intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:227

131
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010; rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới

  1.                Lời cam đoan Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu   của riêng tôi. Các số  liệu, kết quả  trình bày trong   luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ   ràng. TAC GIA LUÂN AN ́ ̉ ̣ ́  NCS Nguyên Văn Tr ̃ ương ̀
  2. MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 Chương  CHỦ  TRƯƠNG VÀ SỰ  CHỈ  ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ  1 QUÂN   ĐỘI  VỀ   XÂY   DỰNG   ĐỘI   NGŨ   CÁN   BỘ  CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 33 1.1 Yêu cầu khách quan xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị  quân đội 33 1.2 Chủ  trương của Đảng bộ  Quân đội về  xây dựng đội  ngũ cán bộ chính trị (2001 ­ 2005)  53 1.3 Đảng bộ  Quân đội chỉ  đạo xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị (2001 ­ 2005) 61 Chương  ĐẢNG   BỘ   QUÂN   ĐỘI   LÃNH   ĐẠO   ĐẨY   MẠNH  2 XÂY DỰNG  ĐỘI NGŨ CÁN BỘ  CHÍNH TRỊ  TỪ  NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 82 2.1 Những yếu tố  mới tác động đến xây dựng đội ngũ cán  bộ chính trị quân đội 82 2.2 Chủ trương của Đảng bộ Quân đội đẩy mạnh xây dựng   đội ngũ cán bộ chính trị (2006 ­ 2010) 93 2.3 Đảng bộ  Quân đội chỉ  đạo xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị trong những năm 2006 ­ 2010 102 Chương  NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM  3 125 3.1 Nhận xét sự  lãnh đạo của Đảng bộ  Quân đội về  xây  125 dựng đội ngũ cán bộ  chính trị  từ  năm 2001 đến năm 
  3. 2010 3.2 Kinh nghiệm từ  quá trình Đảng bộ  Quân đội lãnh đạo  xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2001 ­ 2010) 141 KẾT LUẬN 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  ĐàCÔNG  BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 187
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 02 Chính trị quốc gia CTQG 03 Chính ủy, chính trị viên CU, CTV 04 Chủ nghĩa xã hội CNXH 05 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 06 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 07 Đảng ủy Quân sự Trung ương ĐUQSTW 08 ́ ̣ ́ ̣ ̣ Giao duc ly luân chinh tri quân s ́ ự GDLLCTQS 09 Nhà xuất bản Nxb 10 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 11 Quốc phòng toàn dân QPTD 12 Tổng cục Chính trị TCCT 13 Trang Tr. 14 Xã hội chủ nghĩa XHCN
  5. 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính   trị  từ  năm 2001 đến năm 2010”, được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ  khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam . Đây là  vấn đề  đã được tác giả  quan tâm từ  rất sớm, sau khi xin ý kiến một số  chuyên gia, một số cán bộ cao cấp trong quân đội và các thầy hướng dẫn,  tác giả  đã quyết định chọn đề  tài trên làm luận án tiến sĩ Lịch sử  Đảng.   Đề tài luận án trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản như: Những nhân   tố tác động và yêu cầu khách quan phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  bộ Quân đội đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị. Hệ thống  hóa chủ trương và sự chỉ đạo; đồng thời, đưa ra những nhận xét ban đầu,  trên cơ  sở  đó rút ra kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn quá trình lãnh đạo  xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội từ năm 2001 đên ́  năm 2010. Những vấn đề  được luận giải trong đề  tài luận án là sự  vận dụng   quan điểm của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, của Đảng  Cộng sản Việt Nam về  xây dựng đội ngũ cán bộ  và kế  thừa có chọn lọc  những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề  tài đã được công bố. Đề  tài là một công trình khoa học độc lập, mới mẻ,  không có sự trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.  2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Sinh thời, Chu tich H ̉ ̣ ồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi  công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”  [122, tr. 309]. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ  Chí Minh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp  ứng yêu cầu  nhiệm vụ. Theo Người, xây dựng đội ngũ cán bộ  kế  cận phải  
  6. 6 được coi là công việc gốc của Đảng, là điều kiện bảo đảm cho cách mạng phát  triển không ngừng. Trong Di chúc, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã căn dặn: “Bồi   dưỡng thế  hệ  cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần  thiết” [124, tr. 622]. Đội ngũ cán bộ  chính trị các cấp trong quân đội có vị  trí, vai trò hết   sức quan trọng, là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT,  góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cho quân đội luôn  trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công  cụ bạo lực sắc bén của quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân  tộc, vì CNXH, luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ  được giao. Vì vậy,   ngay trong Nghị quyết về Đội Tự vệ được thông qua tại Đại hội I (3/1935),  Đảng đã khẳng định: “Trung đội có một người chánh, một người phó trung   đội trưởng và một người đại biểu của Đảng Cộng sản chỉ huy” [48, tr. 203].  Quan điểm nhất quán trên đây của Đảng đã đặt nền móng cho công tác xây  dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung và đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng. Quán triệt quan điểm đó, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và  trưởng thành của quân đội, Đảng bộ Quân đội thường xuyên quan tâm lãnh  đạo xây dựng đội ngũ  cán bộ  chính trị  các cấp một cách toàn diện. Đặc  biệt, từ khi quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 51/NQ­TW của Bộ Chính  trị  (khóa IX)  Vê vi ̀ ệc tiêp tuc hoan thiên c ́ ̣ ̀ ̣ ơ  chê lanh đao cua Đang, th ́ ̃ ̣ ̉ ̉ ực   hiện chế độ một người chỉ huy găn v ́ ơi th ́ ực hiên chê đô chính  ̣ ́ ̣ ủy, chính trị   viên   trong  Quân   đội   nhân   dân   Việt   Nam  và   Nghị   quyết   số   513/NQ­ ĐUQSTW của ĐUQSTW về  lãnh đạo triển khai tổ  chức thực hiện Nghị  quyết 51/NQ­TW của Bộ Chính trị, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong  công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trên tât ca cac linh v ́ ̉ ́ ̃ ực; tạo cơ sở  để nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng công tác của đội ngũ CU, CTV nói  ̣ ̃cán bộ chính trị trong toàn quân nói chung; góp phần nâng cao  riêng, đôi ngu 
  7. 7 ́ ượng xây dựng quân đội về chính trị  trong giai đoạn mới. Tuy nhiên,  chât l công tác xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị vẫn còn một số  hạn chế  như:  Công tác quy hoạch, kế hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính  trị chất lượng chưa cao; số  lượng cán bộ  còn thiếu so với nhu cầu về  tổ  chức, biên chế; năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của một số đồng chí chưa  đáp  ứng yêu cầu của thực tiên. Nhìn chung “c ̃ án bộ  chính trị còn mỏng và  yếu về kiến thức khoa học xã hội, nhân văn” [56, tr. 2], nhất là đội ngũ cán  bộ chính trị cấp phân đội. Hiện nay, trước yêu cầu của sự  nghiệp đổi mới đất nước và mục   tiêu xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện  đại, lấy xây dựng quân đội về chính trị làm cơ sở. Bên cạnh đó, các thế lực   thù địch tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam thông qua chiến lược   “diễn biến hoa bình”, b ̀ ạo loạn lật đổ  với nhiều thủ  đoạn nham hiểm.  Trong   đó,   QĐNDVN   được   xác   định   là   một   trọng   điểm   chống   phá   với  những chiêu bài như: Xuyên tạc bản chất, truyền thống và nhiệm vụ chính   trị; phủ nhận thành quả  cách mạng của quân đội, đòi thực hiện “phi chính  trị  hóa” quân đội; chúng đang tìm mọi cách để  móc nối, lôi kéo và làm tha   hóa đội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội... Thực tiễn đó đòi hỏi phải nâng   cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần nâng  cao chất lượng xây dựng quân đội về  chính trị; trước hết phải tập trung   nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ  các cấp, trong đó xây dựng  đội ngũ cán bộ chính trị vững mạnh toàn diện là nhiệm vụ quan trọng hàng  đầu. Vì vậy, nghiên cứu và tổng kết quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo  xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010, trên cơ sở đó   rút ra những kinh nghiệm chủ yếu giúp gợi mở cho viêc ho ̣ ạch định các chủ 
  8. 8 trương và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị trong thời gian tiếp  theo là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.  ́ ̀ Đảng bộ   Đây là những lý do cơ bản để  nghiên cứu sinh chọn vân đê “ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm   2010” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản  Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán   bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010; rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp  phần nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị  trong giai đoạn   hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ   cán bộ chính trị quân đội từ năm 2001 đến năm 2010. Trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội  về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010. Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo xây dựng đội   ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010 của Đảng bộ Quân đội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  * Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng  đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ Quân  đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán  bộ chính trị giữ cương vị chủ trì CTĐ, CTCT. 
  9. 9 Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoang th ̉ ơi gian 10 năm (2001 ̀   – 2010). Tuy nhiên, để  vấn đề  nghiên cứu có tính hệ  thống, luận án có đề  cập một số nội dung liên quan trong thời gian trước và sau 10 năm nói trên. Về  không gian: Luận án nghiên cứu vê đôi ngu  ̀ ̣ ̃cán bộ chính trị do cac tô ́ ̉  chưc đang trong Đang bô Quân đôi quan ly  ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ở phạm vi toàn quân. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác ­ Lênin,  tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ   cán bộ. * Cơ sở thực tiễn Luận án thực hiện trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh  đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là trong những năm 2001 ­ 2010. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành  và liên ngành, trong đó chủ  yếu sử  dụng phương pháp lịch sử  và phương   ̀ ử  dụng một số  phương pháp khác như: Phương  pháp lôgíc; ngoài ra con s pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương   pháp so sánh, phương pháp phân kỳ  và phương pháp chuyên gia để  thực  hiện luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án trình bày có  hê thông ch ̣ ́ ủ  trương, sự  chỉ  đạo của Đảng bộ  Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010. Đưa ra một số nhận xét về quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây  dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong những năm 2001 ­ 2010.
  10. 10 ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ Rut ra môt sô kinh nghiêm co thê vân dung vao công tac lanh đao xây ́ ̀ ́ ̃   dựng đôi ngu  ̣ ̃cán bộ chính trị trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần tổng kết về  lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ  cán bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội trong giai đoạn 2001 ­ 2010. Luận án  là tài liệu để  cac t ́ ổ  chức đảng tham khảo trong quá trình  lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị; đông th ̀ ơi, là tài li ̀ ệu phục vụ  công  tać  nghiên  cứu,  giảng  dạy  Lịch  sử   Đảng  trong  các  học  viện,  nhà  trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm: Phần mở  đầu, tổng quan về  vấn đề  nghiên  cứu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả  đã  công bố  có liên quan đến đề  tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và   phụ lục. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. Nhom cac công trinh nghiên c ́ ́ ̀ ưu vê v ́ ̀ ị trí, vai trò và yêu cầu xây   dựng đôi ngu  ̣ ̃cán bộ chính trị Viện Lịch sử Quân sự ­ Bộ Quốc phòng Liên Xô trong sách “Công tác  đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 ­ 1973 ” [196];  A. A. Ê ­ pi ­ sep trong “Một số vấn đề về  công tác đảng, công tác chính trị   trong lực lượng vũ trang Liên Xô”  [88] và  M. N. Ti ­ mô ­ phê ­ ê ­ trep  trong sách “Chế  độ  một thủ trưởng trong các lực lượng vu trang Xô vi ̃ ết”  [161]. Các tác giả  đã đánh giá khái quát toàn bộ quá trình hình thành và phát  triển của hoạt động CTĐ, CTCT trong lực lượng vu trang Liên Xô (tr ̃ ước 
  11. 11 đây); nêu bật những thành tựu đã đạt được của đôi ngu cán b ̣ ̃ ộ  chính trị các  cấp, đặc biệt là những đóng góp to lớn của các chính uỷ trong lực lượng vũ  trang Xô viết qua các thời kỳ  cách mạng. Thông qua đó, các tác giả  khẳng   định: Chỉ có tiến hành thường xuyên và có hiệu quả  hoạt động CTĐ, CTCT  mới bảo đảm cho quân đội luôn đi đúng con đường cách mạng. Việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ  chính trị  các cấp là vấn đề  then chốt trong xây dựng quân đội về chính trị. Các tác giả đã chỉ rõ vai trò to   lớn của đội ngũ chính ủy, quan điểm nhất quán về xây dựng đội ngũ chính ủy  của V.I. Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô. Khẳng định hệ  thống chính uỷ  bước đầu được xây dựng sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917: “Chính uỷ  phải có quyền tối hậu quyết định mới bảo đảm cho Hồng quân chiến đấu   thắng lợi” [196, tr. 55]. Đội ngũ chính ủy được lựa chọn, rèn luyện và phân  công vào công tác trong quân đội đã biến một đội quân to lớn trở thành Hồng   quân. Chính vì thế, Đảng  Cộng sản Liên Xô (trước đây) luôn quan tâm xây  dựng đôi ngu cán b ̣ ̃ ộ chính trị một cách toàn diện, đây là cơ sở và điều kiện để  đội ngũ cán bộ chính trị có đủ khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của   mình. Tác giả  Nguyễn Quang Phát  trong  “Báo cáo thu hoạch lớp bồi dưỡng   công tác đảng, công tác chính trị  tại Học viện Chính trị  Tây An ­ Quân Giải   phóng nhân dân  Trung Quốc” [137], đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về  hoạt động CTĐ, CTCT của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Khi đề cập  về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, tác giả đã chỉ rõ: Trong suốt quá  trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn quan tâm xây dựng  đội ngũ cán bộ  chính trị, làm lực lượng nòng cốt tiến hành CTĐ, CTCT, góp  phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, bảo đảm cho quân đội luôn  “Nghe theo lời Đảng, phục vụ nhân dân, anh dũng thiện chiến”.  Xuất phát từ 
  12. 12 chức năng, nhiệm vụ  và truyền thống của mình, Quân Giải phóng nhân dân  Trung Quốc vẫn duy trì và thực hiện có hiệu quả chế độ CU, CTV ở tất cả các  cấp. Đội ngũ cán bộ chính trị được bố trí từ cấp đại đội đến Chủ nhiệm Tổng  bộ  Chính trị. Những cán bộ  chính trị  được bổ  nhiệm giữ  vị  trí chủ  trì về  chính trị  ở các đơn vị  từ  cấp trung đoàn đến đại quân khu gọi là chính ủy;  cấp tiểu đoàn gọi là giáo đạo viên và ở cấp đại đội là chính trị viên. Số cán  bộ  chính trị  còn lại công tác  ở  các cơ  quan chính trị, các trung tâm nghiên   cứu về khoa học xã hội nhân văn quân sự và các nhà trường… Song, đa số  là công tác ở cơ quan chính trị các cấp từ Tổng bộ Chính trị (được thiết lập  ở  cấp toàn quân) đến phòng chính trị  (ở  cấp trung đoàn và tương đương),  đây là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ  trên lĩnh vực CTĐ, CTCT  trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng KXB96 ­ 09 do tiến sĩ Trần Danh   Bích làm chủ  nhiệm về  “Xây dựng đội ngũ cán bộ  quân đội, đáp  ứng yêu   cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới” [9], trên cơ sở nghiên cứu về  cơ  cấu, tổ  chức biên chế, tiêu chuẩn cán bộ  và thực trạng đội ngũ cán bộ  chính trị  trước năm 1999, để  đưa ra đánh giá: Đội ngũ cán bộ  chính trị  bảo  đảm tương đối phù hợp so với yêu cầu nhiệm vụ  cả  về  số  lượng, chất   lượng và cương vị  đảm nhiệm. Số  cán bộ  chính trị  cấp sư  đoàn và tương   đương trở lên luôn đủ về số lượng, được rèn luyện thử thách qua thực tiễn   chiến đấu và công tác; kết hợp được lý luận và thực tiễn, vững vàng về  chính trị tư tưởng. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ chính trị  cấp trung đoàn và  tương đương trở xuống tuổi còn trẻ, được đào tạo cơ bản và phát triển khá  nhanh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên đội ngũ cán bộ chính trị vẫn  chưa có sự  phát triển  ổn định, chưa có điều kiện để  tích lũy kinh nghiệm.  Khả năng tư duy lý luận, nhận diện và đấu tranh với những tư tưởng sai trái,   thù địch còn nhiều hạn chế. Việc tạo nguồn đội ngũ cán bộ chính trị cho các  
  13. 13 đơn vị trên địa bàn phía Nam và vùng sâu, vùng xa kết quả chưa cao. Một số  không nhỏ  cán bộ chính trị còn có biểu hiện thiếu tự tin vào bản thân, ngại  phấn đấu vươn lên trong công tác. Đáng lưu tâm là hiện tượng người chỉ huy  phó về  chính trị  được bầu làm bí thư  cấp  ủy nhưng lại hạn chế  về  kinh   nghiệm, tuổi tác và vị thế so với người chỉ huy cùng cấp, nhất là ở cấp phân   đội. Việc định danh là phó chỉ huy trưởng mặc nhiên được hiểu như các phó  chỉ  huy khác, chỉ  có vai trò giúp cho người chỉ  huy về  lĩnh vực hoạt động   CTĐ, CTCT. Những yếu tố trên đã làm cho cán bộ chính trị các cấp khó phát  huy được vị trí, vai trò của mình trong công tác. Từ thực tiễn đó, đòi hỏi phải  xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng, nâng cao về  chất lượng và từng bước đổi mới, hoàn thiện về cơ chế lãnh đạo. Tác giả Nguyễn Tiến Quốc trong “Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị   phân đội trong  Quân đội nhân dân Việt Nam  trong giai đoạn hiện nay”  [144];  Nguyễn Văn Bạo trong “Xây dựng đội ngũ  cán bộ chính trị cơ  sở   đáp  ứng yêu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ  Tổ  quốc ”  [4]  và Ngô  Hữu Minh trong “Xây dựng đội ngũ cán bộ  chiến dịch, chiến lược đáp ứng   yêu cầu, nhiệm vụ quân đội thời kì mới” [128]. Các tác giả cho rằng: Trong  quân đội, dù cơ chế lãnh đạo và tên gọi ở các thời kì có khác nhau; tuy nhiên,   đội ngũ cán bộ chính trị vẫn là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt động  CTĐ, CTCT. Đặc biệt, những cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ  cao  diễn ra trên thế  giới thời gian qua đã cho thấy các đơn vị  cơ  sở  luôn đóng  vai trò quan trọng trong tác chiến và giữ  vững thế  trận.  Vì vậy, cần tập  trung nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị các cấp một cách  toàn diện, đồng bộ; trong đó, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cấp  phân đội, vì đây là lực lượng chủ yếu thực hiện các hoạt động CTĐ, CTCT,   góp  phần xây dựng đơn vị  vững mạnh toàn diện, đáp  ứng yêu cầu của 
  14. 14 chiến tranh nhân dân bảo vệ  Tổ  quốc trong tình hình mới và là nguồn cán  bộ  cơ  bản để  bồi dưỡng, rèn luyện,  phát triển  thành những  cán bộ  đảm  nhiệm các cương vị cao hơn trong quân đội.  Tác giả Đặng Văn Thi trong bài viết “Vai trò của chính ủy, chính trị viên  trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [159]; Tô Xuân Sinh trong “Phát  huy vai trò của đội ngũ chính  ủy, chính trị  viên nhằm nâng cao chất lượng   công tác đảng, công tác chính trị  trong quân đội hiện nay”  [150]; Vũ Phú  Dũng với “Phát huy vai trò đội ngũ chính ủy, chính trị viên nhằm tăng cường   hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng  ở đơn vị cơ sở” [42] và Viện Khoa học  xã hội nhân văn quân sự trong sách “Chính ủy, chính trị viên trong xây dựng   Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị” [192]. Các tác giả đều đánh giá cao  vai trò, vị trí cua đôi ngu CU, CTV trong xây d ̉ ̣ ̃ ựng quân đôi vê chinh tri qua cac ̣ ̀ ́ ̣ ́  thơi ky cách m ̀ ̀ ạng; đăc biêt la nh ̣ ̣ ̀ ưng đong gop to l ̃ ́ ́ ơn  ́ của các CU, CTV trong  ̣ ̉ hoạt động CTĐ, CTCT. Theo các tác giả, từ  tháng 7 năm  nâng cao hiêu qua  2005 đến nay, sau khi thực hiện Nghị  quyết 51/NQ­TW của Bộ  Chính trị  (khóa IX) và Nghị  quyết 513/NQ­ĐUQSTW của  ĐUQSTW,  thì đội ngũ cán  bộ  chính trị  nói chung và CU, CTV nói riêng đã tăng lên cả  về  số  và chất  lượng, ngày càng được củng cố, kiện toàn về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm   vụ được giao.  Tuy nhiên, trước yêu cầu về  nâng cao chất lượng  hoạt  động  CTĐ,  CTCT và góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong  giai đoạn mới, cần phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ  CU, CTV. Thực  tiễn đó đòi hỏi phải tập trung nâng cao trinh đô m ̀ ̣ ọi mặt cho đội ngũ CU,  CTV, xứng đáng là người chủ trì về  chính trị. Toàn bộ hoạt động của CU,  CTV phải nhằm củng cố vững chắc trận địa chính trị, tư  tưởng, thực hiện  thắng lợi mục tiêu xây dựng tổ chức và con người  trong quân đội. Trong đó, 
  15. 15 tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp và phát huy vai trò của đội ngũ  CU, CTV trong tiến hành CTĐ, CTCT  ở  tưng c ̀ ơ quan, đơn vị là những giải  pháp quan trọng hàng đầu. Học viện Chính trị  trong cuốn sách “Quan điểm V.I Lênin, tư  tưởng   Hồ Chí Minh về  chính ủy, chính trị viên” [106]; Nguyễn Mạnh Thắng trong  “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong  Quân đội   nhân dân Việt Nam” [156]; Phạm Đình Nhịn trong “Tư  tưởng Hồ  Chí Minh   về  người chính trị  viên trong  Quân đội nhân dân Việt Nam”  [134] và Trần  Hậu Tân trong bài viết “Xây dựng đội ngũ chính trị viên quân đội ta hiện nay   theo tư  tưởng Hồ  Chí Minh”  [152].  Các tác giả  đã nghiên cứu và làm rõ  những quan điểm của V.I Lênin về vị trí, vai trò; về  phẩm chất, năng lực   và phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ CU, CTV. Theo V.I Lênin   thì đội ngũ CU, CTV là người chủ trì về chính trị và trực tiếp chỉ đạo các hoạt   động CTĐ, CTCT, nhằm xây dựng tổ chức và xây dựng con người trong quân  đội. Đó là hệ thống lý luận cơ bản để các Đảng Cộng sản tham khảo, vận   dụng  lãnh đạo  xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị  nói chung và các CU,   CTV nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những phát triển về nhận thức lý luận và  chỉ đạo thực tiễn hết sức quan trọng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán  bộ  chính trị. Theo Người, đội ngũ cán bộ  chính trị  và các CU, CTV phải   được   quan   tâm   xây   dựng   một   cách   toàn   diện,   chú   trọng   xây   dựng   lập   trường chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng.  Đây là cơ  sở  để  Đảng  bộ  Quân đội vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị  trong mọi  giai đoạn cách mạng. Tác giả Nguyễn Quyết trong bài “Mấy yêu cầu về phẩm chất, năng lực   và tác phong công tác của chính  ủy, chính trị  viên”  [148]; Nguyễn Nam 
  16. 16 Khánh trong  “Phẩm chất, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc của   người   chính   uỷ,   chính   trị   viên   Quân   đội   nhân   dân   Việt   Nam”  [110]   và  Nguyễn Văn Tháp trong bài về “Một số yêu cầu về phẩm chất, năng lực của   người chính ủy, chính trị viên” [155]. Các tác giả đã nêu bật vị trí, vai trò đặc  biệt quan trọng của đội ngũ CU, CTV và khẳng định: Để làm tròn chức trách,  nhiệm vụ  được giao đòi hỏi CU, CTV phải có phẩm chất, năng lực toàn  diện. Vì vậy, việc xác định rõ hệ thống những tiêu chí về phẩm chất, năng  lực, chức trách và nhiệm vụ cụ thể, giúp mỗi CU, CTV có phương hướng,  quyết tâm phấn đấu. Theo các tác giả, cần tập trung bồi dưỡng về  phẩm  chất,  năng lực cho đội ngũ  CU, CTV  một cách toàn diện, vững chắc; chú  ̣ trong xây dựng cac yêu tô nh ́ ́ ́ ư ban linh, kinh nghiêm công tac, s ̉ ̃ ̣ ́ ưc khoe ́ ̉ … để  ̣ đôi ngu CU, CTV  ̃ thực sự  là người chủ  trì về  chính trị  và là hạt nhân đoàn  kết trong đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 51/NQ­TW của  Bộ Chính trị (khóa IX) trong giai đoạn hiện nay. ĐUQSTW  trong tài liệu “Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị   trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1975 ­ 2005)” [73], đã tổng kết, đánh  giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh  nghiệm. Khi đánh giá kết quả  hoạt động CTĐ, CTCT trong những năm  1986 ­ 2005, đã chỉ rõ: “Cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp đã coi  trọng việc xây dựng đơn vị cơ sở. Trong một số mặt công tác (cán bộ, chính  sách) đã ngày càng thể  hiện rõ phong cách dân chủ, thiết thực đi vào giải  quyết những vấn đề  cụ thể của từng người, từng nhà, kiên quyết bổ  sung,   sửa đổi những điểm trong quy định của từng mặt công tác không còn phù  hợp với tình hình” [73, tr. 189]. Tuy nhiên, do những vướng mắc của cơ chế  nên “chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị còn thấp, cán bộ chính trị ở cơ sở  còn yếu và thiếu. Trải qua 20 năm (1986 ­ 2005) đổi mới có sự chuyển biến  
  17. 17 về phẩm chất và năng lực, nhưng chưa đồng đều ở các cấp, các ngành ” [73,  tr. 208].  Trên cơ sở tổng kết quá trình hoạt động CTĐ, CTCT giai đoạn 1975 ­  2005, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, trong đó: Xây dựng hệ thống cơ  quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp có chất lượng cao, thực sự làm nòng  cốt trong tiến hành CTĐ, CTCT, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là  bài học hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt bài học này “phải thường xuyên  chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên,  bảo đảm cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức cách  mạng, có năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn các hoạt động công tác  đảng, công tác chính trị” [73, tr. 416].  Đảng bộ QĐNDVN trong sách về “Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân   Việt Nam, Tập 3 (1975 ­ 2010)” [45], nội dung Chương 13 đã làm rõ lịch sử phát  triển của Đảng bộ  Quân đội trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, xây dựng  QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (1996 ­ 2005).  Đảng bộ Quân đội đã bám sát yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ xây dựng quân đội,   lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự quốc phòng; trong đó, xây dựng   đội ngũ cán bộ chính trị được xác định là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết  định đến chất lượng xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới. Đảng bộ  Quân đội đã tích cực, chủ  động tham mưu, đề  xuất với Bộ  Chính trị  (khoá IX) ban hành Nghị  quyết 51/NQ­TW ngày 20/7/2005. Nghị  quyết 51 không chỉ hoàn thiện một bước căn bản cơ chế lãnh đạo của Đảng  đối với quân đội mà còn là cơ sở để củng cố, nâng cao vị trí, vai trò của  CU,  CTV và đội ngũ cán bộ chính trị. Nghị quyết là cơ sở tạo ra sự chuyển biến   vững chắc, toàn diện trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị  nói  chung và các CU, CTV nói riêng; nâng cao chất lượng các hoạt động CTĐ, 
  18. 18 CTCT; góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng  cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ  trang và làm thất bại âm mưu “phi chính trị hoá” quân đội của các thế lực thù   địch. TCCT trong sách “Lịch sử Tổng cục Chính trị  Quân đội nhân dân Việt   Nam, Tập II (1975 ­ 2004)” [138], đã khái quát quá trình xây dựng, phát triển  và chỉ đạo các hoạt động CTĐ, CTCT trong toàn quân của Cơ quan TCCT giai   đoạn (1975 ­ 2004). Ngoài những nội dung đánh giá về sự trưởng thành vượt   bậc của cơ quan TCCT về mọi mặt, các tác giả đã đề cập và làm rõ sự quan   tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chỉ huy TCCT đối với công tác xây dựng   đội ngũ cán bộ chính trị các cấp. TCCT là cơ quan tham mưu chiến lược cho   Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và ĐUQSTW về đổi mới và hoàn  thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, về xây dựng cơ quan chính  trị các cấp và xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị; đồng thời, là cơ quan chủ trì   triển khai thực hiện các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ theo đúng chức   năng, nhiệm vụ. Vì vậy, các tác giả khẳng định: “Tổng cục Chính trị đã góp  phần quan trọng trong xây dựng được đội ngũ cán bộ chính trị và hệ thống cơ  quan chính trị trong toàn quân có phẩm chất chính trị  và năng lực vận động,  tập hợp, lãnh đạo, động viên quần chúng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ  được giao”[138, tr. 718]. 1.2. Nhom ́  cac công trinh nghiên c ́ ̀ ứu về nội dung công tać  xây   dựng đôi ngu can bô chinh tri ̣ ̃ ́ ̣ ́ ̣ Tác giả  Nguyễn Xuân Miện trong bài viết  “Quy hoạch cán bộ  cấp   chiến dịch, chiến lược trong Quân đội nhân dân” [121], đã tập trung làm rõ  những yêu cầu mới đòi hỏi phải coi trọng công tác quy hoạch, nhất là quy   hoạch cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược. Đây là đội ngũ cán bộ giữ cương 
  19. 19 vị  lãnh đạo, chỉ  huy, quản lý  ở  các cơ  quan, đơn vị  chiến lược của Bộ; là  lực lượng nòng cốt trong hoạch định, tổ chức thực hiện đường lối quân sự,   quốc phòng của đất nước và là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong tổ chức   thực hiện thắng lợi nhiệm vụ  chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng,  huấn luyện, sản xuất... của quân đội ta. Theo tác giả, công tác quy hoạch  nhằm “tạo sự  chủ  động, có tầm nhìn xa, khắc phục tình trạng hẫng hụt,  bảo đảm tính kế  thừa, phát triển và sự  chuyển tiếp liên tục, vững vàng   giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững sự đoàn kết và ổn định chính trị; là bước   chuẩn bị từ xa và tạo được nguồn cán bộ để xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu  cầu xây dựng quân đội cả trước mắt và lâu dài” [121, tr. 11] là vấn đề quan  trọng hàng đầu hiện nay. Học viện Chính trị quân sự trong đề tài về “Nghiên cứu những giải pháp   nâng cao chất lượng nguồn đào tạo chính trị  viên trong quân đội giai đoạn   hiện nay” [97]; tác giả Lê Trọng Bình trong “Tiếp tục đổi mới công tác tạo   nguồn, tuyển chọn học viên đào tạo  ở  các học viện, trường sĩ quan quân   đội” [7]; Nguyễn Tiến Hải trong “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ  chức và cá nhân tham gia tạo nguồn chính trị viên” [90]; Nguyễn Văn Bạch  trong “Tạo nguồn cán bộ tại chỗ Quân khu 7 ­ Thực trạng và giải pháp” [2]  và Đậu Văn Nậm trong “Công tác tạo nguồn sĩ quan cấp phân đội của lực   lượng vũ trang miền Đông Nam bộ trong giai đoạn hiện nay” [133]. Các tác  giả đã luận giải những vấn đề liên quan đến nguồn đào tạo; đồng thời, đề ra  những yêu cầu, tiêu chuẩn về  chất lượng nguồn và công tác tạo nguồn đào  tạo cán bộ  quân đội. Có nhiều yếu tố  tác động đến chất lượng nguồn đào  tạo, trong đó nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân ở  các đơn vị  cơ sở có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng hàng đầu. 
  20. 20 Riêng đối với công tác tạo nguồn cán bộ chính trị vẫn còn một số tồn tại:  “Cơ cấu nguồn đào tạo chính trị viên còn nhiều hạn chế, bất cập. Trước hết   là cơ cấu vùng miền còn mất cân đối lớn, đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa  khắc phục được. Khó khăn và thiếu nhất vẫn là nguồn thuộc các dân tộc ít  người, nguồn đào tạo cán bộ  tại chỗ” [97, tr. 57].  Việc lựa chọn nguồn  ở  một số  đơn vị  cơ  sở  còn có hiện tượng thụ  động, chưa chọn được những  người hội đủ  các tố  chất. Số  lượng nguồn từ  địa bàn phía Nam còn ít, “từ  năm 2000 đến năm 2005, số thí sinh các tỉnh trên địa bàn Quân khu 7 đã đăng kí  dự thi là 677, trong đó chỉ có 80 thí sinh trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan chính  trị” [97, tr. 151].  Những hạn chế  nêu đã phản ánh những thiếu sót trong  tạo nguồn, không chỉ  trong từng đơn vị, từng địa bàn mà  ở  cả  phạm vi  toàn quân. Đổi mới công tác tạo nguồn đào tạo góp phần nâng cao chất lượng   xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị hiện nay đòi hior cần có sự vào cuộc của  các lực lượng trong việc nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm  đối  với công tác định hướng nghề nghiệp quân sự  cho thanh niên;  làm rõ đặc  điểm, con đường hình thành và xu hướng vận động  phát triển của nguồn  đào tạo cán bộ chính trị dưới sự tác động của yếu tố kinh tế, chính trị, văn  hóa, xã hội. Tổng cục Chính trị  trong   sách  “Nâng   cao   chất   lượng   đào   tạo,   bồi   dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ   mới” [167]; Trường Sĩ quan Chính trị trong “Nâng cao chất lượng đào tạo   cán bộ chính trị cấp phân đội trong tình hình mới” [190] và Học viện Chính  trị  trong sách “Chuẩn hoá, hiện đại hoá đào tạo cán bộ  chính trị  Quân đội   nhân dân Việt Nam hiện nay ” [105], đã tập trung làm rõ một số  vấn đề  có  tính quy luật chi ph ối đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng  đội ngũ cán bộ 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2