Luận văn: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp về công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh
lượt xem 451
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp về công trình đường giao thông từ ngã ba hàm rồng giáp quốc lộ 14 đi xã bahrmăh', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp về công trình đường giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân Luận Văn Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp về công trình đƣờng giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 1
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay để đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt. Các sản phẩm cạnh tranh thường xoay quanh các vấn đề như mẫu mã, chất lượng và giá cả. Giá thành là cơ sở hàng đầu để xác định giá bán của sản phẩm. Với vai trò này thì giá thành sản phẩm cao hay thấp là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự thúc đẫy hay kiềm hãm sự phát triển sản xuất. Giá thành không bù đắp chi phí mà còn cung cấp đủ tỷ lệ hòa vốn cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán giá thành là rất phức tạp vì nó liên quan hầu hết các yếu tố đầu ra đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề này đòi hỏi bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp phải hết sức chặt chẽ và chính xác trong công tác kế toán đặc biệt trong việc tính giá thành như tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm như: chi phí quản lý, năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu… Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Cơ Bản & Địa Ốc Cao Su là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác. Để cạnh tranh có hiệu quả ngoài chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Từ nhận định trên, cùng với sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Phú Xuân và các nhân viên phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Cơ Bản & Địa Ốc Cao Su, em quyết định đi sâu và tìm hiểu đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp về công trình đƣờng giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh ”. Bố cục đề tài của em gồm lời mở đầu, kết luận và phần nội dung chính của đề tài gồm có bốn chương: Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Cơ Bản & Địa Ốc Cao Su Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Chƣơng 3: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình đƣờng giao thông từ ngã ba Hàm Rồng giáp quốc lộ 14 đi xã Bahrmăh tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Cơ Bản & Địa Ốc Cao Su. Chƣơng 4: Nhận xét và kiến nghị. Với mong muốn rằng qua báo cáo thực tập này chúng ta có thể hình dung được phần nào hoạt động của ngành xây dựng cũng như thấy được tính cấp thiết và những ưu nhược điểm mà Nhà nước và các ban ngành có liên quan đang tìm hướng khắc phục để hoàn thiện công tác xây dựng nhằm phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 2
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ ĐỊA ỐC CAO SU 1.1 Giới thiệu khát quát: 1.1.1 Giới thiệu công ty: - Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần Kỹ thuật XDCB & Địa ốc Cao Su - Tên tiếng anh: Rubbber real estate and basic construction technical joint sotck company - Tên viết tắt: RCC - Trụ sở chính: 402 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84-8).8 559 610 - Fax: (84-8).8 577 526 - Quyết định thành lập số 153/NN-TCCB/QĐ ngày 04/03/1993 Vốn điều lệ ban đầu của Công ty: 10.000.000.000đ chia làm 100.000 cổ phẩn, mỗi cổ phẩn có mệnh giá 100.000đồng Số cổ phần Tỷ lệ (%) STT Tên thành viên Vốn nhà nước 1 51.000 51.00 Nguyễn Văn Cao 2 2.075 2.08 Nguyễn Quốc Việt 3 2.355 2.36 60 cổ đông khác 4 44.570 44.57 Cộng 100.000 100.000 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: - Công ty Cổ phần kỹ thuật XDCB & Địa ốc Cao su (trước đây là Xí nghiệp dịch vụ xây dựng cơ bản trực thuộc Công ty dịch vụ khoa học kỹ thuật & đầu tư xây dựng cơ bản - Tổng công ty Cao Su Việt Nam). Được thành lập năm 1988, trong giai đoạn này với chủ trương củng cố và đẩ y mạnh tốc độ phát triển ngành Cao Su, thực hiện các hiệp định hợp tác trồng cao su với Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu thông qua hội nghị cơ bản của ngành Cao Su ỏ Khu vực Tây Nguyên là vô cùng quan trọng và to lớn. Công ty được thành lập nhằm góp phần giải quyết vấn đề xây dựng cơ bản cho các công ty Cao Su Tây Nguyên và toàn ngành nói chung. - Lúc mới thành lập công ty gặp nhiều khó khăn nhất là vốn, máy móc thiết bị thi công, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý… và cơ sở vật chất. Thời gian qua công ty đã từng bước trưởng thành theo đà phát triển của ngành Cao Su và đổi mới hoạt động theo cơ chế thị trường. Năm 1993, thực hiện hiệp định 388/HĐBT và được sự đồng ý của Tổng Công ty Cao Su Việt Nam công ty được thành lập theo nghị định số 153/NN-TCCB/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm với số vốn ban đầu do ngân sách nhà nước cấp. Công ty có tên gọi mới là Xí nghiệp Xây dựng cơ bản Cao Su với cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng chức năng và 4 đơn vị trực thuộc. - Năm 1995, căn cứ vào năng lực quy mô của đơn vị và nhu cầu của ngành, công ty được đổi tên thành Công ty Kỹ thuật Xây dựng Cơ bản Cao Su trực thuộc Tổng Công ty Cao Su Việt Nam theo quyết định số 442/HĐBT-TC ngày 14/09/1995 gồm chức năng và 6 đơn vị thành viên. Đến năm 1997, công ty được SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 3
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân quyết định xếp doanh nghiệp hạng nhất số 678NN-TCCB/QĐ ngày 25/04/1997 của Bộ Công Nghiệp Phát Triển Nông Thôn làm số đơn vị trực thuộc của công ty tăng lên gồm 4 phòng chức năng và 15 đơn vị thành viên. - Năm 2005, với xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Kỹ thuật XDCB và Địa ốc Cao Su. 1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ: 1.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ: - Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Đảm bảo và phát triển vốn được giao, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường điều kiện vật chất cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. - Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ CNV, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ. - Tuân thủ các chính sách về chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, báo cáo trung thực chế độ kinh tế thống kê do nhà nước quy định. - Làm tốt các chính sách về tiền lương. - Có quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý theo quy định của pháp luật. Ở đây, đối tượng phục vụ chính là các công ty cao su của ngành được phân bổ trên địa bàn hoạt động gồm TP .HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Trị. Ngoài ra, được phép của cơ quan có thẩm quyền, công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng, tư vấn với các đơn vị ngoài ngành đạt được giá trị cao. 1.1.3.2 Lĩnh vực hoạt động: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 413003460 được đăng ký thay đổi lần 1 ngày 09/08/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp, ngành nghề kinh doanh của công ty: - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và trang trí nội thất. - Thi công đường cấp phối, thấm nhựa. - Thi công công trình thuỷ lợi phục vụ ngành cao su và nông nghiệp. - Đầu tư phát triển nhà ở phục vụ ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và nông thôn. - Thi công đường bêtông nhựa nóng, đường dây tải điện và trạm biến thế 35KV. - Thi công xây dựng cầu. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (chỉ hoạt động khi có chứng chỉ hành nghề). - Kinh doanh nhà ở. - Mua bán vật liệu xây dựng. - Trang trí nội thất. - Tư vấn xây dựng (không khảo sát xây dựng). - Khai hoang cải tạo đồng ruộng. - Tư vấn giám sát chất lượng công trình. - Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình - Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp. - Thi công các công trình thuỷ điện. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 4
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân - San lấp mặt bằng. - Tư vấn lập dự án đầu tư. - Xử lý chất thải: rắn, lỏng, khí (không hoạt động tại trụ sở). - Mua bán khai thác khoáng sản (kim loại đen, kim loại màu, đất sét, cao lanh, đá, cát – không mua bán tại trụ sở). - Hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao (tennis). - Kinh doanh nhà hàng, quán ăn uống bình dân (không kinh doanh tại trụ sở). - Khai thác, lọc nước sinh hoạt. - Trồng rừng, cây cao su. - Chế biến cao su, gỗ (không chế biến tại trụ sở). Trong năm 2008, hoạt động kinh doanh chính của Công ty là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng. 1.2 Hệ thống tổ chức quản lý: 1.2.1 Tổ chức bộ máy công ty: 1.2.1.1 Sơ đồ tổ chức hiện trạng Ban Giám Đốc 6 đội 2 đội 2 đội Phòng Phòng Phòng Xí Tổ Kế Kế Nghiệp cầu xây khai Chức Hoạch dựng đường Toán Xây hoang Kỹ Tài Vụ Dựng Hành 1,2,3,4, 1,2 1,2 Thuật Chánh 5,6 1.2.1.2 Chức năng quản lý: Ban giám đốc công ty gồm: tổng giám đốc và phó tổng giám đốc sẽ quyết định công tác điều hành, quản lý trong công ty. Tổng Giám Đốc - Tổng Giám Đốc công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về giao dịch kinh doanh cũng như các hoạt động kinh tế trong phạm vi do mình giải quyết. Phó Tổng Giám Đốc - Giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành hoạt động tại công ty theo nhiệm vụ được phân công. - Quan hệ với các cơ quan, ban ngành trong nước. - Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về những công tác được giao và chịu trách nhiệm pháp luật nhà nước. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 5
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân - Thay thế quyền điều hành công ty khi tổng giám đốc đi công tác vắng trên cơ sở uỷ quyền trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của Tổng giám đốc giao. Phòng Tổ chức hành chánh - Quản lý nhân sự. - Đề bạc khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng, thực hiện chế đ ộ chính sách đối với cán bộ và người lao động. - Quản lý về mặt hành chính – tài sản, trật tự an toàn và lễ tân của công ty. - Tiếp nhận các hồ sơ văn thư và con dấu của công ty. Phòng Kế hoạch kỹ thuật - Tham mưu cho tổng giám đốc các phương án sản xuất kinh doanh để đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế cao, quản lý giám sát kỹ thuật thi công tại các công trường. - Phối hợp với các đơn vị trực thuộc để xây dựng kế hoạch cho các đơn vị cơ sở, tổng hợp kế hoạch hàng tháng, năm của công ty, theo dõi kinh tế nắm chặt chẽ các yếu tố liên quan đến việc thực hiện tiến độ kế hoạch trong các hợp đồng kinh tế, hợp đồng khoán để kịp thời điều chỉnh và điều khiển kế hoạch. - Thay mặt cho công ty trong việc tìm kiếm, giao dịch ký hợp đồng với các ối tác, xác định nhu cầu vật tư, tìm kiếm nguồn cung cấp vật tư để cung cấp cho các công trình, khảo sát thiết kế và lập dự toán các công trình. - Hướng dẫn theo dõi và thực hiện quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng khoán của công ty. - Tổng hợp các hồ sơ kỹ thuật, các chỉ tiêu định mức khoa học kỹ thuật, quản lý hồ sơ kỹ thuật. - Tham gia trực tiếp sản xuất: thực hiện một số công trình để nắm bắt thực tế công việc, nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng Kế toán tài vụ - Thực hiện các nhiệm vụ tài chính kế toán của Nhà nước quy định. - Tham mưu cho Tổng giám đốc các lĩnh vực tài chính, kế toán, thống kê. - Phân tích các hoạt động tài chính kinh tế của công ty trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tối ưu để công ty hoạt động có hiệu quả. - Chỉ đạo phối hợp thực hiện với các đơn vị trực thuộc hoạt động tài chính và sử dụng tài sản của công ty theo đúng quy định của luật kinh tế và thống kê. Xí nghiệp tƣ vấn xây dựng Tư vấn về xây dựng, vẽ thiết kế các công trình, tính các phương trình dự án. Sáu đội xây dựng Thi công các công trình công nghiệp, dân dụng và công trình cơ sở hạ tầng. - Thi công lắp đặt thiết kế địa ốc. - Đầu tư phát triển nhà ở phục vụ ngành công nghiệp và phát triển nông thôn. - Hai đội cầu đường và hai đội khai hoang Thi công xây dựng cầu đường cấp phối và đường thấm nhực, công trình thuỷ - lợi. Khai hoang cải tạo đường ruộng, xây dựng đường cây. - San lắp mặt bằng, các công trình cơ sở hạ tầng. - SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 6
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân Quy trình xây dựng: để tiến hành sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh công ty - thực hiện quá trình sau: Nhận yêu cầu của khách hàng Khảo sát thiết kế mặt bằng của công trình muốn xây dựng Thiết kế kỹ thuật Lập dự toán công trình Tổ chức đấu thầu Thi công xây dựng 1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán: 1.2.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật XDCB & Địa ốc Cao Su: SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 7
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp, tài sản cố định Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ tiền mặt, công nợ thuế Ngân tạm ứng hàng : Chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ nhiệm vụ 1.2.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật XDCB & Địa ốc Cao Su: Kế toán trƣởng Kế toán trưởng thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống - kê của đơn vị, đồng thời thực hiện cả chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. a. Trách nhiệm: - Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị. - Tổ chức, phản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực mọi hoạt động của đơn vị, lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định, thực hiện việc trích lập thanh toán theo đúng chế độ. - Thực hiện các quy định về kiểm kê. - Thực hiên việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luật pháp. - Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cũng như phổ biến và hướng dẫn các quy định mới cho các bộ phận, cá nhân có liên quan. - Tiến hành phân tích kinh tế. - Củng cố, hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế trong đơn vị. b. Quyền hạn: - Lựa chọn hình thức kế toán thích hợp. - Tổ chức ghi chép, theo dõi tính toán kết quả SXKD của công ty. - Tổ chức lao động, phân công cụ thể các nhân viên kế toán trong văn phòng, trưc tiếp thực hiện việc kiểm tra, kiểm kê tài sản trong công ty. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 8
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân - Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp tài liệu liên quan đến kế toán. - Kiểm tra các loại báo cáo kế toán-thống kê cũng như các hợp đồng phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý. - KTT có quyền từ chối không thực hiện những mệnh lệnh vi phạm luật pháp đồng thời phải báo cáo kịp thời những hoạt động sai trái của thành viên trong đơn vị cho các cấp thẩm quyền tương ứng. c. Chứng từ, sổ sách theo dõi: - Bảng chấm công, sổ theo dõi doanh thu, chi phi … - Hợp đồng thi công, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu bàn giao. - Các tài liệu khác nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Kế toán tổng hợp - tài sản cố định a. Nhiệm vụ: - Lập báo cáo tài chính theo dõi theo chế độ kế toán hiện hành. - Cung cấp các số liệu thống kê. - Hoàn thành các công việc kế toán trưởng giao. - Theo dõi việc tăng giảm tài sản cố định. - Phối hợp các phần hành chi tiết để kiểm tra, phát hiện sai sót (hạch toán, ghi sổ,…) và điều chỉnh kịp thời, kết hợp với kế toán công nợ để giải quyết các vấn đề về quyết toán đội, công nợ của đội thi công, kết hợp với kế toán ngân hàng để thực hiện các hợp đồng vay. b. Chứng từ, sổ sách theo dõi: - Sổ cái các tài khoản. - Báo cáo tài chính, các công văn. - Các tài liệu khác nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Kế toán tiền mặt - tạm ứng a. Công việc hàng ngày: - Căn cứ vào loại nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chứng từ đầu vào: Hoá đơn, phiếu tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán… - Căn cứ trên chứng từ đã được duyệt, lập phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu… - Theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ chi tiết từng nhân viên. - Theo dõi tuổi nợ của các khoản tạm ứng nội bộ, thông báo cho cấp trên những khoản tạm ứng có tuổi nợ trên một năm hoặc cảm thấy có vấn đề. - Cuối ngày, đối chiếu số dư với sổ quỹ. b. Công việc định kỳ: - In sổ chi tiết tài khoản 111, 141 (Theo từng đối tượng) vào cuối mỗi tháng. - Chuyển số liệu cho Kế toán tổng hợp. - In sổ chi tiết số dư TK 141 theo từng đối tượng vào mỗi kỳ báo cáo tài chính. c. Chứng từ, sổ sách theo dõi: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu hoàn ứng và các chứng từ kèm theo. - - Sổ chi tiết các tài khoản: 111, 141 (Theo từng đối tượng công nợ). SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 9
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân Kế toán ngân hàng a. Công việc hàng ngày: - Theo dõi và hạch toán chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng và các khoản vay của Công ty. - Theo dõi hợp đồng vay chi tiết theo từng ngân hàng, báo cáo cho cấp trên các khoản vay tới kỳ đáo hạn và lãi suất ngân hàng. - Liên hệ với từng ngân hàng để đối chiếu số dư tài khoản và báo cáo cho Kế toán trưởng vào mỗi ngày. b. Công việc định kỳ: - Đối chiếu sổ phụ ngân hàng theo tháng về: số dư đầu, tổng số phát sinh trong tháng và số dư cuối, ghi nhận chi phí lãi vay, lãi tiền gửi. - In sổ chi tiết tài khoản 112, 311, 635, 515 vào mỗi tháng và sau mỗi kỳ báo cáo tài chính. c. Chứng từ, sổ sách theo dõi: - Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng và các chứng từ kem theo. - Sổ phụ ngân hàng theo ngày và theo tháng, hợp đồng vay. - Sổ chi tiết tài khoản: 112, 311, 635, 515. Kế toán công nợ: a. Công việc hàng ngày: - Kiểm tra và ghi nhận các chứng từ khách hàng thanh toán, đối chiếu công nợ vào mỗi lần khách hàng ứng tiền, công nợ với kế toán thanh toán, kế toán đội. - Theo dõi công nợ chi tiết theo từng khách hàng, từng công trình và hạng mục công trình, theo dõi các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn và báo cáo lên cấp trên, đề xuất phương pháp giải quyết. b. Công việc định kỳ: - Báo cáo tình hình công nợ, in sổ chi tiết tài khoản 131. - In sổ chi tiết công nợ theo từng đối tượng vào mỗi kỳ báo cáo tài chính. c. Chứng từ, sổ sách theo dõi: - Số liệu chi tiết các công trình của đội, sổ chi tiết tài khoản 131, 331, 138, 338. - Biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê chi tiết công nợ phải thu theo đối tượng. Kế toán thuế a. Công việc hàng ngày: - Kiểm tra và quản lý hoá đơn đầu vào, đầu ra, lập bảng kê hoá đơn GTGT đầu vào, đầu ra, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, lập báo cáo thuế . Căn cứ vào hoá đơn đầu vào, đầu ra, mở sổ chi tiết tài khoản 133, 333. Lập và theo dõi hoá đơn GTGT đầu ra khi có bản quyết toán công trình, hạng mục công trình. - Theo dõi thuế VAT được khấu trừ, đối chiếu với Kế toán công nợ khi cấn trừ phần thuế này, theo dõi và hạch toán tất cả các khoản thuế phải nộp, đã nộp, tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước. b. Công việc định kỳ: - Lập tờ khai Thuế GTGT, Thuế GTGT. - In sổ chi tiết tài khoản 133, 333. - Chuyển số liệu cho Kế toán tổng hợp. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 10
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân - Lập các báo cáo theo yêu cầu quản lý. c. Chứng từ, sổ sách theo dõi: - Hoá đơn GTGT đầu vào, đầu ra. - Bộ tờ khai Thuế GTGT, Thuế TNDN. - Sổ chi tiết tài khoản: 133, 333. - Các tài liệu khác nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Thủ quỹ a. Công việc hàng ngày: - Quản lý quỹ tiền mặt và các chứng từ có giá trị tương đương tiền. - Tiến hành các nghiệp vụ thu, chi căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã có đầy đủ chữ ký và chứng từ quy định. - Cuối ngày đối chiếu với sổ chi tiết TK 1111. b. Công việc định kỳ: - Lập và ghi sổ quỹ. - Tham gia kiểm kê quỹ theo quy định. c. Chứng từ, sổ sách quản lý: - Sổ quỹ tiền mặt. - Các tài liệu khác nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. 1.2.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 1.2.3.1 Niên độ, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 - dương lịch hàng năm. Đơn vị tiền sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế VAT: theo phương pháp khấu trừ. - 1.2.3.2 Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký chung được áp dụng tại Công ty: Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ và chứng từ gốc ghi vào sổ thẻ chi tiết có liên quan, sau đó lập bảng tổng hợp chi tiết. Định kỳ, kế toán tổng hợp tập hợp tất cả các sổ, thẻ chi tiết của tất cả các phần hành kế toán để lên sổ Nhật ký chung. Từ Nhật ký chung, kế toán tổng hợp sẽ lập Sổ cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tổng hợp lập bảng cân đối số phát sinh và lập Báo cáo tài chính. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 11
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.2.3.3 Giới thiệu chung về phần mềm ASC: Phần mềm ASC cho phép DN xây dựng cho mình một hệ thống tài khoản riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh nhằm phục vụ cho công tác quản lý và phù hợp với Hệ thống tài khoản theo Chế độ kế toán Việt Nam. Kế toán trưởng phân quyền sử dụng cho từng kế toán viên, mỗi kế toán viên có một mật mã riêng để sử dụng phần mềm. Mỗi kế toán viên sử dụng mật mã của mình để là nhiệm vụ và có quyền hạn riêng cho công việc của họ, người khác chỉ được xem chứ không được trực tiếp xử lý phàn hành của họ. Khi một kế toán viên cần dữ liệu trên phần mềm họ có thể dễ dàng vào xem và truy xuất ra excel nếu muốn. a. Công việc hàng ngày: - Căn cứ vào loại nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chứng từ đầu vào: Hoá đơn, phiếu tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi… và nhập dữ liệu vào hệ thống theo Mã khách hàng, mã đội… cần theo dõi đã được định sẵn trong chương trình. - Cuối ngày, in chương trình tự động chạy báo cáo các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, đối chiếu với các bộ phận khác thông qua chương trình. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 12
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân b. Công việc định kỳ: - In sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng cần theo dõi. - In báo cáo cho Ban giám đốc. - Tham gia kiểm tra, đối chiếu theo quy định. c. Ưu điểm: - Cung cấp các báo cáo một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. - Có thể kiểm tra trực tiếp trên hệ thống mà không cần thông qua kế toán viên. - Sổ sách được cập nhật thường xuyên. - Nâng cao trình độ và tính năng động trong công việc của kế toán viên. - Rút ngắn thời gian làm việc, tránh lãng phí. d. Nhược điểm: - Yêu cầu phải cẩn thận khi nhập liệu. - Dễ sai sót khi nhập liệu. - Cần thời gian viết và chạy thử 1.3 Phƣơng hƣớng phát triển: - Phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sau khi cổ phẩn hoá (2005- 2009). - Phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm về doanh thu tăng từ 10% đến 15% năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lớn hơn 15%, đảm bảo việc làm vả từng bước nâng cao đời sống cho người lao động, đầu tư trang thiết bị nhằm cải thiện môi trường làm việc, kết hợp hài hoà lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người lao động (có cổ đông). 1.3.1. Dự kiến sản xuất kinh doanh công ty từ năm 2006 – 2009: Các chỉ tiêu chính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng sản lượng 120 tỷ 140 tỷ 160 tỷ 180 tỷ 90 tỷ 100 tỷ 110 tỷ 120 tỷ Doanh thu Lợi nhuận 1,656 tỷ 1,8 tỷ 1,9 tỷ 2 tỷ Cổ tức 14% 15% 15% 16% 1.3.2 Công tác xây lắp và tƣ vấn xây dựng: Trên cơ sở năng lực và uy tín đối với khách hàng. Công ty tiếp tục duy trì thị - trường truyền thống, tăng cường mối quan hệ với các đơn vị trong và ngoài ngành trên mọi lĩnh vực nhằm mở rộng thị trường mới, tích cực nắm bắt các thông tin để tham gia đầu tư các dự án, tham gia đấu thầu các công trình đạt hiệu quả cao nhất. Từng bước đầu tư mua sắm trang thiết bị chuyên dùng cần thiết phục vụ cho - công việc tư vấn thiết kế và thi công xây lắp. Tiếp tục cũng cố tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn hoá, nhanh gọn và - hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của công ty. Tổ chức triển khai thực hiện các dự án, các công trình nhanh chóng khoa học, - đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 13
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân 1.3.3 Nguồn vốn đầu tƣ và phƣơng thức huy động vốn: Nguồn vốn đầu tư để tham gia và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư có hiệu - quả công ty sẽ tập trung các nguồn vốn như sau: Vốn vay các tổ chức tài chính tín dụng. + Huy động vốn của các cổ đông, cá nhân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài + ngành cao su. - Phương thức huy động huy động vốn: công ty sẽ tập trung nguồn vốn để triển khai từng dự án. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 14
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 2.1 Một số vấn đề chung về sản xuất xây lắp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 2.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp và chi phí xây lắp: Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp. Tuy nhiên, đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm XDCB cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất XDCB cũng có tính dây chuyền giữa các khâu của hoạt động sản xuất có tính dây chuyền giữa các khâu của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Sản xuất xây lắp mang tính chất riêng lẻ: - Sản phẩm sản xuất xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm XL đều có yêu cầu vể tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp vói đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục. Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ vào thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được xây dựng theo những địa điểm khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau. Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và tính kết quả thi công XL cũng được tính cho từng sản phẩm XL riêng biệt, SPXL được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông. - Sản phẩm XDCB có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. Các công trình XDCB thường có thời gian thi công rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian sản xuất thi công XD chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó, khi lập kế hoạch XDCB cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công. Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng thi công công trình. Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuât công nghiệp mà được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tuỳ thuộc và kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần lớn trong việc quản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao nhất. - Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài. Các công trình XDCB thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong XDCB vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 15
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân - Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ, địa điểm XD luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Khi chọn địa điểm XD phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thuỷ văn. kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Sau khi đi vào sử dụng, công trình không thể di dời. Cho nên, nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều kiện thuận lợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này. Một công trình XDCB hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công nhân xây dựng không còn việc gì phải làm ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một công trình khác. Do đó, sẽ phát sinh các chi phí về XD các công trình tạm thời cho công nhân, cho máy móc thi công. Cũng do đặc điểm này mà các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình, để giảm bớt các chi phí khi di dời. - Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công XL ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trình phải phá đi làm lại cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. 2.1.2. Các loại giá thành trong sản phẩm xây lắp: Giá trị dự toán: - Trong XDCB, sản phẩm xây dựng là nhà cửa, vật kiến trúc … mà giá trị của nó được xác định bằng giá trị dự toán thông qua hợp đồng giữa bên giao nhận thầu và bên nhận thầu trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công, định mức và đơn giá do nhà nước quy định cho từng khu vực thi công và phần tích lũy theo định mức. Giá trị dự toán là giá thanh toán cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo dự toán. Giá trị Chi phí hoàn thành khối lượng Lợi nhuận = + dự toán công tác xây lắp theo dự toán định mức Giá trị dự toán là cơ sở để kế hoạch hóa việc cấp phát vốn đầu tư XDCB, là căn cứ xác định hiệu quả công tác thiết kế cũng như căn cứ để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch khối lượng thi công và xác định hiệu quả hoạt động kinh tế của DNXL. Giá thành công tác xây lắp: là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp - các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành các loại giá thành sau: Giá thành dự toán công tác xây lắp: là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối + lượng công tác xây lắp theo dự toán. Như vậy, giá thành dự toán là một bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt và được xác định từ giá trị dự toán không có phần lợi nhuận định mức. Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Lợi nhuận định mức Hoặc: SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 16
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân Giá thành dự toán = Khối lượng công tác xây lắp theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước quy định nhân với đơn giá xây lắp do nhà nước ban hành theo từng khu vực thi công và các chi phí khác theo định mức. Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động vật tư … cho từng loại công trình hoặc công việc nhất định. Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và tính chất xã hội. Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc + điểm cụ thể của một DNXL trong một kỳ kế hoạch nhất định. Căn cứ vào giá thành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, DN tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết kế để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch. Như vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các DNXL tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kế hoạch. Lãi do hạ Chênh lệch so Giá thành Giá thành = - ± kế hoạch dự toán giá thành với dự toán Giá thành định mức: là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp + cụ thể được tính trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo định mức chi phí đã được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công. Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi, hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức, quản lý thi công, thì định mức sẽ thay đổi và khi đó, giá thành định mức được tính lại cho phù hợp. Giá thành thực tế: là toán bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện + hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của DNXL. So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán phản ánh chỉ tiêu tích lũy của doanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng của DN trong năm tới. So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức cho thấy mức độ hoàn thành định mức đã đề ra của DN đối với từng khối lượng xây lắp cụ thể. 2.1.3 Nội dung các khoản mục cấu thành nên sản phẩm xây lắp: 2.1.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như : Vậi liệu xây dựng: là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng… - Vật liệu khác: phụ liệu, nhựa… - Nhiên liệu: xăng, dầu, than củi để nấu nhựa rải đường… - Vật kết cấu: bêtông đúc sẵn… - 2.1.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cụ thể bao gồm: Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân - phụ. Công nhân chính như: công nhân mộc, công nhân nê, công nhân xây, công SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 17
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân nhân uốn sắt, công nhân bêtông…, công nhân phụ như: khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đà dáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt… Các khoản phụ cấp theo lương như: phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách - nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực… Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. - Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của doanh nghiệp, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác. Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân viên trực tiếp xăy lắp. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung. 2.1.3.3 Chi phí sử dụng máy thi công: Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công vừa bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công như: - Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công kể cả công nhân phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công. - Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy thi công. - Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi công. - Chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ. - Các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công kể cả khoản chi phí cho lao động nữ. Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân điêu khiển máy thi công, khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công cũng không bao gồm các khoản sau: lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy, vật liệu là đối tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình máy ngừng sản xuất, các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy móc thi công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị khác và chi phí có tính chất quản lý, phục vụ chung. Trường hợp doanh nghiệp thi công bằng thủ công hoặc thi công toàn bằng máy, các chi phí phát sinh không đưa vào khoản mục sử dụng máy thi công mà được xem là chi phí sản xuất chung. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 18
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân 2.1.3.4 Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khác và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như: tổ, đội, công trường thi công. Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp, khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp. - Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời. Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho đội xây dựng, nếu doanh nghiệp được khấu trừ thuế thi chi phí vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào. - Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất và quản lý của đội xây dựng. Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp theo phương pháp khấu trừ thuế. - Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng. 2.1.4 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành: 2.1.4.1 Đối tƣợng hạch toán chi phi sản xuất: Là đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất, là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất, Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu của từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng sản phẩm, từng bộ phận, cụm chi tiết hoặc chi tiết sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng có thể đó là một hạng mục công trình, một bộ phận của hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình, một ngôi nhà dãy nhà. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác. 2.1.4.2 Đối tƣợng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và tính giá thành đơn vị. SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 19
- Báo cáo thực tập GVHD: Nguyễn Phú Xuân Xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Trong sản xuất XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư. 2.1.4.3 Kỳ tính giá thành sản xuất: Do sản xuất XDCB được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm cho nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Hàng tháng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng tính giá thánh. Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành để tính giá thành và giá thành đơn vị. Như vậy, kỳ tính giá thành có thể sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do đó, việc phản ánh và giám sát kiểm tra của kế toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi chu kỳ sản xuất sản phẩm đã kết thúc. 2.2 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 2.2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp. Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. Giá thực tế của nguyên liệu vật liệu có thể được xác định theo một trong các phương pháp: - Tính theo giá thực tế từng lần nhập (giá đính danh). - Tính theo giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho (giá bình quân liên hoàn). - Tính theo giá thực tế FIFO. - Tính theo giá thực tế LIFO. - Tính theo giá bình quân kỳ trước. - Tính theo phương pháp hệ số chênh lệch giá thực tế với giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu. Chọn phương pháp nào, đơn vị phải đảm bảo tính nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất xây lắp gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp. - Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm những thứ nguyên liệu, vật liệu, nữa thành phẩm mua ngoài, vật kết cấu …mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu SVTT: Nguyễn Thị Minh Hậu Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh
95 p | 1795 | 1189
-
Luận văn - kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36
117 p | 1331 | 877
-
Luận văn "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn"
86 p | 823 | 547
-
LUẬN VĂN: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty tNHH may phú dụ
139 p | 560 | 254
-
Luận văn Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà
70 p | 328 | 112
-
LUẬN VĂN: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH
88 p | 275 | 105
-
Luận văn: Kế toán tập hợp chí phí SX & tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH Dệt may TM Tấn Minh
0 p | 248 | 103
-
Luận văn - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà
55 p | 419 | 103
-
Luận văn: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng "
98 p | 267 | 84
-
Luận văn: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm"
72 p | 214 | 79
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà
57 p | 184 | 58
-
LUẬN VĂN: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí
97 p | 141 | 50
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cp tư vấn và đầu tư xây dựng Á Châu
97 p | 176 | 40
-
Luận văn: Kế toán tập hợp chí phí SX & tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH THiện Ân
0 p | 142 | 38
-
Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà
75 p | 127 | 23
-
Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất vvà tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp cơ khí Lê Hồng
63 p | 120 | 19
-
LUẬN VĂN: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
19 p | 87 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn