Luận văn: NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG Ở XÃ CẢNH HƢNG, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH VÀ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHO GIA SÖC
lượt xem 17
download
Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngoài trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. So với mức tăng bình quân của cả ngành nông nghiệp, thì ngành chăn nuôi luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Đàn bò thịt giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9,18%/năm, ĐBSCL 25%; ĐBSH 19,2%, Tây Nguyên 11,5%...Đàn bò sữa của Việt Nam có tốc độ tăng bình quân mỗi năm 26,1%. Những năm gần đây xu hướng phát triển nông nghiệp nói chung là theo con đường thâm canh công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG Ở XÃ CẢNH HƢNG, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH VÀ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHO GIA SÖC
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- NGUYỄN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG Ở XÃ CẢNH HƢNG, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH VÀ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHO GIA SÖC LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- NGUYỄN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG Ở XÃ CẢNH HƢNG, HUYỆN TIÊN DU, T ỈNH BẮC NINH VÀ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHO GIA SÖC Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC Mã số: 60.42.60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CHUNG Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới: PGS-TS Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu đề tà i và hoàn thành luận văn. Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Sinh-KTNN và các thầy cô giáo trong khoa, cán bộ nhân viên phòng thí nghiệm trung tâm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực địa. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành, nhiệt tình của các nhà khoa học. Tôi xin cảm ơn sự khích lệ, động viên, tạo điều kiện của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Thái nguyên, tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố tr ong bất kỳ một công trình khác nào. Tác giả Nguyễn Thị Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam........................................................................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu về năng suất của đồng cỏ tự nhiên ........................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới .......................... 8 1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia súc trên thế giới ......................................................................................... 9 1.1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam ......................... 12 1.2. Tình hình nghiên cứu đồng cỏ trên thế giới và ở Việt Nam .................... 19 1.3. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Bắc Việt Nam ........................... 23 1.4. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới ...................... 24 1.5. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả .................................................... 25 1.6. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh ............................................. 29 1.7. Một số đặc điểm sinh thái và sinh vật học của hoà thảo .......................... 33 1.7.1. Đặc tính sinh thái ................................................................................. 33 1.7.2. Đặc tính sinh vật học .......................................................................... 34 1.7.3. Đặc tính sinh lý ................................................................................... 35 1.7.4. Đặc tính sinh trưởng ........................................................................... 37 1.7.5. Sức sống cỏ hoà thảo ........................................................................... 37 1.8. Giá trị kinh tế của các loại cây dùng trong chăn nuôi bò ......................... 38 1.8.1. Cỏ Hoà thảo......................................................................................... 38 1.8.2. Cây bộ Đậu.......................................................................................... 43 1.8.3. Cây trồng khác .................................................................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1.9. Các loại thức ăn cho bò sữa .................................................................... 46 Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU ................... 49 2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh ....................... 49 2.1.1. Về vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh ............................................. 49 2.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn ................................................. 50 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - môi trường.................................................... 53 2.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Cảnh Hưng ..................... 54 2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 54 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................... 55 Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 56 3.1. Đối tượng ............................................................................................... 56 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 56 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 56 3.3.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên .................................. 56 3.3.1.1. Nghiên cứu tại Cảnh Hưng (mô hình bò sữa) .................................... 56 3.3.1.2. Nghiên cứu tại Hiệp Hoà (mô hình bò thịt) ....................................... 57 3.3.2. Các phương pháp nghiê n cứu trong phòng thí nghiệm ......................... 57 3.3.2.5. Phương pháp phân tích đối với mẫu đất : .......................................... 65 3.2.3. Điều tra qua địa phương, lãnh đạo cơ sở .............................................. 67 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 68 4.1. Tình hình khai thác và sử dụng đất của người dân xã Cảnh Hưng .......... 68 4.2. Tập đoàn cây thức ăn gia súc của xã Cảnh Hưng .................................... 70 4.3. Đặc điểm và năng suất các loại cỏ chính dù ng làm thức ăn cho bò được trồng tại xã Cảnh Hưng ................................................................... 73 4.4. Tình hình chăn nuôi bò ở Bắc Ninh và xã Cảnh Hưng ............................ 76 4.5. Năng suất của các loài cỏ chính .............................................................. 78 4.6. Chất lượng của của một số loài cỏ .......................................................... 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4.7. Năng suất cỏ tự nhiên trên đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà ................ 84 4.8. Thảm cỏ tự nhiên ở đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà ............................ 85 4.9. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò .............................................................. 94 4.9.1. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sữa ..................................................... 94 4.9.2. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt ..................................................... 96 4.10. Kết luận và đề nghị ............................................................................... 98 PHỤ LỤC................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT Ẩm sinh A : Dạng sống DS : Đ Độc hại với gia súc : ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long : ĐBSH Đồng bằng sông Hồng : ĐV Động vật : ĐVTA Đơn vị thức ăn : Không có giá trị chăn thả Ho : Hạn – Trung sinh H-T : Hạn sinh H : Miền núi phía Bắc MNPB : Nhà xuất bản NXB : T : Trung sinh TB : Trung bình Trung sinh - Hạn sinh T-H : Tốt To : Tổng số TS : Tr : Trang Uỷ ban nhân dân UBND : Vật chất khô VCK : Thứ tự TT : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt .......................................................................... 10 Bảng 1.2: Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày ......................... 11 Bảng 1.3: Năng suất của các giống cỏ hòa thảo (tấn/ ha/ năm) ...................... 15 Bảng 1.4: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ chính .... 32 Bảng 1.5 : Giá trị dinh dưỡng của cây Ngô trong các giai đoạn khác nhau .... 46 Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất xã Cảnh Hưng tính đến ngày 1/1/2008 .... 69 Bảng 4.2: Tập đoàn cây thức ăn gia súc xã Cảnh Hưng ................................. 71 Bảng 4.3: Số lứa cắt và năng suất của từng lứa .............................................. 79 Bảng 4.4: Lượng phân bón hoá học cho các loài cỏ ....................................... 82 Bảng 4.5: Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở vị trí trồng cỏ .......................... 83 Bảng 4.6: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở khu vực nghiên cứu ........ 84 Bảng 4.7: Năng suất của các giống cỏ Hòa thảo (tháng 6/2009) .................... 85 Bảng 4.8 : Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu tại xã Đông Lỗ ............. 87 Bảng 4.9: Khẩu phần ăn bình quân/ngày/con (kg) ngày 10.12.2008 .............. 95 Bảng 4.10. Khẩu phần ăn bình quân/ngày/con (kg) ....................................... 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngoài trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. So với mức tăng bình quân của cả ngành nông nghiệp, thì ngành chăn nuôi luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Đàn bò thịt giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9,18%/năm, ĐBSCL 25%; ĐBSH 19,2%, Tây Nguyên 11,5%...Đàn bò sữa của Việt Nam có tốc độ tăng bình quân mỗi năm 26,1%. Những năm gần đây xu hướng phát triển nông nghiệp nói chung là theo con đường thâm canh công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ. Ở nước ta ngành chăn nuôi đã được chú ý đầu tư nên phát triển tương đối mạnh. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tại thời điểm 1/8/2007, quy mô đàn trâu trên cả nước tăng 2,58%, đạt 2,996 triệu con: Trong đó đàn trâu nuôi lấy thịt tăng 7,3%, trâu cày kéo tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ so với các năm trước do làm đất bằng máy tăng. Đàn bò đạt 6,724 triệu con, tăng 3,29%; trong đó đàn bò thịt tăng 5,4%, đàn bò sữa giảm 14,5 nghìn con (-12,9%) do trương trình nuôi bò sữa nhiều nơi không có hiệu quả. Các địa phương có tổng đàn bò tăng cao so với cùng kì năm trước tập trung ở vùng trung du và miền núi có đồng cỏ để chăn thả. Dự kiến đến năm 2010, Việt Nam đạt mục tiêu tổng đàn trâu 3,5 triệu con, đàn bò 7,6 triệu con. Mặt khác, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học, kĩ thuật, nghành di truyền học, các nhà chọn giống đã nghiên cứu lai tạo, chọn lọc rất nhiều giống vầt nuôi có năng xuất thịt, sữa, trứng cao phần nào đã đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của số dân đang không ngừng tăng lên như hiện nay. Với diện tích 32% và dân số chiếm 17%, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền núi trung du phía Bắc là vùng sinh thái rất có điều kiện phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Giai đoạn 2001 -2007, đàn trâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 khu vực miền núi phía Bắc tăng trưởng 1,16%/năm (cao hơn tốc độ trung bình của cả nước 1,03%/năm), đà n bò tăng 4,48%/năm, đàn bò sữa tăng 14,42%/năm; đặc biệt đàn ngựa ở khu vực này chiếm tới 88,60% , đàn trâu chiếm 58,84% và đàn dê chiếm 34,81% tổng đàn trong cả nước. Các thươ ng hiệu của sản phẩm chăn nuôi ở MNPB ít nhiều đã được khẳng định trong thị trường nội địa như sữa Mộc Châu, dê cỏ Hà Giang, ngựa bạch Lạng Sơn… Tuy vậy chăn nuôi vùng trung du và MNPB vẫn chưa thật sự phát huy đúng với tiềm năng vì đồng bào chủ yếu vẫn chăn thả các giống địa phương nên năng suất thấp, do quản lý lỏng lẻo và tập quán chăn thả rông nên cận huyết nhiều, thoái hoá giống cao. Ngoài ra công tác xây dựng chuồng trại, thức ăn chăn nuôi và khai thác thi trường kém nên thường bị tư thương ép giá nên thu nhập của người chăn nuôi còn bị hạn chế nhiều. Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người nông dân. Lĩnh vực chăn nuôi đã cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm giá trị có chất lượng cao (giầu nguồn protein động vật, giầu sắt,vitaminA, vitaminB…); cung cấp nguyên liệu cho các ngành công ngiệp, cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt. Trâu, bò, dê, cừu, thỏ có thể hoàn toàn chỉ cần sử dụng cỏ. Chăn nuôi trâu, bò đầu tư thấp, ít gây ô nhiễm môi trường. Thịt trâu, bò có thể coi là nguồn thịt sạch vì ít sử dụng thức ăn công nghiệp và các chất kích thích sinh trưởng. Để chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ngoài chăn nuôi lợn, gia cầm, thì chăn nuôi bò đóng vai trò khá quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay, ngành chăn nuôi bò vẫn còn khá nhiều yếu kém, bất cập. Chăn nuôi bò thịt vẫn dựa vào chăn thả tự nhiên, chăn nuôi chủ yếu tồn tại trong nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, thức ăn chủ yếu là tận dụng cỏ tự nhiên và phụ phẩm trong nông nghiệp, việc sử dụng thức ăn công nghiệp còn rất ít, thiếu bò giống tốt, thiếu đồng cỏ và thức ăn thô xanh, quy trình kỹ thuật chưa được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 áp dụng rộng rãi, nên năng suất và chất lượng thịt còn thấp. Giá thu mua sữa thấp đã dẫn đến tình trạng năm 2005 có khoảng 1-1,2 vạn bò sữa bị đưa vào giết thịt. Chưa có chính sách quốc gia về phát triển trâu, nên trâu vẫn hầu hết thả rông kiểu quảng canh, giống như dê, cừu. Năng suất, sản lượng thịt, sữa và hiệu quả chăn nuôi chưa cao; chăn nuôi bò sữa còn nhỏ bé và bấp bênh. Việc chăn nuôi gia súc ăn cỏ chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân cơ bản là do chăn nuôi gia súc chưa được đầu tư đúng mức, đặc biệt thiếu trầm trọng thức ăn thô xanh. Thức ăn thô xanh là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho gia súc ăn cỏ, nhưng hiện nay, nguồn thức ăn này chủ yếu là tận dụng cỏ tự nhiên và phụ phẩm trong nông nghiệp, trong khi đồng cỏ thâm canh còn rất nhỏ bé. Cần có 5 yếu tố cần thực hiện đồng bộ để phát triển chăn nuôi. Đó là trang trại, tiến bộ kỹ thuật, thức ăn, thú y và thị trường. Đồng cỏ ở ta hiện nay còn rất hạn chế, c hủ yếu là trồng xen, tận dụng chứ chưa thành phổ biến đại trà. Các giống cỏ năng suất cao được nhập vào nước ta từ những năm 70 của thế kỷ XX với rất nhiều giống tốt đã thích nghi cao với điều kiện nước ta nhưng chưa phát huy được, vì đến nay diện tích dành cho trồng cỏ còn quá nhỏ bé. Rất nhiều chương trình khuyến nông phát triển đồng cỏ nhưng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, vẫn chưa thay đổi được tập quán người chăn nuôi, thường cho rằng việc gì phải đi trồng cỏ! Nhưng thực tế cho thấy rõ, trồng cỏ chăn nuôi c ho lợi ích hơn nhiều lần trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác. Xu thế của xã hội ngày nay đòi hỏi phải phát triển ngành chăn nuôi để có thể cung cấp khối lượng thực phẩm lớn với chất lượng cao nhưng giá thành chi phí về thức ăn thấp.Với chăn nuôi trâu bò thì thức ăn hàng ngày của chúng là cỏ. Đồng cỏ Việt Nam phân bố rải rác khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là trên các đồi núi, cao nguyên của trung du và miền núi (chiếm tới 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 triệu ha). Khu vực có đồng cỏ tự nhiên với diện tích lớn không nhiều lắm đại diện là đồng cỏ Mộc Châu (Sơn La), Ngân Sơn (Bắc Cạn) và một số đồng cỏ thuộc vùng Tây Nguyên. Các đồng cỏ khác thường có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm ha. Năng suất của các giống cỏ phụ thuộc nhiều vào giống, điều kiện tự nhiên và sự chăm sóc của con người, đặc biệt là bón phân và tưới nước. Sự chăn thả gia súc bừa bãi, khai thác mà không chăm bón chắc chắn một ngày không xa các đồng cỏ sẽ bị thoái hoá, diện tích bị thu hẹp dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc. Dự kiến trong giai đoạn 2006 -2015, ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp quy mô vừa và lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, bảo đảm vệ sinh thú y, nuôi trồng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành phấn đấu đến 2010 đạt 30% tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, và 2015 là 35%. Đến năm 2010, đàn bò sữa đạt 200.000 con, năng suất sữa 4.000-4.200 kg/con/chu kỳ, cho 350.000 tấn sữa, đáp ứng 30% nhu cầu trong nước. Sẽ có 7,1 triệu bò thịt, tỷ lệ lai 36%, đạt 210.000 tấn thịt. Đàn trâu sẽ là 3, 1 triệu con với 72.800 tấn thịt, 2,5 triệu dê, cừu. Với mục đích không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng các giống cỏ, trong những năm qua chúng ta đã tiến hành nhập, lai tạo một số giống cở mới có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời luôn khai thác các giống cỏ tự nhiên, nguồn thức ăn trong trồng trọt nhằm góp phần giải quyết vấn đề thức ăn cho gia súc ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Và để phát triển chăn nuôi nhiều địa phương đã biết khai thác các giống cỏ có năng s uất cao, thích nghi với khí hậu nước ta và đồng thời luôn tận dụng nhiều loài cây trồng làm thức ăn cho vật nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi xây dựng đề tài “Nghiên cứu năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc”. 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cảnh Hưng để tính toán thực trạng kinh tế của từng vùng. - Nghiên cứu năng suất, chất lượng một số giống cỏ tr ồng địa phương dưới ảnh hưởng của chế độ bón phân, thu hái. - Đánh giá về mô hình đang khai thác thức ăn của địa phương và hiệu quả kinh tế của nó. - Đưa ra những kết luận về năng suất và ch ất lượng của các giống cỏ và đề xuất mô hình c hăn nuôi góp p hần phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Những nghiên cứu về năng suất của đồng cỏ tự nhiên Vấn đề nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các thảm thực vật đã bắt đầu từ thế kỷ XIX, đầu tiên chủ yếu là những công trình nghiên cứu có tính chất thống kê trong kinh tế nông nghiệp. Sang đầu thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ cho chăn nuôi đã được nghiên cứu nhiều hơn, với những thí nghiệm trên các kiểu đất khác nhau và hình thức khác nhau, điển hình như: Hendin (1947) làm thí nghiệm và xác định: Cách ba tuần cắt một lần sẽ được một lượng prôtit thô, tính trên 1 ha xấp xỉ bằng khi để cỏ già cắt một lần và cắt thêm những cỏ mọc lại. Nhưng hiệu suất tiêu hoá của cỏ cắt định kỳ lại cao hơn (30,3% so với 17,2%). Như thể, cắt nhiều lần cỏ năng suất prôtit dễ tiêu cao hơn. Louw (1938) đã nghiên cứu chi tiết tác dụng đối với cỏ mọc tự nhiên của việc cắt theo những khoảng cách khác nhau, hàng tháng hoặc hai tháng một lần hoặc ba tháng một lần….Chính những lần cắt hàng tháng cho ít chất khô nhất, lượng chứa lân, kali, các clorua, các protit cũng thấp hơn. Cuối cùng, những kết quả thí nghiệ m về hiệu suất tiêu hoá cho thấy, chế độ tốt nhất đối với những loại cỏ này là cắt hai tháng một lần trong thời gian sinh tr ưởng. Huges đã thấy : cắt cỏ sát mặt đất, đều dặn làm nhiều lần, cho năng suất cỏ tươi cao hơn nhưng lại làm giảm rõ rệt của bộ rễ, vì vậy những dự trữ dưới đất bị cạn kiệt nhanh hơn, làm cho cỏ xấu mọc nhanh hơn. Tác giả cho rằng cắt ít lần hơn (tương đương với việc cho gia súc gặm cỏ điều độ) sẽ cho một sản lượng cỏ lớn hơn và có nhiều các chất dễ tiêu hơn [39]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Sau đó nhiều công trình nghiên cứu phần trên mặt đất được tiến hành cùng với phần dưới đất trong sự phụ thuộc từ những điều kiện tạo thành nó của các kiểu thực bì khác nhau: Salưt (1950), Balôchina (1950), Gorskova (1954), Andreev, Lapverenko và Leonchiev (1955); Badilevich (1958), Xưrokomskaia và Ponhiatopkaia (1960), Igơnachenkô (1965), Xemen-Nova- Chiansianskaia (1966), Alekxenko (1967), Hoàng Chung (1974), Alekxeev (1975), Uchekhin (1977) … Nghiên cứu riêng phần trên mặt đất có các tác giả: Kalininna (1954), Xemennôva -Chian-Sanskia (1966)… Nghiên cứu riêng phần dưới mặt đất có các tác giả: Baranops - Kaia (1954), Krưm (1960), Xemennop (1966), Kharitonốp (1967), Gawood (1968), Hoàng Chung (1980). Ivannop (1941), Odum (1968) và Rodin (1968); Mantranop và Siminop (1967).... có những công trình nghiên cứu quá trình tích luỹ vật chất hữu cơ, cũng như sự chuyển đổi sản phẩm là năng lượng trong các thực vật quần hay hệ sinh thái. Nhật Bản có các công trình nghiên cứu về năng suất sinh học của các thảm cỏ của các tác giả như: Ogawa và cộng sự (1961); Iwaki và cộng sự (1964, 1966); Iwaki (1979); Ở Thái Lan, Ấn Độ đã có một số nghiên cứu về năng suất của các quần xã cỏ trong rừng thường xanh vùng ôn đới. Ở Việt Nam, đến 1955 hầu như không có công trình nào nghiên cứu về năng suất đồng cỏ. Từ 1960 đến nay nhiều công trình nghiên cứu về năng suất đã được tiến hành trong các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ trồng (chăn thả hay đồng cỏ cắt). Dương Hữu Thời (1981); Nguyễn Hữu Hiến (1985), … chỉ nghiên cứu một số cây có giá trị kinh tế cao trên đồ ng cỏ tự nhiên và chủ yếu tính sản lượng cỏ trong một số vùng nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc của một số vùng đó. Hoàng Chung (2004) đã tiến hành nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ của vùng Việt Bắc và vùng Tây Bắc trên hai đai (Nhiệt đới và á nhiệt đới). Trong công trình nghiên cứu của ông đã đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 cập đến những chỉ tiêu về khí hậu, thổ nhưỡng, thành phần loài, dạng sống phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất và đi đến kết luận về sự biến đổi năng suất trên đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam: “ Trong các điều kiện thảm thực vật (savan – đồng cỏ) của Bắc Việt Nam, năng suất sinh vật học giảm dần dần theo trình tự sau: Đồng cỏ á thảo nguyên – Đồng cỏ - Savan cỏ” [7]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới Ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin, Anh … Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất của vùng đồi núi ở Đông Nam Á, có rất nhiều tác giả đã tiến hành nghiên c ứu về cây thức ăn cho gia súc như: Tác giả T. Kanno và M. C. M. Macedo [56] đã tiến hành thí nghiệm gieo hạt của các giống cỏ Brachiaria decumbens, B .brizantha, B. dictyoneura, B. humidicola, Andropogon gayanus, Setaria anceps và Paspalum atratum đầu mùa mưa tại các cánh đồng ở khu vực đầm lầy. Các tác giả thấy không có loài nào có t hể sống sót trong mùa mưa ở khu vực đất lầy. Còn khi gieo hạt và giữa mùa mưa thì chỉ còn một lượng nhỏ cây giống con còn tồn tại vào cuối mùa mưa, tuy nhiên cũng không thể sốn g sót cho đến hết mùa mưa. Những kết quả chỉ rõ rằng giai đoạn cây con phù hợp nhất ở khu vực đầm lầy là bắt đầu của mùa khô, khi đất trở nên c ứng có thể sử dụng được máy kéo. Theo John W. Miles 2004 [59] Chi Brachiaria là giống lớn được sử dụng làm thức ă n cho vật nuôi vùng nhiệt đới châu Mĩ. Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi và cây Đậu) [21]. Ở Thái Lan, với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chưa đủ cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng. Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 người nông dân bằng giải pháp: giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp hạt giống cỏ để trồng. Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực phía Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các giống cỏ Stylo, Brachiaria, Pennisetum, … sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hằng năm còn sản xuất 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước [25]. Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các trang trại nhỏ được trồng các giống Stylo 184, Panicum maxinum, Paspalum atratum, … đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, các giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hằng năm sản xuất được trên 1 tấn hạt cỏ (E.F. Lating, F. Gagunada, 1995). Một số nước khác như Malaysia, Lào, … cũng đã chú trọng đầu tư phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống cỏ Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phá t huy hiệu quả cao trong sản xuất. Hằng năm sản xuất được 2-3 tấn hạt cỏ các loại. Có thể nói, phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc ngày một phát triển. 1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia súc trên thế giới Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống cỏ tốt từ vùng này sang vùng khác, người ta còn tập trung giải quyết vấn đề năng suất, chất lượng cỏ.Theo Quilichao, Colombia CIAT, (1978) [58], giống cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 40.000kg/ha/năm với thí nghiệm không có bón đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Tại Samford, Queensland năng suất hàng năm của giống Paspalum dilatatum là 15 000 kg VCK (Davies, 1970) [50] . Tại Fiji năng suất trung bình là 5.313 kg VCK/ha với mức prôtein thô là 9,9% trong thời gian trên 3 năm. Tại Redland Bay, Queensland, Riveros và W ilson, 1970 [49] thông báo năng suất cỏ Setaria sphacelata đạt từ 23.500 – 28.000 kg/ha qua mùa sinh trưởng 6 tháng trong điều kiện cỏ được tưới nước và cung cấp 225 kg đạm ure/ha/năm trên nền đất baza mầu mỡ . Tại Thái Lan, sản lượng vật chất khô của các giống cỏ Digitaria decumbens, Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum khoảng từ 15-20, 18-25, 9-15 và 6-10 tấn/ha (bảng 1.1). Bảng 1.1: Sản lƣợng VCK và chất lƣợng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt Tên khoa học Tên Việt Nam Năng suất (tấn/ha) Prôtêin (%) Cỏ lông Para 6 – 10 Brachiaria mutica 9 - 15 Digitaria 15 – 20 7 – 11 Pangola decumbens Cỏ đắng 18 – 25 6–7 Paspalum atratum Paspalum 6 – 10 5-6 plicatulum Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000) [41] Ngoài ra, hai giống cỏ là cỏ Paspalum atratum và Paspalum plicatulum là những loài cho sản lượng hạt giống lớn, có thể tới trên 600kg/ha. Do vậy, hai giống này đã được phân bố rộng rãi ở Thái Lan.Theo M.D. Hare và cộng sự [60] cho biết các cỏ Brachiaria multica và Paspalum atratum khi không có cây bộ đậu và dưới điều kiện cằn cỗi, nằm thấp, đất khô ở vùng tây bắc Thailand phát triển tốt ở năm đầu, sản xuất trung bình là 20tạ/ha VCK . Không có sự sai khác có ý nghĩa về sản lượng giữa hai loài và không khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 nhau về sản lượng giữa khoảng cách thu cắt 45 ngày và 65 ngày ở mùa mưa đầu tiên. Còn ở mùa mưa thứ hai Paspalum atratum sản xuất 30 tấn/ha VCK lớn hơn 10tạ/ha so với B. multica Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái Lan) cỏ Ghinê tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50 x 50cm và được bón phân hỗn hợp (15 -15-15) trước khi trồng ở mức 300 kg/ha tương đương 18 tấn phân bón / 1ha. Lượng cỏ thu hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở lứa đầu (70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 đến 7,1 tấn/ha cắt sau 30 ngày [42]. Sản lượng này được thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2: Sản lƣợng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày Thời gian cắt Năng suất VCK (tấn/ha) 11/8/2000 8,9 11/9/2000 7,1 11/10/2000 6,9 11/11/2000 6,8 11/12/2000 4,6 11/01/2001 2,6 11/02/2001 4,1 11/03/2001 4,3 11/04/2001 5,8 11/05/2001 3,7 Nguồn: Annual Report on Animal Nutrition Division (2001) [42]. Theo Quilichao (Colombia CIAT, 1978) [41], giống Brachiaria decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không bón đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thích hợp. Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Nghiên cứu thiết kế hệ thống phát điện bằng sức gió công suất nhỏ
89 p | 398 | 181
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG NITRAT VÀ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT, NƯỚC, RAU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ TÍCH LŨY CỦA CHÚNG TRONG RAU TẠI THÁI NGUYÊN
147 p | 480 | 134
-
Luận văn: Nghiên cứu khả năng ứng dụng robot công nghiệp trong hệ sản xuất linh hoạt
112 p | 226 | 62
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN VỚI MỨC PROTEIN KHÁC NHAU CÓ BỔ SUNG PROTEASE VÀ AMYLASE ĐẾN KHẢ NĂNG TIÊU HÓA PROTEIN, TINH BỘT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NGOẠI GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA
114 p | 228 | 53
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C, LACTATEDEHYDROGENASE VÀ HEMATOCRIT CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP
41 p | 293 | 52
-
MỘT SỐ MÔ HÌNH NĂNG SUẤT XANH VÀ VIỆC ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG TRONG NÔNG NGHIỆP
5 p | 198 | 30
-
luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HỒNG VIỆT CƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
99 p | 151 | 28
-
luận văn:NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN
83 p | 151 | 25
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu diễn biến năng suất mủ theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại Đắk Lắk
108 p | 131 | 23
-
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sấy cá ba sa phi lê và thiết kế phân xưởng sản xuất năng suất 1 tấn sản phẩm/mẻ
105 p | 110 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu nâng cao ổn định dao động công suất trong hệ thống điện sử dụng thiết bị SVeC
125 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng chiếu xạ nhằm tạo ra các dòng cà chua đột biến cho năng suất cao từ nguồn vật liệu của Cuba
88 p | 94 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa địa phương tại tỉnh Quảng Bình
102 p | 40 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu xác định suất liều chiếu riêng phần trên đầu dò NaI(Tl) 7,6 cm × 7,6 cm - Ứng dụng khảo sát phóng xạ môi trường
72 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Thiết bị, mạng và nhà máy điện: Nghiên cứu bài toán tối ưu hóa công suất của hệ thống chuyển đổi năng lượng gió
106 p | 21 | 5
-
Luận văn: Nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng - Cù Thị Vân Anh
17 p | 97 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lí: Nghiên cứu hiệu suất ghi và khả năng phân biệt nơtron/gamma cho đầu dò nhấp nháy sử dụng phần mềm geant4
100 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn