Luận văn: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
lượt xem 82
download
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta thu được những thắng lợi đáng khích lệ. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân cũng đã đạt được kết quả bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------------------------------- Triệu Thị Minh Hồng GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------ Triệu Thị Minh Hồng GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60- 31- 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS. Đoàn Quang Thiệu Thái nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009 Tác giả Triệu Thị Minh Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Quang Thiệu người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế, các đơn vị liên quan của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Đồng Hỷ, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ, các xã và các hộ nông dân huyện Đồng Hỷ đã giúp tôi trong quá trình điều tra số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận án. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009 Tác giả Triệu Thị Minh Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 4 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn 3 5. Bố cục của Luận văn 3 Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 4 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản 4 xuất hàng hoá 1.1.1. Cơ sở lý luận nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo 4 hướng sản xuất hàng hoá 1.1.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới 20 và ở Việt Nam 1.2. Phương pháp nghiên cứu 33 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 33 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 34 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 38 Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ 41 2.1. Đặc điểm của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 41 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 41 2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 5 2.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệ p theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 54 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 55 2.2.1. Một số kết quả phát triển nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ 55 2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ 69 2.2.3. Thực trạng và các loại hình tổ chức sản xuất 69 2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hướng 84 sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ Chƣơng 3 : Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp 87 theo hƣớng sản xuất hàng hoá huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 3.1. Một số quan điểm chủ yếu 87 3.2. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 và 2015 91 3.2.1. Định hướng chung 91 3.2.2. Các giải pháp chủ yếu 92 Kết luận và kiến nghị 102 Tài liệu tham khảo 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 44 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2008 49 Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Đồng Hỷ Bảng 2.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn (2004 – 2008) 53 Bảng 2.4. Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ngành nông lâm thủy sản huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 - 2008 55 57 Bảng 2.5. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 - 2008 59 Bảng 2.7.Diện tích, năng suất và sản lượng cây thực phẩm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 61 Bảng 2.8.Diện tích, năng suất và sản lượng cây công nghiệp hàng năm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 62 Bảng 2.9. Diện tích, năng suất và sản lượng cây chè, cây ăn quả huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 63 Bảng 2.10. Kết quả ngành chăn nuôi huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 - 66 2008 74 Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu của trang trại huyện Đồng Hỷ năm 2008 75 Bảng 2.12. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm của trang trại Bảng 2.13. Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hoá ở các xã điều tra năm 2008 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 7 Bảng 2.14. Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2008 80 Bảng 2.15. Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra 82 Bảng 2.16. Tông hơp môt sô chỉ tiêu vê cac loai hì nh tô chưc san xuât ̉ ̣ ̣́ ̀́ ̣ ̉ ́ ̉ ́ 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta thu được những thắng lợi đáng khích lệ. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân cũng đã đạt được kết quả bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Song, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, sản xuất h àng hoá với quy mô hiệu quả chưa cao. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng đưa từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ lên nền kinh tế thị trường hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt khi chúng ta đã tham gia thực hiện AFTA, tham gia APEC và ra nhập WTO. Đây là thuận lợi nhưng cũng là vấn đề rất khó khăn, thách thức cho phát triển nông nghiệp của nước ta. Nông nghiệp nước ta có thế mạnh về đất đại, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng chúng ta có nhiều điểm yếu: cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến, kinh nghiệm thương trường, trình độ tổ chức quản lý… Những hạn chế đó làm cho chất lượng sản phẩm còn t hấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp, làm hạn chế tính cạnh tranh chưa cao. Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong nước, chúng ta cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 17 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha trong đó đất nông nghiệp là 12.488,92 ha chiếm 26,55% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 21.402,61 ha chiếm 45,5% diện tích đất tự nh iên còn lại là các loại đất khác. Đồng Hỷ là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 9 được khai thác, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của nông dân trong khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nền nông nghiệp của huyện còn nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc. Do đó tôi chọn đề tài: "Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" làm luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần thiết thực vào việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên đ ịa bàn huyện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ, từ đó đề ra nhữ ng giải pháp khoa học nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có tính bền vững ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát triển kinh tế -xã hội nâng cao đời sống người dân địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát t riển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phân tích thực trạng về sản xuất hàng hoá chủ yếu tập trung vào phân tích các ngành và trong từng ngành. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Các tư liệu tổng quan thu thập từ các tài liệu đã công bố trong giai đoạn từ năm 2004 - 2008, số liệu điều tra hiện trạng chủ yếu thu thập số liệu của năm 2008. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài là một công trình khoa học, là tài liệu tham khảo cho những người học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Đề tài có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có những giải pháp khoa học trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương II: Thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ theo hướng sản xuất hàng hóa. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 11 CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá 1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 1.1.1.1 Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học, kỹ thuật. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho đời sống của nhân dân nước đó. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 12 của đất nước mà hiện nay, mặc dù trình độ khoa học – công nghệ ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được. Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn, nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước như Singapore, Ả rập Saudi hay Brunei mà không dễ gì đối với các nước như Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam là những nước đông dân. Các nước đông dân muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải sản xuất trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển thì sẽ khó thu hút được đầu tư để phát triển bền vững, lâu dài. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đó là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 13 trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường. Khu vực nông nghiệp còn là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì nông nghiệp là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra từ thuế nông nghiệp, tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản, … Những điển hình thành công về sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp. Ngoài ra cần phải khai thác các nguồn khác một cách hợp lý, không nên cường điệu quá vai trò của vốn t ích luỹ trong nông nghiệp. Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp và dịch vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Nông nghiệp còn là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường q uốc tế hơn so với các sản phẩm công nghiệp. Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông lâm thuỷ sản. Xu hướng chung ở các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 14 nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là sơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môt trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Dư lượng độc tố trong sản phẩm tăng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu thuỷ văn thay đổi xấu sẽ đe doạ đời sống của con người. Vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường [8]. - Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lên về số lượng và sự cải thiện về chất lượng của sản phẩm xã hội và các yếu tố sản xuất ra sản phẩm xã hội. Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân, hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản phẩm hàng hoá trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất, từng vùng sản xuất của một quốc gia. Để biểu thị tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước, đó là mức tăng % hay tuyệt đối hàng năm, hay tính bình quân trong một giai đoạn. Tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ cho khái niệm tốc độ tăng trưởng, đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 15 Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bao gồm tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phá t triển kinh tế có thể hiểu là quá trình chuyển biến theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm tăng trưởng về của cải vật chất và sự tiến bộ xã hội. Tóm lại: phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một chuyển biến của nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn. Để phản ánh mức độ phát triển kinh tế của một ngành trong từng thời kỳ cụ thể, chúng ta phải sử dụng các nhóm chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, cơ cấu các ngành và cơ cấu nội bộ ngành... 1.1.1.2. Hàng hóa và sản xuất hàng hóa * Hàng hoá là một dạng vật chất được đem ra trao đổi: Hàng hoá là sản phẩm của lao động nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi là mua bán. Hàng hoá có hai thuộc tính: Giá trị v à giá trị sử dụng. Từ khái niệm đó ta thấy một sản phẩm sản xuất ra được đem ra trao đổi mới được gọi là hàng hoá; song trao đổi được thì sản phẩm đó đã có một giá trị nhất định (giá trị trao đổi) và sản đó đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng (giá trị sử dụng). Như vậy, sản phẩm hàng hoá trên thị trường chịu sự chi phối của hai quy luật: Quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Nếu sản phẩm cung vượt cầu thì sản phẩm đó hoặc là thừa hoặc phải chịu bán với giá thấp, chịu thua lỗ. Ở khía cạnh khác, cùng một loại sản phẩm lưu thông trên thị trường nhưng sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 16 tiêu dùng, có giá cả hợp lý, rẻ hơn thì sản phẩm đó được tiêu thụ dễ dàng. Sản phẩm kém chất lượng, giá cả cao, cung cấp không ổn định thì sản phẩm đó bị thừa ế, thua lỗ, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường hàng hoá. * Sản xuất hàng hoá: Sản xuất hàng hoá đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của mổi nước. So với nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, kin h tế hàng hoá có nhữg ưu thế nổi bật. Vì trong nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra là để bán nên nó chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, buộc các tập thể sản xuất, người sản xuất phải tổ chức lại sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất và càng tạo điều kiện cho nền sản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hoá ra đời. Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội gắn liền với hai điều kiện: Sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu. Phân công lao động xã hội không mất đi mà ngày càng phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu ( Hợp tác quốc tế và khu vực, thị trường chung, hội nhập kinh tế, WTO...). Hình thức sở hữu cũng được thay đổi để phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Sự chuyên môn hoá và phân công hợp tác quốc tế đã trở thành một yêu cầu tất yếu ngay cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, kinh tế hàng hoá đã ra đời nhưng đang trong dạng sản xuât hàng hoá nhỏ và đang từng bước thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển theo chiến lược kinh tế mở: Đưa nhanh cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng được mở rộng. Sản xuất hàng hoá không chỉ dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật mà đã tính đến khả năng liên kết quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 17 tế. Chính sự giao lưu và hợp tác quốc tế đã làm cho nền kinh tế hàng hoá nước ta có những bước phát triển mới. 1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá a. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa: * Phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững là một đặc trưng cơ bản trong cơ chế thị trường hàng hoá. Nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững phải dựa trên mấy tiêu chí: + Bền vững về mặt sản xuất: Sản phẩm được tạo ra không những phải khai thác được lợi thế tự nhiên (đất đai, k hí hậu, thời tiết...) lợi thế về mặt kinh tế (lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở hạ tầng hiện có...) về mặt xã hội và môi trường (tạo ra được sự liên kết trong nông thôn, xây dựng nông thôn mới và cải tạo được môi sinh môi trường...) [ 16]. + Bền vững về thị trường tiêu thụ: Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu về khối lượng, chất lượng và giá cả có tính cạnh tranh cao. Có thị trường tiêu thụ ổn định và tạo khả năng mở rộng thị trường mới.Thị trường ở đây được hiểu là thị trường tiêu dùng sản phẩm cùng thị trường nguyên liệu sản phẩm cho công nghiệp chế biến.[ 9] + Bền vững về môi trường kinh tế - xã hội nông thôn: Sản xuất sản phẩm hàng hoá (sản phẩm chuyên môn hoá) phải gắn với phát triển sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và sử dụng lao động, tài nguyên tại chỗ, phải là sản phẩm sạch, không gây ô nhiễm môi trường, phá hoại môi trường, môi sinh. + Gắn được sản xuất, chế biến với môi sinh môi trường nông thôn mới, tạo điều kiện xây dựng một cơ cấu kinh tế mới phù hợp, bền vững: Gắn được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 18 sản xuất với chế biến để vừa sử dụng được nguyên liệu tại chỗ, giảm được chi phí vận chuyển, thu hút được lao động tại chỗ, tạo thêm được việc làm. Đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng tiềm năng đa dạng của điều kiện tự nhiên, đất đai và lao động của từng địa phương, tăng thu nhập cho hộ gia đình, tạo điều kiện để sản phẩm hàng hoá phát triển thuận lợi, hiệu quả. * Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững là một quá trình từ một nền nông nghiệp truyền thống,phân tán, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém lên một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại một nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Ở một nền sản xuất nông nghiệp như nước ta sản xuất hàng hoá phải đi từng bước vững chắc, không chủ q uan nóng vội, duy ý chí nhưng không thể ngồi chờ, phải tạo ra thế và lực để phát triển. Đi từng bước vững chắc, trước hết phải giải quyết tốt nhu cầu tiêu dùng tại chỗ bằng cách đa dạng hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Phát huy nội lực của mình, bằng thâm canh tăng năng suất, bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến tăng nhanh sản phẩm vừa đáp ứng tiêu dùng vừa có sản phẩm trao đổi. Khi đã tạo được thế đứng vươn lên làm giàu, lựa chọn sản phẩm vừa có nhu cầu trên thị trường, vừa có lợi thế của địa phương để sản xuất hàng hoá. Khi đã có hàng hoá, có chỗ đứng của hàng hoá rồi mở rộng sản xuất, phát huy cao lợi thế, từng bước đi vào chuyên môn hoá, tranh thủ ngoại lực để phát triển. Đó là bước đi của một nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững Giai đoạn nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững. Đặc trưng của nó là nền nông nghiệp được thương mại hóa và chuyên môn hóa cao, khối lượng hàng hóa nhiều và chủng loại hàng hóa phong phú, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cho phép hình thành và phát triển các v ùng cây con chuyên môn hóa và thâm canh với quy mô lớn, cơ cấu sản xuất hợp lý, khai thác tối đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp từng vùng, từng địa phương; thị trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 19 được mở rộng cả trong và ngoài nước. Mục đích của sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tối đa hóa lợi nhuận, sản phẩm trở thành hàng hóa đã được xác định từ trước khi quá trình sản xuất diễn ra. Do đó, sản xuất cái gì và sản phẩm như thế nào không phải xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất mà xuất phát từ nhu cầu người mua, của thị trường. Thời k ỳ này được tự do thương mại hóa nên con người sản xuất tìm mọi cách đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Vai trò của Nhà nước ở thời kỳ này chủ yếu là thiết lập hệ thống luật pháp, chính sách về thị trường, đào tạo cán bộ, cung cấp hàng hóa công cộng, tổ chức hệ thống dự báo, thông tin cho các cơ sở sản xuất, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp [16]. * Chuyên môn hóa cây con có lợi thế: Xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp là đa dạng về tự nhiên và sinh học, để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển, tăng khối lượng nông lâm sản hàng hóa, điều quan trọng là phải lựa chọn và phân bố chuyên môn hóa tập đoàn cây con thích hợp cho từng vùng theo hướng cây con có lợi thế. - Cây con được lựa chọn phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và môi trường, với khả năng canh tác của từng vùng, tiểu vùng, từng hộ gia đình về khả năng đầu tư và trình độ sản xuất, phát huy khai thác nội lực, tranh thủ ngoại lực. - Cây con được lựa chọn phải có khả năng phát triển tập trung, quy mô lớn để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớ n phục vụ nhu cầu tiêu dùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên
121 p | 577 | 224
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 419 | 159
-
Luận văn: Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thành Công
35 p | 358 | 145
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ
120 p | 417 | 133
-
Tiểu luận: “Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cơ khí 120”
75 p | 286 | 130
-
LUẬN VĂN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
115 p | 303 | 124
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
131 p | 373 | 112
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
11 p | 404 | 106
-
Luận văn: Giải pháp chủ yếu tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần May Thăng Long
92 p | 306 | 88
-
Báo cáo tốt nghiệp: Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất
82 p | 304 | 84
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu với Lào"
44 p | 298 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
107 p | 228 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh
71 p | 212 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hưng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009- 2015
98 p | 171 | 32
-
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty In Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm
78 p | 153 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
81 p | 108 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Một số giải pháp chủ yếu phát triển vận tải thuỷ nội địa vận chuyển container ở Nam Bộ
14 p | 57 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn