Luận văn: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam
lượt xem 14
download
Mở rộng cho vay, tăng dư nợ lành mạnh và nâng cao thu nhập ngân hàng luôn là một trong những mục tiêu dài hạn của một ngân hàng thương mại (NHTM). Để thực hiện điều đó, các ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp, nhằm vào nhiều nhóm khách hàng. Sự ra đời và phát triển của các Tổng Công ty Nhà nước theo các Quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/4/1994 ở nước ta cũng đã được các NHTM tập trung khai thác nhằm vào mục tiêu trên. Là những doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………………… Luận văn Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam 98
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Mở rộng cho vay, tăng d ư nợ lành mạ nh và nâng cao thu nhập ngân hàng luôn là một trong những mục tiêu dài hạn của một ngân hàng thương mại (NHTM). Để thực hiệ n đ iều đó, các ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp, nhằ m vào nhiều nhóm khách hàng. Sự ra đời và phát triể n c ủa các Tổng Công ty Nhà nước theo các Quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/4/1994 ở nước ta cũng đã được các NHTM tập trung khai thác nhằm vào mục tiêu trên. Là những doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớ n, hoạt động theo mô hình mới, các Tổng Công ty Nhà nước có những lợi thế căn bản với tư cách là khách hàng của một ngân hàng. Mở rộng cho vay các Tổng Công ty Nhà nước không chỉ có ý nghĩa với việc kinh doanh c ủa ngân hàng, nó còn giúp các Tổng Công ty mau chóng ổn đ ịnh, p hát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện chiế n lược phát triển kinh tế chung. Tuy vậy, điề u này hoàn toàn không đơn giả n, bởi ngân hàng phả i kết hợp giữa mở rộng với nâng cao hiệ u quả cho vay trong điề u kiện cạ nh tranh ngày càng gay gắt. Hơn nữa, các Tổng Công ty Nhà nước được thành lập hướng tới mô hình tập đoàn kinh tế ở nước ta trong những điều kiệ n riêng và có những đặc điể m riêng, do đó để mở rộng cho vay các Tổ ng Công ty cần phải có những giải pháp phù hợp. Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiệ n kết hợp lý thuyết với thực tiễ n, em chọn đề tài “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nướ c tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam” làm đề tài Khoá luận Tốt nghiệp của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU KHÓA LU ẬN. Khoá luận đi từ những nội dung mang tính lý luậ n trong hoạt động cho vay đố i với các Tổ ng Công ty Nhà nước của một NHTM, tới các vấ n đề thực tiễ n trong hoạt động này đối với Sở giao dịch I từ đó đưa ra những giải pháp, 2
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 kiến nghị cụ thể nhằ m mở rộng hoạt động cho vay đối với các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên c ứu: Hoạt động cho vay các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - N gân hàng Công thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào những vấn đề liên quan tới hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các Tổng Công ty Nhà nước, những vấ n đề trong việc thực hiệ n cơ chế chính sách đối với hoạt độ ng cho vay các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - N gân hàng Công thương Việt Nam, thời gian từ nă m 1999 đến 2001 và 6 tháng đầu nă m 2002. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Khóa luận s ử dụng phương pháp duy vật biệ n chứng, duy vật lịch sự, phương pháp hệ thống, so sánh - thống kê, phân tích kinh tế để nghiên cứu các vấn đề đã nêu ra. V. KẾT CẤU KHÓA LUẬN. Ngoài phầ n mở đầu và kết luận, khóa luậ n gồ m ba chương: Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mạ i và nhu cầu vay vốn c ủa các Tổ ng Công ty Nhà nước ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tạ i Sở giao d ịch I - N gân hàng Công thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp nhằ m mở rộng cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - N gân hàng Công thương Việt Nam. 3
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 CHƯƠNG I HOẠT Đ ỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ I VỚI CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC I - HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG TH ƯƠ NG MẠI. 1. Khái niệm và đặc trưng hoạt động cho vay của các NHTM: 1. 1. Khái niệm: Theo nghĩa thông thường, cho vay là việc chuyển giao một số tiền hay tài sản nhất định cho người khác s ử dụng với điề u kiệ n có hoàn trả lại. Khái niệ m phổ biế n này được dùng rộng rãi trong đờ i sống thường ngày, từ những món tiền hay tài sản có giá trị lớn cho tới những món tiền lớn hay đồ vật có giá trị nhỏ. Với khái niệ m này, hoạt động cho vay hay quan hệ vay mượn nói chung có 2 đặc điể m chính là: - Thứ nhất, trong quan hệ ấ y, chỉ có sự c huyển giao quyề n sử dụng (tiền, tài sả n) mà không có sự chuyể n giao quyền sở hữu các tài sản hay số tiề n đó. - Thứ hai, người cho vay được hoàn trả lạ i sau mộ t thời gian nhất định theo sự thoả thuận giữa hai bên: người cho vay và người đ i vay. Người cho vay có nhậ n được một khoản lãi nào hay không cũng phụ thuộc vào sự thoả thuậ n này, và trong đời sống thường ngày không phải bao giờ người cho vay cũng lấ y lãi. Còn đối với các NHTM hay là các tổ chức tín dụng nói chung thì cho vay là một nội dung nghiệp vụ. Đó là việc NHTM giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định trong một thời gian nhất định với đ iều kiệ n là họ p hải hoàn trả lại cùng với một khoản tiề n vượt trội đóng vai trò là tiền lãi. Với một khoản vay mượn thông thường, ngườ i cho vay có thể không đòi hỏi một khoản lãi nào, điề u này có thể xuất phát từ những mối quan hệ cá nhân, hoặc người cho vay không phải là người kinh doanh tiền... Song đối với các NHTM, bao giờ họ c ũng phải thu lãi, ít nhất là phả i đủ để trả lãi cho người 4
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 gửi tiền vào ngân hàng, bởi vì họ cũng là những người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuậ n. Ở Việ t Nam, theo Quy chế cho vay ban hành kèm Quyết định 324/1998/ QĐ - N HNN1, thì Cho vay là m ột hình thức cung cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuậ n với nguyên tắ c có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng đáp ứng vốn cho các đơn vị, tổ c hức, cá nhân khi có nhu cầu cần đ ược bổ s ung vốn trong hoạt độ ng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này, hoạt động cho vay của NHTM đã thực hiện chức năng phân phối lạ i vốn tiề n tệ để đáp ứng nhu cầ u tái sản xuất xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hộ i thường xuyên xuất hiệ n hiện tượng tạ m thời thừa vốn ở các tổ chức cá nhân này, trong khi các tổ chức cá nhân khác lại thiế u vố n và có nhu cầ u về vốn. Hiệ n tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoả n thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phả i được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại đã không giả i quyết được vấ n đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh tiề n tệ mới có khả nă ng giải quyết mâu thuẫn này thông qua hoạt độ ng cho vay c ủa mình. Ta cũng cầ n phân biệt giữa cho vay và cấp tín dụng: một ngân hàng có thể cấp cho khách hàng các khoản tín d ụng bằng các nghiệp vụ cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ... Cho vay chỉ là một hình thức cấp tín d ụng, song nó lại là một hình thức chủ yếu và quan trọng nhất c ủa các NHTM. 1.2. Đặc trưng: Hoạt động cho vay của các NHTM có các đặc trưng sau: - NHTM chuyển giao quyề n sử dụng cho người đi vay một khoản tiền nhất định. 5
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 - N gười đi vay chỉ được sử d ụng tạ m thời, trong một thời gian nhất đ ịnh, sau khi hế t thời hạ n sử d ụng theo thoả thu ận, người đi vay phải hoàn trả c ho NHTM. - Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác người đ i vay phả i trả thêm phần lợi tức còn gọi là tiề n lãi. Tóm lại, hoạt động cho vay của NHTM mang những đặc trưng cụ thể là: Tính thời hạn, tính hoàn trả và lòng tin ngườ i vay sẽ sử dụng vố n có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. 2. Nội dung chủ yếu trong quy trình cho vay của các NHTM: 2.1. Tìm kiếm và thẩm định: Các ngân hàng có thể có được yêu cầu vay vốn do khách hàng đ ưa tới hoặc ngân hàng chủ động tìm đế n với các khách hàng có nhu cầ u vay vốn để đề nghị phục vụ. Khi đã có yêu cầu xin vay vốn, điề u đầu tiên cán bộ tín d ụng (CBTD) phải làm là hướng dẫn khách hàng về thủ tục và điề u kiệ n được xin vay vốn. Nếu khách hàng đã nhất trí với các điề u kiện và thủ tục ấy thì CBTD hướng dẫ n họ lập hồ sơ vay vốn để ngân hàng chính thức nghiên cứu, thẩ m định. M ục đích của thẩm định tín d ụng là xác định khả năng và ý muốn c ủa người vay trong việc hoàn trả tiề n vay phù hợp với các điều khoả n của hợp đồng tín dụng, nói cách khác là ước lượng rủi ro không hoàn trả. Từ đó đưa ra quyết đ ịnh cho vay hay không, và nếu cho vay thì cho vay bao nhiêu? Với kỳ hạn, lãi suất và phương thức cho vay nào?… Khi tiến hành thẩm đ ịnh, ngân hàng phải trả lời cho hai loạ i câu hỏi lớ n là phải thẩ m định cái gì (thẩm định các yếu tố nào) và các nguồn thông tin lấy từ đâu. Chúng ta sẽ đi vào xem xét cách trả lời với mỗi loạ i câu hỏ i trên. Trả lời câu hỏi thẩm định cái gì ? Các ngân hàng lại thường chia ra thành thẩm định các yếu tố về bả n thân khách hàng và thẩ m định về phương án, dự án xin vay vố n. a/ Các yếu tố về bản thân khách hàng: 6
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 Năng lực vay nợ: Các ngân hàng quan tâm trước tiên đế n nă ng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Là khách hàng, cá nhân họ phải là những công dân đế n tuổi trưởng thành (theo luật Việt Nam là 18 tuổ i trở lên), nế u không họ phả i được cha mẹ hay người giám hộ bảo lãnh và cùng ký vào đơn xin vay tiề n. Đối với các tổ chức kinh tế (TCKT), ngân hàng xét xem nó có đ ủ tư cách pháp nhân không, các giấ y tờ xác minh tư cách ấy, tính độc lập và tự c hịu trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định của các TCKT đó như thế nào? Ai là người có thẩ m quyền đạ i diện cho công ty trong quan hệ vay mượn? Đây là những yếu tố mà bắt buộc ngân hàng phả i xem xét. Uy tín của khách hàng: Uy tín ở đây không chỉ trong quan hệ của khách hàng với ngân hàng, mà còn trong các quan hệ tín dụng cũng như kinh tế vớ i các ngân hàng và đối tác khác. Lịch sử các mố i quan hệ này c ủa khách hàng trong đó có việc thực hiện các hợp đồng tín dụng thường rất có giá trị khi đánh giá uy tín của họ. Tuy nhiên không phải lúc nào ngân hàng c ũng nắm được rõ ràng các yế u tố này mà còn phải phán đoán sự sẵ n lòng trả nợ cũng như sự cố gắng thực hiệ n hợp đồng tín d ụng. Năng lực tài chính của khách hàng: Ở đây, các NHTM sẽ xác định vố n kinh doanh c ủa doanh nghiệ p xin vay, và họ sẽ không bao giờ cấp một món vay nào cho doanh nghiệp nếu không được đảm bảo bằ ng vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là một trong những tiêu chuẩn đo lường sức mạnh tài chính của khách hàng, và cũng là một yếu tố quyết định tới khố i lượng tín dụng mà ngân hàng sẵ n lòng cung cấp. Các ngân hàng còn phả i xem xét khả năng độc lập, tự c hủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ c ủa người vay. Đ iều này đ ược thực hiện thông qua phân tích các chỉ tiêu đặc trưng tài chính c ủa doanh nghiệp như tỷ lệ thanh toán nhanh, tỷ lệ thanh toán hiện hành, vốn lưu độ ng thực tế chủ sở hữu, vòng quay vố n lưu động, hệ số tài trợ trong tổng tài sản… Bên cạnh đó, năng lực tài chính c ủa doanh nghiệp, trong đó có yếu tố lợi nhuận, chịu tác động của nhiề u yế u tố nội tạ i của doanh nghiệp ấy, đó là khả năng quả n lý, khả năng kỹ thuật - công nghệ, s ức cạ nh 7
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 tranh. Đây cũng là những đối tượng trong thẩm đ ịnh của ngân hàng, và tất nhiên họ sẽ đánh giá cao các doanh nghiệp có hệ thố ng quản lý có hiệ u lực, cung cấp các sản phẩ m, dịch vụ có sức cạnh tranh tốt trên thị trường. Thẩ m định tài sản thế chấ p, cầ m cố (nếu có): Về nguyên tắc, những tài sản đem cầ m cố, thế chấp phả i thuộc quyền sở hữu c ủa người vay, và người vay phải chứng minh được điều đó trước ngân hàng bằng những tài liệ u hợp pháp. Không chỉ như vậ y, CBTD còn phả i thẩm định giá trị những tài sản ấy một cách chính xác theo giá cả thị trường hiện tại và giá trị thanh lý (thường thấp hơ n nhiề u giá cả thị trường hiện tạ i) trong trường hợp người vay không trả nợ hoặc có sự biến động về giá cả của những tài sản đó. Bên cạnh đó, các đ iều kiện kinh tế tuy không phải là yếu tố thuộc về bản thân khách hàng nhưng nó lạ i tác động tới khả năng trả nợ, tới phương án, dự á n sử d ụng vố n vay của khách hàng với vai trò là môi trường hoạt động của cả các doanh nghiệp và ngân hàng. CBTD sẽ phải liên tục tổng hợp và phân tích các thông tin về nhịp độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, như tỷ lệ lạ m phát, thất nghiệp, lãi suất chiết khấu c ủa NHTW, cân đối ngân sách, cân đố i thanh toán và tỷ giá hối đoái và phân tích được các thông tin về lĩnh vực hoạt động c ủa khách hàng. b/ Về thẩm đinh phương án, dự án xin vay: Trước hết, ngân hàng phải xem xem phương án sử dụng vốn vay có phù hợp với kế hoạch SXKD, với đ iều kiện thị trường hay không; các điều kiện để thực hiệ n thành công phương án, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các số liệ u về thu nhập và chi phí c ũng như lợi nhuậ n dự k iến có hợp lý không? Đ iều này xuất phát từ mối quan hệ tay ba ngân hàng - doanh nghiệp - thị trường. Đối với những yêu cầu xin vay vốn ngắn hạn bổ sung cho vốn lưu động, nguồn trả nợ trực tiếp nhất là doanh thu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hình thành từ nguồn vốn vay. Ngân hàng thường thiết lập mố i tươ ng quan giữa khoản tiền xin vay vớ i doanh thu theo kế hoạch và doanh thu thực hiện c ủa phương án SXKD. Tạ i thời điểm xem xét, doanh thu thực hiệ n chưa xuất 8
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 hiện, nhưng ngân hàng lạ i phải dự đoán được do nó phụ thuộc trực tiếp vào tiêu thụ, tức là nhu cầu thị trường và sức cạnh tranh của sả n phẩ m. Kết hợp với các yếu tố đã phân tích về bản thân khách hàng, ngân hàng sẽ rút ra kết luận về số tiền có thể chấp nhậ n cho vay trong tổng doanh thu đó. Một vấn đề có tính nguyên tắc là chỉ những phương án với hiệu quả được tính trong khoảng thời gian một chu kỳ sản xuất hoặc nă m dương lịch mới là đố i tượng của cho vay vốn lưu động. Đối với các dự án xin vay vốn trung, dài hạn thì việc thẩ m định sẽ p hức tạp hơn, bởi các khoản cho vay này chứa đựng nhiề u rủi ro hơn. Các ngân hàng thường thẩ m định dự án từ nhiều phương diệ n: kỹ thuật, thị trường và tài chính c ủa d ự án, từ đó khẳng định tính khả thi kinh tế - kỹ thuật c ủa d ự án, xác đ ịnh được thời điểm thực hiện d ự án, lịch trình giải ngân, trả nợ được trù tính trong dự á n, từ đó mà quyết định cho vay hay từ c hối. Trước tiên, ngân hàng thẩm định về thị trường sản phẩ m, dịch vụ và sản phẩm d ịch vụ sẽ c ung cấp như đối với cho vay ngắ n hạn. Thẩm định kỹ thuật dự án cũng quan hệ chặt chẽ tới phương diện thị trường c ủa dự án. Ở đây, ngân hàng quan tâm tớ i qui mô c ủa dự án, xem có phù hợp vói khả nă ng tiêu thụ sả n phẩ m, khả nă ng cung cấp nguyên vậ t liệu và nă ng lực quả n lý c ủa doanh nghiệp không? Tiếp đó ngân hàng xem xét tới công nghệ và trang thiết bị, đây cũng là căn cứ xác định chu k ỳ số ng của sản phẩm, mộ t yếu tố có ý nghĩa khi xem xét đầu tư. Việc thẩ m đ ịnh kỹ thuậ t có thể được thực hiện bởi các bộ p hận chuyên trách hoặc do CBTD tự phụ trách. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do trình độ chuyên môn hoá của CBTD còn thấp hoặc tính phức tạp của dự á n ngân hàng phải thuê các chuyên gia tư vấ n. Về phương diện tài chính, ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, sử dụng các loại chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính c ủa dự án như giá trị hiện tạ i (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thờ i gian hoàn vốn, tỷ suất lợi ích trên chi phí (B/C)… Khi thẩm định dự án đầu tư để cho vay trung, 9
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 dài hạn, ngân hàng thường vậ n dụng tổng hợp nhiề u phương pháp trong đó coi mỗ i chỉ tiêu là một con số thể hiện một mặt c ủa dự á n. Trả lời câu hỏi các nguồn thông tin lấy từ đâu? Ngân hàng có thể thu thậ p thông tin từ các nguồn: + Thông qua phỏ ng vấ n trực tiếp người xin vay, CBTD có thể đánh giá được phần nào năng lực, tư cách đạo đức của khách hàng, cũng như để giả i thích những điều chưa rõ trong hồ sơ tín dụng. + Nguồn thứ hai là hệ thống sổ sách của ngân hàng để biết thêm về uy tín của khách hàng trong việc hoàn trả các món vay, số dư trên các tài khoản, tình hình thanh toán công nợ... + Các nguồn thông tin bên ngoài, như ngân hàng thuê các Công ty chuyên nghiệp điề u tra thu thập thông tin về k hách hàng, hay nhờ các ngân hàng bạn hay bạn hàng c ủa khách hàng để xác định uy tín của anh ta. Một số nước còn có hệ thống thông tin tín dụng chung do ngân hàng Trung ương hay hiệp hộ i các ngân hàng điều hành (CIC ở Việt Nam là một ví dụ về hình thức này). + Thông qua các chuyế n viế ng thă m khách hàng, CBTD có thể thu thập những thông tin rất khách quan về tình hình hoạt độ ng c ủa họ. + Những thông tin do khách hàng cung cấp từ các hồ sơ vay vốn và sổ sách kế toán. Đây là nguồ n thông tin chính thức mà khách hàng phải trình lên ngân hàng khi xin vay. Ở một ngân hàng thường có s ự p hân cấp uỷ quyền trong việc quyết định cho vay. Điề u này càng thấy rõ ở mức phán quyết mà chi nhánh c ủa NHTM (ở ngân hàng có chi nhánh) có thể quyế t định cho vay. Nhiều khi một hội đồng gồ m nhiề u thành viên được thành lập để thẩ m định và quyết định cho vay đối với các dự án lớn, có tính phức tạp cao. 2.2. Giải ngân, quản lý món vay và thu nợ: 10
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 Mục đích của khâu này là phát tiền vay đúng tiế n độ, đúng đố i tượng, kiể m soát và quản lý chặt chẽ món vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vố n vay đúng mục đích, thực hiện được kế hoạch trả nợ, đồng thời có thể p hát hiện sớm nhất những khó khăn phát sinh để có biệ n pháp xử lý nhằ m hạn chế tới mức thấp nhấ t rủi ro đố i với ngân hàng. Các công việc c ụ thể là: Khi phát tiề n vay, CBTD tuân thủ nguyên tắc phải có vật tư, tài sản tương đ ương là đối tượng ghi trong hợp đồ ng tín dụng kết hợp với các phương thức thanh toán, ngân hàng có thể thanh toán trực tiếp với người cung cấp của khách hàng mà không qua trung gian. Sau khi phát tiề n vay, CBTD vẫ n thường xuyên quản lý kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Ngoài việc liên tục theo dõi sự vận động của vố n, ngân hàng còn chú ý cả tới tình hình kinh doanh chung của khách hàng và tình hình thị trườ ng giá cả... Phát hiện sớm nhất những dấu hiệu c ủa khoản cho vay có vấn đề, ngân hàng có thể có biện pháp thích hợp. Ngân hàng có thể thu hồ i khoản vay trước hạ n, nế u khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Ngân hàng c ũng có thể yêu cầu thêm tài sản thế chấp, cầm cố khi giá trị thị trường của các tài sản này giả m ngoài dự kiế n... Đối với những khó khăn mang tính khách quan, ngân hàng sẽ c ùng khách hàng giả i quyết, giúp doanh nghiệp thu hồ i các hoá đơ n chậ m trả, thanh toán hàng tồn kho hay giả m bớt dự trữ quá mức; sắp xếp, cấ u trúc lại các khoản vay bằng định lại kỳ hạ n nợ hay rút bớt mức chi trả định k ỳ trong một thời gian... Để việc thu nợ d iễn ra thuận lợi, CBTD có các biệ n pháp nhắ c nhở, đôn đốc; đ ịnh kỳ tổng kết việc thực hiện kế hoạch trả nợ của khách hàng. 2.3. Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu giữ hồ sơ khách hàng: Sau khi thu nợ đầy đủ hoặc giả i quyết các tồn tạ i về khoản vay, ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng. Ngân hàng tổng kết, đánh giá toàn bộ q uá trình cho vay, rút ra kinh nghiệ m, bài học cần thiết, đồng thời đ ưa ra các yêu cầu mới. Ngân hàng tiế n hành lưu trữ hồ sơ khách 11
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 hàng dù họ còn quan hệ với ngân hàng nữa hay không. Nhiều NHTM ở các nước tiên tiến có hẳn bộ phậ n chuyên trách, và công việc này được thực hiệ n bằng nhiều phương tiện hiện đại như máy tính, các phần mềm quản lý khách hàng. Ở nước ta, công việc này do mỗ i CBTD đảm nhận, đưa vào phòng quả n lý khách hàng; các lưu trữ vẫn chủ yế u dưới dạng hồ sơ giấy tờ. 3. Mở rộng hoạ t động cho vay của NHTM: Khối lượng cho vay biểu hiện ở hai mặt: - Mặt tuyệt đố i biểu hiện ở số dư tuyệt đố i của khoản mục trong nghiệp vụ tài sản có ngân hàng và một phầ n dịch vụ ngoại bảng cân đối kế toán. - Mặt tương đối biểu hiện ở tỷ trọ ng số dư của các khoản mục trên trong tổng số các khoản mục cho vay và đầu tư trong và ngoài bảng cân đố i kế toán. Mở rộng hoạt động cho vay có 2 hình thức biểu hiện: - Mở rộng tuyệt đối là tăng số dư c ủa các khoản mục này trong và ngoài bảng tổng kết tài sản so với kỳ trước, tă ng doanh số cho vay lớn hơn tă ng doanh số thu nợ. - Hình thức mở rộng tương đối hoạt động cho vay là tăng tỷ trọng số dư cho vay trong tổ ng số dư nợ và đầ u tư của hệ thống ngân hàng. Việc tă ng t ỷ trọng cho vay làm thay đổi cơ cấu hoạt động kinh doanh ngân hàng theo hướng tă ng hoạt động cho vay. II - TỔNG CÔNG TY VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. 1. Khái niệm, hoàn cảnh ra đời của Tổ ng Công ty Nhà nước ở nước ta: 1.1. Khái niệm Tổng Công ty Nhà nước: Tổng Công ty Nhà nước là doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có quy mô lớn bao gồ m các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, đào tạ o, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính do Nhà nước 12
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 thành lập nhằ m tă ng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất để thực hiệ n nhiệ m vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty đáp ứng nhu cầ u của nền kinh tế. Tổng Công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình quy định tại Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 c ủa Thủ tướng Chính phủ gọi tắt là Tổng Công ty 91. Tổ ng Công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình quy đ ịnh tạ i Quyế t đ ịnh số 9 0/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ gọi tắt là Tổng công ty 90. Các đơn vi được lựa chọn theo Quyết định 91 là một số Tổng Công ty, Công ty lớn có mối liên hệ theo ngành và vùng lãnh thổ không phân biệt doanh nghiệp do Trung ương hay do địa phương quả n lý có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bảo đảm những yêu cầ u cần thiế t cho thị trường trong nước và có triển vọng mở rộng quan hệ kinh doanh ra nước ngoài, phả i có 7 doanh nghiệp thành viên trở lên và có vốn pháp định ít nhất là 1.000 t ỷ đồng. Các Tổng Công ty được thành lập theo Quyết định 90 là các Liên hiệp Xí nghiệp, Tổng Công ty có ít nhất 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầ u tư phát triể n, dịch vụ về c ung ứng, vậ n chuyể n, tiêu thụ, thông tin, đào tạo. Toàn Tổng Công ty có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng, trong những ngành đặc thù thì vố n pháp định có thể thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồ ng. 1.2. Hoàn cảnh ra đời của Tổng Công ty ở nước ta: Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự chi phối c ủa các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật tích tụ và tập trung sản xuất... diễ n ra một xu hướng cơ bản là sự tập trung sản xuất kinh doanh để hình thành các tập đoàn kinh doanh dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. 13
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 Hiện nay, các tập đoàn kinh doanh có vai trò chi phố i nhiề u nề n kinh tế trên thế giới như các cheabol ở Hàn Quốc, các tập đoàn kinh doanh của Mỹ, Nhật. Các Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia cũng là những dạng tập đoàn kinh doanh. Ngay ở các nước láng giề ng với Việt Nam ta, nhiều tập đoàn kinh doanh đã hình thành và phát triển, đóng vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân (Thái Lan, Malaysia). Trong tình trạng nền kinh tế thế giới có nhiề u biế n động mạnh vừa qua, xu hướng sáp nhập, hợp nhất các Công ty đã diễn ra càng phổ biế n và mạ nh mẽ. Ở Việt Nam, từ những năm 1960 ở miền Bắc đã hình thành và phát triể n các liên hiệp xí nghiệp và Tổ ng Công ty trong hệ thống các DNNN, và đặc biệt bùng nổ vào cuối thập k ỷ 70 đầu thập kỷ 80 trên phạ m vi toàn quốc. Cho đế n năm 1991, đã tồ n tạ i khoảng 150 Tổng Công ty và liên hiệp xí nghiệp được tổ c hức hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp kèm theo một số chức năng quả n lý Nhà nước. Sự lẫn lộn giữa chức năng quả n lý Nhà nước và chức năng hoạt động kinh doanh đã biế n các mô hình này thành một cấp hành chính trung gian, khiến quá trình tích tụ và tập trung hoá không được thực hiện tốt. Tất nhiên các mô hình này đã có những đóng góp lớn trong thời kỳ chiến tranh, nhưng sau này, nhất là khi nề n kinh tế đã chuyể n sang cơ chế thị trường, các Tổ ng Công ty và liên hiệp xí nghiệp theo mô hình ấ y ngày càng tỏ ra không phù hợp, khó có thể trụ vững trong nề n kinh tế thị trườ ng. Quyết định 217 và Nghị đ ịnh 388 ra đời đã tăng cường tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh của các DNNN, mang lại nhiều tác dụng tích c ực, đồng thời làm giả m vai trò c ủa các liên hiệp xí nghiệp và Tổng Công ty như trên. Tuy nhiên sau một thời gian hoạ t động. Hệ thống DNNN lạ i bộc lộ những nhược đ iểm lớn. Đó là: sản xuất còn manh mún, phân tán, chồng chéo và trùng lặp về các chức năng kinh doanh; khả năng tái đầu tư qua tích tụ rất hạn chế do quy mô nhỏ; kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp. Hậu quả là khả nă ng cạnh tra nh c ủa các doanh nghiệp này thấp, đặc biệt là trong cạnh tranh quốc 14
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 tế; mặt khác, nhiều DNNN cạnh tranh bừa bãi, gây tổn hại cho nền kinh tế nội địa hạ n chế vai trò chủ đạo của hệ thống kinh tế q uốc doanh. Để khắc phục các nhược điể m trên, ngày 07/3/1994, Thủ tướ ng Chính phủ đã ra các quyết định 90/TTg và 91/TTg về sắp xếp lại các DNNN, đồng thời cho phép thành lập các Tổng Công ty Nhà nước. Mục đ ích c ủa việc này là: Tạo ra đ iều kiện để thúc đẩ y tích tụ, tập trung và tái đầ u tư; nâng cao khả năng cạnh tranh c ủa hệ thống DNNN trên thị trường trong và ngoài nước; thực hiệ n chủ trương xoá bỏ dần chế độ b ộ chủ quả n và cấp hành chính chủ quản, sự phân biệt giữa các doanh nghiệp Trung ương và đ ịa phương. Việc thành lập các Tổng Công ty Nhà nước là một bộ phậ n của quá trình đổi mới, tổ chức và sắp xếp lạ i các DNNN, hình thành các tập đoàn kinh doanh mạ nh của Nhà nước. Sau những nă m đầu hoạt động, các Tổng Công ty đã phát huy nhiều tác dụng tích cực: Tập hợp được sức mạ nh toàn Tổng Công ty trong tham gia đấ u thầu, bảo lãnh vay vốn tín dụng thực hiện chiế n lược đầu tư phát triển và đổ i mới công nghệ (rõ nhất là các TCT 91), xây dựng và mở rộ ng thị trường, giả m thiể u sự cạnh tranh hỗ n loạn giữa các DNNN với nhau trên thị trường trong nước, bình ổn giá cả. Nhưng việc thành lập Tổ ng Công ty mang tính chủ quan lại bộc lộ một số nhược đ iểm một loạt Tổng Công ty đ ược thành lập trên cơ sở gom các doanh nghiệp cùng chức năng lại thành một Tổng Công ty, vốn giao cho Tổ ng Công ty là tổng vốn các thành viên nắm giữ, dẫ n tới tình trạng Tổng Công ty chỉ nắ m vai trò quả n lý hành chính; tình trạng độc quyền trong kinh doanh tă ng lên đặc biệt đố i với các Tổng Công ty 91; quan hệ giữa Tổng Công ty - đơn vị thành viên còn nhiều trục trặc. 2. Địa vị pháp lý và tổ chức một Tổng Công ty: 2.1. Địa vị pháp lý: Các Tổng Công ty ra đời trực tiếp từ các quyết định 90/TTg, 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ . Ngoài việc chịu chi phối bởi các 15
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 văn bả n pháp quy như đối với các DNNN, các Tổng Công ty còn có các văn bản quy định, hướ ng dẫ n như Nghị định 39/CP ngày 27/6/1995 ban hành đ iề u lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Nhà nước; Quyết định 838 tài chính/QĐ/TCDN ngày 28/8/1996 ban hành quy chế tài chính mẫ u Tổng Công ty Nhà nước; Quy chế Công ty tài chính trong Tổng Công ty Nhà nước Chỉ thị 135/TTg ngày 4/3/1997 về xây dựng Quy chế hoạt động c ủa Hội đồng quản trị và Ban kiể m soát trong Tổng Công ty và một số văn bản khác. Với một Tổ ng Công ty c ụ thể thì địa vị và tổ chức c ủa Tổng Công ty được quy định c ụ thể ở Điều lệ và quy chế tài chính của nó. Tổng Công ty Nhà nước là những DNNN có tư cách pháp nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (đố i với các Tổng Công ty quan trọng - Tổng Công ty 91); do Bộ trưởng Bộ quả n lý ngành kinh tế kỹ thuật hoặc tương đương, UBND tỉnh hoặc tương đương thành lập (TCT 90) theo uỷ quyền c ủa Thủ tướng Chính phủ. Tổng Công ty có vố n và tài sản độc lập và tự c hịu trách nhiệ m với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng Công ty quản lý. Tổng Công ty có quyề n tự chủ trong hoạ t động sản xuất kinh doanh. Theo quy định hiệ n hành, mố i quan hệ giữa Tổng Công ty với các cơ quan (Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính, các bộ và UBND thành lậ p ... ) là rất phức tạp, nhiều quy định còn thiếu c ụ thể. Điều này khiến nhiề u cơ quan Nhà nước can thiệp vào hoạt độ ng c ủa các Tổ ng Công ty hay gây ảnh hưởng trong việc ra các quyết đ ịnh. 2.2. Về tổ chức: Tổng Công ty đ ược quản lý bởi Hộ i đồ ng quả n trị và đ iều hành bởi Tổng giám đốc (TGĐ). Hội đồng quản trị có 5 hoặc 7 thành viên do thủ trưởng cơ q uan ra quyết định thành lập Tổng Công ty bổ nhiệ m, miễn nhiệ m theo nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệ m về sự phát triển c ủa Tổng Công ty theo nhiệ m vụ Nhà nước giao; có quyền nhận vốn do Nhà nước giao cho Tổng Công ty; xem xét phê duyệt phươ ng án do Tổng Giám đốc đề 16
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 nghị về giao vốn cho các đơn vị thành viên và phương án đ iều hoà vốn và các nguồn lực giữa các thành viên đó. Hội đồ ng Quản trị thành lập Ban kiể m soát thực hiệ n kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các thành viên Tổng Công ty. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệ m trước Hội đồng quản trị, trước người bổ nhiệm mình và pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Tổng Giám đốc cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý sử dụng theo mục tiêu nhiệ m vụ Nhà nước giao cho Tổng Công ty; giao hoặc điều hoà vốn giữa các thành viên Tổng Công ty theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt; điều hành Tổng Công ty theo các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Tổng Công ty gồm các đơn vị thành viên là những DNNN hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc hay đơn vị hành chính sự nghiệp. Các thành viên hạch toán độc lập có quyền tự chủ kinh doanh, chịu trách nhiệ m về các khoả n nợ và cam kết của mình trong phạm vi vố n do doanh nghiệp quả n lý, sử d ụng. Các doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân hạ n chế, bởi nó chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợ i với Tổ ng Công ty theo quy định tại Điều lệ Tổng Công ty và của đơn vị. Các thành viên hạch toán phụ thuộc không có tư cách pháp nhân. Nó có quyền tự c hủ kinh doanh theo phân cấp của TCT, Tổng Công ty chịu trách nhiệ m cuối cùng về nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này. Các thành viên là đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động theo nguyên tắc lấ y thu bù chi, được TCT hỗ trợ nếu thiếu hụt ngân sách hoạ t động. Về mặt sả n xuất kinh doanh, các thành viên phụ thuộc chịu s ự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Công ty. Đối với thành viên độc lập, thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở bảo đảm các mục tiêu, chỉ tiêu, các cân đố i lớn, các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yế u phù hợp với kế hoạch chung của toàn Tổng Công ty, đồng thời mở rộng kinh doanh để khai thác tối ưu có nguồn lực mình có, đáp 17
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 ứng nhu cầ u thị trường. Tổng Công ty lựa chọn thị trường thống nhất và phân công giữa các đơn vị thành viên. 3. Tình hình hoạ t động của các Tổng Công ty Nhà nước từ khi thành lập đến nay: Đến nay trên toàn quốc có 17 Tổng Công ty 91 thành lập và hoạt động theo Quyết định 91/TTG, 74 Tổng Công ty 90 theo Quyết định 90/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, vớ i 1750 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã, chiế m 24% tổng số các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng chiế m 66% về vốn, 60% về lao động và đóng góp vào ngân sách Nhà nước tới 69%, tạo ra 50% tổng doanh thu và hơn 83% lợi nhuận của toàn hệ thống DNNN. Trong những nă m qua, các TCT Nhà nước đã từng bước khẳng định được vai trò của mình; các cơ chế chính sách dần được hoàn thiện, mô hình hoạt động rõ nét hơn, xuất hiện một số hình mẫu sơ khai các công ty mẹ - con trong các TCT. Nhiề u TCT thực hiện tốt việc đấu thầu các công trình qui mô lớn, phức tạp, cả trong nước và quốc tế; bảo lãnh vay vố n, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành viên gặp khó khă n theo cơ chế tín d ụng nội bộ… Đặc biệt là các TCT 91, chiế m 9,2% số doanh nghiệp Nhà nước nhưng chiếm tới 54,9% về vố n, 64,2% lãi trước thuế và 54,9% nộp ngân sách. Tuy nhiên, nhiều TCT cũng bộc lộ những yếu kém và tồn tại về tổ chức, phân cấp hoạt động, cơ chế và quan hệ tài chính vv... làm chậm quá trình tích tụ vốn, giả m tốc độ tăng trưởng và sức cạnh tranh. Đối với một số TCT như Than, Dệt - may, Thép, Bưu chính Viễn thông, bộ máy quản lý hành chính còn nặng nề, số lao động dư thừa lớn. Đa số các TCT có chỉ tiêu kinh tế tăng về giá trị tuyệt đố i nhưng mức tăng đang giả m qua các nă m. Về chiến lược đầu tư phát triển và đổ i mới công nghệ, hầu hết các TCT đã chủ độ ng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của TCT đến nă m 2010, trong đó sản xuất công nghiệp, đầu tư, xây dựng, giao thông vậ n tải, bưu chính viễ n thông và các ngành quan trọng khác theo hướng phát huy nộ i 18
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 lực, phát triển các nguồn nguyên liệ u trong nước, tă ng năng lực sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩ u. Các chiế n lược này là cơ sở để tiếp tục sắp xếp lạ i các TCT, bước đầu hạn chế tình trạ ng đầ u tư tràn lan, manh mún kém hiệu quả trước đây. Về thị trường và xuất nhập khẩu, tổ ng kim ngạch của các TCT tă ng hàng nă m. Trên cơ sở đáp ứng nhu cầ u của thị trường, că n cứ định hướng phát triển của ngành, nhiều TCT đã chủ động thực hiện kế hoạch kinh doanh, mở rộ ng thị phần, tiế n tới chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩ m chủ lực. Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nă m 1999 đạt 11,5 tỷ U SD, năm 2000 đạt 14,4 tỷ U SD, 2001 đạt trên 15 tỷ USD, đến hết tháng 9/2002 đạt 11.907 t ỷ USD có phần đóng góp quan trọng của các TCT Nhà nước. Tính đế n hết tháng 9/2002, giá trị xuất khẩ u của Tổ ng Công ty Dầ u khí đạt 2.027 triệ u USD, Tổng Công ty Dệt may đạt 732 triệ u USD, Tổ ng Công ty Cà phê đạt 250 triệu USD… 4. Vố n và nhu cầu vốn của các Tổng Công ty Nhà nước: 4.1. Các nguồn vốn của một doanh nghiệp: Để tiến hành hoạt đ ộng SXKD, trước tiên mỗi doanh nghiệp cầ n có vốn: Vốn đầu tư ban đầ u và vốn bổ sung để mở rộng SXKD. Vốn SXKD được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Song că n cứ vào nội dung kinh tế có thể c hia thành hai nguồ n cơ bả n, đó là: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. a/ Nguồn vốn chủ sở h ữu: Nguồ n vốn chủ sở hữu biể u hiệ n quyền sở hữu c ủa người chủ về các tài sả n hiện có của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có nhiều hoặc một chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu được tạo từ các nguồn sau: - Vố n góp do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng để thành lập hoặc mở rộng kinh doanh. Ví d ụ đối với DNNN nguồn vốn chủ sở hữu do Nhà nước cấp phát nên được gọi là vố n Nhà nước. 19
- Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 - Lãi chưa phân phối: đây là kết quả c ủa toàn bộ hoạt động SXKD. Số lãi này trong khi chưa phân phố i được sử dụng cho kinh doanh và coi như vốn chủ sở hữu. - Vốn chủ sở hữu khác: Là số vốn chủ s ở hữu có nguồn gốc từ lợi nhuận để lạ i (các quỹ xí nghiệp, các khoản dự trữ theo điều lệ, theo luật định…) hoặc các loạ i vốn khác (xây dựng cơ bản, chênh lệch đánh giá lạ i tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý, vốn kinh phí cấp phát…) b/ Nguồn vốn vay: Trong điề u kiện nền kinh tế thị trường, hầ u như k hông một doanh nghiệp nào chỉ SXKD bằng nguồn vố n tự có mà đều phải hoạt động bằ ng nhiều nguồn vố n trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể, khoả ng 70 - 90%. Nguồn vốn vay được thực hiện dưới các phương thức chủ yếu sau: - Tín dụng Ngân hàng. Bao gồ m tín dụng ứng trước, tín d ụng hạn mức, chiết khấu thươ ng phiế u, bao thanh toán, tín d ụng thuê mua, tín dụng bằ ng chữ ký (tín dụng chấp nhậ n, tín dụng bảo lãnh, tín d ụng chứng từ). - Phát hành trái phiế u. - Tín dụng Thương mạ i – là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biể u hiệ n dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. 4.2. Nhu cầu vốn của các Tổng Công ty Nhà nước: Các Tổng Công ty đều có quy mô lớn xét trên cả phương diện về vố n doanh thu, lao động và số doanh nghiệp thành viên tham gia. Vào năm 1997, sau 3 năm hoạt động, vốn Nhà nước tạ i các Tổng Công ty Nhà nước mới chỉ là 73.831 tỷ đồng chiế m 71,9% vốn Nhà nước tạ i toàn bộ doanh nghiệp nhà nước (trong đó TCT 91 chiế m 54,5% và TCT 90 chiế m 16,1%) và cho tớ i ngày 30/6/2002 theo số liệu kiể m kê tài sản Nhà nước trên toàn quốc vừa công bố, các Tổng Công ty đã nắ m giữ 70% trong 165.000 tỷ đồng vốn Nhà nước đã được đầ u tư cho các doanh nghiệp. Điều này nói lên sự quan tâm c ủa nhà nước tới việc phát triể n các Tổng Công ty. Tuy nhiê n, do các TCT đề u 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam chi nhánh Hà Nội "
73 p | 750 | 473
-
Đề tài "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức "
91 p | 444 | 199
-
LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng
81 p | 554 | 166
-
Đề tài “Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”
72 p | 329 | 143
-
Luận văn: Phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty 247
99 p | 289 | 105
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty 247”
96 p | 213 | 90
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam chi nhánh Hà Nội
69 p | 180 | 65
-
Luận văn - Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định
68 p | 167 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
88 p | 168 | 51
-
Luận văn: "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức "
87 p | 251 | 48
-
Luận Văn: Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Sở giao dịch I - NHĐT và PT Việt Nam
73 p | 132 | 27
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường Nhật Bản cho ngành Thủy sản Việt Nam.
72 p | 115 | 27
-
LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THÔNG TIN NGỮ CẢNH PHIÊN DUYỆT WEB NGƯỜI DÙNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN TRONG HỆ THỐNG TƯ VẤN TIN TỨC
59 p | 119 | 24
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty 247
98 p | 140 | 22
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trờng xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức
73 p | 136 | 19
-
Đề tài : Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức
87 p | 113 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây CN Đà Nẵng
26 p | 98 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn