Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
lượt xem 24
download
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được hiện trạng sinh kế và quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương. Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sinh kế của người dân đến công tác quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Xác định được các nguyên nhân và đề xuất được giải pháp cải thiện sinh kế và quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN QUỐC HOÀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG HÀ NỘI NĂM 2018
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN QUỐC HOÀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải HÀ NỘI NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguy ễn M ạnh Kh ải, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất ký một công trình khoa học nào khác Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. TÁC GIẢ Nguyễn Quốc Hoàn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn trong suốt thời gian qua, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu, chỉ bảo tận tình và động viên giúp tôi hoàn thành bài báo cáo luận văn này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học cao h ọc t ại Khoa. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Anh Nguyễn Xuân Tùng Cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Học viên Võ Văn Thành Lớp cao học CH3MT2, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong thời gian đi thực địa. Tôi xin chân thành cảm ơn Hội chữ Thập đỏ xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy đã cung cấp cho tôi số liệu về hiện trạng rừng ngập mặn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy đã cung cấp các số liệu về hiện trạng quản lý rừng tại địa phương. Đồng thời, tôi xin cảm ơn người dân xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy đã cung cấp cho tôi các thông tin về hoạt động sinh kế của hộ gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Cục Môi trường, Ban lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ và chia sẻ công việc để tôi có thời gian học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên và là nguồn động lực để tôi vươn lên. Trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hướng thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh bi ến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ”, mã số TNMT.2018.05.06 đã hỗ trợ kinh phí thực địa và điều tra. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô để luận văn đượ c hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! HỌC VIÊN
- Nguyễn Quốc Hoàn i
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................iv DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................vi MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN .. 6 1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu..................................................................................... 6 1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng lõi và vùng đệm........................................................................................................ 6 1.1.2. Khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững................................................................ 9 1.2. Tổng quan về rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng................................................................................................................................. 13 1.2.1. Tổng quan về rừng ngập mặn...............................................................................13 1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng ven biển.................17 1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn và công tác phục hồi, quản lý rừng............................................................................................................. 21 1.3.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn..............21 1.3.2. Công tác phục hồi và quản lý rừng ngập mặn ở một số địa phương ven biển. . .24 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.................. 27 1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định..........................................27 1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định..............................34 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 39 2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 39 2.3. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………40 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 40 2.4.1. Cách tiếp cận của luận văn...................................................................................40 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu..............................................40
- 2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học..........................................................................41 2.4.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.................................................................................42 ii
- 2.4.5. Phương pháp chuyên gia........................................................................................43 2.4.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................................43 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................... 44 3.1. Hiện trạng công tác quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định..... 44 3.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn vùng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định......44 3.1.2. Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định................52 3.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định............................................................ 58 3.2.1. Sinh kế, cơ cấu ngành nghề và thu nhập bình quân...............................................58 3.2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn.................................61 3.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động sinh kế của cộng đồng, đề xuất các mô hình sinh kế hiệu quả tai địa phương..........................................68 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn......................................... 70 3.3.1. Nhóm giải pháp về Kinh tế....................................................................................70 3.3.2. Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội.......................................................................71 3.3.3. Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường..........................................................75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................... 78 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 78 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 80 PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………
- iii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu Cs Cộng sự Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel IPCC on Climate Change) Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) HST Hệ sinh thái MCD Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản RNM Rừng ngập mặn UBND Ủy ban nhân dân
- iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam, năm 1943 2000...................... 15 Bảng 1.2. Hiện trạng diện tích RNM toàn quốc tính đến ngày 31/12/2015..............16 Bảng 1.3. Hiện trạng diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh ven biển miền Bắc tính đến ngày 31/12/2015.............................................................................................................. 17 Bảng 1.4. Diễn biến thời tiết khí hậu từ năm 2015 đến năm 2017 khu vực nghiên cứu.................................................................................................................................. 30 Bảng 1.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012 2016.................... 34 Bảng 1.6. Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2012 2016................... 35 Bảng 1.7. Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy................................... 36 Bảng83.1. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn huyện Giao Th ủy, t ỉnh Nam Định tính đến ngày 31/10/2015....................................................................................................... 46 Bảng93.2. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định............................................................................................ 47 Bảng103.3. Một số loài cây ngập mặn chủ yếu ở ven biển huyện Giao Th ủy ....... 49 Bảng113.4. Cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp xã Giao Lạc và xã Giao Xuân.......... 59 Bảng123.5. Thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế......................................... 60 Bảng133.6: Hiện trạng sinh kế c ủa các nhóm đối tượ ng nghiên cứu....................... 62 Bảng143.7. Kết quả điều tra về nguyên nhân diện tích rừng ngập mặn suy giảm.. 67
- v
- DANH MỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn.................................... 4 Hình21.1. Khung sinh kế bền vững (theo DFID, 2001) ............................................... 10 Hình31.2. Vị trí khu vực nghiên cứu xã Giao xuân, Giao Lạc, huyện Giao Th ủy, t ỉnh Nam Định........................................................................................................................ 29 Hình43.1. Biến động diện tích rừng ngập mặn xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2017.............................................. 47 Hình53.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy.... 53 Hình63.3. Số vụ vi phạm về r ừng ngập mặn từ năm 2009 đến năm 2016 tại xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy.......................................................................... 54 Hình73.4. So sánh cơ cấu ngành nghề xã Giao Lạc và xã Giao Xuân....................... 60 Hình83.5. Rừng trang (Kandelia obovata) 12 tuổi tại RNM xã Giao lạc, huyện Giao Thủy bị chặt phá năm 2007........................................................................................... 66
- vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, rất nhiều cửa sông, sự tồn tại của các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần phòng chống thiên tai, chống xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường các vùng cửa sông ven biển. Nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngày 05 tháng 09 năm 2012 Thủ Tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1216/QĐTTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tại điều 1 của Quyết định có nội dung: Xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi, tái sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn. Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, Hội nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát là: Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; Có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các
- nước công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, Trung ương cũng xác định những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên; về bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chung, một số nhiệm vụ cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường với các giải pháp chủ yếu: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm 1
- tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Huyện Giao Thủy là một trong ba huyện ven biển (Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng) của tỉnh Nam Định. Huyện Giao Thủy có 9 xã, trong đó có 5 xã ven biển là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Kinh tế của các xã ven biển chủ yếu phát sinh từ hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. Trước năm 1991, rừng ngập mặn tự nhiên tại các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã bị chặt phá hoàn toàn, điều này ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân ven biển mỗi khi thủy triều dâng cao hay khi có gió bão. Năm 1994, chính quyền địa phương đã phát động nhân dân trồng rừng bảo vệ đê biển nhưng diện tích trồng không đáng kể. Từ năm 1997 đ ến nay, được sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và sự giúp đỡ về kĩ thuật của Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái RNM thì diện tích rừng đã tăng lên đáng kể (Phan Nguyên Hồng và cs, 1999). Tuy nhiên, dưới sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp làm cho diện tích rừng ngập mặn các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định vẫn đang đứng trước nguy cơ bị khai thác và sử dụng không hợp lý để phục vụ phát triển kinh tế xã hội dẫn tới rừng bị suy thoái. Bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích của việc bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển vẫn chưa đượ c giải quyết thỏa đáng, còn gặp nhiều khó khăn. Để có thể quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn một cách bền vững thì những giải pháp đưa ra phải xuất phát từ thực tế địa phương, điều kiện sống của người dân cũng như vai trò của những bên liên quan đến rừng ngập mặn.
- Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đối với quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng từ đó đề xuất các giải pháp quản lý rừng ngập mặn tại các xã ven biển, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và xây dựng khuyến nghị cho các hoạt động phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được hiện trạng sinh kế và quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương. 2
- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sinh kế của người dân đến công tác quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Xác định được các nguyên nhân và đề xuất được giải pháp cải thiện sinh kế và quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận, tổng quan về ảnh hưởng các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Cơ sở lý luận. Tổng quan về ảnh hưởng của sinh k ế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 3.2. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Thực trạng quản lý và hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương. 3.3. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, t ỉnh Nam Định Phân tích cụ thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động sinh kế tới công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương. Tiến hành điều tra tìm hiểu các hoạt động kinh tế chủ yếu tại địa phương. Khó khăn và thuận lợi của người dân địa phương trong hoạt động sinh kế. Đánh giá mức thu nhập và đời sống của người dân. Tìm hiểu các mô hình sinh kế có hiệu quả hoặc có thể áp dụng tại địa phương. 3.4. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn Nhóm giải pháp về Kinh tế Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ, kết cấu của khuôn viên đến chất lượng sản phẩm chai nhựa PE 950cc
132 p | 330 | 107
-
Luận văn:Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi gia công trên máy phay CNC
13 p | 274 | 69
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung tế bào và hormone lên sự phát triển của phôi lợn thụ tinh ống nghiệm
67 p | 277 | 50
-
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sự tạo phức của Fe3+ với axit sunfosalixilic (SSal)
40 p | 281 | 49
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG “THAM GIA MÀ KHÔNG ĐÓNG GÓP” LÊN HỆ THỐNG CHIA SẺ FILE NGANG HÀNG BITTORRENT
44 p | 140 | 33
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG XEN CÂY HỌ ĐẬU ĐẾN CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI PHÚ HỘ
0 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phối có nguồn điện phân tán
149 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
101 p | 13 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học: Nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu đến giá trị gia tăng tại Việt Nam
99 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành sản xuất nông nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam
128 p | 23 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng, phát triển của thực vật ngoại lai xâm hại tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, TP Đà Nẵng
84 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
138 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ số sinh lời kế toán và giá trị gia tăng thêm kinh tế (EVA) lên giá trị thị trường tăng thêm (MVA) của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
144 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
100 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất lên sự tự khuếch tán trong Ge bằng phương pháp thống kê mô men
51 p | 42 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến Đà Nẵng tới ý định quay trở lại của du khách nội địa
224 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) của các nữ doanh nhân Việt Nam
141 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn