Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ những nội dung căn bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đầu triều Nguyễn, từ đó nêu những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với việc xây dựng đường lối chính trị - xã hội nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGUỒN TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGUỒN TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ LAN HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nguồn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX ................................................................................. 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng trị nước của vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị ........................................................................................ 16 1.3. Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị ............................................... 23 1.4. Khái quát về các kết quả nghiên cứu triều Nguyễn với tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận án ........................................... 27 Chƣơng 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VUA ĐẦU TRIỀU NGUYỄN ................................................ 31 2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX................................................. 31 2.1.1. Tình hình chính trị .................................................................................... 31 2.1.2. Tình hình kinh tế....................................................................................... 42 2.1.3. Tình hình văn hóa, tư tưởng ..................................................................... 47 2.1.4. Tình hình xã hội ........................................................................................ 49 2.2. Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn .......................................................................................... 55 2.2.1. Lãnh thổ thống nhất .................................................................................. 55 2.2.2. Học thuyết chính trị Nho giáo .................................................................. 57 2.2.3. Vai trò xã hội của tầng lớp nho sĩ thời kỳ đầu nhà Nguyễn ..................... 59 2.3. Đôi nét về tiểu sử của các vị vua đầu triều Nguyễn. ................................... 62 Chƣơng 3: NHỮNG NỘI DUNG TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CƠ BẢN CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ THIỆU TRỊ .............................. 66
- 3.1. Xây dựng hệ tư tưởng chính trị ................................................................... 66 3.2. Tư tưởng về tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước ................................... 81 3.3. Những chính sách trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn ...................... 91 3.3.1. Chính sách kinh tế .................................................................................... 91 3.3.2. Chính sách an ninh - quốc phòng ............................................................. 98 3.3.3. Chính sách văn hóa - tư tưởng ................................................................ 101 3.3.4. Chính sách giáo dục - khoa cử................................................................ 102 3.3.5. Chính sách tôn giáo ................................................................................ 106 3.3.6. Chính sách ngoại giao ............................................................................ 111 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ THIỆU TRỊ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI NƢỚC TA HIỆN NAY ............................................................................................................. 121 4.1. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn ... 121 4.1.1. Giá trị ...................................................................................................... 121 4.1.2. Hạn chế ................................................................................................... 128 4.2. Bài học lịch sử từ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đối với đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay.......................... 136 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước, mà trong đó phải kể đến sự trị vì của các triều đại đã qua. Từ đó, có sự kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ của các thế hệ trước đó đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục cho giai đoạn hiện nay. Trong các giai đoạn lịch sử ấy không thể không nhắc đến giai đoạn trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói, triều đại nhà Nguyễn được hình thành từ cuộc đấu tranh giành quyền lực với triều đại Tây Sơn và nắm quyền thống trị thống nhất đất nước từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Từ trong điều kiện lịch sử ấy, triều đại nhà Nguyễn với các vị vua đầu triều như Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đã kế thừa kinh nghiệm trị nước của các triều đại phong kiến trong lịch sử đặc biệt là triều đại Lê sơ từng đạt tới đỉnh cao của mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền trên các bình diện chính trị - xã hội, văn hoá, giáo dục và tư tưởng. Đến giai đoạn trị vì của mình, các vị vua đầu triều Nguyễn đã thực hiện sự tái độc tôn Nho giáo, coi đó là bệ đỡ hệ tư tưởng và cẩm nang cho việc điều hành đất nước. Ngoài ra, các vị vua đầu triều Nguyễn còn kết hợp tư tưởng đức trị với pháp trị, hình thành nên Bộ luật Gia Long với tư cách là cơ sở luật pháp cho việc quản lý xã hội và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước được coi là thời kỳ có một nền pháp luật hoàn bị nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam. Trong lịch sử khi bàn về đạo trị nước thì các nhà Nho ở nước ta cũng đã đề cập đến như quan niệm về dân, vai trò của dân và đạo làm vua, đạo của bề tôi và mối quan hệ giữa vua - tôi... Những quan điểm của các nhà Nho ở nước ta cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm của các nhà Nho ở Trung Quốc. Mặc dù những quan niệm này được xây dựng dựa trên những yêu cầu từ thực tiễn của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Chính vì vậy, những tư tưởng của các 1
- nhà Nho Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào trong công cuộc xây dựng đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội phong kiến ở Việt Nam lúc bấy giờ với những ý nghĩa hết sức tích cực. Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tư tưởng chính trị - xã hội của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Thế nhưng, tư tưởng trị nước vẫn chưa được đề cập, ngay cả khái niệm tư tưởng trị nước cũng chưa được đề cập một cách rõ ràng, có nhà nghiên cứu khi đề cập đến tư tưởng trị nước lại cho rằng đó thực chất là trị quan. Quá trình nghiên cứu chúng tôi cho rằng, đề cập đến tư tưởng trị nước là tư tưởng về đường lối quản lý, xây dựng phát triển đất nước, quản lý bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, trong lịch sử thì tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ quá trình lãnh đạo của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử và cả giai đoạn xây dựng đất nước sau này. Ngoài việc xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ (hay là Luật Gia Long) và trên cơ sở của nó là một loạt các định chế về hành chính và quân sự đã làm cho triều Nguyễn có một bộ máy nhà nước mạnh trong khu vực. Các vị vua triều Nguyễn là những người biết kế thừa các thành quả về trị nước của các triều đại phong kiến trước đó, đồng thời thiết lập các chế định mới cho bộ máy quan lại cũng như quyền và nghĩa vụ của quan lại trong các bộ máy đó. Nhiều điều khoản của bộ Luật Gia Long cũng như các định chế cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta tham khảo như luật Hồi tỵ, qui định về khảo hạch, sát hạch quan lại, v.v… Để sự nghiệp cải cách hành chính và cuộc chiến chống tham nhũng thành công, chắc chắn chúng ta phải xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, trong đó có sự tham khảo kinh nghiệm lịch sử của các triều đại phong kiến trước đây từng thực hiện một cách có hiệu quả về phòng chống tham nhũng. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đó, đồng thời trên cơ sở thành quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội từ trước đến nay ở trong và ngoài nước về đường lối trị nước của các vị vua đầu triều 2
- Nguyễn, tôi quyết định chọn: “Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cũng như sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết của luận án xuất phát từ quan niệm duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác - Lênin, tức là về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện qua sự tác động tích cực của nó đối với tồn tại xã hội và sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội. Ngoài ra tôi còn dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để đánh giá về giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị, đồng thời rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với đời sống xã hội nước ta hiện nay. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp so sánh - đối chiếu…. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Làm rõ những nội dung căn bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đầu triều Nguyễn, từ đó nêu những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với việc xây dựng đường lối chính trị - xã hội nước ta hiện nay. 3
- 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nói trên, luận án cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ bối cảnh lịch sử và những tiền đề cơ bản cho sự ra đời tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Thứ hai, trình bày nội dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Thứ ba, chỉ ra những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. * Đối tƣợng nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. *Phạm vi nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước qua các tác phẩm của vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị từ năm 1802 - 1847, các bộ sử, cũng như các công trình nghiên cứu về tư tưởng đó của các học giả trong và ngoài nước từ trước tới nay. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án làm rõ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị trong nửa đầu thế kỷ XIX với sự phân tích triết học về cách thức tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện luật pháp vì mục tiêu căn bản được xác định ngay từ đầu triều đại là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Hai là, làm rõ những giá trị, hạn chế của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị trong quản lý, điều hành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và tôn giáo... Ba là, luận án rút ra bài học lịch sử từ những giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn đối với đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay. 4
- 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương 13 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án. Chương 2: Bối cảnh lịch sử của Việt Nam đầu thế kỷ XIX và những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng trị nƣớc của các vua đầu triều Nguyễn. Chương 3: Những nội dung tƣ tƣởng trị nƣớc cơ bản của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Chương 4: Giá trị, hạn chế và bài học lịch sử từ tƣ tƣởng trị nƣớc của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đối với đời sống chính trị - xã hội nƣớc ta hiện nay. 5
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX Trong thời kỳ này, nhìn một cách tổng thể đặc biệt là giai đoạn đầu triều Nguyễn thì các vị vua như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đều là những người có quyết tâm xây dựng vương triều, chú trọng đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Nửa đầu thế kỷ XIX (từ khi nhà Nguyễn thành lập 1802 cho đến khi Pháp xâm lược 1858) được xem là thời kỳ nhà Nguyễn củng cố quyền lực không chỉ bằng những biện pháp hành chính, mà cả về hệ tư tưởng mang tính ý thức hệ dựa trên nền tảng của Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Có thể khái quát một số công trình cụ thể tiêu biểu về kinh tế, chính trị, xã hội như sau: Các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung và giai đoạn đầu của triều Nguyễn nói riêng, như cuốn “Lịch sử Việt Nam” (Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX), Nxb Khoa học xã hội do GS. Nguyễn Khánh Toàn chủ biên; cuốn “Lịch sử cận đại Việt Nam”, tập 1, Nxb Giáo dục, 1960, do các tác giả như Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự biên soạn và cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” (Từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX), tập III, Nxb Giáo dục, 1965, do các tác giả như Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm biên soạn. Các công trình này đều có cách tiếp cận và một số quan điểm đánh giá tương đồng do những yêu cầu của thực tiễn đất nước lúc bấy giờ. Trong những công trình này, các tác giả cho rằng: “Sau khi đánh thắng Tây Sơn, trên cơ sở nước nhà được thống nhất rộng lớn, về mặt cai trị được tổ chức chặt chẽ hơn, có đủ khả năng để phát triển sản xuất, đáng lẽ nhà cầm quyền phải nhận những điều kiện thuận 6
- tiện ấy để đưa ra những chính sách thích hợp làm cho nước thịnh dân giàu; trái lại, bè lũ phong kiến thống trị triều Nguyễn càng ngày càng đi sâu vào con đường phản động, phục hồi và ra sức củng cố quan hệ sản xuất cũ và cố bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỷ XVIII”[42; tr.402]. Có thể nói, đây chính là một trong những hạn chế rất lớn trong chính sách cai trị của nhà Nguyễn. Luận án “Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802 - 1847” của Nguyễn Sĩ Hải, vào năm 1962. Công trình này được xem là một trong những công trình đầu tiên đề cập đến cơ quan giám sát, tổ chức bộ máy chính quyền của triều đình nhà Nguyễn. Tác giả tập trung đi sâu phân tích toàn bộ cơ quan trung ương của các triều đại như Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Từ đó tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, cùng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát. Mặc dù vậy, tác giả cũng chỉ dừng lại trong phạm vi liệt kê một số quy định của triều đình chứ chưa nghiên cứu sâu và đánh giá cụ thể về tổ chức này cũng như thực tiễn hoạt động của nó và chưa làm rõ việc tổ chức chính quyền ở địa phương. Tác giả Nguyễn Thế Anh với tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn”, Nxb Lửa Thiêng, năm 1971. Trong đó, đáng chú ý là tác giả dành toàn bộ chương V để đề cập đến các hoạt động của thương nghiệp, hoạt động thương mại, trung tâm buôn bán, cũng như các yếu tố về chính sách thuế khóa và vấn đề giao thông vận tải. Từ đó, tác giả chỉ rõ vai trò của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX trong tác phẩm của mình. Công trình “Lịch sử Việt Nam từ năm 1427 đến 1858” của Nguyễn Phan Quang, năm 1971 (quyển 2, tập 2) do NXB Giáo dục phát hành. Theo tác giả, thì công trình này đã đánh giá về những hạn chế của triều đình nhà Nguyễn chẳng hạn như sự dốt nát, bạc nhược của quan lại đó là kết quả của chính sách giáo dục, thi cử lạc hậu, xa rời thực tế và phần lớn các quan lại đều 7
- bảo thủ và không có tư tưởng canh tân đất nước. Đây được xem là công trình tham khảo cho giới nghiên cứu lý luận khi đưa ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế mà triều đình nhà Nguyễn đã mang lại. Tác giả Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn thì trong“Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858”, NXB Đại học sư phạm Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1993 lại đề cập đến việc đào tạo và sử dụng quan lại, tình trạng tham nhũng của quan lại bị nhà vua trừng trị vào thời kỳ nhà Nguyễn. Mặc dù vậy, theo tác giả thực chất là việc bao che cho quan lại và tránh đưa ra xét xử các vụ án hối lộ vẫn còn diễn ra ở thời kỳ này. Hạn chế của công trình này là người đọc rất khó theo dõi và hiểu tường tận về các vấn đề vì công trình không có các chương mục cụ thể trong quá trình khảo cứu. Công trình nghiên cứu rất đồ sộ của tác giả Alexander Barton Woodside với tên gọi “Việt Nam và hình mẫu Trung Hoa nghiên cứu so sánh về chính quyền dân sự nhà Nguyễn và nhà Thanh nửa đầu thế kỷ XIX”, bản dịch tiếng Việt, công trình xuất bản năm 1971, tại Harvard University Press Cambridge, Massachusetts. Những nội dung liên quan nhiều nhất đến luận án chủ yếu ở chương II với nội dung là đề cập đến chính quyền dân sự trung ương nhà Nguyễn và nhà Thanh, còn chương IV thì tác giả đề cập đến nền giáo dục và khoa cử thời kỳ nhà Nguyễn ở Việt Nam, và trong chương V được khái quát bằng bức tranh giao thương vào giai đoạn trị vì của nhà Nguyễn đặc biệt là thời kỳ trị vì của vua Minh Mệnh . Trong tác phẩm này tác giả tập trung đề cập đến văn hóa Trung Hoa và những hạn chế của nó đối với đời sống chính trị, văn học, xã hội và giáo dục ở Việt Nam. Tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu giai đoạn xã hội Việt Nam từ sau năm 1802, giai đoạn mà theo tác giả là thời kỳ “khôi phục” của nhà Nguyễn. Nhà nghiên cứu GS. Trần Văn Giàu với công trình “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám”, tập 1, do NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản vào năm 1996. Đây là công trình có ý 8
- nghĩa rất lớn của tác giả, đóng góp không nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Nội dung của công trình này được tác giả đề cập đến ý thức hệ phong kiến và sự thất bại của nó trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Với công trình “Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn” của Trần Thanh Tâm do NXB Thuận Hóa Huế, xuất bản vào năm 1996. Bộ máy quan chức của nhà Nguyễn đã được tác giả đi sâu tìm hiểu. Công việc này có ý nghĩa quyết định hàng đầu vào sự vận hành của chế độ phong kiến. Tác giả đã có một số đóng góp như đưa ra những ý kiến về quan chức nhà Nguyễn và góp phần chỉ ra cho giới nghiên cứu những danh mục từ tra cứu quan chức nhà Nguyễn. Thông qua đó người đọc có thể hình dung được chế độ quan chức một thời đại cũng như cách gọi tên về các chức vụ quan trọng của triều đình. Tác giả Đỗ Bang trong Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 219 với tiêu đề “Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn - thực trạng và hậu quả”, năm 1996. Bài viết này đã đề cập đến chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn, và để thực hiện tối ưu hóa chính sách này đã đề ra một số biện pháp. Thông qua bài viết của mình tác giả chỉ rõ nhà Nguyễn đã có những chế tài trong việc sử dụng tàu thuyền đối với thương nhân nước ngoài khi đi vào nước ta. Tuy nhiên, công trình “Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884” của Đỗ Bang, xuất bản vào năm 1997. Thông qua công trình này theo tác giả triều đình nhà Nguyễn được xem đây là giai đoạn phát triển cực thịnh của chế độ quân chủ trung ương tập quyền và cho rằng đây là triều đại có tính uy lực tuyệt đối hơn bất kỳ triều đại nào trong lịch sử phong kiến ở nước ta. Cũng theo tác giả thì triều đại nhà Nguyễn là triều đại có khả năng thống nhất lãnh thổ, thế quyền và giáo quyền trong bộ máy Nhà nước. Tác phẩm được xem như bài học kinh nghiệm cho những người quản lý trong công tác cải cách hành chính, xây dựng một xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. 9
- Tác giả Đỗ Bang với rất nhiều công trình đề cập đến giai đoạn này, thì trong “Thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn” cũng của tác giả, do NXB Thuận Hóa phát hành, ra đời vào năm 1997. Trong chương 2 của tác phẩm này tác giả đã đề cập đến chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn. Đồng thời tác giả cũng đánh giá cao vai trò của các vua quan triều đình nhà Nguyễn, trong việc nhận thức được tầm quan trọng của ngoại thương nhất là việc trao đổi mua bán với các nước trong khu vực đặc biệt là kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, theo tác giả triều đình nhà Nguyễn cũng có một số sai lầm đó là chưa có chính sách khuyến khích cụ thể đối với thương nhân trong việc thực thi chính sách về ngoại thương. Từ đó cũng đã làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế đất nước vào thời kỳ này. Tác phẩm “Việt Nam thế kỷ XIX” của Nguyễn Phan Quang, do NXB Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản 1999, gồm 458 trang, ông cũng là một nhà nghiên cứu có rất nhiều công trình đề cập đến giai đoạn trị vì của nhà Nguyễn, trong công trình này thì tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực thương nghiệp. Theo tác giả thì triều đình nhà Nguyễn mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chính sách nội thương chưa đủ mạnh để thúc đẩy việc phát triển nền kinh tế hàng hóa. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng triều Nguyễn có hạn chế trong chính sách ngoại thương đó là việc không ký kết các hiệp ước thương mại, thực hiện chính sách “trọng nông ức thương” làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tác giả Trần Vũ Tài với tác phẩm “Quốc sử quán triều Nguyễn - từ góc độ văn hóa”, được xuất bản vào năm 2000. Từ công trình này tác giả đã trình bày về hoàn cảnh, mục đích ra đời của tác phẩm này, triều đình nhà Nguyễn cho biên soạn lịch sử nhằm khẳng định vị trí, công lao của Nhà nước trung ương tập quyền. Theo tác giả thì tác phẩm này đã thể hiện những đóng góp rất lớn trong việc viết sử với khối lượng tư liệu phong phú, đồ sộ để lại cho thế hệ sau của triều Nguyễn. Công trình này thể hiện tâm huyết rất lớn của tác giả. 10
- Bài viết trong Tập san Nghiên cứu Huế, tập 2 của tác giả Huỳnh Công Bá vào năm 2001 là “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của người phụ nữ” và bài “Vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình dưới triều Nguyễn” trong Tập san Nghiên cứu Huế, tập 3, vào năm 2002. Thông qua các bài viết này tác giả đã đề cập đến pháp luật của thời kỳ nhà Nguyễn đã có những điều khoản rất rõ để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, chẳng hạn như nếu không may người chồng qua đời thì người phụ nữ có quyền quản lý tài sản đó; hay người phụ nữ có quyền lựa chọn người chồng để kết hôn trên tinh thần tự nguyện… họ còn được ngang hàng với người đàn ông trong việc phải có trách nhiệm đối với gia đình, về thời hạn đính hôn… Theo tác giả, pháp luật vào thời kỳ nhà Nguyễn mặc dù có sự kế thừa Luật của nhà Thanh tuy nhiên trong đó cũng có sự lược bỏ đặc biệt là rất quan tâm đối với quyền lợi của người phụ nữ. Hội thảo Khoa học Quốc gia do Bộ giáo dục và Trường Đại học Sư Phạm tổ chức vào năm 2002, với chủ đề: “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và phổ thông” đã tập hợp được hơn 100 bài tham luận của các nhà nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực lịch sử. Trong đó, những nội dung chủ yếu bao gồm: Những vấn đề chung, mang tính phương pháp luận; những vấn đề nghiên cứu về triều Nguyễn trên các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục, tư tưởng... Cuộc hội thảo này được đánh giá có bước đột phá, là hội thảo mang nhiều dấu ấn học thuật. Những bài viết của hội thảo này đã trở thành căn cứ để các nhà khoa học đứng trên quan điểm lập trường của mình để đánh giá về triều Nguyễn, nó vừa là tác nhân, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội. Chính vì vậy, khi đánh giá phải đứng trên quan điểm lập trường lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét các hiện tượng lịch sử ấy đã được hình thành và phát triển như thế nào mới thấy được giá trị khoa học của nó. Đặc biệt là còn thấy được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước và có cái nhìn nhận một cách xứng tầm. 11
- GS. Phan Huy Lê với công trình “Lịch sử Việt Nam” tập II, làm chủ biên, NXB. Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2003 là công trình tập hợp và đánh giá tình hình đất nước từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX. Đặc biệt trong đó có phần “Đại Nam thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” tác giả đã trình bày rất rõ nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của triều đình nhà Nguyễn nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Trong đó, tác giả còn nêu lên những mặt tích cực của vương triều Nguyễn như: “Từ Gia Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn ngày càng hoàn thiện, có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi là gọn nhẹ”[45, tr.418]. Thông qua công trình này tác giả Phan Huy Lê cũng đánh giá cao bộ máy của triều đình nhà Nguyễn, tác giả cho rằng giai đoạn này đã đóng góp to lớn cho lịch sử nước nhà. Ngoài ra, sau thời kỳ đất nước đổi mới, hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” vào ngày 18/10/2008 đã có cách nhìn khách quan và khoa học hơn đối với triều Nguyễn. GS. Phan Huy Lê đã nhận định trong trang 11 của kỷ yếu hội thảo: “Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong khung lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu phán xét không công bằng”. Theo ông, khi nghiên cứu nhận thức về lịch sử cần phải rút ngắn khoảng cách giữa lịch sử khách quan và lịch sử đươc nhận thức, nghĩa là sự nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn cần mang tính khách quan, khoa học và công bằng. Đó cũng chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ chúng ta với các bậc tiền bối đã có những đóng góp cho đất nước trong lịch sử. Công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2009 của TS. Huỳnh Công Bá chủ biên, trong đó có đề cập đến giai đoạn triều 12
- Nguyễn và Nho giáo thời kỳ này theo tác giả thì nó phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, ông cũng cho rằng thời kỳ này để chấn hưng Nho học, triều Nguyễn đã chấn chỉnh lại giáo dục và đích thân vua Minh Mệnh cho ban hành “10 điều huấn dụ” trong nhân dân. Tác giả cho rằng, Nho giáo triều Nguyễn chịu ảnh hưởng của Tống Nho, bên cạnh đó còn có các ảnh hưởng của Hán Nho và Đường Nho. Dưới triều đại nhà Nguyễn, lịch sử cũng đã đặt ra cho các nhà nho 3 vấn đề lớn cần giải quyết, mà trước đây chưa có đó là: cuộc đấu tranh giữa “chính đạo” và “tà giáo”, giữa “duy tân” và “thủ cựu”, giữa “chiến” và “hòa”. Đây cũng là 3 cuộc đấu tranh tư tưởng quan trọng, mà có giải quyết được thì nó mới chứng minh được sức sống của Nho giáo, còn không thì chẳng những nước bị mất, dân tộc bị nô lệ, mà cả giai cấp thống trị triều Nguyễn cũng chấm dứt vai trò lịch sử của mình và hệ tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam. Kết quả là, Nho giáo triều Nguyễn đã không giải quyết được đúng đắn 3 vấn đề nói trên của thời đại, bất lực trước sứ mệnh lịch sử. Tác giả Trần Nam Tiến với bài viết “Vấn đề đạo Thiên chúa trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời nhà Nguyễn (1802 – 1858)” trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, vào tháng 10 năm 2012. Theo tác giả, lịch sử ra đời của đạo Thiên chúa giáo cách đây rất lâu rồi từ thế kỷ I tại đế quốc Roma cổ đại. Cùng với đó là quá trình du nhập vào Việt Nam qua việc truyền bá của một số giáo sĩ, đặc biệt là giám mục Bá Đa Lộc và cuộc hội ngộ với vua Gia Long (Nguyễn Ánh) sau này đã giúp ông lập nên vương triều. Cũng theo tác giả, do biết ơn sự giúp đỡ của người Pháp đặc biệt là mối quan hệ gần gũi, thân mật với vị giám mục Bá Đa Lộc mà việc truyền giáo cũng diễn ra hết sức thuận lợi. Tuy nhiên, việc chọn người kế vị là hoàng tử Đảm lên ngôi của ông đã không nhận được sự đồng tình của người Pháp. Mặc dù vậy, ông luôn là người dung hòa mối quan hệ với người Pháp, nên Gia Long đã khéo léo ngăn chặn việc phát triển của đạo Thiên chúa vì biết rất rõ mối đe dọa lớn lao đối với độc lập chủ quyền của đất nước. Đến thời kỳ trị vì 13
- của vua Minh Mạng thì chính sách “bài đạo” đã được thực hiện, đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của nước ta với Pháp. Chính sách “cấm đạo” với 5 chỉ dụ của ông đã dẫn đến những hệ lụy sau này, làm gay gắt thêm tình hình và ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ ngoại giao với nước Pháp. Tới thời kỳ trị vì của vua Thiệu Trị và Tự Đức thì chính sách cấm đạo của vua cha vẫn tiếp tục được duy trì, và càng ngày càng trở nên gay gắt. Người Pháp cũng lợi dụng chính sách cấm đạo để can thiệp vũ trang vào nước ta. Tuy nhiên, theo tác giả khi nhận định về chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn cần phải có cái nhìn khách quan, vì trong bối cảnh muốn giữ vững chủ quyền của dân tộc trước họa xâm lược của thực dân phương Tây lợi dụng chính sách truyền giáo. Tác giả Lê Thị Lan với bài viết “Các đặc trưng của tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (93), ra đời vào năm 2015. Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến vào nửa đầu thế kỷ XIX thì quá trình vận động và phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam cần phải có một hệ tư tưởng chính thống dẫn dắt về mặt tinh thần trong việc củng cố, xây dựng và bảo vệ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền cao độ của nhà Nguyễn. Do đó, việc lựa chọn tư tưởng của Nho giáo để từng bước đáp ứng được yêu cầu này. Tác giả đã phân tích rất rõ nét và làm sáng tỏ những đặc điểm khác biệt của tư tưởng triết học Việt Nam giai đoạn này với các giai đoạn khác. Qua đó, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về tư tưởng triết học Việt Nam đã được tác giả gợi mở. Tiến sĩ Huỳnh Công Bá trong tác phẩm “Định chế pháp luật và tố tụng triều Nguyễn (1802 - 1885”), do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản vào năm 2016, cho rằng triều đại nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến ở nước ta, giai đoạn này đất nước thống nhất hơn hai phần ba của thế kỷ. Sau khi lên ngôi xây dựng cơ đồ thì triều đình nhà Nguyễn đã tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm của các triều đại đi trước để lại trong việc quản lý đất 14
- nước. Do đó, dưới sự trị vì của triều đại nhà Nguyễn thì những định chế pháp luật là tương đối hoàn thiện. Từ đó, theo tác giả khi nghiên cứu định chế pháp luật Việt Nam ở triều Nguyễn sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan về nền pháp luật được thực thi ở thời kỳ đó cùng những đóng góp và giá trị của nó đối với lịch sử dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay. Công trình gần đây nhất là bộ sách “Lịch sử Việt Nam” do PGS.TS. Trần Đức Cường tổng chủ biên, do Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản vào năm 2017 gồm có 15 tập được đánh giá rất cao, công trình đạt giải vàng sách hay. Nội dung cơ bản được tập trung trong tác phẩm này là đề cập đến lịch sử nước ta từ thủa sơ khai cho đến năm 2000. Trong 15 tập của bộ sách thì tập 5 là đề cập đến giai đoạn trị vì của triều đình nhà Nguyễn, liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Tác giả trình bày từ giai đoạn vương triều nhà Nguyễn được thành lập đến thời điểm thực dân Pháp chính thức nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam, từ năm 1802 đến năm 1858. Một số công trình trước đây thường đánh giá về triều đại nhà Nguyễn một cách phiến diện, một chiều, phủ nhận công lao của thời kỳ này. Tuy nhiên, tác giả lại có cái nhìn khách quan, mới mẻ hơn khi đánh giá về triều đại nhà Nguyễn - theo tác giả thì bên cạnh hạn chế của thời kỳ này thì không thể phủ nhận những đóng góp không nhỏ đối với lịch sử dân tộc, nhất là việc thống nhất non sông bờ cõi từ Bắc vào Nam, thiết lập bộ máy hành chính nhà nước, mở rộng biên giới ở khu vực phía Nam… Tóm lại, công trình này được đánh giá là tâm huyết của tập thể các nhà khoa học, được kết cấu theo từng chương rất rõ ràng xuyên suốt theo dòng lịch sử của Việt Nam từ thời kỳ sơ khai cho đến giai đoạn đất nước độc lập, non sông thu về một mối. Gần đây nhất là công trình “Đạo đức Nho giáo với đạo đức Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, năm 2018. Thông qua tập tài liệu này tác giả có cách nhìn nhận về Nho giáo ở Việt Nam vào thời kỳ trước 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 147 | 30
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới
26 p | 188 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
199 p | 105 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
176 p | 85 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 34 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Công tác tư tưởng của thành ủy Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
224 p | 65 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa chất lượng tín hiệu từ nhà bán lẻ, sự tin tưởng và ý định mua lặp lại sản phẩm rau an toàn
228 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị của nó
162 p | 42 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng triết học của Albert Einstein
29 p | 111 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay
173 p | 52 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
211 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Khảo sát tính chất động lực học của một số hạt nano bằng phương pháp tương quan huỳnh quang trên hệ đo tự xây dựng
127 p | 29 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 158 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Cơ học: Nghiên cứu dao động tự do của kết cấu vỏ liên hợp bằng vật liệu có cơ tính biến thiên được bao quanh bởi nền đàn hồi
156 p | 27 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
157 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
25 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn