intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

22
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện "Quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam; Thực trạng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam; Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam

  1. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC MAI QUẢN LÝ TÀI LIỆU QUÝ HIẾM TẠI CÁC THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Hà Nội, 2023
  2. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC MAI QUẢN LÝ TÀI LIỆU QUÝ HIẾM TẠI CÁC THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Khoa học Thông tin - Thư viện Mã số : 62320203 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt Hà Nội, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt. Mọi kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án đều trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Các tài liệu được sử dụng để tham khảo đã được trích dẫn đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc Mai
  4. 1 MỤC LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................. 4 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU QUÝ HIẾM TẠI CÁC THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM ............................................. 18 1.1. Những vấn đề chung về tài liệu quý hiếm.......................................................... 18 1.2. Quản lý tài liệu quý hiếm ................................................................................... 25 1.3. Đặc điểm tài liệu quý hiếm, đối tượng sử dụng và yêu cầu đặt ra đối với quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam.............................................................. 44 Tiểu kết ...................................................................................................................... 60 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI LIỆU QUÝ HIẾM TẠI CÁC THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 61 2.1. Phát triển bộ sưu tập tài liệu quý hiếm ............................................................... 61 2.2. Xử lý tài liệu quý hiếm....................................................................................... 67 2.3. Lưu trữ thông tin về tài liệu quý hiếm ............................................................... 74 2.4. Tổ chức kho và bảo quản tài liệu quý hiếm ....................................................... 79 2.5. Khai thác tài liệu quý hiếm ................................................................................ 86 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài liệu quý hiếm ....................... 95 2.7. Đánh giá chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm ................................................ 101 Tiểu kết .................................................................................................................... 108 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ TÀI LIỆU QUÝ HIẾM TẠI CÁC THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM ........................................... 109 3.1. Đổi mới mô hình quản lý tài liệu quý hiếm ..................................................... 109 3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về tài liệu quý hiếm ........... 121 3.3. Phát triển bộ sưu tập tài liệu quý hiếm ............................................................. 122 3.4. Tiêu chuẩn hóa và hoàn thiện công tác xử lý tài liệu quý hiếm ....................... 128 3.5. Hoàn thiện hệ thống lưu trữ thông tin về tài liệu quý hiếm theo hướng hiện đại ... 130 3.6. Nâng cao chất lượng công tác bảo quản tài liệu quý hiếm .............................. 131 3.7. Nâng cao chất lượng khai thác tài liệu quý hiếm ............................................. 138 3.8. Các giải pháp bổ trợ ......................................................................................... 145 Tiểu kết .................................................................................................................... 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 165
  5. 2 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT I. Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo TVTTS ĐHQGHN Trung tâm Thư viện - Tri thức số Đại học Quốc gia Hà Nội TVHN Thư viện Hà Nội TVHCM Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh TVKHXH Thư viện Khoa học Xã hội TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam TVTTH Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế TVVNCHN Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm UBND Ủy ban nhân dân VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VNCHN Viện Nghiên cứu Hán Nôm VTTKHXH Viện Thông tin Khoa học xã hội II. Tiếng nước ngoài AACR2 Anglo - American Cataloging Rules 2nd edition Quy tắc Biên mục Anh - Mỹ ấn bản lần thứ 2 ABAA Antiquarian Booksellers’ Association of America Hội Nhà buôn sách cổ Hoa Kỳ ACRL Association of College & Research Libraries Hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu (Hội Thư viện Hoa Kỳ) ALA American Library Association Hội Thư viện Hoa Kỳ AMREMM Descriptive Cataloguing of Ancient, Medieval Renaissance, and Early Modern Manuscripts Quy tắc Biên mục mô tả bản thảo thời kỳ Cổ đại, Trung cổ, Phục Hưng và Cận đại BBK Bibliotechno-Bibliograficheskaija Klassifikacija Bảng Phân loại thư viện thư mục của Liên Xô cũ
  6. 3 BDRB Bibliographic Description of Rare Books Quy tắc Mô tả thư mục cho sách hiếm BSC Bibliographic Standards Committee Ủy ban Tiêu chuẩn Thư mục (Bộ phận Sách hiếm và Bản thảo, Hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu, Hội Thư viện Hoa Kỳ) DCRM Descriptive Cataloging of Rare Materials Quy tắc Biên mục mô tả tài liệu hiếm DDC Dewey Decimal Classification Bảng Phân loại thập phân Dewey EFEO Escole francaise d’Extrême-Orient Học viện Viễn Đông Bác Cổ IFLA International Federation of Library Associations and Institutions Liên đoàn Quốc tế các Hội và Cơ quan Thư viện ISBD International Standard Bibliographic Description Quy tắc Mô tả thư mục tiêu chuẩn Quốc tế ISBD(A) International Standard Bibliographic Description for Older Monographic Publications (Antiquarian) Quy tắc Mô tả thư mục tiêu chuẩn Quốc tế cho ấn phẩm chuyên khảo cổ MARC 21 MARC 21 Formart for Bibliographic Data Khổ mẫu Biên mục đọc máy 21 cho dữ liệu thư mục NDSA National Digital Stewardship Alliance Liên minh Quản lý Kỹ thuật số Quốc gia Hoa Kỳ OPAC Online Public Access Catalog Mục lục truy cập công cộng trực tuyến RBMS Rare Books and Manuscripts Section Bộ phận Sách hiếm và Bản thảo (Hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu, Hội Thư viện Hoa Kỳ) SAA Society of American Archivists Hội Lưu trữ Hoa Kỳ UNESCO United Nations Educational Scientific Cultural Organization Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
  7. 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng Bảng 2.1: Mức độ đánh chỉ mục tài liệu quý hiếm tại một số thư viện ....................71 Bảng 2.2: Mức đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ bảo quản tài liệu ...........................81 Bảng 2.3: Mức đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng quản lý tài liệu quý hiếm ..............99 Bảng 2.4: Các phần mềm được sử dụng trong quản lý tài liệu quý hiếm ...............100 Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ ngôn ngữ của tài liệu quý hiếm ....................................................44 Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ loại hình tài liệu quý hiếm ...........................................................46 Biểu đồ 1.3: Tỉ lệ vật liệu tạo thành tài liệu quý hiếm ..............................................47 Biểu đồ 1.4: Tỉ lệ thành phần nội dung tài liệu Hán Nôm tại TVVNCHN và TVQGVN ..................................................................................................................50 Biểu đồ 1.5: Tỉ lệ thành phần nội dung sách Đông Dương tại TVQGVN ................51 Biểu đồ 1.6: Tỉ lệ thành phần nội dung báo chí Đông Dương tại TVQGVN ...........51 Biểu đồ 1.7: Tỉ lệ đối tượng sử dụng tài liệu quý hiếm ............................................55 Biểu đồ 2.1: Thực trạng chính sách phát triển bộ sưu tập tài liệu quý hiếm ............61 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ mức độ sưu tầm tài liệu quý hiếm ................................................64 Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ các nội dung hợp tác phát triển bộ sưu tập tài liệu quý hiếm ......65 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ ước lượng tài liệu quý hiếm chưa xử lý .......................................68 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ các công cụ tra cứu thông tin tài liệu quý hiếm ...........................74 Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ các phương thức tra cứu trong CSDL tài liệu quý hiếm ..............76 Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ ước lượng tình trạng tài liệu quý hiếm bản gốc ...........................82 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ ước lượng tài liệu quý hiếm đã số hóa .........................................84 Biểu đồ 2.9: Lượt truy cập một số CSDL toàn văn trực tuyến của TVQGVN .........87 Biểu đồ 2.10: Tỉ lệ tổ chức các dịch vụ khai thác tài liệu quý hiếm .........................88 Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ tổ chức các dịch vụ thư viện số tài liệu quý hiếm ......................89 Biểu đồ 2.12: Tỉ lệ tổ chức các hình thức truyền thông về tài liệu quý hiếm ...........93 Hình vẽ Hình 1.1: Vòng đời của tài liệu thư viện ...................................................................28 Hình 3.1: Mô hình quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam ................115
  8. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một trong những sản phẩm vật chất và tinh thần mà nhân loại sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, tài liệu, đặc biệt là tài liệu quý hiếm, được coi là những di sản văn hóa thành văn ghi lại thông tin, tri thức, trí tuệ của con người qua các thế hệ. Trong xã hội hiện đại, tài liệu quý hiếm chứa đựng giá trị không thể thay thế với sứ mệnh chuyển giao ký ức, gắn kết truyền thống và hiện đại, góp phần làm nên bản sắc văn hóa - sức mạnh mềm - của mỗi quốc gia, dân tộc. Tài liệu được coi là quý hiếm có thể do tuổi đời lâu năm, giá trị nội dung, số lượng bản ít, được chế tạo bằng kỹ thuật độc đáo hoặc có bút tích của tác giả hay nhân vật tiêu biểu. Vì những đặc điểm này, tài liệu quý hiếm rất khó bổ sung, thay thế và đứng trước nguy cơ mất mát trước các nguyên nhân tự nhiên hoặc con người. Để bảo tồn và phát huy giá trị, tài liệu quý hiếm phải được quản lý bởi các cơ quan chuyên môn. Trên thực tế, vai trò của thư viện đối với quản lý tài liệu quý hiếm đã được chú trọng từ rất sớm. Trong lịch sử, các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm và phòng tài liệu quý hiếm đã sớm ra đời ở các thư viện. Các tổ chức quốc tế uy tín như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO, Liên đoàn Quốc tế các hội và cơ quan thư viện IFLA,… luôn khẳng định vai trò thiết yếu của thư viện với sứ mệnh đảm bảo di sản văn hóa thành văn được duy trì và tiếp tục thông tin, truyền cảm hứng cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Trên thế giới, các quốc gia phát triển dành sự quan tâm đặc biệt cho quản lý tài liệu quý hiếm. Các sưu tập tài liệu quý hiếm trở thành niềm tự hào của thư viện ở nhiều nước. Tài liệu quý hiếm được gìn giữ và cung cấp cho người sử dụng bằng các hình thức đa dạng trên nền ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại. Nhiều nền tảng khai thác tài liệu quý hiếm đã ra đời và liên tục phát triển như Europeana (Châu Âu), American Memory (Hoa Kỳ), NANAMI (Ấn Độ),… Tại Việt Nam, nhiệm vụ quản lý tài liệu quý hiếm của thư viện đã được pháp luật quy định nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thành văn của dân tộc. Lượng tài liệu quý hiếm được lưu giữ trong thư viện Việt Nam khá lớn, chủ yếu tập trung ở các thư viện trung ương, thư viện tỉnh, thành phố, thư viện của các viện nghiên cứu và một số trường đại học,… Các thư viện này đã dành nhiều
  9. 6 thời gian, công sức sưu tầm, thu thập, lưu trữ, bảo quản và tổ chức khai thác các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm - nguồn tài nguyên vô giá để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam đang bộc lộ khá nhiều bất cập. Chính sách quản lý tài liệu quý hiếm trong thư viện của các cơ quan quản lý nhà nước chưa thật hoàn thiện. Xử lý nghiệp vụ chưa triệt để, thống nhất và bao quát các đặc thù của tài liệu quý hiếm. Các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm không nguyên vẹn và tồn tại gần như biệt lập. Tài liệu quý hiếm còn nằm rải rác ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Điều kiện bảo quản lâu dài tài liệu quý hiếm chưa đảm bảo. Các thư viện chưa quan tâm nghiên cứu nhu cầu người sử dụng để tìm biện pháp phát triển nhu cầu và mở rộng đối tượng sử dụng tài liệu quý hiếm. Các sản phẩm, dịch vụ khai thác tài liệu quý hiếm phần nhiều còn đơn giản, truyền thống. Một số sản phẩm, dịch vụ hiện đại đã được triển khai song chưa hoàn thiện. Giữa các thư viện, cơ quan văn hóa lưu giữ tài liệu quý hiếm chưa có cơ chế hợp tác, liên thông rõ ràng dẫn tới hạn chế khá nhiều việc sử dụng tài liệu quý hiếm. Những hạn chế đó đã đặt các kho tài liệu quý hiếm của thư viện Việt Nam trước nguy cơ mai một và làm cho giá trị tài liệu quý hiếm chưa được phát huy hiệu quả. Từ nhận thức về vấn đề này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam” làm đề tài luận án nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và tìm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm trong thư viện, góp phần phát huy giá trị kho tàng di sản quý của Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, ở trong và ngoài nước, nhiều công trình nghiên cứu tài liệu quý hiếm và quản lý tài liệu quý hiếm liên quan đến các khía cạnh của đề tài “Quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam” đã được công bố. Các công trình này được tập hợp theo một số khía cạnh có liên quan đến đề tài luận án. 2.1. Nghiên cứu nội dung quản lý tài liệu quý hiếm Công trình của các tác giả theo hướng nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề nội dung quản lý tài liệu quý hiếm từ các phương diện lý thuyết.
  10. 7 + Khái niệm tài liệu quý hiếm Khái niệm tài liệu Levine-Clark M. và Carter T. M. (2013) [112], Reitz J. M. (2013) [129], Hội Lưu trữ Hoa Kỳ SAA (2021) [135], Phạm Văn Rính và Nguyễn Viết Nghĩa (2007) [37], Nguyễn Yến Vân và Vũ Dương Thúy Ngà (2008) [49],… và nhiều tác giả khác đã làm rõ khái niệm tài liệu. Quan điểm của các tác giả khác biệt về cách diễn đạt song nhìn chung đều nhận định bản chất của tài liệu bao gồm hai đặc trưng: hình thức vật chất và nội dung thông tin lưu giữ trên đó. Khái niệm tài liệu quý hiếm Các chuyên gia sưu tầm, lưu trữ và thư viện đã tiếp cận khái niệm tài liệu quý hiếm với ba xu hướng. Thứ nhất, tài liệu quý hiếm được xác định căn cứ vào giá trị tài liệu và nhu cầu của thị trường với đại diện là các chuyên gia sưu tầm, kinh doanh tài liệu cổ, quý hiếm như Congalton T. E. [158] và Carter J. [79]. Xu hướng thứ hai, trên quan điểm lưu trữ, tập trung vào giá trị độc đáo của tài liệu với tư cách là những bằng chứng gốc, đại diện là Hội Lưu trữ Hoa Kỳ SAA [135], Luật Lưu trữ Việt Nam [34]. Xu hướng thứ ba chú trọng giá trị sử dụng và sự khan hiếm, độc đáo của tài liệu, đại diện là các chuyên gia thư viện như Levine-Clark M. và Carter T. M. (2013) [112], Reitz M. J. (2013) [129], Trần Thị Phương Lan (2005) [20],... Cả ba xu hướng đều nhận định tài liệu quý hiếm là tài liệu có giá trị và có số lượng bản ít. Từ cách tiếp cận của lĩnh vực thư viện, tài liệu quý hiếm được đưa vào bộ sưu tập thư viện để quản lý phải đảm bảo giá trị quan trọng về nhiều mặt, số lượng bản hạn chế, khó bổ khuyết. + Nội dung quản lý tài liệu quý hiếm Khái niệm quản lý tài liệu Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã làm rõ khái niệm quản lý tài liệu như Taylor A. G. và Joudrey D. N. (2009) [143], Evans G. E. và Saponaro M. Z. (2012) [90], Levine-Clark M. và Carter T. M. (2013) [112], Johnson P. (2013) [107], Disher W. T. (2015) [89],… Các tác giả nhận định quản lý tài liệu là hoạt động gồm nhiều nội dung như: bổ sung, đánh giá nhu cầu, lưu trữ, bảo quản, thanh lọc, quảng bá, chia sẻ nguồn lực và phục vụ người sử dụng. Evans G. E. và Saponaro M. Z., Johnson P. và Disher W. T. bàn thêm về những biến đổi trong quản lý tài liệu giữa bối cảnh phát triển khoa học công nghệ. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy quản lý tài liệu hướng tới mục tiêu cao nhất là đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng.
  11. 8 Các nội dung của quản lý tài liệu quý hiếm Các học giả thế giới và Việt Nam nhận định, về nguyên tắc, quản lý tài liệu quý hiếm tuân thủ các khâu như quản lý tài liệu thông thường. Tuy nhiên, do tính quý hiếm và dễ bị hư hại, tài liệu quý hiếm thường được tập hợp thành bộ sưu tập riêng, quản lý theo chế độ đặc biệt để bảo quản và khai thác. Đại diện cho quan điểm này là Berner A. J. (2009) [70], Galbraith S. K. và Smith G. D. (2012) [93], Berger S. E. (2014) [68], Cullingford A. (2016) [86], Cashion D. T. (2016) [81],… Các nhà nghiên cứu đã xác định nội dung quản lý tài liệu quý hiếm gồm: đánh giá giá trị; lưu giữ, bảo quản; phát triển bộ sưu tập; xử lý kỹ thuật; biên mục; số hóa, phát triển thư viện số; truyền thông, marketing; tổ chức dịch vụ;… Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã bước đầu đề cập một số nội dung quản lý tài liệu quý hiếm như: giới thiệu kho tàng (Trần Văn Giáp (1984) [14], Trần Nghĩa (2002) [28], Trịnh Khắc Mạnh (2015) [24],…); bảo quản (Nguyễn Thị Thúy Bình (2005) [3], Lê Văn Viết (2007) [53], Ngô Thanh Nhàn (2009) [29], Đặng Văn Ức (2010) [48], Đỗ Thị Ngọc Bích (2011) [2], Dương Hoài Ý (2016) [56], Trần Minh Nhớ (2019) [31],…); quản lý nói chung (Phan Thị Kim Dung (2003) [9], Trần Thị Phương Lan (2005) [20], Phạm Thị Khánh Ngân (2017) [26], Trần Minh Nhớ (2017) [30], Lê Đức Thắng (2012) [39],…). Các nội dung quản lý được đề cập cho phép nhận định mục đích của quản lý tài liệu quý hiếm là vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị tài liệu trên cơ sở đáp ứng nhu cầu người sử dụng. 2.2. Nghiên cứu các khía cạnh quản lý tài liệu quý hiếm Hoạt động quản lý tài liệu quý hiếm được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm với hướng nghiên cứu tập trung vào một số điểm chủ yếu. + Phát triển bộ sưu tập tài liệu quý hiếm Một số nhà nghiên cứu như Galbraith S. K. và Smith G. D. (2012) [93], Berger S. E. (2014) [68], IFLA (2001) [100] đã đề cập đến chính sách phát triển bộ sưu tập, chọn lọc, thẩm định, bổ sung, thanh lọc tài liệu quý hiếm. Các nghiên cứu trong nước của Trịnh Khắc Mạnh (2011) [23], Nguyễn Hữu Mùi (2020) [25] và một số chuyên gia khác cho thấy sưu tầm tài liệu là nét đặc thù của quản lý tài liệu quý hiếm. Vấn đề đánh giá hiện trạng, giá trị, tiềm năng của bộ sưu tập tài liệu quý hiếm cũng được chú ý trong các nghiên cứu mà gần đây nhất là Hội thảo quốc tế “Hiện trạng và tiềm năng khai thác/ nghiên cứu Kho tư liệu Nhật Bản cổ lưu trữ tại Thư viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” [50].
  12. 9 + Xử lý tài liệu quý hiếm Các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến xử lý tài liệu quý hiếm gồm: Galbraith S. K. và Smith G. D. (2012) [93], Falk P. và Hunker S. D. (2010) [92], Berger S. E. (2014) [68], Burns M. (2018) [76],… Trên quan điểm phải đảm bảo ghi lại đầy đủ các chi tiết đặc thù của tài liệu quý hiếm, các nhà nghiên cứu đã xác định những yêu cầu về thủ tục biên mục, tương tác với tài liệu, thích ứng trước chuẩn biên mục mới và yêu cầu đối với nhân viên biên mục,… Ở Việt Nam, việc biên mục tài liệu quý hiếm chưa được quan tâm đầy đủ, hiện chỉ có một nghiên cứu hướng dẫn mô tả tài liệu Hán Nôm trong Bộ “Di sản Hán Nôm Việt Nam - thư mục đề yếu” [28]. + Bảo quản tài liệu quý hiếm Nghiên cứu của các tác giả tập trung vào bảo quản truyền thống, bảo quản bằng microfilm và bảo quản số. Các khía cạnh bảo quản truyền thống được đề cập gồm: đánh giá tình trạng tài liệu, bảo quản, phục chế, an ninh và an toàn tài liệu quý hiếm. Tiêu biểu là tập hợp nghiên cứu công bố tại Hội thảo “Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, lập kế hoạch cho những gì tốt nhất: Bảo vệ di sản văn hóa của chúng ta khỏi thảm họa” của IFLA [153], các tài liệu hướng dẫn của UNESCO về bảo quản di sản tư liệu [148] [149] [150], các công trình của Galbraith S. K. và Smith G. D. (2012) [93], Berger S. E. (2014) [68],… Việc bảo quản tài liệu nhờ chuyển dạng microfilm đã được quan tâm từ lâu, đặc biệt tại Hội thảo quốc tế “Bảo quản bằng microfilm và vấn đề bảo tồn ở khu vực Đông Nam Á: xem xét nhu cầu hiện tại và đánh giá các dự án đã tiến hành” [126]. Trong thời gian gần đây, nhiều tác giả như Evens T. và Hauttekeete L. (2011) [91], Smart C. A. (2015) [141], Harvey D. R. và Mahard M. R. (2014) [95], Berger S. E. (2014) [68], Sabharwal A. (2015) [138],… đã quan tâm nghiên cứu bảo quản số trên các khía cạnh: khái niệm, quan điểm, quan hệ với nhân văn số, thách thức và nguy cơ bảo quản tài liệu quý hiếm số hóa. Tại Việt Nam, vấn đề bảo quản tài liệu, đặc biệt là tài liệu quý hiếm giành được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu thể hiện qua nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức như: “Bảo quản tài liệu quý hiếm trong hệ thống thư viện công cộng” [54], “Tài liệu Hán Nôm - Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc” [55], “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững” [4],
  13. 10 “Hiện trạng và tiềm năng khai thác/ nghiên cứu Kho tư liệu Nhật Bản cổ lưu trữ tại Thư viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” [50],... Nghiên cứu về bảo quản tài liệu, bảo quản tài liệu quý hiếm tập trung vào các khía cạnh như: lý luận, thực trạng, áp dụng công nghệ trong bảo quản qua một số công trình như: Chu Tuyết Lan (2004) [21], Nguyễn Thị Thúy Bình (2005) [3], Trần Thị Phương Lan (2005) [20], Lê Văn Viết (2007) [53], Đặng Văn Ức (2010) [48], Đỗ Thị Ngọc Bích (2011) [2], Dương Hoài Ý (2016) [56], Phạm Thị Khánh Ngân (2017) [26], Nguyễn Thị Hồng Thắm (2018) [38], Trần Minh Nhớ (2019) [31],…). + Ứng dụng công nghệ trong khai thác tài liệu quý hiếm Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong quản lý tài liệu quý hiếm tập trung vào hai hướng: cung cấp truy cập tới tài liệu quý hiếm và tiếp cận cộng đồng, chia sẻ thông tin. Galbraith S. K. và Smith G. D. (2012) [93], Kominko M. (2015) [110], Kenney A. và Kroch C. (2009) [109], Terras M. (2015) [144], Correa D. J. (2017) [85],… đã nghiên cứu các hình thức chuyển dạng tài liệu quý hiếm, đặc biệt là số hóa và xây dựng thư viện số. Traister D. (2000) [147], Whittaker B. M. và Thomas L. M. (2009) [154], Berger S. E. (2014) [68],… tập trung đề cập đến các thay đổi về thói quen, hành vi của người sử dụng tài liệu quý hiếm, ứng dụng công nghệ trong chia sẻ thông tin, tiếp cận cộng đồng. Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý tài liệu quý hiếm đã được nêu trong nhiều nghiên cứu như: Chu Tuyết Lan (2004) [21], Nguyễn Văn Cư (2009) [7], Ngô Thanh Nhàn (2009) [29], Shih V. J. (2010) [140], Lê Đức Thắng (2012) [39],… Các tác giả khẳng định vai trò của công nghệ hiện đại trong bảo tồn, phát huy tài liệu quý hiếm, giới thiệu kết quả ứng dụng công nghệ trong quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện,… + Hợp tác trong quản lý tài liệu quý hiếm Các tác giả trên thế giới đặc biệt quan tâm đến nội dung này tiêu biểu như Yarrow A., Clubb B. và Draper J. L. (2008) [155], Marty P. F. (2010) [116], Marcum D. B. (2014) [115],… Qua giới thiệu một số sáng kiến hợp tác bảo tồn, khai thác tài liệu quý hiếm, các tác giả đều nhận định: nhờ ứng dụng CNTT, cơ hội và điều kiện hợp tác đang rất thuận lợi và giúp nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm. Tại Việt Nam, vấn đề hợp tác giữa các thư viện bước đầu được bàn luận về chính sách, mô hình, thực tiễn,… trong các công bố của Trần Minh Nhớ (2017) [30], Lê Hải Đăng (2019) [12],…
  14. 11 + Đào tạo nhân viên thư viện Công tác đào tạo nhân viên chuyên trách tài liệu quý hiếm đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới chú trọng. McCrank L. J. (1980) [118], Galbraith S. K. và Smith G. D. (2012) [93], Thomas L. M. và Whittaker B. M. (2017) [146], Koya K. và Chowhurry G. (2020) [111],… nghiên cứu vai trò của đào tạo đối với nhân sự chuyên trách tài liệu quý hiếm, các nội dung đào tạo và phát triển chương trình đào tạo. 2.3. Nghiên cứu các công cụ hỗ trợ quản lý tài liệu quý hiếm Trong khi tại Việt Nam, việc xây dựng tiêu chuẩn quản lý tài liệu quý hiếm còn bỏ ngỏ thì trên thế giới, từ rất sớm, hàng loạt tiêu chuẩn đã ra đời đáp ứng yêu cầu hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài liệu quý hiếm. Nội dung các tiêu chuẩn bao quát những vấn đề như: + Lựa chọn tài liệu đưa vào bộ sưu tập đặc biệt trong Hướng dẫn chọn và chuyển tài liệu từ bộ sưu tập thông thường sang bộ sưu tập đặc biệt của Hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu Hoa Kỳ ACRL (2016) [59]; + Biên mục tài liệu quý hiếm được hướng dẫn qua các quy tắc: Quy tắc Mô tả thư mục tiêu chuẩn quốc tế ấn phẩm chuyên khảo cổ ISBD (A) [98], Quy tắc Mô tả thư mục sách hiếm BDRB (1981) [113], Quy tắc Biên mục bản thảo cổ đại, trung cổ, phục hưng và cận đại AMREMM (2003) [124], Quy tắc Biên mục tài liệu hiếm DCRM dành cho sách, bản đồ, đồ họa, bản nhạc, ấn phẩm nhiều kỳ [63],… + Trình bày dữ liệu trên hệ thống trực tuyến với Hướng dẫn BSC về biểu ghi sách hiếm trong các hệ thống trực tuyến (1998) [60]; + Bảo quản và bảo tồn được hướng dẫn trong các nguyên tắc IFLA về Chăm sóc, xử lý tài liệu thư viện (1999) [99], Hướng dẫn chính sách bảo quản và bảo tồn di sản trong thư viện và cơ quan lưu trữ của UNESCO (1990) [82], Tiêu chuẩn phục chế và quản lý sách cổ (Bộ Văn hóa Trung Quốc, 2006) [84]; + An ninh và an toàn được nêu trong Hướng dẫn của ACRL/RBMS về An ninh và Trộm cắp trong các bộ sưu tập đặc biệt (2009) [61]; + Truy cập quy định trong Tuyên bố chung của ACRL và SAA về Truy cập tài liệu nghiên cứu trong cơ quan lưu trữ và thư viện có bộ sưu tập đặc biệt (2009) [64]; Hướng dẫn ACRL/RBMS về Mượn liên thư viện và Mượn phục vụ triển lãm với tài liệu thuộc bộ sưu tập đặc biệt (2012) [62];
  15. 12 + Số hóa và tổ chức tài nguyên số được nêu chi tiết trong Hướng dẫn của IFLA về kế hoạch số hóa sưu tập bản thảo và sách quý hiếm (2014) [101], Hướng dẫn kỹ thuật số hóa tài liệu di sản văn hóa của Still Image Working Group [142],…; + Thống kê, đo lường bộ sưu tập và dịch vụ được hướng dẫn trong Đo lường và thống kê tiêu chuẩn dành cho dịch vụ công cộng trong kho lưu trữ và thư viện có bộ sưu tập đặc biệt của SAA và ACRL/RBMS (2018) [136], Hướng dẫn đếm và đánh giá vốn tài liệu dành cho kho lưu trữ và thư viện có bộ sưu tập đặc biệt của SAA và ACRL/RBMS (2019) [137]; + Phẩm chất và năng lực của nhân viên chuyên trách quy định trong Quy tắc đạo đức ACRL cho nhân viên thư viện bộ sưu tập đặc biệt (2003) [57], Hướng dẫn năng lực cho chuyên gia bộ sưu tập đặc biệt của ACRL (2008) [58]. Việc tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy khái niệm tài liệu quý hiếm và nội dung quản lý tài liệu quý hiếm đã được đề cập từ lâu. Quản lý tài liệu quý hiếm trong thư viện đòi hỏi yêu cầu đặc thù về nhân sự, kinh phí, kỹ thuật, công nghệ và sự phối hợp giữa các thư viện cũng như giữa thư viện với các cơ quan văn hóa khác. Khái niệm, đặc điểm, giá trị, vai trò của tài liệu quý hiếm, các hoạt động quản lý tài liệu quý hiếm, xu hướng ứng dụng công nghệ mới đã được các tác giả nước ngoài nghiên cứu khá đầy đủ ở nhiều phương diện. Tuy nhiên có thể nhận thấy đặc điểm tài liệu quý hiếm ở từng nước là rất đa dạng. Điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả quản lý tài liệu quý hiếm (nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, công nghệ, tài chính và nhận thức trong quản lý tài liệu quý hiếm) ở từng vùng miền, từng quốc gia cũng có nhiều khác biệt. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới có thể được vận dụng để tham khảo, xây dựng nền tảng lý thuyết và kinh nghiệm quản lý tài liệu quý hiếm tại Việt Nam. Các tác giả Việt Nam đã nghiên cứu tài liệu quý hiếm và quản lý tài liệu quý hiếm trên các khía cạnh như: giới thiệu trữ lượng, giá trị; sưu tầm, thu thập và bảo quản; tổ chức sản phẩm, dịch vụ thông tin; ứng dụng công nghệ; đề xuất các giải pháp quản lý, phát huy giá trị tài liệu quý hiếm. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu quản lý tài liệu quý hiếm tại Việt Nam như: + Chưa làm rõ yêu cầu quản lý tài liệu quý hiếm tại Việt Nam;
  16. 13 + Chưa có công trình nào phân tích và đánh giá một cách đầy đủ và hệ thống thực trạng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam; + Chưa có nghiên cứu đề cập hệ thống giải pháp toàn diện nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý tài liệu quý hiếm, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hoá và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý tài liệu quý hiếm, đặc biệt là những đặc trưng và yêu cầu của quản lý tài liệu quý hiếm tại Việt Nam. + Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam. + Đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tài liệu quý hiếm có thể xác định ở nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên, để phù hợp với thời gian và yêu cầu của một luận án tiến sĩ, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là quản lý tài liệu quý hiếm ra đời trước năm 1945 tại các thư viện ở Việt Nam. Đặc biệt, tài liệu ra đời trước 1945 hiện lưu giữ trong các thư viện Việt Nam có đặc trưng hình thức và nội dung riêng, cần có những nghiên cứu nghiêm túc để nâng cao chất lượng quản lý. Về thời gian và không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý tài liệu quý hiếm ra đời trước năm 1945 tại các thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2016 đến năm 2021).
  17. 14 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học - Câu hỏi nghiên cứu 1. Quản lý tài liệu quý hiếm ở Việt Nam có những đặc điểm và yêu cầu như thế nào? 2. Thực trạng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam như thế nào? 3. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, cần áp dụng các giải pháp nào để nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam? - Giả thuyết khoa học + Do đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tiễn Việt Nam giai đoạn hiện nay, quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam cần đảm bảo một số yêu cầu đặc thù để thỏa mãn nhu cầu khai thác của người sử dụng và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử quý báu trong tài liệu quý hiếm. + Các thư viện ở Việt Nam đang lưu giữ các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm khá phong phú nhưng chất lượng quản lý chưa cao do phương thức triển khai phân tán, thủ công, thiếu thống nhất và hạn chế hợp tác giữa các thư viện. + Nếu áp dụng mô hình quản lý tập trung - phân tán trên cơ sở ứng dụng các thành tựu CNTT hiện đại, đồng thời thực thi đồng bộ một hệ thống các giải pháp như phát triển bộ sưu tập, xử lý, lưu trữ, bảo quản, khai thác thì chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam sẽ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu người sử dụng và yêu cầu xã hội trong giai đoạn mới. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tiếp cận và giải quyết vấn đề quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam. Cụ thể, luận án xem xét và đánh giá việc quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam trong mối quan hệ đa chiều, trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại đồng thời có tính đến các điều kiện lịch sử cụ thể. Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp và phân tích: Đề tài kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu thu nhận được, đề tài hệ thống hóa các quan điểm, tìm ra các xu hướng nghiên cứu, xác định các vấn đề đã nghiên cứu hoàn chỉnh, các vấn đề cần bổ khuyết và hướng nghiên cứu tiếp tục.
  18. 15 - Quan sát thực tế: Tác giả tiến hành quan sát việc quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện được khảo sát nhằm rút ra nhận định, đánh giá bước đầu về hoạt động quản lý tài liệu quý hiếm của các thư viện ở Việt Nam. Riêng đối với xử lý tài liệu quý hiếm, đề tài thực hiện khảo sát thông qua các mục lục, CSDL và OPAC của thư viện nhằm đánh giá mức độ và kết quả xử lý tài liệu. - Điều tra xã hội học: Đề tài tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn các lãnh đạo thư viện, cán bộ thư viện, người sử dụng thư viện và tham khảo ý kiến một số chuyên gia tài liệu quý hiếm ở trong và ngoài nước. Nhờ phương pháp này tác giả thu được các thông tin đa dạng, khách quan để đánh giá thực trạng và có cơ sở đưa ra các giải pháp sát hợp, khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam. + Phương pháp và tiêu chí chọn mẫu khảo sát: Vì điều kiện thời gian có hạn, đề tài tập trung khảo sát các thư viện cấp trung ương và địa phương (dừng lại ở cấp tỉnh, thành phố), các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học (khảo sát đến các thư viện chuyên ngành và đại học lớn) ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Các thư viện công cộng nhỏ, thư viện trường phổ thông, thư viện cộng đồng và tư nhân không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Do đối tượng khảo sát không đồng nhất, mẫu khảo sát được chọn theo nguyên tắc phân tầng. Các thư viện Việt Nam có lưu giữ tài liệu quý hiếm được phân tầng theo vùng địa lý, theo loại hình thư viện và theo số lượng tài liệu quý hiếm mà thư viện lưu giữ. Việt Nam có số lượng thư viện lớn song không phải thư viện nào cũng có tài liệu quý hiếm, tác giả luận án đã dựa trên số liệu thống kê của Vụ Thư viện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) và khảo sát sơ bộ để xác định các khu vực, thư viện có bộ sưu tập tài liệu quý hiếm đáng kể. Qua đánh giá bước đầu, tác giả nhận định các thư viện có tài liệu quý hiếm tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Bắc, sau đó là miền Trung và miền Nam với các loại hình thư viện quốc gia, thư viện công cộng, thư viện viện nghiên cứu và một số thư viện đại học. Các thư viện lưu giữ tài liệu quý hiếm được phân thành hai nhóm: nhóm các thư viện có lượng tài liệu quý hiếm lớn từ 10.000 bản trở lên (các thư viện quốc gia, thư viện viện nghiên cứu đầu ngành, một số thư viện tỉnh, thành phố); nhóm các thư viện có lượng tài liệu quý hiếm nhỏ dưới 10.000 bản (các thư viện tỉnh, thành phố, thư viện đại học,…). Theo đó, mẫu khảo sát được lựa chọn
  19. 16 gồm: 14 thư viện ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam; thuộc các loại hình thư viện như quốc gia (01 thư viện), tỉnh, thành phố (09 thư viện), chuyên ngành (02 thư viện), đại học (02 thư viện); với 04 thư viện thuộc nhóm có lượng tài liệu quý hiếm lớn và 10 thư viện thuộc nhóm có lượng tài liệu quý hiếm nhỏ (Phụ lục 2.1, tr.181). + Đối tượng điều tra: Đề tài tập trung vào 4 nhóm gồm: nhân viên thư viện làm việc với tài liệu quý hiếm, người sử dụng thư viện, cán bộ lãnh đạo và quản lý thư viện và một số chuyên gia ở trong và ngoài nước. + Phiếu điều tra: Bảng hỏi được thiết kế ở dạng giấy và được gửi đến các đối tượng điều tra theo phương thức phát trực tiếp và gián tiếp (qua đường bưu điện và thư điện tử). Số phiếu phát ra và thu về đối với các nhóm như sau: Cán bộ lãnh đạo thư viện: 14/14 phiếu (100%) Nhân viên thư viện làm việc với tài liệu quý hiếm: 105/120 phiếu (88%) Người sử dụng thư viện: 385/550 phiếu (70%). + Phỏng vấn: Sau khi xem xét sơ bộ kết quả điều tra, đề tài tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia tài liệu quý hiếm trong và ngoài nước (Bà Virginia Shih, nguyên Giám đốc Thư viện Đông Nam Á, Đại học Berkeley California Hoa Kỳ; PGS. TS. Trần Trọng Dương - Trưởng phòng Minh văn VNCHN, Ông Nguyễn Văn Thanh - Phòng Bảo quản VNCHN), các chuyên gia thư viện (Bà Phạm Kiều Giang - Phòng Bảo quản tài liệu TVQGVN; Ông Lê Đức Thắng - Trưởng Phòng Tin học TVQGVN; Bà Nguyễn Thị Minh Trung - Trưởng Phòng Bạn đọc và Nghiệp vụ thư viện TVKHXH; Ông Nguyễn Giang Quân - Trưởng phòng Phục vụ bạn đọc TVHCM), một số cán bộ lãnh đạo và nhân viên thư viện để làm rõ các vấn đề nghiên cứu cần sáng tỏ thêm. - Thống kê: Phương pháp thống kê được áp dụng với các dữ liệu thu thập từ phiếu điều tra và các nguồn thông tin khác. Các kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS để trích xuất dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề tài. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, luận án góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam. Đây
  20. 17 là cơ sở để nhìn nhận khách quan vai trò, tầm quan trọng của tài liệu quý hiếm và công tác quản lý tài liệu quý hiếm trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đất nước. Về mặt thực tiễn, luận án góp phần làm rõ thực trạng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác này. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành thư viện, các thư viện có sở cứ hoạch định chính sách và hoàn thiện hoạt động quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện Việt Nam, đồng thời cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo thông tin - thư viện Việt Nam. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài liệu quý hiếm tại các thư viện ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2