Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
lượt xem 2
download
Luận án Tiến sĩ Triết học "Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" được nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng về tinh thần phản biện của sinh viên, khả năng tư duy phản biện của sinh viên, đồng thời đi tìm hiểu các mô hình và phương pháp giáo dục phù hợp để đề xuất giải pháp giúp nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi được đánh giá là thành phố năng động nhất cả nước, tiên phong trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho yêu cầu phát triển, hội nhập của xã hội Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ XUÂN SANG NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2024 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
- HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ XUÂN SANG NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 92.29.002 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS., TS PHẠM ĐÌNH NGHIỆM PGS.TS PHẠM ĐÌNH NGHIỆM HÀ NỘI, 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Lê Thị Xuân Sang
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .................................8 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư duy phản biện và năng lực tư duy phản biện .....................................................................................................................8 1.2. Những công trình nghiên cứu năng lực tư duy phản biện của sinh viên và xây dựng các giải pháp nâng cao tư duy phản biện cho sinh viên ...................................18 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.............................29 1.4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ........................................33 2.1. Tư duy ................................................................................................................33 2.2. Tư duy phản biện................................................................................................36 2.3. Khái niệm năng lực, năng lực tư duy phản biện ................................................59 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy phản biện .......................................67 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY...................................................85 3.1. Một số nét cơ bản về sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.....................85 3.2. Xác định năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh .............88 3.3. Kết quả khảo sát năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................................93 3.4. Nguyên nhân của thực trạng năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ......................................................................................101 CHƯƠNG 4. NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ...........................................................109 4.1. Các nguyên tắc cơ bản trong việc nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ..........................................................................................................................109 4.2. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................................121 KẾT LUẬN .............................................................................................................139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ....................142 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ..............................................142 PHỤ LỤC ................................................................................................................167
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 3.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của tư duy phản biện.............. 95 Bảng 3.2. Điểm trung bình năng lực tư duy phản biện của sinh viên ............. 97 Bảng 3.3.Thông tin bài đạt chuẩn năng lực tư duy phản biện ........................ 98 Bảng 3.4. Tỷ lệ trả lời đúng ở các nhóm năng lực .......................................... 99 Bảng 3.5. Tỷ lệ trả lời đúng của SV năm 1 và 4 đã học về TDPB ............... 104 Hình 3.1. Kết quả Khảo sát về nhận thức của sinh viên về chủ đề TDPB ..... 94 Hình 3.2. Kết quả khảo sát về phương tiện giúp sinh viên nghe đến khái niệm “Tư duy phản biện” ......................................................................................... 95 Hình 3.3. Phổ điểm năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................... 98 Hình 3.4. Kết quả khảo sát suy nghĩ mối quan hệ giữa tư duy phản biện và văn hóa Việt .................................................................................................. 102 Hình 3.5. Kết quả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong giáo dục đến tư duy phản biện ................................................................................................ 105
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta là con người, chúng ta đều đang tư duy, điều đó hết sức bình thường, phổ biến và rất tự nhiên. Tuy nhiên, nếu tư duy không được rèn luyện, mài dũa thì có khả năng sẽ bị thiên lệch, thiếu sự sáng suốt thậm chí chứa đầy định kiến. Cuộc sống con người có chất lượng hay không, xã hội dân chủ văn minh hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta nghĩ và đưa ra quyết định. Để có các quyết định đúng đắn thì chúng ta cần phải bồi dưỡng năng lực tư duy, trong đó quan trọng nhất là tư duy phản biện. Tư duy phản biện giúp mỗi cá nhân khám phá các khía cạnh khác nhau của vấn đề, khiến ta luôn muốn đặt câu hỏi về mọi sự vật hiện tượng xung quanh, giúp tư tưởng, suy nghĩ của chúng ta có chiều sâu, mang tính khách quan, toàn diện, thúc đẩy việc nghiên cứu, khám phá những điều mới. Có thể nói, duy phản biện không những đóng vai trò quan trọng trong học tập, nghiên cứu khoa học, là nền tảng cơ bản cho quá trình tìm ra chân lý mà nó còn là công cụ giúp các nhà quản lý xã hội có tầm nhìn trong hoạch định chính sách, hạn chế tối đa sai lầm khi đưa ra các quyết sách. Các nhà giáo dục trên thế giới từ lâu cũng đã đưa ra nhận định về năng lực tư duy phản biện như là kết quả học tập của thế hệ học sinh, sinh viên. Hơn thế nữa, Dewey, J. (1938) nhận định rằng bất kể chương trình giáo dục nào quan tâm đến năng lực tư duy thì nó không chỉ là chương trình có lợi trực tiếp cho người học, mà nó còn gián tiếp mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Nhận thức là cả một quá trình dài, bất kể kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng mềm nào trước khi chúng ta ra trường đi làm việc thì chúng ta cần phải có thời gian để quan sát, tích lũy, thực hành, thực tập. Và tất nhiên, cũng cần học theo hệ thống và có phương pháp phù hợp, nó sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian, giúp đơn 1
- vị đào tạo tiết kiệm nguồn lực, còn đơn vị sử dụng lao động lại tiết kiệm chi phí bỏ ra để đào tạo lại. [71]. Tổ chức Đối tác Cho Giáo Dục Thế kỉ 21 (Partnership for 21st century learning) đã xác định rõ ràng rằng: tư duy phản biện là một trong những kỹ năng học tập thiết yếu và cần phải áp dụng đổi mới để chuẩn bị cho giáo dục học sinh sau trung học và lực lượng lao động. Thêm vào đó, tiêu chuẩn Common Core State Standards (CCSS) của Mỹ cũng được tạo ra nhằm hướng đến tư duy phản biện là một kỹ năng liên ngành cần thiết cho trường đại học và việc làm. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ cuộc cách mạng 4.0 đã tạo nên làn sóng số hóa đi cùng với lượng thông tin dữ liệu lớn, đa chiều, cần phải lọc bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chuẩn xác. Những thay đổi mang tính thời đại đó đòi hỏi giáo dục phải hướng đến mục tiêu tạo ra những con người có sự chủ động, có năng lực nhận diện vấn đề, phân tích, đánh giá và có kỹ năng giải quyết những vấn đề đó. Để làm được điều này thì nhất định phải trang bị năng lực tư duy phản biện. Tư duy phản biện giúp cho chúng ta trau dồi khả năng tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau đồng thời tăng khả năng phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Năng lực này thúc đẩy những biến đổi tích cực trong cách mà chúng suy nghĩ và nâng cao khả năng đưa ra các quyết định hợp lý, từ đó tăng cường tính hiệu quả trong hành động thực tiễn. Theo kết quả báo cáo của Hiệp hội Quản trị nhân sự Mỹ năm 2019, có 3 loại năng lực trọng yếu nhưng đội ngũ ứng viên hiện tại đang rất thiếu, đó là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phản biện và khả năng đổi mới sáng tạo. Và cũng theo họ, năng lực phản biện chính là yếu tố quan trọng nhất mang lại hiệu quả trong công việc, sự thay đổi hiệu suất lao động cũng từ năng lực này mà ra. Strauss, Karsten, (2016) đã khảo sát trên mẫu 63.924 nhà quản lý và 14.167 sinh viên đã tốt nghiệp ở Mỹ, kết quả đánh giá từ phía các nhà tuyển dụng: 60% nhà quản lý trả lời tư duy phản biện là kỹ năng mềm quan trọng nhưng đó 2
- cũng là kỹ năng mà sinh viên yếu nhất.Điều đáng lo ngại là trong môi trường làm việc thì tình trạng này cũng tương tự, có tới 50% số nhân viên có năng lực tư duy phản biện chỉ ở mức trung bình, thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu hiện tại của doanh nghiệp [277]. Tại Việt Nam hiện nay, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang thực hiện chính sách đổi mới căn bản và toàn diện theo Nghị quyết số 29/NQ-TW, trong đó có nội dung được nhấn mạnh là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”[39]. Những điểm mà Nghị quyết nhấn mạnh cho ta thấy vấn đề trang bị cho người học năng lực tư duy phản biện là điều cấp thiết. Do đó, việc rèn luyện thói quen và kỹ năng tư duy phản biện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đối với người học là việc cần phải thực hiện ngay. Nhưng thực tế cho thấy, năng lực tư duy phản biện của sinh viên tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, về cả nền giáo dục, phía nhà trường nói chung cũng như bản thân sinh viên nói riêng nên thói quen và khả năng tư duy phản biện của sinh viên hiện nay còn nhiều hạn chế. “Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, Sở LĐ-TB-XH thành phố cho rằng sự chênh lệch về kỹ năng lao động của NLĐ còn cao. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu trước sự thay đổi và phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ” Huynh Như (2024) [307]. Như vậy, tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nguồn lao động tuy dồi dào nhưng doanh nghiệp vẫn không tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao vì thiếu kỹ năng, mà kỹ năng quan trọng giúp làm tăng hiệu suất công việc chính là tư duy phản biện. 3
- Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu sinh tiến hành thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” nhằm tìm hiểu thực trạng về tinh thần phản biện của sinh viên, khả năng tư duy phản biện của sinh viên, đồng thời đi tìm hiểu các mô hình và phương pháp giáo dục phù hợp để đề xuất giải pháp giúp nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi được đánh giá là thành phố năng động nhất cả nước, tiên phong trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho yêu cầu phát triển, hội nhập của xã hội Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tư duy phản biện, luận án tập trung phân tích, xác định rõ hiện trạng năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các nguyên nhân của hiện trạng này, và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu trên thì đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu của Luận án - Làm rõ khái niệm tư duy phản biện; năng lực tư duy phản biện; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy phản biện. - Làm rõ thực trạng năng lực tư duy phản biện hiện tại của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh và các nguyên nhân của thực trạng này. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên tại các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 4
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay từ góc độ triết học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: khảo sát và phỏng vấn được thực hiện tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: Quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu để đánh giá thực trạng năng lực tư duy phản biện của sinh viên và các hoạt động giáo dục tư duy phản biện cho đối tượng này của các trường Đại học và được thực hiện trong các năm từ 2019-2024. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Cụ thể hơn là quan điểm triết học Mác - Lênin về tư duy, hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người; Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục. Bên cạnh đó, Đề tài còn kế thừa một số kết quả đạt được trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của Luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, lịch sử - logic, hệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê, điều tra xã hội học. Cụ thể hơn, để có thể nghiên cứu thực trạng, trả lời cho câu hỏi năng lực tư duy của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức nào, nghiên cứu sinh đã sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên 5
- cứu định tính lẫn phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp định tính bao gồm: quan sát trong quá trình giảng dạy, trong quá trình triển khai chương trình ngoại khóa cho sinh viên kết hợp với các phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học, cụ thể là phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, thực hiện thống kê mô tả và lập bảng tham chiếu chéo trong quá trình phân tích kết quả bài kiểm tra năng lực tư duy phản biện của sinh viên. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án mà nghiên cứu sinh đã thực hiện chứa đựng một số đóng góp mang tính mới như sau: Thứ nhất, luận án đã làm rõ một số khái niệm như: tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện; đặc điểm của người không có tư duy phản biện cũng như nhận diện người có tư duy phản biện thông qua một số tiêu chí đánh giá cụ thể; Phân biệt tư duy phản biện với các thuật ngữ gần gũi khác như phản bác, hoài nghi v.v. Thứ hai, đưa ra được bức tranh tổng thể năng lực tư duy phản biện của sinh viên TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Đặc biệt là chỉ ra được nguyên nhân tác động đến năng lực tư duy phản biện của đối tượng sinh viên này. Thứ ba, đề tài đưa ra các giải pháp mới để nâng cao tính hiệu quả trong giáo dục tư duy phản biện và nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Về mặt lý luận: Đề tài đã làm rõ nhiều vấn đề lý thuyết cơ bản và cần thiết về tư duy phản biện và nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện tại, góp phần phát triển lý luận trong lĩnh vực triết học, cụ thể là lý luận nhận thức – thực tiễn; tư duy – tư duy phản biện. 6
- - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể cung cấp cho các trường đại học một hệ thống những đề xuất cụ thể để xây dựng chương trình giáo dục tư duy phản biện cho sinh viên; làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên các trường trong quá trình giảng dạy và học tập ở các môn như: triết học, môn Logic học (môn Logic học, Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học – tên một môn học đang giảng dạy tại trường Đại học Ngoại thương), các môn về phát triển kỹ năng tư duy; Các giải pháp mà đề tài đưa ra mang tính đồng bộ, đề cao trách nhiệm của cả xã hội, hội, nhà trường, gia đình và bản thân sinh viên, phát huy tính chủ động của các chủ thể nhận thức, thúc đẩy các hoạt động nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cho sinh viên Việt Nam nói chung, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, thời đại của công nghệ, thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, đề tài còn có một số ý nghĩa thực tế khác: góp phần gợi mở để có nhiều chương trình giáo dục tư duy phản biện hơn; thúc đẩy nhiều hoạt động giáo dục tư duy phản biện tại các trường đại học, giúp chúng trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, sôi nổi hơn. Hình thành văn hóa phản biện từ những cộng đồng nhỏ như các câu lạc bộ hoặc các sân chơi học thuật - nơi tạo cảm hứng cho sinh viên thực hành phản biện và từ đó lan tỏa sang cộng đồng lớn hơn. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm ba phần: Phần giới thiệu chung, phần nội dung chính và phần kết luận. Phần nội dung chính gồm 4 chương, 12 tiết. Ngoài ra còn có hệ thống danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu, các hình và phụ lục khác. 7
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư duy phản biện và năng lực tư duy phản biện 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư duy phản biện và năng lực tư duy phản biện của các tác giả nước ngoài Trước hết là một số công trình về tư duy, bản chất của tư duy. Triết học Mác đã bàn nhiều về tư duy, bản chất tư duy và phương pháp tư duy. Các quan điểm này cũng đã được hệ thống lại trong các tác phẩm như Luận cương về Phoiơbắc của C. Mác viết năm 1845; Hệ tư tưởng Đức do C. Mác và Ph. Ăngghen viết chung năm 1845 – 1846. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph.Ăngghen (1995) đã đưa ra hệ thống những quan điểm mà các nhà nghiên cứu sau này đánh giá là nó mang tính cách mạng, một cuộc cách mạng làm thay đổi quan niệm về tư duy và bản chất của tư duy so với triết học trước đó. Điểm xuất phát của hai ông là từ thế giới hiện thực và con người là thực thể đặc biệt trong hiện thực đó. Con người có ý thức. Ý thức của con người gắn liền với tồn tại, phản ánh tồn tại, và chính nó cũng “tồn tại” như một dạng đặc biệt: tồn tại ý thức. Hai ông đã tuyên bố trong mệnh đề nổi tiếng: “Ý thức... không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức” [16]. Nhìn chung, trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, chúng ta không thấy nói trực tiếp và luận giải về tư duy phản biện nhưng chủ nghĩa Mác chính là một hệ thống phản biện, các ông đã xây dựng nền tảng khoa học có tính chất là hệ thống cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trực tiếp cho những quan điểm về tư duy trên lập trường mác xít. Các quan điểm lý luận cũng như các nguyên tắc nền tảng chung (nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn cũng như các 8
- quy luật logic học v.v.) nghiên cứu sinh sẽ trong sẽ phân tích cụ thể hơn trong Chương 2, phần cơ sở lý luận của luận án. Theo dòng lược sử nghiên cứu, chính từ quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen đã đề cập, hai ông cho rằng tư duy là một trong những đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao của, điều đó đã đặt cơ sở triết học căn bản, đúng đắn về tư duy, tồn tại và mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tạo hướng đi thuận lợi cho các nghiên cứu của các tác giả về sau, chẳng hạn như Rô-den-tan hay A.P. Septulin. Tác giả Rô-den-tan (1961), trong quyển Nguyên lý lô-gíc biện chứng đã nêu vai trò của lô-gíc học đối với quá trình tư duy; Quyển thứ hai, Rô-den-tan (1962), Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ tư bản của C.Mác, mặc dù tác giả không dùng thuật ngữ “tư duy phản biện”, nhưng trong các nguyên tắc của tư duy biện chứng, tác giả nêu lên tính khách quan, tính toàn diện, tính lịch sử - cụ thể cũng chính là yêu cầu của tư duy phản biện. Đồng thời, tác giả đề cập đến ý nghĩa triết học của Bộ tư bản, phân tích các quy luật trong tự cũng như trong xã hội loài người theo triết học Mác – Lênin và cho rằng mọi thứ đều tuân theo quy luật phổ biến. Ông cũng phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các phạm trù kinh tế, đặc biệt là phần nghiên cứu về vai trò của những trừu tượng khoa học trong nhận thức, trong đó nhấn mạnh tư duy là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới [136], [137]. Còn tác giả AP. Septulin (1987) với tác phẩm Phương pháp nhận thức biện chứng . Tác phẩm này giải thích rõ hơn và đưa ra cách hiểu sâu sắc hơn về tư duy (cả về nhận thức và logic học) dưới quan điểm duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin [7]. Tiếp đến là một số công trình về tư duy phản biện và bản chất của tư duy phản biện. Theo dòng lịch sử, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra rất nhiều cách hiểu về tư duy phản biện. Chẳng hạn như Norris, S. P. (1985) trong công trình Educational leadership (Lãnh đạo giáo dục) cho rằng tư duy phản biện không giống như, và không nên nhầm lẫn với trí thông minh; tư duy phản biện là một kỹ năng có 9
- thể được cải thiện ở mọi người. Tuy nhiên, nó không phải là thứ nhất thiết phải phát triển bằng sự trưởng thành và vì vậy nên được dạy cho mọi lứa tuổi. Nếu được tiếp cận sự giáo dục về tư duy phản biện, sinh viên sẽ có thể áp dụng mọi thứ họ đã biết và cảm nhận, để đánh giá suy nghĩ của chính họ, và đặc biệt là thay đổi hành vi của họ. Bài nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét về các tài liệu nghiêu cứu tư duy phản biện. Đề cập đến bản chất và yêu cầu của tư duy phản biện cũng như ra quyết định hành động cũng như trình bày những phát hiện có liên quan đến tâm lý, bối cảnh tư duy, các vấn đề trong xây dựng bài kiểm tra, nghiên cứu giảng dạy về tư duy phản biện [257]. Còn theo nhà nghiên cứu Sternberg, R.J (1986) trong công trình Critical thinking: Its nature, measurement, and improvement (Tư duy phản biện, bản chất, cách đo lường và sự cải thiện), trong nghiên cứu của mình, tác giả đã cho rằng tư duy phản biện bao gồm các quá trình tinh thần, các chiến lược và sự thể hiện và mọi người sử dụng để giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định để hành động và học các khái niệm mới [277]. Còn Facione, P. A. (1990) trong bài Critical thinking: A statement of expert consensus for purposes of educational assessment and instruction Chân dung của người tư duy phản biện lý tưởng phải là người linh hoạt, công tâm, tìm kiếm đầy đủ các thông tin, có quan điểm toàn diện, sẵn sàng đánh giá và đưa các quan điểm đó ra để suy xét [219]. Tiếp đến là định nghĩa của McPeck, J. E. (1990) trong bài “tư duy phản biện và đặc trưng lĩnh vực: Trả lời Enics” ông cho rằng, tư duy phản biện là: “khuynh hướng và kĩ năng thể hiện sự hoài nghi có phản xạ với một hoạt động” [251]. Còn theo Ennis, R. H. (1989) [213]. Critical Thinking and Subject Specificity: Clarification and Needed Research (Tư duy phản biện và đặc trưng chủ đề: Làm rõ và nghiên cứu) (p45) lại cho rằng tư duy phản biện là quá trình suy xét cẩn trọng, gắn với thực tiễn và có giá trị, giúp chúng ta có niềm tin vững chắc, đưa ra những quyết định chuẩn xác và hành động đúng. Lipman, M (1988), 10
- (trang. 39) lại cho rằng tư duy phản biện là “tư duy khéo léo, có trách nhiệm nhằm tạo điều kiện cho việc đánh giá bởi vì nó độc lập trong từng tiêu chí và ngữ cảnh” [243]. Còn đối với Facione, P. A. (1990) thì cho rằng, tư duy phản biện là quá trình hình thành những phán đoán có mục đích thông qua việc phân tích, diễn giải, đánh giá và suy luận. Nó bao gồm việc giải thích các minh chứng, khái niệm, đồng thời cân nhắc hoặc xem xét những khái niệm dựa trên những phán đoán đó. [217]. Với Paul, R. (1992) (trang 9) thì tư duy phản biện là tư duy mang tính tự định hướng và kỉ luật mà nó là một tư duy hoàn thiện phù hợp với một chế độ và hoàn cảnh cụ thể [260]. Thayer-Bacon, B. J. (2000) trong cuốn sách Transforming critical thinking: Thinking constructively (Chuyển đổi tư duy phản biện: tư duy xây dựng), đã dựa vào giả thuyết về người tư duy phản biện là như thế nào, sau đó đưa ra đặc điểm và tính chất của người này chứ không dựa vào hành động mà người tư duy phản biện có thể thực hiện. Tác giả tái trình bày lý thuyết về tư duy phản biện mang tính đột phá và độc đáo, từ tổng quan về lịch sử tư duy phản biện, các định các lý thuyết chính về tư duy phản biện, đồng thời tác giả cũng phê phán cách mà tư duy phản biện được khái niệm hóa và áp dụng trong trường học hiện tại. Cuốn sách của Thayer-Bacon là một tài liệu quan trọng cho các cuộc tranh luận về các lý thuyết của tư duy phản biện sau này [283]. Đến lượt Anna Dilley và các cộng sự (2017) trong bài What we know about critical thinking đã đưa ra một nhận xét hoàn toàn mới so với nhiều tài liệu trước: qua thời gian, các định nghĩa về TDPB đã phát triển, vượt xa sự mô tả đầu tiên của Dewey về sự suy nghĩ phản hồi đơn giản [183]. Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về tư duy, tư duy phản biện theo hướng tiếp cận mới, nói về cách thức đưa ra ý tưởng, cách giải quyết vấn đề: Trước hết là tác phẩm “Bàn về Tự do” John Stuart Mill (2016), (người dịch: Nguyễn Văn Trọng), tác phẩm này có vị trí quan trọng trong tư duy lý luận và nền tư tưởng của phương Tây. Tác giả đã trình bày khái niệm về tự do và tiến hành 11
- nghiên cứu sâu lĩnh vực tự do trong tư tưởng, tự do trong thảo luận. Vấn đề tự do là vấn đề đi liền với dân chủ. Có quyền tự do là có điều kiện để phát triển năng lực tư duy lý luận, tư duy sáng tạo cũng như các tài năng khác của con người [68]. Tác giả Lewis, A., & Smith, D. (1993) trong bài báo Defining Higher Order Thinking (Xác định tư duy bậc cao) bài viết này đặt trọng tâm định nghĩa cho tư duy bậc cao, phân biệt nó với các khái niệm hay thuật ngữ khác, đặc biệt là phân định mối quan hệ giữa tư duy phản biện với giải quyết vấn đề và ý nghĩa của mối quan hệ đó theo tư duy bậc cao [242] v.v. Bailin, S., Case, R., Coombs, J. R., & Daniels, L. B. (1999) cho rằng tư duy phản biện là suy nghĩ có mục đích, “suy nghĩ để phán quyết”, nơi mà bản thân tư duy đáp ứng đầy đủ và chính xác [189]. Facione, P.A (2000) tư duy phản biện là phán quyết theo phản xạ về những gì nên làm và những điều nên tin” [222]. Edward De Bono (2003), công trình là quyển sách Tư duy hậu Socrates, trong quyển sách này tác giả đã đề xuất một phương pháp tư duy song song để thay cho phương pháp tư duy Socrates truyền thống. Bản thân ông chính là cha đẻ của phương pháp tư duy phi tuyến tính và ủng hộ việc giảng dạy tư duy như là một môn học. Công trình của ông khá thú vị, đặc biệt là các phương pháp để cải thiện tư duy bằng mô hình 6 chiếc mũ tư duy. Edgar Morin (2006) trong tác phẩm Phương pháp 3. Tri thức về tri thức (bản tiếng Việt do Lê Diên dịch) [50]; Daniel H. Pink (2008) Một tư duy hoàn toàn mới (bản tiếng Việt do Lotus dịch) [33]; Samm.S. Baker (2001), Luyện trí sáng tạo (bản tiếng Việt do Dương Hội và Tạ Văn Doanh dịch) [138]. Trong cách tiếp cận mới này, nghiên cứu sinh đặt biệt chú ý hơn cả ở tác giả Edgar Morin, là cha đẻ của phương pháp tiếp cận tính phức hợp (Ông cũng là người thành lập Hiệp hội tư duy phức hợp – APC, Paris), phương pháp của ông ra đời cũng đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy, khi mà tư duy đơn giản hóa của con người ngày càng bất cập, khiến cho nhận thức của con người phiến diện, sai lầm. Tư duy cổ điển, theo phương thức đơn giản hóa sẽ là phép tuyển nghiêm ngặt: “hoặc là… hoặc là” vốn rất máy móc, đòi hỏi lựa chọn một trong hai, hoặc đúng 12
- hoặc sai. Nhưng hiện tại, chúng ta cần một phương thức tư duy đủ mạnh để vượt qua thách thức của thời đại, thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của những thương thuyết, đàm phán v.v… Và phương pháp đó sẽ dùng các nguyên tắc logic mới, ví dụ như nguyên tắc phân biệt, phán đoán hội (và, vừa là vừa là và phán đoán kéo theo (nếu…thì) v.v. . Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu trong triết học truyền thống cũng đã nhấn mạnh những phẩm chất hay trình độ của tư duy phản biện. Bailin, S. (2002) ông định nghĩa tư duy phản biện là những tư duy đạt tiêu chuẩn cụ thể - những tư tưởng hoàn hảo sẽ đáp ứng các tiêu chí đưa ra đầy đủ và chính xác [188]. Cũng như một số công trình trong đó tác giả áp dụng quy tắc logic của vấn đề (Lewis và Smith, 1993, Sternberg, 1986). Theo như Sternberg, R.J (1986) thì cách tiếp cận này để xác định trong tư duy phản biện có một hạn chế đó là không phải lúc nào cũng áp dụng được trong thực tế. Bởi vì khi nhấn mạnh về khả năng của người tư duy phản biện lý tưởng, khả năng con người có thể làm, cách tiếp cận này bỏ sót quan điểm khả năng thực sự mà con người nghĩ đến [278]. Tiếp theo là tác giả Paul, R., & Elder, L (2015) trong quyển cẩm nang Tư duy học tập và nghiên cứu (The Thinker’s Guide for students on How to Study and Learn a Discipline) đã nêu ra cấu trúc của tư duy, trong đó có tám yếu tố hiện diện cơ bản trong mọi tư duy, trong đó có tư duy phản biện, cụ thể là: (1) Các khái niệm (2) Các giả định (3) Các hàm ý và hệ luận (4) Góc nhìn, (5) Mục đích (6) Vấn đề đang đề cập (tranh cãi) (7) Thông tin (bằng chứng) (8) Diễn giải và suy luận) 13
- Có nghĩa là, mọi sự suy xét của con người đều hướng tới mục đích cụ thể hoặc đang nỗ lực tìm cách để giải quyết một vấn đề nào đó; Trước khi đi đến quyết định hoặc kết luận thì bao giờ chúng ta cũng bắt đầu từ các giả định. Quá trình lập luận sẽ dựa trên các dữ liệu, dữ kiện, minh chứng, bằng chứng. Các lập luận đều thể hiện thông qua các khái niệm, các lý thuyết và đều bị định hình bởi khái niệm và lý thuyết; Nếu có người chấp nhận lập trường đó, thì có hàm ý gì? Tôi đang xem xét vấn đề này dưới góc độ nào? Có góc độ nào khác không? [114]. Cuối cùng trong phần này là một số công trình liên quan đến nền tảng cơ sở để cải thiện khả năng tư duy phản biện, đặc biệt là thông qua giáo dục. Nói về cách thức để giáo dục tư duy phản biện thì nhiều nhà giáo dục từ lâu đã ủng hộ việc dạy các kỹ năng tư duy phản biện như một phương pháp lý luận và kĩ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trước những năm 1980, không có hành động cụ thể nào về giáo dục được đưa ra. Sau đó, khi Ủy ban Nhân văn Rockefeller khuyến nghị rằng tư duy phản biện về định nghĩa cũng như các kỹ năng cơ bản của tư duy phản biện nên được đưa vào Văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ, từ đó xuất hiện một số khái niệm về giáo dục tư duy phản biện và một số ý kiến về quan điểm giáo dục tư duy phản biện như: Kincheloe, J., & Steinburg, S. (1997) cho rằng giáo dục tư duy phản biện là thuật ngữ dùng để miêu tả những vấn đề của lý thuyết tư duy phản biện khi nó được đưa vào trong giáo dục. Trong đó, giáo dục có nhiệm vụ rèn dũa cho người ta biết phản biện, biết suy nghĩ thận trọng, sâu sắc [240]. Theo tác giả Butler, H. A., Pentoney, C., & Bong, M. P. (2017) trong công trình Predicting real-world outcomes: Critical thinking ability is a better predictor of life decisions than intelligence (Dự đoán kết quả trong thế giới thực: Khả năng tư duy phản biện là yếu tố dự đoán tốt hơn về các quyết định trong cuộc sống so với trí thông minh). Các tác giả xác nhận các giả thuyết nghiên cứu: “Tư duy phản biện và trí thông minh có thể giúp dự đoán kết quả xảy ra của sự vật hiện tượng trong thế giới thực; Những người có tư duy phản biện và trí thông minh cao hơn thường ít gặp những sự kiện tiêu cực 14
- trong cuộc sống; Tư duy phản biện có khả năng dự đoán kết quả thực tế mạnh hơn trí thông minh” [193]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tư duy, tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện của các tác giả trong nước Các công trình đề cập đến sự cần thiết đổi mới tư duy (bao hàm đòi hỏi có tư duy phản biện). Các tác giả Hồ Văn Thông (1987) trong bài “Một số vấn đề về tư duy và đổi mới tư duy hiện nay ở nước ta” [151]; Lê Thi (1987) trong bài Những hướng tư duy mới [149]; Nguyễn Đăng Quang (1987) trong bài “Quan hệ giữa đổi mới nội dung tư duy và đổi mới phương pháp tư duy”, “Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tư duy khoa học” [119]; Nguyễn Ngọc Long (1987) trong bài “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy của Đảng”, v.v. Các tác giả đã bàn về tư duy hoặc đổi mới tư duy, tuy nội dung không phải là mới nhưng nó lại rất phù hợp với thực tiễn đổi mới toàn diện ở Việt Nam bấy giờ. Việc các nghiên cứu đi phân tích bản chất của tư duy cũng như chỉ ra kết cấu của năng lực tư duy lý luận cũng là những nội dung gợi ý quan trọng cho việc đổi mới tư duy trong giáo dục và đào tạo [86]. Tác giả Đào Duy Tùng (1986), trong cuốn sách Bàn về đổi mới tư duy, cho rằng cần phải có những phân tích nhất định về tư duy trong đó có tư duy phản biện trước khi có yêu cầu đổi mới tư duy lý luận v.v.[167]. Tác giả Nguyễn Văn Linh (1987), trong cuốn sách Đổi mới tư duy và phong cách tư duy, cho rằng, cần phải nghiên cứu có hệ thống các vấn đề liên quan đến tư duy, trong đó phải tư duy theo hướng phản biện, nhận diện được những hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ Đảng viên và đội ngũ lãnh đạo trong cơ quan nhà nước [85]. Tác giả Trần Thành (2003), trong cuốn sách “Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn”, tác giả đã đi vào phân tích 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 503 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
174 p | 595 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
177 p | 359 | 91
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trường kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái nước ta hiện nay
176 p | 281 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 354 | 77
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 225 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 159 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
29 p | 193 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
28 p | 186 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
177 p | 27 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay
151 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: “Những yếu tố cản trở sự phát triển lực lượng sản xuất ở Hà Nội hiện nay và giải pháp tháo gỡ”
213 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn