LUẬN VĂN " NGHỆ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU "
lượt xem 12
download
Có thể nói, do sự đòi hỏi phải nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời trước những biến đổi không ngừng của hiện thực cuộc sống và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng như nhu cầu thưởng thức của độc giả, cùng với thể loại ký nói chung, tạp văn ngày nay không chỉ là một thể loại phong phú về nội dung, chứa đựng nhiều thông tin, gắn liền với cuộc sống, mà còn hiện đại hơn về hình thức thể hiện. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN " NGHỆ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU "
- LUẬN VĂN NGHỆ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU
- MỤC LỤC DẪN LUẬN...................................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................... 1 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................ 2 III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ............................................................................................. 5 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 7 V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................... 8 VI. KẾT CẤU LUẬN VĂN...................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: TẠP VĂN – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THỂ LOẠI........................................................................................ 10 1.1 Về khái niệm và vấn đề phân loại tạp văn trong hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại 10 1.1.1 Về khái niệm tạp văn.................................................................................... 10 1.1.1.1 Tạp văn - theo cách hiểu thông thường........................................... 11 1.1.1.2 Quan niệm về tạp văn trong hệ thống lý luận văn học...................... 12 1.1.2 Về vấn đề phân loại tạp văn trong hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại. 23 1.2 Sơ lược về cơ sở xuất hiện và lịch sử phát triển của thể loại tạp văn............................ 27
- 1.2.1 Trong văn học phương Tây........................................................................... 27 1.2.2 Trong văn học Trung Quốc........................................................................... 29 1.2.3 Trong văn học Việt Nam.............................................................................. 32 Tiểu kết ........................................................................................................................... 42 CHƯƠNG 2: TẠP VĂN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM: TỔNG QUAN......................... 43 2.1 Những nhân tố tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của tạp văn đương đại................................................................................................................... 43 2.1.1 Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân trong văn học sau công cuộc Đổi mới........................................................................................................... 43 2.1.2 Những thay đổi về tư duy, thị hiếu tiếp nhận trong thời đại mới.......................... 46 2.2 Những đặc trưng cơ bản của tạp văn........................................................................ 48 2.2.1 Tính chất nhập cuộc và yếu tố nghị luận trong tạp văn....................................... 49 2.2.2 Linh hoạt trong kết cấu, cô đọng, súc tích trong diễn đạt................................... 51 2.2.3 Cái “tôi” trong tạp văn..................................................................................... 54 2.3 Những chủ đề chính của tạp văn đương đại.................................................................. 57 2.3.1 Tạp văn viết về những kỷ niệm đã qua (tạp văn hồi ức)..................................... 57 2.3.2 Tạp văn viết về những vấn đề xã hội................................................................. 66 2.3.3 Tạp văn viết về vấn đề văn hóa – lịch sử ......................................................... 77
- 2.3.4 Tạp văn chân dung nhân vật và miêu tả thiên nhiên............................................ 82 Tiểu kết............................................................................................................................ 95 HƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU 97 3.1 Tạp văn Nguyên Ngọc – một giọng điệu thâm trầm, sâu sắc......................................... 98 3.2 Hoàng Phủ Ngọc Tường: cây bút tạp văn tài hoa, uyên bác........................................ 103 3.3 Cái nhìn sắc lẻm và sức mạnh biện giải trong tạp văn Nhân trường hợp chị thỏ bông của Phan Thị Vàng Anh 109 3.4 Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư: mộc mạc, tự nhiên mà sâu lắng......................................... 118 Tiểu kết........................................................................................................................... 126 KẾT LUẬN................................................................................................................... 128 THƯ MỤC THAM KHẢO.......................................................................................... 132
- Có thể nói, do sự đòi hỏi phải nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời trước những biến đổi không ngừng của hiện thực cuộc sống và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng như nhu cầu thưởng thức của độc giả, cùng với thể loại ký nói chung, tạp văn ngày nay không chỉ là một thể loại phong phú về nội dung, chứa đựng nhiều thông tin, gắn liền với cuộc sống, mà còn hiện đại hơn về hình thức thể hiện. Như đã đề cập đến trong chương 2, ngoài đặc trưng kết hợp chặt chẽ giữa tư duy logic với tư duy hình tượng, có một kết cấu linh hoạt và cách diễn đạt cô đọng, súc tích, tạp văn còn đòi hỏi người viết phải thể hiện được phong cách, lối viết của mình qua từng trang viết. Lối viết riêng ấy có thể được thể hiện qua cách nhìn mới mẻ về một vấn đề nào đó, qua cách nêu và dẫn dắt vấn đề, hoặc qua cách diễn đạt của từng tác giả. Nhưng dù có là thế nào đi chăng nữa, tạp văn vẫn đòi hỏi ở người viết một tầm hiểu biết sâu rộng, một tư duy nhạy bén, và một nguồn cảm hứng dồi dào. Nhìn một cách khách quan và bao quát, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều: mỗi tác giả đến với tạp văn theo một cách riêng, và dấu ấn mỗi người để lại trong lòng người đọc cũng đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào vấn đề tác giả quan tâm, và cách họ thể hiện vấn đề ấy ra sao. Vậy nên cũng thật khó để nói về một nghệ thuật viết tạp văn chung chung, những kỹ thuật viết chung chung, bởi sẽ dễ rơi vào lý thuyết suông và không đúng với bản chất linh hoạt trong lối viết của thể loại này. Và chúng tôi cũng nhận ra một điều, dường như có tồn tại một sự thật rất khắt khe, rằng viết được tạp văn là điều có thể gặp, nhưng thành công với tạp văn lại là điều chẳng thể cầu! Nói chẳng thể cầu là bởi một lẽ, đôi khi có đề tài hay rồi đấy, có ý kiến độc đáo, sâu sắc
- rồi đấy nhưng cũng chưa chắc đã tạo ra được một bài viết hay, dù bài viết ấy người ta chỉ cần khoảng một hai ngàn chữ. Dường như việc tạo được phong cách riêng với thể loại này không chỉ phụ thuộc vào “tay nghề” của nhà văn, cách quan sát của nhà văn, mà phần nhiều còn phụ thuộc vào tố chất thiên bẩm, vào cái “duyên” đưa đẩy, cái “tạng” của từng người – hay nói cách khác, tạp văn ra đời từ những khoảnh khắc thăng hoa của cảm xúc, là phút xuất thần và người ta đôi khi chỉ vô tình đạt được sự thăng hoa đó chứ không phải cứ có ý tưởng rồi buộc mình ngồi vào bàn là viết ra được. Thế mới nói, cảm hứng là điều rất quan trọng trong những bài viết kiểu như thế này. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi lại muốn chọn ra một số gương mặt tiêu biểu để thông qua chính cách viết cụ thể của họ, phần nào sẽ giúp ta hiểu hơn về nghệ thuật viết tạp văn nói chung hiện nay. Hơn nữa, mỗi tác giả ở đây đều đến với tạp văn và chiếm lĩnh nó theo một cách riêng, bằng một nét độc đáo riêng, tạo nên một lăng kính đa diện về tạp văn đương đại. Đó là một Nguyên Ngọc với giọng điệu thâm trầm, sâu sắc; một Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa tài hoa, vừa uyên bác; một Phan Thị Vàng Anh với cái nhìn sắc lẻm và khả năng biện giải tài tình; một Nguyễn Ngọc Tư với giọng văn mộc mạc, tự nhiên mà thấm đẫm cảm xúc. 3.1 Tạp văn Nguyên Ngọc – một giọng điệu thâm trầm, sâu sắc Nhắc đến Nguyên Ngọc, người ta thường nghĩ ngay đến những Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Rẻo cao, Đất Quảng… những tác phẩm đã làm nên tên tuổi ông một thời. Thế nhưng, trong những năm gần đây, mặc dù đã về hưu, Nguyên Ngọc vẫn thường xuyên xuất hiện trên báo với những bài viết ngắn gọn, súc tích, đầy tâm huyết về những vấn đề nóng hổi đang diễn ra trong
- cuộc sống, mà đặc biệt nhất là các vấn đề về văn hóa, giáo dục và phát triển bền vững ở Tây Nguyên – những vấn đề bức xúc mà ông cho là không thể làm thinh được. Và đấy cũng là lý do vì sao, thời gian qua, thỉnh thoảng ta lại thấy báo chí gọi ông là nhà văn hóa, nhà giáo dục. Trong số bốn tập sách đã được xuất bản gần đây, gồm: Tản mạn nhớ và quên (2005), Nghĩ dọc đường (2006), Lắng nghe cuộc sống (2006), và Bằng đôi chân trần (2008), nhiều bài là những nghiên cứu công phu, đầy đặn, nhiều bài là những bút ký tác giả ghi lại nhân dịp những chuyến đi, nhưng nhiều bài, theo chúng tôi có thể được xếp vào thể loại tạp văn, tập trung chủ yếu vào một khía cạnh nào đó và trình bày ý kiến cá nhân của tác giả, chứ không đơn thuần là nhằm ghi chép, thông tin sự kiện,… Nhìn một cách tổng quát, có thể nhận thấy sức mạnh trong những bài báo của Nguyên Ngọc thể hiện ở nhiều điểm, trước hết là ở sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của một người có tâm huyết, muốn cống hiến và góp phần làm cho đất nước giàu mạnh hơn, thông qua chính những đề tài cấp bách mà ông lựa chọn; kế đến là ở sự am hiểu tường tận, một trí tuệ mẫn tiệp, hiện đại trong lối nghĩ, và đặc biệt là hơi thở thâm trầm, sâu sắc mà ông đã phả vào từng trang viết của mình – đó là hơi thở của một con người giàu kinh nghiệm sống, dám nói lên tiếng nói của mình và cũng dám chịu trách nhiệm trước tiếng nói ấy. Những bài viết của ông, dù ngắn hay dài, dù là về vấn đề gì đi chăng nữa, cũng luôn ấp ủ một nhiệt huyết tràn đầy, tha thiết dành cho cuộc sống những tiếng nói tích cực. Tiếng nói ấy vừa toát lên sự gần gũi, hiền lành, mà cũng vừa nghiêm nghị, cương trực.
- Trong bài viết “Công trình nghiên cứu khoa học… để làm gì?”, Nguyên Ngọc đã không ngần ngại chỉ ra cho người đọc thấy được hai nghịch lý đáng buồn trong việc thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học. Thứ nhất là việc lãng phí khi các cơ quan đoàn thể đua nhau làm công trình nghiên cứu khoa học, mà rồi những công trình ấy lại chẳng biết dùng vào việc gì, chẳng giúp ích được gì cho khoa học, cho xã hội. Và nghịch lý thứ hai lại còn đáng buồn hơn nữa, đó là việc lãng phí chất xám khi những công trình khoa học thực sự có giá trị thì lại bị bỏ xó, chẳng người nào có trách nhiệm thèm quan tâm tới: Tình hình đáng buồn, phổ biến và kéo dài đó, chắc ai ít nhiều có quan tâm đến lĩnh vực này đều biết, biết đã lâu rồi, đến mức… ngán ngẩm, gần như bất lực, “biết rồi, khổ lắm…”, chẳng buồn nói nữa. Tuy nhiên, cũng còn một tình hình khác, ngược lại, có lẽ cũng không ít người biết, nhưng hình như lại ít người nói đến: vẫn còn nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, còn nhiều nhà khoa học có tài năng, có lương tâm, và có dũng khí, họ đã làm được những công trình nghiên cứu khoa học sâu sắc, hết sức thiết thực, thật sự có ích, mang tính phát hiện cao, không ít khi có thể có tác dụng vừa cơ bản vừa bức thiết… nhưng rồi chẳng ai nghe họ cả. Thậm chí có khi họ như người gào lên giữa sa mạc, mà chẳng ai, chẳng người nào có trách nhiệm trong chính cái lĩnh vực liên quan đó thèm đoái hoài đến [53, 60-61].
- Tạp văn Nguyên Ngọc luôn hiển hiện một nỗi day dứt, trăn trở khôn nguôi, và như thế, những câu chữ ông viết ra cũng trở nên có hồn và sâu sắc vô cùng: Để rất hiện đại cùng lúc lại rất “nếp nhà” thì điều quan trọng nhất là con người hãy đi đến với nhau trong tận cõi tâm linh “chỉ bằng đôi chân trần”. Vì sao người đạp xích lô Hà Nội mấy năm trước kính cẩn bước xuống xe, ngả mũ chào khi linh cữu một người không quen biết đi qua? Vì “bằng đôi chân trần” của tâm hồn một con người ông biết rằng một con người như ông đang đi vào cõi vĩnh hằng, đang đi qua cái bí ẩn và thiêng liêng nhất của cõi người, cái sống chết, sự tử sinh đang diễn qua đấy, trước mắt ông. Trên đời này không còn gì bí ẩn hơn, thiêng liêng hơn, trọng đại hơn. Con người hiểu được như vậy là con người rất hiện đại và rất “nếp nhà”. Anh bạn trẻ đang đi tung tăng trên phố kia, anh sẽ là người rất hiện đại nếu gặp một đám tang anh văn minh như người đạp xích lô nghèo nọ, dừng lại một chút và cúi đầu im lặng ngả mũ chào, lòng bỗng trầm lắng xốn xang vì câu hỏi muôn đời của lẽ tử sinh. Và đấy cũng là nếp nhà thanh khiết cố chớ để mất của người Tràng An (Bằng đôi chân trần) [54, 224-225]. Một trong những điều làm nên hơi thở riêng cho tạp văn Nguyên Ngọc là ở việc ông dám dấn thân vào những đề tài mà nhiều người phải kiêng dè, bởi ngay từ đầu ông đã quan niệm, viết báo hay viết văn thì cần phải có sự mạnh mẽ, đi sát cuộc sống, dám đối mặt với cuộc sống. Tạp văn của ông là một cái nhìn thẳng thắn, nhưng không phải cái nhìn kiểu soi mói “vạch lá tìm sâu”, chỉ ra cái dở, cái chưa hay rồi để đấy, mà trên hết là tinh thần trách nhiệm của
- một công dân tích cực đã từng nhiều năm lăn lộn trên chiến trường ác liệt của tổ quốc, đã thấu hiểu được những hy sinh mất mát, thấu hiểu được cả ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, muốn đưa ra những giải pháp có khả năng thực thi để cải tạo hiện thực, cũng như để tránh những hậu quả đáng tiếc và khó lường trong tương lai. Nhiều người đã gọi đó là tinh thần “canh tân” ở Nguyên Ngọc - cái tinh thần đã làm nên tên tuổi học giả Phan Châu Trinh trong lịch sử dân tộc trước đây. Người đọc có thể lấy làm lạ lùng khi thấy một nhà văn đã về hưu như Nguyên Ngọc lại vẫn đang sở hữu một lối suy nghĩ trẻ trung và đầy sáng tạo đến như vậy. Thậm chí, những suy nghĩ của ông cũng đã từng bước được hiện thực hóa, đơn cử như việc ông đứng ra vận động thành lập Trường Đại học Tư thục Phan Châu Trinh – ngôi trường mà theo ông sẽ “rèn luyện cho giới trẻ sức phản kháng!” [55, 7], sẽ đào tạo ra những con người dám và biết độc lập suy nghĩ, giàu sáng tạo. Bên cạnh đó, sức thuyết phục trong những bài tạp văn của Nguyên Ngọc cũng tỏa ra từ chính những chuyến đi không biết mệt mỏi của ông. Từ những hiện thực phả vào trang viết ấy, người ta có thể cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, cảm nhận được những bước chuyển của lịch sử, của đất nước. Đấy là những ngày ông trở lại Tây Nguyên để sống lại những năm tháng oanh liệt xưa cũ của nơi này, và cũng để nhìn ra một sự thật về cuộc sống Tây Nguyên hôm nay sao còn quá ngổn ngang bề bộn; là những ngày ông về miền Tây để thăm cái không gian đã làm nên những sáng tác hồn hậu của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư; hay những ngày lặn lội ở vùng rừng núi miền Trung để tìm hiểu về cái kho văn hóa vô tận của người dân nơi đây,… Chẳng thế mà ông đã từng bộc bạch trên báo chí rằng: “Con người mà không còn ham tìm
- hiểu thì sẽ chết về mặt trí tuệ, rồi tâm hồn cũng khô cằn đi” [123]. Và chính vì tâm hồn không bị khô cằn đi theo tuổi tác, nên những bài viết của ông vẫn luôn cháy bỏng những khát vọng được dấn thân và cả những niềm tin đặt lên vai thế hệ trẻ của đất nước: Hàng vạn người trẻ đã kết nối với nhau bằng blog, trao đổi, thảo luận, tranh luận, hỗ trợ tư duy cho nhau bằng blog, tổ chức nhau lại bằng blog, liên kết hành động qua blog. Và tôi đồng tình với một người bạn tôi là chuyên gia tin học đồng thời cũng là một nhà hoạt động xã hội lâu năm khi anh nói rằng, qua hiện tượng trên anh lạc quan về lớp trẻ hiện nay của đất nước: đấy là một lớp trẻ trưởng thành về ý thức xã hội chính trị, giàu lòng yêu nước, rất dũng cảm, và đầy đủ cả sự khôn ngoan nữa. Chẳng hề thua gì các thế hệ cha anh, nếu không hơn. Chính sự phẳng ra của thế giới, ngay ở ta, đã tác động tích cực cho sự trưởng thành đó. Và nó sẽ nhanh chóng lan rộng, bỏ qua tất cả những cười giễu, chê bai, hoài nghi, cả lo lắng và bi quan, hoảng hốt, và cả chống đối nữa, của nhiều người, nhiều thế lực. Nó đang hướng tới tương lai. Một tương lai mà ta có thể hoàn toàn tin (Thế giới đang phẳng ra, cả ở nơi đây) [54, 284]. Nói như thế để thấy được rằng, cái thâm trầm, sâu sắc của một người từng trải quả thực có sức mạnh ghê gớm, nhất là khi sức mạnh ấy lại tác động trực tiếp đến những vấn đề sống còn của tương lai đất nước: vấn đề văn hóa và giáo dục. Chọn cho mình một con đường riêng đầy khó khăn, dù biết có thể sẽ vấp phải những “hàng rào” tư tưởng của những người có chức quyền, Nguyên Ngọc vẫn đang từng ngày cho ra đời những cách quan sát độc đáo và những kiến giải mới mẻ để chúng ta cùng suy ngẫm, cùng chung tay hành
- động. Bằng một giọng văn thâm trầm, không lên gân, không phản ứng gay gắt, ông đã tìm được cách riêng để đi vào lòng người đọc bằng những bài báo rất “nóng” về tương lai đất nước, về số phận dân tộc, về hôm qua và hôm nay. Cuộc chiến tranh giành lại độc lập dân tộc thống nhất đất nước quả thực là một trang vàng chói lọi trong lịch sử Việt Nam, nhưng Nguyên Ngọc đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, cuộc kháng chiến vĩ đại ấy cũng chỉ làm được một việc là giành lại non sông để bắt đầu làm lại. Vấn đề “chiến thắng” cần phải được nhìn nhận trong cái thế vững vàng, kiên định của ý chí, trong cái thế bình tâm của lòng người, để đừng mãi nhìn về quá khứ và ngủ quên trên chiến thắng, để biết rằng, phía trước chúng ta còn biết bao khó khăn, thử thách cần phải vượt qua của giai đoạn “hậu chiến thắng”: Hình như vừa qua chúng ta đã nhiều lúc không minh triết được đến như vậy. Chúng ta không cao lớn được như Bác, chúng ta đã mất đến ba mươi năm để dần dần bình tâm lại, mà có lẽ cũng mới ở trong một số không nhiều người, bình tâm lại, và từ đó khiêm nhường, thật khiêm nhường, biết rằng mình thật sự đang ở đâu, mình đã nhích lên được bao nhiêu khỏi điểm xuất phát ban đầu của phát triển (…) Ba mươi năm. Những ngày tháng Tư này. Mừng vui và tự hào về chiến thắng vĩ đại, và biết bình tâm để suy nghĩ nhiều hơn, kỹ hơn, sâu hơn, về hậu chiến thắng (Chiến thắng và hậu chiến thắng) [54, 205]. Có lẽ, chính vì cái chất thâm trầm, luôn biết lắng mình để tự vấn, để chiệm nghiệm mọi điều ở Nguyên Ngọc đó đã khiến Nguyễn Khải nhận xét về ông rằng: “Anh là nhà tư tưởng của thế hệ chúng tôi”. Và tôi thì cho rằng, câu nói ấy vẫn còn đúng với Nguyên Ngọc trong cả thời đại ngày nay – một
- thời đại mà khoa học kỹ thuật đang phát triển nhanh đến chóng mặt, nền kinh tế thị trường đang từng ngày cuốn con người ta vào một quỹ đạo khắc nghiệt, và thật cần thiết làm sao những “cái phanh”, “cái thắng” để không làm cho con tàu đất nước đi chệch khỏi đường ray trên bước đường tiến về tương lai. Trong hành trình còn nhiều gian khó ấy, một con người mẫn tiệp, với cái nhìn công tâm và suy nghĩ cẩn trọng như Nguyên Ngọc chính là một trong những cái phanh như thế. 3.2 Hoàng Phủ Ngọc Tường: cây bút tạp văn tài hoa, uyên bác Bên cạnh rất nhiều tập bút ký đặc sắc đã được xuất bản, bao gồm: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Bản di chúc của cỏ lau, Hoa trái quanh tôi, Miền cỏ thơm,… và hai tập thơ: Những dấu chân qua thành phố, Người hái phù dung, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã xuất bản ba tập nhàn đàm: Nhàn đàm (1997), Người ham chơi (1998), Miền gái đẹp (2001), tập hợp những bài viết nhỏ trên chuyên mục Nhàn đàm của báo Thanh niên do ông phụ trách, mà chúng tôi gọi đó là những bài tạp văn. Những bài viết trong ba tập tạp văn này đã được tuyển chọn và tập hợp lại trong Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập 1, do nhà xuất bản Trẻ xuất bản vào năm 2002. Cũng như trong hầu hết các bút ký của mình, nét đặc sắc trong tạp văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy tổng hợp. Hơn nữa, vì là những bài tạp văn đăng báo nên những bài viết này lại hết sức cô đọng, có chiều sâu về nội dung tư tưởng. Tất cả đã góp phần tạo nên một ngòi
- bút vừa tài hoa, vừa uyên bác, với một lối hành văn mượt mà làm mê đắm lòng người. Tạp văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những cái nhìn xuyên thấu về cuộc sống thực tại, về những vấn đề xã hội và thế thái nhân tình, được chắt lọc qua lăng kính nhân văn sâu sắc của một con người từng trải, giàu chất suy tưởng và đầy tinh thần trách nhiệm. Có thể bắt gặp trong tạp văn của ông những vấn đề thời sự thế giới nóng bỏng như chuyện về lòng nhân ái giữa con người với con người trong “Bài học vỡ lòng của tôi”, vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất trong “Để bảo vệ trái đất”, hay chuyện về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân được ông lồng kể qua bài “Có một con tàu nhỏ”, trong đó nổi bật lên là hình ảnh một nhà văn của nước Tân Tây Lan mang đến Cung Các Nhà Văn những quả chuông nhỏ kêu leng keng để phát cho các nhà văn tham dự cuộc Gặp gỡ các Nhà văn lần thứ V tại đất nước Bungari, và Hoàng Phủ đã có một câu bình luận vô cùng xúc động thế này: “Đúng như thế, những nhà nước siêu cường có vũ khí hạt nhân trong tay, và đối với họ, các nhà văn chỉ có quả chuông nhỏ của lương tâm để xin cho nhân loại mẩu bánh mì của sự sống” [91, 73]... Bên cạnh đó, ông cũng luôn trăn trở với vấn đề văn hóa dân tộc thời mở cửa, với nền giáo dục nước nhà, cũng như nhiều vấn đề thời sự nóng hổi khác… Sự uyên bác trong các bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện rất rõ ở vốn hiểu biết vô cùng phong phú về nhiều lĩnh vực như triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… khiến cho các bài viết của ông luôn hàm chứa một lượng thông tin đầy đặn, những kiến giải sâu sắc, và thường toát lên những triết lý sâu xa về cuộc đời, về số phận con người. Đơn
- giản như khi ông viết cảm nghĩ về một trận đá bóng, thì đằng sau đó cũng ẩn chứa những suy tư về cuộc đời, về cõi nhân sinh: (…) nếu cuộc tiệc trên đời này có thể chơi thêm một lần theo kiểu “đá lại”, thì thế giới sẽ khác, lịch sử nhân loại sẽ khác, mà bạn trăm năm của đời người… cũng khác (…) Nhưng Euro 96 đã khép lại sau lưng đội Ý, và cuộc chơi không bao giờ tái diễn để cho phép anh làm lại từ đầu. Chỉ một lần thôi là bàn chân lơ đãng của con người dẫm lên những đổ vỡ của chính linh hồn mình. Và chính vì thế, tôi cảm nhận Bóng Đá không chỉ như một môn thể thao hào hoa mã thượng, mà còn là một Trò Chơi Lớn của cuộc đời (Nước Ý nếu được “đá lại”) [91, 128-129]. Hay câu chuyện thâm thúy qua bài học vỡ lòng của ông về lòng nhân ái cũng khiến người ta phải suy ngẫm về mối quan hệ giữa con người với con người ngày nay: Bài học đầu tiên của chúng tôi không bắt đầu bằng mấy chữ cái abc như thường lệ, mà là một bài thơ thầy đã chép sẵn lên bảng, và bảo chúng tôi đọc theo thầy từng câu một (…) Cuối buổi học tôi đã thuộc làu, và cũng tạm gọi là “thông suốt” nghĩa lý của bài thơ bằng trực giác mộc mạc của tuổi thơ. Trong kỷ niệm ngày tựu trường, Thanh Tịnh có viết rằng: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi bỗng nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi: hôm nay tôi đi học”. Quả đúng với tâm trạng của tôi ngày hôm đó. Tôi cảm thấy thằng bé trong tôi đã khác ngày hôm qua, vì trên trang giấy trắng của tâm hồn tôi,
- thầy tôi đã viết lên bài học về lòng Nhân Ái (Bài học vỡ lòng của tôi) [91, 86- 87]. Bên cạnh đó, sự uyên thâm của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thể hiện trong việc ông hay dùng những chuyện cổ, tích cổ để nói về cái hôm nay, khiến cho các bài viết của ông có một sự cô đọng cần thiết và mang một không khí vừa trầm mặc vừa hiện đại. Đó là việc ông mượn câu chuyện về nhân vật Đường Tăng (trong Tây Du ký của Ngô Thừa Ân) đạo cao đức trọng làm vậy mà cũng quên lời hứa với con rùa đã “lặn lội một kiếp trầm luân, đã độ thầy trò ông tới bờ bến cuối cùng của cuộc hành trình thiên nan vạn khổ” để nói về đạo lý đền ơn đáp nghĩa các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng thời nay. Đó là việc ông mượn tích Trang Tử kể chuyện mổ rồng để nói về chuyện đào tạo đại học tràn lan ở ta: đào tạo ra rất nhiều cử nhân, bác sĩ, kỹ sư,… nhưng rốt cuộc lại không có việc làm để phân bổ, cũng như chuyện xưa kể về việc Chu Bình Man luyện được tuyệt kỹ mổ rồng vô cùng điêu luyện, nhưng khi trở về thì hỡi ơi, làm gì có rồng đâu mà mổ! Đó còn là việc Hoàng Phủ mượn những câu chuyện cổ về địa ngục qua chuyện Phạm Công Cúc Hoa, Bồ Tát Mục Kiền Liên, cảnh giới Thập Điện Diêm Vương, sự tích Thủ Huồng để răn mình và răn người sống sao cho phải đạo: Tôi không biết mẹ tôi có tin như vậy không, nhưng chính bà đã xây dựng được cho tôi niềm tin rằng địa ngục có thật, và tôi rất sợ địa ngục. Lớn lên, những ý tưởng về địa ngục dần dần chuyển biến trong tôi thành niềm tin vào thiên lý, giúp tôi tránh được những điều ác; mà nếu chỉ sợ tòa án hoặc công an thì có thể tôi vẫn cứ làm, bởi chắc chắn rằng ngoài tôi ra không ai bắt quả tang được việc làm kín nhẹm của tôi (như ăn hối lộ chẳng hạn). Thế
- nghĩa là nỗi sợ địa ngục đã ẩn sâu vào bản ngã, sẽ tạo được điều kỳ diệu gọi là “lương tâm” (Nỗi sợ địa ngục) [91, 44]. Có thể nói, những trang viết chiêm nghiệm về thế thái nhân tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những trang viết lôi cuốn nhất, đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm nhất. “Quẻ Vị Tế” là một trong số những bài viết như thế. Từ việc cắt nghĩa quẻ cuối cùng trong 64 thời kỳ của Dịch trong Ngũ Hành, ông đã có một bài viết thật sâu sắc, như một thông điệp vĩnh hằng về số phận con người, gắn liền với hành trình vượt sông định mệnh của mỗi kiếp người. Bài viết không rơi vào cái khuôn diễn giải chữ nghĩa sách vở, mà chỉ nhẹ nhàng như một lời bộc bạch, “một bài thơ cuộc đời” ông ngẫm cho riêng phận mình: “Hỡi người, người sinh ra không phải để yên nghỉ mà lên đường, lên đường bằng tất cả lo âu của kẻ vượt sông”. Đấy cũng là bài học lớn cho những ai đang sống và đang ngộ nhận về một cuộc dừng chân ngơi nghỉ giữa cuộc đời này: Nên chi, trong cuộc dấn thân giữa cõi đời, dù đường dài chỉ còn một bước nữa thôi, con người không được quên lời dạy minh triết của quẻ Vị Tế, rằng đời người vẫn còn đầy những bất trắc khôn lường, phải biết nghiêm cẩn giữ mình, đừng bao giờ tự buông thả trong một ảo tưởng về một cuộc “hạ cánh an toàn”. Sự thâm thúy của Kinh Dịch hàm chứa trong chính ký hiệu sau cùng của nó là trên lửa – dưới nước (quẻ Ly/quẻ Khảm). Hèn chi, đến bậc Thánh đã san định Kinh Dịch như Khổng Tử mà vẫn hằng run sợ: “Cho ta sống thêm ít năm nữa, để học Kinh Dịch, hầu không mắc lầm lỗi lớn” [91, 141].
- Và tất cả những sự uyên thâm, minh triết ấy của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại được thể hiện qua một lối hành văn đầy tài hoa, mê đắm – kết quả của một cái tôi trữ tình nồng nàn và đầy chất nghệ sĩ. Lật giở từng trang sách, thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường bao giờ cũng như trải hết lòng mình với câu chữ, cộng thêm chất Huế nên thơ, chất triết luận huyền hoặc, những câu chữ ấy của Hoàng Phủ Ngọc Tường bỗng trở nên quyến rũ lạ thường. Hãy lắng nghe ông miêu tả những hạt bụi vũ trụ đã tạo nên cảnh sắc của cõi vô cùng – cõi Cát Bụi này, từ những kiến thức vật lý khô cứng, dưới bàn tay tài hoa, ông đã nhào nặn chúng thành một cảnh tượng quá đỗi diệu kỳ: Có bao giờ bạn nghĩ rằng bầu trời thu xanh ngắt đến nao lòng của thi sĩ Yên Đổ kia lại được tạo nên bởi toàn là… bụi? Sự thực lại đúng như vậy. Vâng, chỉ toàn là bụi thôi; thậm chí nếu không có bụi thì bầu trời trên đầu ta chỉ còn là một khoảng trống đen ngòm. Không phải là những nguyên tử và phân tử khí, bụi vũ trụ là những hạt “rắn” nhìn thấy được bằng kính hiển vi, tràn ngập không gian do từ trăm nghìn dạng ô nhiễm trên trái đất hoặc giữa các ngôi sao. Tùy theo đặc tính của từng loại, và tùy theo độ nghiêng của từng hạt bụi so với phương chiếu của tia sáng mặt trời, bụi vũ trụ sẽ dâng tặng cho chúng ta những màu sắc đẹp mê hồn của bầu trời. Từ cổ sơ của nền văn minh, sự minh triết của người Ấn Độ đã gọi tên toàn bộ cảnh sắc huyền ảo ấy của thế giới là Trò Chơi Maya, tức là Ảo Hóa (Cát bụi lộng lẫy) [91, 32]. Cái chất nghệ sĩ tài hoa trong con người Hoàng Phủ Ngọc Tường có lẽ cũng giống như chất “ngẫu hứng” ông nhìn thấy trong con người nhà văn
- Phùng Quán – một người bạn vong niên của ông. Nó khiến cho những bước chân của ông trên cõi đời này trở thành một cuộc ngao du bất tận, nhưng lại tiềm ẩn trong đó những ý tưởng, những sáng tạo bất ngờ. Trên trang giấy, những phút ngẫu hứng, những phút thăng hoa của cảm xúc như thế sẽ cho ra đời những trang viết đầy ma lực, bởi: “đó là khả năng phát kiến thế giới bằng sự trinh bạch của ý thức, giống như hoa perce-neige chọc thủng giá lạnh để nở trong màu trắng của tuyết” (Ngẫu hứng) [91, 58]. Những bài viết của ông về những người bạn, về tình bạn và tình người cũng là những trang viết để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Đấy là những cảm xúc chân thành, không cần điểm xuyết, tô vẽ, chỉ mộc mạc, “trinh bạch” thôi mà sâu sắc biết nhường nào: Năm ngoái tôi trải qua một mùa đông xứ Huế rất dài, suốt ngày lặng lẽ trước bàn viết, với vầng sáng đèn vàng trên trang giấy, bên ngoài triền miên mưa dầm gió bấc. Mùa đông ở Huế, tôi thấy dường như mình không còn tương quan gì với thế giới. Tám giờ tối… bỗng nhiên chuông điện thoại reo, và tôi nhận được thông báo của đại ca Phan Đắc Lập: - Tất cả nhóm Lồ Ồ mười lăm người đang có mặt sẽ lần lượt nói chuyện với Hoàng Phủ. (…) Bạn bè lần lượt nói với tôi, mỗi người một chuyện (…) Toàn những chuyện trên đời này chẳng ai thèm quan tâm, nhưng giữa chúng tôi, lại chính là chất liệu cố kết con người trong nỗi buồn vui cuộc sống. Riêng với tôi, buổi tối ấm áp ấy của tình bạn đã tạo ra cho tôi nội lực đủ sống ung dung cả một năm (Điện thoại) [91, 165-166].
- Thậm chí, tình bạn chân thành giữa những người bạn còn được ông đúc kết trong một câu nói hệt như một châm ngôn: “Bạn của ta! Ta cần ngươi như Giêsu cần thập tự. Nếu Giêsu vứt bỏ cây thập tự thì nhẹ nhàng biết bao, nhưng nhân loại sẽ không nhận ra Người được nữa” (Cám ơn tình bạn) [91, 52]. Tạp văn của ông, như một nét đặc trưng riêng, đều ít nhiều hàm chứa những ý hướng triết luận sâu sắc như thế. Có thể nói, những bài tạp văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực là những bài “bút ký cực ngắn” như có lần ông bộc bạch. Với ông, bút ký là một thể loại vừa để viết về những điều mắt thấy tai nghe, về những sự thực, nhưng không chỉ đơn giản là biên chép lại mà ông muốn viết cho thật sâu, thật kỹ càng qua những trải nghiệm mình có được. Tạp văn của ông, nhờ chứa đựng chất trí tuệ uyên bác và một giọng văn tài hoa đã chuyển tải đến người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc, những chiêm nghiệm về cuộc đời qua những câu chuyện ngụ ý thâm thúy. Đó là những bài viết đã góp phần làm nên phong cách của tờ Thanh niên có uy tín trong lòng bạn đọc. 3.3 Cái nhìn sắc lẻm và sức mạnh biện giải trong tạp văn Nhân trường hợp chị thỏ bông của Phan Thị Vàng Anh Không chỉ được biết đến như một cây bút truyện ngắn đặc sắc, với các tập Khi người ta trẻ (1993) và Hội chợ (1995), Phan Thị Vàng Anh còn là tác giả gây được tiếng vang ở nhiều lĩnh vực khác như thơ (Gửi VB, 2006), tạp văn (Nhân trường hợp chị thỏ bông), và thậm chí còn “lấn sân” sang cả lĩnh vực phim tài liệu (với bộ phim Trong phường Thành Công, có làng Thành Công).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Lời văn nghệ thuật của Nguyễn Hồng
219 p | 122 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài
54 p | 46 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
110 p | 29 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu
97 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
98 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Nghệ thuật tự sự của Phan Tứ qua tiểu thuyết Mẫn và tôi
117 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa của Nguyễn Danh Lam
115 p | 22 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý triển lãm mỹ thuật tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam
37 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn
103 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng
99 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền Lượng
120 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Nghệ thuật tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm
99 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Nghệ thuật viết truyện cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh
99 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Mạnh Phú Tư
108 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
106 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời đại Lý - Trần
83 p | 25 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa giữa trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Quảng Tây Trung Quốc
108 p | 57 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển quan hệ công chúng (PR) của Công ty cổ phần Nghệ thuật Việt (Vietart)
109 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn