intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Lịch sử:Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2015. Đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Lịch sử:Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG §¶NG Bé TØNH Y£N B¸I l·nh §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ L¢M NGHIÖP Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG §¶NG Bé TØNH Y£N B¸I l·nh §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ L¢M NGHIÖP Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH 2. PGS.TS. ĐỖ XUÂN TUẤT HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Quốc Khương
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 19 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI (2001 - 2010) 23 2.1. Những nhân tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp 23 2.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp 43 Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP (2010 - 2015) 65 3.1. Những yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái 65 3.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp (2010 - 2015) 80 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 114 4.1. Nhận xét 114 4.2. Một số kinh nghiệm 134 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 167
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV&PTR : Bảo vệ và Phát triến rừng CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FSC : Hội đồng Quản trị Rừng (Forest Stewardship Council) FFF : Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) HTX : Hợp tác xã HĐND : Hội đồng nhân dân LNXH : Lâm nghiệp xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nxb : Nhà xuất bản ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PFES : Chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payment for Forest Environmental Service) REDD : Giảm phát thải (khí nhà kính) từ mất rừng và suy thoái rừng (Reduced Emission from Deforestation and Forest Degradation in Developping Countries) TNHHMTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TN&MT Tài nguyên và Môi trường THT : Tổ hợp tác Tr. : Trang UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tính theo giá hiện hành tỉnh Yên Bái (2001 - 2010) 46 Bảng 2.2: Kết quả tạo việc làm từ sản xuất lâm nghiệp (2001 - 2010) 62 Bảng 3.1: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động (2010 - 2015) 82 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang tính theo giá hiện hành (2010 - 2015) 84 Biểu đồ 3.1: Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái (2010 - 2015) 88 Biểu đồ 3.2: Diện tích rừng trồng mới ở Yên Bái (2011 - 2015) 96
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lâm nghiệp là một ngành kinh tế đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghề rừng là nghề tạo ra một loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được, có giá trị phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, giúp điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán, chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp nguồn nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch và ứng phó tích cực, hiệu quả với biến đổi khí hậu toàn cầu; góp phần hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tạo ra môi trường sống trong lành, an toàn cho con người và tất cả các sinh vật trên trái đất. Bên cạnh đó, nghề rừng còn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định và là khởi nguồn đời sống văn hóa tâm linh của những cộng đồng cư dân sống gắn bó với rừng. Đối với Việt Nam, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, kinh tế lâm nghiệp đã có những đóng góp không nhỏ, góp phần vào thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế. Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Tổ quốc với tổng diện tích tự nhiên là 688.627,64 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 10,4% diện tích vùng Đông Bắc, xếp thứ 8 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc. Trong đó, tính đến năm 2015, rừng chiếm tới 62,2% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh [147], đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Kinh tế Yên Bái, nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng, cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, kinh tế - xã hội nông thôn
  8. 2 có nhiều khởi sắc. Một trong những thành công của Đảng bộ tỉnh Yên Bái là động viên được nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát triển mạnh các ngành kinh tế, trong đó có kinh tế lâm nghiệp, phát huy tính năng động sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, khơi dậy tiềm năng và nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn, nội lực của địa phương để xóa đói, giảm nghèo, làm giàu. Thực hiện chủ trương của Đảng về khuyến khích phát triển lâm nghiệp trong những năm đổi mới, kinh tế lâm nghiệp Yên Bái đã có những bước chuyển biến căn bản, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Những kết quả đạt được từ kinh tế lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái trong những năm đổi mới cho thấy chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quá trình vận dụng sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và người dân Yên Bái là những nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định hình thức, bước đi, tốc độ phát triển của kinh tế lâm nghiệp. Cho đến nay, kinh tế lâm nghiệp ở Yên Bái, đã khẳng định được những mặt tích cực nhưng cũng có những hạn chế và đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Do đó, việc tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhằm đúc rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn hiện nay, là một nội dung quan trọng trong định hướng tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn của 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Chính vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong phát triển kinh tế lâm nghiệp những năm 2001-2015 là một vấn đề cần thiết. Với lý do trên, tôi chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015" để viết luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Nhằm làm rõ hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2015.
  9. 3 Đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ - Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu liên quan đến đề tài. - Phân kỳ lịch sử, trình bày và phân tích các sự kiện lịch sử một cách có hệ thống theo trình tự thời gian, gắn với hoàn cảnh lịch sử trong mỗi giai đoạn. - Phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Yên Bái - Trình bày hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế lâm nghiệp trong những năm 2001 - 2015. - Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế lâm nghiệp vào điều kiện thực tiễn của địa phương: từ việc đề ra chủ trương, chính sách và lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo thực hiện trong những năm 2001 - 2015. - Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2015, làm rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lịch sử. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: từ năm 2001 - năm bắt đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV đến năm 2015 - năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Yên Bái - Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương, quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: 1. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; 2. Quy hoạch, giao,
  10. 4 khoán rừng và đất lâm nghiệp; 3. Đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp; 4. Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế lâm nghiệp. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. 4.2. Nguồn tài liệu của luận án - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế lâm nghiệp. - Các văn bản của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, các cấp bộ Đảng, chính quyền và ban ngành trong tỉnh Yên Bái về lĩnh vực có liên quan. - Nguồn tài liệu được lưu trữ ở Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo và số liệu thống kê của Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Sở Tài Nguyên và Môi trường có liên quan đến đề tài. - Các công trình khoa học được xuất bản, công bố trên các tạp chí chuyên ngành; luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ viết về kinh tế lâm nghiệp. - Các dữ liệu, số liệu thu thập qua điều tra thực tế của tác giả luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu để mô tả, trình bày một cách hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. Ngoài ra, luận án kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế và phỏng vấn các nhân chứng lịch sử. Trên cơ sở các số liệu báo cáo của các tổ chức, cơ quan, tác giả thống kê, phân tích và so sánh, đánh giá sự phát triển của kinh tế lâm nghiệp qua các giai đoạn, so sánh với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Yên Bái nói chung và với các ngành kinh tế trong khối ngành nông - lâm - thủy sản nói riêng.
  11. 5 5. Đóng góp mới của luận án - Làm rõ được những yếu tố tác động đến việc hoạch định chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2015. - Khái quát được những chủ trương quan trọng và tái hiện khá cụ thể, chân thực, khách quan quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp. - Đánh giá ưu điểm và hạn chế; phân tích rõ một số nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2015. Từ đó, luận án đúc kết những kinh nghiệm, có thể tham khảo cho quá trình bổ sung, hoàn thiện chủ trương cũng như quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ Tỉnh cho hiện tại và tương lai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. - Rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế, đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp, góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam từ một Đảng bộ tỉnh. - Góp phần cung cấp những cơ sở khoa học, kinh nghiệm để Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp trong giai đoạn mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp một số dữ liệu để Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục hoạch định chủ trương, chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay và những năm tiếp theo. - Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện, hoàn cảnh tương đồng như tỉnh Yên Bái và những độc giả quan tâm đến phát triển kinh tế lâm nghiệp.
  12. 6 - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương cũng như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 8 tiết.
  13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Kinh tế lâm nghiệp luôn được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và những người trực tiếp làm nghề rừng. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này đã được công bố dưới dạng sách, đề tài, đề án, chương trình khoa học, luận văn, luận án và các bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành, ở các khía cạnh khác nhau. 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp trên thế giới * Một số cuốn sách về kinh tế lâm nghiệp của các học giả nước ngoài Nghiên cứu những lợi ích đem lại từ rừng, Font, X và Tribe, J với bài viết “Recreation, Conservaton and Timber Prodcution: a Sustainable Relationship” (tác giả tự dịch: Giải trí, bảo vệ rừng và gỗ rừng: một mối quan hệ bền vững) đăng trong cuốn sách Du lịch và Du lịch Lâm nghiệp - Các nghiên cứu điển hình về Quản lý Môi trường, đã chỉ rõ giá trị nhiều mặt của rừng như là cung cấp gỗ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và phục hồi đất, điều hòa khí hậu, hấp thụ cacbon, tạo vẻ đẹp cảnh quan cho giải trí. Những giá trị này của rừng đã đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau cả về kinh tế, sinh thái, môi trường. Việc đánh giá đầy đủ giá trị của rừng và môi trường rừng là cơ sở để khai thác và quản lý rừng bền vững. Mặc dù, đã nhận biết được giá trị nhiều mặt của rừng nhưng trong một thời gian dài con người mới chỉ quan tâm đến giá trị từ khai thác gỗ. Chỉ đến khi các vấn đề về ảnh hưởng của việc khai thác gỗ quá mức gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thì những vai trò của môi trường của rừng và dịch vụ môi trường rừng mới được thực sự quan tâm. Theo bài viết này, để quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng phải đảm bảo chức năng kinh tế - xã hội của rừng [156]. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra việc quản lý rừng hiện tại ở khu vực này không chỉ đơn thuần là quản lý để khai thác các giá trị sử dụng trực tiếp của
  14. 8 rừng (giá trị thị trường), mà còn phải bao gồm việc quản lý để khai thác các giá trị sử dụng gián tiếp (giá trị dịch vụ môi trường rừng) hay giá trị phi thị trường. Cũng trong cuốn sách này, Kearsley, G có bài viết “Balancing Tourism and Wilderness Qualities in New Zealand’s Native Forests” (tác giả tự dịch: Cân bằng du lịch và tính hoang dã của rừng bản địa ở New Zealand). Nghiên cứu tại Newzealand cho thấy, diện tích che phủ của rừng tự nhiên chiếm 1/4 diện tích cả nước và các rừng tự nhiên này phần lớn được bảo vệ hoàn toàn bởi một hệ thống các vườn quốc gia và lâm viên. Chính phủ có quan điểm rằng bảo tồn được đặt lên trên tất cả các lợi ích khác, các hoạt động giải trí truyền thống như săn bắn trong rừng hoặc câu cá ở một số sông, hồ đều bị kiểm soát trong các giới hạn nhất định. Trong những năm gần đây, nhu cầu về giải trí ngoài trời đã tăng nhanh nhưng các hệ thống rừng vẫn được quản lý rất tốt do sự quản lý chặt chẽ cũng như quan điểm nhất quán về bảo tồn của Chính phủ [158]. Natasha Landell - Mills trong cuốn sách A global view of markets for forest environment services and their impact on the poor (tác giả tự dịch: Quan điểm toàn cầu về thị trường dịch vụ môi trường rừng và tác động của chúng đến người nghèo) đã có những đánh giá cho thấy, rừng có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau và mỗi dịch vụ này sẽ có một giá trị nhất định trong tổng giá trị kinh tế của rừng, như: Hấp thụ các bon chiếm 27%; Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10% [159]. Sự đánh giá này cho thấy, rừng có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau và mỗi dịch vụ này sẽ có một giá trị nhất định trong tổng giá trị kinh tế của rừng. * Một số công trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp đã được công bố dưới dạng các báo cáo khoa học và các bài viết trên các tạp chí có uy tín trên thế giới. Từ năm 1992, báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra, trong những thập kỷ gần đây người ta mới nhận thức được rằng một trong những nguyên nhân cơ bản của suy thoái rừng là không xác định được giá trị môi trường của rừng bên cạnh sự phá rừng của cộng đồng địa phương [155]. Những sự thay đổi
  15. 9 về nhận thức giá trị môi trường rừng được thể hiện rõ nét thông qua những thay đổi về chính sách và luật về lâm nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Sven Wunder với công trình nghiên cứu “Payments for environmental services” (tác giả tự dịch: Chi trả cho các dịch vụ môi trường) khẳng định giá trị của rừng là rất lớn. Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình thành các cơ chế khác nhau nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng trên quan điểm coi dịch vụ môi trường là một loại hàng hoá. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường rừng - PFES (Payment for Environment Services) nhằm quản lý bền vững các dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, các khái niệm và thuật ngữ được thừa nhận để chỉ sự thương mại các dịch vụ môi trường như: chi trả, đền đáp, thị trường, bồi thường [160]. Đây được coi là những xu hướng mới nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng và hướng tới phát triển bền vững. Bước sang thế kỷ XXI, vai trò của rừng đã được đánh giá một cách toàn diện hơn. Theo đánh giá của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) trong “Making forest pay” (đăng trên Tạp chí Quốc tế về lâm nghiệp và công nghiệp rừng), rừng được coi là bộ phận không thể thay thế của môi trường sinh thái, giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người và là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế khác [156]. Vì vậy, giá trị của rừng không chỉ là giá trị trực tiếp mà còn có giá trị gián tiếp (giá trị dịch vụ môi trường rừng). Hultala.A với bài viết “What price recreation in Finland? Contingent valuation study of non - market benefits of public outdoor recreation areas. (tác giả tự dịch: Giá nào cho hoạt động giải trí ở Phần Lan? Nghiên cứu định giá ngẫu nhiên các lợi ích phi thị trường của các khu vui chơi ngoài trời công cộng) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giải trí đã chỉ ra rằng, hiện nay môi trường rừng đang bị coi là thứ hàng hoá công cộng nên mọi người đều có thể tự do tiếp cận, tự do sử dụng và hưởng lợi từ giá trị của môi trường rừng [157]. Theo bài viết, tình trạng này, nhất là ở những nước nghèo, đã không khuyến khích người làm lâm nghiệp bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng, dẫn đến thiệt hại cho nhiều ngành sản xuất và đời sống nói chung. Thực tế đó đã buộc những người làm nghề rừng và những người hưởng lợi chính từ giá trị môi trường rừng
  16. 10 phải hợp tác với nhau, chia sẻ với nhau trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng. Trong quá trình đó, những giá trị môi trường rừng được phân tích, lượng giá, mua bán, trao đổi như những hàng hoá và dịch vụ khác. Người ta gọi những lợi ích môi trường của rừng được đưa ra trao đổi, mua bán như vậy là dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, trong thời gian dài kết quả nghiên cứu giá trị của môi trường rừng chỉ có ý nghĩa làm tăng kiến thức của con người về giá trị nhiều mặt của rừng, làm thay đổi giá trị của rừng mà chưa trở thành căn cứ cho những quyết định về biện pháp tác động vào rừng. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam * Một số cuốn sách về kinh tế lâm nghiệp Ở Việt Nam, các cuốn sách viết về lâm nghiệp rất đa dạng và phong phú, chủ yếu tập trung vào khía cạnh kĩ thuật trên 3 lĩnh vực: lâm sinh, công nghiệp rừng, chính sách kinh tế lâm nghiệp. Trong cuốn sách Lâm nghiệp Việt Nam 1945 - 2000, tác giả Nguyễn Văn Đắng (chủ biên), đã tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu khoa học lâm nghiệp tổng kết quá trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Trong đó, khái quát quá trình xây dựng và phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong 55 năm từ 1945 đến năm 2000 [47]. Cuốn sách đã hệ thống những tư liệu, sự kiện, thành tựu và hạn chế của ngành lâm nghiệp qua 55 năm phát triển. Cũng qua thực tiễn nghiên cứu, tổng hợp, các nhà lãnh đạo, nhà khoa học lâm nghiệp bước đầu đã đúc rút những kinh nghiệm về sự quản lý, xây dựng, bảo vệ và phát triển của ngành Lâm nghiệp giai đoạn 1945 - 2000. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa khái quát một cách hệ thống, xuyên suốt, liên tục, nên khó nhận thấy sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển của ngành. Trong cuốn sách Nghiên cứu nhu cầu nông dân, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UNDP biên soạn, các tác giả đã đánh giá quá trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam (tr.90-97) dưới góc độ tổ chức quản lý trong lâm nghiệp, về quyền chứng nhận sổ đỏ, về thái độ đối với lâm nghiệp. Tác giả Nguyễn Duy Quý trong cuốn sách Việt Nam - 20 năm đổi mới đã phân tích, so sánh, tổng kết, đánh giá thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của 20 năm đổi mới, trong đó có những thành tựu về kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy
  17. 11 sản; đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế của ngành lâm nghiệp, nhất là hiện tượng rừng và tài nguyên bị xâm hại nghiêm trọng [77]. Trong cuốn sách Lâm nghiệp Việt Nam - nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới cùng đất nước [14], các tác giả đã đánh giá về thành tựu của ngành Lâm nghiệp qua hơn 20 năm đổi mới. Cuốn sách gồm 15 chương, với nhiều nội dung khác nhau, trong đó chương "Lâm nghiệp Việt Nam trước thời kỳ đổi mới" luận giải nhiều vấn đề của ngành Lâm nghiệp trước thời kỳ đổi mới. Chương VI của cuốn sách viết về ngành chế biến, thương mại gỗ và lâm sản trong thời kỳ đổi mới. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ, sự phân bố doanh nghiệp, khối lượng xuất khẩu gỗ, nhập khẩu gỗ của Việt Nam được thống kê một cách chi tiết từ năm 2004 đến năm 2008. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu khái quát những kết quả chính của ngành lâm nghiệp như: sự thay đổi trong hệ thống chính sách, thể chế, phương thức quản lý. Cuốn sách chưa phân tích toàn diện về chuyển biến của kinh tế lâm nghiệp trong các giai đoạn lịch sử như xuất nhập khẩu, dịch vụ lâm nghiệp, tác động lâm nghiệp đến môi trường. Cuốn sách Chi trả dịch vụ môi trường (PFES) vì người nghèo ở Việt Nam của tác giả Trần Hải đã phân tích tác động của lâm nghiệp đối với việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn [50]. Đánh giá về sự phát triển của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã xuất bản cuốn sách Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với ngành lâm nghiệp trong những năm đầu thế kỉ XXI, các nhà khoa học đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của ngành lâm nghiệp trong suốt những năm 2001 - 2010 [112]. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế lâm nghiệp chưa được tìm hiểu sâu sắc, toàn diện. Bên cạnh đó, vai trò của kinh tế lâm nghiệp đối với môi trường và giải quyết việc làm tăng thu nhập cho một bộ phận người dân ở các vùng sâu, vùng xa chưa được đề cập đầy đủ.
  18. 12 * Một số đề tài nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học về kinh tế lâm nghiệp. Cuốn Kỷ yếu Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt Nam, do Bộ NN&PTNT hợp tác với IUCN ấn hành năm 1999 trên cơ sở Hội thảo Quốc gia "Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt Nam” ngày 04 - 05/11/1999 tại Hòa Bình, là một công trình tập hợp nhiều bài báo khác nhau, trong đó thống kê, đánh giá chi tiết về thực trạng mất và thoái hóa rừng trong giai đoạn 1986 - 1999. Các bài viết đã phân tích và chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất và thoái hóa rừng là do nhu cầu lấy gỗ củi của người dân, do khai thác quá tải gỗ và lâm sản ngoài gỗ của nhà nước, do hiện tượng cháy rừng. Xem xét về mối quan hệ giữa lâm nghiệp với các mục tiêu xã hội, trong đề tài nghiên cứu Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn Việt Nam [92] (Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & Đối tác - FSSP&P), tác giả Đinh Đức Thuận và các cộng sự đã đưa ra những luận giải về tác động và mối quan hệ sâu sắc qua lại giữa đói nghèo và rừng ở khu vực nông thôn miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Qua điều tra và nghiên cứu quá trình thực hiện các chương trình dự án lâm nghiệp, các phương kế giảm nghèo cho khu vực này đã có những cải thiện đáng kể. Trong nghiên cứu, các tác giả cũng đã đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về việc thực hiện các phương thức giảm nghèo đạt hiệu quả. Định giá rừng là một nội dung quan trọng trong quản lý sử dụng rừng và là cơ sở xác định giá thuê rừng ở Việt Nam. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là Nguyễn Nghĩa Biên với công trình nghiên cứu Phương pháp định giá rừng tự nhiên ở Việt Nam [4]. Trong công trình này, tác giả đã xác định các hợp phần giá trị của rừng và phương pháp định giá rừng tự nhiên với kết quả tổng hợp lại. Tuy nhiên, việc hạch toán đầy đủ các giá trị trên là vô cùng khó khăn hoặc nếu có hạch toán được để xác định giá cho thuê thì chắc chắn mức giá đó sẽ rất cao, không mang tính khả thi và nghiên cứu này chủ yếu mới dừng lại ở khía cạnh định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện việc định giá rừng tự nhiên. Trong công trình Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam [69], tác giả Vũ Tấn Phương và nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu khá toàn diện và quy mô cả về lý luận và thực tiễn về định giá rừng ở nước ta cho đến nay. Đề tài đã tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính là: Cơ sở khoa học về nguyên tắc và phương pháp
  19. 13 xác định giá rừng; định giá một số loại rừng tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam; xây dựng nguyên tắc, phương pháp và khung giá rừng tại các địa điểm và đối tượng nghiên cứu; thử nghiệm, hoàn thiện nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị các loại rừng. Nhìn chung, các điểm khảo sát tương đối đại diện cho mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lý giải về chọn điểm nghiên cứu chưa được trình bày một cách rõ ràng và thuyết phục. Tác giả chưa làm rõ được lý do khảo sát và tính đại diện của điểm nghiên cứu. Việc nghiên cứu định giá rừng được tiếp cận dưới hai giác độ là giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp của rừng. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng được tính toán cụ thể cho từng loại rừng tự nhiên và rừng trồng. Giá trị sử dụng gián tiếp của rừng, được khẳng định là những giá trị rất khó hạch toán được một cách chính xác. Nhóm tác giả Phạm Thu Thủy, trong nghiên cứu Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn [93], đã đưa ra những đánh giá so sánh về PFES đang triển khai thí điểm ở Việt Nam, từ đó so sánh các cách tiếp cận cho việc triển khai và nhận biết các bài học thực tiễn trong quá trình thực hiện. Qua nghiên cứu này, có thể thấy được thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng trong những năm gần đây. Tác giả Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị trong Báo cáo Giao đất Giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội và thách thức, xác định Việt Nam có gần 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó có trên 13 triệu ha là đất rừng. Vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay chính là việc giao quyền quản lý cho người lao động [68]. Báo cáo cũng có những nghiên cứu và luận giải về vấn đề giao đất, giao rừng mang tính khách quan. * Một số luận án tiến sĩ thuộc nhiều chuyên ngành viết về đề tài Lâm nghiệp. Tiêu biểu là luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Nguyễn Thanh Huyền Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay, đã đánh giá các vai trò của pháp luật đối với việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và khẳng định pháp luật là cơ sở cho việc quản lý rừng bền vững. Luận án đã đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này như: Quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện pháp luật
  20. 14 quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; bảo đảm quản lý của Nhà nước đối với tài nguyên rừng. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng như: đổi mới quản lý nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng [59]. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp của tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt với đề tài Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía Bắc Việt Nam - Nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách cho thuê môi trường rừng và cho thuê với mục đích kinh doanh du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia; tổng kết kinh nghiệm cho thuê môi trường rừng trên thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; tổng hợp các văn bản chính sách có liên quan đến thuê môi trường rừng ở Việt Nam, phân tích những hạn chế và tồn tại của chính sách cho thuê môi trường tại các vườn quốc gia [67]. Tác giả đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng; đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực trong tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng; đánh giá tính phù hợp của các chính sách liên quan đến thuê môi trường; đưa ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Tác giả Đỗ Thị Diệu với luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam: Quá trình phát triển của kinh tế lâm nghiệp Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2010, đã hệ thống và làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ NN&PTNT, các cơ quan chuyên trách về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 1991 - 2010 [27]. Luận án dựng lại bức tranh về kinh tế lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 1991 - 2010 dưới góc độ lịch sử; làm rõ những chuyển biến trong kinh tế lâm nghiệp giữa 2 giai đoạn 1991 - 2000 và 2001 - 2010; phân tích những tác động của quá trình chuyển biến kinh tế lâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0