Luận văn: Đánh giá khả năng cạnh tranh nhãn hàng Davita Bone công ty dược phẩm Hậu Giang
lượt xem 101
download
Thế giới đang bước vào những năm đầu của thế kỉ XXI, một thế giới phẳng trên toàn cầu và nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt, chất lượng cuộc sống ngày một cao hơn, an toàn hơn và đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ ngày càng được chú trọng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đánh giá khả năng cạnh tranh nhãn hàng Davita Bone công ty dược phẩm Hậu Giang
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Chuyên đề Tốt nghiệp Đánh giá khả năng cạnh tranh nhãn hàng Davita Bone công ty cổ phần Dược Hậu Giang SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền Cần Thơ, ngày 20/05/2010 SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô Hồng Loan, Giám đốc sản xuất công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang đã giới thiệu em vào thực tập tại công ty, tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế với môi trường làm việc rất năng động. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Anh Khương, Giám đốc Marketing công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang đã tận tình giúp đỡ, cũng như cung cấp các tài liệu có liên quan cho em trong suốt quá trình ng hiên cứu và Thầy Võ Minh Sang, Người đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em rất biết ơn Anh Nghĩa, Anh Thắng, Chị Vy phòng Marketing công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang và các bạn trong đội đo loãng xương đã nhiệt tình chia sẻ, quan tâm và tạo điều kiện cho em trong việc tiếp cận với thực tế. Và cuối cùng, em vô cùng biết ơn sự quan tâm, ủng hộ, động viên, khích lệ của gia đình, đặc biệt là Ba Mẹ em trong suốt thời gian qua. Cần Thơ, ngày 20 tháng 05 năm 2010 SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang MỤC LỤC Mục lục ............................................................................................................................... i Danh mục các hình ............................................................................................................ iv Danh mục các biểu đồ ....................................................................................................... iv Danh mục các bảng ........................................................................................................... iv Chƣơng I: TỔNG QUAN 1. Cơ sở hình thành đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................... 3 6. Bố cục nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3 Chƣơng II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG ............ 4 1. Lịch sử hình thành - phát triển doanh nghiệp ............................................................. 4 2. Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh .............................................................................. 4 3. Cơ cấu tổ chức nhân sự ................................................................................................ 4 4. Kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................................... 6 4.1. Vị thế ................................................................................................................... 6 4.2. Tiềm lực về sản xuất ........................................................................................... 6 4.3. Tiềm lực về bán hàng .......................................................................................... 6 4.4. Tiềm lực về Marketing ........................................................................................ 9 4.5. Tiềm lực về nguồn nhân sự ................................................................................. 11 4.6. Tiềm lực về tài chính ........................................................................................... 12 5. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua .................................................................. 12 5.1. Thuận lợi ............................................................................................................. 12 5.2. Khó khăn ............................................................................................................. 12 6. Định hướng phát triển .................................................................................................. 13 Chƣơng III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 14 1. Cạnh tranh .................................................................................................................... 14 1.1. Quan điểm ngành về cạnh tranh .......................................................................... 14 SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền i
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang 1.2. Quan điểm thị trường về cạnh tranh.................................................................... 16 1.3. Quan điểm khách hàng về cạnh tranh ................................................................. 16 2. Năng lực cạnh tranh ..................................................................................................... 17 3. Lợi thế cạnh tranh ........................................................................................................ 17 4. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................... 18 Chƣơng IV: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NHÃN HÀNG DAVITA BONE ................................................................................................................ 19 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh ......................................... 19 1.1. Phân tích môi trường vĩ mô ................................................................................. 19 1.1.1. Yếu tố nhân khẩu học ................................................................................. 19 1.1.2. Yếu tố kinh tế ............................................................................................ 19 1.1.3. Yếu tố khoa học, công nghệ ...................................................................... 20 1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên ........................................................................ 21 1.1.5. Yếu tố chính trị và pháp luật ...................................................................... 21 1.1.6. Yếu tố văn hóa, xã hội ................................................................................ 21 1.2. Phân tích môi trường vi mô ................................................................................. 22 1.2.1. Doanh nghiệp .............................................................................................. 22 1.2.2. Các đối thủ cạnh tranh ................................................................................ 25 1.2.3. Khách hàng ................................................................................................. 30 1.2.4. Nhà cung ứng – cung cấp nguyên liệu ....................................................... 32 1.2.5. Nhóm công chúng ảnh hưởng ..................................................................... 32 2. Ma trận SWOT............................................................................................................. 32 2.1. Ma trận SWOT .................................................................................................... 32 2.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh................................................................................ 34 2.2.1. Phân tích giá và phân đoạn dạng sản phẩm ................................................ 34 2.2.2. Phân tích tính tiện lợi và giá cả .................................................................. 36 2.2.3. Phân tích về mặt định vị sản phẩm ............................................................. 38 Chƣơng V: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO NHÃN HÀNG DAVITA BONE ...................................................................................... 39 1. Dự báo nhu cầu thị trường và cạnh tranh sản phẩm dược trong thời gian tới ............. 39 1.1. Dự báo nhu cầu thị trường .................................................................................. 39 1.2. Dự báo cạnh tranh ............................................................................................... 39 2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh ..................................................... 39 SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền ii
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang 2.1. Chính sách chung ................................................................................................ 39 2.2. Các vấn đề chiến lược ......................................................................................... 39 2.2.1. Thị trường ................................................................................................... 39 2.2.2. Khách hàng mục tiêu .................................................................................. 40 2.2.3. Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 40 2.2.4. Định vị sản phẩm ........................................................................................ 40 3. Một số giải pháp .......................................................................................................... 41 3.1. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua chiến lược Marketing - Mix ................................................................................................................................... 41 3.1.1. Chiến lược sản phẩm .................................................................................. 41 3.1.2. Chiến lược giá ............................................................................................. 41 3.1.3. Chiến lược phân phối .................................................................................. 41 3.1.4. Chiến lược chiêu thị .................................................................................... 42 3.2. Tăng cường đào tạo nhân lực .............................................................................. 43 3.3. Một số giải pháp về chăm sóc khách hàng .......................................................... 43 Chƣơng VI: KẾT LUẬN .................................................................................................. 45 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 46 Phụ lục ............................................................................................................................... 48 Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận ............................................................................................ 48 Phụ lục 2: Bảng phân tích giá cổ phiếu công ty DHG qua các năm ................................ 50 Phụ lục 3: Nhu cầu Calci mỗi ngày theo khuyến cáo của WHO ..................................... 56 Phụ lục 4: Nhu cầu Calci mỗi ngày theo Viện dinh dưỡng Việt Nam ............................ 56 Phụ lục 5: Những công ty hàng đầu ngành dược phẩm Việt Nam .................................. 57 SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền iii
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hoạt động sản xuất ............................................................................................. 6 Hình 2.2. Sản phẩm ............................................................................................................ 10 Hình 2.3. Sản phẩm ............................................................................................................ 10 Hình 2.4. Sản phẩm ............................................................................................................ 11 Hình 2.5. Hoạt động của nhân viên .................................................................................... 11 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 18 Hình 4.1. Sản phẩm Davita Bone ....................................................................................... 22 Hình 4.2. So sánh định vị các nhãn hàng ........................................................................... 38 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Doanh thu bán hàng ....................................................................................... 7 Biểu đồ 2.2. Giá cổ phiếu DHG qua các năm .................................................................... 8 Biểu đồ 4.1. Doanh thu bán hàng sản phẩm Davita Bone .................................................. 23 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Doanh thu xuất khẩu .......................................................................................... 9 Bảng 4.1. So sánh giữa Davita Bone và Anlene................................................................. 26 Bảng 4.2. So sánh các đối thủ cùng ngành ......................................................................... 29 SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền iv
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1. Cơ sở hình thành đề tài Thế giới đang bước vào những năm đầu của thế kỉ XXI, một thế giới phẳng trên toàn cầu và nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt, chất lượng cuộc sống ngày một cao hơn, an toàn hơn và đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của h ọ ngày càng được chú trọng. Xã hội phát triển cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kéo theo sự hủy hoại môi trường ngày một nghiêm trọng: nạn phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều loại thuốc hóa học còn tồn tại tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với con người... Đây cũng là lúc chúng ta phát hiện ra nhiều căn bệnh tiềm ẩn. Trong các loại bệnh đó, thì bệnh Loãng xương được xem là “sát thủ thầm lặng rất nguy hiểm cho con người, đặc biệt là phụ nữ. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới WHO , cứ 3 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên s có ít nhất 1 người phụ nữ bị loãng xương. Các kết quả nghiên cứu mới công bố cho thấy, Việt Nam có gần 3 triệu người bị loãng xương và dự đoán đến năm 2050 số ca bị gãy xương hông có thể lên tới hơn 47.650 ca. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế cũng cho thấy phần lớn phụ nữ Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu canxi cho cơ thể và t lệ gãy xương do loãng xương hàng năm lớn hơn tổng cả 3 bệnh nguy hiểm nhất ở phụ nữ như: ung thư vú, nhồi máu cơ tim và đột qu . Chính vì sự nguy hiểm của căn bệnh này, trong thời gian qua đã có rất nhiều chương trình và hoạt động liên quan đến bệnh loãng xương. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường hiện nay, công ty cổ phần Dược Hậu Giang đã cho ra đời sản phẩm Davita Bone là một trong những thực phẩm chức năng giúp chị em phụ nữ phòng ngừa loãng xương, với cách thức nghiên cứu mới kết hợp tính năng vượt trội của sản phẩm, đặc biệt thích hợp với những người không dùng được các loại sữa phòng ngừa loãng xương, sản phẩm có 2 loại: Viên nén sủi bọt là loại thuốc bổ hòa tan, uống dễ dàng mà không cần pha chế, tiện dụng và kinh tế, hương vị cam rất dễ uống (gồm 2 loại: Loại thường và loại không đường thích hợp cho người bị tiểu đường sử dụng và viên nén dành cho những người bị đau bao tử, viêm đại tràng, cao huyết áp sử dụng mà không bị ảnh hưởng đến bệnh. Đây là sản phẩm vừa dược phẩm vừa là thực phẩm giúp người dùng bổ sung nhu cầu calci và vitamin D. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường ngoài Davita Bone còn có các loại sản phẩm với công dụng tương tự như: Sữa Anlene, Calcium - Sandoz, Cal - D – Vita… Do đó, với tính chất khắc nghiệt của môi trường kinh doanh hiện nay thì một sản phẩm ra đời luôn bị cạnh tranh gay gắt về nhiều mặt như: Thương hiệu, chất lượng, giá cả, mẫu mã, kiểu dáng, công năng, tiện ích sản phẩm và giá trị gia tăng ngọai sinh customer added values hay brand benefit)… Để tìm hiểu rõ hơn khả năng cạnh tranh của nhãn hàng Davita Bone em đã chọn đề tài: “Đánh giá khả năng cạnh tranh của nhãn hàng Davita Bone cho công ty cổ phần Dược Hậu Giang”. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 1
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang 2. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được những yêu cầu đặt ra với các vấn đề nghiên cứu, đề tài hướng đến các mục tiêu sau: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. - Đánh giá thực trạng về khả năng cạnh tranh hiện nay của nhãn hàng Davita Bone. - Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nhãn hàng Davita Bone. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành qua 2 bước chính, gồm có: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các kết quả về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của nhãn hàng Davita Bone, nghiên cứu một số tài liệu liên quan của cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, tryền hình, Internet và các tài liệu đánh giá về năng lực cạnh tranh, để xem lại các kết quả đạt được. Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp quan sát và thảo luận tay đôi thông qua dàn bài thảo luận. Phương pháp so sánh: Từ những số liệu đã thu thập được của cơ quan thực tập và thực tế em tiến hành so sánh, phân tích. Phương pháp này cho thấy rõ về khả năng cạnh tranh và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tung sản phẩm Davita Bone. Sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá, nhận xét và đưa ra cơ sở nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong thị trường cạnh tranh hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thị trường về các sản phẩm thuộc nhóm phòng ngừa loãng xương. Vì thời gian nghiên cứu có hạn và đề tài đòi hỏi một số kiến thức mang tính chuyên ngành nhất định nên chuyên đề chỉ dừng lại ở một số vấn đề cơ bản. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những những nhà thuốc tây và các khách hàng là phụ nữ đã/ hay chưa sử dụng sản phẩm chức năng và các sản phẩm giúp bổ sung calci khác. Từ đó, để biết được khách hàng đang sử dụng sản phẩm gì giúp phòng ngừa loãng xương, cảm nhận và mức độ nhận biết, sự hài lòng về sản phẩm… Trên cơ sở đó nhằm xem xét, đánh giá khả năng cạnh tranh của nhãn hàng Davita Bone của công ty cổ phần Dược Hậu Giang so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 2
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua hơn 3 năm, Dược Hậu Giang tung sản phẩm Davita Bone ra thị trường với mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho chị em phụ nữ phòng ngừa bệnh loãng xương, giúp bổ sung calci và vitamin D. Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh của mình, nhằm đề xuất các chiến lược tiếp theo cho hoạt động kinh doanh ta cần nhìn lại kết quả đạt được để đánh giá những thành công cũng như những khó khăn của nhãn hàng Davita Bone trong thời gian qua. Từ đó, xác lập cơ sở để định hướng các giải pháp, các chiến lược, cung cấp một số thông tin làm cơ sở để định hướng cho các hoạt động tiếp theo giúp phát triển nhãn hàng Davita Bone. Đề tài này hy vọng đem lại một số ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn cho Doanh nghiệp tham khảo và nghiên cứu, nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh của riêng mình. 6. Bố cục nội dung nghiên cứu Chương I: Tổng quan Chương II: Tổng quan về công ty cổ phần Dược Hậu Giang Chương III: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương IV: Đánh giá khả năng cạnh tranh của nhãn hàng Davita Bone Chương V: Các giải pháp thúc đẩy khả năng cạnh tranh nhãn hàng Davita Bone Chương VI: Kết luận SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 3
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG 1. Lịch sử hình thành – phát triển Doanh nghiệp Tiền thân của công ty CP DHG là xí nghiệp dược phẩm 2/9 trực thuộc Sở y tế khu Tây Nam Bộ được thành lập từ năm 1974. Năm 1972, sau khi tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: Cần thơ và Hậu Giang, công ty được chuyển thành xí nghiệp liên hiệp dược Hậu Giang trực thuộc Sở y tế TP. Cần Thơ. Năm 1996 đơn vị được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động thời kỳ đổi mới 1991-1995). Năm 1997: Năm đầu tiên DHG được người tiêu dùng bình chọn HVNCLC liên tục cho đến nay 12 năm liền . Năm 2002: Nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, nhà máy được công nhận tiêu chuẩn ASEAN-GMP/GLP/GSP, Phòng kiểm nghiệm được công nhận tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2001. Ngày 2/9/2004, công ty CP DHG chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 5/08/2004 của UBNN TP.Cần Thơ về việc chuyển đổi xí nghiệp liên hợp dược Hậu Giang TP.Cần Thơ thành công ty cổ phần hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 t trong đó nhà nước nắm giữ 51%; cổ đông là cán bộ CNV nắm giữ 19,92%; cổ đông bên ngoài nắm giữ 29,08% . Năm 2005, Doanh nghiệp đầu tiên thử tương đương lâm sàng 02 sản phẩm thuốc bột Haginat và Klamentin tại Viện Nhi Trung Ương. Năm 2006, đứng trong Top 100 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam và nhà máy được công nhận tiêu chuẩn WHO-GMP/GLP/GSP. 2. Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chế biến, dược phẩm. Xuất khẩu: Dược liệu, dược phẩm của Bộ y tế. Nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm trang thiết bị theo quy định của Bộ y tế. 3. Cơ cấu tổ chức nhân sự Trụ sở chính tại TP.Cần Thơ. 6 xưởng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn GMP, ISO9001:2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh. Hệ thống bán hàng được chia thành 6 khu vực quản lý gồm: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông, TP. HCM, MeKong 1 và MeKong 2 với sự điều phối của 6 Giám Đốc Bán hàng Khu vực. Bên Cạnh đó, Công ty còn có Các Trung Tâm phân phối dược phẩm liên kết với các công ty dược địa phương đặt tại các tỉnh thành được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại với quy mô lớn tạo nên hệ thống cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ theo nhu cầu của SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 4
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang thị trường. Dược Hậu Giang còn phát triển mạnh các hệ thống phân phối lẻ tại các bệnh viện kết hợp với việc điều trị của các Bác sĩ nhằm phát huy tối đa việc đưa thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trực tiếp tới người bệnh. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 5
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang 4. Kết quả hoạt động kinh doanh Trong quá trình hoạt động công ty đã thu được nhiều kết quả trên mọi lĩnh vực và tạo dựng uy tín thương hiệu trên thị trường Dược phẩm. 4.1. Vị thế Vị thế của Dược Hậu Giang trên thị trường dược phẩm Việt Nam (Theo IMS, số liệu 2009 . Đứng thứ 4 trong thị trường Dược Phẩm Việt Nam và đứng đầu trong thị trường Generics. 4.2. Tiềm lực về sản xuất Là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm. Có khả năng nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế: Viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên… Có hơn 200 sản phẩm lưu hành, chia làm 12 nhóm: Kháng sinh, nấm - diệt ký sinh trùng; Hệ thần kinh; Giảm đau - Hạ sốt; Mắt; Hen suyễn, sổ mũi; Tim mạch; Tiêu hóa - gan mật; Cơ xương khớp; Chăm sóc sắc đẹp; Da liễu; Vitamin và khoáng chất; Tiểu đường. Chia 3 dạng: Dược phẩm, Thực phẩm chức năng và Dược Mỹ phẩm. Khả năng đáp ứng 100% nhu cầu thuốc cảm, Vitamin và 80% nhu cầu các loaị thuốc kháng sinh trên thị trường Việt Nam. Dược Hậu Giang có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, GLP, GSP do Cục Quản lý Dược Việt Nam chứng nhận. Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2001 do Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam chứng nhận. Hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức quốc tế Anh BVQI chứng nhận. Hình 2.1: Hoạt động sản xuất 4.3. Tiềm lực về bán hàng Đến nay có 8 Công ty con, 44 chi nhánh, đại lý trên toàn quốc. Hiện nay có hơn 40.000 khách hàng là nhà thuốc, đại lý Công ty trách nhiệm hữu hạn, phòng mạch tư DHG giao dịch trực tiếp… trong đó có 7.455 thành viên Câu lạc bộ khách hàng thân thiết DHG. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 6
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang Có trên 100 Bệnh viện đã và đang tín nhiệm sử dụng sản phẩm DHG, doanh thu 355 t đồng, chiếm 24% doanh thu chung. Có 43 siêu thị bán sản phẩm DHG; trong đó 08 siêu thị có cửa hàng Healthcare là cửa hàng chuyên về thực phẩm bổ sung và chăm sóc sức khỏe tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng . Có 44 quầy lẻ dưới dạng nhà thuốc bệnh viện đặt tại bệnh viện tỉnh và huyện trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc và chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Với đội ngũ nhân viên bán hàng hùng hậu, giúp sản phẩm DHG có mặt rộng khắp từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Biểu đồ 2.1: Doanh thu bán hàng Nguồn: Công ty CP DHG Thông tin giá cổ phiếu của DHG trên sàn giao dịch: Ngày 21/12/2006 cổ phiếu Dược Hậu Giang chính thức giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, giá chào sàn là 320.000 đ/cổ phiếu. Công ty đã phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với t lệ 3:1 với ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 12/11/2009, và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 16/11/2009, dự kiến chính thức giao dịch ngày 25/12/2009. Cổ tức năm 2009 của công ty dự kiến là 25%, đã tạm ứng đợt 1 là 15%. Giá giao dịch mã cổ phiếu DHG trên thị trường ngày 16/11/2009 là 120.000đ/cổ phiếu. Hiện nay, trên HOSE giá cổ phiếu của DHG giao dịch ngày GDKHQ: 24/03/2010, ngày thực hiện ngày 22/04/2010 với cổ tức bằng tiền là 10%, giá 1000đ/cổ phiếu và giá tham chiếu ngà y GDKHQ: 119.000 đồng. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 7
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang Biểu đồ 2.2: Giá cổ phiếu của DHG qua các năm Nguồn: Công ty CP DHG Đặc biệt, Dược Hậu Giang đang đứng đầu trong thị trường Generics. Doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt Nam. Xuất khẩu: Có 85 sản phẩm có số đăng ký ở các nước như: Moldova, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigeria, Phillipine…. Doanh thu xuất khẩu qua từng năm: SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 8
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang Bảng 2.1: Doanh thu xuất khẩu Doanh thu xuất khẩu Năm USD VND 2004 264.878 4.172.338.100 2005 400.936 6.360.098.934 2006 746.908 11.952.660.504 2007 826.896 13.317.808.625 2008 1.099.546 18.080.516.672 2009 1.200.000 22.000.000.000 Nguồn: Công ty CP DHG 2004: 3 quốc gia 2007: 12 quốc gia với 77 sản phẩm. Chỉ trong 5 năm xuất khẩu công ty đã thu được đáng kể ngoại tệ, tăng lợi nhuận cho công ty, góp phần tăng thu nhập GDP cho đất nước và tạo thương hiệu trên thị trường quốc tế, giúp bạn bè quốc tế biết đến thương hiệu dược phẩm Việt Nam đặc biệt là thương hiệu DHG PHARMA. 4.4. Tiềm lực về Marketing Phối hợp với các viện trường nghiên cứu, thử tương đương sinh học nhiều sản phẩm. Các sản phẩm được các Bác sĩ tin tưởng sử dụng tạo nên tên tuổi DHG PHARMA: Haginat và Klamentin được Viện kiểm nghiệm nhi Trung ương công nhận sản phẩm tương đương hiệu quả điều trị với biệt dược gốc. Glumeform được viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương công nhận tương đương sinh học invivo với thuốc biệt dược gốc. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 9
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang Hình 2.2: Sản phẩm Hapacol dòng sản phẩm giảm đau hạ sốt với hoạt chất chính là paracetamol luôn gắn liền với các hoạt động xã hội. Davita bone luôn hành động cho cốt cách người phụ nữ khoẻ đẹp hơn. Siro Unikids chứa vitamin và axit amin thiết yếu là sự lựa chọn tài tình cho các người mẹ giúp trẻ khoẻ đẹp và thông minh. Hình 2.3: Sản phẩm Eyelight vita một công thức tối ưu từ dưỡng chất Vitamin nhóm B an toàn cho đôi mắt khoẻ mỗi ngày giúp bạn làm việc tốt hơn. Ediva collagen với 100% collagen nguyên chất đã được viện nghiên cứu nippi Nhật bản chứng minh hiệu quả tốt trong việc chống lão hoá da, mang đến cho chị em một làn da mịn màn săn chắc. Eugica và Choliver là những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược được trồng trên vùng dược liệu sạch, đây là những sản phẩm tự hào của DHG PHARMA trên thị trường xuất khẩu. Spivital một món quà độc đáo của thiên nhiên từ vùng đất Vĩnh Hảo. Spivital giàu dinh dưỡng do làm từ tảo spirulina. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 10
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang Hình 2.4: Sản phẩm Đội ngũ trẻ, sáng tạo, năng động. 13 năm liền đạt doanh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao. Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam. Thương hiệu “Dược Hậu Giang , “ Hapacol là thương hiệu nổi tiếng Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2008 4 năm liền . 4.5. Tiềm lực về nguồn nhân sự Con người là nguồn tài nguyên quí giá nhất của Dược Hậu Giang và chúng tôi quyết tâm xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, nơi người nhân viên có được cơ hội để phát huy tài năng. DHG PHARMA luôn đào tạo phát triển và bổ nhiệm đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để các nhân viên cảm thấy tự hào về nơi mình công tác: Là nơi nhân viên có thể nâng cao khả năng phát triển cá nhân v à nghề nghiệp. Là nơi nhân viên cảm thấy họ là người điều hành công ty. Là nơi nhân viên được khen thưởng xứng đáng cho những gì họ đóng góp. Là nơi để cảm nhận những thành tựu đạt được và là nơi để cân bằng công việc và cuộc sống. Hình 2.5: Hoạt động của nhân viên SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 11
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang 4.6. Tiềm lực về tài chính Nguồn tài chính luôn minh bạch và ổn định. 21/12/2006 cổ phiếu Dược Hậu Giang chính thức giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, giá chào sàn là 320.000 đ/cổ phiếu. Quý 2/2007 phát hành 2.000.000 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 80 t lên 100 t và mang lại thặng dư vốn cổ phần 379 t đồng. Quý 4/2007 phát hành cổ phiếu thưởng t lệ 1:1 tăng vốn điều lệ lên 200 t đồng. Có các mối quan hệ tốt với các ngân hàng lớn như: HSBC, Vietcombank, Incombank... 5. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua 5.1. Thuận lợi Công ty Cổ phần DHG là một trong những công ty đứng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Công ty có trên 35 năm kinh nghiệm trong thị trường Dược phẩm và đã khẳng định được sức mạnh của mình trên nhiều phương diện nghiệp vụ và uy tín: kinh nghiệm về lãnh đạo; nguồn nhân lực chuyên môn, chuyên nghiệp; tài chính dồi dào , minh bạch; có trách nhiệm với xã hội và môi trường, được sự hỗ trợ, ủng hộ, hợp tác của các cơ quan ban ngành, đoàn thể… Đặc biệt công ty đạt được nhiều tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao và tiêu chuẩn Quốc tế như: GMP Thực hành sản xuất tốt , GLP Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc , GSP Thực hành bảo quản thuốc tốt , VILAS (Phòng thí nghiệm hiệu chuẩn thiết bị). 5.2. Khó khăn Ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam chưa phát triển nên sản xuất trong nước phải nhập khẩu trên 90% nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc. Do thuốc nhập khẩu và nguyên liệu làm thuốc còn chiếm t trọng lớn nên trước ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào trên thế giới tiềm ẩn nhiều biến động như chi phí vận chuyển, t giá ngoại tệ, giá nguyên liệu dùng làm thuốc... Nên giá một số thuốc tại Việt Nam còn phụ thuộc vào giá thế giới. Nhiều dòng thuốc chưa hết bản quyền của nước ngoài s không được phép sản xuất theo quy định về sở hữu trí tuệ. 6. Định hƣớng phát triển Nhà máy mới Non Betalactam với công suất 4 t đơn vị sản phẩm đã động thổ trong năm 2009, vốn đầu tư dự kiến trên 250 t đồng. Nhà máy hoàn thành s tăng công suất hiện tại lên gấp đôi, tức khoảng 6 t đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, Công ty đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu phát triển sản phẩm DHG RC, liên kết các Viện – Trường nghiên cứu những sản phẩm mới mang hàm lượng khoa học công nghệ cao thuộc nhóm thần kinh, tim mạch, tiểu đường. Tiếp tục phát triển mạnh 2 lợi thế cạnh tranh của DHG, tuân thủ nghiêm túc tầm nhìn sứ mạng và các giá trị cốt lõi đã được tôn vinh trong suốt chặng đường phát triển của DHG. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 12
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang Qua quá trình tìm hiểu tổng quan về công ty CP DHG, ta nhìn lại toàn bộ bối cảnh Công ty: Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần DHG đã thu được nhiều kết quả trên mọi lĩnh vực và tạo dựng uy tín thương hiệu trên thị trường dược phẩm, đứng thứ 4 trong thị trường Dược Phẩm Việt Nam (theo IMS, năm 2009 và đứng đầu trong thị trường Generics. Doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt Nam. Công ty có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiện đại và liên kết chặt ch với nhau. Công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình trên nhiều phương diện nghiệp vụ và uy tín: kinh nghiệm về lãnh đạo; nguồn nhân lực được đào tạo huấn luyện tốt, trẻ, có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo và luôn đặt nguồn nhân lực lên hàng đầu, tạo môi trường làm việc tốt; tài chính luôn minh bạch, rõ ràng, ổn định; hệ thống đại lý, chi nhánh phân phối rộng khắp trên cả nước; luôn có trách nhiệm với xã hội và môi trường, được sự hỗ trợ, ủng hộ, hợp tác của các cơ quan ban ngành, các bệnh viện, đoàn thể… Đặc biệt Công ty đạt được nhiều tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao và tiêu chuẩn Quốc tế như: GMP Thực hành sản xuất tốt , GLP Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc , GSP Thực hành bảo quản thuốc tốt , VILAS Phòng thí nghiệm hiệu chuẩn thiết bị đây chính là điều kiện tốt cho Công ty tạo thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giúp bạn bè quốc tế biết đến thương hiệu dược phẩm Việt Nam đặc biệt là thương hiệu DHG PHARMA. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 13
- Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Minh Sang CHƢƠNG III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Cạnh tranh (Competition) Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1996). 1.1. Quan điểm ngành về cạnh tranh Ngành được định nghĩa là một nhóm những công ty chào bán một sản phẩm hay một lớp sản phẩm có thể hoàn toàn thay thế nhau được. Ta vẫn thường nói ngành công nghiệp ôtô, ngành dầu mỏ, ngành dược phẩm… Các nhà kinh tế định nghĩa những sản phẩm hoàn toàn thay thế nhau là những sản phẩm có nhu cầu co giãn lẫn nhau lớn. Nếu giá của một sản phẩm tăng lên và làm cho nhu cầu đối với sản phẩm khác cũng tăng lên, thì hai sản phẩm đó là hoàn toàn thay thế nhau được. Chẳng hạn, nếu giá xe ôtô Nhật tăng thì người ta s chuyển sang xe Mỹ, hai loại xe này hoàn toàn thay thế nhau. Các nhà kinh tế còn đưa một khung chuẩn để tìm hiểu các động thái của ngành. Về cơ bản, việc phân tích bắt đầu từ việc tìm hiểu những điều kiện cơ bản tạo nên cơ sở cho cầu và cung. Những điều kiện này lại ảnh hưởng đến cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành đến lượt nó lại ảnh hưởng đến sự chỉ đạo ngành trong những lĩnh vực như phát triển sản phẩm, định giá và chiến lược quảng cáo. Sau đó sự chỉ đạo của ngành s quyết định kết quả của ngành, như hiệu suất của ngành, tiến bộ về công nghệ, khả năng sinh lời và đảm bảo việc làm. Những yếu tố chính quyết định cơ cấu ngành: Số người bán và mức độ khác biệt Điểm xuất phát để mô tả một ngành là xác định xem có một, một vài hay nhiều người bán và sản phẩm đồng nhất hay rất khác biệt. Những đặc điểm này là vô cùng quan trọng và sinh ra năm kiểu cơ cấu ngành như mọi người đều biết cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền tuyệt đối, cạnh tranh độc quyền, nhóm độc quyền hoàn hảo, nhóm độc quyền có khác biệt . Cơ cấu cạnh tranh của một ngành có thể thay đổi theo thời gian. Hãy xét trường hợp Sony tung ra một sản phẩm mới là Wlakman. Lúc đầu Sony là người độc quyền, nhưng ít lâu sau nhiều công ty khác nhảy vào và tung ra bán những mẫu mã khác nhau của sản phẩm đó, dẫn đến một cơ cấu cạnh tranh độc quyền. Khi mức tăng trưởng của nhu cầu chậm lại thì nảy sinh hiện tượng "rơi rụng bớt" và cơ cấu ngành chuyển thành nhóm độc quyền có phân biệt. Cuối cùng người mua thấy hàng hóa rất giống nhau về giá và chỉ khác nhau về một số đặc điểm. Khi đó ngành đang tiến dần đến cơ cấu nhóm độc quyền thuần khiết. SVTH: Huỳnh Thanh Tuyền 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: " Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA "
89 p | 222 | 69
-
Luận văn tốt nghiệp: Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại quận 10 đến năm 2020
129 p | 184 | 56
-
luận văn:ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY NGÔ Ủ CHUA ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH
117 p | 213 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Đánh giá khả năng hấp thụ Co2 qua sinh khối của rừng tràm (Melaleuca Cajuputi Powell) tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
155 p | 145 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cấp hộ gia đình tại huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
40 p | 111 | 15
-
luận văn: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LỌC SINH HỌC CỦA NĂNG TƯỢNG (Scirpus littoralis) TRONG HỆ THỐNG NUÔI TÔM SÚ
42 p | 133 | 14
-
Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành kinh doanh du lịch của trường Đh Cửu Long
9 p | 136 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền
76 p | 62 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Đánh giá khả năng năng kích thích sinh trưởng và chống chịu mặn trên cây lúa của các chủng vi sinh vật nội sinh phân tại vùng đất bị nhiễm mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long
61 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng Selen (Se) kết hợp phế phẩm nông nghiệp ức chế độc chất Cadium (Cd) hấp thụ lên cây cải thìa (Brassica rapa chineniss) trong điều kiện giả định đất ô nhiễm
82 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
82 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số dòng sắn nhập nội tại thành phố Buôn Ma Thuột
111 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng các ngân hàng thương mại cổ phần đạt mục tiêu tăng vốn điều lệ theo nghị định 141/2006/NĐ-CP
0 p | 92 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá khả năng sử dụng đá phun trào acid khu vực Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái trong sản xuất vật liệu xây dựng không nung
17 p | 71 | 4
-
Luận văn: Nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng - Cù Thị Vân Anh
17 p | 97 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Đánh giá khả năng ức chế enzyme acetylcholinesterase và bảo vệ tế bào thần kinh của nano astaxanthin trên dòng tế bào thần kinh
61 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Đánh giá khả năng phân hủy dầu của vi khuẩn phân lập trong đất tại vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
97 p | 6 | 3
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng biodiesel có nguồn gốc từ dầu hạt cao su cho động cơ tĩnh tại
20 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn