LUẬN VĂN:Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm tại công ty xích líp Đông Anh
lượt xem 18
download
Trái đất đang quay trong không gian và thời gian, Việt Nam đang quay cùng trái đất . Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước khẳng định , phát triển và hội nhập vào qũy đạo chung của nền kinh tế thế giới . Nhưng không ít các doanh nghiệp bị đẩy lùi, tụt hậu và đào thải khỏi môi trường kinh doanh . Một trong những nguyên nhân là sự quan tâm không đúng mức tới cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp Ngày nay hoàn thiện cơ cấu sản phẩm được coi là vấn đề mang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm tại công ty xích líp Đông Anh
- LUẬN VĂN: Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm tại công ty xích líp Đông Anh
- lời mở đầu Trái đất đang quay trong không gian và thời gian, Việt Nam đang quay cùng trái đất . Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước khẳng định , phát triển và hội nhập vào qũy đạo chung của nền kinh tế thế giới . Nhưng không ít các doanh nghiệp bị đẩy lùi, tụt hậu và đào thải khỏi môi trường kinh doanh . Một trong những nguyên nhân là sự quan tâm không đúng mức tới cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp Ngày nay hoàn thiện cơ cấu sản phẩm được coi là vấn đề mang tính chiến lược , bởi vì nó là sản phẩm kết hợp của 3 nhân tố :khả năng , tiềm lực của doanh nghiệp , cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh và mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp . Do đó , việc xây dựng cho mình một chiến lược hoàn thiện cơ cấu sản phẩm đúng đắn sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Từ sự phân tích tình hình thực tế công ty xích líp Đông Anh trên cơ sở kiến thức đã học được từ trưòng Đại học kinh tế quốc dân, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện cơ cấu sả n phẩm tại công ty xích líp Đông Anh" để thử sức và kiểm tra năng lực của mình . Tuy nhiên hoàn thiện cơ cấu sản phẩm ở đây gắn liền với qúa trình hoàn thiện sản phẩm chuyên môn hoá và phát triển đa dạng hoá sản phẩm . Vì chỉ có thế mới tạo ra những tiền đề vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp Bằng phương pháp so sánh ,phân tích và tổng hợp , bản chuyên đề tập chung phân tích tình hình , thực trạng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm tại công ty xích líp Đông Anh và đề ra các giải pháp cụ thể thông qua 3 phần : Chương 1: Sự cần thiết và các xu hướng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp Chương 2:Thực trạng cơ cấu sản phẩm tại công ty xích líp Đông Anh Chương 3:Phương hướng và biện pháp hoàn thiện cơ cấu sản phẩm ở công ty Xích líp Đông Anh
- Chương 1 Sự cần thiết khách quan và các xu hướng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp 1.1: Tính tất yếu khách quan phải hoàn thiện cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp 1.1.1: Cơ cấu sản phẩ m 1.1.1.1: Khái niệm : Do sự phân công lao động xã hội , mỗi doanh nghiệp công nghiệp thường sản xuất và đưa ra thị trường một số loại hàng hoá . Các loại hàng hoá đó tạo nên cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp đựợc xác định bởi hai nhân tố : Kích thước của tập hợp sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường Cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm đó Kích thước của tập hợp sản phẩm gồm ba chiều: Chiều dài của nó biểu hiện số loại sản phẩm , dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường , tức là phản ánh mức độ đang dạng hoá của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm thường có chiều dài của tập hợp sản phẩm nhỏ, chỉ tập trung một vài loại sản phẩm nhất định theo hướng chuyên môn hoá . Trái lại , các doanh nghiệp muốn duy trì sự an toàn cao trong kinh doanh luôn luôn tìm cách kéo dài số loại sản phẩm , dịch vụ Mỗi loại sản phẩm bao giờ cũng có nhiều chủng loại . Cơ cấu sản phẩm trong từng thời kỳ phải đề cập đến chủng loại nào . Số lượng các chủng loại được lựa chọn quyết định độ lớn của chiều rộng kích thước tập hợp sản phẩm của mỗi doanh nghiệp Sau cùng, trong mỗi chủng loại sản phẩm được chọn cần chỉ ra những mẫu mã nào sẽ đưa vào sản xuất để bán ra thị trưòng. Số lượng mẫu mã, kiểu cách này chính là chiều sâu của danh mục sản phẩm Cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm phản ánh mối quan hệ tương tác của từng loại, từng chủng loại, mẫu mã trong tập hợp sản phẩm đó. Về mặt lượng, nó đựợc đo bằng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của từng loại sản phẩm trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn bộ tập hơp sản phẩm. Tỉ trọng này lại phụ thuộc vào vị trí của từng loại sản phẩm trong tập hợp sản đó. Với những sản phẩm chuyên môn hoá thì chiếm tỉ
- trọng lớn vì chúng luôn đựoc đầu tư phát triển, còn những sản phẩm mới, sản phẩm đa dạng hoá thường chiếm tỉ trọng nhỏ và tỷ trọng này sẽ dần tăng lên cùng với sự trưởng thành của chúng Cơ cấu sản phẩm khác với danh mục sản phẩm vì danh mục sản phẩm chỉ mới xác định được kích thước của tập hợp, tức là mới chỉ liệt kê được các loại , các chủng loại sản phẩm , số mẫu mã kiểu cách mà doanh nghiệp đưa ra thị trường , chứ chưa phản ánh được vị trí, cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm ấy như cơ cấu sản phẩm Trong thực tế thông thường cơ cấu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp luôn có những sản phẩm trung tâm tạo nên chuyên môn hoá đặc thù của sản phẩm , sản phẩm này luôn được hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời doanh nghiệp cũng phải tận dụng mọi nguồn lực để sản xuất thêm những sản phẩm khác theo yêu cầu của xã hội và đối phó với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường hay nói cách khác là doanh nghiệp thực hiện đa dạng hoá sản phẩm . Do đó, cơ cấu sản phẩm trực tiếp phản ánh phương hướng kết hợp phát triển chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp 1.1.1.2: Mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh , chiến lược sản phẩm, chiến lược đa dạng hoá với hoàn thiện cơ cấu sản phẩm Ngày nay, cơ cấu sản phẩm được ví như là bánh lái của con tàu để nó vượt qua mọi trùng khơi về đúng đích, nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn nhiều công ty đã tạo ra cho mình một thế và lực phát triển mạnh trên thị trưòng Chiến lược phát triển kinh doanh được cấu thành từ nhiều chiến lược bộ phận khác nhau, trong đó chiến lược sản phẩm được coi là cốt lõi, xương sống quyết định sự tồn tại của các chiến lược bộ phận khác . Không có chiến lược sản phẩm thì chiến lược giá cả, chiến lược giao tiếp khuyếch trương cũng không có lý do để tồn tại . Còn nếu chiến lược sản phẩm sai lầm, tức là đưa ra cơ cấu sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường thì giá cả có thấp đến đâu, quảng cáo có hấp dẫn tới mức nào thì cũng không có ý nghĩa gì hết . Có nhiều mô hình chiến lược sản phẩm như: - Chiến lược bành chướng - Chiến lược đa dạng hoá - Chiến lược rút lui Trong thực tế mỗi doanh nghiệp , các mô hình chiến lược trên không phải đa dạng hoá được áp dụng một cách biệt lập mà thường đặt trong sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Sự
- kết hợp các mô hình chiến lược ấy , xét trên góc độ tổ chức sản xuất chính là sự kết hợp phát triển chuyên môn hoá với mở rộng hợp lý đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp. Sự kết hợp ấy trong dài hạn sẽ làm thay đổi cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp theo những hướng khác nhau. Như vậy, sự hoàn thiện cơ cấu sản phẩm gắn liền với sự phát triển chuyên môn hóa và mở rộng đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp Nếu coi phương án sản phẩm chình là sự triển khai chiến lược sản phảm thì trong phương án sản phẩm, người ta phải xác định được phương án bố trí sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong sự bố trí này, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp được xác định cụ thể trên cơ sở phân tích, tính toán một loạt các nhân tố như quan hệ cung cầu trên thị trường, khả năng bảo đảm các nguồn lực của doanh nghiệp , thế lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Như vậy, chiến lược kinh doanh tổng quát chỉ mới xác định một cách chung nhất, có tính chất phác thảo vấn đề như: duy trì sản phẩm cũ hay hoán cải, đưa ra thị trường sản phẩm mới, tiến hành chuyên môn hoá vào một loại sản phẩm hay đa dạng hoá sản phẩm, thị trường mục tiêu nhằm vào loại khách hàng nào. Trên cơ sở những những tư tưởng tổng quát đó, chiến lược sản phẩm phải cụ thể hoá được số loại sản phẩm, chủng loại từng loại, số mẫu mã và thị trường tiêu thụ của chúng. Nói đầy đủ hơn, chiến lược sản phẩm phải đưa ra được kích thước, cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường trong thời kỳ đó , chiến lược sản phẩm trực tiếp xác định nên cơ cáu sản phẩm của doanh nghiệp Tóm lại, cơ cấu sản phẩm là kết quả của việc thực hiện , triển khai chiến lược kinh doanh , chiến lược sản phẩm. Nó cũng là thước đo đánh giá sự biến đổi linh hoạt của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường 1.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ sản xuát kinh doanh được trao cho các doanh nghiệp. Đồng thời họ phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó, để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản phẩm tối ưu. Nhưng tính tối ưu của cơ cấu sản phẩm lại chỉ thích ứng với những điều kiện nhất định. Khi những điều kiện ấy
- thay đổi thì cơ cấu sản phẩm cũng phải thay đổi theo, tức là doanh nghiệp phải hoàn thiện cơ cấu sản phẩm . Vậy hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là gì? Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là sự thay đổi cơ cấu sản phẩm từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường kinh doanh . Đó có thể là sự thay đổi kích thước hay cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm nhưng mục tiêu thống nhất của hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là phải xác định được cơ cấu sản phẩm có hiệu quả cho từng thời kỳ (đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường , khả năng , tiềm lực của doanh nghiệp và cho phép doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận ) 1.1.2.2 Vì sao phải hoàn thiện cơ cấu sản phẩm Như trên đã nói, khi các điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi thì cơ cấu sản phẩm cũng phải thay đổi theo. Nghĩa là cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải là cơ cấu động, thường xuyên được hoàn thiện và đổi mới… Đó là một trong những điều kiện đả m bảo doanh nghiệp thích ứng với môi trường khi doanh để tồn tại và phát triển . Chẳng thế mà từ các tổ chức kinh tế lớn như các tập đoàn kinh tế đến các doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau cũng phải hoàn thiện cơ cấu sản phẩm bằng cách đa đạng hoá sản phẩm . Nhự vậy, phát triển tất yếu của xu thế này được giải thích bằng các lý do sau đây: Thứ nhất: Nhu cầu thị trường về các sản phẩm công nghiệp rất phong phú đa dạng , phức tạp, và thường xuyên thay đổi Muốn duy trì phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện cho được vấn đề tái sản xuất mở rộng qua 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Rõ ràng, muốn cho 4 khâu này vận động một cách thông suốt nhằm thu được lợi nhuận thì sản phẩm của doanh nghiệp phải được tiêu thụ trên thị trường Trong sự tồn tại của mình , thị trường luôn vận động làm nảy sinh những nhu cầu mới, đặt ra những đòi hỏi mới cao hơn, khắt khe hơn với những sản đang tồn tại, làm mất đi những sản phẩm lỗi thời. Sự vận động ấy của thị trường là tự nhiên mang tính phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới, không phụ thuộc vào khả năng kiểm soát của doanh nghiệp . Nói khác đi, thị trường chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặt mình trong môi trường luôn vận động như vậy để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp công nghiệp luôn hoàn thiện sản phẩm đang sản xuất ngay cả khi chúng đang ở giai đoạn hưng thịnh . Song song với công việc ấy, doanh nghiệp cũng cần mở rộng danh mục sản
- phẩm của mình để đạt tới cơ cấu sản phẩm hợp lý trong điều kiện mới của môi trường kinh doanh . Chính sự chủ động này doanh nghiệp có được tính tích cực trong hướng dẫn tiêu dùng, tác động tích cực tới thị truờng, tạo nên lợi thế so sánh so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Trong tình hình nhu cầu , thời cơ kinh doanh đa dạng , sự lựa chọn có cân nhắc của doanh nghiệp phải nhắm vào những cơ hội nào có thể nhanh chóng phát được lợi thế so sánh so với doanh nghiệp khác .Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải luôn bám sát các quan hệ cung cầu trên thị trường và định hướng sản xuất theo quan điểm của marketing” Chỉ sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất kinh doanh cái mà mình sẵn có “ Trước sự biến động của thị trường cho dù doanh nghiệp có quán trriệt phương châm “ Tiêu –cung –sản” nhưng với một cơ cấu sản phẩm cứng nhắc thiếu linh hoạt thì sớm muộn cũng bị thị trường đào thải. Chính vì vậy , hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo hướng đa dạng hoá là biện pháp tích cực để doanh nghiệp luôn bám sát thị trường, thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh Thứ hai: Sự tiến bộ nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật Hiện nay, nhân loại đang chứng kiến những thay đổi to lớn trong các lĩnh vực và sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống làm cho sản phẩm có thêm nhiều những tính năng mới , nhưng quan trọng hơn là nó làm nảy sinh những nhu cầu mới dẫn đến xuất hiện thêm những cơ hội kinh doanh và đòi hỏi mới với mỗi doanh nghiệp . Chỉ có doanh nghiệp nào năng động nắm bắt nhanh chóng những thành tựu cải tiến khoa học kỹ thuật thể hiện nó trong cơ cấu sản phẩm và phát triển vững chắc tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện thực tế cho doanh nghiệp hoàn thiện, cải tiến sản phẩm của mình, doanh nghiệp ấy mới có khả năng tồn tại Mặt khác, cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật thì chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng được rút ngắn. Hơn nữa, vòng đời công nghệ phụ thuộc vào vòng đời sản phẩm. Sản phẩm bị đào thải thì công nghệ sản xuất sản phẩm đó bị đào thải và ngược lại, việc kéo dài vòng đời sản phẩm chính là duy trì vòng đời công nghệ. Tình hình đó làm cho các doanh nghiệp thường xuyên phải đổi mơi sản phẩm của mình, đưa thêm các sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm . Tuy nhiên, mức độ bảo đảm tiến bộ khoa học kỹ
- thuật không đồng nhất như nhau ở các doanh nghiệp nên khoa học kỹ thuật không phải doanh nghiệp nào cũng phát triển vững chắc nó và tranh thủ được các cơ hội kinh doanh của mình Thứ ba: Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là điều kiện cần thiết để phát huy vai trò chủ thể sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường , mỗi doanh nghiệp công nghiệp là một chủ thể sản xuất hàng hoá , doanh nghiệp phải có quyền hạn tương ứng trong đó và trước hết là có quyền thực sự trong xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình thông qua việc xác định danh mục và cơ cấu sản phẩm có hiệu quả Đặt mình trong quan hệ với những nội dung đó có thể thấy rằng doanh nghiệp hoạt động trong thị trường đa dạng và luôn vận động , cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp nhất thiết phải phản ánh và thích ứng với các điều kiện ấy . Nếu không vai trò chủ thể sản xuất hàng hoá của nó không thực hiện được, thậm chí không tồn tại Trong quá trình thực hiện vai trò chủ thể sản xuất hàng hoá của mình , mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu xã hội có những điểm tương đồng hoặc trùng hợp nhau nhưng cũng có thể mâu thuẫn với nhau. Trong trường hợp này các doanh nghiệp cưỡng lại yêu cầu, mục tiêu và ý chí xã hội là không thể chấp nhận được. Ngược lại, việc nhà nước áp đặt ý tưởng chủ quan của mình , can thiệp quá thô bạo vào hoạt động của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc vi phạm vai trò chủ thể sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp . Bởi vậy cần có những biện pháp kết hợp hài hoà các mục tiêu và lợi ích khác nhau. Trong xác định cơ cấu sản phẩm , trừ những sản phẩm trọng yếu thuộc cân đối chung của nhà nước, doanh nghiệp có quyền lựa chọn mặt hàng kinh doanh để phát triển doanh nghiệp Thứ tư: Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm công nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau Để sản xuất sản phẩm phục vụ một nhu cầu nào đó trong một đoạn thị trường nhất định không chỉ có một mình doanh nghiệp mà có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia. Với một lượng nhu cầu có hạn , sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp đều phải huy động mọi biện pháp để cạnh tranh thắng lợi. Các hình thức cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp hiện nay bao gồm : - Cạnh tranh về chất lượng
- - Cạnh tranh về giá cả - Cạnh tranh về mẫu mã , kiểu dáng - Cạnh tranh về phương thức thanh toán và dịch vụ đi kèm Doanh nghiệp nào càng có nhiều thế mạnh trong các hình thức trên thì khả năng thắng trong cạnh tranh càng lớn. Do vậy, việc không ngừng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là một giải pháp tích cực nhằm đảm bảo thắng lợi của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Như vậy , hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp. Nhưng hoàn thiện như thế nào cho có hiệu quả thì còn tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp , từng điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể .Tuy nhiên hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo hướng kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm là cần thiết vì : - Bản thân sản phẩm chuyên môn hoá cũng phải thường xuyên được cải tiến , hoàn thiện về mẫu mã , kiểu cách. Theo nội dung này thì doanh nghiệp đã đa dạng hoá sản phẩm theo hình thức biến đổi chủng loại sản phẩm và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm bằng cách tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm - Hầu hết các doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá đều không tận dụng hết năng lực sản xuất, nguyên vật liệu thừa …Nên việc đa dạng hoá để hoàn thiện cơ cấu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm lực, tạo ra các tuyến sản phẩm bổ sung , hạn chế rủi ro trong quá trình phát triển - Có rất nhiều hình thức đa dạng hoá sản phẩm nhưng đa dạng hoá trên nền tảng chuyên môn hoá sẽ giảm bớt nhu cầu đầu tư, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp 1.1.2.3 Vai trò của việc hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo hướng kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản phẩm Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là điều kiện tiên quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp áp dụng chiến lược cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ mang lại những tác dụng quan trọng Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu tổng quát Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện cho phép. Đây là mục tiêu quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp, không đạt được lợi nhuận thì mọi hoạt động của doanh nghiệp bị ngừng trệ, doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi môi trường kinh doanh .Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm
- một cách hiệu quả với cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ là một biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lợi nhuận của mình Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận , thế lực của doanh nghiệp có thể gọi là tài sản vô hình. Nó phản ánh khả năng thống trị thị trường và mối tương quan giữa các doanh nghiệp với nhau về khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp nào có thế lực mạnh có thể chi phối được thị trường Thế lực của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua quy mô của doanh nghiệp , phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh , tỷ trọng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường , khả năng liên doanh , liên kết, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp mình . Doanh nghiệp có thể chi phối thị trường bằng chất lượng, giá cả hay uy tín của doanh nghiệp Với cơ cấu sản phẩm hợp lý nhờ đa dạng hoá sản phẩm là biện pháp tốt nhất để mở rộng thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm , nâng cao uy tín , thế lực của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng thành công mà có lúc là thất bại và rủi ro .. Một phương án có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn Sự rủi ro là tất yếu khách quan do quy luật của cung cầu …trong cơ chế thị trường đem lại. Đây là điều mà các doanh nghiệp không mong đợi , vì thế trong bất kỳ phương án kinh doanh nào các doanh nghiệp đều phải tính đến các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sự an toàn, bền vững của doanh nghiệp Thông qua cơ cấu sản phẩm với nhiều tuyến sản phẩm hỗ trợ, bổ sung cho nhau doanh nghiệp sẽ luôn vững vàng trong mọi biến động của môi trường kinh doanh Hoàn thiên cơ cấu sản phẩm có vai trò tích cực trong đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng , phong phú và phức tạp . Cùng với sự pháp triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu ngày càng được phát triển cao hơn về chất và lượng . Với mỗi loại sản phẩm chỉ có thể đáp ứng được một hoặc một số nhu cầu nào đó trong phân đoạn thị trường nhất định. Điều này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp tìm tòi sáng tạo để tìm ra nhứng sản phẩm mới góp phần thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm sẽ tạo nên một cơ cấu sản phẩm hấp dẫn với chủng loại, mẫu mã đa dạng sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của thị trường . Để từ dó các
- doanh nghiệp sẽ củng cố được vị trí của mình trên thị trường khu vực và quốc tế đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm là giải pháp tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động nhờ sự tận dụng, khai thác triệt để các nguồn lực tiềm ẩn của doanh nghiệp về vật chất kỹ thuật, lao động …giải quyết việc làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội góp phần thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 Trong khi khẳng định tính tất yếu của việc hoàn thiện cơ cấu sản phẩm cần nhận thức rõ rằng khi cơ cấu sản phẩm càng phức tạp thì sự quản lý của doanh nghiệp càng phức tạp, các mối quan hệ liên kết kinh tế ngày càng tăng lên. Nếu không định hình được cơ cấu sản phẩm hợp lý thì sự nỗ lực của doanh nghiệp bị phân tán , doanh nghiệp dễ mất trọng tâm trong sự phát triển dài hạn . Đây cũng chính là mặt trái của hoàn thiện cơ cấu sản phẩm 1.2 các xu hướng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo hướng kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản phẩm 1.2.1 Điều kiện gia nhập hoặc rời bỏ thị trường hàng hoá của doanh nghiệp công nghiệp Xét trong mối quan hệ với thị trường thì quá trình hoàn thiện cơ cấu sản phẩm gắn liền với quá trình thâm nhập thị trường mới, rời bỏ thị trường cũ cuả doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng khối lượng sản xuất một loại sản phẩm nào đó, nó đã thâm nhập vào thị trường của đối thủ cạnh tranh trên thị trường tổng thể của sản phẩm mà nó đã có mặt, khi doanh nghiệp đưa sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của nó, nó gia nhập một thị trường hoàn toàn mới đối với bản thân nó, khi doanh nghiệp loại bỏ một loại sản phẩ m khỏi cơ cấu sản phẩm hiện tại , nó đã rời bỏ thị trường hiện tại của mình Để đưa ra quyết định gia nhập hoặc rời bỏ thị trường, doanh nghiệp phải phân tích cẩn thận nhiều nhân tố chủ quan vầ khách quan. Những nhân tố ấy quy tụ lại ở hai điều kiện cơ bản sau đây: Sức hút cuả thị trường với doanh nghiệp Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Sức hút của thị trường với doanh nghiệp thể hiện độ hấp dẫn của các cơ hội kinh mà thị trường tạo ra đối với doanh nghiệp. Đến lượt mình độ hấp dẫn ấy lại phụ thuộc vào các nhân tố sau đây : - Quan hệ cung cầu hàng hoá đó trên thị trường . Nói chung khi cung nhỏ hơn cầu , trên thị trường xuẩt hiện tình trạng khan hiếm hàng hoá sức hấp dẫn của loại hàng hoá này sẽ cao hơn nhiều khi cung cân bằng với cầu, khi cung lớn hơn cầu cơ hội kinh doanh không còn nữa - Sự vận động của sản phẩm trong chu kỳ sống của nó . Sản phẩm đang ở pha phát triển và chín muồi độ hấp dẫn cao hơn khi nó đang ở pha suy thoái - Khả năng thu lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm càng lớn thì độ hấp dẫn với doanh nghiệp càng cao - Sức cạnh tranh của doanh nghiệp: Thể hiện ở thực lực và lợi thế của doanh nghiệp trong việc thoả mãn tốt nhất đòi hỏi của khách hàng về số lượng, chất lượng, phương thức thanh toán và giá cả. Các cơ hội kinh doanh do thị trường tạo ra rất đa dạng ,nhưng việc lựa chọn cơ hội kinh doanh nào nghĩa là tham gia vào thị trường nào, còn tuỳ thuộc doanh nghiệp có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hay không. Bởi vậy, trong thực tế có thể thấy có doanh nghiệp lựa chọn cơ hội kinh doanh này nhưng có doanh nghiệp khác lại bỏ qua. Khi đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp cần tránh hai khuynh hướng : Đánh giá quá cao khả năng của doanh nghiệp khác và đánh giá quá thấp khả năng của mình Đánh giá quá cao khả năng của mình , hạ thấp khả năng của đối thủ Cả hai khuynh hướng này đều gây ra những hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp : hoặc là mất cơ hội kinh doanh ,hoặc không tránh khỏi thất bại trên thị trường kinh doanh Khi đánh gía sức cạnh tranh cần cố gắng lượng hoá cụ thể. Chẳng hạn, đánh giá sức cạnh tranh về giá cả, người ta thường so sánh gía thành của doanh nghiệp với giá thành sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Doanh ngiệp có sức cạnh tranh khi giá thành của nó nhỏ hơn hoặc bằng giá thành của doanh nghiệp kia Kết hợp cả yếu tố trên , doanh nghiệp sẽ xác định được hoàn thiện cơ cấu sản phẩm của mình. Điều đó cũng có ý nghĩa xác định cơ sở để đưa ra quyết định về gia nhập và rời bỏ thị trường sản phẩm . Có thể tóm tẳt trong sơ đồ sau :
- Sức cạnh tranh của DN Yế u Mạnh Sức hút của thị trường Mạnh (A) B (E) A Yế u D (C) C (B) E (D) - A,B,C,D: các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp - Hướng vận động của các sản phẩm . - (A) ; (B) ; (C) ; (D) ; (E): Vị trí tương lai của sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm. - Doanh nghiệp rời bỏ thị trường sản phẩm C và D gia nhập thị trường sản phẩm E. Thông thường việc mở rộng thị trường , thâm nhập thị trường mới của doanh nghiệp công nghiệp thường lấy thị trường sản phẩm chuyên môn hoá làm trung tâm , là cơ sở để mở rộng thị trường của mình Liên TTSP liên quan quan trong trong tiêu dùng Thị trường sản phẩm TTSP gốc TTSP chuyên môn đư ợc thay hoàn th ế Lĩnh vực ttsp mới Theo sơ đồ mỗi doanh nghiệp phải xác định được lĩnh vực hoạt động trung tâm và thị trường trung tâm của mình . Trong quá trình phát triển phải củng cố thị trường hiện có
- và mở rộng thêm các thị trường mới bằng các phương hướng khác nhau như : cải tiến và hoàn thiện sản phẩm đang chế tạo , mở rộng thị trường sang các sản phẩm có liên quan đến sản phẩm chuyên môn hoá ban đầu trong sản xuất , tiêu dùng hay các sản phẩm thay thế .. Như vậy, phương hướng mở rộng thị trường của doanh nghiệp gắn bó trực tiếp với mở rông danh mục sản phẩm và quy mô sản xuất của nó. Ngược lại, việc mở rộng quy mô sản xuất và danh mục sản phẩm phải tiến hành trên cơ sở điều tra nghiên cứu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra 1.2.2 Các xu hướng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm Thị trường thường xuyên thay đổi dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật và các điều kiện kinh tế vĩ mô đã buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm theo những hướng sau: 1.2.2.1 Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời , kém sức cạnh tranh và những sản phẩm không có khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Như vậy , là doanh nghiệp đã chủ động rút ngắn chiều dài của tập hợp sản phẩm, phát triển theo hướng chuyên môn hoá để phân tán rủi ro bằng cách rời bỏ một số thị trường mà doanh nghiệp cho là không còn phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp nữa Để có quyết định loại bỏ sản phẩm nào, doanh nghiệp phải phân tích kỹ lưỡng nhu cầu thị trường , doanh thu , chi phí và thị phần của sản phẩm đó . Tuy nhiên , trong một số trường hợp đặc biệt như công ty thiếu năng lực sản xuất , những sản phẩm đã vào giai đoạn suy thoái không có khả năng phục hồi thì công ty cần phải cắt giảm để tập trung vào sản xuất những mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận hơn, hoặc nhu đang tăng cao. Việc quản lý thanh lọc, loại bỏ sản phẩm này cần được ban quản lý xem xét kỹ lưỡng mặt hàng của mình theo định kỳ 1.2.2.2 Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm ấy về hình thức, nội dung , mẫu mã tạo thêm nhiều kiểu dáng và thế hệ sản phẩm mới Xét trong giới hạn một loại sản phẩm –thị trường thì doanh nghiệp đã tăng lượng khách hàng và lượng hàng hoá bán ra bằng cách thâm nhập vào các phân đoạn thị trường
- mới của chủng loại sản phẩm. Như vậy là công ty quyết định tăng chiều sâu của danh mục sản phẩm , bởi vì ngoài sự cạnh tranh của đối thủ, việc cải tiến sản phẩm phải theo sự phát triển của nhu cầu khách hàng (Mẫu mã đẹp , tiện dụng hơn , nhiều tính năng sử dụng hơn ..)lợi ích của việc cải tiến sản phẩm là sẽ khuyến khích khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của mình và có thể định giá cao hơn . Nhà quản lý cần xem xét khi nào cần có sự cải tiến, nên cải tiến từng phần hay cải tiến toàn bộ. Để có những quyết định đó cần có sự thăm dò ý kiến khách hàng, (người trực tiếp sử dụng sản phẩm )những hành động của đối thủ cạnh tranh và sáng kiến của nhà thiết kế mẫu sản phẩm . Đồng thời với sự cải tiến sản phẩm, các nhà cần có sự chú ý một hay một số mặt hàng trong loại sản phẩm để làm nổi bật những đặc tính quan trọng như : giá cả, bổ sung tính năng sử dụng , kích thước …Với những điểm nổi bật sẽ làm căn cứ cho việc quảng cáo , truyền thông kích thích tiêu thụ và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh trong ngành Việc hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo xu hướng này gắn liền với việc phân khúc, phân đoạn thị trường theo những tiêu chuẩn khác nhau 1.2.2.3 Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ Với việc là này, doanh nghiệp quyết định kéo dài chiều dài và chiều rộng của tập hợp sản phẩm, thâm nhập vào thị trường mới Nếu coi thị trường thế giới là một thể thống nhất thì sản phẩm mới là sản phẩ m chưa từng xuất hiện trên thị trường trong nước và trên thế giới. Nó là loại sản phẩm hoàn toàn mới mà doanh nghiệp là người đầu tiên trên trên thế giới sản xuất . Nhưng với quan điểm rộng hơn thì sản phẩm là chỉ mới so với doanh nghiệp , tức là nó đã có trên thị trường nhưng do doanh nghiệp khác sản xuất Do sự biến động của môi trường kinh doanh, nên trong quá trình hoạt động của mình , các doanh nghiệp luôn chịu sức ép và mong muốn đưa ra thị trường sản phẩm mới. Tuy nhiên, việc đưa sản phẩm mời vào thị trường đòi hỏi việc đầu tương đối lớn , hiệu quả lâu dài và chịu mức rủi ro cao. Bởi vì , doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, nội bộ doanh nghiệp , chỉ chọn loại sản phẩm đưa ra thị trường khi nó đáp ứng được cả hai mặt : tiến bộ về kỹ thuật và lợi ích về kinh tế 1.2.2.4 Chuyển hoá vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp , đưa những sản phẩm ở vị trí hàng thứ lên vị trí hàng đầu và đưa những sản
- phẩm ở vị trí hàng đàu xuống vị trí hàng thứ bằng cách thay đổi định lượng sản xuất của mỗi loại . Tức là hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo hướng thay đổi cấu trúc nội tại , vị trí tương đối của từng loại sản phẩm chủng loại sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp Để có cơ sở cho việc hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo xu hường này , doanh nghiệp phải xác định được quy mô, dung lượng nhu cầu thị trường của từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất Nhu cầu thị trường dung lượng Phần thị trường tương đối về sản = x về sản phẩm thị trường phẩm đó của doanh nghiệp Phần thị trường tương đối mà các dung lượng = - doanh nghiệp khác trong ngành có khả Hoặc: thị trường năng cung ứng Với dung lượng thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp giảm xuống thì doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất. Ngược lại thì mở rộng quy mô, tăng khối lượng sản xuất Xu hướng này chú trọng công tác quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm của doanh nghiệp để mở rộng thị phần tăng khối lượng tiêu thụ tạo điều kiện tăng khối lượng sản xuất Trong thực tế các hướng trên được thực hiện xen kẽ với nhau. Nếu cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thu hẹp lại bảo đảm sự tập trung cao hơn về sản xuất thì doanh nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hoá . Ngược lại,cơ cấu sản phẩm mở rộng ra, doanh nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hoá . Do đó, hoàn thiện cơ cấu sản phẩm chính là sự kết hợp phát triển chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
- Chương II thực trạng cơ cấu sản phẩm ở công ty xích líp đông anh 2.1 đặc điểm chung về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty xích líp Đông Anh tiền thân là xí nghiệp xích líp Đông Anh theo quyết định thành lập số 222/CN ngày 17/7/1974 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với hai dây truyền công nghệ khép kín xích líp do Trung Quốc trang bị . Ra đời trong cơ chế bao cấp nên xí nghiệp luôn phải gồng mình , khai thác hết công xuất thiết kế của máy móc thiết bị để đáp ứng đầy đủ, kịp thời các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước Bước sang cơ chế thị trường , nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , chủ động mở rộng và giao lưu quốc tế , trao đổi hang hoá xuyên quốc gia. Trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh từ cơ chế cũ sang cơ chế mới , xí nghiệp loay hoay thực sự trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với sự yếu kém về
- chất lượng và giá thành cao sản phẩm của công ty đã không cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhập , làm cho sản phẩm của xí nghiệp bị ứ đọng trong một thời gan dài . Sự sản xuất của doanh nghiệp bị khủng hoảng trầm trọng Ngày 20/11/1998 xí nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp xích líp Đông anh theo quyết định số 2991/QĐUB. Trước thực trạng của doanh nghiệp , doanh nghiệp đã chủ động đa dạng hoá sản phẩm, mặt hàng kinh doanh dịch vụ . Nhưng do thiếu vốn, lại đầu tư tràn lan không hiệu quả, nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng đã đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản vào năm 1995(là xí nghiệp loại 3) Ngày 30/12/1998 doanh nghiệp xích líp Đông Anh chính thức mang tên mới công ty xích líp Đông Anh theo quyết định số 5694/QĐUB của uỷ ban nhân thành phố Hà Nội về việc đổi tên xí nghiệp thành công ty. Bằng niềm tin mãnh liệt vào đường lối đổi mới của và lòng tự trọng , khát vọng của tuổi trẻ, Giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty quyết không chấp nhận để công ty phá sản, quyết tâm đồng lòng, đoàn kết tìm hướng đi mới, đổi mới doanh nghiệp , dần đưa doanh nghiệp thoat khỏi khó khăn, dần ổn định và phát triển Kết hợp với công tác điều tra nghiên cứu thị trường , công ty đã khai thác triệt để thiét bị máy móc hiện có, sản xuất sản phẩm phù hợp, nhanh chóng ổn ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, kiên trì lấy nhắn nuôi dài, tái đầu tư sản xuất và mở rộng đa dạng hoá sản phẩm. Từ chỗ chỉ sản xuất mặt hàng hẹp xích líp xe đạp, doanh nghiệp đã chủ động sản xuất thêm các chi tiết và phụ tùng xe máy, khoá KC, xích công nghiệp và các sản phẩm kim khí khác. Sản phẩm của công ty đã được thị trường chập nhận và ngày càng có chỗ đững vững chắc trên thị trường. Đặc biệt, sản phẩm chi tiết phụ tùng xe máy của công ty đã được công ty HonDA Việt Nam chấp nhận và đặt hàng sản xuất độc quyền theo thiết kế công nghệ của Hon DA Bằng trí tuệ và lòng quyết tâm vì một doanh nghiệp tồn taị và phát triển , tập thể cán bộ CNVđã từng bước vượt qua khó khăn, từ lầm ăn thô lỗ đến lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Từ năm 1998 đến nay công ty luôn có tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 65% mỗi năm)sản phẩm của công ty đoạt nhiều huy chương vàng liên tục trong nhiều năm, đạt nhiều bằng khen của ngành, thành phố về thành tích sản xuất kinh doanh, là đảng bộ vững mạnh trong 4 năm liền. Đặc biệt, công ty đã đạt danh hiệu quyết thắng, công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc (năm 2001). Cuối cùng thành quả vô giá
- của công ty là chỗ đứng trong lòng khách hàng, sản phẩm của công ty được thị trường chấp nhận và tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn Tuy là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc liên hiệp xe đạp xe máy Hà Nội (LIXEHA), nhưng hiện nay công ty hạch toán hoàn toàn độc lập, tự chủ trong tìm kiế m đầu vào, tổ chức sản xuất và lo liệu đầu ra. Chính sự tự chủ đó đã tạo cho công ty cơ hội khẳng định mình , năng động trong thích ứng với thị trường và đã đạt những thành tựu đáng phục như ngày hôm nay.Tuy nhiên công ty luôn có sự quân tâm chỉ đạo kịp thời của LIXEHA nhưng sự chỉ đạo ấy chỉ mang tính định hướng chứ không can thiệp quá sâu vào công ty như trước kia 2.1.2 Chức năng nhiệ m vụ của công ty Đúng như cái tên của nó “công ty xích líp Đông Anh “ ngay từ ngày thành lập , nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất xích líp xe đạp phục vụ công tác lắp ráp của liên hiệp xe đạp, xe máy. Nhưng trong quá trình hoạt động , để thích ứng với sự phát triển của môi trường kinh doanh công ty đã từng bước đa dạng hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, không chỉ sản xuất xích líp xe đạp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu mà còn sản xuất chi tiết phụ tùng xe máy, xích công nghiệp các loại, khoá KC, một số phụ tùng ô tô và các sản phẩm kim khí khác phục vụ chương trình nội địa hoá xe máy, ô tô của nhà nước Nhờ nghiên cứu kỹ môi trường, đầu tư hợp lý và coi trọng chất lượng sản phẩm các sản phẩm của công ty đã được các công ty chuyên lắp ráp xe đạp xe máy, máy cơ khí …chấp nhận như: Hãng HonDA Việt Nam, công ty xe đạp thống nhất, công ty kim khí thăng long …Hơn thế nữa còn tạo điều kiện hợp tác lâu dài với công ty , là khách hàng tiêu thụ sản phẩm thường xuyên của công ty . Vì vậy , hiện nay ngoài nhiệm vụ tổ chức sản xuất , tiêu thụ sản phẩm của công ty trực tiếp sản xuất ra công ty còn phải giới thiệu , thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các nhà Maker cuả công ty như :HonDA Việt Nam , xe đạp thống nhất …vì khối lượng sản phẩm của các nhà maker tiêu thụ được trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ các sản phẩm của công ty 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Qua nhiều năm hoạt động , bộ máy quản lý của công ty được từng bước hợp lý hoá theo hướng chuyên, tinh, gọn , và xác định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng cấp, tránh sự ôm đồm chồng chéo như trước đây. hiẹn nay bộ máy quản trị của công ty được tổ chức
- theo kiểu trực tuyến –chức năng với một giám đốc , hai phó giám đốc và các phòng ban chức năng Giám đốc có quyền hành quyết định mọi vấn đề trong công ty, chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và đời sống tinh thần và vật chất của CBCNV, Trong quá trình hoạt động giám đốc được sự trợ giúp , cố vấn của hai phó giám đốc (chịu trách nhiệm 2 lĩnh vực là kỹ thuật và kinh doanh ) và các phòng ban chức năng Giám đốc PG Đ kỹ PGĐ kinh thuật doanh Phòng Phòng Phòng Phòng tài vụ tổ ch ức kinh kỹ doanh thuật P.X P.X P.X P.X P.X Xích líp Cơ nhiệ rèn điện t dập Phòng kỹ thuật sản xuất có chức năng giúp giám đốc nghiên cứu tiêu tiêu thực hiện các chủ trương pháp lệnh về công tác đầu tư kỹ thuật xaay dựng phương án tiến bộ kỹ thuật , xây dựng các đề tài , các sáng kiến cải tiến , áp dụng khoa học kỹ thuật tiến hành thiết kế chế tạo sản phẩm , công nghệ mới vào dây truyền sản xuất trong toàn công ty . Quản lý toàn bộ thiết bị , nhà xưởng , xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư , sản xuất nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng về kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Phòng kế toán thống kê giúp giám đốc điều hành về lĩnh vực tiêu thụ,thống kê tài chính , ghi chép tính toán quản lý các loại tài sản , nguồn vốn dưới dạng hiện vật và giá trị , lưư trữ các báo cáo tài chính , báo cáo kết quả kinh doanh . Theo dõi tình hình sử dụng vốn , lập kế hoạch tài chính và hướng dẫn chi tiêu và hạch toán kinh tế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In tạp chí Cộng Sản
76 p | 930 | 556
-
Luận văn - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
80 p | 540 | 288
-
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đa Ngành Hà Nội
72 p | 589 | 238
-
Luận văn: Thực trạng cơ cấu và một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In Tạp chí Cộng Sản
77 p | 253 | 71
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Thăng Long
74 p | 239 | 64
-
Luận văn: HOÀN THIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ SÔNG ĐÀ
128 p | 156 | 54
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần in Hàng không
105 p | 152 | 44
-
Luận văn Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xây dựng số 2
101 p | 173 | 44
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
81 p | 208 | 42
-
Luận văn: "Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng"
103 p | 148 | 40
-
luận văn:Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Cổ phần Xây dựng và Thương mại GCT
60 p | 137 | 34
-
Luận văn: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần in Diên Hồng”
97 p | 121 | 33
-
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In Tạp chí Cộng Sản”
73 p | 125 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
123 p | 60 | 13
-
Luận văn hay: Hoàn thiện cơ cấu sản phẩm tại công ty xích líp Đông Anh
88 p | 85 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Xây lắp thủy sản Việt Nam
105 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng
141 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn