LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
lượt xem 13
download
Sau khi Cách mạng thành công, nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giành được quyền làm chủ đất nước và trong ngày mồng 2 tháng 12 năm 1975 đã thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHĐCN) Lào. Đó là nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
- LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi Cách mạng thành công, nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giành được quyền làm chủ đất nước và trong ngày mồng 2 tháng 12 năm 1975 đã thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHĐCN) Lào. Đó là nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Để đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc Lào và đáp ứng những yêu cầu mới trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp). Quốc hội là một trong ba quyền lực đó. Quốc hội có chức năng và vị trí rất quan trọng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Theo chủ trương và đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân, từng bước quản lý nhà nước bằng pháp luật, yêu cầu đó đòi hỏi phải kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, trong đó chức năng lập pháp phải được đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu mới của Đảng và Nhà nước, để thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật phù hợp với đời sống xã hội hiện nay. Uỷ ban pháp luật là một trong những cơ quan của Quốc hội có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Uỷ ban pháp luật phải được nâng cao chất lượng về tổ chức và hoạt động nhằm làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, làm sáng tỏ, phát huy những giá trị của dân chủ đại diện, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- là đòi hỏi cấp bách cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Bởi vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật nói riêng đã và đang được các nhà nghiên cứu khoa học Lào và Việt Nam quan tâm đến, nhưng vấn đề này ở Việt Nam không phải là vấn đề mới vì có nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu từ lâu. ở Lào, vấn đề này là vừa được nghiên cứu chính thức chỉ là một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến trong vài năm vừa qua. Những công trình khoa học nghiên cứu đến đề tài này như sau: - Tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. CTQG, năm 1993. - Quyền giám sát tối cao của Quốc hội, luận án tiến sỹ (1995) của Phạm Ngọc Kỳ, Viện Nhà nước và pháp luật. - Nhân dân lao động thực thi quyền lực chính trị thông qua cơ quan dân cử của Nguyễn Viết Bé, Nxb. CTQG, Hà Nội năm 1998. - Chức năng lập pháp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn thạc sỹ (1998) của Phạm Thị Tình, trường Đại học Luật Hà Nội. - Hoàn thiện quy trình xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn thạc sỹ (2001) của Nguyễn Quốc Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Đổi mới tổ chức bộ máy Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn thạc sỹ (2001) của Trần Thị Thanh Mai, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Nâng cao chất lượng và hiệu lực của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội n ước CHXHCN Việt Nam, luận văn thạc sỹ (2002) của Nguyễn Thị Dung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước CHDCND Lào, luận văn thạc sỹ (2004) của Xải U Phun Xả Ly, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- - Nhìn chung những công trình trên đã đề cập đến khía cạnh của hoạt động Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, tiếp thu những kết quả đó, luận văn nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn có mục đích nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, đề xuất những phương hướng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, góp phần vào việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước CHDCND Lào. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội. - Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội trong công cuộc đổi mới hiện nay. - Đề xuất những phướng hướng và giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu luận văn là hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào. - Thời gian xem xét chủ yếu là từ năm 2002 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, chủ trương đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác Lênin, phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, khảo sát thực tiễn so sánh, điều tra xã hội học… 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- - Đánh giá rõ thực trạng chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu, cần thiết có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào. 7. ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện về phương diện lý luận về việc nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào trên cơ sở góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về nhà nước và pháp luật trong các trường đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Cơ sở lý luận nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 1.1. Sự hình thành và phát triển của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 1.1.1. Sự hình thành của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là đất nước có lịch sử vẻ vang trên con đường đấu tranh chống ngoại xâm, nhiều thế hệ sinh sống có lòng yêu nước, hy sinh dũng cảm để giành độc lập tự do cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào phong trào cách mạng Lào từng bước lớn mạnh, trải qua nhiều năm đấu tranh ác liệt gian khổ nhân dân Lào đã giành được độc lập tự do, từ địa vị nô lệ, nhân dân các bộ tộc Lào đã được làm chủ đất nước, lật đổ chính quyền cũ và giành được chính quyền
- về tay mình. Tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất khai mạc trọng thể tại Thủ đô Viêng Chăn từ ngày mồng 1 - 2 / 12 / 1975 nhân dân Lào đã tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước CHDCND Lào và khẳng định ý chí và nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Lào là chấm dứt chế độ cũ. Đại hội đã nhất trí đơn xin thoái vị của Vua, đơn xin giải thể Hội đồng quốc gia chính trị Liên hiệp và Chính phủ liên hiệp lâm thời. Đại hội đã thông qua nghị quyết về tên Nhà nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, ngôn ngữ và chính thức tổ chức Nhà nước [33, tr.1004]. Cơ cấu quyền lực nhà nước tối cao đầu tiên của nước CHDCND Lào do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất bầu ra và thông qua vào ngày 2 tháng 12 năm 1975. Hệ thống chính trị cách mạng đầu tiên của nước CHDCND Lào được tổ chức và hoạt động theo cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị gồm có: Đảng, Nhà nước, Hội đồng nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Lào và các tổ chức quần chúng, trong cấu trúc đó bộ phận chiếm vị trí quan trọng nhất là Hội đồng nhân dân (HĐND) tối cao Cơ cấu Nhà nước đầu tiên của nước CHDCND Lào gồm có: - Chủ tịch nước CHDCND Lào. - Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội). - Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ). Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, là người tượng trưng cho sự đoàn kết, thống nhất các bộ tộc Lào trên cả nước, là người thay mặt nhân dân trong quan hệ quốc tế. Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao. Dựa vào thực tiễn của đất nước, CHDCND Lào đầu tiên được tổ chức theo quy định tại Điều 1 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân tối cao đầu tiên 1978 (khi đó chưa có Hiến pháp) đã quy định: - Quốc gia: chia thành tỉnh - thành phố; - Tỉnh chia thành huyện; - Huyện: chia thành xã. - Xã: chia thành làng (bản). Hệ thống tổ chức Hội đồng nhân dân tối cao đầu tiên của nước CHDCND Lào được thiết lập theo 4 cấp như sau: - Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội);
- - Hội đồng nhân dân tỉnh - thành phố; - Hội đồng nhân dân huyện; - Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân tối cao khóa I hoạt động với nhiệm kỳ đặc biệt kéo dài gần 14 năm (1975 - 1889), được tổ chức và hoạt động trong điều kiện cả nước vừa phải hoàn thành cách mạng giải phóng, thống nhất đất nước, vừa thực hiện từng bước cải cách dân chủ, hoàn thiện bộ máy nhà nước để góp phần quan trọng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Số đại biểu Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) khóa I được bầu gồm 45 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu nữ, 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 1 Tổng Thư ký thường trực, 13 ủy viên thường vụ và có 3 ủy ban: ủy ban dự án hiến pháp, ủy ban dự án nghị định sắc lệnh - Luật bầu cử và ủy ban Kế hoạch và ngân sách; đồng thời còn có Văn phòng giúp việc Quốc hội. Với trách nhiệm là đại biểu của nhân dân, Quốc hội thực sự trở thành nơi phản ánh mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội được nhân dân bầu ra thực sự trở thành người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào. Hội đồng nhân dân tối cao khóa II được bầu ngày 26 tháng 03 năm 1989 có số đại biểu là 79, trong đó có 5 đại biểu nữ. HĐND Tối cao khóa II ngoài các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch còn có thêm Uỷ ban thường vụ (UBTV) và các ban phụ trách các lĩnh vực quan trọng của đất nước trong đó có Uỷ ban pháp luật. Chủ tịch HĐND Tối cao khóa II không kiêm chức Chủ tịch nước như khóa I, chỉ phụ trách vụ của mình đó là cơ quan lập pháp tối cao. HĐND Tối cao khóa II được tổ chức và hoạt động trong giai đoạn đổi mới đất nước, thực hiện vai trò trọng yếu trong việc thể hiện hóa những chủ trương đường lối của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV, HĐND Tối cao đã ban hành Hiến pháp, Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào và 22 đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo từng lĩnh vực cụ thể. Hệ thống tổ chức HĐND Tối cao khóa II được tổ chức và hoạt động theo ba cấp như sau: - HĐND Tối cao; - HĐND tỉnh - thành phố;
- - HĐND huyện. HĐND Tối cao khóa I như trên đã nói được tổ chức hoạt động theo 4 cấp, bởi vì điều kiện đất nước mới giải phóng bộ máy chính quyền địa phương vẫn giữ nguyên theo hình thức nhà nước khu giải phóng. Đến HĐND Tối cao khóa II đã thay đổi, nhất là bỏ HĐND cấp xã. Quốc hội nước CHDCND Lào chính thức đã ra đời vào ngày 20 tháng 12 năm 1992, gồm có 85 đại biểu, 8 đại biểu nữ, có một Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 8 ủy viên Thường vụ và 6 ủy ban: ủy ban thư ký, ủy ban kinh tế và kế hoạch tài chính, Uỷ ban pháp luật, ủy ban văn hóa-xã hội, ủy ban dân tộc và ủy ban đối ngoại, đồng thời còn có Văn phòng giúp việc Quốc hội. Quốc hội đã có những thay đổi nhất định về tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, dựa trên thực tiễn của đất nước và phù hợp với tinh thần đổi mới, Quốc hội đã thống nhất quyết định HĐND Tối cao 3 cấp chuyển thành Quốc hội một cấp. Nhằm thực hiện vị trí, vai trò, và nhiệm vụ của mình, Điều 39 Hiến pháp 1991 xác định rõ: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp, có quyền giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước [34, tr.8]. Ngày 21 tháng 12 năm 1997, Quốc hội khóa IV được bầu ra gồm có 99 đại biểu, 21 đại biểu nữ, có 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch (1 nữ) 7 ủy viên thường vụ có 6 ủy ban như Quốc hội khóa III, nhưng bỏ ủy ban thư ký và thành lập thêm ủy ban quốc phòng, an ninh [32, tr.5]. Quốc hội khóa V được bầu vào ngày 24 tháng 4 năm 2002 gồm có 109 đại biểu, 25 đại biểu nữ, 1 Chủ tịch, có 1 Phó Chủ tịch, 7 ủy viên Thường vụ và có 6 ủy ban: Uỷ ban pháp luật, ủy ban kinh tế - kế hoạch và tài chính, ủy ban văn hóa xã hội, ủy ban dân tộc, ủy ban đối ngoại và ủy ban quốc phòng, an ninh. Quốc hội tiếp tục thực hiện vị trí vai trò của mình trên cơ sở Hiến pháp (1991), Hiến pháp sửa đổi năm 2003, Luật về Quốc hội năm 1993, Luật về Quốc hội sửa đổi năm 2003 và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, phát huy những thành quả đạt được của Quốc hội các khóa trước. Quốc hội khóa V đã có những đổi mới đáng kể, tiến hành tương đối đồng bộ, khẩn trương và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- 1.1.2. Sự phát triển của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 1.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1992 Trong lịch sử Quốc hội nước CHDCND Lào, Uỷ ban pháp luật luôn luôn là bộ phận cấu thành cơ cấu tổ chức của Quốc hội, cũng như Nghị viện các nước, Quốc hội không thể hoạt động được nếu không có ủy ban chuẩn bị nội dung các báo cáo, tham mưu những vấn đề thuộc nội dung của các dự án luật, những vấn đề quan trọng do các cơ quan có thẩm quyền trình ra Quốc hội xem xét, thông qua. Với những nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, mỗi ủy ban của Quốc hội đều có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình để tạo nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Quốc hội của bất kỳ nước nào cũng có chức năng làm luật chức năng quyết định ngân sách, chức năng giám sát việc thực thi pháp luật và một số chức năng khác. Qua nghiên cứu hệ thống Nghị viện các nước trên thế giới cho thấy, việc thành lập các ủy ban trong Nghị viện các n ước thường dựa trên các bộ tương đương của Chính phủ nhưng hầu hết Nghị viện nào cũng có những ủy ban chủ chốt như ủy ban về pháp luật, kinh tế, ngân sách. ở Việt Nam, Uỷ ban pháp luật là một trong 7 ủy ban và Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Uỷ ban pháp luật có vị trí quan trọng góp phần vào việc giúp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. ở Quốc hội Trung Quốc có 8 ủy ban chuyên môn. Trong đó ủy ban luật pháp có vị trí quan trọng. Nghị viện Cộng hòa Pháp có Uỷ ban pháp luật phụ trách về các lĩnh vực luật dân sự, luật hình sự, luật xí nghiệp, đoàn thể, chính quyền địa phương ở cả Thượng viện và Hạ viện. Nghị viện Liên bang Australia có các ủy ban Th ượng viện nghiên cứu chi tiết các dự án luật và kiểm tra tính xác thực của các bản thẩm tra dự án luật. Nghị viện Canada có ủy ban liên hợp Thường trực, chuyên xem xét các nghị định của Chính phủ, có các ủy ban lập pháp để xem xét một dự án luật cụ thể và chấm dứt hoạt động khi dự án luật đó được gửi lại cho Hạ viện, Nghị viện Phần Lan có ủy ban Hiến pháp và ủy ban lập pháp. Nghị viện Indonexia có ủy ban pháp chế và Văn phòng luật sư…
- ở CHDCND Lào HĐND tối cao (Quốc hội) khóa I đã có 2 ủy ban: ủy ban dự án Hiến pháp và ủy ban dự án sắc lệnh và Luật bầu cử, chưa gọi là Uỷ ban pháp luật, cả 2 ủy ban có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho việc lập hiến pháp, thẩm tra các sắc lệnh liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND tối cao và phổ biến chính sách của Đảng. Khi đó chức năng và nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước chưa phân công rõ ràng bởi vì sau khi đất nước được giải phóng, tình hình trên đất nước chưa ổn định, nền kinh tế của Nhà nước bị phá hủy, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhân dân bị nghèo đói và vẫn còn tàn quân của chính quyền cũ hoạt động chống lại chế độ mới. Một số nơi còn có tình trạng nhân dân không hiểu biết chủ trương, đường lối của chế độ mới, Nhà nước cũng chưa kịp ban hành các đạo luật, Nhà nước đã tạm thời quản lý kinh tế - xã hội bằng các chỉ thị, thông tư, sắc lệnh và đường lối của Đảng. Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương là chú trọng hai nhiệm vụ cơ bản: - Tổ chức và động viên rộng rãi, phát huy dân chủ nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân về chính trị, về tinh thần yêu n ước, yêu giai cấp, yêu chế độ mới, cùng nhau xây dựng và bảo vệ chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân non trẻ mới được thành lập. - Đấu tranh chống và trấn áp những kẻ có âm mưu phản cách mạng, những người có tội ác to lớn đối với nhân dân, xóa bỏ tận gốc những tàn dư tệ nạn của xã hội cũ. Đứng trước tình hình đất nước còn có nhiều khó khăn như vậy HĐND tối cao khóa I đã tập trung vào việc khôi phục đất nước sau chiến tranh đã làm cho việc lập Hiến pháp bị tạm dừng, ủy ban dự án Hiến pháp không được hoạt động theo nhiệm vụ được đề ra. Đến cuối nhiệm kỳ của HĐND tối cao khóa I, tình hình kinh tế - chính trị và xã hội đã ổn định, cũng là lúc Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào được mở ra (1986). Đại hội lần này đã ban hành chính sách đổi mới đất nước toàn diện, trong đó việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đã được đề cao. Trong Văn kiện của Đại hội đã khẳng định: “Muốn quản lý nhà nước được là không có cách nào khác phải xây dựng
- và cải cách hệ thống chính sách về mọi mặt của đời sống xã hội, hệ thống chính sách đó phản ánh chính xác, khách quan và phản ánh được lợi ích chung của nhân dân” [25, tr.79]. Song song với xây dựng và cải cách hệ thống chính sách, Văn kiện Đại hội cũng xác định phải thể chế hóa chính sách đó thành pháp luật. Vì nếu không có pháp luật thì không thể quản lý xã hội được. Sự phát triển của xã hội đang đòi hỏi Nhà nước Lào phải xây dựng và không ngừng cải cách các bộ máy quản lý để đủ khả năng đáp ứng việc xây dựng hệ thống pháp luật. Công việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo và sắp xếp bộ máy cán bộ công chức, quản lý và tạo điều kiện quản lý mọi hoạt động của xã hội đi theo chủ trương, đường lối của Đảng. Dưới sự lãnh đạo sáng suất của Đảng, cùng với chính sách đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và tình hình ổn định của đất nước trong giai đoạn mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động trở lại của ủy ban dự án Hiến pháp ủy ban đã bắt đầu việc chuẩn bị cho soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào. HĐND tối cao khóa II đã được thành lập Uỷ ban pháp luật trên cơ sở kết hợp 2 ủy ban là ủy ban dự án Hiến pháp và ủy ban dự án sắc lệnh và luật bầu cử. Uỷ ban pháp luật của HĐND tối cao khóa II có nhiệm vụ quan trọng là tham mưu cho Uỷ ban thường vụ HĐND tối cao trong việc soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên và một số dự án luật. Uỷ ban pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên. Bản Hiến pháp này đã được quần chúng nhân dân góp ý kiến rộng rãi và cũng là lần đầu tiên có sự đồng ý của nhân dân tham gia soạn thảo bản Hiến pháp. Bản Hiến pháp đã tổng kết những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước Lào. Quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế và chế độ xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và hệ thống bộ máy nhà nước, đồng thời quy định quyền làm chủ của nhân dân. Bản Hiến pháp được đại biểu HĐND tối cao khóa II thảo luận nhiều lần và đến cuối nhiệm kỳ đã được thông qua vào ngày 14/8/1991 tại kỳ họp thứ 6, và được công bố chính thức ban hành vào ngày 15/8/1991. Đó là cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng bộ máy nhà nước và là một văn bản luật cơ bản đầu tiên, thể hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hệ
- thống pháp luật cho các nhiệm kỳ Quốc hội tiếp theo, bảo đảm cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động có hiệu quả trong tình hình mới. 1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay Phải mất gần 16 năm sau khi giải phóng đất nước, Nhà nước CHDCND Lào mới xây dựng được bản Hiến pháp vì nhiều lý do trong và ngoài nước, từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, sau đó là sự ra đi của ông Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản (21/11/1992) - vị lãnh tụ trong công cuộc cách mạng giải phóng đất nước. Ông là người khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước. Trước tình hình trong nước và quốc tế có sự biến đổi mạnh mẽ với nhiều thuận lợi cũng như khó khăn thử thách. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn đổi mới như vậy CHDCND Lào cần phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, cải cách và hoàn thiện Nhà nước, phát huy dân chủ, giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Giai đoạn này được coi là giai đoạn đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, với việc quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội, thành lập thêm các ủy ban chuyên môn đặc trách những lĩnh vực rộng lớn của đời sống xã hội, cơ cấu, chất lượng của đại biểu Quốc hội được chú trọng nâng cao. Đây cũng là giai đoạn mà những thành quả của công cuộc đổi mới toàn diện được phát huy, những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được tập trung thực hiện nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và cũng đặt ra yêu cầu bức xúc trong đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính, cải cách t ư pháp và đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội ngang tầm đòi hỏi và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Số lượng thành viên của Uỷ ban pháp luật được tăng cường nhiều hơn. Các đại biểu là thành viên ủy ban đều được lựa chọn trên cơ sở bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của ủy ban, có tính đến yếu tố đại diện cho các vùng, miền, ngành và
- lĩnh vực công tác nhằm bảo đảm cho hoạt động của ủy ban vừa có tính chuyên môn cao vừa bảo đảm tính đại diện hợp lý và có điều kiện thời gian hoạt động. Thường trực Uỷ ban pháp luật hoạt động chuyên trách, toàn bộ thời gian và công sức phục vụ cho hoạt động của ủy ban và Quốc hội, các đại biểu được lựa chọn là những người có trình độ và kinh nghiệm xây dựng pháp luật, trong hoạt động tư pháp và một số lĩnh vực chuyên môn khác, có trách nhiệm cao trong công việc và tổ chức hợp lý, khoa học các hoạt động của ủy ban trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao. Uỷ ban pháp luật có bộ máy giúp việc là Cục pháp luật, bao gồm các cán bộ, chuyên viên là những người tốt nghiệp đại học luật ở trong nước và nước ngoài. Các điều kiện làm việc như văn phòng, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động của ủy ban ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm để ủy ban thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Uỷ ban pháp luật của quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là cơ quan đại diện quyền lực và lợi ích của nhân dân các bộ tộc, vừa là cơ quan quyền lực nhà nước vừa là cơ quan lập Hiến, có quyền quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Quốc hội có các ủy ban giúp việc về nhiều lĩnh vực khác nhau, các ủy ban của Quốc hội là cơ quan tham mưu của Quốc hội và UBTVQH, có nhiệm vụ thẩm tra các dự án pháp luật, dự án pháp lệnh, giúp Quốc hội và UBTVQH thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước. Mỗi ủy ban của Quốc hội đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tạo nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Trong đó Uỷ ban pháp luật là cơ quan tham mưu của Quốc hội và UBTVQH trong lĩnh vực lập hiến, lập pháp. Uỷ ban pháp luật được giao quyền thẩm tra, xem xét về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự án luật trước trình Quốc hội xem xét, thông qua, giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, kiến nghị các giải pháp liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Trong lịch sử của Quốc hội, Uỷ ban pháp luật của Quốc hội các khóa đã góp phần quan trọng vào việc giúp Quốc hội và UBTVQH hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong công tác lập pháp, giám sát và quyết
- định vấn đề quan trọng của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân do Đảng NDCM Lào đã đặt ra. 1.2.1. Chức năng và phương thức hoạt động thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào là cơ quan tham mưu, giúp việc và giám sát của Quốc hội, UBTVQH trong lĩnh vực lập hiến, lập pháp thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, luật về Quốc hội và các văn bản khác. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào có ba chức năng chính là thẩm tra, giám sát, kiến nghị về lĩnh vực được giao. Ba chức năng này không thể tách rời nhau mà luôn luôn gắn kết, hỗ trợ cho nhau. Để thực hiện chức năng thẩm tra Uỷ ban pháp luật của Quốc hội phải thực hiện chức năng giám sát, khảo sát và qua công tác giám sát để có thể có những kiến nghị là căn cứ xác đáng phục vụ cho chức năng thẩm tra. Qua công tác thẩm tra, giám sát mới đề xuất, kiến nghị với Quốc hội và UBTVQH các giải pháp để thực thi pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn. - Chức năng thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào. Thẩm tra là hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban của Quốc hội do Quốc hội giao nhiệm vụ thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự án văn bản pháp luật khác trước khi trình Quốc hội, UBTVQH xem xét thông qua. Đây là một khâu quan trọng trong quy trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Trong các nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì nhiệm vụ thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự án, báo cáo khác được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất, nó là cơ sở, căn cứ để đưa các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh hoặc dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, UBTVQH xem xét, sửa đổi hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, có giá trị điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, không nên hiểu đơn thuần nhiệm vụ thẩm tra các dự án chỉ phục vụ cho việc thực hiện chức năng của Quốc hội là hoạt động lập pháp mà còn phục vụ cho cả ba chức năng của Quốc hội.
- - Quan niệm về chức năng thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào. Thẩm tra là điều tra, tìm hiểu để xem xét lại điều đã kết luận hoặc vấn đề đã nêu có đúng, có chính xác không. Hoạt động thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào là hoạt động mang tính pháp lý, được tiến hành thông qua các hình thức họp toàn thể hoặc phiên họp thường trực của ủy ban theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động thẩm tra của Uỷ ban pháp luật nhằm kiểm tra, xem xét, đánh giá, thẩm định chất lượng và nội dung của dự án luật, dự án pháp lệnh và các văn bản khác của các cơ quan được giao soạn thảo hoặc có trách nhiệm chuẩn bị các dự án luật, dự án pháp lệnh và các văn bản trước khi trình Quốc hội, UBTVQH xem xét và thông qua. Khi tiến hành hoạt động thẩm tra, Uỷ ban pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức báo cáo, trình bày về những vấn đề có liên quan đến dự án được thẩm tra, có quyền bác bỏ hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc có quyền đề nghị hoãn lại để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào một phiên họp khác. Để phục vụ thẩm tra, Uỷ ban pháp luật của Quốc hội có quyền tiến hành một loạt các hoạt động khác như khảo sát, điều tra, xem xét trực tiếp chất vấn, yêu cầu báo cáo về những vấn đề có liên quan đến các dự án luật, pháp lệnh. - Lĩnh vực thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào. Theo Luật về Quốc hội năm 2003 (Điều 33) đã xác định nhiệm vụ thẩm tra của Uỷ ban pháp luật về lĩnh vực như sau: +Tổ chức bộ máy nhà nước, hình sự, nhân sự, hành chính và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao. +Dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị của cơ quan khác, của tổ chức, của đại biểu Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về luật, pháp lệnh. +Các báo cáo của Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân, về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án, các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thẩm quyền trong nhiệm vụ thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào căn cứ vào chất lượng dự án được soạn thảo, thông qua quy trình thẩm tra, ủy ban có quyền đưa ra các quyết định sau đây:
- + Tán thành với toàn bộ nội dung và hình thức của dự án. Việc tán thành này được thể hiện qua báo cáo thẩm tra hoặc của ủy ban trình ra Quốc hội hoặc UBTVQH. Hoạt động thẩm tra của Uỷ ban pháp luật có đạt chất lượng và hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào việc chuẩn bị báo cáo thẩm tra (giai đoạn cuối cùng của quy trình thẩm tra). Hay nói cách khác, báo cáo thẩm tra là kết quả cuối cùng của hoạt động thẩm tra. Toàn bộ nội dung của cuộc họp thẩm tra được phản ánh qua báo cáo thẩm tra; + Không tán thành với toàn bộ dự án. Hậu quả của quyết định này là ngay sau khi cuộc họp thẩm tra, dự án có thể được trình UBTVQH xem xét cho ý kiến ủy ban vẫn trình báo cao thẩm tra và nêu rõ về các nội dung không tán thành để UBTVQH xem xét, quyết định. Khi dự án bị Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến chưa trình ra Quốc hội thì cơ quan trình dự án phải chuẩn bị lại, xem xét lại quy trình phân tích chính sách, soạn thảo lại dự án và tiếp tục xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền; hoặc có quyền rút khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. + Tán thành cơ bản về các nội dung của dự án nhưng đề nghị xem xét các điều kiện bảo đảm thực hiện hoặc sửa đổi về kỹ thuật câu chữ cho phù hợp và dự án được tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để trình xem xét thông qua. + Tán thành một số nội dung và yêu cầu cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa đổi một số nội dung, bao gồm cả kỹ thuật lập pháp hoặc những vấn đề về thủ tục. Đây là vấn đề thường gặp nhất mà rất ít khi có dự án trình đến các cơ quan của Quốc hội thẩm tra lại được sự ủng hộ nhất trí hoàn toàn về nội dung cũng nh ư hình thức của văn bản. Bởi vì, về phía cơ quan soạn thảo bao giờ cũng muốn có những quy định thuận lợi cho hoạt động của mình hoặc vì lợi ích cục bộ nên có những quy định không phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Do đó, sau khi tiến hành thẩm tra bao giờ cũng có bước phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra, dự án được trình UBTVQH cho ý kiến thì cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và Uỷ ban pháp luật (trong trường hợp Uỷ ban pháp luật là cơ quan tham gia thẩm tra) phải tổ chức họp để tiếp thu ý kiến của các thành viên UBTVQH để chỉnh lý dự án. - Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào. Báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh là một văn bản do các cơ quan thẩm tra về dự án được thẩm tra dưới hình thức quy định, có tính chất bắt buộc nhằm bảo đảm
- cho quy trình xây dựng luật, pháp lệnh được tiến hành chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả. Về mục đích với việc thể hiện quan điểm của cơ quan thẩm tra là cơ quan được Quốc hội giao phụ trách những lĩnh vực chuyên môn thì báo cáo thẩm tra chính là văn bản đánh giá chất lượng của dự án luật, pháp lệnh cả về nội dung và hình thức và một số trường hợp nêu ra những vấn đề (về lý luận, về pháp luật, về thực tiễn) cùng những giải pháp nhất định để Quốc hội, UBTVQH có cơ sở xem xét, thảo luận và thông qua dự án. Báo cáo thẩm tra còn có sự kiểm tra trước nhằm phát hiện những vi phạm, khiếm khuyết hạn chế với dự báo, phòng ngừa những điểm sai trái có thể có trong dự thảo. Hoạt động thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội có những tính chất tương tự như hoạt động thẩm định của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên hai hoạt động này có sự khác nhau và có thể phân biệt qua đặc trưng về chủ thể, đối tượng, nội dung vị trí và vai trò của mỗi hoạt động quy trình xây dựng pháp luật. Hoạt động thẩm định và thẩm tra mặc dù có những điểm khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau: hoạt động thẩm định là tiền đề có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động thẩm tra. Nếu hoạt động thẩm định dự án luật, pháp lệnh có chất lượng trước khi trình ủy ban thẩm tra thì sẽ giảm bớt thời gian và công sức cho cơ quan thẩm tra, góp phần nâng cao chất lượng của dự án luật, pháp lệnh – có thể hiểu thẩm tra của ủy ban thực hiện một loạt các thao tác như xem xét, thẩm tra, khảo sát, điều tra, nghiên cứu, hỏi, chất vấn, thẩm vấn và phối hợp hoạt động với các cơ quan hữu quan đưa ra các dự án luật, pháp lệnh hoặc các dự án khác trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, các điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm khi dự án được thông qua có chất lượng, bảo đảm điều chỉnh các quan hệ xã hội mà dự luật pháp lệnh hướng tới, thúc đẩy các quan hệ kinh tế – xã hội phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. - Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm tra:
- Cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra về tất cả các mặt của dự án luật, dự án pháp lệnh, dự án nghị quyết, phải tập trung vào những nội dung sau đây: + Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, đối tượng phạm vi điều chỉnh; + Sự phù hợp của nội dung dự án với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp của dự án và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật; + Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo. + Tính khả thi của dự án; - Hình thức báo cáo thẩm tra: + Nếu căn cứ vào chủ thể của cơ quan thẩm tra: Báo cáo thẩm tra của cơ quan thẩm tra; Báo cáo thẩm tra của cơ quan tham gia thẩm tra (về những nội dung có liên quan tới lĩnh vực ủy ban phụ trách); Báo cáo của Uỷ ban pháp luật (với tư cách tham gia thẩm tra nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật). + Nếu căn cứ theo mức độ thẩm tra. Báo cáo thẩm tra sơ bộ do Thường trực ủy ban tiến hành. Báo cáo thẩm tra chính thức do toàn thể ủy ban tiến hành. Như vậy, báo cáo thẩm tra là văn bản pháp lý quan trọng thể hiện chất lượng thẩm tra của ủy ban. Chất lượng thẩm tra có liên quan đến chất lượng các dự án luật, pháp lệnh và ảnh hưởng rất lớn đến quy trình xem xét, thông qua luật tại kỳ họp Quốc hội. Báo cáo thẩm tra nó không những có giá trị như một văn bản phản biện đối với cơ quan trình dự án luật mà còn tác động trực tiếp đến các đại biểu Quốc hội trong quá trình phân tích, xem xét thông qua dự án luật, bảo đảm cho quá trình thông qua dự án luật nhanh hơn, có chất lượng cao hơn. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật được với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc
- hội và UBTVQH thông qua có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Một hệ thống pháp luật hợp hiến, hợp pháp và thống nhất, trong đó các văn bản pháp luật tuân theo và không được trái với quy định của Hiến pháp và các đạo luật sẽ bảo đảm được tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật; bảo đảm được vị trí của Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. ở nước CHDCND Lào, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân bầu ra Quốc hội, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí của nhân dân trong cả nước. Thực hiện quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trao cho, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp. Tuy nhiên, quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội chỉ có ý nghĩa khi các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước phải được ban hành trên cơ sở căn cứ vào quy định của Hiến pháp và các đạo luật, đồng thời không được trái với các quy định của Hiến pháp và các đạo luật. Việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật sẽ bảo đảm trật tự, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm cho mỗi quy phạm pháp luật đều được xuất phát từ ý chí của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân và như vậy sẽ bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tránh trường hợp mỗi địa phương, mỗi ngành ban hành mỗi loại văn bản khác nhau, không phù hợp với các điều luật, đối lập với lợi ích chung của cả nước. Một hệ thống pháp luật hợp hiến, hợp pháp và thống nhất, trong đó các văn bản pháp luật không có sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau các quy định trong mỗi văn bản pháp luật đều rõ ràng, chính xác, sẽ bảo đảm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất trên toàn quốc. Một hệ thống pháp luật không đồng bộ, mâu thuẫn nhau trong các văn bản pháp luật sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của công dân và việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật không có nghĩa là các văn bản của các cơ quan nhà nước ở các địa phương đều phải như nhau, không tính đến hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi địa phương các địa phương có thể ban hành các văn bản phù hợp với hoàn cảnh điều kiện ở mỗi địa phương nhưng phải trên cơ sở quy định của các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và không được trái với
- chúng, việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện quan trọng để bảo đảm pháp chế XHCN, trật tự pháp luật, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội trong toàn quốc. Quốc hội có quyền ban hành luật, bộ luật cũng có nghĩa là luật hoặc bộ luật do Quốc hội ban hành phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp cả về nội dung và hình thức. Để bảo đảm cho Quốc hội có một dự án luật, bộ luật t ương đối hoàn chỉnh trước khi thông qua thì các cơ quan hữu quan phải tuân thủ đầy đủ quy trình từ xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định, trình thẩm tra cho ý kiến và chỉnh lý hoàn thiện dự thảo trước khi thông qua. Luật, pháp lệnh ở CHDCND Lào được giao cho nhiều cơ quan khác nhau soạn thảo và được thể hiện theo nhiều cách, quan niệm và chuẩn mực kỹ thuật cũng khác nhau, Bộ Tư pháp là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo một số lĩnh vực tư pháp, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh... đồng thời được giao thẩm định các văn bản do các Bộ, ngành khác chủ trì soạn thảo. Tuy nhiên, mặc dù đã có Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thẩm định các dự án luật, pháp lệnh do các Bộ, ngành dự thảo để Chính phủ xem xét, quyết định về các nội dung của dự án trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua nhưng xu hướng chung thì Bộ, ngành nào được giao soạn thảo văn bản thuộc lĩnh vực của mình cũng đều có xu hướng cục bộ, muốn bảo vệ lợi ích của Bộ, ngành mình. Vì thế, cần phải có một cơ quan của Quốc hội thực hiện việc thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống. Chức năng này theo quy định của pháp luật, Quốc hội giao cho Uỷ ban pháp luật. Để đánh giá về một hệ thống pháp luật cần phải dựa vào nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau trong đó có những tiêu chuẩn quan trọng như tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật xây dựng văn bản, một hệ thống văn bản pháp luật hợp hiến, hợp pháp và có tính thống nhất phải bảo đảm được các yêu cầu sau đây: - Đó là hệ thống pháp luật đồng bộ. Trong hệ thống pháp luật đó, các văn bản quy phạm pháp luật không mâu thuẫn chồng chéo nhau mà tồn tại theo thứ bậc và có liên quan chặt chẽ với nhau. Các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với các văn bản do cơ quan nhà nước cấp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình”
89 p | 730 | 285
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt Nam
10 p | 396 | 149
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Công ty Tài chính Dầu khí
76 p | 271 | 76
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
94 p | 205 | 68
-
Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
77 p | 152 | 41
-
Luận văn: "Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa"
83 p | 235 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch
121 p | 33 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà
113 p | 33 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tháng 8
126 p | 38 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Eikoh Việt Nam
110 p | 24 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
119 p | 36 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
139 p | 20 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng công chức tại Tổng cục Quản lý thị trường
126 p | 25 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Omni School
117 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng công chức tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
142 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
132 p | 23 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hoàng Long
132 p | 17 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Nam Định
90 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn