Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ -THỰC HÀNH VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN VĂN CHẤN -TỈNH YÊN BÁI NĂM 2009
lượt xem 96
download
Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến, gặp ở sấp sỉ 90% dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. BRM hay gặp nhất là bệnh sâu răng và viêm lợi, bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên điều trị BRM tốn kém cho cá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ -THỰC HÀNH VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN VĂN CHẤN -TỈNH YÊN BÁI NĂM 2009
- 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NGUYỄN NGỌC NGHĨA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ -THỰC HÀNH VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN VĂN CHẤN -TỈNH YÊN BÁI NĂM 2009 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái nguyên – Năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NGUYỄN NGỌC NGHĨA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ -THỰC HÀNH VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN VĂN CHẤN -TỈNH YÊN BÁI NĂM 2009 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành Y học dự phòng M· sè: 60 72 73 Hƣớng dẫn khoa học : TS ĐÀO THỊ NGỌC LAN Thái Nguyên, 11 - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 3 Lêi c¶m ¬n Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng uỷ, Ban giám hiệu, khoa đào tạo sau đại học, phòng đào tạo – khoa học – quan hệ quốc tế, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ học trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đào Thị Ngọc Lan, PGS-TS Nguyễn Văn Tư đã giành nhiều thời gian chỉ bảo, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình tiến hành và hoàn thiện đề tài nghiên cứu . Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Lãnh đạo sở Y tế tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn đ ã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường tiểu học Nghĩa Lộ và Nậm Búng và các đồng chí lãnh đạo địa phương tại 2 nơi tôi đã tiến hành nghiên cứu này. Các anh, chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên cũng như chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cùng tôi đồng hành trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này./. Ngày 28 tháng 10 năm 2009 Tác giả Nguyễn Ngọc Nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng, biểu đồ, ảnh chụp. v Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: Tổng quan .................................................................................... 3 1.1 Bệnh RM vấn đề sức khoẻ toàn cầu ............................................................ 3 1.1.1 Tình hình bệnh răng miệng thế giới ………………………………….3 1.1.2. Tình hình bệnh răng miệng tại Việt Nam ……………………….......8 1.2. Tình hình phòng bệnh RM và dự phòng biến chứng bệnh SR .................. 10 1.2.1. Tình hình phòng bệnh RM trên thế giới ……………………………..10 1.2.2. Tình hình phòng bệnh RM tại Việt Nam……………………………..13 1.2.3. Dự phòng biến chứng bệnh sâu răng …...............................................14 1.3. Vai trò, chức năng và sự cần thiết phải triển khai CT NHĐ ........................17 Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu .................................... 28 2.1. Đối tượng, địa điể m và thời gian nghiên cứu ........................................... 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 29 2.4. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 31 2.5. Phương pháp khống chế sai số ................................................................ 31 2.6. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................... 31 2.7. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 32 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu .................................................................... 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 5 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................... 33 3.2. Tình hình bệnh lý răng miệng của học sinh .............................................. 35 3.3. Đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về CSRM ............ 39 3.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ............................................44 Chƣơng 4: Bàn luận ...................................................................................... 48 4.1. Tình hình thực trạng bệnh lý RM, của HS trường tiểu học ……........…………....48 4.2. Thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành của HS ............................. 54 4.3.Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ................................................ 59 KẾT LUẬN ............................................................................................ 65 KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI BÁO KHOA HỌC PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Nội dung Trang Bảng 1.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lớp, địa điểm. 35 Bảng 1.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi , địa điểm ............................. 35 Bảng 1.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lớp, giới ..................................... 36 Bảng 1.4: Đối tượng nghiên cứu phân bố theo dân tộc. ...................................... 36 Bảng 1.5: Đối tượng phân bố theo nghề nghiệp hiện tại của bố mẹ .................... 37 Bảng 2.6: Tỷ lệ bệnh sâu răng giữa 2 trường .................................................... 37 Bảng 2.7: Tỷ lệ bệnh viêm lợi giữa 2 trường.................................................... 37 Bảng 2.8: Phân bố tỷ lệ bệnh răng miệng theo tuổi …………….……......…….38 Bảng 2.9: Phân bố tỷ lệ răng miệng theo giới..................................................39 Bảng 2.10: Phân bố tỷ lệ bệnh theo răng sữa và răng vĩnh viễn ........................ 39 Bảng 2.11: Chỉ số sâu mất trám và cơ cấu sâu mất trá m răng…………....……40 Bảng 2.12: Phân tích tình trạng tổn thương bệnh lý răng sâu .............................. 40 Bảng 3.13: Mức độ kiến thức chung của học sinh về bệnh răng miệng ............... 41 Bảng 3.14. Kiến thức của học sinh về bệnh răng.............................................. 41 Bảng 3.15. Mức độ thái độ chung của học sinh về bệnh răng miệng …………..42 Bảng 3.16. Thái độ của học sinh về phòng bệnh răng miệng………….. ……… .42 Bảng 3.17. Mức độ thực hành chung về vệ sinh răng miệng ............................... 43 Bảng 3.18. Thực hành về vệ sinh răng miệng sau ăn, số lần chải răng ................ 44 Bảng 3.19. Thực hành chải răng hằng ngày, thói quen ăn vặt ............................ 45 Bảng 3.20. Thói quen ăn vặt của học sinh theo địa phương ............................. 46 Bảng 4.21. Liên quan giữa kiến thức với bệnh răng miệng ................................ 46 Bảng 4.22. Liên quan giữa thái độ với bệnh răng miệng ................................... 47 Bảng 4.23. Liên quan giữa thái độ với bệnh sâu răng ......................................... 47 Bảng 4.24. Liên quan giữa thực hành vệ sinh răng miệng với BRM ................... 47 Bảng 4.25. Liên quan giữa thói quen ăn vặt với bệnh răng miệng ...................... 47 Bảng 4.26. Liên quan giữa thực hành chải răng với bệnh sâu răng...................... 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 7 Bảng 4.27. Liên quan giữa chăm sóc sức khoẻ răng miệng với BRM ................. 48 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố theo dân tộc ............................................................36 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh….....................................…….38 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn .............................................. 39 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ về phương pháp thực hành VSRM.........................................43 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ về thói quen ăn vặt của học sinh ...........…………………….46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 8 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Atraumatic Restorative Treatment (Trám răng không sang chấn) ART Bệnh răng miệng BRM CT NHĐ: Chương trình Nha học đường Community periodental index of treatment need (Ch ỉ số nhu cầu CPITN điều trị viêm quanh răng cộng đồng) Chăm sóc răng miệng CSRM Học sinh HS NHĐ Nha học đường Phụ huynh học sinh PHHS Răng miệng RM Răng hàm mặt RHM Sâu răng SR Sâu mất trám răng sữa smt Sâu mất trám răng vĩnh viễn SMT Viê m quanh răng VQR Vĩnh viễn VV WHO Tổ chức Y tế thế giới ( World Health Organization ) YTHĐ Y tế học đường ĐẶT VẤN ĐỀ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 9 Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến, gặp ở sấp sỉ 90% dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. BRM hay gặp nhất là bệnh sâu răng và viêm lợi, bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởn g đến sự phát triển thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên điều trị BRM tốn kém cho cá nhân và xã hội cả về kinh phí cũng như thời gian. Điều quan trọng là đòi hỏi phải có màng lưới phòng khám nha khoa rộng khắp với dụng cụ trang bị đắt tiền, cùng đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa đông đảo. Chính vì vậy từ lâu BRM đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm [26], [38]. Phòng bệnh răng miệng là quá trình tương đối đơ n giản, không phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, không đòi hỏi cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quả cao. Do đó phòng bệnh răng miệng sớm ngay ở l ứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai. Chương trình chăm sóc răng miệng (CSRM) tại trường học đã được quan tâm và thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay. Tại hội nghị về Nha khoa phòng ngừa tổ chức tại Thái Lan năm 1998, WHO đã khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật trám răng không sang chấn (Atraumatic Restorative Treatment Technique - ART) là một kỹ thuật đơn giản, dễ phổ cập, như là chiến lược toàn cầu để dự phòng bệnh sâu răng (SR) ở giai đoạn sớm cho học sinh tại các trường học để hạ thấp tỷ lệ biến chứng do bệnh gây ra [6], [39] . Tại Việt Nam đã có trên 80% dân số mắc bệnh răng miệng, trong khi mạng lưới RHM chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc của nhân dân. Vì vậy hiện nay phòng bệnh răng miệng là công tác trọng tâm của ngành Răng Hàm Mặt. Tổ chức và phát triển Nha học đường (NHĐ) là biện pháp phòng và làm giảm dần bệnh răng miệng cho lứa tuổi trẻ em ở trường học [ 14], [ 15]. Chương trình Nha học đường đã triển khai rộng khắp đến 63 tỉn h, thành phố trong cả nước nhưng tỷ lệ bệnh răng miệng ở tuổi học sinh vẫn còn cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 10 Các nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác NHĐ thì tỷ lệ bệnh răng miệng sẽ giảm. Việc đẩy mạnh công tác phòng bệnh RM đặc biệt là chương trình nha học đường là thiết thực cho sức khoẻ học sinh và hữu ích cho việc tiết kiệm ngân sách quốc gia, giảm gánh nặng cho ngành Y tế và giảm chi phí cho xã hội góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng [5], [16]. Văn Chấn là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái. Trong những năm qua, chương trình nha học đường đã được triển khai và thực hiện đến các trường học ở các xã trong huyện nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh răng miệng và nâng cao sức khỏe cho học sinh tuổi học đường nói riêng và sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện nói chung. Tuy nhiên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, công tác tổ chức còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm đúng mức, do đó tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tại các trường phổ thông còn cao . Từ những nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : "Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009 " với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh trường tiểu học Nghĩa Lộ và Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về chăm sóc sức khoẻ răng miệng.. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh hai trường tiểu học. Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG - VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TOÀN CẦU 1.1.1- Tình hình bệnh răng miệng trên Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 11 Bệnh RM là bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Trước đây bệnh RM rất phổ biến ở những nước phát triển vì chế độ ăn nhiều đường, đạm. Theo W.R. Hume cuộc cách mạng công nghiệp đã đem lại sự thay đổi dạng thức ăn truyền thống của phần lớn dân số, sự giàu có và nhàn rỗi của những cộng đồng giàu có, rồi đến các tầng lớp kinh tế khác có cơ hội và thời gian tiêu thụ đường thường xuyên hơn, chính điều này đã tạo ra một bệnh dịch mới đó là sâu răng (SR). Những nước nghèo tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng do không được fluor hoá nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa, chế độ ăn đường không đúng. Những nước giàu tỷ lệ sâu răng giảm do Nhà nước coi trọng chương trình fluor hoá nước uống, thuốc chải răng có fluor, trám bít hố rãnh, coi giáo dục nha khoa là quốc sách. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước này đã dành 5 - 11% ngân sách của y tế cho phòng bệnh RM [ 6], [ 15], [17] 1.1.1.1 Sâu răng Sâu răng là một quá trình bệnh lý, xuất hiện sau khi răng đã mọc, tổ chức cứng của răng bị phá huỷ và tạo thành một hố gọi là lỗ sâu. Do sâu răng đã xuất hiện từ lâu đời nên đã có rất nhiều tác g iả nghiên cứu nguyên nhân sâu răng. Trước năm 1970, giải thích bệnh căn sâu răng, người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích bệnh căn sâu răng bằng sơ đồ KEY như sau: Vi Đường khuẩn Răng Sơ đồ Key (sơ đồ 1) [48] Theo sơ đồ Key, việc phòng bệnh sâu răng tập trung vào chế độ ăn hạn chế đường, tiến hành vệ sinh kỹ răng miệng song kết quả phòng bệnh sâu răng vẫn bị hạn chế [18] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 12 Sau năm 1975 người ta làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâu răng và giải thích bằng sơ đồ WHITE thay thế một vòng tròn của sơ đồ KEY (chất đường) bằng vòng tròn chất nền (Substrate) nhấn mạnh vai trò nước bọt (chất trung hoà - Buffers) [26] và pH của dòng chảy môi trường xung quanh răng. Ng ười ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của Fluor khi gặp Hydroxyapatite của răng kết hợp thành Fluoroapatit rắn chắc, chống được sự phân huỷ của axít tạo thành thương tổn sâu răng. Vi khuÈn R¨ng ChÊt nÒn N-íc bät white cycle ( 1975) (s¬ ®å 2) [18] Người ta có thể tóm lược cơ chế sinh bệnh học sâu răng bằng hai quá trình huỷ khoáng và tái khoáng. Mỗi quá trình đều do một số yếu tố thúc đẩy. Nếu quá trình huỷ khoảng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ xuất hiện sâu răng : Sâu răng = Huỷ khoáng > Tái khoáng (cơ chế hoá học và vật lý sinh học ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 13 Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu Các yếu tố bảo vệ chống lạ i sâu răng răng - Mảng bám : Vi khuẩn (kiểm soát ) - Nước bọt (kích thích) - Khả năng kháng acide của men - Chế độ ăn đường nhiều lần ( kiểm - Fluor có ở bề mặt men răng - Trám bít hố rãnh soát ) - Độ Ca ++ NPO4 quanh răng - Thiếu nước bọt hay nước bọt axit - Axit từ dạ dày tràn lên miệng - pH > 5,5 pH
- 14 khoáng) đều có thể được xem là một biện pháp phòng ngừa sâu răng. Có 4 chiến lược được ghi nhận để thay đổi tốc độ tấn công của sâu răng cho cộng đồng. Đó là: Vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống có kiểm soát chất đường và tinh bột, trám bít hỗ rãnh, sử dụng Fluor. Cải thiện vệ sinh răng miệng, thay đổi chế độ ăn uống sẽ làm giảm lượng mất khoáng, trong khi đó, trám bít hố rãnh có thể ngăn ngừa được sự tiếp cận của axít phân huỷ từ thức ăn tới răng. Fluor có cả hai tác dụng làm giảm mất khoáng và làm tăng tái khoáng [18]. Trong những năm từ 1946 đến 1975, ở hầu hết các nước phát triển, chỉ số sâu mất trám (SMT) của trẻ em lứa tuổi 12 nằm trong khoảng 7,4 - 10,7 có nghĩa là trung bình mỗi trẻ em sâu từ 7,4 đến 10,7 răng. Từ 1979 đến 1982 chỉ số SMT của lứa tuổi 12 đã giảm hẳn còn khoảng 1,7 - 3,0 [40]. Ở Singapo năm 1960 trẻ 12 tuổi có chỉ số SMT > 4 và hiện nay còn < 0,5 [57] . Nghiên cứu tại các trường phổ thông ở Italia cho thấy: ở lứa tuổi 6 tuổi tỷ lệ sâu răng chiếm 52,9%, lứa tuổi 12 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chiếm 52% và lứa tuổi 15 có tới 68,8% bị sâu răng vĩnh viễn [53]. Tại Thái Lan, năm 2000 tỷ lệ sâu răng ở tuổi 12 là 58-80% [18], [50] . Nhìn chung ở các nước này bệnh sâu răng đều có xu hướng tăng rõ rệt. So với các nước phát triển ở thời điểm những năm 1960 - 1970 tình hình sâu răng ở các nước đang phát triển ở mức thấp hơn nhiều (SMT lứa tuổi 12 từ 0,2 - 2,6) nhưng tới những năm 1970 trở đi chỉ số này lại tăng lên nhanh (từ 1,0 - 6,3) [36]. 1.1.1.2 Viêm lợi Viêm lợi xuất hiện sớm nhất, chỉ sau 7 ngày có mảng bám vi khuẩn mà không được lấy đi và chỉ tổn thương duy nhất ở tổ chức lợi. Ở thời kỳ này, bệnh vẫn còn có thể phục hồi, nhưng nếu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn. Sự kích thích vi khuẩn ở mảng bám răng là nguyên nhân gây ra viêm lợi. Khi lợi viêm, sẽ có biến đổi giải phẫu như bờ viền lợi tròn, tấy đỏ và phù nề, mềm. Nhóm vi khuẩn thường kết hợp với viêm lợi là xoắn khuẩn Actinomyces (Gram dương, hình sợi) và Eikenella (Gram âm, hình que) [11], [41]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 15 Viêm lợi hoại tử loét cấp tính đặc trưng bởi sự hoại tử của gai lợi, chảy máu tự phát, có mùi hôi. Người ta cho rằng đây là bệnh có liên quan đến stress. Bệnh này thường có tỷ lệ thấp ở các nước phát triển và cao hơn ở các nước chậm phát triển và trẻ em nghèo đói. Tuy nhiên, viêm lợi không phải là thể báo trước của viêm quanh răng. Viêm lợi mạn có thể tồn tại trong một thời gian dài mà không gây ra viêm quanh răng. Ngược lại có nhiều tác nhân để viêm lợi trở thành viêm quanh răng, đó là các tác nhân gây bệnh kết hợp với vi khuẩn và phản ứng bất thường của vật chủ. - Viêm quanh răng là thời kỳ tiến triển nặng hơn của bệnh quanh răng: lợi, xương và các tổ chức khác giữ răng sẽ bị phá huỷ. Răng có thể bị rụng hoặc lung lay hoặc thay đổi vị trí. Ở thời kỳ này đòi hỏi những sự điều trị kết hợp với giữ cho khỏi mất răng [18]. Theo nghiên cứu của các tác giả ở các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Á đều cho thấy tỷ lệ trẻ em bị bệnh sâu răng và viêm quanh răng cao ở mức trên 90%. Trẻ em bệnh quanh răng có tỷ lệ mắc cao, có nhiều nơi trên 90% trẻ em mắc bệnh này. Tuy nhiên bệnh quanh răng ở trẻ em thường được biểu hiện là viêm lợi, tỷ lệ viêm lợi khác nhau theo tuổ i [39], [34]. Bệnh viêm quanh răng liên quan đến tuổi ở thời kỳ răng sữa. Năm 1983 Spencer nghiên cứu 128 trẻ em Úc 5 - 6 tuổi thấy mức độ viêm lợi nhẹ quanh răng sữa, ít viêm lợi nặng và thấy ít liên quan đến vệ sinh răng miệng. Theo WHO, năm 1978 bình quân trên thế giới có 80% trẻ em dưới 12 tuổi và 100% trẻ em 14 tuổi bị viêm lợi mãn. Từ năm 1981-1983 chỉ số CPITN ở tuổi 15 dao động từ 3,0 - 4,0 . Năm 1999 theo Enrique Bimstein tỷ lệ viêm lợi chung cao nhất ở khoảng 9-14 tuổi, trùng với lứa tuổi dậy thì và trước dậy thì. Addy đã nghiên cứu trẻ em 11-12 tuổi ở Anh thấy có mối liên hệ rõ giữa chỉ số mảng bám với chỉ số lợi, đồng thời thấy toàn bộ số trẻ em được khám có viêm lợi và một vài chỗ chảy máu lợi khi thăm khám. ở Đức năm 1992 tỷ lệ viêm lợi ở lứa tuổi 12 là 88,3% [49] , [51]. Tại các nước tiên tiến thì tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi ở trẻ em rất cao: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 16 + Năm 1981 tại Phần Lan viêm lợi ở trẻ em là: - Trẻ em 7 tuổi: 95% - Trẻ em 12 tuổi: 97% + Năm 1990 trẻ em bị viêm lợi ở: Tên nƣớc Tỷ lệ % TT Ấn Độ 1 90 2 Nigeria 89 Mỹ 3 89 Phần Lan 4 72 Thụy Sỹ 5 97 T heo WHO năm 1997, các nước trong khu vực có trên 80% dân số bị s âu răng và viêm lợi. Chỉ số SMT lứa tuổi 12 ở mức cao từ 0,7 đến 5,5 ( ở Trung Quốc là 0,7, ở Lào là 2,4, ở Campuchia là 4 ,9, ở Philippin là 5,5, Việt N am là 0,8) [9], [45], [52]. 1.1.2. Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam 1.1.2.1 Tỷ lệ bệnh răng miệng Cũng như nhiều nước đang phát triển, bệnh lý RM gặp phổ biến ở nước ta, nhu cầu cần được chăm sóc và điều trị rất cao. Năm 1991 theo điều tra cơ bản của Viện RHM, toàn quốc có trên 90% dân số mắc các bệnh về RM. Năm 2004 Hoàng Tử Hùng đưa ra tỷ lệ sâu răng sữa ở một số tỉnh miền Nam là 70,49%, ở Thuận Hải là 72,14% .Theo Nguyễn Văn Cát, tại Hà Nội 1983 -1984 có 1,1 triệu ngườ i sâu răng, chỉ số SMT 1,4 [13], [22], [11]. Năm 1993 Lê Đình Giáp và cộng sự cho biết 75,85% trẻ 12 tuổi thuộc 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mắc sâu răng vĩnh viễn [36]. Chỉ số SMT tuổi 12 ở trẻ em Việt Nam năm 1982 là 1,8 [48], [56]. Tỷ lệ bệnh cao răng viêm lợi của học sinh Long An năm 2001: tuổi 12 là 75,7%; tuổi 15 là 81,4% [1], [20], [22]. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về bệnh quanh răng và đưa ra nhận xét bệnh quanh răng là bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc cao. Theo điều tra năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 17 1990: trẻ em 12 tuổi ở miền Nam có 6,3% chảy máu lợi, 91,5% có cao răng, 98,33% trẻ em 12 tuổi toàn quốc bị viêm lợi [18], [2]. Năm 1999, Viện Răng- Hàm- Mặt tổ chức điều tra sức khoẻ RM trên quy mô toàn quốc và cho thấy tỷ lệ có bệnh viêm lợi rất cao: 6 -8 tuổi là 50,2% và 15- 17 tuổi là 93,53% [9], [12]. Ngoài ra răng mọc lệch lạc cũng thường gặp ở nước ta, hiện nay cũng được các bậc phụ huynh quan tâm vì nó không những ảnh hưởng đến tâm lý, chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho các bệnh RM khác phát triển , nếu được hướng dẫn nhổ răng đúng lúc, không để mất răng sữa sớm tình trạng lệch lạc răng cũng sẽ giảm một phần. Năm 1984 theo Nguyễn Văn Cát có 44,84% người bị lệch lạc răng ở miền Bắc, năm 1999 Hoàng Bạch Dương nghiên cứu lệch lạc răng - hàm ở trẻ em 12 tuổi ở Hà Nội đưa ra tỷ lệ 91% [31]. Năm 2003 Nguyễn Thị Ngân Hà, Hoàng Tử Hùng nghiên cứu tại Đà Nẵng cho thấy 77,4% HS có nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt, có 67,5% PHHS có yêu cầu điều trị chỉnh hình răng hàm cho con [13]. 1.1.2.2. Diễn biễn bệnh răng miệng theo tuổi và thời gian Theo điều tra của Viện Răng hàm mặt năm 2001, tỷ lệ sâu răng sữa giảm dần theo tuổi vì ở hai lứa tuổi 6 -8 và 9-11 đang là lứa tuổi thay răng nên càng lớn số răng càng thay nhiều nên tỷ lệ sâu răng cũng như chỉ số smt giảm đi . Ở tuổi từ 6-8 smt là 5,84 , ở tuổi từ 9 -11 là 2,03. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT tăng dần theo tuổi vì tuổi càng lớn thời gian phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh càng dài. Sâu răng ở tuổi từ 6 -8 là 26%, ở tuổi 15 -17 là 68,6%. SMT ở tuổi từ 6-8 là 0,49, ở tuổi từ 15-17 là 2,45. Năm 2002, Nguyễn Hoàng Anh và Hoàng Tử Hùng khảo sát tình hình sức khoẻ răng miệng HS tại tỉnh Long An cho thấy tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT tăng dần theo lứa tuổi [27] . Trong viêm lợi lứa tuổi dậy thì sự tăng sinh lợi không tương ứng với tình trạng mảng bám răng và vệ sinh răng miệng của bệnh nhân [18]. Ở tuổi dậy thì, phản ứng tổ chức đối với mảng bám mạnh mẽ hơn, sau tuổi dậy thì, mức độ nặng của viêm lợi giảm xuống. Năm 1991 theo điều tra cơ bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 18 toàn quốc của Viện RHM tỷ lệ sâu răng, viêm lợi cũng tăng theo lứa tuổi: 12 tuổi (SR là 57,3%, viêm lợi là 95%). Bệnh SR và viêm quanh răng tăng theo lứa tuổi như vậy phù hợp với thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ bệnh càng cao [38], [39]. Từ những năm của thập kỷ 60 đến 90 đã có những nghiên cứu tình trạng sâu răng ở Việt Nam nói chung và ở trẻ em nói riêng cho thấy tỷ lệ bệnh RM tăng dần theo lứa tuổi và tăng dần theo thời gian. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đã điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam trong 3 năm 2002 - 2005 cho thấy tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT của răng vĩnh viễn cũng tăng dần theo lứa tuổi [40]. Như vậy có sự phù hợp giữa thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ sâu răng càng cao. Theo Trần Văn Trường, năm 1999, điều tra sức khoẻ RM trên quy mô toàn quốc và cho thấy tỷ lệ bệnh quanh răng cũng tăng dần theo thời gian. Bệnh viêm lợi cũng tăng theo lứa tuổi, 6-8 tuổi là 50,5% , 9-11 tuổi là 81,7 %, như vậy phù hợp với thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ bệnh viêm lợi càng cao [27]. Ở lứa tuổi 12 tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT tăng dần theo thời gian, năm 2001 cao hơn năm 1991, năm 1991 lại cao hơn năm 1983 [2]. Chứng tỏ bệnh răng miệng đang tăng dần lên ở Việt Nam điều đó cũng phù hợp với nhận xét của WHO bệnh răng miệng đang tăng dần ở các nước đang phát triển. Hiện nay, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, họ sử dụng nhiều đường, nước ngọt, công tác phòng bệnh chưa tốt nên tỷ lệ bệnh RM tăng cao [5], [23] Năm 2003, theo số liệu của sở Y tế Hà Nội tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là 36%, năm 2004 là 36,66%, như vậy, tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học vẫn tăng theo thời gian . 1.2. PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG BỆNH SÂU RĂNG 1.2.1. Tình hình phòng bệnh răng miệng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 19 1.2.1.1. Trên thế giới Từ 1908 Liên đoàn Nha khoa Quốc tế (FDI) đã quan tâm đến dự phòng sâu răng và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa. Tại các hội nghị của FDI năm 1951, 1960 và 1966 đều kết luận việc fluor hoá nước uống là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên vào những năm 60 -70 ngành Nha khoa của hầu hết các nước đều tập trung vào chữa, phục hồi SR và viêm quanh răng, công việc tốn kém, ít hiệu quả [18]. Theo báo cáo của WHO năm 1978 hàng năm Mỹ tốn 100 triệu giờ công lao động, 9 tỷ USD cho việc chữa răng, phí tổn điều trị hơn 10 USD cho một răng ở trẻ em. Chi phí cho điều trị răng một năm ở Anh là 180 tr iệu bảng Anh, còn ở Pháp là 8 tỷ france và 25 triệu giờ công lao động [12]. Sau đó các nước phát triển tập trung vào phòng bệnh, coi như một chính sách lớn của Nhà nước và của ngành Y tế. Kết quả là 20 năm trở lại đây, tỷ lệ sâu răng ở các nước Bắc Âu, Anh, Mỹ... đã giảm đi một nửa. Đây là một thành tựu lớn từ đó WHO đã kêu gọi các nước chậm phát triển đẩy mạnh công tác phòng bệnh RM như các nước phát triển đã làm [5]. Như vậy vai trò của công tác chăm sóc răng miệng (CSRM) tại cộng đồng rất lớn. Tại Australia 50% thời gian của bác sỹ nha khoa là làm công tác phòng bệnh [4]. Kem đánh răng có fluor là biện pháp cá nhân hàng đầu, fluor hoá nước là biện pháp cộng đồng tốt nhất, có tác dụng ở mọi giai đoạn của sâu răng. Cả hai biện pháp trên là nguyên nhân chính làm giảm tỷ lệ sâu răng ở Australia [56]. - Năm 1984 WHO đã đưa ra các biện pháp dự phòng sâu răng và viêm quanh răng như sau : + Dự phòng SR: fluor hoá nước uống, đưa fluor vào muối, súc miệng bằng dung dịch fluor cho trẻ em, dùng kem đánh răng có fluor, trám bít hố rãnh răng, chế độ ăn dự phòng, hướng dẫn vệ sinh RM, phát hiện sớm và điều trị dự phòng. + Dự phòng bệnh quanh răng: Làm sạch mảng bám răng là biện pháp can thiệp phòng chống bệnh quanh răng. Đánh răng là việc làm quan trọng để làm sạch mảng bám răng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 20 Với biện pháp dự phòng SR bằng fluor là làm tăng sức đề kháng của răng nhờ fluor. Người ta đồng ý là việc sử dụng rộng rãi các dạng fluor đã làm giảm sâu răng rõ rệt ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Fluor hoá nước uống cộng đồng giữ vai trò quan trọng do hiệu quả lâm sàng và kinh tế của nó. Các chất bổ xung trong chế độ ăn và fluor hoá nước uống trong trường học là các hình thức sử dụng fluor ở những nơi fluor hoá nước uống không thực hiện được. Fluor hoá muối ăn đang trở nên phổ biến hơn ở một số nước như ở Mỹ, các nước Tâu âu. Hiện nay fluor được công nhận là có hiệu quả đối với mọi lứa tuổi và ngày càng trở nên quan trọng trong cộng đồng và đối với các lứa tuổi. Bệnh sâu răng giảm theo nhiều hướng khác nhau. Nghiên cứu trên trẻ 12 tuổi ở Hà Lan, sự giảm sâu răng được tóm tắt như sau: “Chỉ số SMT/R trung bình giảm đều đặn từ 8 vào năm 1965 xuống còn 1 vào năm 1993”, cho thấy mức fluor trong nước là yếu tố chính quyết định tỷ lệ sâu răng [60],[6 1] . Những năm 1996 và 1998 chỉ số Sâu-Mất -Trám/mặt răng ở răng vĩnh viễn (SMT/MR) của trẻ lứa tuổi 12 có điều kiện kinh tế xã hội cao ở Đan Mạch rất thấp: giữa 0,4 và 0,1. Ở trẻ em có điều kiện kinh tế xã hội thấp, SMT/MR giữa 1,6 và 2,0, nhưng gần đây nhất, năm 2002 chỉ còn 0,6 [46],[51] Ở Tây Âu thành phầ n “Trám” nhiều hơn thành phần “Sâu” và “Mất”. Ở các nước công nghiệp phát triển, với mức sâu răng rất thấp, khó nhận diện được những thay đổi trong tỷ lệ sâu răng [38]. Nhưng việc sử dụng fluor để phòng SR như thế nào là thích hợp cũng cần phải đặt ra. Hơn hai thập niên qua, tỷ lệ toàn bộ và tỷ lệ mắc mới bệnh sâu răng giảm ở các nước phát triển, phần lớn là do sử dụng fluor rộng rãi. Song song với tỷ lệ sâu răng giảm là tỷ lệ răng nhiễm fluor tăng. Các nghiên cứu về nhiễm fluor được thực hiện trong những vùng có và không có fluor hoá, đã nhận dạng được 4 yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm fluor là: sử dụng nước uống có fluor, viên fluor, kem đánh răng có fluor, và sữa đóng hộp có fluor trước 8 tuổi . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2210 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
95 p | 447 | 98
-
Luận văn: Nghiên cứu áp dụng 5S tạo môi trường làm việc hiệu quả tại các phòng ban chức năng của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội
84 p | 318 | 90
-
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng: Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015
59 p | 432 | 84
-
luận văn:NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢIi Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC GIANG
80 p | 279 | 72
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH -THALASSEMIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DÂN TỘC TÀY VÀ DAO TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN
73 p | 343 | 65
-
Luận văn: " Nghiên cứu thực trạng các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam."
79 p | 183 | 62
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
64 p | 169 | 38
-
LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian qua
69 p | 179 | 37
-
luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
64 p | 223 | 31
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG rối loạn điện giải Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC GIANG
80 p | 129 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Động vật học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
78 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
79 p | 60 | 9
-
LUẬN VĂN:Nghiên cứu thực trạng để đề ra những biện pháp hữu hiệu đẩy
42 p | 98 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thực trạng giá đất ở trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2015 - 2018
99 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu thực trạng hợp tác kênh phân phối về hoạt động marketing tại điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói
139 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu thực trạng áp dụng khung phân loại thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tại thư viện trường Đại học Bách khoa Hà Nội
121 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng
122 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn