LUẬN VĂN: Một số giải pháp Marketing cho việc đưa nhóm dây và cấp điện vào tiêu thụ trên thị trường cả nước của Công ty thiết bị điện AC
lượt xem 21
download
Mỗi doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đều mong muốn không ngừng mở rộng quy mô và có một vị trí vững chắc trên thị trường. Để có thể tồn tại lâu dài ổn định các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện vị trí của mình trên thị trường bằng cách mở rộng thị trường, tăng thị phần của họ trên các thị trường. Thực tế cho thấy các công ty lớn đã tồn tại hàng trăm năm và nổi tiếng trên khắp thế giới thì đều là các hãng khổng lồ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp Marketing cho việc đưa nhóm dây và cấp điện vào tiêu thụ trên thị trường cả nước của Công ty thiết bị điện AC
- LUẬN VĂN: Một số giải pháp Marketing cho việc đưa nhóm dây và cấp điện vào tiêu thụ trên thị trường cả nước của Công ty thiết bị điện AC
- Lời mở đầu Mỗi doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đều mong muốn không ngừng mở rộng quy mô và có một vị trí vững chắc trên thị trường. Để có thể tồn tại lâu dài ổn định các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện vị trí của mình trên thị trường bằng cách mở rộng thị trường, tăng thị phần của họ trên các thị trường. Thực tế cho thấy các công ty lớn đã tồn tại hàng trăm năm và nổi tiếng trên khắp thế giới thì đều là các hãng khổng lồ mà cánh tay của họ đã vươn rất xa, vượt ra ngoài biên giới quốc gia và khu vực. Mảng thị trường của họ là rất lớn và không ngừng được mở rộng và thật khó cho các đối thủ khác để nhảy và đó kinh doanh. Vị trí của các công ty này đã được đảm bảo, ghi nhận trong tâm thức của khách hàng của nó bằng nhiều cách khác nhau như chất lượng, giá cả, địa vị... Song điểm chung, họ đều là các công ty đa quốc gia, họ có mặt ở hầu hết các quốc gia với mảng thị trường và thị phần rất lớn trong lĩnh vực mà họ kinh doanh. Như vậy, vấn đề sinh tồn với một công ty có bề dài là phải mở rộng thị trường và thị phần, tức là phải cải thiện vị trí trên thị trường, không phải xếp thứ ba hay thứ tư mà phải là số một, phải dẫn đầu và không ngừng củng cố vị trí đó. Nắm rõ được bản chất của Marketing và biết vận dụng nó một cách khoa học sáng tạo sẽ là công cụ tốt để đạt mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường, qua một loạt các giải pháp khả thi. Nhận thấy tầm quan trọng của chiến lược mở rộng thị trường với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp và các giải pháp Marketing cho việc mở rộng thị trường, trong thời gian thực tập ở Công ty thiết bị điện AC, em xin mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp Marketing cho việc đưa nhóm dây và cấp điện vào tiêu thụ trên thị trường cả nước của Công ty thiết bị điện AC" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyển đề được chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về marketing và thị trường. Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thiết bị điện AC. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị marketing
- Chương I Lý luận cơ bản về marketing và thị trường I. Những hiểu biết cơ bản về marketing 1. Khái niệm về marketing. Một số định nghĩa marketing: Hiệp hội marketing Mỹ đã định nghĩa: Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các vấn đề về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ và tư tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Theo Philip Cotler thì marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi. Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có dược những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tọ ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác. Tuỳ theo mục đích và quan điểm mỗi người đưa ra một định nghĩa của họ nhưng định nghĩa phù hợp nhất cho các doanh nghiệp ở đây có lẽ là định nghĩa sau: Trong kinh doanh marketing là tập hợp các hoạt động của nông dân nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Đây là định nghĩa tương đối hoàn hảo nhất với doanh nghiệp nó cho thấy bản chất của marketing, đó là một tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện từ trước, trong và sau quá trình sản xuất, mà mục đích là nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu được thực hiện thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Tức là mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận không thay đổi nhưng để đạt được nó doanh nghiệp cần phải thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường mục tiêu. Chính vì thế cũng có thể nói: Người làm marketing là người tìm kiếm tài nguyên từ một người khác và sẵn sàng đưa ra một thứ gì đó có giá trị để trao đổi. Người làm
- marketing tìm kiếm một phản ứng từ phía bên kia để bán hoặc để mua một thứ gì đó. Nói cách khác người làm marketing có thể là người bán hay người mua. 2. Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. * Marketing làm thích ứng sản phẩm của doanh nghiệp với mọi nhu cầu thị trường. Vai trò này nói lên marketing không làm công việc của nhà kỹ thuật, nhà sản xuất nhưng nó chỉ ra cho các bộ phận kỹ thuật và sản xuất cần sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? sản xuất khối lượng bao nhiêu và đưa ra thị trường nào? * Marketing giúp doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài. Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc họ có cung cấp được cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không. * Marketing tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, Marketing đã cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền tin về doanh nghiệp ra thị trường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng * Marketing được coi là chức năng quản trị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò kết nối hoạt động của các chức năng khác với thị trường. Nó định hướng hoạt động cho các chức năng khác như sản xuất, nhân sự, tài chính theo những chiến lược đã định. Tất nhiên bộ phận marketing chỉ có thể hoạt động tốt nếu có sự ủng hộ và phối hợp của các bộ phận của các chức năng khác, ví dụ nguồn vốn, trình độ công nghệ, tình trạng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định marketing. Nhà quản trị phải phối hợp được các chức năng với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp trên thị trường. 3. Các nội dung chính của hoạt động marketing. 3.1. Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường. - Nghiên cứu và dự báo cung cầu. - Nghiên cứu và dự báo môi trường bên ngoài: Nhà nước và các lực lượng khác.
- 3.2. Phân đoạn thị trường. Là việc phân chia thị trường tổng thể thành các thị trường nhỏ hơn gọi là thị trường mục tiêu để tìm cách thoả mãn tốt nhất. 3.3. Hoạt động quản trị chiến lược sản phẩm. - Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm. - Khả năng xâm nhập thích nghi. - Chất lượng sản phẩm. - Nhãn hiệu sản phẩm. - Bao bì sản phẩm. - Định vị sản phẩm. - Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. 3.4. Hoạt động về giá của sản phẩm. - Những nhân tố ảnh hưởng đến giá sản phẩm. + Các nhân tố có thể kiểm soát được như giá sản xuất, mục tiêu marketing, tính năng sản phẩm, uy tín sản phẩm, thuế xuất khẩu… + Các nhân tố ngoại sinh: giá thống trị của thị trường, tình hình cạnh tranh, thị hiếu. + Bộ phận marketing tham gia quá trình định giá sản phẩm. - Những nhân tố quyết định giá sản phẩm. + Marketing. + Kế toán. +Bộ phận sản xuất. + Các lãnh đạo Công ty. 3.5. Hoạt động của hệ thống phân phối sản phẩm. - Xác định hệ thống các kênh phân phối. - Thực hiện bán hàng. - Thực hiện thanh toán.
- 3.6. Hoạt động chiêu thị - Hoạt động quảng cáo. - Hoạt động xúc tiến bán. - Dịch vụ sau sản phẩm. Trên đây là các nội dung chính của hoạt động marketing mà bất cứ một Công ty nào kinh doanh thực sự đều phải thực hiện song không phải nội dung nào cũng như nhau trong phạm vi đề tài thực tập của mình em xin trình bày mảng thị trường và các giải pháp marketing để mở rộng thị trường và nội dung này sẽ được trình bày rất kỹ ở các chương tiếp theo của đề tài. 4. Vài suy nghĩ về vận dụng marketing trong các doanh nghiệp thực tiễn ở Việt Nam. Nội dung hoạt động và khái niệm marketing đã cho chúng ta thấy rõ bản chất của marketing. Trước hết marketing làmột khoa học cung cấp một tập hợp kiến thức giải quyết quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài có đối tượng và mục tiêu nghiên cứu riêng. Thứ hai, marketing trở thành triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp, nó đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh nói chung. Theo Peter Drucker “Marketing là hết sức cơ bản đến mức độ không thể xem nó là một chức năng. Nó là toàn bộ công việc dưới gócđộ kết quả cuối cùng tức là dưới góc độ khách hàng.. Thành công trong kinh doanh không phải do người sản xuất, mà chính là do khách hàng quyết định”. Thứ ba, marketing là một chức năng quản trị chủ yếu trong doanh nghiệp với chức năng nhiệm vụ cụ thể. Thứ tư, marketing là một tập hợp các chức danh cụ thể trong doanh nghiệp từ Giám đốc marketing đến các chuyên gia marketing… Nhiệm vụ đặt ra là các doanh nghiệp phải nhận thức được đầy đủ về bản chất của marketing và đặt marketing vào đúng vị trí của nó trong kinh doanh, không tầm thường hoá hoặc nhận thức phiến diện về nó. Đánh tiếc là ở nước ta do kinh tế thị trường mới ở giai đoạn đầu, tàn dư của nhận thức và vận dụng marketing, như coi marketing là hoạt động bán hàng và xúc tiến hỗn hợp, tai hạn hơn khi mọt số sách dịch đã chuyển từ marketing thành tư “tiếp thị” đã làm cho nhiều người hiểu lầm, đơn giản hoá nội dung khoa học rộng lớn của marketing.
- II. Thị trường và chiến lược mở rộng thị trường. 1. Khái quát về thị trường. 1.1. Khái niệm về thị trường. a. Những khái niệm truyền thống. Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Theo nghĩa đen, thị trường là nơi mua bán hàng hoá là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người bán và người mua. Từ đó thấy ự hình thành thị trường đòi hỏi phải có: - Đối tượng trao đổi: sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. - Đối tượng tham gia trao đổi: bên bán và bên mua. - Điềukiện thực hiện trao đổi: khả năng thanh toán. Theo nội dung trên, điều quan tâm nhất của doanh nghiệp là tìm ra nơi trao đổi, tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của những sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất dự định cung ứng hay không. Từ đó, ta có thể định nghĩa tổng quát thị trường như sau: Thị trường là biẻu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với co cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể. b. Khái niệm thị trường theo quan điểm marketing. Theo quan điểm marketing thì thị trường là tổng thể những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Như vậy khái niệm thị trường chỉ hướng vào người mua, nhấn mạnh khâu tiêu thụ chứ không phải người bán cũng không phải là địa điểm hay lĩnh vực nào đó như các quan điểm khác. Thị trường ám chỉ những người mua và tiêu dùng sản phẩm, có nhu cầu về sản phẩm và cần phải thoả mãn.
- Do đó theo quan điểm marketing có một số khái niệm sau: Thị trường hiện tại của sản phẩm (dịch vụ): Là thị trường bao gồm những người đang tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, những người thường mua hàng của doanh nghiệp. Đây là thị trường có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đa số doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là phụ thuộc vào việc khai thác mảng thị tr ường này. Các doanh nghiệp phải không ngừng chiếm lĩnh thị phần và phục vụ tốt hơn các đối thủ khác cho mảng thị trường này. Thị trường tiềm năng: Gồm những người chỉ tiêu thụ hàng của đối thủ và cả những người “không tiêu dùng tương đối”. - Là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa tiêu dùng sản phẩm của cả doanh nghiệp lẫn đối thủ cạnh tranh. Thị trường tiềm năng là thị trường cũng khá quan trọng đối với doanh nghiệp, khai thác được mảng thị trường to lớn này đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển vững chắc lâu dài và ngày một mở rộng. 1.2. Phân loại thị trường: Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần hiểu cặn kẽ về thị trường. Để hiểu rõ các loại thị trường và phục vụ tốt cho công tác tiếp thị cần phải phân loại chúng. Có nhiều cách phân loại thị trường: a. Căn cứ vào mức độ xã hội hoá của thị trường. Theo cách phân loại này có các thị trường sau: - Thị trường địa phương, thị trường toàn quốc, thị trường quốc tế. b. Căn cứ vào mặt hàng mua bán. Có thể chia thị trường thành nhiều loại khác nhau: - Thị trường tiền tệ. - Thị trường chứng khoán. - Thị trường nông sản thực phẩm. - Thị trường cà phê, gạo.
- Do tính chất và giá trị sử dụng cho từng mặt hàng,nhóm hàng khác nhau, các thị trường chịu ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng với mức độ khác nhau. Sự khác nhau này đôi khi chi phối cả phương thức mua bán, vận chuyển, thanh toán. c. Căn cứ vào phương thức hình thành giá cả thị trường. Thị trường được phân chia thành thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh. Trên thị trường độc quyền giá cả và các quan hệ kinh tế khác do các nhà độc quyền áp đặt. Nếu trên thị trường có nhiều người bán, nhiều người mua và thế lực của họ ngang nhau họ cạnh tranh với nhau thì sẽ tạo ra thị trường cạnh tranh. Trên thị trường cạnh tranh do các quy luật của nền kinh tế thị trường được vận hành một cách đầy đủ nên doanh nghiệp thực sự bình đẳng cạnh tranh lành mạnh. d. Theo khả năng tiêu thụ hàng hoá. Người ta chia ra thị trường thực tê svà thị trường tiềmnăng, thị trường hiện tại và thị trường tương lai. Ngoài ra người ta còn chia ra thị trường EC, thị trường Đông Âu, thị trường Bắc Mỹ… e. Căn cứ vào tỷ trọng hàng hoá. Theo cách này người ta chia ra thị trường chính và thị trường phụ. Trên thị trường chính khối lượng hàng hoá bán ra chiếm tuyệt đại đa số so với tổng khối lượng hàng hoá được đưa ra thị trường. ở đây tập trung nhiều nhà kinh doanh lớn và số lượng người mua đông, các quan hệ kinh tế và giá cả tương đối ổn định, các điều kiện dịch vụ cho mua và bán cũng thuận tiện hơn nhiều so với thị trường phụ. 1.3. Phân đoạn thị trường. Để giúp nhà kinh doanh hiểu biết rõ hơn nhu cầu của khách hàng và phát hiện ra những ý tưởng kinh doanh mới từ đó phân bố nguồn lực của doanh nghiệp tốt hơn, có hiệu quả lớn nhất thì nhất thiết phải tiến hành phân đoạn thị trường. Như vậy phân đoạn thị trường là quá trình phân chia những thị trường tổng thể ra thành nhóm nhỏ khác nhau, có quy mô đủ lớn, dựa trên sự khác biệt về nhu cầu hoặc hành vi của họ về một loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể.
- Đoạn thị trường là kết quả của việc phân đoạn thị trường, mỗi đoạn thị trường là việc tập hợp những người tiêu dùng có nhu cầu và hành vi tương ứng giống nhau hoặc có những phản ứng giống nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của marketing. 2. Các chức năng của thị trường. 2.1. Chức năng thừa nhận. Doanh nghiệp thương mại nhập (mua) hàng về để bán, hàng hoá của doanh nghiệp có bán được hay không là phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường của khách hàng, của doanh nghiệp. Nếu hàng hoá bán được tức là thị trường chấp nhận doanh nghiệp thương mại mới thu hồi được vốn có nguồn thu trang chải được các chi phí và có lợi nhuận. Ngược lại nếu hàng hoá bán ra không ai mua tức là không được thị trường chấp nhận. Để được thị trường thừa nhận doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng tức là sản phẩm phải đạt chất lượng, số lượng, sự đồng bộ qui cách mẫu mã, bao bì, giá cả, thời gian địa điểm nói chung là thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 2.2. Chức năng thực hiện. Chức năng này đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi hoặc bằng tiền hoặc bằng vàng, bằng các chứng từ có giá trị khác, người bán hàng cần tiền còn người mua hàng cần hàng. Sự "gặp gỡ" giữa người bán và người mua được xác định bằng giá hàng và số lượng hàng. Hàng hoá bán được tức là có sự chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang người mua. 2.3. Chức năng điều tiết và kích thích. Qua hành vi trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, thị trường kích thích điều tiết sản xuất và kinh doanh phát triển hoặc ngược lại. Đối với doanh nghiệp thương mại hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn hàng, thu mua hàng hoá để cung ứng ngày càng nhiều hơn hàng hoá và dịch vụ cho thị trường, ngược lại nếu tốc độ tiêu thụ chậm, hàng ứ đọng doanh nghiệp sẽ hạn chế mua và phải tìm khách hàng mới, thị trường mới hoặc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác có triển vọng hơn.
- Chức năng điều tiết kích thích luôn điều tiết sự ra nhập ngành hoặc rút lui ra khỏi ngành của một số doanh nghiệp. Nó kích thích các nhà kinh doanh phải điều chỉnh theo hướng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có lợi, các mặt hàng mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. 2.4. Chức năng thông tin. Thông tin thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ, nhu cầu về hàng hoá dịch vụ đó là những thông tin kinh tế quan trọng đối với mọi nhà sản xuất kinh doanh, người mua, người bán, người cung ứng, người tiêu dùng và cho cả người quản lý lẫn người nghiên cứu sáng tạo. Có thể nói đó là những thông tin được sự quan tâm của toàn xã hội. Thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng, không có thông tin thị trường không thể đưa ra quyết định đúng đắng trong sản xuất kinh doanh cũng như các quyết định của các cấp quản lý. Việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các thông tin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc ra quyết định tối ưu trong môi trường kinh doanh luôn luôn biến động. 3. Các quy luật của thị trường. Hoạt động trong nền kinh tế hàng hoá và chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp không thể không tuân thủ các quy luật vốn có của nó. Xét cả một quá trình và trên tổng thể, thị trường vận động không phải là hỗn loạn, ngẫu nhiên mà vận động có quy luật. Những quy luật chung của thị trường là: 3.1. Quy luật cung cầu. Cung, cầu hàng hoá, dịch vụ không tồn tại độc lập riêng rẽ mà thường xuyên tác động qua lại với nhau trên cùng một thời gian cụ thể. Trên thị trường quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất, thường xuyên lặp đi lặp lại tạo thành quy luật trên thị trường. Khi cung cầu gặp nhau, giá cả thị trường được xác lập (E0) đó là giá cả cân bằng, có nghĩa là ở đó cung cầu ăn khớp với nhau. Tuy nhiên mức giá E0 lại không đứng yên nó luôn luôn giao động trước sự tác động của lực cung, lực cầu trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu giá cân bằng hạ xuuống, ngược lại khi cầu vượt quá cung đẩy giá cân bằng lên cao. Việc giá ở mức E0 cân bằng chỉ là tạm thời. Còn mức giá thay đổi là thường xuyên. Sự thay đổi trên
- là do hàng loạt các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp tác động đến cung cầu như kỳ vọng của người sản xuất, người kinh doanh và cả của khách hàng. 3.2. Quy luật giá trị. Đây là quy luật kinh tế nói riêng có của một nền kinh tế hàng hoá, khi nào cần sản xuất và lưu thông hàng hoá thì quy luật giá trị còn phát huy tác dụng, quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị lao động xã hội cần thiết trung bình để sản xuất, lưu thông hàng hoá và trao đổi ngang giá. Việc tính toán chi phí sản xuất và lưu thông bằng giá trị là cần thiết bởi đòi hỏi của thị trường, của xã hội là với nguồn lực có hạn phải sản xuất được nhiều của cải vật chất cho xã hội nhất hay chi phí cho moọt đơn vị sản phẩm là ít nhất với điều kiện chất lượng sản phẩm cao. Người sản xuất hoặc kinh doanh nào có chi phí lao động xã hội cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn trung bình thì người đó có lợi, sản phẩm có sự cạnh tranh lớn, ngược lại người nào có chi phí cao hơn mức trung bình thì khi trao đổi sẽ không thu được giá trị đã bỏ ra, không có lợi nhuận và phải thu hẹp sản xuất. Đây là yêu cầu buộc người sản xuất, kinh doanh muốn tồn tại phát triển phải tiết kiệm chi phí, không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới kinh doanh dv để thoả mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 3.3. Quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, các thành phần đều bình đẳng trên thị trường có nhiều người mua, người bán với lợi ích kinh tế khác nhau thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Hàng giờ, hàng ngày có hàng trăm công ty bị phá sản và cũng có từng ấy công ty mới mọc lên. trong cuộc sinh tồn này đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết chấp nhận nó và tìm biện pháp cạnh tranh có hiệu quả nhất quy luật cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ tốt cho cả doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Quy luật cạnh tranh sẽ đào thải và chọn lọc được các doanh nghiệp nào thực sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu và do đó sẽ phục vụ tốt hơn cho khách hàng của nó. Trong cuộc cạnh tranh này, các công ty đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến đường với những biến báo và luật lệ luôn luôn thay đổi, không có kẻ chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy đúng phương hướng mà công chúng mong muốn.
- 4. Vai trò của thị trường hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. * Thị trường bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng và đảm bảo hàng hoá cho người tiêu dùng, phù hợp với thị hiếu và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời với dịch vụ thuận tiện. * Thị trường thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới, nó kích thích sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao và gợi mở nhu cầu hướng tới các hàng hoá chất lượng cao văn minh hiện đại. * Thị trường làm phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú và đa dạng. * Thị trường hàng hoá dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. 5. Thị trường mục tiêu. Đoạn thị trường mục tiêu là đoạn thị trường hấp dẫn hay là nhóm khách hàng hấp dẫn mà nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh và phục vụ đoạn thị trường đó sẽ đạt hiệu quả cao nhất (có lãi lớn nhất) có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đã định. Ngày nay không một công ty nào có thể hoạt động trên mọi thị trường và thoả mãn được nhu cầu. Vì vậy các công ty chỉ có thể đạt được kết quả tốt nhất khi họ xác định một cách thận trọng thị trường mục tiêu của mình rỗi chuẩn bị chương trình Marketing phù hợp. Marketing mục tiêu: Ngày nay các công ty ngày càng nhận thấy việc áp dụng Marketing đại trà hay Marketing sản phẩm đa dạng là không có lợi. Các thị trường đại trà đang trở thành "đặc biệt hoá", chúng bị phân ra thành hàng trăm vi thị trường với những người mua khác nhau theo đuổi những sản phẩm khác nhau trong những kênh phân phối khác nhau và quan tâm đến những kênh truyền thống khác nhau. Các công ty ngày càng chấp nhận Marketing mục tiêu hơn, Marketing mục tiêu giúp người bán phát hiện những cơ hội Marketing tốt hơn. Người bán có thể phát triển đúng loại sản phẩm cho từng thị trường mục tiêu. Họ có thể điều chỉnh giá, kênh phân phối, và quảng cáo của mình để vươn tới thị trường mục tiêu một cách hiệu quả. Thay vì
- trải qua nỗ lực Marketing của mình, họ có thể tập trung vào những người mua mà họ có khả năng thoả mãn khách hàng được nhiều nhất. III. Chiến lược mở rộng thị trường. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường. 1.1. Những ràng buộc với nhà sản xuất. Là nhà phân phối cho các hãng sản xuất lớn, các Công ty thương mại sẽ không tránh khỏi ít nhiều bị phụ tuộc vào nhà sản xuất thể hiện ở sự khống chế một só mặt hàng đối với nhà phân phối của nhà sản xuất, các khung giá bắt buộc đối với nhà phân phối. 1.2. Sự sẵn sàng của hàng hoá. Sự sẵn có của hàng hoá trong kho của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến việc giữ khách hàng và mở rộng thị trường. Không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có đủ mặt hàng ở tất cả các thời điểm bởi vì nóliên quan tới chi phí dự trữ và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự sẵn sàng của hàng hoá mỗi doanh nghiệp xây dựng cho mình một mô hình dự trữ tối ưu, nhưng đây là công việc khó khăn mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được để tìm ra một tỷ lệ dự trữ tối ưu. 1.3. Yếu tố tâm lý của người tiêu dùng. Không phải khách hàng nào cũng hiểu biết rõ về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, quyết định mua sản phẩm hàng hoá đôi khi chỉ do ý thích, động cơ hay sự nhận thức, kinh nghiệm, niềm tin và quan điểm. Đây là một yếu tố phức tạp rất khó nắm bắt và kiểm soát chúng. Nhưng nó thực sự là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đánh giá chúng qua đó biết được một cách khách quan người tiêu dùng biết gì, nghĩ thế nào về sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh, khả năng định vị và triển vọng phát triển cũng như đưa ra biện pháp điều chỉnh cho phù hợp giữa tâm lý chung của người tiêu dùng và mong muốn của doanh nghiệp. 1.4. Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường. Với một số doanh nghiệp, trong điều kiện kinh doanh bình thường có đặc điểm là doanh thu không đều qua các tháng, nguyên nhân là do tính chất mùa vụ của sản xuất hoặc nhu cầu thay đổi theo mùa. ở đây điển hình là ngành xây dựng và do đó kéo theo một số
- hàng hoá bổ sung cho xây dựng lắp đặt công trình cũng ảnh hưởng. Sự biến động qua doanh thu, số lượng tiêu thụ đôi khi rất rõ rệt. Đánh giá được chính xác yếu tố mùa vụ là việc cần thiết giúp cho doanh nghiệp có phản ứng kịp thời khai thác được tối đa vào các thời điểm “quá nóng” và giảm thiểu chi phí không cần thiết gây lãng phí ở thời điểm “nhàn rỗi”. 2. Các chiến lược mở rộng thị trường. 2.1. Nghiên cứu thị trường và phân tích môi trường kinh doanh. 2.1.1.Nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là một điều kiện kiên quyết đối với mọi công ty muốn đưa sản phẩm mới hoặc mở rộng thị trường của mình. những thông tin chính xác do nghiên cứu thị trường có được là rất cần thiết để xác định nhu cầu của thị trường và tư đó mới đưa ra và thực hiện được các chiến lược thị trường phù hợp của doanh nghiệp. Việc phân tích đánh giá thị trường hiện tại là thường xuyên và cần thiết. Nó xác định đúng nhu cầu tiềm năng của thị trường tương lai là tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc xây dựng dự án kinh doanh thực tế và vững chắc. thị trường luôn ở trạng thái biến động, chính vì vậy việc kinh doanh được trang bị những "Vũ khí" nhằm thích ứng với những biến động này một cách nhanh nhạy và có hiệu quả nhất là điều tối quan trọng. Việc phân tích thị trường cho ban tìm thấy những cơ hội kinh doanh, mặt khác nó có thể giúp cho doanh nghiệp thành công trong việc né tránh những rủi ro xẩy ra. Nghiên cứu, phân tích thị trường cúng như lập kế hoạch chiến lược thị trường đều cần phải thu thập thông tin. Trong cơ chế thị trường, thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho chiến lược thị trường của doanh nghiệp có hiệu quả. Thông tin về thị trường có thể được thu thập từ hai loại dữ liệu là: dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn trong tài liệu nào đó, đã được thu thập cho một mục đích khác. Nguồn dự liệu thứ cấp phục vụ cho giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu. Nó cho doanh nghiệp biết tình hình thị trường, xu hướng phát triển của thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường. Dữ liệu sơ cấp là những thông tin gốc được thu thập để phục vụ cho một mục đích nhất định. Để thu thập thông tin sơ cấp, doanh nghiệp thường phait bỏ
- ra một khoản chi phí lớn. Dữ liệu sơ cấp thường chính sác hơn dữ liệu thứ cấp do nó dựa vào sự cần thiết nội tại từ bản thaan doanh nghiệp về một loại thông tin nào đó. Tóm lại, dựa vào việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể đề ra chiến lược thị trường một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc nghiên cứu thị trường cần phải tiến hành một cách khoa học. 2.1.2. Phân tích môi trường kinh doanh. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đề xác định được các cơ hội cần nắm bắt và các thách thức cần phải né tránh, cũng như tìm ra các điểm mạnh để sử dụng năng lực của mình đồng thời các điểm yếu để có các biện pháp đương đầu một cách có hiệu quả trong quá trình vận động phát triển. a) Khái niệm môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một hệ thống bao gồm nhiều khâu và quá trình nội tại có quan hệ chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau có sự tương tác với môi trường bên ngoài. Doanh nghiệp phải thích ứng với môi trường để có thể duy trì và phát triển hiệu quả, đồng thời phải có những điều chỉnh cho phù hợp với môi trường khi cần thiết. Quy mô của doanh nghiệp càng lớn, hoạt động càng đa dạng hoá thì ảnh hưởng của môi trường đến doanh nghiệp càng mạnh mẽ và phưc tạp. Nghiên cứu môi trường sẽ tập chung vào 4 cấp độ: Môi trường chung, môi trường tác nhân, môi trường ngành trên phạm vi quốc tế và môi trường bên trong. b) Môi trường chung: Bao chùm lên hoạt động của tất cả các doanh nghiệp và có hoạt động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ và tính chất tác động của môi trường chung khác nhau theo từng ngành. môi trường chung bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tự nhiên... - Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Xu hướng GNP, GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, xu hương tăng giảm thu nhập, lạm phát, thuế v.v...
- - Các yếu tố chính trị và luật pháp: Hành lang pháp lý, xu hướng chính trị đối ngoại, chính sách của chính phủ v.v... - Các yếu tố văn hoá xã hội: Phong cách sông, quan điểm tiêu dùng, dân số... - Các yếu tố tự nhiên: Môi trường tự nhiên, tài nguyên... c) Môi trường tác nhân: Tức là phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường giúp doanh nghiệp tìm ra được lợi thế của mình so với đối thủ canh tranh. Thông thường khi nói đến tình hình cạnh tranh, có 5 lực lượng chính ảnh hưởng đến doanh nghiệp là: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung ứng và các đối thủ thay thế. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, 4 câu hỏi sau phải được trả lời: Mục tiêu của đối thủ là gì, chiến lược hiện tại của đối thủ là gì, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì, phản ứng của đối thủ như thế nào? Đối thủ tiềm ẩn: Các điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh mới là khai thác các năng lực sản xuất mới và mong muốn giành được những thị phần và nguồn lực cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh chống độc quyền, đôi khi đối tượng này được hưởng những chính sách ưu đãi của chính phủ. Các điểm yếu là dó mới ra đời nên còn non yếu, khó đương đầu với sự chống trả quyết liệt của các doanh nghiệp chủ đạo đã tồn tại từ lâu. Vì vậy để đối mặt với các đối tượng này cần có các biện pháp để ngăn cản sự xâm nhập như tạo ra rào cản bằng các lợi thế do sản xuất lớn, đa dạng hoá sản phẩm, quy mô tài chính, tạo ưu thế về giá mà đối thủ không thể có được. Sản phẩm thay thế và sản phẩm bổ sung: Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển của khoa học công nghệ. Vì vậy để tránh tụt hậu và để thành công, doanh nghiệp cần chú ý dành nguồn lực để phát triển hoặc vận dụng công nghệ mới và chiến lược của minhg. Khách hàng: Là nhân tó có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến chiến lược có thể phân loại nhóm khách hàng như sau: Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. KHi nghiên cứu về khách hàng câng chú ý các vấn đề sau:
- - Mức độ tập trung của khách hàng: ở đâu tập chung nhiều khách hàng thì ở đó mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Tỉ trọng mua sắm của khách hàng: Là tỉ lệ giữa số tiền mua sắm và tổng chi phí của khách hàng. Khi giá trị mua hàng càng lớn thì khách hàng có su hướng đòi hỏi giá thấp và như vậy càng làm cho các công ty phải cạnh tranh nhiều hơn. - Sự khác biệt của các sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh và khả năng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Nhà cung ứng: Các doanh nghiệp kinh doanh bao giờ cũng có quan hệ với các nhà cung ứng các nguồn lực vật tư, thiết bị, lao động và tài chính. d) Môi trường ngành: Cần chú ý đến các vấn đề sau: Xu hướng phát triển của ngành: Những áp lực và đe doạ từ yếu tố công nghệ là: Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống, làm cho các công nghệ hiện tại bị lỗi thời, buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho những người tham gia mới làm tăng đối thủ cạnh tranh và làm cho vòng đời công nghệ rút ngán, phải rút ngắn thời gian khấu hao. Đồng thời các cơ hội có thể xuất hiện nhờ đổi mới công nghệ là: sản xuất rẻ hơn chất lượng cao hơn, sản phẩm có nhiều tính năng hơn và có khả năng cạnh tranh hơn, có khả năng chuyển giao công nghệ vào các ngành khác, tạo cơ hội quan trọng để phát triển. Xu hướng quốc tế hoá và hội nhập: tính phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia ngày càng rõ dệt. Vì vậy xu hướng quốc tế hoá của ngành chắc chắn có những tác động làm thay đổi điều kiện trong nước. áp lực từ các tổ chức, hiệp hội thương mại và các chuyên ngành quốc tế: Khi doanh nghiệp có tham gia vào các tổ chức chuyên ngành phải tuân theo điều lệ, quy định vào xu hướng của tổ chức đó. e) Hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố: Yếu tố sản xuất: sản xuất là lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Các yếu tố sản xuất chủ yếu là khả năng sản xuất, chất
- lượng sản phẩm, lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, chi phí sản xuất, khả năng công nghệ so với toàn ngành và đối thủ cạnh tranh. Yếu tố Marketing: Bộ phận Marketing tiến hành phân tích các nhu cầu của thị trường vào hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, định giá và phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới. Các yếu tố Marketing là chủng loại sản phẩm, dịch vụ, thị phần, kênh phân phối, mức độ am hiểu về nhu cầu khách hàng, tính linh hoạt trong việc định giá. Yếu tố tài chính: Bộ phận tài chính thực hiện chức năng phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra và thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các yếu tố tài chính như khả năng huy động vốn, nguồn vốn, tỷ lệ giữa vốn vay với vốn sở hữu, người đầu tư và cổ đông, quy mô tài chính. Yếu tố nhân sự: bao gồm bộ máy lãnh đạo, các chính sách cán bộ, vấn đề tiền lương, mức độ thuyên chuyển cán bộ và bỏ việc, cách thức tuyển dụng, trình độ chuyển môn và kinh nghiệm. Yếu tố nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu sản phẩm mới, sản xuất ter nghiệm, tiềm năng nghiên cứu, thăm dò thị trường và các bằng sáng chế. 2.2. Chiến lược mở rộng thị trường. Muốn tồn tại và phát triển trong tương lai các doanh nghiệp không thể bằng lòng với vị trí hiện tại của mình, cho dù hiện tại nó đang có một chỗ đứng khá tốt trên thị trường. Trong thời đại ngày nay, mỗi thứ đều có thể thay đổi rát nhanh chóng, không nắm được điều đó doanh nghiệp có thể rơi vào hòn cảnh phá sản nhanh chóng. Thường xuyên đánh giá đúng khả năng của mình để có những phản ứng phù hợp kịp thời đặc biệt là việc nắm bắt từng cơ hội để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường luôn là một yêu cầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Các mục tiêu của tổ chức có thể đạt được theo hai cách đó là quản lý tốt nhất các công việc hiện tại của tổ chức hoặc tìm ra các công việc mới phải làm. Để chọn cách nào hoặc cả hai cách trên doanh nghiệp phải quyết định tập trung vào các khách hàng hiện tại hoặc phải tìm các khách hàng mới hoặc cả hai. Sản phẩm Sản phẩm hiện có Sản phẩm mới
- Thị trường Chiến lược xâm nhập thị Chiến lược phát triển Thị trường hiện tại trường sản phẩm Chiến lược phát triển thị Thị trường mới Chiến lược đa dạng hoá trường 2.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường. Thâm nhập thị trường là việc doanh nghiệp nỗ lực làm tăng khả năng bán các sản phẩm hiện tại trong thị trường hiện tại của doanh nghiệp. Với nội dung doanh nghiệp phải tiến hành khai thác thị trường nhằm tăng mức và tần số mua của khách hàng hiện tại, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường hiện tại của sản phẩm hay dịch vụ. Hay nói cách khác là doanh nghiệp cần khai thác triệt để nhóm khách hàng độc quyền mở rộng hơn nữa nhóm khách hàng hỗn hợp và tấn công vào khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Điều kiện áp dụng: chiến lược này áp dụng phổ biến và có hiệu quả ở các doanh nghiệp có thị trường hiện tại tương đối ổn định, sản phẩm đang ở những pha đầu của chu kỳ sống khả năng tiêu thụ cao. Nếu sản phẩm ở giai đoạ bão hoà hay suy thoái thì không nên áp dụng chiến lược này vì lúc đó nhu cầu thị trường không tăng mà có xu hướng giảm. Các giải pháp marketing cho chiến lược này. Tăng sức mua sản phẩm của khách hàng. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra các dịch vụ đi kèm nhằm tăng sức mua hàng, tăng tần suất khối lượng mua của khách hàng hiện tại. - Sử dụng chiến lược giá phù hợp như giảm giá, chiết khấu, để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm thường xuyên hơn. Khai thác thị trường tiềm năng. - Chính sách giá phù hợp như giảm giá, chiết khấu. Tuy nhiên, việc giảm giá có thể dẫn tới một cuộc cạnh tranh giá hoặc gây tâm lý nghi ngờ chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 767 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 691 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 401 | 185
-
Luận văn:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
98 p | 466 | 162
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 410 | 159
-
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
94 p | 418 | 153
-
Luận văn: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
61 p | 328 | 147
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 304 | 111
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
29 p | 268 | 102
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 240 | 79
-
Luận văn: "Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giai đoạn 2001 - 2005"
47 p | 213 | 61
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 248 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
66 p | 223 | 54
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 198 | 48
-
Luận văn "Một số giải pháp nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua biên giới tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - Du lịch Điện Biên"
61 p | 123 | 29
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 170 | 22
-
Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI TỈNH ĐIỆN BIÊN CỦA SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐIỆN BIÊN "
52 p | 152 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 156 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn