn đề giảm nhẹ phát thải khí nhà kính không được xem xét trong khuôn khổ của Luận án vì đã có một số kết quả nghiên cứu về MRV cho giảm nhẹ, trong khi đó MRV cho thích ứng là một vấn đề rất mới cần được nghiên cứu. Việc đánh giá hiệu quả của HĐTƯ chỉ tập trung đánh giá hiệu quả thích ứng với BĐKH mà không đánh giá hiệu quả kinh tế của HĐTƯ và được thực hiện theo 3 nhóm chỉ số: (i) Tăng cường năng lực thích ứng; (ii) Thực hiện HĐTƯ; và (iii) Phát triển bền vững. Các HĐTƯ được xem xét trong Luận án là các hoạt động đã được phê duyệt để thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, chi phí - lợi ích đã được xem xét trong quá trình xây dựng dự án, do vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế của HĐTƯ không được xét đến trong khuôn khổ Luận án. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế của dự án thích ứng với BĐKH chỉ có thể đánh giá được khi dự án đã đi vào hoạt động một thời gian tương đối dài (có thể đến 15 năm). Vì vậy, Luận án chỉ tập trung vào đánh giá hiệu quả các HĐTƯ trong tăng cường năng lực thích ứng, thực hiện HĐTƯ và phát triển bền vững nhằm xây dựng Khung MRV cho HĐTƯ.
  17. 15 Các tính toán trong Luận án được thực hiện dựa trên số liệu KT-XH và số liệu về các ngành của địa phương. Các số liệu được tổng hợp trên cơ sở các tài liệu chính thức và được thu thập trong các đợt điều tra khảo sát tại tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2016. 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Luận án tập trung vào giải đáp các câu hỏi sau: - Phương pháp nào thích hợp với điều kiện Việt Nam trong việc xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH? - Hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH ở tỉnh Quảng Ngãi trong tăng cường khả năng thích ứng, thực hiện HĐTƯ, góp phần phát triển bền vững như thế nào? - Vai trò của phương pháp đánh giá hiệu quả thích ứng với BĐKH trong xây dựng khung MRV cho thích ứng với BĐKH? 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu đề ra, các nội dung nghiên cứu đã được triển khai trong Luận án, bao gồm: - Nghiên cứu tổng quan các phương pháp đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH trong và ngoài nước; đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp, phân tích thiếu hụt và đề xuất những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu; - Phân tích lựa chọn phương pháp phù hợp và đề xuất quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH ở Việt Nam; - Áp dụng phương pháp đã lựa chọn và quy trình được xây dựng để đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH ở tỉnh Quảng Ngãi; - Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH, Luận án đã đề xuất áp dụng quy trình này trong xây dựng khung MRV cho thích ứng với BĐKH ở cấp dự án. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án gồm:
  18. 16 - Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp các số liệu cơ sở nhằm cung cấp đầu vào cho các tính toán. Luận án tiến hành thu thập số liệu từ các tài liệu chính thức của tỉnh Quảng Ngãi, các Sở, ban ngành liên quan. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập trong quá trình điều tra khảo sát, phỏng vấn người dân trong khu vực dự án. - Phương pháp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats - SWOT) để phân tích lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu của Luận án sau bước sàng lọc sơ bộ. - Phương pháp Quản lý dựa trên kết quả (Result Based Management - RBM). RBM giúp đánh giá kết quả của HĐTƯ khi thực hiện, trên cơ sở đó có thể đề xuất thay đổi nếu chưa phù hợp hoặc chưa hiệu quả. Hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH được đánh giá dựa trên các mục tiêu đề ra của hoạt động và kết quả thực hiện các hoạt động đó. Hiệu quả HĐTƯ dựa trên trên kết quả được đánh giá thông qua các chỉ số đánh giá và được chia thành 3 nhóm chỉ số thành phần: (i) Nhóm chỉ số về tăng cường năng lực thích ứng; (ii) Nhóm chỉ số về thực hiện HĐTƯ; và (iii) Nhóm chỉ số về phát triển bền vững [46]. Phương pháp RBM đã được ứng dụng để xác định nhóm chỉ số giám sát đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH. Đường cơ sở được xây dựng để so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện HĐTƯ. - Phương pháp Delphi theo quy tắc KAMET được áp dụng trong tham vấn lựa chọn bộ chỉ số giám sát; dựa trên kết quả, xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn để đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ. Phương pháp Delphi dùng trong tham vấn chuyên gia là một trong hai phương pháp được sử dụng chính trong Luận án. Phương pháp Delphi được áp dụng qua 3 giai đoạn (trước, trong và sau tham vấn) và bao gồm 8 bước nhỏ để tìm kiếm sự đồng thuận của chuyên gia về bộ chỉ số giám sát đánh giá HĐTƯ dựa trên kết quả và bộ câu hỏi thẩm định kết quả thực hiện HĐTƯ.
  19. 17 - Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên kết quả đánh giá, Luận án tiến hành phân tích tổng hợp, so sánh để đưa ra các nhận xét và đề xuất giải pháp phù hợp. - Phương pháp chuyên gia được áp dụng để xác định ngưỡng đánh giá, cho điểm để so sánh với năm cơ sở và xác định hiệu quả của HĐTƯ. Trên cơ sở các phiếu điều tra được xây dựng, Luận án tiến hành khảo sát xin ý kiến chuyên gia và phân tích để đưa ra các nhận định. Phương pháp RBM và phương pháp Delphi theo quy tắc KAMET được Luận án sử dụng xuyên suốt trong quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH và áp dụng trong việc xây dựng khung MRV cho thích ứng với BĐKH. 8. ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ Các HĐTƯ với BĐKH đã và đang được triển khai thực hiện ở tỉnh Quảng Ngãi là đối tượng được xem xét đánh giá trong khuôn khổ Luận án. 9. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học - Luận án đã đề xuất được quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp RBM và phương pháp Delphi theo quy tắc KAMET. Quy trình đánh giá bao gồm các bước cụ thể, rõ ràng, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện Việt Nam; - Luận án đã đề xuất cơ sở khoa học cho việc xây dựng khung MRV cho các HĐTƯ với BĐKH, trong đó sử dụng phương pháp và quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của Luận án về đánh giá hiệu quả các HĐTƯ với BĐKH của tỉnh Quảng Ngãi có thể hỗ trợ các nhà quản lý của tỉnh xác định các hoạt động cần được ưu tiên trong thời gian tới, nhằm tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của từng địa phương, từng lĩnh vực của tỉnh.
  20. 18 - Quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH được đề xuất trong khuôn khổ của Luận án có thể áp dụng cho các HĐTƯ với BĐKH ở các địa phương khác. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng ở cấp cao hơn như cấp Bộ, cấp quốc gia để phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH. - Luận án đã đề xuất được khung MRV cho đánh giá hiệu quả các HĐTƯ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước tại địa phương cũng như ở Trung ương. 10. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1) Luận án đã phân tích lựa chọn và xây dựng được phương pháp đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp RBM và phương pháp Delphi theo quy tắc KAMET; đã xây dựng được quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 2) Luận án đã đánh giá được hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH ở tỉnh Quảng Ngãi. Việc đánh giá HĐTƯ thông qua hiệu quả trong tăng cường khả năng thích ứng và thúc đẩy phát triển bền vững của địa phương sẽ hỗ trợ cho tỉnh trong xác định và đúc kết kinh nghiệm về thực hiện các HĐTƯ với BĐKH giai đoạn vừa qua và xây dựng kế hoạch trong tương lai. 3) Luận án đã đề xuất được khung MRV cho các HĐTƯ với BĐKH ở Việt Nam. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về khung MRV cho các hoạt động giảm nhẹ BĐKH. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên khung MRV cho thích ứng với BĐKH được Luận án nghiên cứu và đề xuất. Bên cạnh đó Luận án cũng đưa ra một số nội dung cần xem xét khi xây dựng MRV thích ứng ở cấp quốc gia. Kết quả của Luận án có thể được tiếp tục nghiên cứu nhằm xây dựng khung MRV chi tiết cho cấp tỉnh và cấp quốc gia. 11. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận án được bố cục thành 3 Chương, gồm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2