LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long
lượt xem 32
download
Trong những năm gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế kinh tế khu vực và toàn cầu hoá. Quá trình đó tạo điều kiện cho các quốc gia có thể tận dụng được lợi thế so sánh của mình, duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Việt nam là một nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn không...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long
- LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long
- L ời mở đ ầu Trong những năm gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế kinh tế khu vực và toàn cầu hoá. Quá trình đó tạo điều kiện cho các quốc gia có thể tận dụng được lợi thế so sánh của mình, duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Việt nam là một nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn không dễ dàng. Đứng ngoài xu thế đó thì bị cô lập và tụt hậu, tham gia thì phải ứng phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các quốc gia dù lớn hay nhỏ kể cả các nước đang phát triển, thậm chí kém phát triển cũng tham gia vào quá trình hội nhập, từng bước chấp nhận những"Luật chơi" chung của các khu vực và quốc tế. "Tích cực và chủ động hợp tác quốc tế, tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế và các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, vừa theo thông lệ và luật pháp quốc tế vừa bảo vệ lợi ích của nước ta" là phương châm hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Hoà nhịp với xu thế vận động của thị trường trong những năm qua ngành Thuốc lá Việt nam đã có nhiều nỗ lực khẳng định vai trò và vị trí của một ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . Để có nguồn nhân lực đủ năng lực , trình độ , sức khoẻ giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải quan tâm , chú trọng tới công tác Bảo hộ lao động , coi đây là nhiệm vụ hàng đầu . Nó là công tác phục vụ trực tiếp sản xuất , không thể tách rời sản xuất . Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp nhà máy ngày càng mở rộng sản xuất nên việc sử dụng thiết bị máy móc hoá chất cũng nhiều , gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động .Vì vậy phải chủ động tìm biện pháp ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất . Thực tế tại nhà máy thuốc lá Thăng Long , công tác Bảo hộ lao động luôn được quan tâm hàng đầu , không thể thiếu trong quá trình sản xuất . Hàng năm toàn nhà máy hưởng ứng phong trào tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ. Hoạt động công tác Bảo hộ lao động nhà máy thực hiện rất tốt; tuy nhiên vẫn còn một
- số yếu tố cần bổ sung, thay đổi sau thời gian thực tập tại nhà máy qua khảo sát,phân tích và đánh gía công tác Bảo hộ lao động của nhà máy , trên cơ sở lý thuyết của chuyên ngành Quản trị nhân lực , kiến thức kinh tế – xã hội . Em mạnh dạn chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long” . Chuyên đề tập trung nghiên cứu lý luận về công tác Bảo hộ lao động của một doanh nghiệp thuần tuý hoạt động trong cơ chế thị trường . Trong chuyên đề có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như : phương pháp quan sát, phương pháp bảng biểu thống kê ,phương pháp điều tra , phương pháp phân tích - tổng hợp…chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mục lục, giới thiệu , kết luận , danh mục tài liệu còn gồm các nội dung chính sau : Phần I : Lý luận cơ bản về công tác Bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp. Phần II : Phân tích thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long . Phần III : Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long . Trong quá trình thực tập tại cơ sở và quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy cũng như tập thể thầy cô khoa Kinh tế lao động trường đại học Kinh tế quốc dân. P hần thứ nhất L ý luận cơ bản về công t ác bảo hộ lao đ ộng trong các doanh nghiệp. I. Khái ni ệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao đ ộng trong các doanh nghiêp. 1. Khái ni ệm bảo hộ lao đ ộng. Bất cứ d ưới chế độ nào, sức lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất, cách mạng nhất trong sản xuất. Nh ưng tuỳ theo từng chế độ mà quan đi ểm về
- lao đ ộng và bảo đảm an toàn cho người lao động lại khác nhau. Chế độ t ư bản chủ nghĩa, mục đích c ủa nhà t ư bản là mang lại lợi nhuận tối đa. Vì th ế việc quan tâm đến an toàn và sức kh oẻ cho người lao động là không được chú trọng. Việc tổ chức lao đ ộng và hoàn thiện kỷ thuật d ưới chế độ t ư b ản chủ nghĩa không có tác dụng là cải thiện đi ều kiện làm việc cho người lao động mà đó chỉ là ph ương tiện làm tăng lợi nhuận, ràng buộc người lao động làm việc trong đi ều kiện cực khổ về tinh thần cũng nh ư về thể xác. Vì vậy d ưới chế độ t ư bản chủ nghĩa, công tác bảo hộ lao động chưa th ực sự được quan tâm mà đó là s ự đấu tranh gay gắt giữa giai cấp vô sản và giai cấp t ư sản. Ngược lại hoàn toàn, chế độ xã hội chủ nghĩa thì khác hẳn, t ư li ệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Ng ười lao động thực sự được giải phóng tr ở thành người làm chủ đất n ước, làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất. Cụ thể, xuất phát từ quan điểm “Đảng và nhà n ước ta luôn l uôn quan tâm đ ến đời sống và s ức khoẻ của người lao động. Vì thế, công tác bảo hộ lao động luôn được quan tâm và đề ra ph ương châm ch ỉ đạo sản xuất “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Vì vậy bảo hộ lao động là chính sách lớn của đảng và nhà n ướ c ta nh ằm bảo đảm an toàn lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nói tóm lại, d ưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công tác bảo hộ lao động luôn là yếu tố d ược quan tâm gắn liền với quá trình sản xuất. Ngày nay quan niệm của Bảo hộ lao động cho rằng : máy móc thiết bị khi đưa vào s ử dụng không được để tồn tại những nguy cơ gây tai n ạn, không được dẫn đến những cố gắng quá mức cả về thể lực và tinh thần tâm lý người điều khiển. Để hoàn thiện hệ thống bảo hộ lao động người ta đã áp d ụng thành t ựu Ecgônômi vào nghiên cứu đánh giá thiết bị công cụ lao động, áp dụng các chỉ tiêu tâm lý Ecgônômi, các đi ều kiện nhân trắc người lao động nhằm thi ết kế những thiết bị máy móc , công cụ lao động, tổ chức làm việc tối ưu hoá quá trình s ản xuất, cải thiên điều kiện lao động, làm tăng s ự tiện nghi an toàn lao động, gi ảm sự nặng nhọc trì trệ trong lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cho nên đ ể hiểu rõ công tác bảo hộ lao động, theo tiêu chuẩn ban hành quyết định số 658/CTQĐ ngày 27 -12- 1989 đã đị nh ngh ĩa bảo hộ lao động: “Bảo hộ lao động là hệ thống các văn b ản luật pháp và các biện pháp t ương ứng về tổ chức kinh tế, xã hội, kỹ thuật và vệ sinh nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ s ức khoẻ và khả năng lao động của con ngư ời trong quá trình lao động”
- 2. M ục đích c ủa công tác bảo hộ lao đ ộng. Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông th ường hay máy móc hi ện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp d ụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có h ại, gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp cho ng ười lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu không được phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn th ương, b ệnh nghề nghiệp, là m giảm sút hoặc mất khả năng lao đ ộng hoặc tử vong. Cho nên, việc ch ăm lo cải thi ện đi ều kiện lao động, đảm bảo n ơi làm vi ệc an toàn, vệ sinh là mội trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng su ất lao động. Chính vì vậy, công tác b ảo hộ lao động luôn được Đảng và Nhà n ước ta coi là một lĩnh vực công tác lớn, nhằm mục đích: -Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động hạn chế mức thấp nhất hoặc không đ ể xảy ra tai nạn, chấn th ương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. -Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh tật khác do đi ều kiện lao động gây ra. -Bồi d ưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả n ăng lao đ ộng cho người lao động. Công tác b ảo hộ lao động có vị trí rất quan trọng và là một tro ng nh ững yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. ý nghĩa, lợi ích của công tác bảo hộ lao đ ộng. 3. 1. ý ngh ĩa chính trị. Bảo hộ lao động thể hiện quan đi ểm của con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất n ước có t ỷ lệ tai nạn thấp, ngưòi lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con ng ười là vốn quý nhất, lực l ượng lao động luôn luôn được bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Bảo hộ lao động là góp phần tích cực chăm lo b ảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao đ ộng, đó là s ự biểu hiện quan đi ểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của đảng và nhà n ước, vai trò con người trong xã hội được tôn trọng, đặc biệt là người lao động. Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, khôn g được chú
- trọng quan tâm đúng mức, điều kiện lao động của người lao động quá nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc và bệnh nghề nnghiệp thì uy tín, ni ềm tin của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. 3. 2. ý ngh ĩa xã hội và nhân v ăn. Công tác b ảo hộ lao động là thiết thực chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động vừa là yêu cầu cấp thiết của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình hay mỗi doanh nghiệp ai cũng muốn được khoẻ mạnh, lành lặn, có trình độ văn hoá ngày càng được nâng cao để cùng chăm lo h ạnh phúc và góp phần bảo đảm cho xã hội lành mạnh, trong sáng, mọi người lao động sống khỏe mạnh, làm việc có hi ệu quả cao và có vị trí xứng đáng để thực hiện quyền làn chủ trong mọi lĩnh vực Kinh tế – Xã h ội – Khoa h ọc kỹ thuật. Công tác bảo hộ lao động được quan tâm thì tai nạn lao động không xảy ra, s ức khoẻ được bảo đảm thì nhà n ước và xà hội sẽ giảm bớt được những tổn thất do phải nuôi d ưỡng, đi ều trị để khắc phục hậu quả xảy ra, tập trung đầu t ư cho các công trình phúc lợi xã hội. 3. 3. L ợi ích về kinh tế: Công tác b ảo hộ lao động được thực hiện tất sẽ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực và rõ rệt. Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt về tính mạng, có s ức khoẻ, không bị ốm đau, b ệnh tật, điều kiện làm việc thuận tiện, không n ơm nớp bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi, tự tin trong sản xuất, ngày công sẽ cao, gi ờ công cũng cao, n ăng su ất lao động tăng chất l ượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất và công tác. Đặc biệt duy trì cho con người làm việc được liên tục và không ngừng tăng lên. . Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm nh ững đi ều ki ện để để cải thiện đời sống về vật chất và tinh th ần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Nó có tác dụng tích c ực bảo đảm đoàn kết nội bộ đẩy mạnh sản xuất. Ngược lại, nếu môi tr ường làm việc quá xấu, đi ều kiện làm việc lạc hậu, khi đó tai n ạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, b ệnh tật xảy ra nhiều thì gây nên
- khó khăn cho quá trình sản xuất, khả nâng lao động của người lao động giảm, sự tin tưởng trong công việc không còn dẫn đến năng suất lao động giảm, chất l ượng sản phẩm không đảm bảo, kế hoạch sản xuất không hoàn thành. Ngoài ra, tai n ạn lao động, bệnh nghề nghiệp xẩy ra sẽ ảnh h ưởng rất lớn tới mọi hoạt động xung quanh vì khi xẩy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp thì phải điều trị, bồi d ưỡng, chăm lo s ức khoẻ cho người bị nạn thì ngày công và gi ờ công sản xuất sẽ giảm, năng su ất lao động cũng giảm theo. Đặc biệt là chi phí bỏ ra bồi th ường, đi ều trị tai nạn, bệnh tật là rất lớn, đồng thời lại kéo theo các chi phí sửa chữa máy móc, thi ết bị, nhà x ưởng, nguyên vật liệu sản xuất bị hỏng khác. Nói chung, tai n ạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra dù nhiều hay ít đều làm thi ệt hại về người và của, gây trở ngại cho quá trình sản xuất. Vì vậy, quan tâm thực hi ện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm đầy đủ về sản xuất, là đi ều ki ện đảm bảo cho quá trình sản xuất phất triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4. Tính chất của công tác bảo hộ lao đ ộng. 4.1. Tính ch ất pháp luật. Công tác b ảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và nhà n ước, nó được thiết lập dựa vào các quy định thành pháp l uật của nhà n ước. Nó được lập ra để đảm bảo thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho ng ười lao động trong sản xuất, giúp người lao động tin t ưởng trong công việc. Văn b ản pháp luật về công tác b ảo hộ lao động thì được ban hành cũng khá lâu, đặc biệt n ăm 1964 bản đi ều lệ tạm thời về bảo hộ lao động được ban hành theo quyết định số 181 – CP c ủa hội đồng chính phủ cũng nh ư các lu ật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động gồm các quy phạm, quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động do nhà n ước ban hành đều mang tính chất pháp luật. Điều đó bu ộc các nghành các cấp từ cấp bộ tr ưởng, cục tr ưởng, giám đốc xí nghiệp đến tổ tr ưởng sản xuất và mọi công nhân và lao động đều phải triệt để thi hành. Nếu vi phạm những đi ều khoản đã được quy định thì tu ỳ theo mức độ nghiêm trọng có thể bị phê bình cảnh cáo… đến truy tố tr ước toà án.
- 4.2. Tính ch ất khoa học và kỹ thuật. Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bện nghề nghiệp cho người lao đ ộng là do điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an toàn lao động, đi ều ki ện vệ sinh nơi làm vi ệc không tốt nh ư thi ếu d ưỡng khí, thiếu ánh sáng hoặc nóng quá, lạnh quá, áp suất không khí không bình th ường… Vì vậy muốn đảm bảo quá trình sản xuát được an toàn và hợp vệ sinh vấn đề đặt ra là phải cải thiện diều kiện làm việc cho người lao động bao gồm các biện pháp lớn về cải tiến kỹ thuật máy móc, dụng cụ lao động, bố trí mặt bằng, nhà x ưởng, hợp lý hoá dây chuyền và ph ương pháp sản xuất…. Việc cơ khí hoá, t ự động hoá các quá trình sản xuất đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật không những để nâng cao năng su ất lao động mà còn là một yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo hộ người lao động tránh được những nguy c ơ tai n ạn và bệnh nghề nghiệp. 4.3. Tính ch ất quần chúng. Công tác bảo hộ lao động không chỉ riêng của n hững cán bộ quản lý sản xuất mà còn là trách nhi ệm chung của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức. Chỉ có những người lao động sản xuất hàng ngày trực tiếp với máy móc, thiết bị biết rõ tình hình s ản xuất và những nguy c ơ gây ra tai n ạn, bệnh tật mới đề xuất được nhiều sáng kiến để cải tiến thiết bị, cải tiến ph ương pháp s ản xuất và do đó ngăn ngừa kịp thời tai nạn và bệnh nghề nghiệp xảy ra. Mặt khác khi mà ng ười công nhân tự nguyện, tự giác chấp hành tốt các quy phạm, quy trình an toàn và vệ sinh trong sả n xuất, chấp hành tốt các luật lệ, chế độ, chính sách bảo hộ lao động, sử dụng đầy đủ các phương ti ện phòng hộ lao động đã được cấp phát nh ư qu ần áo phòng hộ, giày, ủng, kính, găng tay… thì công tác bảo hộ lao động mới đạt nhiều kết quả tốt. II. Những nội d ung cơ bản của công tác bảo hộ lao đ ộng. 1.N ội dung về luật lệ bảo hộ lao đ ộng Bảo hộ lao đ ộng : Luật lệ bảo hộ lao động là những quy định cụ thể về chế độ chính sách của Đảng và Nhà n ước ta với công tác bảo hộ lao dộng cho công nhân sản xuất nh ư: các bi ện pháp về kinh tế – xã h ội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao
- động, đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để đảm bảo việc chấp hành những điều quy định ấy nhằm mục đích th ực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho công nhân s ản xuất. Để công tác Bảo hộ lao động ngày càng trở nên hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, đi đôi với công tác phát triển và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Thật vậy Dảng và Nhà n ước ta không ngừng hoàn thiện các văn b ản có tính lu ật pháp quy định các chế độ chính sách baỏ vệ con người trong lao động sản xuất. Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng, căn c ứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển, xây dựng kinh tế đất n ước mà được bổ sung dần dần để luật lệ bảo hộ lao động ngày càng hoàn thiện h ơn. Luật lệ bảo hộ lao động ban hành những văn b ản, đi ều lệ, chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp vệ sinh lao động nh ư ch ế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, kế hoạch hoá công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ về thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo , đi ều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động… N ội dung của luật lệ bảo hộ lao đ ộng bao gồm: - Những quy định về giờ làm việc, thời gian nghỉ ng ơi, nhằm một mặt bảo đảm sản xuất phát triển, mặt khác bảo đảm sức khoẻ lâu dài và tạo đi ều kiện cho công nhân viên ch ức tham gia mọi sinh hoạt chính trị, văn hoá, x ã h ội để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt của người lao động. - Những quy định về theo dõi và ch ăm sóc s ức khoẻ của người lao động nh ư: khám s ức khoẻ khi tuyể n dụng, khám sức khoẻ định kỳ nhằm sử dụng hợp lý khả năng của mổi người công nhân và kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp để có biện pháp đ ề phòng và đi ều trị thích đáng. - Những quy định về bồi d ưỡng sức khoẻ cho công nhân làm việc ở những nơi đ ộc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, những nơi khí h ậu không bình th ường, làm việc ở những nơi áp suất không khí quá cao, quá thấp hoặc phải làm thêm giờ, làm ca đêm…đ ể có đi ều kịn bù đắp thêm sức lực dã bị hao phí trong khi làm việc.
- - Những quy định về bảo vệ nữ công nhân và thi ếu niên học nghề nhằm tạo đi ều kiện làm việc thích hợp với sức khoẻ, tầm vóc và tâm sinh lý của phụ nữ và thi ếu niên học nghề. - Những quy định về việc ban hành những tiêu chuẩn về hàm l ượng, nồng độ độc hại cho phép trong vệ sinh c ông nghi ệp, trang bị phòng hộ lao động thích hợp cho t ừng ngành, từng loại công việc nhằm phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 2. N ội dung về kỹ thuật an toàn Bảo hộ lao đ ộng : Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và ph ương ti ện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích ph òng ngừa tác động của các yếu tố nguy hi ểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tá c động của các yếu tố nguy hiểm gây ra tai nạn trong sản xuất đối với người lao động thì t ất cả chúng ta phải quán triệt các biện pháp trên ngay từ khi thiết kế, xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ phục vụ cho sản xuất. Tron g quá trình ho ạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn và các văn b ản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn. Các biện pháp của kỹ thuật an toàn tr ước khi b ước vào sản xuất để tránh nhữngvụ tai nạn lao động xảy ra đáng ti ếc. Tai nạn lao động có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó do kỹ thuật an toàn không được đảm bảo và chú trọng quan tâm nh ư: máy móc, thi ết bị, công cụ sản xuất và nhà x ưởng… các đi ều ki ện làm việc không bảo đảm an toàn, dễ gây ra tai nạn, rủi ro. Vì vậy công tác kỹ thuật an toàn luôn là yếu tố hàng đầu cần được quan tâm, bảo đảm đi ều kiện làm vi ệc t huận lợi, tạo niềm tin cho người lao động b ước vào quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn. Người lãnh đạo, tổ chức của doanh nghiệp phải nghiên cứu, chế tạo các loại thiết bị an toàn nh ư: thiết bị bao che máy móc, thiết bị báo hiệu an toàn, các loại thiết bị tự động ngăn chặn tai nạn, nghiên cứu cải tiến ph ương pháp sản xuất như cơ khí hoá, t ự động hoá các quá trình sản xuất nặng nhọc, độc hại và nguy
- hi ểm. Phải biết tổ chức lao động một cách khoa học, tránh trồng chéo, nhầm lẫn, bố trí nơi làm vi ệc an toà n, thuận lợi, thoải mái tạo sự an tâm cho ng ười lao động làm vi ệc. Nghiên cứu chế độ kiểm tra, nghiệm thu và sữa chữa các loại máy móc, thiết bị tr ước khi đưa vào s ản xuất. Đặc biệt là phải xây dựng các quy phạm, quy trình an toàn cho từng loại máy móc, t hi ết bị, công cụ sản xuất, từng loại công việc, từng loại ngành nghề và việc tổ chức huấn luyện cho người lao động về kỹ thuật an toàn để tránh xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. N ội dung về kỹ thuật an toàn : 2.1. Kỹ thuật an toàn đi ện: Ngày nay trong xã h ội đi ện được sử dụng rỗng rãi đặc biẹt là trong sản xuất. Nhưng con người không có khả n ăng c ảm nhận điện bằng các giác quan nên không thể thấy mức độ nguy hiểm của điện đối ới cơ th ể và tính mạng con người .Thực tế cho thaays việc thiếu hiểu biết về đi ện, không tuân thủ những nguyên tắc an toàn về điện và những nội quy sử dụng đi ện nên đã gây ra nh ững tai nạn đi ện nghiêm trọng thậm chí là chết người. Do đó khoa h ọc kỹ thuật - Bảo hộ lao động đi sâu nghiên c ứu. Phân tích các yếu tố của điện và những tác động hậu quả của điện đến con người từ đó tìm ra nguyên nhân thường gây tai nạn đi ện trong sản xuất để xây dựng những nội quy, tiêu chuẩn và đưa ra nh ững biện pháp hữu hiệu khác nhau phối hợp với nhau đảm bảo an toàn cho người lao động. 2.2. Kỹ thuật an toàn c ơ khí : Có th ể nói răng cơ khí có mặt hầu hết trong các ngành sản xuất có sử dụng máy móc thi ết bị và các máy móc thiết bị này th ường mang tính nguy hiểm cao nh ư : máy ti ện ,máy phay ,máy bào, máy c ưa…Do đó kỹ thuật an toàn cơ khí à một mặt quan tr ọng của khoa học về kỹ thuật an toàn. Kỹ thuật an toàn cơ khí đi sâu vào nghidên c ứu, đánh giá thiết bị ,máy móc, phân tích cac b ộ phận, các máy th ường gây tai nạn và tác động của nó đến người lao động để từ đó đưa ra nh ững giải pháp khắ c ph ục, phòng ngừa , đảm bảo an oàn cho người lao động.
- 2.3. Kỹ thuật an toàn nồi h ơi và thi ết bị chịu áp lực: Ngày nay vi ệc sử dụng nồi hơi và thi ết bị chịu áp lực đã đem lại lợi ích inh tế to l ớn, hiệu quả sản xuất cao, năng suất lao động cao và sự tiện lợi trong sinh hoạt nên nhu cầu sử dụng nồi hơi và thi ết bị chịu áp lực ngày càng nhiều.Tuy vậy chúng ta thường làm việc trong những đi ều kiẹn khắc nghiệt với tính chất làm việc liên tục ở nhiệt độ cao và môi chất làm việc ở áp suất lớn h ơn áp suất hí quyển.Do đó kh ộng tránh khỏi những sự cố nổ vỡ mà nguyên nhân xảy ra lại rất đa dạng và phong phú.Vậy nồi h ơi và thiét bị chịu áp lực là những thiết bị mang tính nguy hiểm cao, có nh ững yêu cầu nghiêm ngặt trong việc vận hành và bảo quản.Công tác Bảo hộ lao động nói chung và kỹ thuật an toàn nói riêng về mặt nồi h ơi và thiết bị chịu áp lực đã đi sâu vào nghiên c ứu, phân tích các yếu tố nguy hiểm gây nên nổ vỡ thiết bị áp l ực để từ dó đưa ra nh ững biện pháp phongf ngùa, xây dựng các tiêu chuẩn, qu phạm h ướng d ẫn tỷ mỷ cho người sử dụng và đề ra những biện pháp quản lý ,sử dụng nồi hơi và các thiếtbị chịu áp lực đảm bảo tính an toàn cho quá trình sản xuất và cho ngời lao động. 2.4. Kỹ thuật an toàn nâng chuyển: Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển, các công trình xây d ựng ngày càng nhiều vì thế thiết bị nâng chuyển ngày càng được sử dụng rộng rãi.Do sự sử dụng bừa bãi các thiết bị nâng chuyển với sự thiếu hiểu biết về nó và an toàn thiết bị khi vận hành đã gây ra không ít tai n ạn Cho nên nhiệm vụ của khoa h ọc kỹ thuạt an toàn về thiết bị nâng chuyển là khảo sát, phân tích, làm rõ từng yếu tố có liên quan, vạch rõ nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai nạn lao động , đề xuất các giải phap khả thi nhằm ng ăn ch ặn, loại trừ hạn chế đến mức tối đa các tai n ạn xẩy ra. 3. N ội dung về vệ sinh lao đ ộng Bảo hộ lao đ ộng : Trong quá trình s ản xuất, người công nhân không chỉ làm việc ở những n ơi chỉ có máy móc và thiết bị, dụng cụ sản xuất, mà họ còn phải trực tiếp tiếp xúc với những n ơi làm vi ệc nguy hiểm và độc hại gây nên nh ững bệnh tật đáng ti ếc. Vì vậy, người lãnh đạo tổ chức công ty phải xây dựng và nghiên cứu một hệ thống về vệ sinh lao đ ộng cho người lao động của doanh nghiệp mình. Vệ sinh lao động là hệ
- thống các biện pháp và ph ương ti ện về tổ chức và kỹ thuật nhằ m phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Nếu công tác về sinh lao đ ộng không được thực hiện tốt thì sẽ gây nên bệnh nghề nghiệp cho ng ười lao động vì người lao động th ường phải tiếp xúc với các loại chất độc kỹ nghệ, hoặc những công việc dễ bị nhiểm trùng, những công việc quá nặng nhọc phải sử dụng nhiều công sức, những công việc đòi h ỏi t ư thế lao động bắt buộc không phù hợp với sinh lý bình th ường của con người. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các vi ệc cần thiết. Tr ước hết, phải ngiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó đối với cơ thể con người, trên cơ s ở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yéu t ố có hại trong môi tr ường lao động, xây dựng các bi ện pháp về vệ sinh lao động. Những nội dung chủ yếu về vệ sinh lao động mà tất cả chúng ta phải thực hi ện: - Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh. - Xây d ựng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp bảo đảm vệ sinh trong môi trưởng sản xuất. - Nghiên c ứu các bi ện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khoẻ thuờng xuyên, tuyển dụng lao động. - Các bi ện pháp về vệ sinh sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi tr ường. - Nghiên c ứu và quy định các chế độ làm vi ệc, nghỉ ngơi, bồi d ưỡng súc khoẻ, khám sức khẻ th ường xuyên…phải phù hợp với từng ngghành nghề và sức khoẻ của từng người lao động. -Nghiên c ứu các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: bao che, cách ly các nguồn phát sinh ra ch ất độc, bụ, nóng, tiếng ồn, rung chuy ển, kỹ thuật thông gió, chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ tr ường… phối hợp với kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện…để giải quyết về mặt kỹ thuật cụ thể đối với các biện pháp đó. - Nghiên c ứu các biện pháp thông gió nhân tạo ho ặc tự nhiên làm cho không khí nơi s ản xuất được l ưu thông trong sạch và t ươi mát.
- - Nghiên c ứu và bố trí về ánh sáng trong sản xuất để đảm bảo đủ ánh sáng nhằm bảo vệ sinh lý đôi mắt người lao động và đảm bảo chất l ượng sản phẩm, t ăng năng suất lao động. -Nghiên c ứu việc chế tạo các dụng cụ phòng hộ cá nhân và các biện pháp vệ sinh cá nhân trong s ản xuất. Vì vậy, các biện pháp về vệ sinh lao động phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây dựng các công trình nhà x ưởng, tổ chức n ơi s ản xuất, thiết kế ch ế tạo máy móc thiết bị, quá trình công nghệ. Và trong quá trình sản xuất phải th ường xuyên theo dõi sự phát sinh của các yếu tố có hại, ảnh h ưởng đến s ức khoẻ người lao động, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 4.Tuyên truy ền giáo dục vận đ ộng quần chúng làm công tác Bảo hộ lao đ ộng . Công tác B ảo hộ lao động liên quan đến mọi người từ người lao động quản lý đến người lao động sản xuất . Công tác này sẽ la vô nghĩa nếu không được sự ủng hộ của mọi người và nó chỉ đạt hiệu quả khi mà người lao động hiểu và nhận thức đầy đủ các luật lẹ chế độ và quy định về Bảo hộ lao động đó là n ội dung vef công tác tuyên truy ền , giáo dục vận động quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động . Để thực hiện tốt công t ác này, n ội dung giáo dục vận động quần chúng bao gồm những nội dung sau: - Tuyên ruyền, giáo dục cho n ười lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo sự an toàn trong sản xuất nâng cao hiểu biết về Bảo hộ lao động nhằm mục đích t ự bảo vệ mình và người khác. - Huấn luyện cho n ười lao động có tay nghề vững vàng , nắ vững về yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất . - Giáo dục ý thức kỷ luật, đảm bảo công tác an toàn thực hện nghiêm chỉnh các quy trình tiêu chuẩn an toàn chống làm bừa làm ẩu, sử d ụng và bảo quản tốt phương tiện cá nhân. - Vận động quần chúng phát huy sáng kién cải tạo điều kiện lao động. -Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra tai đơn vị, cơ sở sản xuất và làm cho mọi người lao động thấy được ý nghĩa tác dụng của việc tự kiểm tra Bảo h ộ lao động ,
- duy trì t ốt mạng l ưới an toàn vệ sinh viên tại các phân x ưởng , xí nghiệp sản xuất và nhận thức được tầm quan trọng cũng nh ư tác d ụng của mạng l ưới này. - Nhận thức được sự t ăng cường hợp tác giữa hai hía, giữa người lao động và người sử dụng l ao đ ộng để làm tốt công tác Bảo hộ lao động . Là một tổ chức chính trị - xã h ội rộng lớn của người lao động , tổ chức Công đoàn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và h ướng dẫn quần chúng thực hi ện phong traò làm công tác Bảo hộ lao động . Côn g đoàn với chức n ăng cơ b ản là bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động có quan hệ mật thi ết với công tác Bảo hộ lao động . Trong lĩnh vực Bảo hộ lao động tổ chức Công đoàn c ần tuyên truền giáo dục cho người lao động hiểu biết những vấn đề c ơ b ản cần thiết về Bảo hộ lao động phù hợp với nghề nghiệp của họ và vận đọng mọi người thực hiện nghiêm chỉnh những quy định tieeu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động làm cho Bảo hộ lao động thực sự là sự nghiệp của quần chúng III. Những nhân t ố ảnh hư ởng đến công tác Bảo hộ lao đ ộng. 1. Điều kiện lao đ ộng. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối t ượng lao động, môi tr ường la o động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Khi nói đến đi ều kiện lao động là thể hiện trạng thái của các yếu tố hình thành và tác đ ộng đến sự hoạt động của con người lao động trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động được cải thiện tất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động sản xuất tốt hơn, và c ũng là cơ s ở đảm bảo cho việc thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. Muốn cải thi ện điều liện lao đông thì tr ước tiên chúng ta phải phát hiện và xử lý các yếu tố không thuận lợi đe do ạ đến an toàn và sức khoẻ người lao động trong quá trình lao động, các yếu tố đó là: a) Các yếu tố về vật lý và hoá học: +.Đi ều kiện vi khí hậu xấu:
- Vi khí h ậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm vi ệc nh ư các y ếu tố : Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này đều ảnh h ưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và gi ảm khả n ăng lao đ ộng của con người. + Có b ức xạ từ, c ường độ tia hồng ngoại, tia tử ngoại mạnh. Các yếu tố này có th ể xảy ra do mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, do lào thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra b ức xạ ử ngoại, n ó gây cho con ngư ời bị say nắng, giảm thị lực, đau đầu, chóng mặt và dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghi ệp. + Có ch ất phóng xạ: tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi trong hạt nhân nguyên t ử của một số nguyên tố và khả n ăng ion hoá vật chất. Các tia phóng xạ gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, rối loạn thần kinh trung ương, cơ quan t ạo máu bị tổn th ương gây thi ếu máu, vô sinh, ung th ư, t ử vong. + Sự ồn và chấn động mạnh: là những âm thanh gây khó chịu cho ng ười lao động, nó phát sinh từ n hững hoạt động của máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, làm vi ệc trong điều kiện tiếng ồn và rung xóc qúa giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp: điếc , viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, tổn th ương xương khớp, cơ… + Có nhiều bụi và khí đ ộc: gây ra các vụ cháy nổ, làm giảm khả n ăng cách đi ện của các bọ phận cách điện gây chập mạch…, gây mài mòn thiết bị sản xuất. Còn về mặt vệ sinh lao động gây tổn th ương cơ quan hô h ấp, viêm kinh niên, viêm phổi. Còn hoá chất độc gây cho người lao động dưới dạng vết tích nghề nghiệp nh ư mụn cóc, mun chai hoặc nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao. b) Yếu tố sinh vật. Một số người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng, côn trùng, nấm mốc… vì vậ y c ần có biện pháp phòng chống tích c ực, cải thiện đi ều kiện lao động, cải tạo môi tr ường, theo dõi và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. c) Các y ếu tố về tổ chức lao động: Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao đ ộng ở c ường độ lao động quá nặng nhọc, t ư th ế làm việc gò bó, thời gian làm
- vi ệc không hợp lý, chế độ làm việc nghỉ ng ơi không h ợp lý, sự hoạt động tỏ ra quá khẩn tr ương, căng thẳng và công cụ sản xuất không phù hợp với c ơ thể và thể lực. d) Yếu tố vệ sinh và an toàn: Người lao động là những người trực tiếp tiếp xúc với máy móc và thiết bị và là nh ững người tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Vậy mà n ơi làm vi ệc của họ không đáp ứng yêu cầu thì sẽ gây thiệt hại rất lớn nh ư: ánh sáng làm việc thiếu, làm vi ệc ngoài trời không có mái che, mưa, nắng, n ơi làm vi ệc chật không bằng phẳng thi ếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, chống h ơi đ ộc, thiếu trang bị phòng hộ cá nhân. Từ đó sẽ ảnh h ưởng đến chất lượng sản phảm và đặc biệt ham muốn làm vi ệc của ngươi lao đ ộng sẽ bị giảm sút. e) Yếu tố hoạt động tâm-sinh lý: Ngưòi lao động trong quá trình lao động làm việc quá sức do sự hoạt động của c ơ tĩnh nhiều hoặc động lâu. Gây quá tải về thần kinh tâm lý do thần kinh bị quá căng th ẳng, do nhịp đi ệu lao động quá khẩn tr ương ho ặc do tính đơn đi ệu phải lặp đi lặp lại một công việc nh ư nhau. 2. An toàn và v ệ sinh lao đ ộng: Là một khoa học dự phòng nnghiên cứu các điều kiện lao động có ảnh h ưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của ng ười lao động, t ừ đó tìm ra ph ương pháp lao đ ộng động hộp lý để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và phỏng chống bệnh nghề nghiệp. Công tác vệ sinh lao động là làm thế nào tạo đi ều kiện lao động thuận lợi cho người lao động , để họ yên tâm, tin tưởng trong công việc, để t ạo ra sản phẩm với chất l ượng tốt h ơn, mang lại n ăng su ất lao động cao h ơn. Với tầm quan trọng của công tác vệ sinh lao động đòi h ỏi người lãnh đạo phải nghiên cứu để đưa ra nh ững gi ải pháp thích hợp để phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong quá trình s ản xuất. Đặc biệt công tác này phải được quán triệt ngay từ đầu chu trình sản xuất và tổ chức, tuyên truyền giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động theo dõi quản lý sức khoẻ cho tất cả mọi người lao động động trong doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp đưa ra các biện pháp về vệ sinh sinh học, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi tr ường, qui định biện pháp cải thiện đi ều kiện lao động để phòng tai
- nạn lao động và các chấn th ương x ảy ra trong sản xuất. Từ đó có th ể tạo được những đi ều kiện lao đ ộng động hợp với vệ sinh, tổ chức tốt lao động sản xuất, nâng cao và b ảo vệ được sức khoẻ, khả năng lao động và n ăng su ất của người lao động . Nói tóm lại, giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động cho người lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác b ảo hộ lao động. Vì vậy những đi ều kiện về vệ sinh và an toàn lao động phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh nh ư: - Ngay t ừ khi bắt đầu b ước vào sản xuất phải chuẩn bị nơi làm việc thật khô ráo, thoáng, đ ầy đủ ánh sáng,… - Mỗi ngà y trước khi làm việc phải vệ sinh, quét dọn nơi làm vi ệc thật sạch. - Không được để các nguyên liệu, dụng cụ, sản phẩm v ướng nơi làm việc và đường đi l ại. - Phải có hệ thống thoát khói, hơi than, hơi đ ộc, dung dịch độc dẫn ra khỏi n ơi làm vi ệc, phải có biện pháp khử độc tr ước khi thải ra ngoài. - Các máy móc, thi ết bị có tiếng động quá mạnh phải được bố trí riêng một nơi. - Phải có thiết bị phòng hộ cho công nhân làm việc ở những n ơi bẩn, nguy hiểm, độc hại. - Phải đảm bảo mọi yêu cầu cá nhân cho người lao động . Và các xí nghi ệp cần chú ý đến chỗ làm việc nh ư nhà c ửa, máy móc, dụng cụ sản xuất, nguyên vật liệu phải có các tin hiệu đề phòng nguy hiểm. 3. T ổ chức và phục vụ n ơi làm vi ệc. Tổ chức nơi làm vi ệc hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để đề phòng tai nạn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất. Nơi làm vi ệc hợp lý là một khoảng không gian nhất định của diện tích sản xuất, được trang bị máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu theo đúng yêu c ầu các qui p hạm, qui trình kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động để người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất và công tác của mình một cách thuận lợi và bảo đảm an toàn . Cụ thể ,tổ chức nơi làm việc hợp lý sẽ nâng cao năng su ất lao động động . Bố trí các công vi ệc , công c ụ lao động ,vật liệu, phụ tùng… một cách hợp lý sẽ rút bớt các động tác thừa, giảm sự di chuyển của ng ư ời làm, của tay công nhân, và làm giảm
- mệt mỏi khi thay đổi tốc độ hoặc h ướng chuyển động. Do đó trong việc tổ chức n ơi làm vi ệc phải chú ý những điểm sau: - Dụng cụ và đối t ượng lao động phải được bố trí phù hợp với yêu cầu công nghệ, phù hợp với ph ương pháp, thao tác và việc sử dụng người công nhân. - Phải đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho ng ười công nhân, bảo đảm n ơi làm việc luôn được trạt tự vệ sinh, gọn gàng, ngăn n ắp. a). Bố trí nơi làm việc: Bố trí nơi làm vi ệc là bố trí máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành ph ẩm và bán thành phẩm phải khoa học, trật tự, phù hợp với trình tự gia công, vận chuyển và việc đi lại của người lao động được dễ dàng, giảm bớt được những hao phí lao đ ộng không cần thiết, tiết kiệm được thời gian. - Nhà c ửa phải cao ráo, đủ không khí, ánh sáng, nền nhà phải bằng phẳng đảm bảo sạch sẽ hợp vệ sinh, các chất thải, n ước thải phải loại ra khỏi khu vực sản xuất kịp thời, phải bố trí đầy đủ các thiết bị an toàn vệ sinh lao động, không bố trí các bộ phận gây độc hại, tiếng ồn…xen kẽ với những nơi đi ều kiện làm việc bình th ường. - Nơi làm việc phải có nội quy, quy trình làm việc an toàn, có h ướng dẫn thao tác, đi ều khiển, sử dụng máy móc, dụng cụ theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn. - Tường nhà, các trang bị, các bộ phận điều khiển, các nút cắm đi ện cần được bố trí và sơn màu phù hợp, thẩm mỹ vừa tăng vẻ đẹp n ơi làm vi ệc vừa gây cảm giác hưng ph ấn, dễ chịu đoói với người lao động. b) Tr ật tự vệ sinh nơi làm vi ệc: Nơi làm việc là khoảng không gian và mặt bằng của nhà x ưởng, chung quanh người lao động làm việc, kể cả máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, tủ đựng dụng cụ, bóng đèn…phải th ường xuyên làm vệ sinh không để bụi bẩn bám vào. Cho dầu vào máy phải sạch gọn không để chảy ra sàn nhà, không để n ước làm nguội chảy lênh láng ra sàn xư ởng. Phoi bụi thải ra phải quét dọn luôn không để ứ đọng nhiều nơi làm vi ệc. Nguyên liệu, phế liệu, sản phẩm, phế phẩm phải đật đúng và o nơi quy định. Nếu sản phẩm lớn kềnh càng không được để ứ đọng nhiều chung quanh nơi làm vi ệc, các sản phẩm được xếp trồng lên nnhau không được xếp quá cao đễ đổ vỡ gây tai nạn. Các loại nguyên liệu chỉ đưa vào nơi s ản xuất với số l ượng cần thiết không
- đưa vào quá nhi ều làm cản trở lối đi lại. Các loại phế phẩm phải được thanh toán thường xuyên để nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp hơn. Sau khi làm vi ệc người công nhân phải quét dọn mặt bằng, lau chùi máy móc, thi ết bị, sắp xếp dụng cụ vật liệu thật ngăn nắp, gọn gàng rồi mới ra về. c) Tổ chức làm việc ở những n ơi điều kiện lao động nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao đ ộng , bệnh nghề nghhiệp. Tổ chức làm việc ở những nơi đi ều kiện lao động nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp tr ước hết cần quan tâm đến việc cải tiến thiết bị, máy móc, cơ khí hoá d ần những việc làm thủ công nhằm giảm nhẹ sức lao động của người lao động, th ường xuyên tổ chức chặt chẽ các hoạt động giám sát, kiểm tra. Vì vậy cần tôn tr ọng đúng đ ắn, ngiêm chỉnh thực hiện đầy đủ những đi ều đ ã đề ra trong các quy ph ạm, quy trình kỷ thuật an toàn và vệ sinh lao động. 4. Chất l ư ợng lao đ ộng. Công tác b ảo hộ lao động, vệ sinh và an toàn lao động được mọi ngành mọi cấp quan tâm thực hiện. Tất cả các ngành các cấp đều quán triệt, thực hiện công t ác bảo hộ lao động xuống các c ơ s ở của mình để đảm bảo cho người lao động được an toàn về tính mạng, ổn định về sức khoẻ, t ăng năng su ất lao động. Tuy nhiên, khi công tác bảo hộ lao động được quán triệt xuống cơ s ở sản xuất mà người lao động là người trực t iếp phaỉ tiếp nhận và thực hiên. Vì vậy đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định để tiếp thu các quy trình, quy phạm, các ph ương pháp ph òng chống về công tác bảo hộ lao động. Nếu nh ư người lao động tiếp thu công tác bảo hộ lao động không đầy đủ, không tự giác thì có thể xẩy ra những vụ tai nạn đáng tiếc, gây thiệt hại lớn cho nhà máy, xí nghiệp. Cho nên hàng n ăm, c ần có những lớp đào t ạo mới, đào t ạo lại về công tác bảo hộ lao động cho người lao động trong xí nghi ệp, để công tác bảo hộ lao động ngày một tốt hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luân văn; " nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Sông Đà I "
67 p | 1143 | 617
-
Luận văn: Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu
88 p | 485 | 188
-
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty TNHH Thương mại VIC
88 p | 636 | 93
-
Luận văn: "Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Quy Chế Từ Sơn "
66 p | 315 | 71
-
Luận văn: "Nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động của công ty điện thoại Hà Nội"
58 p | 178 | 69
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
94 p | 205 | 68
-
Luận văn: "Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực Ba Đình"
50 p | 201 | 64
-
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây
65 p | 173 | 53
-
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả hoạt động đại lý Bảo Hiểm Nhân Thọ ở Việt Nam hiện nay
31 p | 329 | 52
-
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ở công ty đay Thái Bình
0 p | 186 | 48
-
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN
0 p | 163 | 43
-
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông
66 p | 212 | 38
-
Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội
27 p | 211 | 33
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội
64 p | 176 | 32
-
Luận văn "Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ở công ty đay Thái Bình "
38 p | 143 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình
25 p | 153 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ viên chức tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình
122 p | 20 | 9
-
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế sau thời kỳ mở cửa
22 p | 92 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn