intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

615
lượt xem
140
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức chính thực là một tổng thể các bộ phận(đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới mục tiêu đã xác định. 1.2. Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức được phân công giữa các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt

  1. LUẬN VĂN: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt
  2. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức và ý nghĩa của nó 1.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức chính thực là một tổng thể các bộ phận(đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới mục tiêu đã xác định. 1.2. Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác đinh rõ mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể; những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức; và các mối quan hệ quyền lực bên trong của tổ chức. Nhờ việc cụ thể hoá tổ chức ra thành cơ cấu tổ chức mà từ đó, kể cả lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong công ty có thể thấy được vị trí của mình trong công ty. Nhờ đó biết được trách nhiệm của mình mà công ty giao phó trong khuôn khổ quyền hạn. Vì vậy, mọi người sẽ làm việc theo đúng thẩm quyền của mình . Cơ cấu tổ chức cũng giúp cho nhà lãnh đạo quản lý nhân viên được tốt hơn. Bởi vì qua cơ cấu tổ chức nhà lãnh đạo biết khá rõ về công việc cũng như quyền hạn của nhân viên cấp dưới, từ đó sẽ biết được nhân viên có làm theo đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình không. Cơ cấu tổ chức sẽ mô hình hoá các bộ phận và từ đó chỉ ra được mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Nhờ vậy các bộ phận sẽ biết được sự tương quan với nhau nhiều hơn, kết quả của bộ phận này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận kia. Do vậy các bộ phận sẽ phối hợp với nhau nhịp nhàng để có được kết qủa cao nhất. 2. Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức là các chỉ tiêu hoặc các tham số nói lên các mặt đặc trưng của cơ cấu tổ chức. Thông qua những thuộc tính này
  3. có thể hiểu được tình hình cơ bản của một tổ chức, xác định tính chất của một tổ chức. Những thuộc tính này là cơ sở để đánh giá, so sánh đối với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. các thuộc tính chủ yếu của c ơ cấu tổ chúc bao gồm những mặt sau: 2.1 Chuyên môn hóa Chuyên môn hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ việc phân chia một công việc lớn thành các công việc nhỏ do các bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. Chính viẹc làm này đã giúp cho các công việc lớn phực tạp trở thành hàng loạt các công việc nhỏ không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng lao động ở một người công nhân. Và như thế năng suất lao động của cả nhóm sẽ tăng lên. Trong cuốn “ Của cải của các dân tộc” Adam Smith đã đưa ra một ví dụ tương đối điển hình về công dụng của chuyên môn hóa bằng cách miêu tả lại công việc của một xưởng sản xuất kim. Ông viết “ Một người thợ kéo sắt thành sợi mảnh, một người khác làm thẳng sợi sắt, người thứ 3 cắt kim, người thứ 4 tạo lỗ kim xâu, người thứ 5 mài dũa để thành một cây kim. Mười người trong một ngày làm được 4800 cây kim trong khi đó nếu làm việc hoàn toàn độc lập, mỗi người chỉ có thể làm được 20 cây kim trong một ngày. Như thế có thể thấy năng suất lao động đã tăng lên hơn 200 lần. Rất nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao chuyên môn hóa lại tạo ra được một sự diệu kỳ như thế. Câu trả lời là ở chỗ, về phương diện tâm sinh lý không một công nhân nào có đủ tất cả những kỹ năng cần thiết để thực hiên tất cả các khâu của một công việc phức tạp. Thậm chí người công nhân có đủ các điều kiện nói trên đi chăng nữa. Trong khi đó chuyên môn hóa đơn giản chỉ là việc đơn giản hóa các công việc. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy rằng chuyên môn hóa không hoàn toàn hảo, nó có rất nhiều những hạn chế. Chính vị công việc bị chia cắt thành những công việc, mỗi người công nhân chỉ chịu trách nhiệm cho phần công việc mà họ phụ trách, họ sẽ rất dễ dàng nhàm chán. Bên cạnh đó chuyên môn hóa không phát huy được hết tính sáng tạo của người công nhân. Song cũng phải thấy rằng nếu được áp dụng một cách linh hoạt thì chuyên môn hóa thực sự là một cách tổ chức có hiệu quả cao.
  4. Ngày nay chuyên môn hóa được áp dụng khá phổ biến, nhưng các nhà quản lý đã có những kỹ thuật hạn chế rất nhiều những nhược điểm của chuyên môn hóa. 2.2 Phân chia tổ chức thành các bộ phận, phân hệ Cơ cấu tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo của tổ chức, bao gồm các bộ phận mang tính độc lập tương đối thực hiện những hoạt động nhất định. Việc hình thành các bộ phận của cơ cấu tổ chức phản ánh quá trình chuyên môn hóa và hợp nhóm chức năng quản lý theo chiều ngang. Nếu không biết tổ chức thành các bộ phận thì sự hạn chế về số thuộc cấp quản lý trực tiếp sẽ làm hạn chế quy mô của tổ chức. Việc hợp nhóm các hoạt động và con người để tạo nên các bộ phận tạo điều kiện mở rộng tổ chức đến mức độ không hạn chế. Cũng chính vì có việc phân chia các bộ phận sẽ đưa đến việc hình thành các mô hình tương ứng với từng phương pháp phân chia. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh không có cách nào tốt nhất để xây dựng cơ cấu tổ chức. Mà phải thấy rằng mô hình được lựa chọn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau trong từng hoàn cảnh nhất định. Các yếu tố này bao gồm các loại công việc phải làm, cách thức tiến hành công viẹc, những người tham gia thực hiện công viẹc, công nghệ được sử dụng, đối tượng được sử dụng, đối tượng phục vụ, phạm vi phục vụ và các yếu tố bên trong và bên ngoài khác. Ở bất cứ mức độ nào, việc lựa chọn một cách hình thành bộ phận cụ thể cần được tiến hành sao cho có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Để thực hiện được điều đó phần lớn các tổ chức đều cần đến các hình thức phân chia bộ phận tổng hợp, trong đó kết hợp hai hay nhiều mô hình tổ chức bộ phận thuần túy nói trên. 2.3 Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức và mô hình cơ cấu xét theo mối quan hệ quyền Ở trên chúng ta đã nói việc cần thiết phải phân chia tổ chức thành các bộ phận đảm trách một khâu nào đó trong hoạt động của hệ thống. Bứoc quan trọng kế tiếp là làm thế nào cho các bộ phận để giao quyền hạn cho các bộ
  5. phận để nó có thể hoạt động. câu hỏi này đề cập tới chất của các mối quan hệ quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức. Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liên với một vị trí ( hay chức vụ ) quản lý nhất định trong cơ cấu tổ chức. Quyền hạn của một vị trí quản lý sẽ được giao phó cho ngừoi nắm giữ vị trí đó. Và như vậy quyền hạn không liên quan gì tới phẩm chất cá nhân của người của người cán bộ quản lý. Và vị thế khi một người nào đó rời khởi chức vụ, quyền hạn không đi theo mà ở lại thuộc về một người khác. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức nhà quản lý luôn phải quán triệt nguyên tắc quyền hạn phải gắn liền với trách nhiệm. Quyền hạn không gắn liên với trách nhiệm tương ứng sẽ tạo cơ hội cho sự lạm dụng và ngược lại cũng không để một nhà quản lý phải chịu trách nhiệm về một việc nào đó mà anh ta không đủ quyền hạn để thực hiện. Như vậy có thể nói quyền hạn như một sợi dây kết dính, nó liên kết các bộ phận với nhau, và cũng nhờ nó mà các nhóm hoạt động được đặt dưới sự chỉ huy của nhà quản lý và sự phối hợp giữa các đơn vị có thể được nâng cấp dần. Nó cũng chính là công cụ để nhà quản lý có thể thực hiện quyền tự chủ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho viẹc thực hiện nhiệm vụ của từng người. Trong tổ chức thường tồn tại song song ba loại quyền hạn: Quyền hạn trực tuyến, Quyền hạn tham mưu, Quyền hạn chức năng. Quyền hạn trực tuyến là quyền hạn cho phép người quản lý ra quyết định và giám sát trực tiếp với cấp dưới. Nó là một dây chuyền quyền hạn trong mỗi một đoạn của dây chuyền đó mỗi nhà quản lý với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và tiếp nhận những báo cáo từ họ Lọai quyền hạn thứ 2 được sử dụng trong tổ chức là quyền hạn tham mưu. Bản chất của mối quan hệ tham mưu là cố vấn, trức năng của người tham mưu là điều tra, khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đưa ra những ý kiến tư vấn cho những người quản lý trực tuyến mà họ phải có trách nhiệm phải quan hệ. Kết
  6. quả của người tham mưu là những lời khuyên chứ không phải những quyết định cuối cùng. Quyền hạn chức năng: là quyền trao cho một cá nhân hay một bộ phận được ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác. Về bả chất quyền hạn chức năng có thể được hiểu như một sự ủy quyền của nhà quản lý cấp cao cho các nhà quản lý cấp thấp. Nó chỉ xuất hiện trong mô hình cơ cấu tổ chức có quy mô lớn, số cấp quản lý nhiều. Việc hạn chế phạm vi quyền hạn chức năng là rất quan trọng để duy trì tình toàn vẹn của các cương vị quản lý. Để thu được kết quả tốt nhất khi giao phó quyền hạn chức năng nhà quản lý cấp cao phải luôn kiểm soát được quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý được giao quyền hạn chức năng. 2.4 Cấp quản lý và tầm quản lý Giữa cấp quản lý và tầm quản lý có mối quan hệ với nhau trong đó tầm quản lý sẽ quyết định số cấp quản lý trong tổ chức. Nguyên nhân của vấn đề này là do tầm kiểm soát của nhà quản lý có giới hạn vì thế khi tầm quản lý rộng sẽ cần ít cấp quản lý, còn tầm quản lý hẹp sẽ cần nhiều cấp quản lý. Theo kết qủa khảo sát 100 công ty lớn do hội quản lý Mỹ thực hiện cho thấy các ủy viên báo cáo cho các thủ tịch công ty dao động từ 2-24. Con số trung là 9. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ mang tính chất tương đối vì thực tế còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tầm quản lý: + Trình độ của nhà quản lý + Mức độ phức tạp của công việc + Ý thức độ tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới + Cơ cấu bộ máy quản lý của tổ chức 2.5 Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý Tập trung : Là phương thức tổ chức trong đó mọi quyền ra quyết định được tập trung vào cấp quản lý cao nhất của tổ chức. Phân quyền : Là xu hướng phân tản quyền ra quyết định cho những cấp quản lý thập hơn trong hệ thống thứ bậc
  7. Ủy quyền : trong quản lý tổ chức là hành vi mà cấp trên trao quyền cho cấp dưới một số quyền hạn để họ có thể nhân danh mình thực hiện một số những công việc nhất định. Tập trung và phân quyền là 2 xu thế trái ngược nhau. Trong một tổ chức tùy thuộc vào 1 số yếu tố mà tập trung hoặc phân quyền lớn hơn. Mặc dù thế song, nếu trong 1 tổ chức mức độ tập trung quá cao sẽ làm giảm chất lượng của các quyết định. Còn phân quyền quá cao lại gây ra nguy c ơ của việc thiếu nhất quán trong chính sách hoặc gây ra sự mất kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới. Vì thế đảm bảo sự cân đối giữa phân quyền và ủy quyển trong tổ chức là rất quan trọng. Bên cạnh đó người quản lý cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh tổ chức mà có quyết định nên tập trung hay phân quyền một cách hợp lý và có hiệu quả. 2.6 Phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức Phối hợp là quá trình liên kết các bộ phận trong tổ chức nhằm h ướng tới mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức. Không có sự phối hợp, các bộ phận sẽ không nhận thức được vai trò của mình trong tổng thể và có xu hướng dẫn tới việc theo đuổi những mục tiêu riêng Các nghiên cứu cho thấy các tổ chức đạt được sự phối hợp nếu làm được một số việc sau: + Xây dựng các kênh thông tin phản hồi giữa các bộ phận, phân hệ + Duy trì được các mối liên hệ thường xuyên giữa các bộ phận. Đồng thời với việc sử dụng các biện pháp truyền thống, nhà quản lý cũng cần phải sử dụng một một số công cụ đề tăng cường sự phối hợp như: Kế hoạch, hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật các công cụ c ơ cấu giám sát trực tiếp các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông và tham gia quản lý và văn hóa của tổ chức. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức Không một yếu tố riêng lẻ nào có thể quyết định cơ cấu của một tổ chức. Ngược lai, cơ cấu tổ chức chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc về môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức, với mức độ tác động thay đổi theo từng
  8. trường hợp. Có những yếu tố cơ bản là:(1) chiến lược của tổ chức, (2) quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức, (3) công nghệ, (4) thái độ của ban lãnh đạo cấp cao và năng lực đội ngũ nhân viên (5) môi trường. 3.1 Chiến lược Chiến lược và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thể tách rời trong cơ sở phân tích (1) các cơ hội và sự đe dọa của môi trường, và (2) những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức trong đó có cơ cấu đang tồn tại. Ngược lại, là công cụ để thực hiện các mục tiêu chiến lược cơ cấu tổ chức sẽ phải được thay đổi khi có sự thay đổi chiến lược. Tuy sự thay đổi về chiến lược không phải bao giờ cũng bắt buộc phải có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức tuy nhiên theo các nghiên cứu nói chung ủng hộ ý tưởng rằng cơ cấu tổ chức phải đi theo chiến lược. Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về sự phụ thuộc của cơ cấu tổ chức vào chiến lược. Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây của trường Kinh doanh Harvard đối với 500 công ty hàng đầu nứoc Mỹ đã khẳng định quan điểm của Jay R. Galbraith cho rằng có mối liên hệ giữa các loại hình đa dạng hóa hoạt động với cơ cấu tổ chức. Ví dụ khi doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh, nó thường có cơ cấu tổ chức theo các chức năng được tập trung hóa. Dạng chiến lựoc thứ hai là đa dạng hóa hoạt động với sự hội nhập theo dây chuyền sản xuất (có thể là hội nhập ngược dòng hay xuôi dòng) những vẫn khẳng định một ngành trọng tâm. Những ngành khác trên dây chuyền sản xuất tạo ra các phẩm đóng vai trò phụ trợ cho sản phẩm trọng tâm. Các tổ chức theo đuổi chiến lược này cũng có cơ cấu theo chức năng với mức độ tập trung tương đối cao, với các bộ phận phụ trợ vận hành nh ư những đơn vị lợi ích – chi phí. Các trung tâm lợi ích – chi phí đó không được độc lập trong hoạt động. 3.2Quy mô tổ chức và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức Quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu tổ chức. Tổ chức có quy mô lớn, thực hiện những hoạt động phức tạp thường có mức độ chuyên môn hóa, hình thức hóa cao hơn, nhưng ít tập trung hơn các tổ chức nhỏ, thực hiện những hoạt động không quá phức tạp.
  9. 3.3 Công nghệ Tính chất và mức độ phức tạp của công nghệ mà tổ chức sử dụng có thể ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. ví dụ. các tổ chức chú trọng đến công nghệ cao thường có tầm quản lý thấp. Cơ cấu phải được bố trí sao cho tăng cường được khả năng thích nghi của tổ chức trước sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, đáng tiếc là cơ cấu tổ chức thường sau các nhu cầu công nghệ, gây ra sự chậm trễ trong việc khai thác đầy đủ công nghệ mới. Các tổ chức khai thác công nghệ mới thường có xu hướng sử dụng: (1) các cán bộ quản lý cấp cao có học vấn và kinh nghiệm về kỹ thuật,(2) các cán bộ quản lý có chủ trương đầu tư cho các dự án hướng vào việc hậu thuần và duy trì vị trí dẫn đầu của tổ chức về mặt công nghệ, (3) cơ cấu tổ chức phù hợp với hệ thống công nghệ và đảm bảo sự điều phối một cách chặt chẽ trong việc ra các quyết định liên quan đến hoạt động chính của tổ chức và công nghệ. 3.4 Thai độ của lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân lực Thái độ của lãnh đạo cấp cao có thể tác động đến cơ cấu tổ chức. Các cán bộ quản lý theo phương thức truyền thống thường thích sử dụng những hình thức tổ chức điển hình theo tổ chức như chức năng với hệ thống thứ bậc. Họ ít khi vận dụng các hình thức tổ chức theo ma trận hay mạng lưới. Hướng tới sự kiểm soát tập trung, họ cũng không muốn sử dụng các mô hình tổ chức mang tính phân tán với các đơn vị chiến lược. Khi lựa chọn mô hình tổ chức cũng cần xem xét đến đội ngũ công nhân viên. Nhân lực có trình độ, kĩ năng cao thường hướng tới các mô hình quản lý mở. Các nhân viên câp thấp và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thường thích mô hình tổ chức có nhiều tổ đội, bộ phận được chuyên môn hóa như tổ chức theo chức năng, vì các mô hình như vậy có sự phán định nhiệm vụ rõ rang hơn và tạo cơ hội để liên kết những đối tượng có chuyên môn tương đồng. 3.5 Môi trường Những tính chất của môi trường như tính tích cực, tính phức tạp và mức độ thay đổi có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. Trong điều kiện môi trường phong
  10. phú về nguồn lực, đồng nhất, tập trung và ổn định, tổ chức thường có cơ cấu cơ học, trong đó việc ra quyết định mang tính tập trung với những chi thị, nguyên tắc, thể lệ cứng rắn vẫn có thể mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, những tổ chức muốn thành công trong điều kiện môi trường khan hiếm nguồn lực, đa dạng, phân tán và thay đổi nhanh chóng thường phải xây dựng cơ cấu tổ chức với các mối liên hệ hữu cơ, trong đó việc ra quyết định mang tính chất phi tập trung với các thể lệ mềm mỏng, các bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau với các tổ đội đa chức năng. 4. Quá trình hoàn thiện tổ chức 4.1 Khái niệm Quá trình hoàn thiện tổ chức là quá trình lựa chọn và triển khai một cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lựợc và những điều kiện môi trường của tổ chức. Đó là một quá trình liên tục bởi vì chiến lược có thể thay đổi, và các hoạt động của tổ chức không phải bao giờ cũng đem lại kết quả mong muốn Lôgic của quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức Nghiên cứu và dự báo các yếu tố ảnh hưởng lên cơ cấu tổ chức nhằm xác định mô hình cơ cấu tổng quát Chuyên môn hóa công việc Xây dựng các bộ phận và phân hệ của cơ cấu Thể chế hóa cơ cấu tổ chức 4.2. Các bước của quá trình hoàn thiện tổ chức
  11. 4.2.1. Nghiên cứu và dự báo Trên cơ sở phân tích chiến lược và các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, sẽ xác định những đặc trưng cơ bản nhất của cơ cấu với những câu hỏi cần phải trả lời: 1. Những nhiệm vụ phức tạp sẽ được phân chia thành các công việc riêng biết đến mức độ nào? 2. Sẽ sử dụng mô hình nào để hợp nhóm công việc thành các bộ phận của c ơ cấu? 3. Sẽ sử dụng mô hình nào để phân chia quyền hạn trong tổ chức? 4. Sẽ lựa chọn tầm quản lý là bao nhiêu? 5. Thầm quyên ra các quyết định nằm ở đâu? 6. Sẽ sử dụng cơ chế phối hợp nào? Những quyết định mang tính nguyên tắc trên sẽ cho phép xác định mô hình tổng quát của cơ cấu. Đó là cơ sở để xây dựng cơ cấu cụ thể cho tổ chức. 4.2.2. Chuyên môn hóa ( hay phân chia công việc) Kết quả của giai đoạn này là danh mục các chức năng, nhiệm vụ, công việc cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến lược. Quá trình chuyên môn hóa công việc
  12. Phân tích các Phân tích chức Phân tích công mục tiêu chiến năng hoạt động việc lược Những câu hỏi cơ bản cần trả lời là: 1. Để thực hiện mục tiêu của tổ chức cần tiến hành những nhóm hoạt động (chức năng) mang tính đốc lập tương đối nào? 2. Mỗi chức năng bao gồm những nhiêm vụ nào? 3. Để thực hiện mỗi nhiệm vụ cần tiến hành những công việc nào? Các công việc đó có mối quan hệ với nhau như thế nào? 4. Mỗi công việc được tiến hành ở đâu? 5. Thời gian tiến hành mỗi công việc trong một chu kỳ hoạt động? 6. Những phẩm chất và năng lực cần thiết để tiến hành công việc? 4.2.3. Xây dựng các bộ phận và phân hệ của cơ cấu Nếu như tập hợp các chức năng, nhiệm vụ, công việc cần thực hiện trong tổ chức được hình thành thong qua quá trình chuyên môn hóa, thì các bộ phận và phân hệ của cơ cấu lại được hình thành thông qua quá trình tổng hợp hóa các công việc.Trên cơ sở của các quyết định mang tính nguyên tắc về tiêu chí hợp nhóm các hoạt động, các mối quan hệ quyền hạn, tầm quản lý và mức độ phân quyền, trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc cơ bản sau: 1. Bộ phận hóa các công việc. Hợp nhóm các công việc có mối quan hệ gần gũi theo cách hợp lý nhất để tạo nên các bộ phận. Xác định số người cần thiết trong các bộ phận . 2. Hình thành cấp bậc quản lý. Các cấp quản lý trung gian được hình thành căn cứ vào quyết định về tầm quản lý và tiêu chí hợp nhóm các bộ phận.
  13. 3. Giao quyền hạn, Xác định ai có quyền quyết định cho ai và ai sẽ phải báo cáo cho ai trong tổ chức. Giao quyền hạn cần thiết những người đứng đầu các nhóm để tiến hành quản lý các hoạt động. 4. Phối hợp. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động của các bộ phận và cơ chế giảm sát kêt quả của sự phối hợp đó. Cụ thể hóa các công cụ phối hợp sẽ được sử dụng. 4.2.4. Thế chế hóa cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức được xây dựng có tốt đến đâu cũng cần được thể chế hóa một cách rõ ràng để mọi đều có thể hiểu và làm cho nó trở nên có hiệu lực. Các công cụ như sơ đồ tổ chức, mô tả vị trí công tác và sơ đồ giao quyền quyết định thường được sử dụng để thực hiện mục tiêu trên. a. Sơ đồ tổ chức Mỗi cơ cấu tổ chức đều có thể được biểu diễn bằng sơ đồ, trong đó xác định các bộ phận, các vị trí quản lý quan trọng của cơ cấu và mối quan hệ giữa các vị trí. Các bộ phận đoa theo các tuyến quyền hạn chủ yếu. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cho các nhà quản lý và nhân viên, họ đang ở đau trong tổ chức, gắn bó với những bộ phận khác và với toàn tổ chức ra sao. Nó là công cụ hữu hiệu để loại bỏ sự mập mờ, trốn tránh trách nhiệm, thiếu phối hợp, trùng lắp công việc, quyết định không đúng người đúng việc. Bên cạnh đó, sơ đồ còn cho thấy những điểm bất hợp lý cần phải hoàn thiện, đổi mới của cơ cấu tổ chức. b. Mô tả vị trí công tác Mô tả vị trí là tài tiệu xác định các vị trí trong cơ cấu tổ chức với nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những yêu cầu đặc trưng đối với nhân sự đảm nhiệm các vị trí đó ( xem bảng 8.3.) c. Sơ đồ quyền hạn quyết định
  14. Một biện pháp tổ chức khác là đưa ra sơ đồ phân bố quyền hạn quyết định trong đó xác định các nhiệm vụ và quyền ra quyết định của các nhà quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ đó. Sơ đồ quyền hạn ra quyết định là công cụ hiệu quả nhất để xác định và làm rõ các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức, qua đó cho thấy ai có quyền ký duyệt các quyết định có liên quan tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT 1. Giới thiệu chung về công ty 1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt Tiền than của CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT, là Xí nghiệp Tư vấn thiết kế công trình thuộc Công
  15. Ty CP công trình đường Sắt được thành lập theo quyết định Số 1172/QĐ- ĐS-TCCB-LĐ ngày 18/8/2004 của Hội động Quản trị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Quyết định số: 525/QĐ/CT-TCTĐ ngày 15/6/2005 của Hội động quản trị Công ty CP Công trình Đường sắt với nhiệm vụ chủ yếu là Tư vấn, Thiết kế các công trình Giao thông, Dân dụng, Công nghiệp, đặc biệt là các công trình trong ngành Đường sắt. Sau 3năm đi vào hoạt động, Xí nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, từng bước khẳng định được thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, sản lượng thực hiện, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thu nhập và đời số của CBCNV ngày được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng đã xuất hiện một số hạn chế, khó khăn cần thiết phải tháo gỡ: Theo luật đấu thầu thì Xí nghiệp Tư vấn thiết kế Công trình không thể trực tiếp tham gia đấu thầu Tư vấn ( yêu cầu hạch toán độc lập) nên đơn vị chỉ đuọc nhận những công trình chỉ định thầu ( giá trị dưới 500 triệu) điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng, doanh thu và gây ra nhiều hạn chế về năng lực, Kinh nghiệm của Doanh nghiệp. Cũng theo luật đấu thầu thì những dự án, công trình do Xí nghiẹp Tư vấn thiết kế Công trình thực hiện việc thiết kế và tư vấn đầu tư xây dựng thì Công ty CP Công trình Đường sắt không được thi Công và những dự án, công trình do Công ty CP Công trình Đường sắt thi công thì Xí nghiệp tư vấn thiết kê Công trình không được thực hiện việc giám sát thi công. Chính vì vậy đã làm hạn chế đến thị trường và ảnh hưởng không có lợi cho SXKD của Công ty nói chung và của Xí nghiệp Tư vấn thiết kế công trình nói riêng, kể cả hiện tại và lâu dài. Với những hạn chế nêu trên, nhân thấy sự ra đời của Công Ty CP Tư vấn Đầu tư và xây dựng Đường sắt trong thời điểm hiện tại là rất cần thiết, trong nghị quyết số 01/QĐ-CTĐS-HĐQT ngày 02/01/2007 của HĐQT Công ty Cổ phần Công trình Đường sắt đã xác định lộ trình thành lập một Công ty độc lập, ngành nghề kinh doanh này chủ yếu là Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp, thông tin tín hiệu, giám sát thi công các công trình, thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng
  16. Ngày 15/3/2007 Công ty Cổ Phần Công trình Đường sắt đã có tờ trình số 258TTr/CTĐS-HĐQT gửi HĐQT Tổng Công ty ĐSVN về việc xin thành lập Công ty CP Tư vấn Đầu tư và xây dựng ĐS và kèm theo đề án thành lập Công ty CP Tư vấn Đầu tư và xây dựng ĐS và đã được Chủ tịch Hội đồng Quản trị tổng Công ty ĐSVN chấp nhận tại công văn số : 654/ĐS-VN ngày 06/4/2007. Ngày 09/10/2007 Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp đến 30/9/2007 của Xí nghiệp TVTKCT đựoc thành lập theo Quyết định số : 812QĐ/CTĐS- TCLĐ ngày 09/10/2007 của HĐQT Công ty Cổ phần Công trình ĐS tại phiên họp thường kỳ lần 2 năm 2007 của HĐQT Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã ra Nghị quyết số : 06-07/NQ-HĐQT ngày 19/10/2007 nhất trí cử người đại diện quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Tưn vấn Đầu Tư và Xây dựng Đường sắt. Ngày 09/11/2007 Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng ĐS chình thức nhận Giấy đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần. Quá trình chuyển mình từ doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc sang doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo sự điều tiết của thị trường và sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp là nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên Công ty. Hiện nay trụ sở của Công ty tại: Tầng 2 – Tòa nhà số 9 – Đường Láng Hạ - Phường Thành Công – Quận Ba Đình- Thành Phố Hà Nội. Điện thoại: 04.5146640; Fax : 40.5146641 1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh - Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật ( trong phạm chứng chỉ hành nghề đã đăng kỹ kinh nghiệp ); - Thiết kế kiến trúc công trình ; - Thiết kế các công trình giao thông; - Tư vấn, giám sát thi công xây dựng công trình: cầu đường, dân dụng và công nghiệp ( lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện);
  17. - Dịch vụ khảo sát và vẽ bản đồ ; dịch vụ khảo sát địa chất công trình xây dựng ; - Tư vấn thẩm tra các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật (trong phạm chứng chỉ hành nghề đã đăng ký kinh nghiệp); - Thiết kế quy hoạch mặt bằng xây dựng công trình; - Tư vấn quản lý dự án; - Tư vấn lập hồ sơ mới thầu; - Thí nghiệp vật liệu xây dựng và thí nghiệp địa chất công trình; - Mua, bán vật tư, máy móc, thiết bị công nghệ thông tin, tín hiệu, điện chiếu sáng; - Thi công các công trình: hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dân dụng, thông tin- tín hiệu - điện. 1.3. Nguồn lực của công ty B¶n kª khai n¨ng lùc chuyªn m«n cña C«ng ty vµ c¸c kü s­ chñ chèt N¨m tèt Tr­êng Chøc vô, TT Hä vµ tªn Chøc danh nghiÖp ®µo t¹o nghiÖp vô I. Ban Giám đốc Giám đóc, Đăng Xuân Đại học Kỹ sư cầu 1 1995 chủ nhiệm thủy GTVT hầm dự án Phó Giám Phạm Minh Đại học Kỹ sư cầu đốc Chủ 2 1999 Tuấn GTVT đường nhiệm dự án II. Các Kỹ sư chủ chốt Trưởng Đại học Kỹ sư khai 1 Kiều Cao Hà 1998 Phòng công GTVT thác VT sắt trình 2, Chủ
  18. nhiệm thiết kế Phó phòng Nguyễn Đại học Kỹ sư cầu Công trinh1, 2 2005 Trọng Hoàn GTVT đường Chủ trì thiết kế Phó phòng Nguyễn Mạnh Đại học chuẩn bị ĐT 3 2005 Kỹ sư đường Hiiển GTVT và kinh doanh Phó phòng Trịnh Văn Đại học Công trình2, 4 2005 Kỹ sư đường Tuấn GTVT chủ trì thiết kế Trưởng Đại học Kỹ sư khai phòng chuẩn 5 Vũ Cao Đạt 1992 GTVT thác VT sắt bị ĐT và Kinh doanh Phó phòng Đại học Ký sư cầu chuẩn bị ĐT 6 Bùi Thị Huệ 2005 GTVT đường và Kinh doanh Đại Học Trưởng Nguyễn Vân Kỹ sư địa 7 2005 Mỏ địa phòng địa kỹ Kha chất thủy vân chất thuật Phan Hồng Đại học Kỹ s ư Phó phòng 8 2005 Quang GTVT đường địa hình Đào văn Đại Học Kỹ sư trắc Phßng §Þa 9 1999 Phương Mỏ địa địa Công h×nh, Chñ
  19. chất trình nhiªm kh¶o s ¸t ®Þa h×nh Phòng địa Kü s- §Þa NguyÔn §Ëi häc Má hình, Chủ 10 2000 chÊt c«ng Quang Huy ®Þa chÊt nhiệm khảo tr×nh sát địa hình Nguyễn Đại học 11 1969 Kỹ sư đường Chuyên Gia Trọng Bách GTVT Nguyễn Huy Đại Học Tổ trường 12 1994 Kiến Trúc sư Trường Kiến Trúc Tổ kiến trúc Nguyễn Hữu Đại học Tổ Trường 13 1985 Kỹ sư TTTH Thông GTVT TTTH Phạm Minh Đại học Kỹ sư cầu Tổ trường tổ 14 1999 Tuấn GTVT đường TV giám sát Vũ xuân Đại học Kỹ sư cầu Phòng Công 15 2005 chiến GTVT đường trinh2 Nguyến Đại học Kỹ sư cầu Phòng Công 2006 Thanh Tùng GTVT đường trinh2 Nguyễn Đại học Kỹ sư cầu Phòng Công 17 2006 Hoài Nam GTVT đường trinh1 Nguyễn Thị Đại học Thạc Sỹ cầu Phòng Công 18 2005 Hiền GTVT đường trinh1 Nguyễn Kim Đại học Kỹ sư cầu Phòng Công 19 2006 Chung GTVT đường trinh1
  20. Khác với các sản phẩm khác, chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn thiết kế phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm, trình độ của hệ thống nhân lực tham gia dự án. Chất lượng nguồn nhân lực tham gia dư án đóng vai trò quyết định sự thành công của dư án và chất lượng sản phẩm thiết kế. Chính vì vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực luôn là chiến lược phát triển trọng tâm của Công ty. Hiện nay Công ty có 58 CBCNV đã ký hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động, trong đó coa 01 thạc sỹ, 05 kỹ sư cầu – hầm, 17 kỹ sư cầu đường sắt và cầu đường bộ, 09 kỹ sư đường sắt và đường bộ, 02 kỹ sư Khai thác vận tải sắt, 06 Kỹ sư Kinh tế xây dựng và Kinh tế vận tải sắt, 03 kỹ sư TTTH, 03 kỹ sư địa chất & trắc địa, 03 kiến trúc sư, 05 cử nhân kinh tế, 04 Kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật. Ngoài ra còn có độingũ chuyên gia, công tác viên thường xuyên của Công ty. Nguồn nhân lực luôn luôn được Công ty chú ý xây dựng, đảm bảo: Được đào tạo và tự đào tạo thường xuyên; Có tính chuyên nghiệp, hiện đại. Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, ngoài ngữ; Có kỷ luật lao động cao; Hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 Trong quá trình làm việc của mình, các thành viên trong công ty đã không ngừng học hỏi và cống hiến khả năng của mình cho sự nghiệp phát triển của công ty nói riêng và của ngành xây dựng nói chung. Và trong công ty cũng có một số cá nhân được hiệp hội tư vấn xây dựng VECAS trao tặng bằng khen như ông Đặng Xuân Thuỷ và ông Phạm Minh Tuấn. Hiện nay công ty cũng tạo điều kiện cho các thành viên tham gia các khoá học do VECAS mở ra để cho các thành viên trong công ty có thể học hỏi và hoàn thiện mình. 2.Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay S¬ ®å tæ chøc c«ng ty
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2