intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn : Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai

Chia sẻ: Trần Thị Thanh Hằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

326
lượt xem
129
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất thải rắn nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Phân tích đánh giá mô hình xử lý chất thải và đề xuất giải pháp cải thiện hiện trạng xử lý chất thải là nội dung của luận văn dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn : Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CẢI THIỆN MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM, LƯU TRỮ CHẤT THẢI RẮN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG NAI : Môi Trường Ngành Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG HƯNG Sinh viên thực hiện : ĐẶNG DOÃN CHÍ THIỆN Lớp : 09HMT03 MSSV : 09B1080165 TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN) 1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài: ĐẶNG DOÃN CHÍ THIỆN Lớp: 09HMT03 MSSV: 09B1080165 : Môi trường Ngành : Kỹ thuật môi trường Chuyên ngành Tên đề tài : “Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai”. 2. Các dữ liệu ban đầu : - Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai. - Quy trình chuyển giao chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai. - Giáo trình quản lý chất thải rắn. 3. Các yêu cầu chủ yếu : Cải thiện được mô hình thí điểm thực hiện quản lý phân loại, thu gom, lưu trữ và chuyển giao chất thải thông th ường và chất thải nguy hại trong phạm vi khu công nghiệp nhằm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp và các phương pháp xử lý. 2) Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3) Đánh giá công tác thu gom, phân loại chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai. 4) Đề xuất cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai. Ngày giao đề tài: 31/05/2011 Ngày nộp báo cáo: 07/09/2011 TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Môi Trường & Công Nghệ Sinh Học của Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM, những người đã dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong những năm học vừa qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồ án mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Hoàng Hưng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người thân đã luôn bên em cổ vũ, động viên tiếp thêm cho em nghị lực để hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh Viên Thực Hiện Đặng Doãn Chí Thiện
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đồ án “Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai ” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Nội dung, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đồ án nào trước đây./. Sinh viên Đặng Doãn Chí Thiện
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình kiểm soát CTNH ....................................................... 11 Hình 1.2 : Sơ đồ quy trình quản lý CTNH ............................................................ 13 Hình 1.3 : Nguyên tắc chung công nghệ xử lý CTNH ........................................... 16 Hình 1.4 : Kỹ thuật giảm thiểu chất thải nguy hại ................................................. 17 Hình 2.1 : Bản đồ địa phận tỉnh Đồng Nai .......................................................... 26 Hình 4.1 : Sơ đồ quy trình xử lý và tiêu hủy phế liệu tại các doanh nghiệp trong KCN.................................................................................................................... 99 Hình 4.2 : Sơ đồ quy trình chuyển giao CTRCN thông thường từ các chủ nguồn thải cho các đơn vị dịch vụ môi trường .............................................................. 101 Hình 4.3 : Quy trình chuyển giao chất thải nguy hại cho chủ cơ sở hạ tầng KCN105 Hình 4.4 : Sơ đồ quy trình chuyển giao CTNH từ chủ nguồn thải, Chủ kinh doanh hạ tầng KCN cho đơn vị có giấy phép xử lý CTNH ................................ 106 Hình 4.5 : Hiện trạng quản lý CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai ........................................................................................................... 118 Hình 4.6 : Sơ đồ mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng về quản lý CTR thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ..... 119 Hình 4.7 : Sơ đồ mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng về quản lý CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai được đề xuất điều chỉnh so với Chỉ thị số 04/CT-UBND.............................................................................. 121
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Dự báo khối lượng chất thải rắn từ các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 .................................................................................................................... 48 Bảng 3.1 : Tổng hợp kết quả phân loại thành phần chất thải thông thường .......... 58 Bảng 3.2 : Tổng hợp các thành phần CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 ................................................................................................. 59 Bảng 3.3 : Khối lượng, tỷ trọng và thể tích các chủng loại CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 .................................................................. 73 Bảng 3.4 : Tổng hợp diện tích cần thiết tối thiểu cho kho lưu chứa CTNH tại KCN Biên Hòa 2 .......................................................................................................... 74 Bảng 3.5 : Các hạng mục cần xây dựng tại trạm trung chuyển CTNH tại KCN Biên Hòa 2 .......................................................................................................... 76 Bảng 3.6 : Dự kiến phân chia các ô trong kho chứa CTNH dạng rắn .................. 76 Bảng 3.7 : Đề xuất nhân sự phục vụ cho hoạt động của trạm trung chuyển tại KCN Biên Hòa 2 ................................................................................................. 78 Bảng 4.1 : Danh sách quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............... 88 Bảng 4.2 : Tình hình cho thuê đất tại các KCN của tỉnh Đồng Nai ...................... 90 Bảng 4.3 : Khối lượng CTNH phát sinh tại các KCN của tỉnh Đồng Nai ............ 94 Bảng 4.4 : Tổng hợp diện tích cần thiết tối thiểu cho kho chứa CTNH tại các KCN của tỉnh Đồng Nai (tính tại thời điểm hiện tại)..................................................... 95 Bảng 4.5 : Tổng hợp diện tích cần thiết cho kho lưu chứa CTNH tại các KCN của tỉnh Đồng Nai (khi các KCN cho thuê đất đạt tỷ lệ 100%)................................... 96 Bảng 4.6 : Tổng hợp các thành phần CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................................. 103
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KCN : Khu công nghiệp CCN : Cụm công nghiệp KCX : Khu chế xuất BVMT : Bảo vệ môi trường CTR : Chất thải rắn CTRCN : Chất thải rắn công nghiệp CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt CTRNH : Chất thải rắn nguy hại CTNH : Chất thải nguy hại CTRCN-SH : CTRCN do sinh hoạt của công nhân CTRCN-SX : CTRCN thông thường từ dây chuyền sản xuất UBND : Ủy ban Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa TN&MT : Tài nguyên và Môi trường VSMT : Vệ sinh môi trường TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên DNTN : Doanh nghiệp tư nhân QLCTRCN : Quản lý chất thải rắn công nghiệp GTVT : Giao thông vận tải
  8. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đồ án .............................................................. 1 2. Mục tiêu của đồ án.............................................................................................. 2 3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn ............................................................................... 3 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ .................................................................... 4 1.1. Chất thải rắn công ng hiệp ............................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm....................................................................................................... 4 1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp .................................................. 4 1.1.3. Phân loại chất thải công nghiệp .................................................................... 4 1.1.3.1. Chất thải rắn thông thường .......................................................................... 4 1.1.3.2. Chất thải nguy hại ....................................................................................... 4 1.1.4. Tính chất chất thải rắn .................................................................................. 5 1.1.4.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn ................................................................. 5 a) Khối lượng riêng .................................................................................................. 5 b) Độ ẩm .................................................................................................................. 6 c) Kích thước và cấp phối hạt ................................................................................... 6 d) Khả năng giữ nước tại thực địa (hiện trường) ....................................................... 7 1.1.4.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn ............................................................. 7 a) Phân tích sơ bộ ..................................................................................................... 7 b) Điểm nóng chảy của tro........................................................................................ 8 c) Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành chất thải rắn ................................... 8 d) Hàm lượng năng lượng của các thành phần chất thải rắn ...................................... 8 1.2. Khái niệm thu gom, lƣu giữ chất thải rắn ...................................................... 9 i
  9. 1.2.1. Thu gom chất thải rắn ................................................................................... 9 1.2.2. Lưu giữ chất thải rắn..................................................................................... 9 1.3. Tác hại của chất thải rắn ................................................................................. 9 1.3.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng .................................. 9 1.3.2. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị ....................................................... 10 1.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường ........................................................ 10 1.4. Các biện pháp quản lý kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm CTNH ..................... 10 1.4.1. Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải................................................. 12 1.4.1.1. Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp ........................................13 1.4.1.2. Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và thương mại....................................14 1.4.1.3. Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh ............................... 14 1.4.2. Giai đoạn 2: Phân loại, thu gom và vận chuyển .................................................. 14 1.4.3. Giai đoạn 3 - Xử lý trung gian .............................................................................. 18 1.4.4. Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý tiếp ...................................................... 19 1.4.5. Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải .............................................................................. 19 1.5. Tổng quan các phƣơng pháp xử lý CTNH ................................................... 20 1.5.1. Các phương pháp hoá học và vật lý ....................................................................20 1.5.2. Các phương pháp sinh học ..................................................................................21 1.5.3. Phương pháp nhiệt (thiêu đốt chất thải) .............................................................22 1.5.4. Phương pháp chôn lấp an tòan CTNH ...............................................................23 CHƢƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................................. 25 2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 27 2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 27 2.1.2. Khí hậu ........................................................................................................ 27 2.1.3. Địa hình ....................................................................................................... 28 2.1.3.1. Địa hình đồng bằng ................................................................................... 28 ii
  10. 2.1.3.2. Dạng địa đồi lượn sóng.............................................................................. 28 2.1.3.3. Dạng địa hình núi thấp .............................................................................. 28 2.1.4. Đất đai.......................................................................................................... 29 2.1.4.1. Các loại đất hình thành trên đá Bazan ....................................................... 29 2.1.4.2. Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét ....................... 29 2.1.4.3. Các loại đất hình thành trên phù sa mới .................................................... 29 2.1.5. Tài nguyên ................................................................................................... 30 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 30 2.2.1. Điều kiện kinh tế.......................................................................................... 30 2.2.1.1. Công nghiệp............................................................................................... 30 2.2.1.2. Nông - Lâm - Ngư nghiệp........................................................................... 31 2.2.1.3. Thương mại ............................................................................................... 31 2.2.1.4. Dịch vụ ...................................................................................................... 31 2.2.1.5. Du lịch ....................................................................................................... 31 2.2.1.6. Hợp tác đầu tư nước ngoài ........................................................................ 32 2.2.2. Điều kiện xã hội ........................................................................................... 33 2.2.2.1. Dân số ....................................................................................................... 33 2.2.2.2. Giáo dục .................................................................................................... 33 2.2.2.3. Y tế - Gia đình – Trẻ em ............................................................................. 33 2.2.2.4. Lao động.................................................................................................... 34 2.3. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trƣờng 5 năm 2011-2015 .............................................................................................................. 34 2.3.1. Định hướng phát triển kinh tế ..................................................................... 34 2.3.1.1. Phát triển công nghiệp, xây dựng............................................................... 34 2.3.1.2. Phát triển nông nghiệp............................................................................... 34 2.3.1.3. Phát triển các ngành dịch vụ...................................................................... 35 2.3.1.4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa ......................................................................... 35 2.3.1.5. Phát triển doanh nghiệp ............................................................................. 35 2.3.2. Định hướng phát triển xã hội ...................................................................... 35 iii
  11. 2.3.2.1. Giáo dục-đào tạo ....................................................................................... 35 2.3.2.2. Khoa học và công nghệ .............................................................................. 36 2.3.2.3. Lao động, việc làm ..................................................................................... 36 2.3.2.4. Dân số và kế hoạch hóa gia đình ............................................................... 36 2.3.2.5. Công tác y tế , chăm sóc sức khỏe nhân dân ............................................... 36 2.3.2.6. Phát triển văn hóa ..................................................................................... 37 2.3.3. Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững .......................................... 37 2.4. Hiện trạng kiểm tra, thống kê về chất thải rắn, CTNH tại Đồng Nai năm 2010 ....................................................................................................................... 37 2.4.1. Hiện trạng kiểm tra, thống kê về CTR thông thường .................................. 37 2.4.2. Hiện trạng kiểm tra, thống kê về CTNH ...................................................... 43 2.5. Tình hình, kế hoạch triển khai các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh ... 46 2.5.1. Tình hình triển khai các khu xử lý chất thải theo quy hoạch ..................... 46 2.5.2. Kế hoạch triển khai các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh .................... 47 2.6. Dự báo khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp 2020 ..................................... 48 2.7. Đánh giá công tác quản lý CTNH tại các KCN...................................................49 2.8. Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống QLCTNH tại các doanh nghiệp trong KCN ......................................................................................................................50 2.8.1. Đánh giá rủi ro môi trường cho việc xử lý tiêu hũy hay chôn lấp an tòan CTNH .................................................................................................................... 50 2.8.2. Kiểm toán môi trường ..........................................................................................50 2.8.3. Thiết lập hệ thống phân hạng cho các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn Tỉnh ................................................................................................................ 51 2.8.4. Quản lý CTNH theo phương cách “quản lý bằng thông tin” ...........................51 2.8.5. Giải pháp kinh tế ..................................................................................................51 2.8.6. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................51 2.9. Một số khó khăn, thách thức trong công tác quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Đồng Nai ................................................................................... 51 iv
  12. CHƢƠNG 3 : KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỂN HÌNH : KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 2...................................................................................... 54 3.1. Giới thiệu chung về tình hì nh phát triển KCN Biên Hòa 2.......................... 54 3.2. Kết quả điều tra khối lƣợng, thành phần CTR thông thƣờng và CTNH tại KCN Biên Hòa 2 ................................................................................................... 56 3.2.1. Kết quả điều tra chất thải thông thường ...................................................... 56 3.2.1.1. Đối với rác thải sinh hoạt .......................................................................... 56 3.2.1.2. Đối với rác thải công nghiệp không nguy hại ............................................. 56 3.2.1.3. Phân loại thành phần chất thải rắn thông thường ...................................... 58 3.2.2. Chất thải nguy hại ....................................................................................... 58 3.3. Xem xét cơ sở pháp lý và đành giá tính khả thi đối với việc chuyển giao chất thải các cơ sở trong KCN Biên Hòa 2 cho chủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN hoặc chuyển giao trực tiếp c ho chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH 60 3.3.1. Cơ sở pháp lý và đánh giá tính khả thi đối với việc chuyển giao CTNH từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 cho chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN .... 60 3.3.2. Điều kiện hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu hủy CTNH ........................ 61 3.3.2.1. Điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH ..................................................... 61 3.3.2.2. Điều kiện hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH ................................................ 63 3.3.3. Thủ tục hồ sơ, cấp phép hành nghề QLCTNH, mã số QLCTNH................ 65 3.3.3.1. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ vận chuyển CTNH ..................................................................................................................... 65 3.3.3.2. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ xử lý, tiêu hủy CTNH ..................................................................................................................... 68 3.4. Tính toán quy mô các kho lƣu giữ CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 ......................................................................................... 72 3.4.1. Căn cứ tính toán quy mô các kho lưu chứa CTNH ..................................... 72 3.4.1.1. Đối với CTNH dạng lỏng ........................................................................... 72 3.4.1.2. Đối với CTNH dạng rắn ............................................................................. 72 3.4.1.3. Xác định quy mô các kho chứa CTNH ........................................................ 74 v
  13. 3.4.2. Đề xuất các hạng mục cần xây dựng phục vụ cho trạm trung chuyển CTNH tại KCN Biên Hòa 2 ................................................................................... 75 3.4.3. Đề xuất tổ chức nhân sự thu gom CTNH từ các doanh nghiệp về khu vực trung chuyển CTNH .............................................................................................. 77 3.5. Đề xuất ........................................................................................................... 78 3.5.1. Đối với CTNH .............................................................................................. 78 3.5.2. Đối với CTR thông thường .......................................................................... 79 3.5.3. Đối với phế liệu ............................................................................................ 80 CHƢƠNG 4 : CẢI THIỆN MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ LƢU TRỮ CHẤT THẢI RẮN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................................. 81 4.1. Xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật đối với các trạm trung chuyển chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................................................................................... 81 4.1.1. Xác định vị trí và quy mô xây dựng trạm trung chuyển .............................. 82 4.1.1.1. Những yêu cầu trong thiết kế trạm trung chuyển ........................................ 82 a. Lựa chọn loại trạm trung chuyển ......................................................................... 82 b. Quy mô, công suất của trạm trung chuyển .......................................................... 83 c. Yêu cầu về thiết bị và các dụng cụ phụ trợ .......................................................... 85 d. Yêu cầu vệ sinh môi trường ................................................................................ 86 e. Vấn đề sức khỏe và an toàn lao động .................................................................. 86 4.1.1.2. Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển .............................................................. 87 4.1.2. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các khu trung chuyển CTNH cho các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................................................................... 87 4.1.2.1. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN trên đị a bàn tỉnh Đồng Nai......... 88 4.1.2.2. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các trạm trung chuyển CTNH cho các KCN của tỉnh Đồng Nai ................................................................................... 91 a. Đánh giá tình hình chung về hiện trạng phát thải CTR tại các KCN trên địa bàn vi
  14. tỉnh Đồng Nai ......................................................................................................... 91 b. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các trạm trung chuyển CTNH cho các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................................ 93 4.2. Xây dựng quy trình chuyển giao phế liệu, chất thải rắn thông thƣờng và chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải trong KCN cho các chủ xử lý, tiêu hủy 97 4.2.1. Quy trình bán phế liệu từ các doanh nghiệp trong Khu Công Nghiệp ra thị trường .................................................................................................................... 98 4.2.2. Quy trình chuyển giao chất thải rắn thông thường từ các chủ nguồn thải cho các công ty dịch vụ môi trường ..................................................................... 100 4.2.3. Quy trình chuyển giao chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải cho chủ kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.................................................................. 102 4.2.4. Quy trình chuyển giao Chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải, từ chủ kinh doanh hạ tầng Khu Công Nghiệp cho các Công ty được cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH ................................................................................. 106 4.2.4.1. Quy trình thu gom .................................................................................... 106 4.2.4.2. Quy trình vận chuyển ............................................................................... 107 4.2.4.3. Quy trình lưu giữ và xử lý CTNH ............................................................. 108 4.3. Xây dựng cơ chế phối hợp và đề xuất các biện pháp giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản lý chất thải rắn công nghiệp (QLCTRCN) thông thƣờng và CTNH tại các KCN............................................................................................. 109 4.3.1. Xem xét các cơ sở pháp lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại của các sở, ban ngành, huyện thị ......................................................................................................................... 110 4.3.1.1. Các cơ sở pháp lý trực tiếp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý CTR thông thường và chất thải nguy hại....................................................................... 110 4.3.1.2. Nội dung Chỉ thị số 04/CT-UBND............................................................ 112 4.3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Xây Dựng, Sở Công Thương, Sở GTVT, Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp, UBND Huyện Thị trong việc quản lý CTR thông thường và CTNH .............................. 115 vii
  15. 4.3.2.1. Hiện trạng quản lý CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai ....................................................................................................................... 115 a. Đối với CTRCN thông thường .......................................................................... 116 b. Đối với CTNH: hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom ............................. 116 4.3.2.2. Mối liên quan giữa các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Nai trong việc quản lý CTR thông thường và CTNH (Chỉ thị số 04/CT-UBND) ....................................... 117 4.3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Nai trong việc quản lý CTRCN thông thường và CTNH........................................................ 117 4.3.3. Đề xuất các biện pháp giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản lý CTRCN thông thường và CTNH phát sinh từ các KCN ................................................... 128 4.3.3.1. Giám sát và kiểm tra quá trình phân loại tại nguồn ................................. 128 a. Tại các doanh nghiệp trong các KCN ................................................................ 128 b. Tại các công ty kinh doanh hạ tầng KCN .......................................................... 128 4.3.3.2. Giám sát .................................................................................................. 128 a. Quá trình vận chuyển CTR thông thường .......................................................... 128 b. Quá trình vận chuyển CTNH ............................................................................ 129 4.3.3.3. Giám sát và kiểm tra quá trình tiếp nhận và xử lý .................................... 129 a. Quá trình tiếp nhận và xử lý CTR thông thường ............................................... 129 b. Quá trình tiếp nhận và xử lý CTNH .................................................................. 129 4.3.3.4. Đối chiếu và kiểm tra số liệu báo cáo ...................................................... 130 4.3.3.5. Giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình .......................................... 130 CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................... 131 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 131 5.2. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Đồng Nai ................................................................................. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 133 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 135 viii
  16. Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đồ án Sau 17 năm xây dựng và phát triển , đến nay cả nước thành lập được 219 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với tổng diện tích đất tự nhiê n 61.472 ha. Các KCN, KCX đã thu hút được 3.325 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 39,3 tỷ USD và 3.082 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn trên 185.000 tỷ đồng. Mục đích xây dựng các KCN là tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp có địa bàn ổn định, cùng sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu tư và tăng sức cạnh tranh. Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) trong phát triển công nghiệp đã được quan tâm từ khâu kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các dự án trong các KCN. Một khó khăn lớn nhất đang diễn ra là do các Chủ đầu tư các KCN thiếu vốn đầu tư nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT cho các KCN như đã quy định không thể thực hiện trước khi KCN chính thức hoạt động mà vừa kêu gọi đầu tư vừa xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số KCN đã thu hút trên 50% diện tích dành cho thuê nhưng vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải. Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải nguy hại (CTNH) đang là vấn đề cấp bách của tỉnh Đồng Nai. Với tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng cao, khối lượng CTRCN (trong đó có cả CTNH) ngày càng lớn. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung đã và đang hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thu gom, xử lý và tiêu hủy CTRCN, CTNH. Trong các quyết định phê duyệt các báo cáo đánh giá tác độn g môi trường của các KCN có quy định các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phải đầu tư xâ y dựng các khu trung chuyển chất thải rắn nhằm thu gom, phân loại, lưu trữ tạm thời chất thải rắn. Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có KCN nào hình thành khu trung chuyển CTRCN và CTNH với những chức năng như trên. Các nhà máy nằm trong các KCN khi đi vào hoạt động trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, dẫn đến tình trạng rất khó kiểm soát và quản lý chất thải GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 1
  17. Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai phát sinh từ các KCN. Một số đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc không có giấy phép hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đã thải trộn chất thải ra môi trường. Vì vậy, thực hiện Đồ án “Cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn khu công nghiệp” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là cần thiết và cấp bách nhằm xây dựng được quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ chất thải thông thường và CTNH để thu gom tất cả chất thải phát sinh từ các cơ sở trong KCN (đóng vai trò như một khu trung chuyển chất thải) sau đó chuyển giao cho các chủ xử lý, tiếu hủy chất thải có chức năng. 2. Mục tiêu của đồ án Cải thiện được mô hình thí điểm thực hiện quản lý phân loại, thu gom, lưu trữ và chuyển giao chất thải thông thường và CTNH trong phạm vi KCN nhằm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và CTNH đối với các KCN, cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp và các phương pháp xử lý. - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn (CTR) thông thường và CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Tổng quan về tình hình thu gom, phân loại chất thải rắn trong các KCN tại tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất cải thiện mô hình thu gom, phân loại và lưu trữ chất thải rắn trong các KCN tại tỉnh Đồng Nai. - Kế hoạch triển khai thực hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin và phân tích các số liệu có sẵn - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung các thông tin còn thiếu - Phương pháp phân loại CTR thông thường, lấy mẫu, phân tích CTNH GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 2
  18. Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai - Phương pháp phân tích, đánh giá, xử lý số liệu. 5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn * Ý nghĩa thực tiễn Khi thực hiện chương trình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo của việc xử lí chất thải rắn. Giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của việc phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn. Nhằm cải thiện môi trường, giúp mọi người tận dụng chất thải rắn nhằm tạo lợi ích về kinh tế. * Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng trong phân loại, thu gom và lưu trữ chất thải rắn hiện tại, đồ án đã đề xuất cải thiện mô hình thu gom, phân loại và lưu trữ chất thải rắn phù hợp với điều kiện KCN và xây dựng kế hoạch hành động cho mô hình. Các đề xuất mang tính khả thi và có thể thực hiện tốt các biện pháp nêu trên không những mang lại lợi ích giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn mà còn mang ý nghĩa xã hội rất cao góp phần giữ gìn môi trường trong sạch và phát triển bền vững tại tỉnh Đồng Nai. GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 3
  19. Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ 1.1. Chất thải rắn công nghiệp [12] 1.1.1. Khái niệm CTRCN là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; - Các phế thải trong quá trình công nghệ; - Bao bì đóng gói sản phẩm. 1.1.3. Phân loại chất thải công nghiệp 1.1.3.1. Chất thải rắn thông thường: + Rác thải sinh hoạt : Các thực phẩm thừa, chai nhựa, khăn giấy, bao ni lông,… + Rác thải công nghiệp không nguy hại : - Thành phần có thể tái chế được (Giấy, nhựa dẻo, kim loại, thủy tinh,…); - Thành phần hữu cơ trơ có thể cháy được (Nhựa cứng, cao su, da, simili, gỗ, vải,…); - Thành phần hữu cơ có thể phân hủy sinh học (Bùn hoạt tính); - Thành phần vô cơ có thể chôn lấp (Bùn đất, xà bần, tro xỉ…); - Các thành phần khác 1.1.3.2. Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 4
  20. Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai Bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này, việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận. Rất nhiều loại công nghiệp, trong quá trình sản xuất, phát sinh ra các chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp thường thải ra CTNH như là: công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá hữu cơ phân tử, v.v... Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu có tính chất tương tự cũng phát sinh các CTNH tương tự. 1.1.4. Tính chất chất thải rắn 1.1.4.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn a) Khối lượng riêng Trọng lượng riêng của chất thải rắn là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất thải rắn có thể ở các trạng thái như xốp, chứa trong các container, nén hoặc không nén được… nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng. Trọng lượng riêng thải đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải… trọng lượng riêng của một chất thải đô thị điển hình là khoảng 500 lb/yd3 (300kg/m3). Ghi chú: 1lb = 0,4536 kg, 1yd3 = 0,764m3. Phương pháp xác định trọng lượng riêng của chất thải rắn: Mẫu chất thải rắn để xác định trọng lượng riêng có thể có thể tích khoảng 500 lít sau khi xáo trộn bằng kỹ thuật “Một phần tư” các bước tiến hành như sau: 1. Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào phòng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất là thùng có dung tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng. 2. Nâng thùng chứa lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do, lặp lại 04 lần. GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2