intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay

Chia sẻ: Lan Xi Chen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

105
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay với mục đích làm rõ những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Trên cơ sở đó, vận dụng vào đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM ĐỨC LƯƠNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI – 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------*****--------- PHẠM ĐỨC LƯƠNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Đạo đức học Mã số: 9229006 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Vũ Văn Gầu HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những phát kiến trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Đức Lương
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CAND Công an nhân dân CBCS Cán bộ, chiến sĩ CNXH Chủ nghĩa xã hội CSND Cảnh sát nhân dân CTĐ, CTCT & CTQC Công tác Đảng, Công tác chính trị và Công tác quần chúng LLCT & KHXHNV Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn QLHV Quản lý học viên XHCN Xã hội chủ nghĩa
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 7 1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ....................................................................................................... 27 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN ........................................................................ 31 2.1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.............. 31 2.2. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân ........................................................................................... 45 Chương 3 GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .......................................... 74 3.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân .............................. 74 3.2. Thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân .................................................................. 85 3.3. Kết quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay ............................................................. 109 3.4. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay - những vấn đề đặt ra từ thực tiễn .................... 124 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN HIỆN NAY 135 4.1. Phương hướng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay ................................................. 135 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay .................... 143 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 168 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đồng thời, Người còn là nhà đạo đức học lỗi lạc. Người đã dành nhiều thời gian và tâm sức bàn về đạo đức và bản thân Người cũng là tấm gương sáng ngời nhất thực hành đạo đức cách mạng. Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân ta. Trước lúc đi xa, Người không quên căn dặn mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải tích cực học tập và trau dồi đạo đức cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thấm nhuần triết lý hành động của phương Đông, được soi sáng bởi thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chứa đựng nhân sinh quan sâu sắc trong việc xây dựng nhân cách, lý tưởng và chuẩn mực đạo đức, lối sống của mỗi người. Tư tưởng của Người về đạo đức có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với việc giáo dục đạo đức cho mọi thế hệ người Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa” trong nội bộ thì việc quán triệt, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức lại càng trở nên cấp bách và thiết thực hơn bao giờ hết. Đối với Công an nhân dân Việt Nam - lực lượng vũ trang được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, những tư tưởng, lời dạy và tấm gương đạo đức mẫu mực của Người là di sản tinh thần vô giá trong việc giáo dục đạo đức cho mỗi cán bộ, chiến sĩ, góp phần quan trọng xây dựng nhân cách, đạo đức người chiến sĩ Công an nhân dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ
  7. 2 Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, hết lòng vì nhân dân phục vụ, lấy niềm vui và hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, can thiệp lật đổ ở nước ta với quy mô ngày càng mở rộng, cường độ ngày càng quyết liệt, tính chất ngày càng nguy hiểm, thâm độc, tinh vi, xảo quyệt, trong đó có âm mưu làm suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của lực lượng Công an. Mặt khác, những mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức, đạo đức của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vẫn mang tính thời sự, còn nguyên vẹn giá trị và là hình mẫu, bài học quý báu đối với lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân là cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học và sau đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lượng Công an nhân dân ở phía Nam, có chức năng, nhiệm vụ đào tạo sĩ quan Cảnh sát nhân dân - nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Công an và của đất nước. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang nhưng đồng thời hết sức nặng nề, khó khăn. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự của Tổ quốc, trường Đại học Cảnh sát nhân dân đã quan tâm đào tạo sinh viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời chăm lo giáo dục đạo đức người sinh viên Công an nhân dân, từng bước đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận sinh viên, tạo chuyển biến mạnh mẽ về tu dưỡng, đạo đức người sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và Sáu điều Bác Hồ dạy. Quá trình giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đã xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sống nghĩa tình, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước, nêu cao phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vì nhân dân phục vụ. Tuy nhiên, việc giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
  8. 3 cho sinh viên còn có những hạn chế. Trách nhiệm nêu gương làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và mỗi sinh viên chưa cao. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chuẩn mực đạo đức vẫn còn hình thức. Nhiều hành vi đạo đức chưa đẹp, lời nói chưa hay còn tồn tại, ý thức thể hiện những giá trị đạo đức đối với tự mình và trong quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng chưa thực sự được một bộ phận sinh viên quan tâm thực hiện. Đặc biệt, còn có những hành vi đạo đức thiếu văn hóa, chưa chuẩn mực, suy thoái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của Nhà trường nói riêng và lực lượng Công an nhân dân nói chung. Từ thực trạng trên, việc vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân - những sĩ quan cảnh sát tương lai của nước nhà, xứng đáng là lực lượng vũ trang trung thành của Đảng và nhân dân, đáp ứng mục tiêu xây dựng người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ là vấn đề quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Với ý nghĩa nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành đạo đức học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Trên cơ sở đó, vận dụng vào đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  9. 4 Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, nghiên cứu làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân, chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu. Hai là, hệ thống hóa, khái quát hóa những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Ba là, phân tích, làm rõ nội dung, phương pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Bốn là, vận dụng nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức để đánh giá thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra. Năm là, xác định phương hướng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một nội dung lớn, luận án tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho con người Việt Nam trong thời đại mới nói chung và vận dụng vào giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân nói riêng.
  10. 5 - Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi khảo sát giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với sinh viên hệ chính quy ở trường Đại học Cảnh sát nhân dân, thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian: Từ năm 2011 đến hết năm 2018. Tác giả lấy mốc thời gian từ năm 2011 tính từ lúc Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Minh”. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, đạo đức con người Việt Nam nói chung và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho lực lượng Công an nhân dân nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình thực hiện, luận án còn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống h óa, khái quát hóa tài liệu... - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chủ yếu tập trung ở các cơ quan nghiên cứu, đào tạo của lực lượng Công an nhân dân như: Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân…) và một số Công an các tỉnh, thành phố ở miền Nam.
  11. 6 + Phương pháp hội thảo: Tác giả luận án tiến hành hội thảo, xin ý kiến của các nhà khoa học, cá nhân, cán bộ, chiến sĩ Công an của đơn vị công tác và công an các đơn vị, địa phương để làm rõ từng nội dung luận án được sâu sắc, hoàn thiện hơn. + Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân, qua đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho thấy ý nghĩa, giá trị lý luận to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với xây dựng và phát triển văn hóa, đạo đức con người Việt Nam trong thời đại mới - Nghiên cứu đưa ra nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho Công an nhân dân, một đối tượng cụ thể trong xã hội. Đặc biệt, luận án đã luận giải sâu sắc Sáu điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy Công an nhân dân là nội dung cốt lõi của tư cách đạo đức người Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân, chỉ ra được những thành tựu và hạn chế, bất cập trong hoạt động giáo dục để có giải pháp kịp thời nâng cao chất lượng giáo dục. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay, giúp cho các cấp ủy Đảng, các tổ chức, đoàn thể nâng cao nhận thức, tích cực, chủ động trong công tác giáo dục đạo đức, góp phần bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học
  12. 7 - Luận án góp phần phân tích sâu sắc, phong phú, đầy đủ hơn nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân. - Luận án cung cấp các cứ liệu, luận chứng để trường Đại học Cảnh sát nhân dân nghiên cứu đề ra chủ trương, giải pháp trong hoạt động giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong các trường đại học ở Việt Nam. - Luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân nói riêng và các học viện, trường Công an nhân dân. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong tư tưởng, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Vì vậy, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức có cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của tác giả Thành Duy [25]. Công trình đã trình bày có hệ thống về nguồn gốc, nội dung và giá trị tư tưởng đạo đức Hồ
  13. 8 Chí Minh. Về nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đó là sự tiếp thu có chọn lọc truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, tư tưởng đạo đức tiến bộ của nhân loại (phương Đông và phương Tây) mà đỉnh cao là tư tưởng đạo đức Mác - Lênin. Về nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, các tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua từng thời kỳ cách mạng, trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Qua đó khẳng định giá trị sâu sắc của đạo đức Hồ Chí Minh và sự cần thiết phải vận dụng, quán triệt tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nghiên cứu về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Thế Thắng có cuốn “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh” [99]. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, tác giả đã bổ sung, cụ thể hóa, hệ thống hóa và hoàn thiện thêm nội dung cơ bản về nguồn gốc, bản chất tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Điểm nổi bật trong cuốn sách là tác giả đã làm rõ tính chất cách mạng trong đạo đức Hồ Chí Minh qua việc phân tích sự khác nhau giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, tính kế thừa và đổi mới trong đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Ngoài những chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản như: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tác giả nêu những chuẩn mực khác như: nhân, nghĩa, trí, dũng, tín; học tập không mệt mỏi; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; bốn phương vô sản đều là anh em. Với cách tiếp cận như vậy, tác giả đã làm sáng tỏ nội dung đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Đề cập đến phạm trù đạo đức cơ bản, tác giả Hoàng Trung trong cuốn “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Qua các phạm trù mà Người đã sử dụng” [111], đã phân tích làm rõ nội dung những phạm trù đạo đức cơ bản mà Hồ Chí Minh đã sử dụng bao gồm: thiện - ác, hạnh phúc, nhân - nghĩa, trung - hiếu, cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư, trí - dũng. Tác giả lý
  14. 9 giải vì sao Hồ Chí Minh lại sử dụng các phạm trù ấy và nêu lên ý nghĩa lý luận, thực tiễn của việc kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước (mã số KX.02.01): “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX.02 về “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” [36]. Cuốn sách gồm ba phần với 10 chương. Đặc biệt, trong phần thứ hai, chương VII, các tác giả đã đề cập đến nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức gồm: vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng; những chuẩn mực đạo đức chung và đối với từng đối tượng, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của đối tượng đó. Đồng thời, các tác giả đề cập đến con đường, phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề đạo đức Hồ Chí Minh được tác giả Phạm Văn Khánh đề cập trong hai cuốn sách. Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh tỏa sáng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam” [41], đã tập hợp những bài viết của mình về một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam và giai đoạn hiện nay. Về đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định tầm quan trọng của đạo đức đối với người cách mạng; nội dung tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Tác giả cũng phân tích, làm rõ bồi dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá nhân, yêu cầu xây dựng đạo đức cách mạng là tu dưỡng đạo đức suốt đời, nói và làm đi đôi với nhau, nêu gương đạo đức cách mạng, xây dựng đạo đức mới đi liền với chống biểu hiện phi đạo đức. Cuốn “Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” [42]. Phạm Văn
  15. 10 Khánh đã phân tích, làm rõ nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, gia đình, kết hợp với đạo đức của nhân loại và đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, tác giả khẳng định đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Về nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả chỉ ra vị trí, vai trò của đạo đức đối với mỗi con người, tấm gương yêu nước, thương dân, trọng dân, tận tụy phục vụ nhân dân, làm gương và nêu gương của người đảng viên. Tác giả nhấn mạnh vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức của đảng viên là thực hành tiết kiệm, bài trừ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ cách mạng trong đó có thanh niên trở thành những người vừa có đức, vừa có tài. Song Thành là một tác giả có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Hồ Chí Minh. Liên quan đến đạo đức Hồ Chí Minh có ba công trình sau: Trong cuốn “Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc” [94], tác giả đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách gồm 20 chương được chia làm ba phần lớn. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức được trình bày ở Chương 13. Tác giả làm rõ nguồn gốc hình thành đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa những tư tưởng đạo đức của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại bao gồm tư tưởng tích cực của Nho giáo và tư tưởng đạo đức phương Tây, tiếp thu tư tưởng đạo đức học Mác - Lênin. Trong đó, tác giả khẳng định “Hồ Chí Minh cùng với Mác - Lênin đã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức”. Tác giả phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện ở vai trò của đạo đức khi coi đạo đức là gốc của người cách mạng, là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền, là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam đó là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; yêu thương con người,
  16. 11 sống có tình có nghĩa; có tinh thần quốc tế trong sáng. Nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là xây đi đôi với chống; nêu gương người tốt, việc tốt; bồi dưỡng ý thức đạo đức gắn liền với thực hành và rèn luyện đạo đức trong thực tiễn; coi trọng quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện... Trong cuốn “Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất” [95], tác giả Song Thành đã khẳng định Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa của thế kỉ XX với sự nghiệp văn hóa phong phú, đồ sộ. Trong đó, tác giả đã dành chương 6 để bàn về văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung cụ thể như: chỉ ra vai trò của văn hóa đạo đức đối với sự phát triển của xã hội và con người; quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa đạo đức mới; chỉ ra những nội dung cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây chính là những chỉ dẫn có giá trị đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn “Bác Hồ - Tấm gương đạo đức sáng ngời” [96], đã đề cập đến nội dung tấm gương Hồ Chí Minh qua bảy chuyên đề, góp phần làm rõ những phẩm chất cần có của mỗi cán bộ, đảng viên trên cả ba lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, phong cách theo tấm gương Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả khẳng định tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, đời tư trong sáng, đức khiêm tốn phi thường; lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu thương sâu sắc với con người; biểu tượng của khát vọng hòa bình, hữu nghị, tinh thần quốc tế trong sáng; tấm gương suốt đời tự học và rèn luyện để trở thành bất tử. Nhằm cung cấp tài liệu phục vụ Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả Lê Quý Đức có cuốn “Hồ Chí Minh nói về đạo đức cách mạng” [32], đã làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng như vai trò, nội dung, chuẩn mực đạo đức cơ bản, những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân và xây dựng nền đạo đức mới dưới dạng câu trích được tuyển chọn từ bộ Hồ Chí Minh toàn tập.
  17. 12 Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” [24] do Đinh Xuân Dũng chủ biên. Cuốn sách gồm ba phần. Trong phần một, các tác giả tập hợp một số bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh. Phần hai, các tác giả trích dẫn một số bài nói, bài viết tiêu biểu của Hồ Chí Minh về đạo đức, trong đó thể hiện những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức như: khẳng định vai trò của đạo đức cách mạng, nêu những phẩm chất đạo đức cơ bản và những yêu cầu xây dựng nền đạo đức mới. Phần ba, các tác giả chọn lọc một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do những người gần gũi với Hồ Chí Minh và các nhân chứng lịch sử kể lại, đã được đăng tải trên sách, báo. Viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả Trần Viết Hoàn trong cuốn “Đạo đức Bác Hồ - Tấm gương soi cho muôn đời” [38], đã thể hiện lòng kính yêu sâu sắc đối với Hồ Chí Minh qua 33 bài viết. Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc, tác giả giúp chúng ta hiểu thêm về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người vô cùng vĩ đại nhưng rất bình dị, gần gũi, thân thương. Tấm gương đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh trở thành tài sản vô giá và nguồn sức mạnh to lớn cho dân tộc Việt Nam. Hai tác giả Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu có cuốn “Giá trị cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” [76]. Các tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng bao gồm: vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng, về các chuẩn mực đạo đức cách mạng, về những nguyên tắc đạo đức cách mạng. Các tác giả nhấn mạnh giá trị tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tính thiết thực của việc học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Bùi Đình Phong có cuốn “Văn hóa, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh” [79]. Cuốn sách là tập hợp những bài viết của tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh.
  18. 13 Vấn đề đạo đức Hồ Chí Minh được tác giả đề cập đến với nội dung về đặc trưng, bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Trong cuốn “Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” [1], tác giả Hoàng Anh đã nêu bật tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như suốt đời trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung; đồng thời, đưa những lời dạy, tư tưởng, đạo đức của Người lan tỏa, đi sâu vào đời sống xã hội, vào mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi tập thể. Tác giả Hoàng Chí Bảo trong cuốn sách “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” [20], đã làm rõ văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu văn hóa đạo đức, khẳng định đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tư tưởng của Người về đạo đức mà còn là thực tiễn đời sống đạo đức của Người, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức, chuẩn mực đạo đức cơ bản, phương pháp rèn luyện đạo đức. Đồng thời, tác giả nêu ra quan điểm của Người về những yêu cầu xây dựng đạo đức đối với từng đối tượng cụ thể trong xã hội. Khẳng định Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, tác giả Trần Văn Giàu có cuốn sách “Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người” [37]. Cuốn sách chia làm ba phần chính và một phần phụ lục. Đặc biệt, trong phần thứ ba có tiêu đề “Vĩ đại một con người”, tác giả đã khái quát đạo đức Hồ Chí Minh là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân, vì nước; kiên trì bất khuất, khiêm tốn giản dị; thương yêu, quý trọng, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ. Với những nội dung trên, người đọc hiểu rõ hơn về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  19. 14 Đạo đức là một yếu tố trong nhân cách Hồ Chí Minh đã được đề cập đến trong cuốn sách “Nhân cách Hồ Chí Minh” của tác giả Mạch Quang Thắng [97]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã chỉ ra những đặc trưng nhân cách đạo đức, nhân cách trí tuệ Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc trưng nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh là lòng nhân ái cao cả, tâm trong sáng, đấu tranh giải phóng con người, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Từ đó, các tác giả giúp người đọc hiểu thêm về nhân cách Hồ Chí Minh - một nhân cách vĩ đại. Qua hơn 30 bài viết trong cuốn “Tỏa sáng tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh” [73], tác giả Văn Thị Thanh Mai đã nêu bật tư tưởng, đạo đức và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình đấu tranh thực hiện khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đặc biệt, tác giả có một số bài viết liên quan trực tiếp đến tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: Từ Cần kiệm liêm chính (1949) đến Thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu (1952); Giá trị lý luận của tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - Nhìn từ góc độ xây dựng Đảng; Hồ Chí Minh - Một tấm gương mẫu mực về nâng cao đạo 14 đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Hồ Chí Minh và những lời dặn về đạo đức người làm tướng. Tác giả Phạm Ngọc Anh chủ biên hai cuốn sách nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua tác phẩm Đạo đức cách mạng” [2] là tập hợp những bài viết về tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh qua nghiên cứu tác phẩm “Đạo đức cách mạng”. Thông qua những bài viết này, các tác giả làm rõ giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tác phẩm, từ đó vận dụng vào nâng cao chất lượng việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh - Giá trị và sức lan tỏa” [3] đã làm rõ những giá trị căn cốt của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh và sức lan tỏa của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh trong các đối tượng dân cư, từ thiếu
  20. 15 niên, nhi đồng, thanh niên đến người chiến sĩ quân đội, công an nhân dân, từ đội ngũ trí thức, nhà báo, thầy thuốc đến văn nghệ sĩ, sức sống trong hiện tại và tương lai của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh. Với những nội dung trên, cuốn sách đã khai thác những giá trị cốt lõi và phong phú nhất về nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” [82], đã khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, từ vai trò của đạo đức đến những chuẩn mực đạo đức cách mạng và nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Từ đó, tác giả làm rõ sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong xây dựng Đảng về đạo đức. Đây là sự kế thừa những kết quả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trước đó và phát triển theo sự nghiên cứu riêng của tác giả. Giáo sư Vũ Khiêu có khá nhiều cuốn sách nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Về đạo đức Hồ Chí Minh có hai cuốn sách tiêu biểu. Cuốn “Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” [46]. Đây là công trình chuyên khảo tập hợp những kết quả nghiên cứu công phu trong nhiều năm cũng như những trải nghiệm của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ 15 Chí Minh. Trong đó, tư tưởng đạo đức, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là những tư tưởng lớn, được coi là điểm nổi bật của cuốn sách. Nội dung cuốn sách gồm năm phần. Trong đó, tác giả dành phần thứ hai của cuốn sách để viết về Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức. Xoay quanh vấn đề này, tác giả phân tích những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả chỉ ra sự vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp của nhân dân ta hiện nay và những tiêu chí để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Học tập đạo đức Bác Hồ” [47] tập trung đi sâu khái quát về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc khẳng định Hồ Chí Minh là tấm gương sáng mãi về rèn luyện đạo đức, đồng thời, chỉ ra một số nội dung nổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
70=>1