Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
lượt xem 91
download
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay nhằm làm rõ tầm quan trọng, thực trạng việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH HÀ GI¸ TRÞ §¹O §øC TRUYÒN THèNG D¢N TéC VíI VIÖC X¢Y DùNG LèI SèNG MíI CHO SINH VI£N VIÖT NAM TRONG BèI C¶NH TOµN CÇU HãA HIÖN NAY Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN THẾ KIỆT 2. PGS,TS. HOÀNG ANH HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Hà
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Những công trình đề cập đến lối sống; lối sống sinh viên và đặc điểm lối sống mới của sinh viên Việt Nam hiện nay 5 1.2. Những công trình đề cập đến giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Sự tác động toàn cầu hóa đến việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 9 1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò, thực trạng và nguyên nhân của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 12 1.4. Các công trình đề xuất phương hướng và giải pháp, kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong xây dựng lối sống con người Việt Nam, trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam nói chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa nói riêng 14 1.5. Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết 15 Chương 2: LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 18 2.1. Lối sống, tầm quan trọng, nội dung của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay 18 2.2. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và vai trò của nó đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 44 Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 63 3.1. Toàn cầu hóa và tác động của nó đến việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay 63 3.2. Thực trạng việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 74 3.3. Một số vấn đề đặt ra trong phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 108 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 121 4.1. Phương hướng phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 121 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 131 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 176
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCH : Ban chấp hành CTQG HCM : Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo KTTT : Kinh tế thị trường KHXH : Khoa học xã hội NQ : Nghị quyết Nxb : Nhà xuất bản TW : Trung ương TNCS : Thanh niên Cộng sản Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của mình, một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình. Trong các truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nổi bật lên là đạo đức truyền thống. Nó là dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của cha ông ta. Đây là cơ chế tích lũy, lưu truyền chắt lọc, chuyển giao tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác, hình thái kinh tế - xã hội này qua hình thái kinh tế - xã hội khác. Vì thế, việc phát huy các giá trị truyền thống, đặc biệt là giá trị đạo đức, nhằm xây dựng lối sống mới con người Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng trong điều kiện hiện nay là một trong những yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Đại hội X của Đảng khẳng định: Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên; đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam [30, tr.172]. Ở đây, giá trị đạo đức truyền thống là yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong quá trình phát triển của xã hội, chúng còn là yếu tố nội sinh, có tác dụng thúc đẩy quá trình vận động và phát triển nền văn hóa, một yếu tố không thể thiếu trong xây dựng lối sống của mỗi con người, trong đó có thanh niên - sinh viên. Mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng lối sống là điều không ai nghi ngờ. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống có vai trò như thế nào trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam, nó cản trở hay là động lực,
- 2 là cơ sở định hướng cho xây dựng lối sống? Và nội dung, yêu cầu phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho sinh viên là gì, và đòi hỏi phương hướng với những giải pháp gì để phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Cho nên, để xây dựng lối sống hiện nay, chúng ta không ngừng nâng cao nhận thức của toàn xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng về vai trò, tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống, phát huy các giá trị đó trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Từ đây, nẩy sinh nhiều vấn đề đặt ra, làm sao định hướng đúng đạo đức cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - khi mà các giá trị đạo đức truyền thống đang có những biến đổi, làm thế nào để sinh viên có một tình cảm thực sự, một thái độ đúng đắn và một niềm tin vững chắc khi thực hiện các hệ chuẩn giá trị xã hội để họ xây dựng lối sống mới của mình. Và, chính các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng tạo nên đặc trưng lối sống của người Việt Nam nói chung và của sinh viên nói riêng. Vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay cũng đang đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là vấn đề giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội và trong sinh viên đã và đang diễn ra phức tạp. Những biểu hiện của nó ngày càng rõ nét hơn đến mức không thể không quan tâm. Lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ trong thanh niên sinh viên có xu hướng gia tăng, gây nhức nhối đời sống xã hội. Tại Đại hội X, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong giới trẻ” [30, tr.106]. Vì thế, có thể thấy tầm quan trọng hàng đầu của sự nghiệp “trồng người” trong sinh viên hiện nay. Việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống vô cùng quan trọng và là cơ sở để sinh viên xây dựng lối sống mới, gắn liền với việc xây dựng người sinh viên toàn diện, hiện đại. Cho nên, việc nghiên cứu vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết và
- 3 cấp bách. Xuất phát từ căn cứ trên, chúng tôi chọn đề tài “Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm luận án tiến sĩ Triết học. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Làm rõ tầm quan trọng, thực trạng việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Từ đó, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho sinh viên. - Làm rõ giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay là vấn đề lớn và bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Trong khuôn khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung vào giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và phát huy vai trò của nó trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi là sinh viên đang học trong các trường đại học. Số liệu khảo sát chủ yếu là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài chỉ khảo sát thời gian từ 1986 cho đến nay.
- 4 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án chủ yếu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, lối sống thanh niên, sinh viên, ngoài ra luận án còn dựa vào những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới nội dung được đề cập trong luận án. - Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học... nhằm thực hiện mục tiêu mà luận án đã đặt ra. 3. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm rõ khái niệm lối sống, lối sống của sinh viên, xây dựng lối sống sinh viên. - Luận án góp phần xác định rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. - Luận án làm rõ thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trực tiếp làm công tác giáo dục sinh viên và hoạt động phong trào của sinh viên. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường và học viện. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương 12 tiết.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng lối sống là điều không ai nghi ngờ. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống có vai trò như thế nào trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam, nó cản trở hay là động lực, là cơ sở định hướng cho xây dựng lối sống? Và nội dung, yêu cầu phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho sinh viên là gì, và đòi hỏi phương hướng với những giải pháp gì để phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Xung quanh vấn đề này có nhiều công trình, nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập theo những lát cắt khác nhau, phương pháp tiếp cận khác nhau, quan điểm khác nhau, tựu chung lại có thể khái quát một số khuynh hướng nghiên cứu sau. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN LỐI SỐNG; LỐI SỐNG SINH VIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM LỐI SỐNG MỚI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ trước đã xuất hiện những công trình trình bày những vấn đề có tính lý luận về lối sống như “Bàn về lối sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa” của tập thể tác giả, Trần Độ (chủ biên) [39]. Đây là một công trình nghiên cứu lý luận, trình bày khá hệ thống các khái niệm và các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt Nam theo mô hình Chủ nghĩa xã hội. Tác giả Tương Lai đã đề cập tới mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống của con người trong công trình “Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới” [73], tác giả đã nhấn mạnh: “đạo đức mới của chúng ta phải được biểu hiện ra trong lối sống của những người lao động”. Những công trình này các tác giả đề cập đến vấn đề cơ sở lý luận nghiên cứu lối sống theo những quan điểm khác nhau và mới trên bình diện lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu lối sống, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống lối sống tư bản chủ nghĩa... Những năm 90 của thế kỷ XX, trong thời kỳ đổi mới, những thay đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội diễn ra trên đất nước đã có nhiều công trình nghiên cứu
- 6 lối sống về thế hệ trẻ với nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó bước đầu mô tả được bức tranh sinh động về thực trạng lối sống của thanh niên, sinh viên và đề ra những giải pháp giáo dục lối sống mới cho họ. Chẳng hạn tác giả Đỗ Long đã đề cập vấn đề mối quan hệ giữa lối sống và việc hình thành nhân cách cho thanh niên với công trình: “Lối sống và nhân cách của thanh niên” [85]. Tác giả Trần Thị Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú” [41] đã phân tích thực trạng lối sống của sinh viên cả mặt tích cực và tiêu cực trong môi trường ký túc xá, từ đó nêu lên những kiến nghị cải tạo điều kiện sống ở ký túc xá cho họ và việc giáo dục lối sống cho sinh viên nội trú. “Bồi dưỡng đạo đức sinh viên trong kinh tế thị trường” của Huỳnh Khái Vinh [143]. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (Bộ Giáo dục & Đào tạo) có nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục” [128]. Công trình này đã xác định khái niệm lối sống sinh viên và nêu ra một hệ thống những đặc điểm chủ yếu của lối sống sinh viên được biểu hiện qua định hướng giá trị, trong các hoạt động cụ thể, trong hành vi giao tiếp ứng xử và trong sinh hoạt cá nhân. Điều đáng chú ý nhất của công trình này là tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát, thống kê số liệu để phân tích các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong lối sống của sinh viên. Để từ đó, tác giả đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm giáo dục lối sống cho họ. Có thể thấy tác giả đã tránh chỉ trình bày lý luận về lối sống sinh viên mà đã tiếp cận lối sống sinh viên bằng những phương pháp nghiên cứu cụ thể, mô tả các biểu hiện cụ thể của lối sống sinh viên trong cuộc sống hiện thực của họ. Đây là một bước tiến mới trong nghiên cứu lối sống sinh viên. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự đã nêu lên những biểu hiện về lối sống và đạo đức của sinh viên sư phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó đề xuất những phương hướng, biện pháp nhằm giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh cho sinh viên qua đề tài: “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học sư phạm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [137]. Cũng như tác giả Mạc Văn Trang, tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã tiếp
- 7 cận lối sống sinh viên bằng điều tra, phân tích các số liệu thực tế, chỉ ra các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong lối sống của sinh viên sư phạm trên một số mặt tiêu biểu của đời sống sinh viên như: biểu hiện của lối sống sinh viên trong học tập, trong các mối quan hệ; trong sinh hoạt tập thể và sinh hoạt cá nhân; biểu hiện lối sống sinh viên trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi. Thanh Lê (chủ biên) “Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa” [79], công trình đã đi sâu nghiên cứu khái niệm “lối sống” với nghĩa là một hình thái kinh tế - xã hội, hình dung nó như một “chính thể sinh động cụ thể” với những “chi tiết của các quan hệ xã hội khác nhau: sản xuất, sinh hoạt, văn hóa, gia đình v.v... nói lên đặc trưng của một xã hội nhất định. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề lối sống đang là “điểm nóng”, phải chứng minh được những ưu thế nổi bật của “lối sống xã hội chủ nghĩa”. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) công trình “Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [21], gồm các bài tham luận của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, ở những góc độ khác nhau đã đề cập đến tầm quan trọng và cần thiết của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội. Công trình “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” do Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) [144] đã cho thấy rõ: lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người và mỗi nền văn hóa, gắn liền với các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng và mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Trong đó, đạo đức về cơ bản đóng vai trò là lẽ sống; còn lối sống mà hạt nhân là các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội mang biểu trưng văn hóa điển hình và đóng vai trò định hình, định tính văn hóa và con người. Dưới sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ thực trạng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới, tác giả đưa ra phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối
- 8 sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới. Tác giả Hà Nhật Thăng có bàn về đạo đức lối sống của thanh niên sinh viên trong bài “Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh niên, sinh viên” [118]; Nguyễn Văn Huyên có bàn về “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa” [61]. Từ bình diện xem xét bản sắc văn hóa dân tộc, PGS,TS. Lê Như Hoa đã đề cập đến vấn đề nếp sống, lối sống, lối sống đô thị trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề này tác giả đề cập trong quyển “Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại” [55]. Tác giả Nguyễn Thị Hằng nghiên cứu “Tìm hiểu lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh qua việc sử dụng thời gian rỗi” [51]. Công trình gần đây nghiên cứu “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tập thể tác giả và tác giả Nguyễn Ngọc Hà [46]. Đề tài đã trình bày một cách có hệ thống những quan điểm khác nhau về cách định nghĩa khái niệm “tư duy” và “lối sống”, đã cho thấy tư duy và lối sống có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của con người và qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Phân tích sâu sắc một số đặc điểm cơ bản của tư duy và lối sống truyền thống của người Việt Nam, sự bất cập của các đặc điểm ấy so với yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Không chỉ có ý nghĩa góp phần nâng cao nhận thức của con người Việt Nam về con người Việt Nam, mà còn cung cấp căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bài viết của GS, TS Trần Văn Bính với “Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” [15] đã khẳng định: Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là những xu thế khách quan, tất yếu đối với mọi quốc gia, dân tộc, tác động tích cực tới sự phát triển của xã hội, không chỉ trên lĩnh vực sản xuất vật chất, mà cả lĩnh vực sản xuất tinh thần.... Chúng ta chậm nhận thức ra mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa về phương diện sản xuất tinh thần, đặc biệt về đạo đức, lối sống, do đó chưa có những đối sách cần thiết và hữu hiệu. Vì những lý do đó mà tác giả đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống có văn hóa ở nước ta hiện nay.
- 9 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN GIÁ TRỊ, GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG, GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM. SỰ TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA ĐẾN VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Nhiều nhà khoa học nước ta đã đi sâu nghiên cứu nhằm xác định các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc làm cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một số công trình tiêu biểu như “Tìm hiểu tính cách dân tộc” của GS Nguyễn Hồng Phong [102]; “Đạo đức mới” do GS. Vũ Khiêu chủ biên, [67]; “Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới” của Tương Lai [73]; “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của GS. Trần Văn Giàu [43]. Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu riêng về đạo đức như: “Nguyên lý đạo đức cộng sản” của A.Sixkin [112], trong đó tác giả khẳng định lại quan điểm mácxít về nguồn gốc của đạo đức, rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội và nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong quan hệ với nhau hàng ngày; “Đạo đức học”, tập 1 và 2 của tác giả G.Bandzeladze [8] đã phân tích và luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với “tính người” của con người. Căn cứ vào sự phân tích quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý và nghệ thuật... tác giả khẳng định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới có đạo đức, do đó nó không thể không phản ánh những đặc trưng của bản tính con người... bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của con người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội. Về giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng cũng có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu. Nhìn chung, các nhà khoa học đều khẳng định tính bền vững, trường tồn của các giá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức cũng như vai trò, sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy chúng trong quá trình xây dựng xã hội mới. Công trình “Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam” (tập thể tác giả gồm 2
- 10 tập) [44] và “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của GS. Trần Văn Giàu [45] đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam. Đặc biệt, ở góc độ sử học và đạo đức học, GS. Trần Văn Giàu đã phân tích sự vận động của những giá trị tinh thần truyền thống qua những sự kiện phong phú của lịch sử Việt Nam. Nguyễn Ngọc Long: “Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy” [84]. “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” do Thái Duy Tuyên chủ biên [132]; “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên [136]. Nhiều bài viết của tập thể các nhà khoa học Trung Quốc được tập hợp trong thông tin chuyên đề “Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” do Viện thông tin khoa học xã hội thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia xuất bản năm 1996 cho thấy sự quan tâm của họ về vấn đề này [113]. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước làm nảy sinh nhiều vấn đề trong xã hội mới, vấn đề đạo đức vì thế cũng phải được nghiên cứu trong điều kiện kinh tế thị trường với những tác động đa chiều, đan xen của nó. Đáp ứng yêu cầu này, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, đề cập tới sự tác động của nền KTTT với đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, mối quan hệ giữa đạo đức với kinh tế trong điều kiện KTTT... Như công trình “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” do PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) cùng với nhiều tác giả như: PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt, PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia, GS Trần Phúc Thăng, PGS.TS Trần Hậu Kiêm, PGS.TS Trần Thành, PGS.TS Trần Văn Phòng [97]... Trong đó, các tác giả đã gợi mở một số vấn đề đạo đức mới, luận giải sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong cơ chế thị trường, từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới, xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý trong nền KTTT định hướng XHCN...
- 11 GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS,TS Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) công trình: “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” [18], gồm các bài viết đề cập đến giá trị truyền thống Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Trong đó, các tác giả nêu lên thực trạng các giá trị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống Việt Nam nói riêng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, và những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức toàn cầu hóa. Cùng với những vấn đề này còn có những công trình như “Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa” của GS,TS Đỗ Huy [58]. Và bài viết “Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay” của GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn [20]. Các công trình của GS Trần Đình Hượu với “Đến hiện đại từ truyền thống” do chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước KX - 07 xuất bản [64]. Bàn về đạo đức, giá trị đạo đức còn có những bài viết như “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường” của Trần Nguyên Việt [142]; “Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” của Lê Sĩ Thắng [119]; “Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” của Nguyễn Đình Hòa [56]; “Từ “cái thiện” truyền thống đến “cái thiện” trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của GS. Nguyễn Hùng Hậu [53]; “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay” của PGS.TS Trần Văn Phòng [103]. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của TS. Lê Trọng Ân [4]; “Vấn đề giá trị đạo đức trong đạo đức học của Cantơ” của Vũ Thị Thu Lan [75]; “Phát huy truyền thống yêu nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Thị Nga [98]; tác giả Mai Thị Quý với bài viết “Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam” [107] đã cho rằng: dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một hệ thống các giá trị truyền thống, trong đó có đức tính cần cù và tiết kiệm. Trong điều kiện hiện
- 12 nay, toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đó theo những chiều hướng khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực... chúng ta cần tiếp tục phát huy đức tính cần cù và tiết kiệm, gắn cần cù với tiết kiệm. Đó vừa là cách để chúng ta khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa là phương thức tăng cường nội lực nhằm tạo đà cho sự phát triển ổn định và bền vững đất nước. PGS,TS Nguyễn Thế Kiệt đã đề cập đến một số giá trị đạo đức truyền thống qua bài viết: “Một số giá trị đạo đức Việt Nam: Từ truyền thống đến Hồ Chí Minh” [71]. Với công trình “Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [72], trong đó tác giả đã làm rõ sự biến đổi thang giá trị đạo đức dưới tác động của kinh tế thị trường ở Việt Nam, vì thế cần phải có những giải pháp mang tính định hướng nhằm xây dựng đạo đức mới gắn liền với việc đấu tranh chống lại sự thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống hiện nay. 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Nguyễn Khắc Vinh với bài viết “Xây dựng đạo đức lối sống và chuẩn giá trị xã hội để phát triển toàn diện con người” [145]; Đó là luận án tiến sỹ triết học của Trần Sỹ Phán với đề tài: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [100];“Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay” của Đoàn Văn Khiêm [66]. Đề tài khoa học cấp bộ của ThS. Lê Thị Loan, có bàn đến vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên: “Vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên đối với việc phát huy nguồn lực con người trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam hiện nay” [83]. Trong luận án của tác giả Lê Thị Thủy đã nghiên cứu làm rõ vai trò của đạo đức: “Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” [124].
- 13 Khi bàn về thực trạng lối sống sinh viên đại học Thái Nguyên và vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên được thể hiện ở bài viết của Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang, “Thực trạng lối sống sinh viên Đại học Thái Nguyên” [63]. Trong luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị Hoài Thanh nghiên cứu về: “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” [115]. Tác giả Võ Minh Tuấn (2004), phân tích những biểu hiện về mặt đạo đức sinh viên dưới tác động toàn cầu hóa qua bài “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay” [131]. Khi bàn về vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên sinh viên, tác giả Đỗ Thị Lan có nghiên cứu “Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Yên Bái” [74]; Đặng Quang Thành trong Luận án tiến sĩ Triết học nghiên cứu: “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [116]. Lê Cao Thắng: “Xây dựng nếp sống văn hóa của sinh viên trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” [119]. Tác giả Võ Văn Thắng với bài viết “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc)" [121]. Trong giai đoạn toàn cầu hoá, tác giả Nguyễn Thị Huyền có nói về nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam qua bài viết “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay” [62]. Ngoài ra, còn một số bài viết đăng tải trên các tạp chí và báo trung ương đề cập đến giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa, đạo đức của con người Việt Nam hiện nay ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Có thể kể đến: “Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” của TS Nguyễn Ngọc Vân [138]; “Truyền thống và hiện đại: vài suy nghĩ và đề xuất” của GS. Phan Huy Lê [78]; “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” của GS.PTS Nguyễn Trọng Chuẩn [17]; “Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của PGS,PTS Nguyễn Văn Huyên [60].
- 14 1.4. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM, TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM NÓI CHUNG, TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA NÓI RIÊNG Lưu Thu Thủy, với bài trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia bàn về “Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho học sinh, sinh viên Việt Nam” [125]. Trên cơ sở thực trạng đạo đức, tư tưởng, lối sống của thanh niên, sinh viên đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm giáo dục, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên. “Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý [86]; “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục” của Nguyễn Đình Tường [133]. Tháng 8 năm 2004, Viện Khoa học xã hội Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu đề tài: “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp” do GS.VS Nguyễn Duy Quí làm chủ nhiệm với sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín lớn như: GS Nguyễn Đức Bình, GS Vũ Khiêu, GS Nguyễn Trọng Chuẩn, GS Hoàng Chí Bảo, PGS Nguyễn Văn Phúc [109]... Trên cơ sở phân tích, mổ xẻ hiện thực cuộc sống trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công trình nghiên cứu này đã phác họa một cách trung thực và khá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực với những số liệu điều tra xã hội học phong phú, thuyết phục, làm hiện rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp và đạo đức trong gia đình. Từ đó các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội và đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức xã hội. Ở góc độ tâm lý, tập thể tác giả thuộc Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Viện nghiên cứu con người và Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong quyển “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa -
- 15 Những điều cần khắc phục” GS,VS Phạm Minh Hạc chủ biên [48]. Trong đó đã đề cập đến những mặt mạnh, mặt yếu, khẳng định những cái hay cần được kế thừa, phát huy, những điều dở cần được khắc phục trong lao động, học tập và lối sống của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về chiến lược và chính sách nhằm phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Ở góc độ đạo đức, tập thể tác giả là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà lý luận nước ta đã tiếp cận khái niệm lối sống như là một phạm trù đạo đức học trong quyển “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên hiện nay - Thực trạng và giải pháp” [114]. Các tác giả phân tích thực trạng vấn đề đạo đức, lối sống và đề ra các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay. Trong luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Võ Văn Thắng nghiên cứu về vấn đề “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” [120]. PGS,TS Nguyễn Văn Phúc trên cơ sở phân tích sự biến động của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường, tác giả đã luận chứng một số giải pháp căn bản để tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta qua bài viết: “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay” [104]. Tác giả Bùi Thanh Thủy đã cho thấy rõ, trong bối cảnh toàn cầu hóa cần có sự kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua bài “Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa” [123]. Võ Văn Thắng có đưa ra một số giải pháp trong xây dựng lối sống hiện nay, thông qua việc nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống với bài viết “Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống hiện nay”, [122]. 1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT Một là, các công trình bàn về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, lối sống sinh viên được thể hiện chủ yếu dưới dạng bài báo khoa học hay đề tài khoa học nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới
- 16 góc độ triết học về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Những công trình nghiên cứu trong giai đoạn vừa qua cũng chỉ chủ yếu mô tả được một bức tranh chung về lối sống, lối sống sinh viên với các mặt biểu hiện còn dàn đều, chưa làm nổi bật và đi sâu vào yếu tố nào là cơ bản, quyết định nhất, đặc trưng cho lối sống sinh viên và chưa xem xét mối liên kết, tác động qua lại giữa các yếu tố đó và các yếu tố liên quan. Vấn đề đặt ra cho luận án là tiếp tục kế thừa, bổ sung, làm sâu sắc hơn khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho sinh viên; xác định rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hai là, trong các công trình đã công bố, các tác giả đã cố gắng phân tích, làm rõ thực trạng lối sống sinh viên nhưng không nhiều và còn mờ nhạt. Ở đây, các tác giả chủ yếu bàn về thực trạng lối sống con người Việt Nam. Nhưng chưa có công trình nào luận chứng một cách toàn diện, hệ thống với đối tượng cụ thể dưới góc độ triết học về thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Ba là, các công trình của các nhà khoa học đã công bố cũng đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức cho sinh viên hay trong xây dựng lối sống hiện nay. Hệ thống những giải pháp đưa ra sâu sắc và toàn diện, mang tính khả thi, tập trung kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung luận chứng toàn diện, mang tính khả thi và tập trung vào đối tượng mang tính cụ thể đó là đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Những công trình trên đã đề cập các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án ở những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, phương pháp khác nhau, nội dung khác nhau về lối sống; xây dựng lối sống; xây dựng lối sống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 501 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
174 p | 583 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trường kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái nước ta hiện nay
176 p | 275 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 342 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
165 p | 247 | 55
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 223 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 158 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
29 p | 193 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
28 p | 184 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
27 p | 170 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
177 p | 26 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 14 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 159 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay
151 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
12 p | 112 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn