Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan khi khai thác xuống sâu trong mỏ than hầm lò ở vùng Quảng Ninh
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh khi khai thác xuống sâu. Đề xuất các giải pháp phòng ngừa cháy nổ khí metan phù hợp khi tiến hành khai thác tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan khi khai thác xuống sâu trong mỏ than hầm lò ở vùng Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN VĂN THỊNH NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THOÁT KHÍ METAN KHI KHAI THẤC XUỐNG SÂU TRONG MỎ THAN HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN VĂN THỊNH NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THOÁT KHÍ METAN KHI KHAI THẤC XUỐNG SÂU TRONG MỎ THAN HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH Ngành: Khai thác mỏ Mã số: 9 52 06 03 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. ĐẶNG VŨ CH Í 2. TS. LÊ VĂN THAO HÀ NỘI - 2019
- 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Thịnh
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Thịnh
- 11 MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt iv Danh mục bảng biểu v Danh mục hình vẽ, đồ thi vii Mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Nội dung nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa kha học và giá trị thực tiễn của đề tài 3 7. Những luận điểm mới của luận án 3 8. Luận điểm khoa học 3 9. Cấu trúc của luận án 3 Chương 1. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu độ thoát khí 5 mê tan trong các mỏ than hầm lò trên thế giới và Việt Nam 1.1. Đặc điểm chung về khí mê tan 5 1.2. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu độ thoát khí mê tan ở các 13 mỏ than hầm lò trên thế giới 1.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu độ thoát khí mê tan ở các 30 mỏ than hầm lò ở Việt Nam 1.4. Nhận xét chương 1 34 Chương 2. Đặc điểm độ chứa khí mê tan của các vỉa than tại các 36 mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh 2.1. Đặc điểm chung về độ chứa khí mê tan trong các vỉa than 36 2.2. Đặc điểm địa chất vùng than Quảng Ninh 39 2.3. Kết quả xác định độ chứa khí mê tan trong vỉa than của các mỏ 43 than hầm lò vùng Quảng Ninh 2.4.Nghiên cứu quy luật phân bố độ chứa khí mê tan trong vỉa than 57 của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh V. Nhận xét chương 2 63 Chương 3. Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan khi khai thác 64 xuống sâu tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh 3.1. Nghiên cứu độ thoát khí mê tan tại các mỏ than hầm lò vùng 64 Quảng Ninh 3.2. Dự báo độ thoát khí mê tan ở các mỏ than hầm lò vùng Quảng 85
- iii Ninh khi khai thác xuống sâu 3.3. Nhận xét chương 3 93 Chương 4. Đề thoát các giải pháp phòng ngừa cháy nổ khí mê tan 94 cho các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh 4.1. Các biện pháp phòng ngừa mối nguy hiểm từ khí mê tan 94 4.2. Các biện pháp chủ động loại trừ mối nguy hiểm của khí mê tan 98 4.3. Nhận xét chương 4 117 Kết luận và kiến nghị 119 Danh mục công trình công bố của tác giả 121 Tài liệu tham khảo 123
- iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐB Đông Bắc ĐN Đông Nam TB Tây Bắc TKTD Tìm kiếm thăm dò TDBS Thăm dò bổ sung TDTM Thăm dò tỉ mỉ Tonne of Oil Equivelent: Hệ số quy đổi năng lượng sang năng lượng dầu FO (1 tấn dầu FO= 1TOE, 1 tấn than cốc = 0,75 TOE, 1 tấn than cám 1,2 = 0,7 TOE, 1 TOE tấn than cám 3,4 = 0,6 TOE, 1 tấn than cám 5,6 = 0,5 TOE, 1 xăng ô tô = 1,05 TOE, 1 kW điện= 0 ,0 0 0 1 5 4 3 T o E. CH Séc Cộng hòa Séc CHLB Đức Cộng hòa Liên bang Đức LC Lò chợ Lò CB Lò chuẩn bị Lò chợ CGH Cò chợ Cơ giới hóa CNKT Công nghệ khai thác HTKT Hệ thống khai thác DV Lò dọc vỉa XV Lò xuyên vỉa Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm do Bộ trưởng Bộ công thương ban hành QCVN01:2011/BCT kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BCT ngày 15 tháng 02 năm 2011
- v DANH MUC CÁC BẢNG BIỂU • r r i /V r 1 *? 1 •Á Tên các bảng biêu Trang Bảng 1.1. Nhiệt độ cháy nổ và hàm lượng khí mêtan trong không khí 8 Bảng 1.2. Thời gian gây nổ của khí mê tan trong mối tương quan với 9 hàm lượng khí và nhiệt độ nguồn lửa Bảng 1.3. Các vụ cháy nổ khí mêtan điển hình trên thế giới và hậu quả 11 Bảng 1.4. Các vụ cháy nổ khí mêtan điển hình ở Việt Nam và hậu quả 13 Bảng 1.5. Sản lượng khai thác của một số nước trên thế giới 16 Bảng 1.6. D ự báo sản lượng khai thác than trên thế giới 16 Bảng 1.7. Trữ lượng than vùng Quảng Ninh 30 Bảng 2.1. Kết quả phân tích độ chứa khí metan trong các vỉa than của các 44 mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh Bảng 2.2. Kết quả dự báo độ chứa khí mê tan trong các vỉa than ở một số 59 mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh Bảng 3.1.Độ chứa khí mêtan lò chợ 6ĐMR +30/+67 65 Bảng 3.2. Kết quả tính toán độ thoát khí khu vực lò chợ 6ĐMR +30/+67 65 Bảng 3.3.Độ chứa khí mêtan lò chợ 6ĐMR -25/+30 65 Bảng 3.4. Kết quả tính toán độ thoát khí khu vực lò 6ĐMR -25/+30 66 Bảng 3.5. Độ chứa khí mêtan lò chợ 6ĐMR -80/-25 66 Bảng 3.6. Kết quả tính toán độ thoát khí khu vực lò chợ 6ĐMR -80/-25 66 Bảng 3.7. Độ chứa khí mêtan lò chợ 6ĐMR -150/-80 67 Bảng 3.8. Kết quả tính toán độ thoát khí khu vực lò chợ 6ĐMR -150/-80 67 Bảng 3.9. Độ chứa khí mêtan lò chợ +40/+24 khu III vỉa 10 67 Bảng 3.10. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ + 40/+24 khu III vỉa 10 68 Bảng 3.11.Độ chứa khí mêtan lò chợ +20/-18 khu III vỉa 10 68 Bảng 3.12. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ +20/-18 khu III vỉa 10 68 Bảng 3.13.Độ chứa khí mêtan lò chợ -20/-46 khu III vỉa 10 69 Bảng 3.14. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ -20/-46 khu III vỉa 10 69 Bảng 3.15.Độ chứa khí mêtan lò chợ -46/-65 khu III vỉa 10 69 Bảng 3.16. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ -46/-65 khu III vỉa 10 69 Bảng 3.17.Độ chứa khí mêtan lò chợ-70/-100 khu III vỉa 10 70 Bảng 3.18. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ -70/-100 khu III vỉa 10 70 Bảng 3.19.Độ chứa khí mêtan lò chợ 13.2-2 (-25/-55) 71 Bảng 3.20. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ 13.2-2 (-25/-55) 71 Bảng 3.21.Độ chứa khí mêtan lò chợ 13.2-5 (-55/-100) 71 Bảng 3.22. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ 13.2-5 (-55/-100) 71 Bảng 3.23.Độ chứa khí mêtan lò chợ 13.2-4 (-100/-125) 72
- vi Bảng 3.24. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ 13.2-4 (-100/-125) 72 Bảng 3.25.Độ chứa khí mêtan lò chợ 13.2-6 (-125/-168) 72 Bảng 3.26. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ 13.2-6 (-125/-168) 73 Bảng 3.27.Độ chứa khí mêtan lò chợ 13.2-6.1 (-170/-198) 73 Bảng 3.28. Kết quả tính toán độ thoát khí lò chợ 13.2-4 (-170/-198) 73 Bảng 3.29. Tổng hợp chế độ khí mêtan của các lò chợ lựa chọn khảo sát 74 tại mỏ than Mạo Khê Bảng 3.30. Tổng hợp chế độ khí mêtan của các lò chợ lựa chọn khảo sát 75 tại mỏ than Hà Lầm Bảng 3.31. Tổng hợp chế độ khí mêtan của các lò chợ lựa chọn khảo sát 77 tại mỏ than Khe Chàm 1 Bảng 3.32. M ức khai thác một số mỏ than hầm lò qua các năm 2007-2015 83 Bảng 3.33. Thể tích khí mê tan thoát ra môi trường của mỏ than Mạo Khê 83 Bảng 3.34. Thể tích khí mê tan thoát ra môi trường của mỏ than Hà Lầm 83 Bảng 3.35. Thể tích khí mê tan thoát ra môi trường của mỏ than Khe 84 Chàm 1 Bảng 3.36. Các thông số địa chất kỹ thuật môt số lò chợ mỏ than M ạo Khê 89 Bảng 3.37. Các thông số địa chất kỹ thuật một số lò chợ mỏ than Hà Lầm 90 Bảng 3.38. Các thông số địa chất kỹ thuật một số lò chợ mỏ than Khe 90 Chàm 1 Bảng 3.39. Kết quả tính toán dự báo và kết quả đo đạc thực tế đô thoát khí 90 mêtan mỏ than Mạo Khê Bảng 3.40. Kết quả tính toán dự báo và kết quả đo đạc thực tế đô thoát khí 91 mêtan mỏ than Hà Lầm Bảng 3.41. Kết quả tính toán dự báo và kết quả đo đạc thực tế đô thoát khí 92 mêtan mỏ than Khe Chàm 1 Bảng 4.1. Các thông số lỗ khoan tại một khám khoan 110 Bảng 4.2. Đặc tính kỹ thuật của máy bơm rửa loại WT-30-2PB 113 Bảng 4.3. So sánh ưu nhược điểm của 2 phương án 116
- vil D A N H M U C C Á C H ÌN H V Ẽ , Đ Ồ T H I m A r 1 1 • Á Tên các bảng biêu T rang Hình 1.1. Hỗn hợp nổ của mê tan với không khí 7 Hình 1.2. Giới hạn nổ phụ thuộc vào áp suất ban đầu 8 Hình 1.3. Quan hệ giữa độ thoát khí mêtan tuyệt đối với sản lượng lò 17 chợ (Vùngthan Silesia Balan) Hình 1.4. Quan hệ giữa độ thoát khí Mê tan tuyệt đối với sản lượng lò chợ 18 Hình 1.5.. Đồ thị biến thiên hàm lượng M ê tan trong luồng gió thải của lò 18 chợ vỉa XXXII mỏ than Brzeszcze trong 1 tuần Hình 1.6. Đồ thị biến thiên hàm lượng M ê tan theo biểu đồ chu kỳ sản 19 thoát lò chợ vỉa XXXII mỏ than Brzeszcze H ình 1 .7 . S ự p h â n b ổ k h í mê tan trong hệ thống khai thác lò chợ 20 dài theo p h ư ơ n g với hệ thổng thông gió nghịch Hình 1.8. Sự phân bổ khí mê tan trong hệ thống khai thác lò chợ dài 21 theo phương với thông gió từ dưới lên trên Hình 1.9. Sự phân bố khí mê tan trong hệ thống khai thác lò chợ dài theo 21 phương với thông gió từ trên xuống Hình 1.10. Sự phân bố khí mê tan trong hệ thống khai thác khấu đuổi 22 Hình 1.11. Cường độ thoát khí từ mặt lộ gương theo thời gian 22 Hình 1.12. Sự thoát khí từ than đã khai thác 23 Hình 1.13. Sự thoát khí từ than đã khấu của vỉa than Bonđurevski 23 thuộc mỏ Kirov vùng Kuzbas Hình 1.14. Sự phân bố hàm lượng khí mêtan trong tiết diện đường lò 24 Hình 1.15. Sự tăng hàm lượng khí mêtan trong luồng gió thải ở lò chợ 25 Hình 1.16. Phân bố hàm lượng mêtan trong không gian đã khai thác của lò chợ 26 Hình 1.17. Sự phát triển hàm lượng khí Mêtan trong lò chợ vỉa B, Mỏ Lupeni 26 Hình 2.1. Phân bố độ chứa khí mêtan ở Tây Bắc và miền Trung bể than Silesia 36 Hình 2.2. Phân bố độ chứa khí mê tan ở phía Nam của bể than Silesia 37 Hình 2.3. Các miền khí phân theo chiều sâu 38 Hình 2.4. Bản đồ vị trí địa lý bể than Quảng Ninh 39 H ình 2.5. B iến thiên độ chứa k h í mê tan trong vỉa than của m ỏ than 57 M ạo K hê H ình 2.6. Biến thiên độ chứa k h í mê tan trong vỉa than của m ỏ than 58 H à Lầm H ình 2.7. B iến thiên độ chứa k h í mê tan trong vỉa than m ỏ than K he 58 Chàm
- viii Hình 3.1. Mối quan hệ giữa độ chứa khí và độ thoát khí mê tan tuyệt 75 đối mỏ than Mạo Khê Hình 3.2. Mối quan hệ giữa độ chứa khí và độ thoát khí mê tan tương 75 đối mỏ than Mạo Khê Hình 3.3. Mối quan hệ giữa độ chứa khí và độ thoát khí mê tan tuyệt 76 đối mỏ than Hà Lầm Hình 3.4. Mối quan hệ giữa độ chứa khí và độ thoát khí mê tan tương 77 đối mỏ than Hà Lầm Hình 3.5. Mối quan hệ giữa độ chứa khí và độ thoát khí mê tan tuyệt 78 đối mỏ than Khe Chàm 1 Hình 3.6. Mối quan hệ giữa độ chứa khí và độ thoát khí mê tan tương 78 đối mỏ than Khe Chàm 1 Hình 3.7 Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tuyệt 79 đối mỏ than Mạo Khê Hình 3.8 Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tuyệt 80 đối mỏ Hà Lầm Hình 3.9 Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tuyệt 80 đối mỏ Khe Chàm 1 Hình 3.10 Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tương 81 đối mỏ than Mạo Khê Hình 3.11 Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tương 81 đối mỏ Hà Lầm Hình 3.12 Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tương 82 đối mỏ Khe Chàm 1 Hình 3.13. Thể tích khí metan thoát ra tư các mỏ than hầm lò 85 Hình 3.14. M ỗi tương quan giữa kết quả dự báo và kết quả đo đạc thực tế 92 về độ thoát khí mê tan Hình 4.1. Sơ đổ bố trí lỗ khoan thăm dò 95 Hình 4.2. Hình ảnh thiết bị đo, cảnh báo khí mê tan cầm tay 96 Hình 4.3. Thiết bị MMI-01 97 Hình 4.4. Sơ đồ khối về hệ thống quan trắc 98
- ix Hình 4.5. Phương pháp khoan tháo khí mêtan trong khi khai thác sử dụng 100 các lỗ khoan từ lò thông gió H ình 4.6. S ơ đồ vị trí lò c h ợ I - 11-5 m ỏ than K he Chàm 1 101 Hình 4.7. Sơ đồ bố trí thiết bị tháo khí tại khám khoan 111 Hình 4.8.Hệ thống máy khoan WD-02EA, WD-02H 112 Hình 4.9. Hệ thống máy khoan WDP-1C, WDP-2A 113 Hình 4.10. Hệ thống máy khoan WDH-1 113 Hình 4.11. Sơ đồ đưa khí mêtan lên mặt đất và xả ra bầu khí quyến 115 Hình 4.12. Sơ đồ xả khí mêtan ra đường lò thông gió của trạm quạt 115
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, tại điều 1, mục II.2.b có nêu “Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của quy hoạch: Khoảng 41 - 44 triệu tấn vào năm 2016; 47 - 50 triệu tấn vào năm 2020; 51 - 54 triệu tấn vào năm 2025 và 55 - 57 triệu tấn vào năm 2030”. Để đạt được yêu cầu về sản lượng các mỏ than hầm lò ngày càng phải xuống sâu, mở rộng quy mô cũng như áp dụng cơ giới hóa trong khai thác và đào lò. Sản lượng than khai thác tăng kéo theo lượng khí mê tan thoát ra các lò chợ và lò chuẩn bị ngày càng nhiều. Khí mê tan là loại khí có thể gây ra hiện tượng cháy nổ hết sức nguy hiểm. Trong lịch sử khai thác than hầm lò trên Thế giới và ở Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ khí CH4 gây tử vong hàng chục, thậm chí đến hàng trăm người và phá huỷ cơ sở vật chất của các mỏ than. Do tính chất nguy hiểm của khí mê tan thoát ra trong các đường lò mỏ gây nguy cơ cháy nổ mà ngành khai thác than hầm lò trên Thế giới cũng như ở Việt Nam luôn đặt vấn đề phòng chống cháy nổ khí metan lên hàng đầu, trong đó có việc nghiên cứu độ thoát khí metan và độ chứa khí metan trong các vỉa than là nguồn gốc gây thoát khí metan ra các đường lò mỏ. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về độ chứa khí và thoát khí metan đã được thực hiện từ nhiều năm nay nhưng chủ yếu tập trung và các mỏ có độ thoát khí cao, chưa mang tính chất tổng thể và chưa đưa ra dự báo khi khai thác xuống sâu cho mỗi vùng khoáng sàng hay từng mỏ than hầm lò để có biện pháp ngăn ngừa tích tụ khí quá giới hạn cho phép hữu hiệu. Để đánh giá được mức độ nguy hiểm của khí mê tan đối với mỗi mỏ than hoặc mỗi khu vực khai thác, cần phải xác định được chế độ thoát khí mê tan của mỏ hoặc khu vực khai thác đó. Trong đó vấn đề đặc biệt quan trọng là nghiên cứu xác định độ chứa khí mê tan trong các vỉa than và độ thoát khí me tan ra
- 2 các đường lò mỏ một cách định lượng để áp dựng phương pháp khai thác và sử dụng phương tiện phòng chống cháy nổ khí mê tan phù hợp vừ bảo đảm an toàn vừa nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy “Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan khi khai thác xuống sâu trong mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh"mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh khi khai thác xuống sâu. - Đề xuất các giải pháp phòng ngừa cháy nổ khí metan phù hợp khi tiến hành khai thác tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Độ thoát khí và độ chứa khí mê tan trong các vỉa than ảnh hưởng đến quá trình khai thác xuống sâu tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu: của đề tài là các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan trong các mỏ than hầm lò trên Thế giới và Việt Nam - Nghiên cứu đặc điểm độ chứa khí mê tan khi khai thác xuống sâu trong các vỉa than của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh - Nghiên cứu độ thoát khí mê tan khi khai thác xuống sâu tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa cháy nổ khí mê tan phù hợp cho các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, tổng hợp, kế thừa các tài liệu; - Phương pháp phân tích, thống kê và phương pháp đồ thị; - Phương pháp nội suy tuyến tính và phi tuyến tính. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
- 3 6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: - Xây dựng các hàm hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất để dự báo độ chứa khí và thoát khí mê tan tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh; - Dự báo được quá trình thoát khí mê tan vào các khu vực khai thác trên cơ sở xác định được độ thoát khí metan ở mức khai thác trên bà dự báo độ thoát khí metan cho mức khai thác tiếp theo. 6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài: kết quả nghiên cứu góp phần xác định, dự báo độ thoát khí metan và khu vực khai thác tại các vỉa than của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh khi khai thác xuống sâu để có biện pháp phòng ngừa cháy nổ khí metan phù hợp. 7. Những điểm mới của luận án - Xây dựng được hàm hồi quy về độ chứa khí mê tan trong các vỉa than tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh có dạng phương trình y = a.xb. - Thành lập bản đồ phân vùng khí mê tan theo phạm vi và theo chiều sâu của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh - Dự báo độ thoát khí mê tan cho các lò chợ tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh có dạng hàm hồi quy y=0,8651x +0,00246 với độ lệch R2=0,9896, với kết quả đo đạc thực tế bằng kết quả dự báo nhân thêm với hệ số k =0,8651và cộng với 0,00246 8. Luận điểm khoa học - Càng khai thác xuống sâu thì độ chứa khí và độ thoát khí mê tan càng tăng; - Cùng một điều kiện địa chất, độ thoát khí mê tan phụ thuộc vào độ chứa khí metan trong vỉa và sản lượng khai thác; - Đối với hệ thống khai khai thác chia lớp, độ thoát khí mê tan ở lò chợ lớp vách lớn hơn ở lò chợ lớp trụ. 9. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 4 chương, các phần Mở đầu và Kết luận kiến nghị. 10. Lời cảm ơn Luận án được hoàn thành tại trường Đại học Mỏ- Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Vũ Chí- Trường Đại học Mỏ- Địa chất và TS Lê Văn Thao- Hội Khoa học và công nghệ mỏ Việt Nam. Tác giả luận án xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Mỏ, Bộ môn Khai thác hầm lò trường Đại học Mỏ- Địa chất, đặc biệt là hai cán bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS Đặng Vũ Chí
- 4 và TS. Lê Văn Thao đã tận tình giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả luận án cũng xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp, Hội khoa học công nghệ mỏ Việt Nam, xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ các đơn vị: Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam, Các công ty khai thác, hỗ trợ khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh, đặc biệt là Trung tâm An toàn mỏ, Viện KHCN mỏ-Vinacomin, Trung tâm cấp cứu mỏ- Vinacomin,... đã hỗ trợ số liệu, tài liệu thực tế và đóng góp ý kiến phục vụ công tác nghiên cứu.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘ THOÁT KHÍ MÊTAN TRONG CÁC MỎ THAN HẦM LÒ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KHÍ MÊ TAN 1.1.1. Đặc điểm của khí mê tan tại các mỏ than hầm lò Tính chất hóa lý của khí mê tan Mêtan (CH ị) là loại Cacbuahyđrô bão hoà đơn giản nhất của nhóm paraíỉn. Là khí không mầu, không mùi, không vị. Khối lượng riêng của nó trong điều kiện bình thường là 0,716 kg/ m 3 , nhẹ hơn nhiều lần so với không khí. Nó có thể hoà tan trong etanol, ete, hoà tan kém trong nước (đến 3,5% trong điều kiện bình thường). Mặc dù mê tan là khí không ảnh hưởng tới quá trình hô hấp nhưng hàm lượng đáng kể trong không khí sẽ gây nguy hiểm bởi vì khí mêtan đẩy khí ôxy (4,8% mêtan sẽ đẩy 1%ôxy). Mê tan là khí có khả năng cháy nổ . Khi hàm lượng thể tích của mê tan nằm trong khoảng từ 5 - 15% và hàm lượng ôxy tối thiểu khoảng 8% hỗn hợp có khả năng nổ, hỗn hợp nổ mạnh nhất khi hàm lượng mê tan đạt 9,5%. Giới hạn nổ của khí mêtan không cố định và phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, vị trí cháy, cường độ gia nhiệt ban đầu. Theo chiều giảm áp suất, giới hạn nổ sẽ thu nhỏ lại. Theo chiều gia tăng nhiệt độ - giới hạn nổ sẽ mở rộng ra và ngược lại. Phản ứng cháy của khí mêtan được biểu thị như sau: CH4+ 2O2 ^ CO2 + 2H2O + 55594 KJ trên 1kg CH4 (1.1) Nhiệt độ tối đa khi nổ trong buồng kín là 26 500 C, áp suất tối đa khi nổ là 650kPa (6,5at). 1.1.1.2. Nguồn gốc hình thành khí mê tan tại các mỏ than Khí mêtan ở những vỉa than được tạo thành cùng thời gian và cùng các chất hữu cơ với than trong quá trình hình thành tạo than. Trong quá trình ôxy hóa từ thực vật, nhờ ôxy riêng của nó, sẽ tạo nên những sản phẩm khí sau: CH4 , CO 2 , hơi nước axit hữu cơ dưới dạng chất bốc. Người ta thấy rằng vi
- 6 sinh vật, vi khuẩn đóng vai trò chủ yếu trong việc kích thích lên men thực vật. Quá trình lên men thực vật sẽ giải phóng một lượng lớn mêtan và cacbonic, sự phân hủy xenlulô tiến hành như sau: 2C 6H 10O 5 = 5CH4 + 5CO 2 + 2C (1.2) 4C 6H 10O 5 = 7CH4 + CO 2 + 3H 2 O + C 9H6 O (1.3) Lượng khí mêtan tạo ra phụ thuộc vào thành phần của chất kích thích lên men và những điều kiện xảy ra quá trình lên men. Khí metan được tạo thành, nếu có điều kiện đi lên mặt đất thì nó sẽ mất đi. Ngược lại, ta có thể gặp mêtan ở mọi nơi mà ở đó đã xảy ra quá trình lên men thực vật khi không có điều kiện thoát ra ngoài khí quyển. Trong đất đá và khoáng sàng, mêtan sẽ tồn tại dưới hai dạng sau: dạng tự do và dạng không tự do. - Dưới dạng tự do, mêtan sẽ chiếm tất cả những lỗ hổng trong lòng đất. Theo M. Ianôscôi, lượng mêtan tự do chiếm tỷ lệ 5-22% tổng số hiện có ở dạng áp suất 50 barơ; 36% ở áp suất 100 barơ và 65% ở 800 barơ. - Dưới dạng không tự do, khí mêtan tồn tại theo ba kiểu sau: Hấp phụ: là liên kết các phân tử mêtan với bề mặt chất rắn dưới tác động của lực hút phân tử mà không có phản ứng hóa học. Hấp phụ xâm nhập : Xâm nhập phân tử mêtan vào chất rắn tạo ra “dung dịch rắn”, không có phản ứng hóa học. Hoạt hóa: Liên kết hóa học nghịch một phần giữa các phân tử mêtan và chất rắn. Lượng khí mê tan tồn tại cơ bản trong khối than, đá ở dạng liên kết hấp phụ. 1.1.2. Các điều kiện gây nổ của khí mêtan Hỗn hợp mêtan-không khí chỉ có thể nổ khi có sự tham gia đồng thời của các yếu tố sau: 1: Hàm lượng mêtan, 2: Hàm lượng ôxy trong không khí, 3: Nhiệt độ gây nổ, 4: Thời gian gây nổ Hàm lượng mêtan và ôxy Nếu hàm lượng mê tan dưới 5% thì mê tan sẽ cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, trong khoảng từ 5 -16% thì xảy ra hiện tượng nổ, trên 16% cháy
- 7 tại bề mặt tiếp xúc với không khí. Khoảng giới hạn gây nổ của khí metan được gọi làm giới hạn nổ trên 16% và ở dưới 5%. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi hàm lượng mê tan đạt 9,5%. 1- Vùng không tạo được hôn hợp nổ 2- Vùng hỗn hợp nổ 3- Vùng hôn hợp có thể nổ nếu có thêm không khí Hình 1.1. Hôn hợp nổ của mê tan với không khí Giới hạn nổ của khí mê tan không cố định và phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, vị trí cháy, cừơng độ gia nhiệt ban đầu. Theo chiều giảm áp suất, giới hạn nổ sẽ thu nhỏ lại. Theo chiều gia tăng nhiệt độ, giới hạn nổ sẽ mở rộng ra và ngược lại. Sự phụ thuộc của giới hạn nổ vào áp suất ban đầu được thể hiện trên hình 1.2
- 8 Hình 1.2. Giới hạn nổ phụ thuộc vào áp suất ban đầu 1.1.2.2. Nhiệt độ gây nổ Nhiệt độ gây nổ của hỗn hợp mêtan- không khí thay đổi phụ thuộc vào hàm lượng khí mêtan trong không khí. Nhiệt độ gây nổ thấp nhất với hàm lượng khí khoảng 7,6 %. Sự phụ thuộc của nhiệt độ gây nổ vào hàm lượng khí mê tan trong hỗn hợp không khí và được giới thiệu trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Quan hệ về nhiệt độ và hàm lượng khí mê tan trong không khí dân đến cháy nổ CH4 , % 2 3,4 6,5 7,6 8,1 9,5 11 14 T 0 gây nổ 810 665 512 510 514 525 539 565 1.1.2.3. Thời gian ủ nhiệt dẫn đến cháy nổ khí mê tan Thời gian ủ nhiệt dẫn đến cháy nổ khí mê tan của khí mê tan là một tính chất đặc trưng. Sự cháy, nổ không xảy ra ngay sau khi hỗn hợp khí tiếp xúc với nguồn nhiệt, mà xảy ra sau một thời gian nhất định. Thời gian này giảm đi nhiều khi nhiệt độ lên cao và tăng không đáng kể khi hàm lượng mê tan trong không khí tăng lên. Thời gian trễ khi cháy nổ khí mêtan được giới thiệu trong bảng 1.2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Tích hợp GIS và kỹ thuật tối ưu hóa đa mục tiêu mở để hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
30 p | 178 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu lựa chọn một số thông số hợp lý của giá khung thủy lực di động dùng trong khai thác than hầm lò có góc dốc đến 25 độ vùng Quảng Ninh
27 p | 202 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Thuật toán ước lượng các tham số của tín hiệu trong hệ thống thông tin vô tuyến
125 p | 127 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực Đông Anh - Hà Nội
27 p | 144 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu định lượng kháng sinh Erythromycin trong tôm, cá bằng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm và khả năng đào thải
27 p | 159 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trắc địa hiện đại trong xây dựng và khai thác đường ô tô ở Việt Nam
24 p | 167 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu chế độ cháy do nén hỗn hợp đồng nhất (HCCI) sử dụng nhiên liệu n-heptan/ethanol/diesel
178 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu ứng xử cơ học của vật liệu và kết cấu áo đường mềm dưới tác dụng của tải trọng động trong điều kiện Việt Nam
162 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật năng lượng: Nghiên cứu mô hình dự báo ngắn hạn công suất phát của nhà máy điện mặt trời sử dụng mạng nơ ron hồi quy
120 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu giải pháp nâng cao an toàn thông tin trong các hệ thống điều khiển công nghiệp
145 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và phát triển một số kỹ thuật che giấu thông tin nhạy cảm trong khai phá hữu ích cao
26 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ và bôi trơn tối thiểu khi phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V
228 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p | 13 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu thiết kế hệ điều khiển ổ từ dọc trục có xét ảnh hưởng dòng xoáy
161 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu tổng hợp một số hợp chất furan và axit levulinic từ phế liệu gỗ keo tai tượng
119 p | 9 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điện tử: Nghiên cứu hệ thống thông tin quang sử dụng điều chế đa mức dựa trên hỗn loạn
141 p | 7 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu điều khiển hệ thống động lực nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho ô tô điện
150 p | 7 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môi trường đất đá xung quanh
157 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn