Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò điều tiết của lãnh đạo đối với kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 14
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Vai trò điều tiết của lãnh đạo đối với kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Khám phá mối quan hệ giữa lãnh đạo, kiểm soát nội bộ và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam; Kiểm định vai trò trung gian của sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và kết quả hoạt động kinh doanh; Kiểm định vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đối với tác động của cấu trúc kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ; Kiểm định tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán lãnh đạo đến mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò điều tiết của lãnh đạo đối với kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THANH HOÀI VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THANH HOÀI VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN 2. TS. TRẦN ANH HOA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế “Vai trò điều tiết của lãnh đạo đối với kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Phong Nguyên và TS. Trần Anh Hoa. Luận án đảm bảo tuân thủ theo đúng đạo đức nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Các số liệu được trình bày trong luận án là chính xác và trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Từ Thanh Hoài
- ii LỜI CÁM ƠN Luận án này là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện không ngừng tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để hoàn thành luận án thì không chỉ là sự nỗ lực của bản thân mà còn nhờ vào sự tạo điều kiện và giúp đỡ của Nhà trường, Quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, toàn thể Quý Thầy Cô, Viện Đào tạo Sau đại học, Phòng Quản trị nguồn nhân lực, Phòng Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế và tập thể Quý Thầy Cô tại Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Xin cám ơn Quý Thầy Cô và Quý đơn vị vì đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Nguyễn Phong Nguyên và TS. Trần Anh Hoa – cám ơn Thầy Cô đã luôn nhiệt tâm giải đáp những vướng mắc và tận tình hướng dẫn để tôi kịp thời hoàn thành luận án. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cám ơn nồng ấm đến gia đình, bạn bè, tình nguyện viên – những người đã luôn ủng hộ và hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến Quý nhà quản lý và Quý anh chị đáp viên ở các doanh nghiệp – những người đã giúp cho quá trình thu thập dữ liệu của luận án được chỉn chu hoàn tất. Nhân đây, tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu, Quý đơn vị, Quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè,… lời chúc sức khỏe và phát đạt trong cuộc sống. Trân trọng cám ơn! Nghiên cứu sinh Từ Thanh Hoài
- iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... x TÓM TẮT ................................................................................................................. xi ABSTRACT ........................................................................................................... xiii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu................................................. 6 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 6 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 5. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................... 8 5.1. Phương diện hàn lâm .............................................................................. 8 5.2. Phương diện thực tiễn ............................................................................. 8 6. Kết cấu của luận án ........................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 10 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB ......................................................................................................... 10 1.1.1. Xét trên phương diện các yếu tố bên trong doanh nghiệp ................. 10 1.1.2. Xét trên phương diện các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ................ 16
- iv 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB .................................................................................................. 19 1.2.1. Xét trên phương diện hoạt động ........................................................ 19 1.2.2. Xét trên phương diện báo cáo ............................................................ 21 1.2.3. Xét trên phương diện tuân thủ ........................................................... 21 1.3. Tổng quan các nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB ................. 26 1.3.1. Nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và hiệu quả KSNB ...................... 26 1.3.2. Nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và chất lượng KSNB ................... 27 1.3.3. Nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và công bố thông tin về KSNB ... 29 1.4. Khe hổng nghiên cứu ................................................................................. 32 1.5. Đóng góp của nghiên cứu .......................................................................... 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 38 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................. 40 2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 40 2.1.1. Tổng quan về lãnh đạo ...................................................................... 40 2.1.1.1. Khái quát về lãnh đạo .......................................................... 40 2.1.1.2. Khung mẫu về lãnh đạo ....................................................... 42 2.1.1.3. Sự nhất quán của lãnh đạo (leadership consistency) .......... 43 2.1.1.4. Chất lượng lãnh đạo (leadership quality)............................ 45 2.1.2. Tổng quan về KSNB ........................................................................... 47 2.1.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của KSNB .... 47 2.1.2.2. Khái niệm KSNB .................................................................. 50 2.1.2.3. Mục tiêu của KSNB .............................................................. 52 2.1.2.4. Cấu trúc KSNB ...................................................................... 53 2.1.2.5. Sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .......................................... 55 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................... 55 2.2. Lý thuyết nền ............................................................................................. 57 2.2.1. Quan điểm cơ sở nguồn lực (resources – based view) ...................... 57
- v 2.2.2. Lý thuyết nhất quán về nhận thức (cognitive consistency theory) ..... 58 2.2.3. Lý thuyết kỳ vọng (expectancy theory) ............................................... 59 2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 61 2.3.1. Vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB .................................. 63 2.3.2. Vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo ................................ 65 2.3.3. Vai trò điều tiết của chất lượng lãnh đạo .......................................... 68 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 71 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 72 3.1. Biện luận phương pháp nghiên cứu sử dụng .......................................... 72 3.2. Quy trình nghiên cứu tổng quát ............................................................... 74 3.3. Nghiên cứu định tính ................................................................................. 76 3.3.1. Quy trình nghiên cứu định tính .......................................................... 76 3.3.2. Phương pháp lý thuyết cơ sở (grounded theory) ............................... 76 3.3.3. Chọn mẫu nhà quản lý để thực hiện phỏng vấn................................. 78 3.3.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập dữ liệu ................................................. 80 3.3.4.1. Công cụ thu thập dữ liệu ...................................................... 80 3.3.4.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu...................................................... 81 3.3.5. Tiến hành thu thập dữ liệu ................................................................. 81 3.3.6. Quá trình phân tích dữ liệu ................................................................ 83 3.4. Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 86 3.4.1. Quy trình nghiên cứu định lượng ....................................................... 86 3.4.2. Phương pháp khảo sát (survey method) ............................................ 87 3.4.3. Thang đo ............................................................................................ 88 3.4.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................ 90 3.4.5. Cách thức thu thập dữ liệu ................................................................. 92 3.4.6. Kỹ thuật và quá trình phân tích dữ liệu ............................................. 97 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 99 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 100
- vi 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 100 4.1.1. Mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB .......... 103 4.1.2. Mối quan hệ giữa sự hữu hiệu của KSNB và KQHĐKD của doanh nghiệp.. .............................................................................................. 106 4.1.3. Tác động của sự nhất quán của lãnh đạo đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB ............................................... 110 4.1.4. Ảnh hưởng của chất lượng lãnh đạo đối với tác động của sự nhất quán của lãnh đạo đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB ................................................................................................. 114 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .............................................................. 124 4.2.1. Mẫu và thống kê mô tả ..................................................................... 124 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo .......................... 127 4.2.3. Đánh giá giá trị phân biệt của thang đo .......................................... 131 4.2.4. Kiểm định vấn đề chệch do phương pháp và đa cộng tuyến ........... 132 4.2.5. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết .................................. 133 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 140 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................... 145 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU.................................... 147 5.1. Kết luận .................................................................................................... 147 5.2. Hàm ý nghiên cứu .................................................................................... 149 5.2.1. Hàm ý lý thuyết ................................................................................ 149 5.2.2. Hàm ý quản trị ................................................................................. 151 5.2.2. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ........ 155 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................... 157 KẾT LUẬN……………. ....................................................................................... 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 25
- vii Phụ lục số 1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB…………….…………………………………………………......25 Phụ lục số 2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB……………………………..…………………………..…...34 Phụ lục số 3: Bảng tóm tắt các nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB…..........41 Phụ lục số 4: Tóm tắt các nghiên cứu đã kế thừa………………………………..….47 Phụ lục số 5: Tóm tắt các cơ sở lý thuyết của việc xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………………..……49 Phụ lục số 6: Dàn bài thảo luận với nhà quản lý………………………………....…50 Phụ lục số 7: Bảng tổng hợp ý kiến các nhà quản lý……………………….…...…57 Phụ lục số 8: Thang đo (song ngữ)……………………………..……………..…...73 Phụ lục số 9: Kết quả phân tích dữ liệu định tính……………………………..…….83 Phụ lục số 10: Kết quả phân tích dữ liệu định lượng trên PLS – hệ số tải, giá trị t và p, kết quả bootstrap……………………………………………………..…...91 Phụ lục số 11: Độ tin cậy và giá trị thang đo – kết quả tính toán trên SmartPLS3.….92 Phụ lục số 12: Hệ số HTMT – kết quả tính toán trên SmartPLS3…………….…...93 Phụ lục số 13: Hệ số β đường dẫn giữa các biến trong mô hình đề xuất, giá trị t và p, kết quả bootstrap trên SmartPLS3…………………………………….…….94 Phụ lục số 14: Kết quả phân tích mô hình điều tiết – trung gian theo PROCESS Macro (mô hình 11) trên SPSS……………………………………….……..95
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ AICPA American Institute of Certified Public Accountants (Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ) AVE Average variance extracted (Phương sai trích bình quân) CAP The Committee on Auditing Procedure (Ủy ban về thủ tục kiểm toán) CEO Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành) CR Composite reliability (Độ tin cậy tổng hợp) FED Federal Reserve System (Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ) HTMT Heterotrait-Montrait (Hệ số HTMT) KPI Key performance indicator (Chỉ số đo lường hiệu suất) KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh KSNB Kiểm soát nội bộ NQL ở HN Nhà quản lý ở Hà Nội NQL ở ĐN Nhà quản lý ở Đà Nẵng PLS-SEM Partial least squares structural equation modeling (Mô hình cấu trúc tuyến tính trên cơ sở bình phương tối thiểu từng phần) PTKD Phát triển kinh doanh SRMR Standardized root mean square residual (Hệ số SRMR) TNXHDN Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp TP Thành phố VIF Variance inflation factor (Hệ số phóng đại phương sai)
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp cần khảo sát theo chọn mẫu định 92 mức Bảng 3.2 Thông tin tóm tắt của đáp viên tham gia khảo sát thử 94 nghiệm Bảng 4.1 Thông tin về nhà quản lý và đơn vị tham gia phỏng vấn 101 Bảng 4.2 Các chủ đề rút từ kết quả phân tích và tổng hợp bởi 120 NVivo Bảng 4.3 Các giả thuyết nghiên cứu 123 Bảng 4.4 Thống kê mô tả mẫu thu thập 126 Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo 128 Bảng 4.6 Ma trận tương quan – phân tích giá trị phân biệt của các 132 thang đo cho các biến trừu tượng trong mô hình Bảng 4.7 Kết quả kiểm định các giả thuyết theo đường dẫn PLS. 134
- x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Các nghiên cứu liên quan đến sự hữu hiệu của KSNB 11 cập nhật đến năm 2022 Hình 1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu 18 của KSNB Hình 1.3 Các nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu 25 hiệu của KSNB Hình 1.4 Các nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB 32 Hình 2.1 Khung mẫu về lãnh đạo 43 Hình 2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 70 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu tổng quát 75 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu định tính 76 Hình 3.3 Quy trình nghiên cứu định lượng 87 Hình 4.1 Truy vấn tần số từ 103 Hình 4.2 Mối quan hệ giữa lãnh đạo, KSNB và KQHĐKD của 119 doanh nghiệp tổng hợp từ nghiên cứu định tính Hình 4.3 Bản đồ dự án 121 Hình 4.4 Bản đồ khái niệm 122 Hình 4.5 Mô hình nghiên cứu được xác nhận sau nghiên cứu định 123 tính Hình 4.6 Tác động điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đối với 137 tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB Hình 4.7 Ảnh hưởng của sự tương tác 3 chiều giữa chất lượng lãnh 138 đạo, sự nhất quán của lãnh đạo và cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB
- xi TÓM TẮT Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Lý thuyết và thực tiễn cho thấy các yếu tố thuộc về lãnh đạo (ví dụ như sự nhất quán của lãnh đạo và chất lượng lãnh đạo) có những tác động tiềm năng đến hoạt động kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh vẫn còn thiếu vắng. Điều này càng được thể hiện rõ nét thông qua lược khảo các nghiên cứu trước, đặc biệt ở các thị trường mới nổi – trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh dòng nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và kiểm soát nội bộ ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, việc nghiên cứu về các yếu tố này được đánh giá là cần thiết trên cả khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn và đó cũng là lý do chọn đề tài nghiên cứu của luận án. Mục tiêu nghiên cứu: Luận án khám phá: (1) mối quan hệ giữa lãnh đạo, kiểm soát nội bộ và kết quả hoạt động kinh doanh trong thực tiễn các doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận án cũng xây dựng và kiểm định mô hình điều tiết – trung gian thể hiện: (2) tác động của cấu trúc kiểm soát nội bộ đến kết quả hoạt động kinh doanh thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ; (3) tác động điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đến mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ; và (4) tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết (embedded mixed method) bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn định tính và giai đoạn định lượng. Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả đã thu thập và phân tích dữ liệu từ phỏng vấn chuyên sâu 16 nhà quản lý tại các doanh nghiệp có vận hành kiểm soát nội bộ để khám phá mối quan hệ giữa lãnh đạo, kiểm soát nội bộ và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu định tính cũng nhằm xác nhận sự phù hợp của mô hình và giả thuyết nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam. Việc phân tích
- xii dữ liệu định tính được hỗ trợ bởi phần mềm NVivo (phiên bản 12 Pro). Giai đoạn nghiên cứu định lượng bao gồm khảo sát và phân tích dữ liệu từ 206 doanh nghiệp thuộc lãnh thổ Việt Nam có vận hành kiểm soát nội bộ nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã đề xuất qua mô hình cấu trúc tuyến tính trên cơ sở bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) thông qua phần mềm SmartPLS3 v.3.3.3. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) thực tiễn các doanh nghiệp tại Việt Nam có tồn tại mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo, kiểm soát nội bộ và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như mô hình và giả thuyết nghiên cứu được xác nhận là phù hợp, có thể vận dụng trong bối cảnh Việt Nam; (2) cấu trúc kiểm soát nội bộ tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ; (3) sự nhất quán của lãnh đạo đóng vai trò điều tiết cho mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ; và (4) chất lượng lãnh đạo đóng vai trò điều tiết đối với tác động điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu này đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận trong mảng kết hợp giữa lãnh đạo và kiểm soát nội bộ vẫn còn rất hạn chế tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng đem lại hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp tại Việt Nam về vai trò quan trọng của lãnh đạo trong việc chỉ đạo hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Từ khóa: Cấu trúc kiểm soát nội bộ, chất lượng lãnh đạo, kết quả hoạt động kinh doanh, sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, sự nhất quán của lãnh đạo.
- xiii ABSTRACT Research motivation: Leadership factors (e.g., consistency and quality of leadership) can have an impact on internal control activities, according to both theory and practice. Particularly in emerging economies, such as Vietnam, studies on the moderating effect of leadership quality on the moderating role of leadership consistency in the relationship between internal control structure and internal control effectiveness to improve firm performance are still scarce. The thesis is motivated by the fact that there is still a dearth of studies on the interface between internal control and leadership in Vietnam, and that this research is considered essential for both theory and practice. Research objectives: The thesis explores: (1) the relationships between leadership, internal control and firm performance in Vietnamese firms. The thesis also builds and tests the moderated-mediating model, showing: (2) the impact of internal control structure on firm performance through the mediating role of the internal control effectiveness; (3) the moderating effect of leadership consistency on the relationship between internal control structure and internal control effectiveness; and (4) the moderating effect of leadership quality on the moderating role of leadership consistency in the relationship between internal control structure and internal control effectiveness in Vietnamese firms. Research methods: The thesis employs an embedded mixed methods design comprised of two phases: qualitative and quantitative. In the qualitative phase, the author collected and analyzed data from in-depth interviews with 16 managers to explore the relationship between leadership, internal control and firm performance and assess the applicability of the research model before testing it quantitatively. The qualitative analysis was conducted using NVivo (v.12 Pro). The quantitative research phase involved surveying and analyzing data from 206 firms in the territory of Vietnam with the presence of internal control operations, using partial least square
- xiv structural equation modelling (PLS-SEM). The quantitative analysis was supported by SmartPLS3 v.3.3.3. Results: The research results show that: (1) there are positive relationships between leadership, internal control and firm performance, as well as the research model and its hypotheses that are confirmed to be appropriate and valid in the Vietnamese context; (2) internal control positively affects firm performance through the mediating role of internal control effectiveness; (3) leadership consistency acts as a moderator for the relationship between internal control structure and internal control effectiveness, and (4) leadership quality plays a moderating role on the moderating effect of leadership consistency on the relationship between internal control structure and internal control effectiveness. Conclusion and implications: This study adds to the body of literature at the leadership-internal control interface, which remains limited, especially in the context of Vietnam. Furthermore, the study provides managerial implications for Vietnamese firms by emphasizing the important roles of leaders in leading internal control practices towards enhancing firm performance. Keywords: Internal control effectiveness, internal control structure, firm performance, leadership consistency, leadership quality.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB) và sự hữu hiệu của KSNB tại các doanh nghiệp đang nhận được sự quan tâm khá lớn của các nhà quản trị cũng như các bên có liên quan (Agbejule và Jokipii, 2009; Chalmers và cộng sự, 2019). Điều này là vì sự hữu hiệu của KSNB có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn (Khlif và cộng sự, 2019), phát huy lợi thế cạnh tranh (Cheng và cộng sự, 2018), gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) (Lopez và cộng sự, 2009; Tetteh và cộng sự, 2020) và nâng cao giá trị (Gao và Jia, 2016). Một số nghiên cứu cho thấy KSNB là cơ chế cần thiết để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp (Goh và Li, 2011), thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận chức năng (Hunziker, 2017), tăng cường hiệu quả của công tác quản trị rủi ro và quản trị công ty (Aziz, 2013). Bên cạnh đó, sự hữu hiệu của KSNB đã được thể hiện khá rõ ràng trong các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp (Le và cộng sự, 2020). Minh chứng điển hình là những lợi ích thiết thực mà sự hữu hiệu của KSNB đã đem lại cho công tác quản lý (Zhang và cộng sự, 2022) cũng như sự gia tăng không ngừng về số lượng của các nghiên cứu về KSNB1 trong thời gian qua. Vì thế, việc tăng cường sự hữu hiệu của KSNB là thực sự quan trọng (Sarens và Christopher, 2010) – đặc biệt ở các quốc gia mới nổi. Điều này cũng áp dụng cho Việt Nam, bởi vì KSNB hữu hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững (Hoài và Nguyên, 2019). KSNB ở mỗi doanh nghiệp có phát huy được trọn vẹn chức năng và giá trị hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố mang tính chi phối đến KSNB và có ý nghĩa to lớn đối với sự sống còn của doanh nghiệp chính là lãnh đạo. Lãnh đạo có thể hoàn thành tốt vai trò quản lý một phần là nhờ vào những yếu tố bẩm sinh (Bernard, 1926) hoặc những yếu tố được hình thành trong quá trình 1 Kết quả tìm kiếm trên Google Scholar với từ khoá hệ thống KSNB “internal control systems” vào tháng 10 năm 2022 cho thấy số lượng công bố tăng nhanh trong giai đoạn 2001 – 2020. Cụ thể: giai đoạn 2001 – 2005 có 2.880 bài, giai đoạn 2006 – 2010 có 5.620 bài, giai đoạn 2011 – 2015 có 10.100 bài, giai đoạn 2016 – 2020 có 13.500 bài, giai đoạn 2021 đến tháng 10/2022 là 5.040 bài.
- 2 quản lý, ví dụ như sự nhất quán, phẩm cách, tinh thần trách nhiệm,… (DuBrin, 2015; Saal và Knight, 1995). Trong những yếu tố ấy, sự nhất quán của lãnh đạo được xem là nổi bật và nhận được khá nhiều sự chú ý từ các nghiên cứu trước (ví dụ: De Cremer, 2003; Rosenberg và cộng sự, 1955; Sorek và cộng sự, 2018). Sự nhất quán của lãnh đạo được khái quát là xu hướng duy trì tính thống nhất về lời nói và hành động của lãnh đạo trong nhiều bối cảnh khác nhau (Leventhal, 1980). Sự nhất quán trong lời nói và hành động sẽ giúp lãnh đạo gia tăng niềm tin nơi nhân viên (Wang và Hsieh, 2013) và tạo lập tính công bằng trong các quy trình hoạt động của doanh nghiệp (De Cremer, 2003). Bên cạnh đó, sự nhất quán của lãnh đạo được xem là một nghệ thuật quản trị khiến khách hàng hài lòng (Pulido và cộng sự, 2014), giúp lãnh đạo nâng cao hiệu quả quản lý cũng như thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược và cải thiện hiệu suất doanh nghiệp (Lakshman, 2008). Ngược lại, lãnh đạo thiếu nhất quán sẽ ít thành công trong công việc, thậm chí trở thành nguyên nhân của những thất bại trong doanh nghiệp (Aboyassin và Abood, 2013; Bodolica và Spraggon, 2020). Ví dụ, lãnh đạo thiếu nhất quán là cội nguồn của việc nhân viên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và thay đổi theo hướng tiêu cực để giải toả áp lực tâm lý dẫn đến thuyên giảm năng suất làm việc (Gawronski và Strack, 2012). Những hậu quả này làm cho nhân viên phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để giải quyết và hiệu suất của các hoạt động KSNB mà họ đang tham gia cũng bị giảm sút. Do đó, sự nhất quán của lãnh đạo trong KSNB là rất quan trọng bởi vì sự nhất quán của lãnh đạo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu suất tích cực thông qua sự hài lòng của nhân viên (Hoài và Nguyên, 2020). Trên thực tế, lãnh đạo thường được nhận diện và đánh giá thông qua nhiều đặc điểm, hành vi và chất lượng (Horner, 1997). Các khía cạnh thuộc về chất lượng lãnh đạo như phẩm chất, khả năng truyền động lực, khả năng truyền cảm hứng, sức ảnh hưởng,…(Zhou và cộng sự, 2008) sẽ giúp doanh nghiệp hình thành môi trường làm việc lành mạnh, đưa đến sự hài lòng và cam kết cao của nhân viên trong công việc (Zhou và cộng sự, 2020). Nếu lãnh đạo thiếu năng lực, hạn chế về tầm nhìn và tư duy quản lý thì doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như xây dựng và phát triển uy tín trên thị trường cạnh tranh ngày
- 3 càng khốc liệt (Love và cộng sự, 2017). Do vậy, trong hoạt động KSNB, bên cạnh sự nhất quán của lãnh đạo, chất lượng lãnh đạo cũng là một trong những yếu tố then chốt cần được doanh nghiệp cẩn trọng xem xét. Chất lượng lãnh đạo được thể hiện thông qua những thuộc tính vượt trội về tính cách, động cơ, giá trị và kỹ năng của lãnh đạo (Stogdill, 1948, 1974). Theo góc nhìn của KSNB, chất lượng lãnh đạo tốt sẽ giúp doanh nghiệp chinh phục mục tiêu về KSNB một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, những chính sách KSNB đã đề ra đều nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc bảo vệ tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động (COSO, 2013). Do đó, lãnh đạo có chất lượng sẽ có khuynh hướng quyết đoán và nhất quán trong các hoạt động KSNB nhằm tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau (tài chính, hoạt động, khách hàng, cạnh tranh, giá trị,…). Tác giả cho rằng, đối với hoạt động KSNB nói riêng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói chung, chất lượng lãnh đạo là một yếu tố mang tính quyết định. Các nghiên cứu trước về thực trạng KSNB tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, phần lớn các doanh nghiệp đều còn non trẻ và việc khai thác những lợi ích của KSNB chỉ mới được quan tâm trong thời gian gần đây (Le và cộng sự, 2020). Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa tổ chức tốt KSNB trên cả năm phương diện: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát (Nguyen và Bui, 2018). Hai trong năm thành phần cơ bản của KSNB bao gồm hoạt động kiểm soát và giám sát là vẫn còn lỏng lẻo (Xuan-Quang và Zhong-Xin, 2013). Qua đó có thể thấy, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần vận hành KSNB một cách hữu hiệu hơn (Hoài và Nguyên, 2019). Thực trạng và tầm quan trọng của KSNB tại các doanh nghiệp ở Việt Nam như vừa nêu đã chỉ ra sự cần thiết của những nghiên cứu khám phá và kiểm định các nhân tố đóng vai trò thúc đẩy sự hữu hiệu của KSNB trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về KSNB ở Việt Nam – một thị trường mới nổi thuộc Châu Á là vẫn còn khan hiếm (Le và cộng sự, 2020; Puni và Anlesinya, 2020). Tuy nhiên, những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB ở các quốc gia Châu Á có thị trường mới nổi như Việt Nam khá là
- 4 phong phú. Cụ thể, Goh (2009) đã khẳng định ủy ban kiểm toán và hội đồng quản trị là ảnh hưởng không nhỏ đến sự hữu hiệu của KSNB của các doanh nghiệp niêm yết ở Singapore bởi vì họ đảm nhận vai trò giám sát việc khắc phục các hạn chế của KSNB. Tại Malaysia, các thông lệ của kiểm toán nội bộ và đặc điểm của hội đồng quản trị có tác động đáng kể đến sự hữu hiệu của KSNB của các doanh nghiệp niêm yết tại đất nước này (Fadzil và cộng sự, 2005). Nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc cũng đã chỉ ra sự đa dạng của các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB, bao gồm: cơ cấu sở hữu vốn và thành phần hội đồng quản trị (Zhang và cộng sự, 2022), sự chính trực của tổ chức (Shu và cộng sự, 2018), năng lực công nghệ thông tin của doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2014), năng lực nhân sự đảm nhiệm KSNB (Liu và cộng sự, 2017). Theo Liu và cộng sự (2012), môi trường pháp lý và thể chế có ảnh hưởng khá lớn đến sự hữu hiệu của KSNB của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc. KSNB sẽ có điều kiện để phát huy vai trò và trở nên hữu hiệu khi được thực hiện dưới một môi trường pháp lý và thể chế rõ ràng (Liu và cộng sự, 2012). Theo sự tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu về vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB đối với tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD và các nghiên cứu về các biến điều tiết đối với tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB vẫn còn khan hiếm ở cả trên thế giới và Việt Nam. Ngoại trừ nghiên cứu của Hoài và Nguyên (2019) đã chứng minh vai trò điều tiết của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) đối với mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB trong việc gia tăng KQHĐKD cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Những nghiên cứu xem xét tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB nhằm nâng cao KQHĐKD vẫn còn thiếu vắng. Cụ thể, cấu trúc KSNB sẽ tác động đến KQHĐKD thông qua sự hữu hiệu của KSNB, sự nhất quán của lãnh đạo có thể đóng vai trò điều tiết tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB và chất lượng lãnh đạo có thể điều tiết vai trò điều tiết này. Tuy nhiên, trong hệ thống cơ sở lý luận về lãnh đạo và KSNB thì những mối quan hệ trên vẫn chưa được tìm hiểu. Đây cũng chính là khe hổng nghiên cứu cần được lấp. Việc lấp khe hổng nghiên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn