LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
lượt xem 82
download
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh về số liệu tài chính hiện hành với các số liệu được chọn trước(Tuỳ theo yêu cầu và phương pháp phân tích). Thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và quá khứ cũng như dự báo được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. 2./ Sự cần thiết của việc phân tích tài chính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- z LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Phần I : khái quát hoá cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp I, Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp 1./ Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh về số liệu tài chính hiện hành với các số liệu được chọn trước(Tuỳ theo yêu cầu và phương pháp phân tích). Thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và quá khứ cũng như dự báo được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. 2./ Sự cần thiết của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều phía (chủ doanh nghiệp và bên ngoài). Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản: Kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ
- liên tục, rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động và đóng cửa. Như vậy, hơn ai hết, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. Từ đó, so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu. Bởi vì, số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin đó cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay đó có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn. Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì đó là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn. Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không. Cũng như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng cần phải biết được khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn... Vì vậy, họ cần những thông tin và điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm bảo đảm sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
- Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, (chủ sở hữu), các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các chủ ngân hàng... còn có nhiều nhóm người khác quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động ... Những nhóm người này có nhu cầu thông tin về cơ bản giống các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp... bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ. 3. Đối tượng nghiên cứu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp . Là những kết quả kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . 4. Yêu cầu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp - Phải cung cấp được thông tin để đánh giá rủi ro từ hoạt động đầu tư và cho vay của các nhà đầu tư . - Phải cung cấp được thông tin về khả năng tạo tiền và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp . - Phải làm sáng tỏ sự biến động của tài sản nguồn vốn và các nhân tố gây ra sự biến động đó . II. Nội dung và phương pháp phân tích hoạt động tài chính : 1. Phương pháp phân tích 1.1 Phương pháp so sánh Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để dánh giá xác định xu hướng và biến động của chỉ tiêu phân tích . Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (thống nhất về nội dung phương pháp và thời gian đơn vị tính toán của chỉ tiêu so sánh) và tuỳ theo mục đích phân tích để xác định gốc so sánh .
- - So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định số chênh lệch giữa giá trị của chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động của hiện tượng kinh tế đang nghiên cứu. - So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích hoặc chiếm tỷ trọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể qui mô chung được xác định để đánh giá được tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của hiện tượng kinh tế - So sánh bằng số bình quân : Khi so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể ngàn ví dụ : tiền lương bình quân, vốn kinh doanh bình quân ... 1.2 Phương pháp tỉ lệ : Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc phương pháp này yêu cầu phải xác định các ngưỡng (định mức)để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của các doanh nghiệp đối với các tỷ lệ tham chiếu . Như vậy để đưa ra nhận xét đánh giá chính xác , người phân tích không chỉ sử dụng một phương pháp mà phải biết kết hợp hài hoà cả hai phương pháp nói trên, nó cho phép người phân tích biết rõ thực chất hoạt động tài chính cũng như phương pháp biến động của từng chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau . Khi dùng phương pháp so sánh để phân tích các báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang - Phân tích theo chiều ngang là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên các báo cáo tài chính. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu.
- - Phân tích theo chiều dọc là xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể qui mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể. 2. Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp : Việc phân tích tình hình tài chính đòi hỏi sử dụng nhiều tài liệu và thông tin khác nhau nhưng trong đó chủ yếu là báo cáo tài chính , báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với ngươì ngóài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được. Việc phân tích báo cáo tài chính là tiến trình chọn lọc tìm hiểu tương quan và thẩm định các dữ kiện trong báo cáo tài chính . Hệ thống báo cáo tài chính gồm : - Bảng cân đối kế toán - Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ . - Thuyết minh báo cáo tài chính . Tuy nhiên do giới hạn của luận văn nên trong khuôn khổ luận văn này chỉ đề cập đến bảng cân đối kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh dùng cho việc phân tích tài chính . Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại cấu thành vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp ở các thời điểm nhất định dưới hình thaí tiền tệ . Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh khái quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. 2.2 Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp
- Bước 1: - Lập kế hoạch phân tích, - xác định mục tiêu phân tích - xây dựng chương trình phân tích. Bước 2: Tiến hành phân tích bao gồm các công việc sau: - Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu - Tính toán xác định dự đoán . - Tổng hợp kết quả rút ra nhận xét . Bước 3- Viết báo cáo phân tích - Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích . - III, Nội dung phân tích báo cáo tài chính . Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong qúa trình kinh doanh được được biểu thái dưới dạng tiền tệ . Việc tiến hành phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh . Việc phân tích báo cáo tài chính gồm những nội dung chủ yếu sau : - Phân tích bảng cân đối kế toán. - Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư - Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh - Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời - Đánh giá doanh nghiệp. 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết tài sản doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình . tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định - đầu tư dài hạn Tổng số tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị noí riêng của doanh nghiệp , phản ánh năng lực sản xuất, xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp . Tỷ suất Nguồn vốn chủ sở hữu tự tài trợ = TSCĐ Giá trị tài sản cố định Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một bộ phận của TSCĐ dược tài trợ bằng vốn vay, đặc biệt mạo hiểm khi đấy là vốn vay ngắn hạn . Hệ số nợ : đây là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ . Hệ số trên cho phép doanh nghiệp nhìn nhận kết cấu tài chính của doanh nghiệp ở khía cạnh nhất định. Phân tích hệ số nợ là vấn đề quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các chủ nợ của doanh nghiệp. Tổng số nợ Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
- 2. Phân tích bảng cân đối kế toán : Để nắm được 1 cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán . Việc phân tích bảng cân đối kế toán thường được tiến hành bằng 2 cách : phân tích dọc và phân tích ngang . Khi phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau : - Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm kể cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự biến động về qui mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. - Xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh: Muốn làm được điều này, trước hết phải xác định được tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Sau đó, so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn. Khi phân tích cần lưu ý đến tính chất của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được các quyết định hợp lý về phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp. - Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán: Nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn TSCĐ và đầu tư dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn Nếu doanh nghiệp đạt được sự cân bằng trên thì có thể thấy khả năng tự tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp tốt, mang lại sự an toàn về mặt tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế lại thường xảy ra một trong hai trường hợp sau: - Trường hợp 1: Vế phải > vế trái: Điều đó thể hiện việc tài trợ của doanh nghiệp từ các nguồn vốn là tốt, nguồn vốn dài hạn dư thừa để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần thừa này doanh nghiệp dùng cho các sử dụng
- ngắn hạn. Đồng thời Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt. - Trường hợp 2: Vế trái > vế phải: Cho thấy, nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn) nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn, doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho các sử dụng dài hạn (tài sản cố định và đầu tư dài hạn), tình hình tài tính của doanh nghiệp không lành mạnh. Đồng thời, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ. - 3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu . Đồng thời so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần. Số liệu tính ra sẽ cho người sử dụng nắm được nhiều thông tin hữu ích . 3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Tỷ suất trị giá vốn hàng bán giá vốn hàng bán = x 100% trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ suất chi phí bán hàng Chi phÝb¸n hµng * = 100% trên doanh thu thuần DoanhthuthuÇn Tỷ suất chi phí quản lý doanh ChiphÝqu¶n lý doanhnghiÖp * nghiệp trên doanh thu thuần = DoanhthuthuÇn 100%
- 3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh : Tỷ suất lợi nhuận gộp trên Lîi nhuËngép * = 100% doanh thu thuần Doanhthu thuÇn Tỷ suất lợi nhuận trước Lîi nhuËntríc thuÕ * = 100% thuế trên doanh thu thuần Doanhthu thuÇn Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lîi nhuËnsauthuÕ * = 100% trên doanh thu thuần Doanhthu thuÇn 4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình đầu tư tại công ty : Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả . Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tổng tài sản (TSCĐ và TSLĐ) với nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay nợ dài hạn . Nếu tổng số nguồn vốn có đủ hay lớn hơn tổng nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý, tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp . 5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại
- nếu tình hình tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu phải trả sẽ dây dưa kéo dài . khả năng thanh toán nợ ngắn hạn : khả năng thanh toán = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nợ ngắn hạn nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết tương quan giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, một sự thặng dư lớn về tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn có ý nghĩa là doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngay cả khi kinh doanh gặp khó khăn .
- Khả năng thanh toán nhanh hệ số khả năng = Tiền + đầu tư ngắn hạn +các khoản phải thu thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng = tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thanh toán hiện thời Tổng nợ ngắn hạn Nếu hệ số này >=1 chứng tỏ doanh nghiệp có thừa khả hoặc đủ khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt, sức mạnh tài chính dồi dào doanh nghiệp có khả năng độc lập về mặt tài chính. Nếu hệ số này < 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp tình hình tài chính không bình thường, nếu kéo dài và không áp dụng các biện pháp cần thiết sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Hệ số khả năng thanh toán = Tổng Tài sản tổng quát Tổng nợ phải trả Nếu hệ số này < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ. Số vòng thu hồi nợ = Doanh thu đã thu được tiền Số dư bình quân các khoản nợ phải thu
- Phần II, Phân tích tình hình tài chính tại công ty Da giày Hà nội. I. Đặc điểm chung của công ty Da giày Hà nội 1. Giới thiệu chung về công ty Công ty Da giầy Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập tự chủ chịu sự quản lý của Tổng công ty Da giầy Việt Nam thuộc bộ công nghiệp . Tên giao dịch : Hanshoes Trụ sở công ty: 409 Nguyễn Tam Trinh - HBT - Hà Nội (Đây vừa là nơi giao dịch vừa là nơi sản xuất của công ty). Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là thuộc da sản xuất giày da, giầy vải . Công ty Da giầy Hà nội ngày nay là tiền thân của xưởng thuộc da do nhà tư sản Pháp đầu tư và quản lý từ năm 1912 . Quá trình phát triển của công ty được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với sự chuyển đổi cơ chế của đất nước. * Giai đoạn 1912 - 1954 . Do yêu cầu của cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, xưởng thuộc da đã mở rộng thành "nhà máy thuộc da Đông Dương ". Mục đích hoạt động chủ yếu Phục vụ cho chiến tranh xâm lược của Pháp . Sản lượng giai đoạn này đạt : Da cứng : 10-15 tấn / năm Da mềm : 200 - 300 tấn / năm (một bia = 30 cm*30 cm) * Giai đoạn 1954 - 1970 :
- Đến khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc thì nhà máy bị đóng cửa để giải quyết các vấn đề kinh tế và chuyển nhượng lại cho phía Việt Nam và đổi tên thành Công ty thuộc da Việt Nam . Đến năm 1958, công ty chuyển sang hình thức "công ty hợp danh " và lấy tên là nhà máy thuộc da Thuỵ khuê với số vốn góp nhà nước và các nhà tư sản Việt Nam . * Giai đoạn 1970 đến 1990 từ sau năm 1970, công ty chuyển hẳn sang thành nhà máy quốc doanh Trung ương, 100% vốn của nhà nước và từ đó hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước vaf có tên chính thức là nhà máy Da Thụy Khuê . Thời kỳ này nhà máy vẫn phải hoạt động theo cơ chế bao cấp, sản xuất tiếp tục phát triển: Da mềm : Trên 1.000.000 bia/ năm Da cứng : Trên 100 tấn / năm Keo công nghiệp : 50 - 70 tânhất / năm * Giai đoạn 1990 đến nay : Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế năm 1992, "Nhà máy Thuỵ Khuê " được đổi tên thành " Công ty Da giầy Thuỵ Khuê " . Năm 1993 đổi tên thành " Công ty Da giầy Hà nội " với tên giao dịch là quốc tế là HANSHOES theo quyết định số 3110/CNN-TCLĐ ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp ngày 29/4/1993 Công ty chính thức mang tên "Công ty Da giày Hà nội" theo quyết định số 388/CNN-TCLD của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp 2, Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Hình thức sở hữu vốn : sở hữu nhà nước . - Lĩnh vực kinh doanh : sản xuất giầy dép các loại, kinh doanh hoá chất vật tư làm giầy. - Tổng số công nhân viên 1000 người Trong đó nhân viên quản lý văn phòng là : 200 người và một số lao động thuê ngoài khác 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty :
- Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến và những người làm công ăn lương hiện không còn nữa công ty đã nhìn thẳng vào tình hình tổ chức của của công ty và đã có sự thay đổi
- Sơ đồ bộ máy Công ty Da giày Hà Nội. Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc Trung Phòn tâm kỹ Phòn Phòn Phòn Phòn Phòn g kế g ISO g KD g g TC Phòn thuật g hoạch TCKT g. mẫu XNK HC XN Dày XN Cao su Xưởng cơ XN Dày vải điện Da LD Hà Việt TungShing
- 4, Đặc điểm công tác kế toán tại công ty Da giày Hà nội - Công ty áp dụng chế độ kế toán 1141TàI SảN / QĐ/ CĐKT ngày 1/11/1995 . - Niên độ kế toán bắt đầu 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm - Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chứng từ . - Phương pháp kế toán tài sản cố định : áp dụng theo 1062 - phương pháp kế toán hàng tồn kho : Nhập trước xuất trước phương pháp giá trị hàng tồn kho cuối kỳ . phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ . - Tình hình trích lập và hoàn dự phòng . 5, Tổ chức hoạt động của phòng kế toán : kế toán trưởng kế toán tổng hợp Thủ kế kế toán kế toán kế toán quỹ toán nguyên thành tiền tiền vật liệu phẩm lương gửi ngân kế toán các xí nghiệp trực thuộc
- Chú thích : quan hệ chỉ đạo quan hệ cung cấp số liệu
- a, Nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán của công ty : Kế toán trưởng : có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chế độ , chính sách . Kế toán trưởng hướng dẫn chỉ đạo , kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán đồng thời thực hiện phần hành kế toán TSCĐ. kế toán tổng hợp : Kiêm phó phòng phụ trách kế toán thực thi theo đúng chế độ , chính sách , kế toán thuế theo dõi đại lý , theo dõi công nợ , kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm , lập báo cáo tài chính. kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ : có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập mua bán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ và thanh toán với nhà cung cấp . kế toán tiền lương : có nhiệm vụ theo dõi chi tiết thanh toán tiền tạm ứng , tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ nhân viên, các khoản phải trả , phải thu , phải nộp khác đồng thời theo dõi trích lập và sử dụng các quỹ của công ty . kế toán thành phẩm : phản ánh kịp thời, chính xác tình hình nhập, xuất , tồn kho thành phẩm . kế toán tiền gửi ngân hàng : Theo dõi tình hình tăng giảm tiền gửi ngân hàng của công ty, tình hình mua bán ngoại tệ và thanh toán qua ngân hàng . thủ quỹ : có nhiệm vụ giữ tiền mặt , ghi sổ quỹ thu chi tiền mặt , cuối ngày đối chiếu với sổ thanh toán tiền mặt. b, Hình thức sổ kế toán áp dụng Tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ gồm : NKCT số 11,2,4,5,7,9,10, các bảng kê số 3,4,5,6 và các bảng phân bổ Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ kết hợp với sử dụng phần mềm CARD
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học - Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Na
18 p | 613 | 193
-
Tiểu luận triết học "Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ"
14 p | 464 | 158
-
Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là Người dân tộc khmer ở tỉnh trà vinh
120 p | 320 | 77
-
LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của
93 p | 326 | 75
-
Tiểu luận môn Cơ sở lý luận báo chí: Một số vấn đề về tính nhân văn của báo chí hiện nay
32 p | 658 | 69
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 p | 427 | 64
-
Luận văn:Cơ sở lý luận chung về quản trị nguyên liệu và các giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn
100 p | 224 | 58
-
Tiểu luận triết học: Một số vấn đề thực tiễn và cơ sở lý luận đối với quá trình CNH - HĐH ở VN
17 p | 199 | 48
-
Luận văn: Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam
78 p | 134 | 29
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận cho việc phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
18 p | 120 | 23
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
16 p | 138 | 17
-
Luận văn thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc: Đưa Hát Chèo cạn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Cảnh Dương - Quảng Trạch - Quảng Bình
114 p | 187 | 17
-
Luận Văn: “Cơ sở khoa học của việc cấp GCNQSDĐ ở cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất”
42 p | 97 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án Xây dựng và bảo trì công trình giao thông, Sở GTVT tỉnh hòa Bình
123 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học học phần Nhạc cơ sở cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Mầm non
144 p | 118 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty cổ phần Tư vấn, Đào tạo và Xúc tiến đầu tư Apex
98 p | 20 | 9
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
27 p | 47 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học văn học trung đại Việt Nam
28 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn