Luận án Tiến sĩ Lâm sinh: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đánh giá thực trạng góp phần đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm sinh: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN HỒNG THANH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN MƢỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN CHUYÊN NGÀNH: LÂM SINH MÃ NGÀNH: 62620205 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM SINH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN Hà Nội, 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên khoa học và độc lập của bản thân tôi. Các số liệu kết quả trong luận văn đều chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Ngƣời cam đoan Nguyễn Hồng Thanh
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Lâm sinh và được sự giúp đỡ của trường Đại học Lâm nghiệp cùng với Khoa Lâm học, tôi đã tiến hành thực hiện làm luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên”. Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy cô hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ từ các thầy cô trong khoa Lâm học và sự giúp đỡ từ phía nhà trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô và nhà trường đã giúp đỡ tôi hoàn thiện bài luận văn này. Ngoài ra, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cán bộ kiểm lâm cũng như người dân địa phương thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tôi hoàn thiện tốt bài luận văn này. Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng hết sức nhưng vì lý do thời gian và trình dộ nên bài luận văn này của tôi vẫn có nhiều thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và đồng nghiệp để giúp cho bài luận văn của tôi được hoàn thiện nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngƣời thực hiện Nguyễn Hồng Thanh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ............................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4 1.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................... 4 1.2. Trên thế giới ......................................................................................... 6 1.3. Tại Việt Nam........................................................................................ 8 1.4. Tại Điện Biên ..................................................................................... 10 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 14 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 14 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 14 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 14 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 14 2.3.1. Một số Chính sách của Đảng và Nhà nước về QLBV&PTR ........ 14 2.3.2. Điều tra, phân tích vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ rừng .......................................................................... 14 2.3.3. Mục tiêu đối tượng, nội dung phương pháp nghiên cứu ............... 14 2.3.4. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ............................................... 15 2.3.5. Đánh giá nguyên nhân, mức độ tác động có ảnh hưởng đến công
- iv tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Mường Ảng ................. 15 2.3.6. Nguyên nhân dẫn đến các tác động bất lợi của nhân dân địa phương có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. .......................................... 15 2.3.7. Thực trạng tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng .. 15 2.3.8. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. ...................... 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 15 2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu ................................................ 15 2.4.2. Điều tra thực địa ......................................................................... 15 2.4.3. Phương pháp xử lý thông tin ....................................................... 18 Chƣơng 3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ CÁC VĂN BẢN TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP ................................................................................. 19 3.1. Một số Chính sách của Đảng và Nhà nước về về quản lý bảo vệ phát triển rừng .................................................................................................. 19 - Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lƣợng chuyên trách bảo vệ rừng.............................................. 20 3.2. Điều tra, phân tích vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ rừng ........................................................................................... 21 Chƣơng 4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HÔI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 27 4.1. Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội ................................................... 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 27 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 31 Chƣơng 5. THỰC TRANG KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................... 44 5.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................ 44 5.1.1. Hiện trạng về rừng tại huyện Mường Ảng ................................... 44 5.1.2. Thực trạng về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Mường Ảng ........................................................................................... 44
- v 5.1.3. Mức độ tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Ảng ................................................................ 58 5.2. Nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lí bảo vệ rừng tại huyện Mường Ảng ............................................................................... 61 5.2.1. Thuận lợi ..................................................................................... 61 5.2.2. Khó khăn ..................................................................................... 62 5.2.3. Thực trạng tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng .. 64 5.3. Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại huyện Mường Ảng ............................................................................... 68 5.3.1. Công tác tuyên truyền .................................................................. 68 5.3.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng ...................................................... 69 5.3.3. Công tác phát triển rừng ............................................................. 74 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 78 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BNN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn HĐNN : Hội Đồng Nhân Dân QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng UBND : Ủy Ban Nhân Dân T.S : Tái sinh R.P.H : Rừng phục hồi R.P.H.S : Rừng phục hồi sau nương rẫy R.T.S : Rừng tái sinh QSDĐ : Quyền sử dụng đất KH : Kế hoạch PGD&ĐT : Phòng Giáo Dục và Đào Tạo
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 3.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng ....... 19 Bảng 3.2 Phân tích vai trò của các bên liên quan .......................................... 21 Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ............................ 27 Bảng 4.2. Dự báo dân số và lao động huyện Mường Ảng đến năm 2020 ...... 34 Hình 5.1. Người dân xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn. ........................................................................................... 45 Hình 3.2. Các lực lượng tham gia chữa cháy rừng năm 2016 tai xã Mường Đăng ...... 51 Hình 5.1. Lực lượng cán bộ kiểm lâm tham trồng rừng rừng ........................ 55 Hình 5.1. Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra việc trồng rừng tại xã Búng Lao ......... 56 Hình 3.5. Cánh rừng bị tàn phá ..................................................................... 63 Hình 5.2. Khai thác gỗ trái phép có ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân cả trước mắt và lâu dài ........................................................................... 65 Hình 5.3. Cán bộ Kiểm lâm phổ biến tuyên truyền bằng 2 hình thức tại bản Huổi Lỵ, xã Mường Lạn tuyên truyền, vận động người dân trong bản không vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. ................................................... 68
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá cho đời sống của con người. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự suy giảm tài nguyên rừng đang diễn ra hết sức nghiêm trọng đã và đang trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Người ta hiểu được rằng mất rừng chính là nguyên nhân quan trọng nhất của sự biến đổi khí hậu và giảm sút đa dạng sinh học làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, những hiện tượng mất rừng đang đe dọa sự tồn tại lâu dài của sự sống trên toàn hành tinh. Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn đất, điều hoà khí hậu và cung cấp lâm sản. Rừng là một tài nguyên, một nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ổn định và vững chắc của đất nước. Mặc dù vậy, cho đến nay con người chưa hiểu hết tầm quan trọng của rừng, tình trạng phá rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản bừa bãi, dẫn đến mất rừng làm ảnh hưởng tời đời sống của con người cũng như sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Mất rừng hiện nay đang trở thành vấn đề quan trọng ở Việt Nam. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, mà còn thể hiện ở sự suy giảm về trữ lượng chất lượng rừng và cạn kiệt các nguần gen động thực vật có giá trị. Trong những năm gần đây nhiều thiên tai xảy ra như bão, lũ lụt, sạt lở làm thiệt hại về người và tiền của, đã ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều địa phương. Đặc biệt thiên tai xảy ra là do con người như phá rừng, cháy rừng… Hiện tại rừng của tỉnh Điện Biên nói chung, huyện Mường Ảng nói riêng chiếm một vị trí chiến lược, hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của khu vực; đặc biệt huyện Mường Ảng có diện tích rừng 13.947,4ha, địa hình rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nhân dân vùng cao (Dân tộc Mông, Thái) sống trong và ven rừng, cuộc sống chủ yêu phụ thuộc vào canh tác nương dẫy, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, ý thức bảo vệ rừng chưa cao.
- 2 Tình trạng phá rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái pháp luật vẫn còn xảy ra, nhất là tình trạng phá rừng làm nương của nhân dân các bản vùng cao, nhiều diện tích rừng bị mất, đồng thời theo phong tục tập quán của bà con làm nương luân canh và canh tác trên đất dốc, dẫn đến nhiều diện tích đất trống đồi núi chọc bị bỏ hoang. Ngược lại tại các bản vùng thấp như trước đây người dân phá rừng làm nương, canh tác chủ yếu là làm nương rãy, nhưng hiện tại do nhận thức của người dân việc canh tác nương rãy không hiệu quả và phát triển kinh tế nên người dân đã đi làm các công ty, doanh nghiệp. Do đó nhiều diện tích rừng đã được phục hồi và còn rất nhiều diện tích đất trống bị bỏ hoang, dẫn đến hàng năm các diện tích đó không được đầu tư, đồng thời ý thức của một số bà con đã đốt để lấy cỏ chăn thả ra xúc dẫn đến cháy rừng làm thiệt hại rất nhiều diện tích rừng. Trong khi đó một số chính quyền địa phương chưa quan tâm hết mức trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, coi việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của lực lượng Kiểm lâm. Trong khi biên chế cho lực lượng Kiểm lâm mỏng, do vậy việc tuyên truyền Luật lâm nghiệp cũng như các văn bản trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế, việc tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Đại đa số các chủ rừng, tổ quản lý bảo vệ rừng chưa xây dựng được phương án bảo vệ rừng mà Kiểm lâm địa bàn phải làm thay, chưa thường xuyên tuần tra rừng nhằm phát hiện hành vi vi phạm mà hầu hết đều trông chờ vào các cơ quan chức năng và UBND xã. Chính sách cho chủ rừng chưa được quan tâm đúng mức, chỉ trong phạm vi hỗ trợ và dịch vụ môi trường rừng, nên không khuyến khích được người dân phát triển kinh tế từ rừng một cách ổn định, lâu dài. Vì vậy việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng của huyện Mường Ảng cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân, nhằm thúc đẩy sự phát triển rừng về cả chất và lượng, từng bước đưa độ che phủ của huyện ngày càng nâng lên.
- 3 Trước tình hình hiện nay và chức trách, nhiệm vụ được giao cần có các giải pháp phù hợp để phát triển rừng của huyện. Do đó, việc nghiên cứu về đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Ảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu, đánh giá nào một cách toàn diện và hệ thống vấn đề này. Vì vậy, nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện những cơ sở lý luận và tìm ra giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện, tôi tiến hành “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên”.
- 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng loạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã và đang được thực hiện, nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước đã được triển khai nhằm bảo vệ và phát triển rừng, như Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…, các chính sách đầu tư cho lâm nghiệp, biện pháp giao đất, giao rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng… Trước đây, vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp chỉ đơn thuần là việc khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng mà ít hoặc chưa chú trọng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng cũng như phát huy vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay công tác quản lý và sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự phát triển rừng bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng bộ các biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh ổn định liên tục, những tác dụng và lợi ích của rừng trên các lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển rừng bền vững này phải đảm bảo 3 yếu tố: bền vững về mặt môi trường sinh thái; bền vững về mặt xã hội; bền vững về mặt kinh tế. Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyên sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ mai sau, thể hiện qua 3 mặt đó là phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội và đáp ứng về mặt kinh tế. Trong thực tiển để quản lý tốt một khu rừng cần phải xác định được các mối đe dọa ảnh hưởng đến khu rừng đó và tìm ra được các giải pháp can thiệp để làm giảm sự ảnh hưởng bởi những mối đe dọa. Đây chính là cách tiếp cận
- 5 mới trong quản lý tài nguyên rừng, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sẽ có các mối đe dọa, tác động lên khu rừng khác nhau như: cháy rừng, khai thác rừng trái phép, chuyển đổi mục đích canh tác, sử dụng rừng, xây dựng các công trình cho phát triển kinh tế, xã hội,… Do đó, các mối đe dọa này cần phải được phân hạng mức độ ảnh hưởng để có các biện pháp xử lý phù hợp. Việc đánh giá các mối đe dọa này đối với một khu rừng không có nghĩa là phải cố để loại bỏ đi những mối đe dọa này. Bởi vì trong nhiều trường hợp ta không thể loại bỏ được như vậy (Primack, 1999). Việc con người sử dụng cảnh quan là là một thực tế mà chúng ta phải tính đến khi lập kế hoạch bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng. Trong kế hoạch quản lý các khu rừng đặc dụng hay phòng hộ, việc người dân địa phương và du khách sử dụng dịch vụ môi trường rừng và cảnh quan sinh thái cần phải là nội dung trung tâm, kể cả quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển (Mackinnon et al., 1992; Wells and Brandon, 1992; Western et al.,1994; Primark, 1999). Người dân từ ngàn đời nay đã sử dụng các sản phẩm từ rừng, nay họ lại không được phép vào rừng để phục vụ cho nhu cầu mưu sinh cho cuộc sống của họ nữa. Chính vì thế mà sinh ra những mâu thuẫn giữa người dân với các ban quản lý bảo vệ rừng. Ngày nay người ta càng nhận ra rằng các chiến lược quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học hầu hết đều thiếu mất một điều quan trọng là sự tham gia của người dân địa phương. Lewis và cộng sự (1990) đã khẳng định rằng “Nếu có một bài học kinh nghiệm nào đó có thể rút ra từ những thất bại trong công tác bảo tồn ở Châu Phi thì đó là sự bảo tồn chỉ do chính phủ thực hiện vì cái gọi là lợi ích của người dân địa phương. Cách làm này ít khi thành, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế thấp kém. Thay vào đó, việc bảo tồn vì người dân và do người dân thực hiện dưới sự giám sát và cung cấp dịch vụ của nhà nước có thể thúc đẩy mới quan hệ giữa chính quyền và người dân
- 6 sống trong vùng có tài nguyên. Cách tiếp cận này có thể làm giảm các chi phí cho việc thực thi pháp luật và làm tăng các nguồn thu từ khía cạnh khác của công tác quản lý động vật hoang dã, nhờ đó sẽ vừa đáp ứng những yêu cầu của công tác bảo tồn vừa đáp ứng những nhu cầu trước mắt của cộng đồng dân cư. Cách tiếp cận như vậy cũng có ưu điểm nữa là duy trì quyền sở hữu truyền thống và tinh thần trách nhiệm của người dân địa phương đối với tài nguyên rừng. Tuy nhiên, những bằng chứng có tính thuyết phục về mối quan hệ hợp tác như trên vẫn chưa được minh chứng, vì vậy, nó chỉ vẫn mang tính lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn”. 1.2. Trên thế giới Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX, tỷ lệ mất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và gia tăng liên tục. Nếu tính cả thế giới trong 5 năm mất đi khoảng 56 triệu hecta rừng (mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu hecta). Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ hecta rừng, trong đó có diện tích rừng nguyên sinh là 8,08 tỷ hecta. Nhưng dưới sự tác động của con người đã làm cho diện tích rừng trên thế giới bi suy giảm nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của FAO đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu hecta. Trong đó, 1,867 triệu hecta ở Bắc cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút ít. Còn 1,850 triệu hecta rừng nhiệt đới. Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới bị thu hẹp khoảng 11 triệu hecta. Trong khi đó diện tích trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất đi tính đa dạng sinh học. Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980 mất 9 triệu hecta rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu hecta rừng và Châu Mỹ mất đi 18,4 triệu ha. Từ năm 1981 đến năm 1991 tỷ lệ mất rừng tăng lên 80% so với 10 năm trước. Với tốc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoán chỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt.
- 7 Ngoài ra mất rừng làm cho diện tích đất rừng và đất trồng rừng bị xói mòn làm biến chất, do tình trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa hàng năm trên thế giới mất đi khoảng tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn lương thực, thực phẩm. Để phục hồi quản lý bền vững tài nguyên rừng một số nước trên thế giới như Phần Lan, Thụy Điển, Canada đã xây dựng chiến lược về quản lý rừng bền vững từ rất sớm hay ở Châu Á một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch phục hồi và phát triển rừng sau giai đoạn được khai thác kiệt quệ tài nguyên rừng. Tại Hàn Quốc việc đánh giá thực trạng tài nguyên rừng, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển rừng đã được thực hiện gồm 5 giai đoạn: Kế hoạch phát triển lần thứ nhất: Dự án phục hồi rừng (1973 – 1978); Kế hoạch phát triển lần thứ : Dự án phục hồi rừng (1979 – 1987); Kế hoạch phát triển lần thứ 3: Dự án phục hồi rừng (1988 – 1997); Kế hoạch phát triển lần thứ 4 (1998 – 2007); Kế hoạch phát triển lần thứ 5 (2008 – 2017) trải qua thực hiện 05 giai đoạn đến nay ở Hàn Quốc đã hoàn thành được kế hoạch với mục tiêu “hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia xanh với phúc lợi và tăng trưởng xanh” nhớ có các khu rừng được quản lý theo hướng bền vững những nguồn tài nguyên quý giá phục vụ tăng cường phát triển kinh tế, bảo tồn quỹ đất và cải thiện cuộc sống trên toàn quốc. Đối với Nhật Bản là quốc gia có đến 68,6 % diện tích đất là rừng che phủ, đứng thứ 17 trên thế giới. Cách đây hơn 300 năm, quốc gia này đã phải trải qua giai đoạn rừng bị tàn phá nghiêm trọng, biến cảnh quan thành những vùng đất hoang hóa. Việc quản lý rừng cộng đồng của các địa phương là khởi đầu cho thời kỳ nguyên mới trong việc phục hồi rừng và phát triển lâm nghiệp của Nhật Bản. Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức về môi trường bằng những phương pháp tích cực từ việc sử dụng rừng không bền vững trở nên bền vững
- 8 hơn bắt đầu từ những năm 1670. Các cộng đồng địa phương đóng vai trò trung tâm của các hoạt động xúc tác và tăng cường mối quan hệ phản hồi tích cực, tạo thuận lợi cho các quá trình xã hội được thực hiện. Trong thời đại công nghệ, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phát triển những hệ thống quản lý rừng giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch quản lý và tái tạo rừng. Hệ thống này hoạt động như một công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý và lập kế hoạch lâm nghiệp. Ví dụ, hệ thống này có thể đề xuất kỹ thuật trong việc tỉa cây hay phục hồi rừng theo điều kiện thực tế. Nhật Bản cũng xây dụng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng dựa trên các thông số về điều kiện rừng hiện tại, chi phí vận chuyển gỗ và phát triển các kỹ thuật để dự báo tăng trưởng rừng và xác định hiệu quản quản lý. Có thể tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong những năm gần đây như sau: + Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sang mục tiêu sử dụng rừng kết hợp 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. + Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương đến địa phương và cơ sở. + Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều lợi ích hơn. + Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan tâm đến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã được quản lý bảo vệ tốt hơn. 1.3. Tại Việt Nam Một thời gian dài, nhiều vùng của nước ta đã bị mất rừng và bị suy thoái rừng do các nguyên nhân khác nhau như: khai thác gỗ quá mức; chuyển
- 9 đồi mục đích sử dụng rừng từ rừng nghèo sang rừng trồng và canh tác nông nghiệp; chuyển đổi tự phát do xâm lấn để canh tác nông nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án xây dựng thủy điện,.. Trong giai đoạn 1943-1990, độ che phủ rừng của Việt Nam giảm từ 43% xuống còn 28%. Tuy nhiên sau thời gian này, nhiều nỗ lực của chính phủ trong việc phục hồi rừng đã được ghi nhận, hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật cũng có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi. Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp. Độ che phủ toàn quốc giai đoạn 2002 – 2007 tăng bình quân 0,5% mỗi năm, giai đoạn 2007 – 2018 tăng bình quân 0,4%. Kết quả này là cố gắng rất lớn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam. Tuy độ che phủ rừng đã được nâng lên đạt 28,% năm 1995, 33,% năm 1999, 38% năm 2005, 40,84% năm 2015 là 41,65%, năm 2018 nhưng diện tích rừng có trữ lượng và giá trị kinh tế chưa cao. Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên hiện nay chỉ có khoảng 2% là rừng giàu, 15% là rừng trung bình, còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi. Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về một số lĩnh vực liên quan đến đề tài luận văn như: “Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng” của Vũ Hoàng Tùng, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, năm 2013; “Đảm bảo hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Phạm Đình Hùng, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2011; “Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, lý luận và thực tiễn” của Bùi Tiến Đạt, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008; “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của
- 10 Nguyễn Thanh Huyền, 2004. Ở nước ngoài có Luận án Tiến sĩ của Sofia Hirakuri “Can Laws save the Forest. Lesson from Filand and Brazil” và nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2007 “Forest law and sustainable development – Addressing Contemporary Challenges Through Legal Reform”. 1.4. Tại Điện Biên Điện Biên là tỉnh có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh, có nhiều sông, suối và nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn của sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông; giao thông đi lại hết sức khó khăn vào mùa mưa; gần 80% dân số sống nhờ vào canh tác nông nghiệp, diện tích sản xuất lương thực chủ yếu trên đất dốc, điều kiện kinh tế khó khăn, đời sống của người dân một phần dựa vào sản phẩm của rừng... Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện quyết liệt và đạt được kết quả tích cực, diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt, giảm dần nạn phá rừng, mất rừng, người dân trên địa bàn đã tích cực tham gia quản lý và phát triển rừng. Cụ thể, hàng năm, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các Văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc việc thực hiện làm cơ sở để các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, tỉnh đã củng cố, kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 cấp tỉnh; kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của 10/10 Ban Chỉ đạo cấp huyện; phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên” và triển khai đồng bộ gắn với các mục tiêu của các đề án, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn toàn tỉnh.
- 11 Hàng năm, rà soát, bổ sung, kiện toàn tổ chức của lực lượng Kiểm lâm, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm cho phù hợp với đặc thù từng cơ sở (theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ), lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách ở cơ sở (bổ sung 15 biên chế cho huyện Mường Nhé năm 2018). Nhìn chung, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó: Giai đoạn 2011 – 2016, toàn tỉnh trồng rừng phòng hộ được 804,9 ha, trồng rừng sản xuất 1.680,2 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 54.063 lượt ha, bảo vệ rừng135.809,8 lượt ha; hỗ trợ gạo trồng rừng thay thế nương rẫy 2.649,45 lượt ha; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 306,2 tỷ đồng; giao đất có rừng 319.919,02 ha đạt 84,1% kế hoạch của tỉnh; tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2016 tăng 1,9% so với năm 2011; phát hiện 2.340 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó khởi tố hình sự là 33 vụ (đã khởi tố là 13 vụ, số bị can là 29 đối tượng, số bị cáo bị xét xử là 11 người; 20 vụ không xét xử được do không đủ các căn cứ, hồ sơ theo trình tự); xử lý tịch thu 1.454,4 m3 gỗ các loại, tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 21.149.280.000 đồng. Song song với đó, đẩy mạnh trồng rừng đầu nguồn, từ năm 2017 đến hết tháng 6/2019, trồng rừng phòng hộ: 366,8 ha; trồng rừng đặc dụng: 9,36 ha; trồng rừng sản xuất: 1.908,6 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng: 21.607 lượt ha; bảo vệ rừng (ngoài nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng): 77.789,58 lượt ha... Cùng với đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân (trên 40.108 hộ gia đình được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bình quân mỗi hộ được hưởng từ 1,5 triệu đồng/năm), góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển rừng và chế biến lâm sản.
- 12 Có 7/10 huyện nghèo (theo Nghị quyết 30a, Quyết định số 293/QĐ- TTg ngày 05/02/2013) thực hiện hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng thông qua khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, với tổng kinh phí thực hiện là 71.802,7 triệu đồng (thực hiện hỗ trợ hơn 12.716 lượt hộ, nhóm hộ, cộng đồng nhận khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc; hỗ trợ cây lâm nghiệp trồng 810 ha rừng cho 3.693 hộ; trợ cấp 298 tấn gạo cho 1.046 hộ nghèo chăm sóc bảo vệ rừng…). Chính sách chăm sóc, bảo vệ rừng đã góp phần cải thiện được một phần không nhỏ trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số khi tham gia bảo vệ rừng... - Tại huyện Mường Ảng: Huyện Mường Ảng có diện tích tự nhiên là 44.341,44 ha, với 10 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn, 9 xã). Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 28.805,9 ha, chiếm 65% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện (theo quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt, hiện tại đang rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Kế hoạch của tỉnh). Diện tích đất có rừng 13.381 ha tỷ lệ che phủ đạt 30,71%. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Việc ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng đã được tăng cường, kiểm soát, tình hình vi phạm giảm rõ rệt. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện không để xảy ra các vụ vi phạm, khai thác, phá rừng, cháy rừng nghiêm trọng, không có trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép; công tác tuyên truyền, vận động người dân, cộng đồng dân cư gần rừng trong rừng về bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng được thường xuyên, chuyển biến tích cực, các hộ dân thực hiện canh tác dần về đúng quy hoạch, tình hình du canh, du cư, đốt nương làm rẫy trái pháp luật dần được kiểm soát, giảm đáng kể. Tuy nhiên những đề tài, công trình nghiên cứu về công tác bảo vệ rừng tại Biện Biên chưa có một công trình nào, chỉ có một số đề tài nghiên cứu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 139 | 22
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xây dựng phương pháp để cộng đồng ứng dụng trong đo tính, giám sát carbon rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên - Phạm Tuấn Anh
192 p | 108 | 16
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây tếch (tectona grandis L.F.) ở tỉnh Đăk Lăk
188 p | 84 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Tác động của du lịch sinh thái đến quản lý rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
211 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Thủy sinh vật học: Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi rong biển quần đảo Nam Du
271 p | 28 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Thủy sinh vật học: Đặc điểm hình thái, sinh sản, dinh dưỡng, phân bố và thành phần loài của giống cá ngoại lai Pterygoplichthys ở Việt Nam
158 p | 10 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống mai cây (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh Et D.Z.Li) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
224 p | 21 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lâm sinh: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững tại tỉnh Quảng Bình
140 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y: Tình hình nhiễm sán lá đường tiêu hóa và bệnh do sán lá tuyến tụy Eurytrema spp. gây ra ở trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang
174 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
208 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
217 p | 10 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lâm sinh: Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm (Codonopsis javanica (blume) Hook. F.) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
44 p | 16 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
175 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
29 p | 8 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
26 p | 11 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y: Tình hình nhiễm sán lá đường tiêu hóa và bệnh do sán lá tuyến tụy Eurytrema spp. gây ra ở trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang
29 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn