intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học "Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" được nghiên cứu với mục đích: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tư duy phản biện, luận án tập trung phân tích, xác định rõ hiện trạng năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các nguyên nhân của hiện trạng này, và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------- LÊ THỊ XUÂN SANG NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 9 22 90 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội, 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Đình Nghiệm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta là con người, chúng ta đều đang tư duy, điều đó hết sức bình thường, phổ biến và rất tự nhiên. Tuy nhiên, nếu tư duy không được rèn luyện, mài dũa thì có khả năng sẽ bị thiên lệch, thiếu sự sáng suốt thậm chí chứa đầy định kiến. Cuộc sống con người có chất lượng hay không, xã hội dân chủ văn minh hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta nghĩ và đưa ra quyết định. Để có các quyết định đúng đắn thì chúng ta cần phải bồi dưỡng năng lực tư duy, trong đó quan trọng nhất là tư duy phản biện. Tư duy phản biện giúp mỗi cá nhân khám phá các khía cạnh khác nhau của vấn đề, khiến ta luôn muốn đặt câu hỏi về mọi sự vật hiện tượng xung quanh, giúp tư tưởng, suy nghĩ của chúng ta có chiều sâu, mang tính khách quan, toàn diện, thúc đẩy việc nghiên cứu, khám phá những điều mới. Có thể nói, duy phản biện không những đóng vai trò quan trọng trong học tập, nghiên cứu khoa học, là nền tảng cơ bản cho quá trình tìm ra chân lý mà nó còn là công cụ giúp các nhà quản lý xã hội có tầm nhìn trong hoạch định chính sách, hạn chế tối đa sai lầm khi đưa ra các quyết sách. Các nhà giáo dục trên thế giới từ lâu cũng đã đưa ra nhận định về năng lực tư duy phản biện như là kết quả học tập của thế hệ học sinh, sinh viên. Hơn thế nữa, Dewey, J. (1938) chỉ ra rằng một chương trình đào tạo nhằm vào việc xây dựng kỹ năng tư duy sẽ có lợi không chỉ cho người học mà là cho cả cộng đồng và toàn xã hội. Điểm mấu chốt để thấy tầm quan trọng của tư duy phản biện trong khoa học là hiểu rõ tầm quan trọng của tư duy phản biện trong việc học tập. Nhận thức là cả một quá trình dài, bất kể kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng mềm nào trước khi chúng ta ra trường đi làm việc thì chúng ta cần phải có thời gian để quan sát, tích lũy, thực hành, thực tập. 1
  4. Việc học tập có phương pháp, có hệ thống sẽ giúp tiết kiệm thời gian và doanh nghiệp không phải tốn thời gian và kinh phí để đào tạo lại [72]. Do vậy, việc rèn luyện thói quen và kỹ năng tư duy phản biện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đối với người học là việc cần phải thực hiện ngay. Nhưng thực tế cho thấy, năng lực tư duy phản biện của sinh viên tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, về cả nền giáo dục, phía nhà trường nói chung cũng như bản thân sinh viên nói riêng nên thói quen và khả năng tư duy phản biện của sinh viên hiện nay còn nhiều hạn chế. “Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (FALMI, thuộc Sở LĐ-TB-XH), nhu cầu học đại học vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 87%, cao đẳng 7% và trung cấp 6%, do vậy cung lao động trình độ đại học có tỉ lệ lớn so với các trình độ khác. Nhưng qua đánh giá của các DN và nhìn nhận từ góc độ cơ quan quản lý, Sở LĐ-TB-XH thành phố cho rằng sự chênh lệch về kỹ năng lao động của NLĐ còn cao. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu trước sự thay đổi và phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ” Huynh Như (2024) [319]. Như vậy, tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nguồn lao động tuy dồi dào nhưng doanh nghiệp vẫn không tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao vì thiếu kỹ năng, mà kỹ năng quan trọng giúp làm tăng hiệu suất công việc chính là tư duy phản biện. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu sinh tiến hành thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” nhằm tìm hiểu thực trạng về tinh thần phản biện của sinh viên, khả năng tư duy phản biện của sinh viên, đồng thời đi tìm hiểu các mô hình và phương pháp giáo dục phù hợp để đề xuất giải pháp giúp nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi được đánh giá là 2
  5. thành phố năng động nhất cả nước, tiên phong trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho yêu cầu phát triển, hội nhập của xã hội Việt Nam hiện nay 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tư duy phản biện, luận án tập trung phân tích, xác định rõ hiện trạng năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các nguyên nhân của hiện trạng này, và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm tư duy phản biện; năng lực tư duy phản biện; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy phản biện. - Làm rõ thực trạng năng lực tư duy phản biện hiện tại của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh và các nguyên nhân của thực trạng này. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên tại các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay từ góc độ của triết học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: khảo sát và phỏng vấn được thực hiện tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: Quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu để đánh giá thực trạng năng lực tư duy phản biện của sinh viên và các hoạt động giáo dục tư 3
  6. duy phản biện cho đối tượng này của các trường Đại học và được thực hiện trong các năm từ 2019-2024. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Cụ thể hơn là quan điểm triết học Mác - Lênin về tư duy, hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người; Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục. Bên cạnh đó, đề tài còn kế thừa một số kết quả đạt được trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của Luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, lịch sử - logic, hệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê, điều tra xã hội học. 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã làm rõ một số khái niệm như: tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện; đặc điểm của người không có tư duy phản biện cũng như nhận diện người có tư duy phản biện thông qua một số tiêu chí đánh giá cụ thể; Phân biệt tư duy phản biện với các thuật ngữ gần gũi khác như phản bác, hoài nghi v.v. Thứ hai, đưa ra được bức tranh tổng thể năng lực tư duy phản biện của sinh viên TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Đặc biệt là chỉ ra được nguyên nhân tác động đến năng lực tư duy phản biện của đối tượng sinh viên này. 4
  7. Thứ ba, đề tài đưa ra các giải pháp mới để nâng cao tính hiệu quả trong giáo dục tư duy phản biện và nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Về mặt lý luận: Đề tài đã làm rõ nhiều vấn đề lý thuyết cơ bản và cần thiết về tư duy phản biện và nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện tại, góp phần phát triển lý luận trong lĩnh vực triết học, cụ thể là lý luận nhận thức – thực tiễn; tư duy – tư duy phản biện. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể cung cấp cho các trường đại học một hệ thống những đề xuất cụ thể để xây dựng chương trình giáo dục tư duy phản biện cho sinh viên; làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên các trường trong quá trình giảng dạy và học tập ở một số môn học khác. 7. Kết cấu của luận án Luận án được thiết kế gồm 3 phần lớn, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung chính gồm 4 chương, 12 tiết. Ngoài ra còn có hệ thống danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu, các hình và phụ lục khác. 5
  8. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư duy phản biện và năng lực tư duy phản biện 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư duy phản biện và năng lực tư duy phản biện của các tác giả nước ngoài Trước hết là một số công trình về tư duy, bản chất của tư duy. Triết học Mác đã bàn nhiều về tư duy, bản chất tư duy và phương pháp tư duy. Các quan điểm này cũng đã được hệ thống lại trong các tác phẩm như Luận cương về Phoiơbắc của C. Mác viết năm 1845; Hệ tư tưởng Đức do C. Mác và Ph. Ăngghen viết chung năm 1845 – 1846. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph.Ăngghen (1995) đã đưa ra những quan điểm mang tính cách mạng về tư duy. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư duy mà các ông tạo ra, nó đã làm thay đổi quan niệm về tư duy và bản chất tư duy so với triết học trước đó. Theo dòng lược sử nghiên cứu, chính từ quan điểm cho rằng tư duy là một trong những đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao của C.Mác, Ph. Ăngghen, điều đó đã đặt cơ sở triết học căn bản, đúng đắn về tư duy, tồn tại và mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tạo hướng đi thuận lợi cho các nghiên cứu của các tác giả về sau, chẳng hạn như Rô-den-tan hay A.P. Septulin. Tiếp đến là một số công trình về tư duy phản biện và bản chất của tư duy phản biện. Norris, S. P. (1985) trong công trình Educational leadership (Lãnh đạo giáo dục); Sternberg, R.J (1986) trong công trình Critical thinking: Its nature, measurement, and improvement (Tư duy phản biện, bản chất, cách đo lường và sự cải thiện); Facione, P. A. (1990) trong bài Critical thinking: A statement of expert consensus for purposes of educational assessment and instruction; McPeck, J. E. (1990) trong 6
  9. bài “tư duy phản biện và đặc trưng lĩnh vực: Trả lời Enics”; Ennis, R. H. (1989) [213]. Critical Thinking and Subject Specificity: Clarification and Needed Research (Tư duy phản biện và đặc trưng chủ đề: Làm rõ và nghiên cứu) (p45); Lipman, M (1988), (trang. 39); Thayer-Bacon, B. J. (2000) trong cuốn sách Transforming critical thinking: Thinking constructively (Chuyển đổi tư duy phản biện: tư duy xây dựng) v.v. Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về tư duy, tư duy phản biện theo hướng tiếp cận mới, nói về cách thức đưa ra ý tưởng, cách giải quyết vấn đề: “Bàn về Tự do” John Stuart Mill (2016), (người dịch: Nguyễn Văn Trọng); Tác giả Lewis, A., & Smith, D. (1993) trong bài báo Defining Higher Order Thinking; Bailin, S., Case, R., Coombs, J. R., & Daniels, L. B. (1999); Edward De Bono (2003), Tư duy hậu Socrates; Edgar Morin (2006), Phương pháp 3. Tri thức về tri thức (bản tiếng Việt do Lê Diên dịch) [50]; Daniel H. Pink (2008) Một tư duy hoàn toàn mới (bản tiếng Việt do Lotus dịch) [33]; Samm.S. Baker (2001), Luyện trí sáng tạo (bản tiếng Việt do Dương Hội và Tạ Văn Doanh dịch) [138]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tư duy, tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện của các tác giả trong nước: Hồ Văn Thông (1987), Một số vấn đề về tư duy và đổi mới tư duy hiện nay ở nước ta [151], Lê Thi (1987), Những hướng tư duy mới [149]; Nguyễn Đăng Quang (1987), Quan hệ giữa đổi mới nội dung tư duy và đổi mới phương pháp tư duy, Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tư duy khoa học [119], Nguyễn Ngọc Long (1987), Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy của Đảng; Đào Duy Tùng (1986), Bàn về đổi mới tư duy; Nguyễn Văn Linh (1987), Đổi mới tư duy và phong cách tư duy; Trần Thành (2003), Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn; Vũ Văn Viên (2007), Nâng cao năng lực tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - một yếu tố quan trọng để 7
  10. nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; Nguyễn Đình Trãi (1994), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng viên lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh; Đào Văn Tiến (1998), Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam; 1.2. Những công trình nghiên cứu năng lực tư duy phản biện của sinh viên và xây dựng các giải pháp nâng cao tư duy phản biện cho sinh viên 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực tư duy phản biện của sinh viên của các tác giả người nước ngoài Các tác giả khác, Paul, R., & Elder, L. (2008) trong công trình The miniature guide to critical thinking concepts and tools; Al‐Fadhli, S., & Khalfan, A. (2009). Developing critical thinking in the e‐learning environment: Kuwait University as a case study. Assessment & Evaluation in Higher Education; Fell, E. V., & Lukianova, N. A. (2015). British universities: International students’ alleged lack of critical thinking; Taleb, H. M., & Chadwick, C. (2016). Enhancing student critical and analytical thinking skills at a higher education level in developing countries: Case study of the British university in dubai; Các tác giả Canziani, B., & Tullar, W. L. (2017). Developing critical thinking through student consulting projects; Persky, A. M., Medina, M. S., & Castleberry, A. N. (2019). Developing critical thinking skills in pharmacy students; Nonis, S. A., & Hudson, G. I. (2019) trong bài viết Developing and assessing critical thinking skills in marketing students: The power of making explicit problem-solving processes; Terblanche, E. A. J., & De Clercq, B. (2020). Factors to consider for effective critical thinking development in auditing students; Supriyatno, T., Susilawati, S., & Hassan, A. (2020). E-learning development in improving students' critical thinking ability; Evendi, E., Kusaeri, A., Kusaeri, A., Pardi, M., Sucipto, L., Bayani, F., & Prayogi, 8
  11. S. (2022). Assessing Students' Critical Thinking Skills Viewed from Cognitive Style: Study on Implementation of Problem-Based e-Learning Model in Mathematics Courses; Franklin, E. I., Iwu, C. G., & Dubihlela, J. (2022). Students' views regarding the barriers to learning critical thinking. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực tư duy phản biện của sinh viên của các tác giả trong nước Tác giả Vũ Văn Viên (1992) trong bài Rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy khoa học cho học sinh, sinh viên; Hoàng Thúc Lân (2004), trong bài Những yêu cầu về rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên hiện nay. Huỳnh Hữu Tuệ (2010), trong bài Tư duy phản biện trong học tập đại học. Hoàng Thúc Lân (2014), trong bài Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên Việt Nam hiện nay. Nguyễn Ngọc Tuấn (2014), trong bài Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên; Nguyễn Đình Mạnh (2014) trong bài Tìm hiểu về tính tích cực xã hội của học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay; Đinh Quang Thành (2014), trong bài Hồ Chí Minh với vấn đề tự học; Lê Thị Thu Hà (2014) trong bài Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định của sinh viên; Trịnh Chí Thâm (2016), tên bài viết Những rào cản truyền thống và văn hóa trong việc phát triển tư duy phản biện cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lý Trường Đại học Cần Thơ; Nguyễn Phương Thảo (2015), trong luận án tiến sĩ, Phát triển tư duy phản biện cho học sinh phổ thông qua đối thoại trong dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016), trong bài Sự cần thiết phải phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên Việt Nam hiện nay; Đoàn Văn Điều (2017) trong bài viết Mức độ đạt được kỹ năng tư duy phê phán của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [44]; Vũ Thế Dũng (2017) trong công trình Tư duy dành cho SV Trường Đại học Bách khoa; Nguyễn Thị Tuyết Mai (2018) , trong luận án tiến sĩ: Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh 9
  12. viên ngành Luật ở Việt Nam hiện nay; Ngô Hải Yến (2020). Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên trong thời đại công nghiệp 4.0; Bùi Lan Hương (2021); Ngô Mỹ Trân, Võ Thị Huỳnh Anh (2021), Ảnh hưởng của tư duy phản biện và kĩ năng giải quyết vấn đề đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Tài Đông (2022). Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án kế thừa, phát triển Trong các công trình nghiên cứu đã đề cập trên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tư duy phản biện cũng là một kiểu dạng tư duy, thuộc giai đoạn nhận thức lý tính, mang đặc tính phản ánh lại tác động của môi trường khách quan bên ngoài, đặc biệt là điều kiện kinh tế, văn hóa, giáo dục v.v. Các yếu tố khách quan có tác động cụ thể đến tinh thần, ý định, tiềm năng, kiến thức, kỹ năng tư duy phản biện; tác động đến hiệu quả của quá trình phản biện; các kết quả chỉ rõ hiện trạng của hoạt động giáo dục phản biện tại một số trường đại học. Đồng thời cũng có những nghiên cứu cụ thể về mô hình giúp nâng cao tư duy phản biện cho sinh viên của các nước như Mỹ, Úc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất -UAE, các công trình nghiên cứu khảo sát sinh viên tại các trường đại học ở Châu Âu v.v. cung cấp nhiều thông tin bổ ích để đề tài tham khảo trong quá trình nghiên cứu thực tiễn hoạt động tư duy phản biện tại các trường đại học. Hơn nữa, các nghiên cứu đó cũng cung cấp nhiều gợi ý nhằm đề xuất mô hình giáo dục nhằm nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: làm rõ năng lực tư duy phản biện là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy phản biện của sinh viên hiện nay cũng 10
  13. như nghiên cứu mô hình phù hợp để giúp cải thiện và nâng cao năng lực tư duy phản biện của sinh viên hiện tại. 1.4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất, sinh viên sống và học tập trong môi trường kinh tế văn hóa, giáo dục năng động, dân chủ, cởi mở thì sinh viên cũng có thái độ cởi mở hơn khi tiếp nhận ý kiến phản biện của người khác, được tự do nói lên ý kiến của mình từ đó dẫn đến tinh thần phản biện cũng tốt hơn; Thứ hai, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng tư duy phản biện thì có năng lực tư duy phản biện sẽ tốt hơn; Thứ ba, sinh viên được học về Logic học thì năng lực tư duy phản biện cũng tốt hơn; Thứ tư, sinh viên được học về phương pháp nghiên cứu khoa học thì năng lực tư duy phản biện cũng sẽ tốt hơn. 11
  14. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1. Tư duy Tư duy có nguồn gốc từ chính hoạt động thực tiễn của con người, là quá trình phản ánh hiện thực khách quan từ đơn giản đến phức tạp. Tư duy là hoạt động phản ánh thế giới tự nhiên một cách sâu sắc, đầy đủ giúp nhận thức con người tiệm cận đến chân lý khách quan. Cùng với sự phát triển của xã hội, các hoạt động thực tiễn sôi động, đặt ra nhiều nhiệm vụ cải tiến, cải thiện và phát triển hơn, vì thế mà tư duy của con người ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện hơn. V. I. Lênin cho rằng, ngay cả “sự khái quát đơn giản nhất, sự hình thành đầu tiên và đơn giản nhất của những khái niệm (những phán đoán suy lý) cũng có nghĩa là con người nhận thức ngày càng sâu sắc về các mối liên hệ khách quan, về các tính quy luật của thế giới” [173, tr.188]. Khả năng tư duy chính là khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, là năng lực phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan. Tư duy chính là quá trình phản ánh giới tự nhiên vào Bộ óc người, một tổ chức vật chất phát triển cao trong giới tự nhiên, “Nhưng đó không phải là một phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh, mà là một quá trình cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật ... và chính các khái niệm, quy luật này... (tư duy, khoa học = “ý niệm lôgíc”) bao quát một cách có điều kiện, gần đúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển” [170, tr.192- 193]. Theo Từ điển Triết học Rô-den-tan (1986): “Tư duy - sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận v.v... Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất của con người và đảm bảo phản ánh thực 12
  15. tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật thực tại”[168, tr. 634]. Như vậy, Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn nhận thức lý tính của con người, nó là quá trình phản ánh năng động những thuộc tính bên trong, bản chất của các mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng, giúp con người nhận thức được thế giới xung quanh và định hướng hành vi phù hợp với điều kiện thực tiễn. 2.2. Tư duy phản biện 2.2.1. Khái niệm tư duy phản biện Khái niệm tư duy phản biện đã hình thành từ thời của Socrates – một triết gia vĩ đại người Hy Lạp cổ đại. Ông đề xuất phương pháp truy vấn biện chứng, hay phương pháp bác bỏ bằng logic. Theo phương pháp này, để giải quyết một vấn đề, cần chia nhỏ vấn đề đó thành một hệ thống các câu hỏi liên tục, liền mạch và các câu trả lời sẽ dần dẫn đến lời giải cần tìm kiếm. Kết luận nào dẫn tới mâu thuẫn sẽ bị loại bỏ. Chủ nghĩa Mác – Lênin không đề cập đến từ tư duy phản biện, nhưng bản thân Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử chính là hệ thống tư tưởng phản biện. Tư duy phản biện cũng xem như là một quá trình tư duy biện chứng, xem xét nhiều chiều, nhiều khía cạnh, và quá trình xem xét này kèm theo thái độ tích cực và công tâm. Tìm hiểu về tư duy phản biện dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là dựa các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin: nguyên tắc khách quan; nguyên tắc toàn diện; nguyên tắc phát triển; nguyên tắc lịch sử - cụ thể; nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. 13
  16. Vậy, Tư duy phản biện là một hình thức của tư duy biện chứng, yêu cầu tiếp cận và phân tích vấn đề theo chiều hướng khách quan, dựa trên phương pháp khoa học nhằm làm sáng tỏ hay khẳng định lại chính chính xác của vấn đề. 2.2.2. Đặc điểm của người có tư duy phản biện i) Luôn muốn mở rộng kiến thức: ii). Phản biện với tâm thế tìm kiếm chân lý iii). Có tinh thần công bằng iv) biết lắng nghe. 2.2.3. Vai trò của tư duy phản biện Sinh viên sau khi ra trường là người lao động được đào tạo ở trình độ đại học, nghĩa là những người lao động có trình độ loại cao nhất. Họ chính là những nhà kinh doanh, những cán bộ quản lý, các cán bộ lãnh đạo trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Yêu cầu về tư duy phản biện đối với những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhà kinh doanh v.v.. này tất nhiên là thuộc loại cao nhất, nghiêm ngặt nhất để thực hiện được các công việc được giao một cách tốt nhất. Vì thế mà tư duy phản biện đối với sinh viên đại học cũng ở tầm rất quan trọng. 2.3. Khái niệm năng lực, năng lực tư duy phản biện 2.3.1. Khái niệm năng lực Năng lực có thể định nghĩa là khả năng phối hợp các tổ hợp về tâm lý, kiến thức, kĩ năng để thực hiện thành công một công việc cụ thể hoặc giải quyết hiệu quả một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực đó. 2.3.2. Khái niệm năng lực tư duy phản biện Năng lực tư duy phản biện là khả năng phản biện, cụ thể là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, phân tích và đánh giá tình huống có vấn đề dựa trên các giả thuyết và minh chứng khoa học nhằm cải thiện những vấn đề của đời sống xã 14
  17. hội theo chiều hướng tích cực. Theo đó, kết cấu của năng lực tư duy phản biện thu gọn lại còn hai yếu tố: tinh thần phản biện và khả năng phản biện. Như vậy, người có năng lực phản biện thì thứ nhất, phải có tinh thần phản biện, có thái độ phản biện tích cực, tức là biết quan tâm tới quan điểm của người khác, biết thừa nhận hạn chế cá nhân, khách quan và công tâm; thứ hai, người có năng lực tư duy phản biện là người có khả năng phản biện. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy phản biện Khi đi xác định các yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy phản biện, tác giả luận án cũng dựa trên các nguyên tắc của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã thống nhất từ đầu trong luận án. Về nguyên tắc thì tư duy phản biện cũng là hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh thực tiễn khách quan. Năng lực tư duy phản biện của con người cao hay thấp trước hết phụ thuộc vào điều kiện thực tại, cụ thể là điều kiện lịch sử xã hội con người đang sống. Con người sống trong môi trường văn hóa nào? Con người sống trong điều kiện giáo dục nào? Con người sống trong thời đại kinh tế - công nghệ thế nào? Môi trường con người sống có dân chủ không? Được tự do không? v.v. Những điều này chính là thực tiễn chân thực, là nơi xuất phát các yêu cầu cũng là cơ sở để con người chúng ta tư duy, chúng ta suy nghĩ, chúng ta phản biện, chúng ta tìm ý tưởng để cải biến, cải thiện điều kiện sống của chúng ta, cải tiến hoạt động thực tiễn của chúng ta. Sống trong điều kiện vật chất nào thì sẽ sản sinh tinh thần, ý thức tương ứng. Tuy nhiên, Triết học Mác cũng khẳng định, tư duy cũng có tính độc lập tương đối, ý thức, suy nghĩ, sự phản biện, ý chí của con người đến lượt nó cũng sẽ tác động trở lại, thôi thúc chúng ta hành động, cung cấp cho chúng ta giải pháp để giúp chúng ta cải thiện điều kiện sống của chúng ta theo hướng tích cực hơn. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả muốn trình bày một số yếu tố tác động đến năng lực tư duy phản biện, cụ thể là bốn yếu tố như sau: 15
  18. 2.4.1. Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến năng lực tư duy phản biện 2.4.2. Ảnh hưởng của môi trường giáo dục đến tư duy phản biện 2.4.3 Ảnh hưởng của công nghệ đến năng lực tư duy phản biện 2.4.4. Ảnh hưởng của môi trường dân chủ, tự do đến năng lực tư duy phản biện của sinh viên 16
  19. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 3.1. Vài nét về sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Sinh viên của thành phố Hồ Chí Minh - là sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo cử nhân trình độ cao đẳng hoặc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do điều kiện sống trong thành phố lớn, vốn là trung tâm kinh tế, văn hóa hàng đầu của cả nước nên sinh viên tại đây cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn đề phát triển năng lực tư duy phản biện so với sinh viên các tỉnh thành lân cận. Sinh viên ở đây rất năng động, có tính chủ động cao; Tinh thần cởi mở, thích ứng nhanh với sự tác động của công nghệ và cuộc sống văn minh hiện đại. Đây có thể là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy phản biện, nhất là khía cạnh tinh thần phản biện. 3.2. Xác định năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Các tiêu chí để đánh giá năng lực tư duy phản biện Trên cơ sở tham khảo các bài đo năng lực hiện có và dựa vào nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh khẳng định, để đo năng lực tư duy phản biện thì phải đo được tinh thần phản biện (thái độ, cảm xúc, cử chỉ…khi phản biện) và khả năng phản biện (bao gồm tất 5 kỹ năng cụ thể như đã đề cập trong phần nói về bài kiểm tra Watson Glaser Critical Thinking trên). Cụ thể hơn, tinh thần phản biện được đo bằng các câu hỏi (liên quan đến sự sẵn sàng tiếp nhận câu hỏi từ người khác, thái độ khi nhận sự phản biện từ người khác, đặt câu hỏi hoặc sự sẵn sàng phản biệnv.v) và trong quá trình quan sát sinh viên trong lớp, trong các cuộc thi cũng như trong quá trình phỏng vấn sâu. Còn khả năng phản biện được thống kê bằng kết quả đo số câu trả lời đúng trong bảng hỏi khảo sát. 3.2.2. Mẫu và công cụ đo năng lực tư duy phản biện 17
  20. Mẫu được lựa chọn theo cách chọn mẫu thuận tiện. Bảng hỏi khảo sát Online thiết kế bằng Google Form định dạng Quiz được gửi đến sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, các bạn sinh viên sẽ làm trực tiếp trên hệ thống và nhận được kết quả ngay khi nộp bài. Các bạn đồng thời cũng biết được những câu đúng và sai của mình. 3.3. Kết quả khảo sát năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh 3.3.1. Kết quả đo về tinh thần phản biện Kết quả khảo sát về tinh thần phản biện, thái độ đối với sự phản biện của sinh viên cho thấy có dấu hiệu tích cực. Trước hết là kết quả phần nhận thức của sinh viên về tư duy phản biện. Theo số liệu nghiên cứu sinh đã thống kê, tỉ lệ đối tượng sinh viên đã nghe qua khái niệm “tư duy phản biện” là 96% và chỉ có 4% chưa từng nghe đến. Số liệu trên cho thấy mức độ phổ biến của khái niệm. Về sự hiểu đúng về khái niệm so với con số đã nghe qua khái niệm trên có sự giảm nhẹ khoảng 12,4%. Kết quả cho thấy số lượng sinh viên nhầm lẫn tư duy phản biện với tranh luận là 15% và 1,4% định nghĩa theo cách khác. Mức độ quan tâm đến tư duy phản biện giảm tới 30% khi so với mức độ nhận biết, việc này chỉ ra rằng chỉ biết về khái niệm không kích thích được hứng thú của đối tượng và tư duy phản biện không được đặt vào thứ tự ưu tiên tìm hiểu của các bạn sinh viên của trường ở địa bàn khảo sát. Sự sẵn sàng tiếp nhận tư duy phản biện và phát triển khả năng đó của bản thân qua học các khóa học liên quan chiếm hơn một nửa số lượng sinh viên, giao động gần 58,1%. Bên cạnh, 41% vẫn còn đắn đo và suy nghĩ thêm, có thể học nếu có thời gian. 0,9% còn lại cho rằng tư duy phản biện không áp dụng được nhiều vào thực tiễn nên không quan tâm. Tỉ lệ đối tượng khảo sát gặp hạn chế trong quá trình phát triển tư duy phản biện và áp dụng vào thực tế là 75,9% và chỉ có 13,9% đã quen thuộc với 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2