LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010
lượt xem 16
download
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010, trong đó đã xác định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đến năm 2010, nước ta có khoảng 56,8 triệu người ở trong độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu lao động so với năm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010
- LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010
- Lời mở đầu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010, trong đó đã xác định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đến năm 2010, nước ta có khoảng 56,8 triệu người ở trong độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu lao động so với năm 2000. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư rộng rãi trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị tr ường lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế”. Để có thể thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2010, cần phải có những giải pháp, trong đó phát triển các Trung tâm Giới thiệu việc làm theo một qui hoạch thống nhất là rất cần thiết. Phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm nhằm làm cầu nối cho người lao động và người sử dụng lao động thông qua t ư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu thập và cung ứng các thông tin về thị trường lao động… điều đó sẽ góp phần thực hiện được mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2010 Quá trình phát triển của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm của nước ta trong giai đoạn qua vừa thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm vừa góp phần hoàn thiện thị trường lao động mới được hình thành ở nước ta.Trong hệ thống các Trung tâm Giới thiệu việc làm thì các Trung tâm Giới thiệu việc làm công ngày càng được củng cố và phát triển, đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm của cả nước. Trong giai đoạn 1998 - 2004 các Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đã thực hiện tư vấn cho hơn 3000 ngàn lượt lao đ ộng; giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho khoảng 1500 ngàn lượt người; cung cấp thông tin thị trường lao động cho khoảng 600 ngàn lượt người; dạy nghề cho hơn 1000 ngàn lượt lao động… các kết quả này đã có đóng góp to lớn vào mục tiêu giải quyết việc làm của nước ta trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập, cụ thể là: ch ưa có qui hoạch tổng thể để phát triển các trung tâm của cả nước cũng như mỗi địa phương; chưa hình thành được các
- trung tâm trọng đ iểm của mỗi vùng; việc đầu tư cho các trung tâm vừa ít, vừa giàn trải, kinh phí hoạt động thường xuyên cho mỗi trung tâm rất khó khăn; nhiều hoạt động chính của trung tâm chưa được quan tâm đúng mức; ch ưa đáp ứng được nhu cầu của thị tr ường nhất là nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động. Nếu không có các giải pháp nhằm tháo gỡ các hạn chế nêu trên thì hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm khó có thể phát triển mạnh và đạt được những mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đã đề ra. Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại Vụ Lao động – Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Trong luận văn tốt nghiệp, ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung được kết cấu thành ba chương: Chương I: Sự cần thiết khách quan của phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong nền kinh tế Chương II: Thực trạng của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2004 Chương III: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010 Mục đích nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp: phân tích các nội dung hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2 004, qua đó có thể đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở nước ta trong tương lai.
- Chương I: sự cần thiết khách quan của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm trong nền kinh tế I. Một số vấn đề cơ bản về hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1 Việc làm 1.1.1. Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về việc làm Theo quan điểm chung trên thế giới thì khái niệm việc làm chỉ đề được cập đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động, khi đó việc làm được chia ra làm hai loại: một là việc làm được trả công (những người làm thuê, học việc…) và một loại là việc làm không được trả công nhưng vẫn tạo ra thu nhập (giới chủ, những người làm kinh tế hộ gia đình…). Qua quá trình phân tích thì tại hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của các nhà thống kê lao động (ILO – 1993) thì khái niệm về việc làm đã được nêu ra như sau: “việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm, có thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật. Những người có việc làm là những người làm một công việc gì đó và được trả công, có lợi nhuận, được thanh toán bằng hiện vật, hoặc tham gia vào một hoạt động mang tính chất tự tạo ra việc làmvì lợi ích và thu nhập của bản thân hoặc gia đình mà không nhận tiền công và hiện vật”. Tuỳ theo luật pháp của từng quốc gia mà qui định về việc làm như trên sẽ có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhưng về cơ bản nó vẫn mang đầy đ ủ những nội dung mà ILO đã đưa ra. 1.1.2. Quan điểm về việc làm của Việt Nam Theo điều 13 của Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm”. Theo định nghĩa này các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
- Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần, không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật Những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không đ ược trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Khái niệm này về cơ bản là không có sự khác biệt so với khái niệm về việc làm mà ILO đã đưa ra tại hội nghị Quốc tế lần thứ 13. Khái niệm việc làm theo Bộ Lao động đưa ra đã bao gồm một phạm vi rất rộng: từ những công việc đựơc thực hiện trong các nhà máy, công sở đến các hoạt động hợp pháp tại khu vực phi chính quy (vốn tr ước đây không được coi là việc làm), các công việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình… đều được coi là việc làm. Chính vì vậy khái niệm việc làm hiện nay ta đang sử dụng đã có rất nhiều thay đổi so với khái niệm về việc làm mà trước đây chúng ta sử dụng trong thời kỳ bao cấp. Người lao động được coi là có việc làm khi có người mua sức lao động mà họ muốn bán và ngược lại nếu người lao động mong muốn bán sức lao động mà không tìm thấy người mua thì họ bị coi là người không có việc làm. Hoạt động mua bán sức lao động đ ược diễn ra trên thị trường lao động dưới nhiều hình thức trong đó có hình thức giới thiệu việc làm. 1.2. Giới thiệu việc làm Giới thiệu việc làm là một quá trình trong đó các cơ sở giới thiệu việc làm đã có các thông tin về chỗ làm việc trống và cung cấp các thông tin đó cho người lao động để người lao động có thể tìm hiểu và thoả thuận về việc làm với người sử dụng lao động, hoặc các cơ sở giới thiệu việc làm có thể cung cấp thông tin cần thiết về người lao động cho chủ sử dụng lao động để họ có thể tiếp xúc với người lao động và có thể đi đến các thoả thuận về tuyển dụng lao động khi thấy phù hợp. Theo khái niệm trên thì hoạt động Giới thiệu việc làm có thể được cụ thể hoá trong các nhiệm vụ sau: Giới thiệu việc làm là thực hiện nhiệm vụ cầu nối trung gian giữa người sử dụng lao động và người lao động, trực tiếp bố trí người tìm việc vào các công việc hiện có (chỗ làm trống).
- Thiết lập hoặc tăng cường các chương trình thu thập, phân tích, lưu giữ và cung cấp thông tin; tư vấn về các hội chợ việc làm, nghề nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động; đào tạo, tự tạo việc làm cho người lao động Cung cấp cho người lao động những thông tin và yêu cầu của người sử dụng lao động về lĩnh vực cần tuyển lao động, những đòi hỏi về trình độ chuyên môn – kỹ thuật, cũng như về các mức tiền công có thể nhận được, giúp cho người sử dụng lao động tuyển được lao động theo đúng yêu cầu. Hoạt động giới thiệu việc làm có thể tham gia đào tạo nghề để tự tạo việc làm cho người lao động. 1.3. Trung tâm Giới thiệu việc làm Theo quan điểm chung của ILO thì các Trung tâm Giới thiệu việc làm được coi là các tổ chức mà Nhà nước cho phép thành lập nhằm mục đích thực hiện các chức năng giới thiệu việc làm. Chức năng chủ yếu của hoạt động giới thiệu việc làm là việc sắp xếp việc làm một cách có hiệu quả cho người lao động và người sử dụng lao động mà chủ yếu là thông qua các chương trình chắp nối. Bên cạnh đó, các Trung tâm Giới thiệu việc làm còn nhằm mục đích cung cấp thông tin và tư vấn nghề nghiệp giúp cho người lao động tham gia vào thị trường lao động, quản lý các ch ương trình bảo hiểm thất nghiệp và chi trả trợ cấp thất nghiệp, quản lý các cơ quan việc làm tư nhân, quản lý việc làm của lao động ở nước ngoài, quản lý các chương trình việc làm đặc biệt, quản lý quỹ xúc tiến việc làm… Ngoài ra, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng quốc gia mà các Trung tâm Giới thiệu việc làm sẽ có quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng hầu hết ở các quốc gia đều có qui định các Trung tâm Giới thiệu việc làm được phép thu lệ phí. ở Việt Nam theo điều 18 Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ: Tổ chức dịch vụ việc làm (Trung tâm Giới thiệu việc làm) được thành lập theo qui định của pháp luật có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động và giúp tuyển lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động. Việc đưa người Việt Nam đi lao
- động ở nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Tổ chức dịch vụ việc làm (Trung tâm Giới thiệu việc làm) được thu lệ phí, được Nhà nước xét giảm, miễn thuế và tổ chức dạy nghề. Ngoài ra trong điều 19 của Bộ Luật này cũng qui định rõ ràng: “Cấm mọi hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật”. Trong thị trường lao động thì các Trung tâm Giới thiệu việc làm đ ược coi là công cụ đ ặc biệt để giải quyết vấn đề việc làm, là cầu nối trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động. Song tuỳ thuộc vào luật pháp của từng nước mà các Trung tâm Giới thiệu việc làm được thành lập dưới các loại hình khác nhau sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo qui định của pháp luật. 2. Phân loại Trung tâm Giới thiệu việc làm Căn cứ vào chủ thể thành lập người ta chia Trung tâm Giới thiệu việc làm thành hai loại: Trung tâm Giới thiệu việc làm công (nhà nước) và Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân (doanh nghiệp) 2.1. Trung tâm Giới thiệu việc làm công
- Trung tâm Giới thiệu việc làm công có thể do Nhà nước thành lập hoặc Nhà nước phối hợp với các tổ chức xã hội thành lập song vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước. Trước đây, khi mới thành lập các Trung tâm Giới thiệu việc làm công chỉ tập trung vào người lao động bị mất việc, hoạt động chủ yếu là dàn xếp để người tìm việc có việc làm và người sử dụng lao động lấp đầy chỗ việc làm trống. Bên cạnh đó, có một số trung tâm đã bắt đầu tham gia vào hoạt động bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Trong thập kỷ 60 hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công đã bắt đầu phát triển ở nhiều nước với chức năng chính là chắp nối việc làm và thực thi chính sách bảo hiểm. Những năm 70 hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm đã được sử dụng mạnh mẽ như một công cụ để thực thi và giám sát chính sách việc làm, công cụ để điều tiết thị trường lao động nhằm ngăn chặn nạn thất nghiệp. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công đã phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong hoạt động giới thiệu việc làm và có tác động quan trọng trong việc điều tiết cung cầu lao động trên thị tr ường lao động. Ngoài ra nó còn đóng vai trò quản lý các Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân. 2.2. Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân Năm 1997 trong công ước số 181 của ILO đã thừa nhận sự có mặt của loại hình Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân. Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân do các cá nhân, tổ chức không thuộc Nhà nước thành lập và hoạt động nhằm mục tiệu thu lợi nhuận, song các trung tâm này vẫn chịu sự quản lý về hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để rõ hơn về mục đích và nhiệm vụ hoạt động của các trung tâm này ILO đã đưa qui định cụ thể là: Trung tâm Giới thiệu việc làm Nhà nước sẽ tập trung vào người thất nghiệp, các nhóm đối tượng yếu thế và các cá nhân, dành phần giải quyết việc làm có lợi nhuận cho các tổ chức Giới thiệu việc làm tư nhân, theo tiêu chuẩn này thì các tổ chức giới thiệu việc làm tư nhân được phép thu lệ phí. Đến nay ILO đã thừa nhận vai trò hợp pháp của các tổ chức giới thiệu việc làm tư nhân trong thị trường lao động và đựơc hoạt động dưới các hình thức sau đây:
- Là cơ quan trung gian, đưa người tìm việc vào các chỗ làm việc trống và phục vụ như tác nhân của cả người sử dụng lao động và người tìm việc (không có hợp đồng làm việc giữa trung tâm và hai bên đối tác – người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động thông qua dịch vụ của trung tâm). Là cơ quan cung cấp kỹ năng, trong đó trung tâm là người sử dụng lao động và tuyển lao động cho doanh nghiệp, phí hợp đồng được quyết định bởi hợp đồng lao động giữa trung tâm và doanh nghiệp. Là cơ quan cung ứng dịch vụ trực tiếp: không tìm cách giải quyết việc làm trực tiếp mà cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động bao gồm: thông tin, tư vấn, hướng dẫn… cho cả hai bên khách hàng. ở Việt Nam hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm cũng được phân ra làm hai loại: Trung tâm Giới thiệu việc làm công và Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân: - Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam được thành lập và hoạt động từ đầu những năm 90 đến nay đã phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm của cả n ước, góp phần đạt được các mục tiêu giải quyết việc làm đã đề ra. - Các Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân ở nước ta mới được thành lập từ đầu năm 2000, khi mà Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành và việc qui định của Chính phủ bãi bỏ 84 loại giấy phép (trong đó có các loại giấy phép dịch vụ lao động) và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ không nêu Bộ Luật Lao động là luật chuyên ngành thì hoạt động giới thiệu việc làm được coi là lĩnh vực hoạt động không điều kiện. Chính vì vậy ở nhiều địa phương đã có rất nhiều doanh nghiệp tham gia loại hình dịch vụ này. Tính đến nay, kết quả của loại hình dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và cơ quan quản lý: hoạt động manh mún, nhỏ lẻ và còn nhiều hạn chế như: số trung tâm được thành lập là nhiều song số trung tâm thực chất có tham gia hoạt động lại rất thấp (ví dụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 823 trung tâm được thành lập chỉ có 329 trung tâm có hoạt động, chiếm khoảng 47%); các trung tâm thường coi đây là lĩnh vực hoạt động
- không điều kiện nên số các trung tâm đăng ký ở một địa phương lại quá nhiều dẫn đến không kiểm soát được; mục tiêu của hoạt đ ộng giới thiệu việc làm tư nhân là vì lợi nhuận nên nhiều trung tâm đã lợi dụng qui định này để kiếm lợi bất chính bằng cách thu phí dịch vụ rất cao có đơn vị thu đến 1.000.000 – 1.500.000 đồng/người/giới thiệu việc làm… Để phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân ở nước ta trong những năm tiếp theo thì trước hết cần có mạng lưới qui hoạch tổng thể cho các trung tâm và sau đó mới có thể đưa ra các biện pháp để phát triển trung tâm. Tuy nhiên để có thể thực hiện được đúng chức năng và nhiệm vụ của mình các trun g tâm cần phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của một Trung tâm Giới thiệu việc làm. 3. Các nguyên tắc hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm Các Trung tâm Giới thiệu việc làm của nhà nước hay tư nhân muốn hoạt động có hiệu quả cần tuân thủ ba nguyên tắc sau: 3.1. Nguyên tắc dịch vụ để phục vụ khách hàng Đối tượng phục vụ của các Trung tâm Giới thiệu việc làm là khách hàng bao gồm cả những người đang tìm việc và các doanh nghiệp đang tìm kiếm lao động… chính vì vậy mọi hoạt động trong các trung tâm cần phải tập trung vào nhóm đối tượng này. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng mọi đối tượng khách hàng đến với các trung tâm đều được phục vụ một cách tốt nhất, đ ược đáp ứng đầy đủ nhất các yêu cầu mà khách hàng đã đưa ra cho trung tâm. Tiêu chí để đánh giá nguyên tắc này là mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của các trung tâm. Tổ chức ILO đã thống kê và đưa ra kết luận: Các khách hàng của Trung tâm Giới thiệu việc làm chủ yếu là: Sinh viên, học sinh đã dời khỏi ghế nhà trường Học sinh tốt nghiệp cuả các trường cao đẳng Người thất nghiệp nhưng đã có kinh nghiệm làm việc Người đã có việc làm nhưng muốn tìm việc làm khác tốt hơn Các nhóm đối tượng đặc biệt như: lao động tàn tật, lao động từ nước ngoài trở về…
- Các doanh nghiệp: lớn, vừa và nhỏ Các tổ chức kinh tế – xã hội Người muốn tự giải quyết việc làm… Trung tâm Giới thiệu việc làm về cơ bản là hoạt động liên quan đến sự can thiệp vào thị trường lao động để đem lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động (hay đem lại lợi ích cho khách hành của các trung tâm). Để đem lại lợi ích cho khách hành của mình các Trung tâm Giới thiệu việc làm có thể thực hiện thông qua các hình thức sau: - Trực tiếp tạo ra sự gặp gỡ giữa tổ chức giới thiệu việc làm, người tìm việc, người sử dụng lao động mà kết quả là trực tiếp giải quyết được việc làm, ở đây các trung tâm đã thực hiện chức năng chắp nối trung gian trong thị trường lao động. - Gián tiếp tạo ra sự tiếp xúc giữa người lao động và người sử dụng lao động bằng cách cung cấp thông tin và tư vấn giúp người tìm việc tự tạo được việc làm hoặc người sử dụng lao động tìm được lao động phù hợp mà không cần có thêm sự trợ giúp nào từ cơ quan giới thiệu việc làm. Song không phải lúc nào các Trung tâm Giới thiệu việc làm cũng thực hiện nguyên tắc phục vụ khách hàng đạt hiệu quả: - Xuất phát từ phía người sử dụng lao động thì rất nhiều người sử dụng đã không sử dụng dịch vụ của trung tâm mà họ tiến hành tuyển dụng trực tiếp thông qua: các phương tiện thông tin đại chúng; liên hệ trực tiếp thông qua người lao động đang làm việc cho mình; liên hệ trực tiếp với các tổ chức giáo dục, đào tạo… Lý do mà người sử dụng lao động đưa ra cho hành động này là: Các Trung tâm Giới thiệu việc làm chỉ cung cấp toàn lao động phổ thông Lao động mà các trung tâm cung ứng cho các doanh nghiệp lần trước đã không đạt được yêu cầu Dịch vụ cuả các trung tâm hoạt động chậm Địa điểm bố trí dịch vụ ở xa và rất khó tìm Cán bộ làm công tác này có trình độ không đáp ứng được yêu cầu của công việc
- Trong khi đó những người lao động cũng không chủ động tham gia vào hoạt động của các trung tâm, họ thường tự tìm việc bằng cách: Thông tin quảng cáo cho người sử dụng lao động, viết thư trực tiếp cho người sử dụng lao động, trực tiếp đến các doanh nghiệp để xin việc làm… Những người này đã giải thích cho hành động của mình là: Họ thường không biết là có loại hình dịch vụ này Để tiếp cận các loại hình dịch vụ này không phải dễ Các trung tâm thường không tìm được việc làm ưng ý cho họ Cán bộ trung tâm không có trình độ Đây là loại hình dịch vụ chỉ dành cho người có trình độ hạn chế không thể tự mình tìm được một công việc ưng ý. Nói tóm lại, trong rất nhiều trường hợp nguyên tắc phục vụ khách hành của các trung tâm bị vi phạm mà nguyên nhân xuất phát từ chính khách hàng của các trung tâm. 3.2. Nguyên tắc hoạt đ ộng có hiệu quả Nội dung của nguyên tắc hiệu quả là nhằm t ăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần đạt được các mục tiêu hiệu quả về kinh tế và xã hội. - Đề cập đến hiệu quả về kinh tế thì một trung tâm đáp ứng càng được nhiều nhu cầu của khách hàng trong điều kịên nguồn lực kinh phí là như nhau thì đạt được hiệu quả càng cao. Chính vì vậy khi nói đến nguyên tắc này trước tiên cần xem xét đến cách thức sử dụng nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực là cán bộ và nguồn vật lực là tài chính và thời gian để đáp ứng các nhu cầu giải quyết việc làm. - Đề cập đến hiệu quả về xã hội tiêu giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp và tạo ra sự công bằng cho các đối tượng khi tham gia thị trường lao động, nâng cao chất l ượng của thị trường lao động… Tiêu chí đơn giản nhất để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động giới thiệu việc làm là chi phí bình quân để giải quyết cho một chỗ làm việc hoặc bình quân thời gian để sắp xếp việc làm phù hợp cho một người tìm việc. Nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng đ ược nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động giới thiệu việc làm, một phần vì những khó khăn trong việc xác định chỉ tiêu tính toán, một phần
- vì thiếu những nguồn lực cho việc đánh giá. Đôi khi để tính toán hiệu quả của hoạt động này người ta sẽ định hướng cách tính toán theo nguyên tắc chi phí – hiệu quả và dựa vào một số tiêu chí sau: - Địa điểm bố trí trung tâm có phải là dễ tiếp cận không? - Dịch vụ mà trung tâm cung cấp cho khách hàng đã phải là tốt nhất chưa? - Trung tâm có đáp ứng được đúng những nhu cầu của khách hàng không? - Cán bộ công tác trong trung tâm có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không? Các trung tâm đã có hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm định chuyên môn của cán bộ chưa? - Hoạt động quản lý tài chính có thích hợp với hoạt động của trung tâm không? Các hoạt động tài chính có minh bạch không? - Hoạt động của các trung tâm có thể đáp ứng được khối lượng công việc gia tăng mà vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động không? - Trung tâm có thể tiếp cận được với các nguồn trợ giúp cần thiết, bao gồm cả phương tiện máy tính không? Dựa vào các tiêu chí đánh giá trên thì ILO đã tiến hành điều tra và thu được kết quả là không phải lúc nào các Trung tâm Giới thiệu việc làm cũng hoạt động hiệu quả vì: - Không phải lúc nào khách hàng của trung tâm cũng biết đến sự tồn tại của các trung tâm. Nhiều đối tượng còn không biết đến mục đích hoạt động của các trung tâm. - Việc tiếp cận các dịch vụ của trung tâm không phải lúc nào cũng dễ dàng. - Dịch vụ trong các trung tâm được hiểu là “dịch vụ thất nghiệp” hơn là tạo việc làm, có nghĩa là: nó trợ giúp về tài chính khi người lao động bị thất nghiệp hơn là giúp người ta tìm được việc làm mới. - Chất lượng hoạt động của các trung tâm là còn thấp - Các trung tâm thường thiếu nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực cán bộ có trình độ chuyên môn. Vậy cần có nhiều biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm đáp ứng đúng nhu cầu của nguyên tắc hiệu quả. Song để các trung tâm hoạt đ ộng có hiệu quả
- hơn thì không những cần đảm bảo hiệu quả hoạt động mà còn đòi hỏi chất lượng hoạt động của các trung tâm. 3.3. Nguyên tắc hoạt đ ộng có chất lượng Chất lượng hoạt động của các trung tâm có liên quan đến mức độ đóng góp của trung tâm vào các mục tiêu đã đề ra như các mục tiêu về giải quyết việc làm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động… Và rộng hơn là mức độ đóng góp vào những tiến bộ về kinh tế – xã hội trong đó có mục tiêu: tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế… Nếu như mục tiêu chung của giới thiệu việc làm là xúc tiến việc làm để giải quyết nạn thất nghiệp thì chất lượng của chúng có thể đo bằng các tác động nên quá trình xúc tiến việc làm. Mặt khác, có thể đánh giá chất lượng hoạt động của các trung tâm thông qua việc đảm bảo cung cấp dịch vụ với giá phải chăng, còn nếu dịch vụ “kém” thì tổ chức cung ứng dịch vụ là không hiệu quả. Nếu các Trung tâm Giới thiệu việc làm tuân thủ đầy đủ ba nguyên tắc trên sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả vai trò của mình trong nền kinh tế. 4. Vai trò của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong nền kinh tế Trung tâm Giới thiệu việc làm được coi là công cụ đặc biệt để giải quyết việc làm, là cầu nối trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động, nó vừa được coi là cung lao động vừa coi là cầu lao động. - Với ý nghĩa là cung lao động thì các trung tâm đ ược coi là là nguồn cung có số lượng lớn, đa dạng và chất lượng tương đối đảm bảo. Hàng năm các trung tâm đã cung cấp cho thị trường lao động một lưc lượng lao động đã được đào tạo nghề và tiến hành tổ chức cung cấp thông tin; tư vấn, giơí thiệu và cung cấp thông tin cho thị trường lao động… - Với ý nghĩa là cầu lao động thì các trung tâm thường tham gia vào các lĩnh vực: cung cấp thông tin, tư vấn nghề nghiệp, tạo lập và phổ biến thông tin thị trường lao động, trợ giúp dịch chuyển lao động, giải quýêt việc làm đặc thù, tư vấn và đào tạo nghề…
- Với ý nghĩa vừa là cung vừa là cầu lao động nên trong thời gian qua các Trung tâm Giới thiệu việc làm là một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong việc vận hành tốt thị trường lao động, hạn chế thất nghiệp qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Vai trò của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm được thể hiện trên các mặt sau đây: Thứ nhất, góp phần tăng tính hiệu quả của thị tr ường lao động, giúp rút ngắn thời gian trong việc đáp ứng cung - cầu lao động. Giới thiệu việc làm thực hiện nhiệm vụ cầu nối trung gian giữa người sử dụng lao động và người lao động, trực tiếp bố trí người tìm việc vào các công việc hiện có. Cung cấp cho người lao động những thông tin và yêu cầu của người sử dụng lao động về lĩnh vực mà họ cần tuyển như: những đòi hỏi về trình độ chuyên môn – kỹ thuật, số lượng cần tuyển, thời hạn hợp đồng, mức tiền công mà họ có thể nhận đựơc… giúp cho người lao đ ộng có thể nắm bắt được tình hình và cũng giúp cho người sử dụng lao động tuyển được đúng đồi tượng mà họ cần, đồng thời còn tham gia đào tạo nghề để tạo việc làm. Điều đó có nghĩa là tổ chức giới thiệu việc làm giúp cho việc nắm và xử lý thông tin thị trường lao động nhanh chóng, kịp thời; dẫn dắt chắp nối thông tin cung - cầu lao động nhanh hơn, dễ dàng hơn; góp phần làm cho thị trường lao động hoàn thiện hơn, phát triển đầy đủ hơn và vận hành tốt hơn. Thứ hai, góp phần tạo ra sự bình đẳng hơn trong thị trường lao động, tạo điều kiện như nhau cho tất cả các đối tượng khi tham gia vào trung tâm. Một trong những lĩnh vực hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm là các dịch vụ đặc thù cho nhóm những đối tượng đặc biệt như: giải quyết việc làm cho người tàn tật ( làm công ăn lương hoặc tự tạo việc làm); đáp ứng nhu cầu của học sinh mới tốt nghiệp chưa có cơ hội việc làm, những người chưa có hiểu biết về giới thiệu việc làm; đáp ứng nhu cầu của thanh niên mới bước vào thị tr ường lao động lần đầu; bố trí việc làm cho lao động dôi dư; trợ giúp thất nghiệp dài hạn; trợ giúp lao động nữ có việc làm có hiệu quả và không bị phân biệt đối xử… đó chính là những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. Như vậy các Trung tâm Giới thiệu việc làm không những góp phần làm giảm sức ép về việc làm, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn góp phần tạo ra sự bình đẳng cho các cá nhân khi tham gia vào các dịch vụ của trung tâm, tạo ra sự công bằng và lành mạnh hơn trong thị trường lao động.
- Thứ ba , cung cấp một cách hữu ích nhất các thông tin đúng đắn trên thị trường lao động, giảm bớt và hạn chế những méo mó trên thị trường này. Các Trung tâm Giới thiệu việc làm hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và các Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân hoạt động dưới sự quản lý của các Trung tâm Giới thiệu việc làm công. Chính vì vậy các thông tin được cung cấp tư các trung tâm là hoàn toàn có cơ sở. Mặt khác, theo nguyên tắc hoạt động hiệu quả thì các thông tin do các Trung tâm Giới thiệu việc làm cung cấp trực tiếp đến với người lao động và người sử dụng lao động làm giảm bớt các khâu trung gian do đó sẽ kiểm soát được các thông tin, giảm bớt các méo mó do việc thông tin bị cung cấp qua nhiều khâu trung gian. Các thông tin đúng đắn còn góp phần vào mục tiêu toàn dụng nhân công, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy thị trường đi đúng hướng đã đề ra. ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay khi thị trường lao động hình thành song chưa hoàn thiện vì vậy ngoài các vai trò như trên thì các Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam còn có thêm các vai trò hết sức quan trọng sau: Thứ nhất, dân số nước ta trong giai đoạn vừa qua đã tăng rất nhanh và mỗi năm bình quân có trên một triệu lao động mới bước vào tuổi lao động (chưa kể những lao động dôi dư do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước), vì vậy giải quyết việc làm là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra trước mắt. Trong khi đó thị trường lao động n ước ta đã hình thành song còn rất nhiều bất cập vì vậy việc phát triển các Trung tâm Giới thiệu việc làm lại càng trở nên cấp thiết hơn. Sự phát triển của các Trung tâm Giới thiệu việc làm nhất là trong lĩnh vực tổ chức dịch vụ chắp nối cung – cầu lao động, tổ chức đào tạo nghề tổ chức tạo việc làm, gi ơí thiệu, tư vấn lao động … là những đòi hỏi cơ bản trong quá trình giải quyết việc làm và hoàn thiện thị trường lao động ở nước ta. Thứ hai, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra là đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong khi đó trình đ ộ lao động của nước ta còn yếu kém về nhiều mặt và còn có một bộ phận lớn lao động dôi dư do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cần tìm việc làm. Vì vậy cần phát triển các Trung tâm Giơí thiệu việc làm trong lĩnh vực sắp xếp, bố trí lao động dôi dư, lao động bị mất việc… cho phù hợp với quá trình chuyển dịch
- cơ cấu kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Thứ ba, Trung tâm Giới thiệu việc làm tạo ra nhiều động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội vì: Tổ chức giới thiệu việc làm giúp người sử dụng lao động nhanh chóng thoả mãn các nhu cầu về lao động thông qua đó có động lực để người lao động gia tăng các hoạt động sản xuất của mình, tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao mức sống của dân cư, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra phát triển các Trung tâm Giới thiệu việc làm từ trước đến nay đã đem lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích khác. Song để các trung tâm tiếp tục thực hiện được tốt các vai trò và nhiệm vụ của mình thì trong quá trình hoạt động các trung tâm còn cần tuân thủ rất nhiều các nguyên tắc hoạt động Sau khi đã xét đến các khái niệm, phân loại của các Trung tâm Giới thiệu việc làm; vai trò của các trung tâm trong phát triển nền kinh tế; nguyên tắc để một trung tâm có thể hoạt động hiệu quả hơn thì chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quan về hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm của Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng để có thể đánh giá được hoạt động của các trung tâm chúng ta sẽ cần phải tiếp cận một cách chi tiết hơn vấn đề này thông qua các nội dung hoạt động mà các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã thực hiện. II. các nội dung hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm Theo quan điểm chung của ILO thì hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm bao gồm có hai loại: Các hoạt động chính và các hoạt động bổ sung. Các hoạt động chính là các hoạt động mà bắt buộc các Trung tâm Giới thiệu việc làm ở tất cả các quốc gia đều phải thực hiện. Còn hoạt động bổ sung là hoạt động mà tuỳ thuộc vào qui định của từng quốc gia mà các Trung tâm Giới thiệu vịêc làm của quốc gia đó có phải thực hiện không. 1. Các hoạt động chính của các Trung tâm Giới thiệu việc làm Thông thường các trung tâm giới thiệu việc làm hiện đại thường tập trung vào năm hoạt động chính là: Chắp nối người tìm việc và chỗ làm việc trống
- Tạo lập và phổ biến thông tin thị trường lao động Quản lý các chương trình làm việc chủ động Quản lý các chương trình thất nghiệp và chi trả trợ cấp thất nghiệp Quản lý các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân Năm hoạt động trên là các hoạt động sương sống của một Trung tâm Giới thiệu việc làm, nội dung hoạt động của nó có vai trò quyết định đối với các hoạt động khác trong trung tâm. 1.1. Hoạt động chắp nối việc làm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu chúng ta biết sử dụng đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng của họ, chúng ta sẽ có nhiều tài năng hơn phục vụ cho đất nước”. Song để làm được điều này thì hoàn toàn không dễ, các trung tâm giới thiệu việc làm đã thực hiện chức năng này với mục đích chủ yếu là: Giúp đỡ những người tìm việc lần đầu tìm được công việc phù hợp với họ Giúp cho doanh nghiệp tìm được lao động thích hợp Giúp những người đã có việc làm thay đổi công việc phù hợp với họ hơn Giúp người lao động thất nghiệp tìm được việc làm mới. Họat động chắp nối này không thực sự “giải quyết” được việc làm cho người tìm việc. Hoạt động được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện và tự do lựa chọn của người lao động và người sử dụng lao động, nó chỉ giúp giới thiệu người lao động, giới thiệu các ứng cử viên phù hợp đến với các doanh nghiệp, để người sử dụng lao động lựa chọn và đưa ra một cu ộc hẹn. Việc thoả thuận giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động có đi đến kết quả cuối cùng không cũng không thuộc phạm vi quản lý của trung tâm. Một nguyên tắc nữa của hoạt động chắp nối là khách hàng tham gia hoạt động này không phải trả bất cứ một khoản phí dịch vụ nào. Để tiến hành được hoạt động chắp nối các trung tâm cần có các biện pháp chuyên môn để có thể thu thập được nhiều nhất các thông tin từ cả hai phía: người lao động và người sử dụng
- lao động. Các trung tâm cần có các bản kê khai từ phía người lao động về: tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, yêu cầu công việc, yêu cầu về mức tiền công, các yêu cầu khác nếu có… Bên cạnh đó các trung tâm cũng cân có một bản kê khai các chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng lao động, bản kê khai này cũng thường tập trung vào một số vấn đề như: yêu cầu nghề nghiệp, yêu cầu trình độ chuyên môn – kỹ thuật, số lượng lao động cần tuyển, và các chỉ tiêu khác nếu có. Thông qua các bản kê khai này mà cán bộ phụ trách công tác chắp nối sẽ tìm ra các điểm trùng nhau trong các bản đăng ký (có thể làm thủ công hoặc thông qua hệ thống máy tính) và cán bộ phụ trách trong trung tâm sẽ tiến hành bố trí một cuộc gặp mặt giữa người lao động và người sử dụng lao động một cách thích hợp và thuận tiện cho cả hai bên. Khi cung cấp dịch vụ chắp nối và sắp xếp việc làm, người ta có thể: cung cấp thông tin và tư vấn hoặc trợ giúp đặc thù liên quan đến việc làm. Trong đó: - Dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn: Các trung tâm thường cung cấp thông tin và tư vấn cho người tìm việc về: các công việc đặc biệt, bao gồm các yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, các điều khoản của việc làm, địa điểm; các xu hướng phát triển của thị trường lao động; các loại hình nghề nghiệp đặc thù; các cơ hội đào tạo nghề; các thông tin về các khoản trợ giúp tài chính… Còn đối với người cần tuyển lao động các trung tâm cung cấp cho họ các thông tin như: các kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động, trình đ ộ học vấn, các loại hình nghề nghiệp đặc thù… qua đ ó có thể giúp cho người lao động và ngưới sử dụng lao động nhanh chóng tiếp cận nhau hơn. - Dịch vụ trợ giúp đặc thù liên quan đến việc làm: Ngoài việc cung cấp cho người tìm việc thông tin liên quan đến thị trường lao động, một số người tìm việc cần có sự trợ giúp thêm cụ thể như: Các khoá đào tạo ngắn hạn để giúp nhận biết mục đích của cá nhân đối với việc làm; trợ giúp trong việc chuẩn bị hồ sơ xin việc; đào tạo thêm các kỹ năng phỏng vấn; trợ giúp qua câu lạc bộ việc làm, ở đó các nhóm nhỏ người tìm việc cùng tập hợp lại để giúp nhau tìm kiếm việc làm, tiếp nhận tư vấn và trợ giúp. ở Việt Nam hoạt động chắp nối việc làm được coi là hoạt động quan trọng trong các hoạt động của Trung tâm Giới thiệu việc làm, các trung tâm không những đã chắp nối người lao
- động với chỗ làm việc mà còn giới thiệu và tư vấn cho người lao động về chính sách lao động – việc làm và những địa điểm học nghề phù hợp. Nhìn chung trong suốt thời gian qua các Trung tâm giới thiệu việc làm ở nước ta đã cố gắng hoàn thành tốt vai trò cầu nối trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động. 1.2. Hoạt động tạo lập và phổ biến thông tin trên thị tr ường lao động Trung tâm Giới thiệu việc làm có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin trên thị trường lao động, việc cung cấp thông tin này không chỉ cho các đối tượng khách hàng là người lao động và người sử dụng lao động mà còn cung cấp thông tin cho một số nhóm các đối tượng khác như: các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội, các nhà thống kê, các nhà nghiên cứu về lao động – việc làm… Xét trên thị trường lao động các Trung tâm Giới thiệu việc làm vừa là người cung cấp vừa là người sử dụng thông tin trên thị trường lao động Với vai trò nhà cung cấp, trung tâm đóng góp vào dữ liệu về cung và cầu lao động cho địa phương và quốc gia thông qua: - Trung tâm cung cấp thông tin về chỗ làm việc trống do người sử dụng lao động thông báo. Các thông tin này thường tập trung vào một số các tiêu chí như: số lượng lao động mà các doanh nghiệp cần tuyển, yêu cầu về trình đ ộ chuyên môn – kỹ thuật, mức lương mà người lao động có thể nhận được, địa điểm làm việc… Các thông tin này cũng được phân loại và chia theo khu vực, ngành nghề, kỹ năng, kinh nghiệm… - Trung tâm cũng cung cấp các thông tin về người tìm việc cho các doanh nghiệp cần tuyển lao động. Các thông tin này cũng thường đ ược phân loại theo: kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, tuổi, nghề nghiệp… - Trung tâm cung cấp thông tin về những người tự tạo việc làm. Với vai trò là người sử dụng thông tin trên thị trường lao động thì các trung tâm dùng thông tin trên thị trường lao động để: - Trung tâm sẽ tiến hành tư vấn về nhu cầu đào tạo cho người lao động hoặc tư vấn về nhu cầu phát triển các khoá đào tạo cao hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội
78 p | 2264 | 1290
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 766 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 688 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 400 | 185
-
Luận văn:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
98 p | 466 | 162
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 408 | 159
-
Luận văn: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
61 p | 327 | 147
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
35 p | 366 | 136
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 304 | 111
-
Luận văn: “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội”
68 p | 320 | 92
-
Luận văn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội
46 p | 211 | 82
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước
71 p | 522 | 81
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 239 | 79
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 247 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 193 | 48
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 170 | 22
-
Luận văn: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
42 p | 160 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 154 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn