intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

148
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã có một bề dày lịch sử rất vẻ vang. Đảng đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào đánh thắng thực dân, phong kiến và đi lên con đường xã hội chủ nghĩa; thực hiện đường lối đổi mới, phấn đấu xây dựng nước Lào thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để đưa đất nước phát triển, không có con đường nào khác là Đảng NDCM Lào phải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Mở đầu
  2. 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã có một bề dày lịch sử rất vẻ vang. Đảng đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào đánh thắng thực dân, phong kiến và đi lên con đường xã hội chủ nghĩa; thực hiện đường lối đổi mới, phấn đấu xây dựng nước Lào thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để đưa đất nước phát triển, không có con đường nào khác là Đảng NDCM Lào phải có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn và có hiệu quả. Chính vì vậy, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của nước mình, nhằm thúc đẩy nền kinh tế Lào phát triển. Nhưng, cho đến hôm nay, nền kinh tế của Lào vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng của một nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu. Đời sống nhân dân còn thấp và còn nhiều hộ đói nghèo. Nếu Đảng và Nhà nước không tìm ra phương pháp hữu hiệu thúc đẩy nền kinh tế Lào phát triển thì sẽ làm cho nước Lào tụt hậu nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới (tụt hậu về kinh tế sẽ dẫn đến tụt hậu về chính trị, khủng hoảng chính trị và không đảm bảo an ninh chính trị...). Mặt khác, trong tiến trình phát triển của lịch sử, ngày nay khoa học - công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão; xu thế hội nhập giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng phát triển. Vấn đề toàn cầu hóa đang là vấn đề được thế giới rất quan tâm. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cũng nằm trong quỹ đạo đó. Vì vậy, để có thể hội nhập với thế giới, đòi hỏi nước Lào phải xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh. Thực hiện được mục đích đó, Đảng và Nhà nước Lào đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó, xác định đổi mới kinh tế là Trung tâm. Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với việc phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Điều đó đã đưa nền kinh tế quốc dân phát triển lên một bước; đồng thời, nâng cao đời sống nhân dân và tạo tiền đề của chủ nghĩa xã hội. Trong văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào năm 2001 đã khẳng định: "Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều cần thiết, khách quan. Nhà nước phải có giải pháp đúng đắn, thực hiện có hiệu quả để quản lý kinh tế phát triển toàn diện, quản lý và phát triển tất cả các thành phần kinh tế - xã hội" [36, tr.13-14].
  3. Đây là nội dung đường lối phát triển kinh tế mà Đảng NDCM Lào đã xác định và coi trọng để tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào từ nay đến năm 2020. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và xuất phát từ tình hình thực tiễn trong nước trong những năm qua và hiện nay, tôi thấy rất cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này. Đó là lý do tôi chọn vấn đề: "Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu. - Bên cạnh lý luận của kinh tế học tư sản, có một dòng lý luận khác, lý luận Mác xít. Các Mác rất coi trọng giải pháp, vai trò hiệu lực của nhà nước trong điều tiết kinh tế. Sau Mác, Người kế thừa và phát triển học thuyết Mác là V.I.Lênin, không chỉ bổ sung về mặt lý luận mà còn áp dụng nó vào thực tiễn, phát triển kinh tế - xã hội ở Liên Xô trong giai đoạn đầu của cách mạng Nga. Với chính sách NEP của mình, ông đã kết hợp một hệ thống các giải pháp có hiệu lực phát huy vai trò của nhà nước với nền kinh tế thị trường và đề cao tự do trao đổi hàng hóa trên cơ sở có sự quản lý của nhà nước. ở Lào đã có một số luận văn đề cập đến vấn đề kinh tế của Lào như: Pheng Ta Vi La Vông, Phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ, 1991; Khăm Phăn Phun Bo Lin, Một số đặc điểm mới cơ chế quản lý kinh tế ở CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1991; Bun Thi Khưa Mi Xay, Phát triển thị trường nông thôn ở CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ, năm 1999. ở Việt Nam có nhiều nhà kinh tế đã rất quan tâm nghiên cứu về vấn đề kinh tế thị trường. Luận án tiến sĩ kinh tế của Đặng Ngọc Lợi (1995), Phạm Khánh Phương, Tìm hiểu vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường, Nxb Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, 1995. Tiểu luận tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp của Đoàn Thị Ngọc Thanh, 2000... Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm đến việc phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, trong đó có đề cập đến việc nghiên cứu về giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào từ nay đến năm 2020.
  4. (Đại hội của Đảng NDCM Lào lần thứ năm 2001). 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Mục đích: Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân nền kinh tế, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào. b. Nhiệm vụ - Phân tích, khái quát tình hình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào đối với sự phát triển kinh tế trong những năm qua và khẳng định những thành tựu, hạn chế; những vấn đề đặt ra cần có giải pháp và hiệu lực của nhà nước để quản lý và phát triển kinh tế trong thời đại mới. - Đề xuất phương hướng giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào trong giai đoạn hiện nay đến 2020. c. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu đề cập đến nội dung, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu lực của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào dưới góc độ chính trị học. - Thời gian khảo sát thực tế từ năm 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đề tài - Cơ sở lý luận của đề tài là các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước của Lào đối với sự phát triển kinh tế ở Lào trong giai đoạn mới. - Kết hợp khảo sát thực tiễn, phân tích, khái quát, tổng hợp. 5. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Đề tài đánh giá những mặt thành công và chỉ ra những hạn chế trong sự phát triển kinh tế ở Lào trong những năm qua đến nay. - Góp phần chỉ ra một cách tương đối cụ thể nội dung phương hướng, một số giải pháp chủ yếu và có tính khả thi để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế từ nay đến 2020. - Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý, trường chính trị cán bộ, học viên để nghiên cứu. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
  5. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy ở hệ thống trường chính trị, hành chính và làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy trong quá trình lãnh đạo, phát triển kinh tế trong thời đại mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
  6. Chương 1 Một số lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế và tính tất yếu phải tăng cường vai trò của nhà nước Lào đối với kinh tế 1.1. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế 1.1.1. Một số tư tưởng trước Mác về vai trò của Nhà nước đối với việc phát triển nền kinh tế - xã hội Từ cuối thế kỷ XV, chủ nghĩa xã hội không t ưởng đã xuất hiện. Đó là một trào lưu lý luận đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người phê phán chủ nghĩa t ư bản một cách có hệ thống và có cơ sở thực tiễn ngay từ khi chủ nghĩa t ư bản mới đang trong quá trình hình thành và ph át triển. Chủ nghĩa xã hội không tưởng có cống hiến lớn nhất cho loài người là đã chỉ ra một cách đúng đắn những khuyết tật của chủ nghĩa t ư bản. Đó là bản chất bóc lột, tính tự phát vô Chính phủ của nền sản xuất, sự phân hóa về mặt xã hội và khẳng định khuyết tật của chế độ tư hữu là nguyên nhân gây nên mọi bất công trong xã hội t ư bản. Nhưng hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng ở thế kỷ thứ XVIII là không chỉ ra được lực lượng giai cấp vô sản đủ sức để thực hiện được sứ mệnh lịch sử là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chế độ xã hội XHCN. Trong đó, nổi lên tư tưởng kinh tế và vai trò của nhà nước đối với việc phát triển kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng trong hai giai đoạn: 1) Chủ nghĩa xã hội không tưởng Tây Âu (từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX. 2) Chủ nghĩa xã hội không tưởng Nga cuối thế kỷ XIX. 1.1.1.1. Tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng từ cuối thế kỷ X V đến cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu: a) Thomas More (1478-1535) Với tác phẩm "Đảo ước mơ" 1516 xuất bản tại Bỉ, Thomas More đã phản ánh được thực trạng khốn khổ của đại đa số nông dân Anh trong giai đoạn tích luỹ nguyên thủy của CNTB. Ông khẳng định chế độ tư hữu của CNTB là nguyên nhân gây nên sự khốn khổ của nông dân Anh. Đồng thời, ông cũng nêu lên một xã hội tốt đẹp không có chế độ tư hữu tư nhân. Nhưng, tư tưởng kinh tế của Thomas More bị hạn chế bởi chủ nghĩa nhân đạo. Ông không chỉ ra được những cách thức, con đường cho nhân loại
  7. xây dựng xã hội tốt đẹp đó bằng con đường phát triển kinh tế và vai trò của Nhà n ước trong việc phát triển xã hội. b) Thomas Campanenla (1568 -1639) - Tác phẩm "Thành phố mặt trời" viết 1601, xuất bản lần đầu năm 1623 ở Đức. Campanenla cũng viết về một xã hội tốt đẹp không có người bóc lột người, chỉ có một chế độ sở hữu xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm lao động và đều được đánh giá như nhau; quan hệ phân phối theo nguyên tắc bình quân và không dùng tiền tệ để trao đổi. Đồng tiền chỉ dành cấp cho các đại sứ và những nhân viên tình báo hoạt động ở nước ngoài. Ăngghen sau này đã phê phán, cho tư tưởng này là sai lầm. Nhưng cả Thomas More và Campanenla đã có ảnh hưởng nhất định tới CNXH không tưởng ở Tây Âu, và các ông xứng đáng là những người đi tiên phong trong trào lưu phê phán CNTB và đi đầu trong học thuyết kinh tế thời bấy giờ. c) Saint Simon (1761-1825) - Điểm tiến bộ của Simon so với các nhà không t ưởng khác là ông dự kiến xã hội tương lai là một "hệ thống công nghiệp khoa học" nh ư một tất yếu lịch sử mà nhân loại phải đi đến. Trong xã hội đó, lao động đã trở thành sự tự giác của mọi người. - Khi nói về vai trò của Nhà nước, Sain Simon cho rằng: Nhà n ước với tư cách là người đứng ra tổ chức xã hội phải do một Hội đồng các nhà bác học, nghệ sĩ và các nhà công thương giỏi điều hành. Nhà nước cần phải tịch thu hết tài sản, t ư liệu sản xuất... để trao cho những người có khả năng nhất trong việc tạo ra của cải vật chất để đáp ứng tối đa cho lợi ích xã hội. Tư tưởng của Simon về vai trò nhà nước đã là lý luận có ý nghĩa nhất định đối với Mác và Ăngghen trong quá trình xây dựng học thuyết về CNXH khoa học sau này. d) R.Owen có nhiều quan điểm tiến bộ mà sau này Mác đã tiếp thu, kế thừa và phát triển. Đó là - sự phê phán nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, với chế độ tư hữu dẫn đến sự hỗn loạn, đầy mâu thuẫn chiến tranh và sự đói nghèo của đa số những người lao động trong xã hội. *Tư tưởng kinh tế của R.Owen có xu h ướng thực tiễn rõ rệt. Ông không những đả kích mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản bóc lột mà còn xây dựng các dự án cải cách xã hội. Trong những năm 1815-1817, ông đã nhiều lần đề nghị Chính phủ Anh thực hiện các dự án: hạn chế ngày lao động, tổ chức các công xã lao động nhưng đều bị bác bỏ. Năm 1924, ông sang Mỹ thành lập công xã lao động - sự hòa hợp mới. Nhưng chỉ
  8. duy trì được năm 1929, sau đó bị phá sản và ông phải trở về Anh tham gia phong trà o hợp tác xã và xuất bản tạp chí "Khủng hoảng". Các tác phẩm chính của ông gồm: Báo cáo về giảm nhẹ tình cảnh của công nhân công nghiệp và nông nghiệp (1820); những nhận xét về ảnh h ưởng của hệ thống công nghiệp. Báo cáo về kế hoạch giảm nhẹ bớt tai họa xã hội (1818); về sự hình thành đặc tính con người (năm 1814); về thế giới đạo đức mới (1844). Theo ông, xã hội tương lai gồm 6 phần: nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, khoa học và giáo dục; kinh tế gia đình; kinh tế công nông và thương nghiệp. Ông dự đoán: lao động là nghĩa vụ của mọi người. Đặc biệt, phân phối sản phẩm sẽ theo nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo lao động". Ông có tư tưởng tiến bộ: là người đầu tiên nêu lên tư tưởng về hợp tác hóa trong sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, thực hiện chế độ "tiền công" và "trao đổi công bằng" sẽ là biện pháp để chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Tiền lao động sẽ là thước đo giá trị sức lao động của con người. Bên cạnh đó, ông còn đề ra tư tưởng, cho rằng: lập các hợp tác xã cộng đồng để cải tạo nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mỗi hợp tác xã là một đơn vị kinh tế, có vai trò như tế bào của một xã hội tương lai. Chế độ sở hữu công cộng sẽ là nền tảng của hợp tác xã và lao động theo chế độ tập thể vì lợi ích chung. Ông còn cho rằng, tổ chức lao động đúng, áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ tạo năng suất sản phẩm gấp 10 lần. CNXH của Ooen có xu h ướng tiến bộ đến rất gần với xã hội cộng sản hôm nay. 1.1.1.2. Tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa xã hội không t ưởng Nga cuối thế kỷ XIX a) Tiêu biểu là Gerson (1812-1870), ông là người "trải qua chủ nghĩa duy vật biện chứng nhưng dừng lại trước chủ nghĩa duy vật lịch sử - Lênin". - Các tác phẩm chính của ông về kinh tế: chế độ sở hữu được rửa tội (1889); gửi người bạn cũ (1869). Ông phê phán mạnh mẽ CNTB và phân biệt chế độ tư sản khác chế độ phong kiến ở hình thức và ph ương pháp bóc lột; phương thức kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động đương thời... Học thuyết về chủ nghĩa xã hội của A.Gersen là chủ nghĩa xã hội nông dân. Đó là thứ chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở phê phán chủ nghĩa không tưởng Tây Âu và chủ nghĩa t ư bản hiện thời. Ông đã cho
  9. rằng: giai cấp vô sản Tây Âu và giai cấp nông dân Nga là những giai tầng bị áp bức cực khổ nhất, họ sẽ vùng dậy đấu tranh và chủ nghĩa xã hội sẽ ra đời. Nhìn chung, tư tưởng của A.Gersen đã tiếp cận gần được với chủ nghĩa xã hội khoa học, nhưng hạn chế của Gersen ở chỗ ông ch ưa thấy hết được vai trò của giai cấp công nhân mà mới chỉ thấy được vai trò của giai cấp nông dân. Song tư tưởng của ông đã có một vai trò quan trọng nhất định đối với nước Nga đang tìm cách lật đổ chế độ Sa hoàng. b. N.Tshecnuisepski (1828-1889) N.Tshecnuisepski là một nhà cách mạng dân chủ nổi tiêng sở Nga trong thế kỷ XIX, với những tác phẩm: "Về ruộng đất như một phần của cải (1854); về những điều kiện tiêu dùng của nông thôn (1857); về chế độ sở hữu ruộng đất (1857); tư bản và lao động (1869); nhận xét cuốn sách, những c ơ sở của kinh tế chính trị, của Min (1861)... Tư tưởng kinh tế của ông là đỉnh cao của lý luận kinh tế tr ước Mác. Ông cho rằng, phải thủ tiêu chế độ nông nô, không cho phát triển chủ nghĩa t ư bản ở Nga và sử dụng những di sản của nền nông nghiệp công xã để xây dựng những hiệp hội. Nhà nước sở hữu tất cả ruộng đất, nhưng giao quyền quản lý cho công xã. Điều quan trọng và được coi là tiến bộ trong họ c thuyết của ông ở chỗ: ông dự đoán được Nga có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nếu biết sử dụng công xã và thực hiện chế độ sở hữu tập thể. Nhưng lý luận của N.TShecnuisepski đã thể hiện tính chất không tưởng ở chỗ quá đề cao vai trò của công xã Nga trong khi tư bản chủ nghĩa đã để các công xã nằm ngoài các quan hệ kinh tế của nó. Nhưng dù sao thì học thuyết của ông cũng đã được Lênin đánh giá rất cao về lý luận kinh tế, và nó là cơ sở để các ông nghiên cứu hoàn chỉnh về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Nhìn chung, chủ nghĩa xã hội không tưởng cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng về tư duy và nhận thức của con người, về sự phát triển của kinh tế - xã hội và vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế. Đồng thời, nó là cơ sở quan trọng để sau này Mác - Lênin kế thừa, phát triển thành học thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Trong xã hội muốn phát triển, thông qua các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo và sự quản lý, tổ chức thực hiện của nhà n ước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tập trung lãnh đạo và quản lý phát triển nền kinh tế đất nước. Thực tiễn đã chứng minh: chỉ đến khi Mác - Ăngghen và Lênin, với bộ óc thiên tài, các ông
  10. đã đưa lý luận chủ nghĩa xã hội không t ưởng trở thành hiện thực. Nhà n ước pháp quyền của nhân dân lao động là nhà nước với vai trò quản lý kinh tế - xã hội, điều hành thực hiện xây dựng một nền kinh tế XHCN và cộng sản chủ nghĩa. 1.1.2. Quan điểm của Mác - Lênin về vai trò của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế và lý thuyết của Keynes Sa muel Son về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế a. Quan điểm của Mác - Lênin Lịch sử loài người những năm 40 của thế kỷ XIX cũng là lúc hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã chiếm địa vị thống trị ở nhiều n ước Tây Âu và nước Mỹ. Đó là thời điểm lịch sử ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin - người thầy của cách mạng vô sản Nga và thế giới đã có đánh giá: "học thuyết Mác:... ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội" [13, tr.49 -50]. Lênin cho rằng: Học thuyết của Mác (trong đó có phần quan trọng là kinh tế chính trị học. Đó là sự kế thừa tất cả những gì tinh hoa nhất mà t ư tưởng loài người sáng tạo ra thuộc địa phận của xã hội loài người. Đồng thời, chủ nghĩa Mác ra đời là một bước ngoặt căn bản trong triết học, kinh tế - chính trị và trong các khoa học xã hội khác. Đó chính là thành tựu của xã hội loài người về sự phát triển kinh tế. Giá trị của chủ nghĩa Mác đã đem lại cho loài người những vũ khí vĩ đại để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử - một trong những phát minh vĩ đại nhất của Mác, một lý luận khoa học hoàn chỉnh và chặt chẽ. Mác phát hiện ra tính quy luật của sự phát triển xã hội; sự bóc lột giá trị thặng d ư của chủ nghĩa tư bản và tính tất yếu của sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. Có thể nói ngắn gọn rằng: học thuyết kinh tế của Mác và vai trò của Nhà nước đối với kinh tế được chia làm ba giai đoạn. Đó là: 1) Giai đoạn hình thành cơ sở và phương pháp luận của học thuyết kinh tế của Mác (từ 1843 đến 1848); 2) Giai đoạn Mác nghiên cứu, xây dựng hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế (1848 - 1867); 3) Giai đoạn hoàn thiện học thuyết kinh tế (1867 -1895). Trong học thuyết của Mác, học thuyết kinh tế chiếm vị trí quan trọng, hàng đầu. Nó là cơ sở để nhà nước thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý việc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Mác đã trình bày khoa học có sức thuyết phục về nguyên lý kinh tế mác xít, về thị trường của chủ nghĩa tư bản hình thành ngay trong quá trình phát triển của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.
  11. Học thuyết kinh tế của Mác được tập trung ở "Bộ tư bản" mà Mác đã nghiên cứu và viết trong một thời gian dài từ 1843 đến 1895. Từ bản thảo "Đấu tranh giai cấp ở Pháp, cách mạng và phản cách mạng ở Đức". Nhất là "Bản thảo kinh tế", "tiền tệ hay lưu thông giản đơn", đến "phê phán kinh tế chính trị" (1863)... Mác đều thông qua vấn đề kinh tế để phân tích bản chất của Nhà nước, của giai cấp tư sản (chủ nghĩa tư bản). Đồng thời với những quy luật của kinh tế và sự quản lý của Nhà n ước, quá trình vận động và phát triển hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Trên cơ sở tổng kết về bản chất giai cấp vô sản và tư sản; Nhà nước của giai cấp tư sản khác hẳn Nhà nước của giai cấp vô sản (tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa) ngay trong quá trình thực hiện vai trò quản lý nền kinh tế - xã hội. Mác cũng chỉ rõ: Nhà nước trong chủ nghĩa tư bản với bản chất bóc lột bằng giá trị thặng d ư (giai cấp vô sản) làm cách mạng vô sản sẽ là cơ sở để nổ ra cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mác đã khẳng định đối tượng của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất, tức là các mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Từ đó ông nêu rõ quy luật vận động phát triển của quan hệ sản xuất tức là các quy luật kinh tế. Dựa trên quan điểm lịch sử Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị lao động, giá trị thặng dư. Với lý luận về giá trị thặng dư, Mác đã vạch trần gốc rễ của bản chất của quan hệ sản xuất t ư bản chủ nghĩa và sự đối lập, giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong chế độ nhà nước tư bản. Mác cũng đã phân tích những điều kiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng: sự tự do cạnh tranh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó là những mâu thuẫn tất yếu dẫn đến khủng hoảng thừa, khủng kinh tế của chủ nghĩa t ư bản. Từ cơ sở lý luận "chế độ tư hữu và nhà nước", về kinh tế tư bản chủ nghĩa của Mác cũng như toàn bộ lý luận, vấn đề kinh tế và nhà nước trong xã hội tư bản. Lênin đã kế thừa và phát triển, nâng cao tầm lý luận và cụ thể về vấn đề kinh tế và sự quản lý của nhà nước đối với kinh tế. Lênin đã viết nhiều tác phẩm như: "Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường" (1893); "những người bạn dân là gì và họ đấu tranh chống những người xã hội dân chủ như thế nào" (1894). Lênin đã đánh bại chủ nghĩa dân tuý về tư tưởng trong tác phẩm "Sự phát triển của c hủ nghĩa tư bản ở Nga". Thành công giá trị của Lênin trong việc phát triển lý luận mác xít về vấn đề ruộng đất ở Nga. Lênin đã khẳng định chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển kế tục các
  12. thuộc tính cơ bản "chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp và bảo vệ, phát tr iển lý luận mác xít" [1, tr.150]. Lênin đã vạch rõ địa vị lịch sử của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, ăn bám và thối nát. Lênin cũng đã tìm ra quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa và ông đã rút ra kết luận quan trọng: chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi tr ước tiên ở mốt ố nước (có khi ở trong một nước riêng lẻ). Theo Lênin, sự khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa t ư bản, giai đoạn lịch sử trong đó chế độ tư bản chủ nghĩa sụp đổ và chế độ mới cao hơn - chế độ xã hội chủ nghĩa nhất định sẽ ra đời và chiến thắng. Lênin còn khẳng định: chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước và bộ máy nhà nước tư sản phục vụ cho tổ chức lũng đoạn. Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước, một mặt, nó là hình thức cao nhất của xã hội hóa t ư bản chủ nghĩa nền sản xuất, là sự chuẩn bị cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, nó tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Lý luận kinh tế - chính trị và vai trò của Nhà nước đối với kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng nhà n ước Xô viết, cũng như nó tiếp tục được phát triển trong các văn kiện của các Đảng Cộng sản ở Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa. Về lý luận, Lênin đã trình bày rõ quan điểm vai trò của Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế với kế hoạch hóa tập trung, thống nhất. "Nhà n ước và cách mạng" là tác phẩm của Lênin nghiên cứu và xây dựng một số vấn đề cơ bản về vai trò của Nhà nước trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó khác về chất với nền kinh tế của chủ nghĩa t ư bản. Đó là dưới CNXH là chế độ sở hữu tư liệu sản xuất bằng hai hình thức toàn dân và tập thể, làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Giai đoạn phát triển cao hơn nhà nước chỉ với một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất của toàn dân và thực hiện chế độ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, là việc thực hiện tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, thị trường tiêu thụ, phân phối sản phẩm theo kế hoạch hóa tập trung, thống nhất có sự quản lý điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật. Với bộ óc thiên tài, Lênin đã phát triển học thuyết của Mác về Đảng cách mạng, về triết học, kinh tế chính trị và Người đã vận dụng, phát triển thành công chủ nghĩa Mác vào cách mạng tháng Mười Nga (1917). Trong đó, vấn đề kinh tế và vai trò của Nhà nước đối với việc quản lý nền kinh tế chiếm một phần rất quan trọng của Nhà nước Xô viết.
  13. b. Một số lý thuyết về kinh tế và vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế * Lý thuyết kinh tế của Keynes: Vào những năm 30 của thế kỷ XX, lực lượng sản xuất đã phát triển, chế độ tư bản độc quyền ra đời và bành trướng thế lực thì cũng là lúc lý luận kinh tế cổ điển và tân cổ điển của Smith và D.Ricacdo, Leon Walras với tư tưởng cơ bản về sự điều tiết của cơ chế thị trường đã bị cuộc khủng hoảng 1929-1933 của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phá sản. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế và lý thuyết Keynes đã ra đời (1884-1946) (người Anh) với tác phẩm nổi tiếng của ông "Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản 1936. Trong đó, Keynes đã phê phán các quanđiểm của trường phái cổ điển, tân cổ điển về một số vấn đề lý luận, chủ yếu là quan điểm kinh tế "tự điều chỉnh". Ông đã trình bày một số quan điểm cơ bản về kinh tế, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế và vấn đề khủng hoảng, thất nghiệp và vai trò điều tiết của Nhà nước đối với kinh tế. Ông khẳng định một vấn đề quan trọng là cần có nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường. Vai trò đó thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu (tổng cầu về tiêu dùng và đầu tư). Chỉ có như vậy nền kinh tế mới có thể thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp. Với lý thuyết kinh tế của Keynes chúng ta có thể đánh giá như sau: ông đã thấy được những mâu thuẫn và khó khăn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mặc dù nhận thức đó còn có mặt hạn chế song nó đã góp phần bác bỏ sự ca ngợi của một số kẻ cho rằng: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tốt đẹp. Keynes cũng đã tìm ra được nguyên nhân của nạn khủng hoảng và thất nghiệp một số biện pháp có tính kinh tế - kỹ thuật để giải quyết. Đặc biệt ông đã khẳng định được vai trò của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường là một yếu tố đúng trong lý thuyết kinh tế của Keynes. Khi lýthuyết của ông ra đời đã được nhiều nhà kinh tế ở Mỹ, Pháp, Đức, Anh và Italia vận dụng. Nhưng lý thuyết này chưa phải là liều thuốc chữa trị có hiệu quả đối với kinh tế TBCN thoát khỏi khủng hoảng. Vì vậy, các nhà kinh tế đã phát triển lý thuyết của Keynes về một số điểm sau: 1. Nghiên cứu, phát triển những tư tưởng của Keynes về những khía cạnh lý luận như: tiêu dùng, lãi suất, tiền công, giá cả, tổng cung, tổng cầu. 2. Về vai trò của nhà nước và cơ chế thị trường cần bổ sung thêm tầm quan trọng của cơ chế thị trường và khả năng tự điều chỉnh ngắn hạn, khắc phục tinh giản đơn trong phân tích - cơ chế điều tiết của nhà nước theo lý thuyết của Keynes.
  14. 3. Đặt vị trí trung tâm của lý thuyết không phải là vấn đề việc làm như Keynes mà là vấn đề tăng trưởng và phân phối. Mặt khác, nhịp độ tăng trưởng sản xuất phụ thuộc vào phân phối thu nhập quốc dân, thu nhập và tiết kiệm. Đồng thời, nhà nước cần phải nâng cao nhịp độ tăng trưởng bằng cách phân phối lại thu nhập quốc dân có lợi cho việc tăng lợi nhuận. Song, do bản chất của nền kinh tế TBCN tạo ra, vì vậy học thuyết của Keynes cũng như các trường phái tư tưởng tích cực khác không thể khắc phục được những căn bệnh đó của CNTB. c. Lý thuyết kinh tế của các trường phái "kinh tế tự do" mới: Tư tưởng tự do kinh doanh xuất hiện sớm ở Pháp qua tác phẩm "Kinh tế" của F.Quesney (Pháp) và A.S.Mith (Anh). Hai ông cho rằng con người có quyền tư hữu về bất động sản, quyền tư hữu này được nhà nước bảo hộ: "Tư hữu - An ninh - Tự do" là nền tảng của một trật tự xã hội đầy đủ. Nhất là "lý thuyết về bàn tay vô hình của A.Smith đã khẳng định vai trò của Nhà nước như "người gác đêm" cho chế độ tư hữu và tự do kinh doanh thì "lý thuyết tự do kinh tế" cũng trở thành tư tưởng thống trị trong các lý thuyết tư sản trước những năm 30 của thế kỷ XX. Theo "Lý thuyết tự do kinh tế" cho rằng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là một hệ thống tự điều tiết nhờ hoạt động của các quy luật thị trường. Trong đó, chủ thể thị trường tự do hoạt động kinh doanh, tự do tham gia vào thị trường dựa trên chế độ tư hữu. Lý thuyết này cho rằng: Nhà nước có vai trò ở bên ngoài các quá trình sản xuất kinh doanh, giữ gìn trật tự an ninh xã hội và bảo vệ chế độ tư hữu. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi CNTB độc quyền ra đời, tư bản tích tụ và tập trung cao thì chỉ có quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin mới hoàn chỉnh về vai trò của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế. Nhà nước xuất hiện trong lịch sử vào cuối thời kỳ công xã nguyên thủy gắn liền với sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Theo quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen: Nhà nước ra đời là kết quả của sự đấu tranh giai cấp. Ăngghen chỉ rõ: "Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác, điều đó trong chế độ Cộng hòa Dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ" [17, tr.291]. Các Mác cũng nói: "Toàn bộ lịch sử đã qua, trừ trạng thái nguyên thủy đều đã là lịch sử của đấu tranh giai cấp; rằng những giai cấp xã hội đấu tranh với nhau ấy luôn luôn là những sản phẩm, những quan hệ sản xuất và quan hệ trao đổi. Tóm lại, là những sản
  15. phẩm của những quan hệ kinh tế của thời đại của giai cấp ấy, do đó cơ cấu kinh tế của xã hội luôn luôn là cái cơ sở hiện thực mà xét đến cùng ta phải dựa vào mới giải thích được tất cả thượng tầng kiến trúc là chế độ pháp quyền và chế độ chính trị, cũng như những quan niệm khác của mỗi thời kỳ lịch sử nhất định [17, tr.303]. Lênin cũng chỉ ra rằng: Nhà nước không phải là một thế lực từ bên ngoài gán ghép vào xã hội. Nó là sản phẩm của xã hội phát triển đến giai đoạn nhất định. Nó là sự thừa nhận rằng xã hội đó bị kìm hãm trong một sự mâu thuẫn với bản thân nó mà không sao giải quyết được. Rằng xã hội đã bị phân chia thành những lực lượng đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó không đủ sức để thoát ra được. Nhưng muốn cho những đối tượng đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau không đi đến chỗ tiêu diệt nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích thì cần phải có một tổ chức bộ máy, có nhiệm vụ làm dịu mâu thuẫn đó nằm trong vòng "trật tự" và lực lượng đó, cái lực lượng nảy sinh ra từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội chính là Nhà nước. Nhà nước xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy để duy trì sự thống trị giai cấp. Người viết: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì Nhà nước xuất hiện và ngược lại sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được [10, tr.9]. Như vậy, Nhà nước trước hết là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất duy trì sự thống trị giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị của giai cấp thống trị đối với những giai cấp bị trị thường được biểu hiện bằng quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng và quyền lực kinh tế, trong đó, quyền lực thống trị về mặt kinh tế bao giờ cũng giữ một vai trò quyết định. Trước hết nó tạo ra sự phụ thuộc của các giai cấp bị thống trị về mặt kinh tế, duy trì các quan hệ bóc lột, thông qua một bộ máy cưỡng chế đặc biệt để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị về kinh tế và để đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Nhờ đó giai cấp thống trị về chính trị trở thành giai cấp thống trị về kinh tế, nói cách khác, giai cấp thống trị trở thành lực lượng xã hội chủ yếu của quyền lực chính trị về quyền lực kinh tế. Bộ máy cưỡng chế đặc biệt này là Nhà nước. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy Nhà nước để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình. ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của Nhà nước.
  16. Nhà nước thể hiện vai trò của mình thông qua chức năng của mình. Chức năng của Nhà nước phản ánh tập trung và đầy đủ nhất bản chất của Nhà nước. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước, các chức năng được phân biệt thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội: Tập trung chủ yếu vào việc thực hiện quyền lực chính trị trong nước, đây là mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước trong nội bộ đất nước, thường giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Tất cả các Nhà nước đều có chức năng đối nội với hai nội dung chủ yếu: Trấn áp các giai cấp đối kháng, tổ chức và duy trì trật tự nội bộ đất nước, quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục... Chức năng đối ngoại: Thể hiện vị trí và vai trò, quan điểm của Nhà nước trong quan hệ với các nước khác và các tổ chức quốc tế. Nội dung cơ bản trong chức năng đối ngoại của Nhà nước là: Bảo vệ đất nước trước khả năng tấn công xâm lược của kẻ thù bên ngoài, thực hiện sự hợp tác với các quốc gia khác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng, an ninh. Như vậy, cả trong chức năng đối nội và chức năng đối ngoại, Nhà nước đều có vai trò về với kinh tế: Vai trò của Nhà nước về với kinh tế trong thực tế đã thể hiện ở các chế độ xã hội khác nhau, các thời kỳ khác nhau. Kể từ khi có Nhà nước cho đến khi CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền, chức năng kinh tế của Nhà nước vẫn là một chức năng phái sinh của chức năng chính trị. Nhà nước can thiệp vào kinh tế chủ yếu thông qua những biện pháp chính trị, thông qua các tổ chức chính trị. Nói riêng CNTB: Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế ở mức rất thấp. Nhà nước chỉ đóng vai trò canh gác, bảo vệ trật tự xã hội nhằm tạo ra môi trường an ninh trật tự cần thiết cho các hoạt động kinh tế. Vai trò kinh tế của Nhà nước ở đây chỉ là ban hành các đạo luật, tổ chức duy trì các đạo luật, ổn định chuẩn mực cân đo, phát hành tiền tệ và thu chi ngân sách. Từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền. Đặc điểm nổi bật trong thời kỳ CNTB độc quyền - CNTB hiện đại, là Nhà nước tư bản hiện có vai trò to lớn, quan trọng không chỉ trong đời sống chính trị mà cả trong đời sống kinh tế. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc xác định chiến lược, mô hình phát triển kinh tế. Bản thân Nhà nước sở hữu và điều hành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, và nắm bộ máy quản lý kinh tế với các phương tiện công cụ thiết yếu như tiền tệ, thuế, các chính sách kinh tế.
  17. Như vậy, Nhà nước quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách hiệu quả hơn, đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng tương đối ổn định, biên độ giao động, chu kỳ không lớn, tốc độ tăng trưởng cao. Mặt khác, nhà nước có thể điều chỉnh quan hệ quốc tế của Nhà nước tư bản, mang lại hiệu quả rõ rệt đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Với các nước đang phát triển, họ đã thực hiện phương thức bóc lột bằng kinh tế và kỹ thuật thay cho phương thức bóc lột thuộc địa như trước đây nên đã tránh được chống đối và xung đột, vừa tăng được lợi nhuận, vừa thúc đẩy kinh tế các nước đang phát triển tăng tiến. Với các nước phát triển với nhau, họ cũng có sự điều chỉnh, phối hợp quan trọng tạo nên tình thế mới, cạnh tranh và hợp tác đan xen, rất có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất [25, tr.31]. Trong cấu trúc thể chế chính trị của CNTB hiện đại, Nhà nước giữ vai trò to lớn trong chính trị, kinh tế cũng như trong quản lý xã hội nói chung. Nhân danh lợi ích toàn xã hội, Nhà nước tư bản hiện đại thông qua bộ máy và chính sách của mình, quản lý và điều tiết các mặt kinh tế, chính trị cân đối và dung hòa lợi ích giữa các giai cấp các nhóm xã hội, giữ cho những mâu thuẫn về lợi ích giữa chúng ở mức có thể chấp nhận, không vượt quá tới ngưỡng nguy hiểm, bảo đảm được chế độ chính trị kinh tế chủ yếu phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Sự cần thiết phải tăng cường chức năng kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn này là vì: - Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội dưới sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đã làm cho trình độ xã hội hóa sản xuất tăng lên nhanh chóng. Sự xã hội hóa cao độ của lực lượng sản xuất đã đem lại kết quả là biến nhiều quá tình kinh tế riêng lẻ thành quá trình kinh tế thống nhất hữu cơ với nhau đòi hỏi phải có một tổ chức xã hội đứng ra điều khiển nền sản xuất xã hội, tổ chức đó chính là Nhà nước. - Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không chỉ đẩy nhanh xã hội hóa sản xuất mà còn làm biến đổi về cơ cấu kinh tế; nhiều thành tựu khoa học và nhiều ngành sản xuất mới ra đời; sự phát triển của khoa học - công nghệ càng đòi hỏi những đầu tư đáng kể với thời hạn hoàn vốn dài, không một công ty tư nhân nào có thể đảm đương mà chri có Nhà nước với ngân sách to lớn mới có thể đáp ứng được. - Sự phân công lao động và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế làm cho mối quan hệ giữa các nước xoắn xuýt vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau và làm cho cạnh tranh quốc tế
  18. ngày càng gay gắt buộc Nhà nước phải can thiệp vào hoạt động kinh tế đối ngoại, áp dụng các phương pháp phối hợp quốc tế để tăng cường vị trí kinh tế, chiếm lĩnh thị trường. - Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại, những nhược điểm của kinh tế thị trường không những không giảm đi mà có nguy cơ ngày càng gay gắt đào sâu các mâu thuẫn kinh tế - xã hội. Những khuyết tật của kinh tế thị trường không chỉ gây ra những chấn động trong nền kinh tế mà còn có thể phá vỡ cả một hệ thống kinh tế - chính trị. Thực tế khủng hoảng kinh tế trong các nước tư bản phát triển đầu thế kỷ XX đã chứng minh điều này. Chính vì vậy, để phát huy những ưu điểm, khắc phục và hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước đối với kinh tế thị trường. Sự tác động của nhà nước trong kinh tế thị trường không hề làm thay đổi các chức năng thuộc về bản chất của Nhà nước nhưng nó đã làm cho Nhà nước có vai trò nổi bật trong việc thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế. Nhà nước không còn đứng ngoài các quá trình kinh tế mà trở thành trung tâm điều khiển hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo mục tiêu định hướng xác định; mục đích của toàn bộ quá trình này là tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, xã hội tương đối ổn định để thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, bền vững làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề công bằng và tiến bộ xã hội. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản ra đời với sự hình thành hệ thống XHCN thế giới đã mở ra một thời đại mới về chính trị. Đảng Bôn sê vích Nga trở thành đảng cầm quyền. Trong các bài viết, Lênin đã nhiều lần dùng từ "lãnh đạo" và "quản lý" với ý nghĩa của 2 từ có nghĩa khác nhau, nhưng cũng có nghĩa gần giống nhau. Song, Lênin lại có phân biệt rõ cái khác nhau và giống nhau đó. Lênin cho rằng: "Sự thống trị của giai cấp công nhân là ở trong Hiến pháp, trong chế độ sở hữu và ở chỗ là chính chúng ta đưa sự nghiệp tiến lên, nhưng còn quản lý thì lại là một vấn đề khác, đây là vấn đề khéo léo, sự thông thạo" [11, tr.256]. Khi ở chỗ khác, Lênin lại nói rõ: "Muốn quản lý được tốt, thì ngoài cái tài biết thuyết phục... còn cần phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn" [11, tr.210]. Nhà nước XHCN thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình qua một hệ thống các cơ quan Nhà nước, hệ thống này được tổ chức một cách thống nhất đồng bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau gọi là bộ máy Nhà nước XHCN. Bên cạnh chức năng chính trị, Nhà nước XHCN trực tiếp quản lý nước Nga Xô viết như Lênin viết: "Ngày nay, nhiệm vụ quản lý đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm. Chúng ta, Đảng Bôn sê vích, chúng ta đã thuyết phục được nước Nga. Chúng ta đã giành
  19. được nước Nga từ trong tay bọn nhà giàu... Bây giờ, chúng ta phải quản lý nước Nga" [11, tr.209]. Lênin cũng nêu lên mô hình kinh tế XHCN trong đó tất cả các bộ phận của nền kinh tế là một bộ máy lớn duy nhất, thành một cơ cấu kinh tế hoạt động sao cho hàng trăm triệu con người đều được chỉ đạo bằng một kế hoạch duy nhất từ Nhà nước, sự hình thành tồn tại và phát triển của chính trị là trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế, của thực trạng kinh tế, của sự liên hệ những lợi ích kinh tế căn bản của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế. Từ đó Lênin đã nêu rằng "chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế [11, tr.349]. Lênin nói như vậy là vì: Xuất phát từ nhu cầu kinh tế mà hình thành những tổ chức chính trị, có đủ năng lực đề ra những chính sách nhằm quyết định mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện, môi trường và bảo vệ cho hoạt động kinh tế; chính trị phải mang trong nó tính quy định kinh tế khách quan nghĩa là phải phản ánh trong nó trong cấu trúc của hệ thống chính trị, trong phương thức hoạt động của các thành tố của nó, trong các quyết sách chính trị... những yêu cầu, điều kiện của quy luật kinh tế khách quan. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước đóng vai trò quản lý và phát triển kinh tế thị trường tức là đóng vai trò điều khiển nền kinh tế sao cho nó vận động để đạt được các mục tiêu mong muốn bằng cách sử dụng các công cụ điều tiết và can thiệp khi cần thiết [22, tr.120-121]. Như V.I.Lênin đã dạy chúng ta rằng: "chính ngày nay, bằng chính sách kinh tế mới của chúng ta, một chuỗi những sai lầm của chúng ta, chúng ta đang học tập xem nên tiếp tục công cuộc xây dựng cái tòa nhà xã hội chủ nghĩa, trong một tiểu nông như thế nào mà không phạm những sai lầm ấy nữa" [13, tr.188]. Điều đó có nghĩa là Nhà nước đóng vai trò điều hành kinh tế vĩ mô bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và công cụ khác nhằm phát huy vai trò tích cực hạn chế và ngăn ngừa các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất là những đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, họ tự lo lấy vốn, vật tư kỹ thuật để phục vụ sản xuất, tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và bán cho ai là do họ tự định đoạt, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào như trước nữa; nhưng Nhà nước can thiệp gián tiếp vào nền kinh tế, can thiệp vào thị trường, phải mở ra các cuộc đầu tư lớn. Có làm như vậy mới huy động được các nguồn tư bản nhàn rỗi để mở mang các hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho dân cư làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên; tất nhiên khi nhu
  20. cầu tăng lên sẽ làm cho sản xuất tăng nhanh, nhờ đó mà có điều kiện đẩy lùi khủng hoảng và tình trạng thất nghiệp. ở các nước đang phát triển người ta vẫn nhận thấy có một xu hướng cùng với cơ chế tự do hóa giá cả, vai trò quản lý của Nhà nước vẫn được tăng cường. Trong thời kỳ đầu của cuộc cải cách kinh tế. Vai trò của Nhà nước vẫn đặc biệt quan trọng ở các nước này vai trò của Nhà nước thể hiện trên các mặt sau: Trong các nước đang phát triển, tiết kiệm tư nhân quá nhỏ, thị trường vốn không có hoặc quá yếu, Nhà nước phải đứng ra thực hiện vai trò tích luỹ chủ yếu; đối với khu vực tư nhân, Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, không giới hạn quy mô. Nhà nước vẫn tăng cường công tác kiểm soát khiến cho các xí nghiệp tư nhân ít có quyền độc lập tự chủ hơn là ở các nước công nghiệp phát triển. Việc Nhà nước kiểm soát với khu vực tư nhân thường mang ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực này phát triển, chẳng hạn bảo hộ công nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng đầu tư và tạo môi trường tài chính thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước phải thông qua thực hiện tốt hai chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước. Nội dung của các chức năng này là định hướng sự phát triển; trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng XHCN và thiết lập khuôn khổ pháp luật có hệ thống cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt; khắc phục mặt hạn chế, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; phân phối lại thu nhập quốc dân, quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội. Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thể hiện trên các nội dung sau đây: - Thiết lập ra khuôn khổ pháp luật để xác định môi trường pháp lý cho kinh tế thị trường hoạt động; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất hàng hóa phát triển, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo ra sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. - Điều chỉnh, sửa chữa những thất bại của thị trường để nó hoạt động hiệu quả hơn, bao gồm các nhiệm vụ hạn chế tình trạng độc quyền quá mức, ngăn chặn các tác động tiêu cực và đảm nhiệm sản xuất các hàng hóa công động. - Đảm bảo sự công bằng xã hội, điều hòa phân phối lại thu nhập giữa các khu vực và các tầng lớp dân cư thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách hiệu quả và công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2