Luận văn: Nghiên cứu xử lý vi sinh vật có mặt trong không khí chuồng trại bằng xúc tác quang hóa TiO2
lượt xem 16
download
Luận văn "Nghiên cứu xử lý vi sinh vật có mặt trong không khí chuồng trại bằng xúc tác quang hóa TIO2" với mục tiêu chính như: Xử lý vi sinh vật trong không khí chuồng trại bằng xúc tác quang hoá TiO2, khảo nghiệm khả năng xử lý vi sinh vật chuồng trại bằng xúc tác TiO2
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu xử lý vi sinh vật có mặt trong không khí chuồng trại bằng xúc tác quang hóa TiO2
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG = = = =¶¶¶ = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VI SINH VẬT CÓ MẶT TRONG KHÔNG KHÍ CHUỒNG TRẠI BẰNG XÚC TÁC QUANG HÓA TIO2 Người thực hiện : ĐỖ THỊ NGA Lớp : MTC Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. HOÀNG HIỆP ThS. VŨ THỊ XUÂN HƯƠNG
- HÀ NỘI 2016 ii
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG = = = =¶¶¶ = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VI SINH VẬT CÓ MẶT TRONG KHÔNG KHÍ CHUỒNG TRẠI BẰNG XÚC TÁC QUANG HÓA TIO2 Người thực hiện : ĐỖ THỊ NGA Lớp : MTC Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. HOÀNG HIỆP ThS. VŨ THỊ XUÂN HƯƠNG Địa điểm thực tập : PHÒNG THÍ NGHIỆM, BỘ MÔN HÓA, KHOA MÔI TRƯỜNG
- HÀ NỘI 2016 ii
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn ThS. Hoàng Hiệp, thầy PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn , cùng các giảng viên bộ môn Hóa Học – Khoa Môi Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, cô TS. Đinh Thị Hồng Duyên, cô Th.S Vũ Thị Xuân Hương bộ môn vi sinh vật – khoa Môi Trường – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam những người đã giành nhiều thời gian, tạo nhiều điều kiện thuận lợi, tận tâm, tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn làm cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2016 (Sinh viên ký và ghi rõ họ tên) i
- MỤC LỤC d) Một số ứng dụng khác..................................................................26 ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi (Hartung, 1994) ..........................................Error: Reference source not found Bảng 1.2 Các đặc tính cấu trúc các dạng thù hình của TiO2......Error: Reference source not found Bảng 1.3 Các đặc tính cấu trúc của các dạng thù hình của TiO 2. ..........................................Error: Reference source not found Bảng 2.1 Thành phần mẫu xử lý khảo sát ảnh hưởng của nguồn sáng đến xử lý nấm mốc Error: Reference source not found Bảng 2.2 Thành phần mẫu xử lý khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến hiệu quả xử lý nấm mốc..Error: Reference source not found Bảng 2.3 Thành phần mẫu xử lý khảo sát ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến xử lý nấm mốc Error: Reference source not found Bảng 3.1 Số tế bào (TB) khuẩn lạc nấm mốc Penicillium mọc lên sau 48h nuôi cấy ở nồng độ pha loãng 106 Error: Reference source not found Bảng 3.2 Kết quả xử lý nấm mốc bằng nguồn sáng khác nhau Error: Reference source not found Bảng 3.3 Số bào tử nấm trung bình khi xử lý bằng xúc tác quang ở các nguồn sáng khác nhau..........Error: Reference source not found Bảng 3.4 Hiệu xuất xử lý nấm mốc từ nguồn sáng khác nhau. Error: Reference source not found iii
- Bảng 3.5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khả năng xử lý nấm mốc...Error: Reference source not found Bảng 3.6 Số bào tử nấm trung bình khi xử lý bằng xúc tác quang ở các khoảng thời gian khác nhau Error: Reference source not found Bảng 3.7 Hiệu xuất xử lý nấm ở khoảng thời gian khác nhau..Error: Reference source not found Bảng 3.8 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến khả năng xử lý nấm mốc...Error: Reference source not found Bảng 3.9 Số bào tử nấm trung bình khi xử lý bằng xúc tác quang ở các cường độ khác nhau..Error: Reference source not found Bảng 3.10 Hiệu xuất xử lý nấm ở cường độ khác nhau..............Error: Reference source not found DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sợi nấm.....................................Error: Reference source not found Hình 1.2 Khuẩn lạc nấm.........................Error: Reference source not found Hình 1.3 Cấu trúc tế bào nấm.................Error: Reference source not found Hình 1.4 Hình ảnh cho nấm mốc Penicillium...Error: Reference source not found Hình 1.5 Nấm mốc Penicillium dung trong sản xuất phomat xanh....Error: Reference source not found iv
- Hình 1.6 Thuốc kháng sinh Penicillin của người....Error: Reference source not found Hình 1.7 Nấm gây hại cho thực vật.......Error: Reference source not found Hình 1.8 Cấu trúc tinh thể các dạng thù hình của TiO2: rutile, (B) anatase, (C) brookite................................Error: Reference source not found Hình 1.9: Cơ chế xúc tác quang của chất bán dẫn.. Error: Reference source not found Hình 2.1: Xử lý nấm mốc bằng đèn sợi tóc có cường độ 60W...........Error: Reference source not found Hình 3.1. Mẫu nấm trong không khí chuồng nuôi tại trại lợn Đào Nguyên ...................................................Error: Reference source not found Hình 3.2. Hình ảnh mẫu nấm trước xử lý.........Error: Reference source not found Hình 3.3 Biều đồ thể hiển hiệu xuất xử lý nấm mốc bằng các nguồn sáng khác nhau..........................Error: Reference source not found Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện hiệu xuất xử lý nấm mốc ở cường độ khác nhau...........................................Error: Reference source not found v
- MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, ô nhiễm môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia hay m ột khu v ực mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả v ề quy mô và giá trị. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi cũng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014 đàn lợn nước ta có khoảng 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 6570% về số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc, gia cầm đó có thể quy đổi được lượng chất thải rắn (phân chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi) đàn gia súc, gia cầm thải ra khoảng trên 76 triệu tấn, và khoảng trên 35 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn) và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác… không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm. 1
- Trong môi trường không khí chuồng nuôi, số lượng vi sinh vật có thể biến thiên từ 100 đến vài nghìn trên một lít không khí. Trên 80% vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi là các cầu khuẩn streptococci và staphylococci. Ngoài ra, có 1% là nấm mốc và nấm men, 0,5% là coliform (có tài liệu cho rằng tỉ lệ này có thể lên đến 10 – 15%). Vi sinh vật thường kết hợp với bụi và các khí độc gây ra các bệnh hô hấp mãn tính, do tiếp xúc trong một thời gian dài, kết mạc, cổ họng và mũi bị ngứa, ho, mắt đỏ, nổi mày đay, hen suyễn dị ứng, phát ban hoặc đau dạ dày – ruột. Do vậy vấn đề ô nhiễm không khí chuồng nuôi đang được cảnh báo và cần thiết phải xử lý. Phương pháp xúc tác quang hóa TiO2 được đánh giá là chất xúc tác quang hóa thân thiện với môi trường và hiệu quả, nó được sử dụng rộng rãi cho quá trình quang phân hủy các chất ô nhiễm khác nhau. Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xử lý vi sinh vật có mặt trong không khí chuồng trại bằng xúc tác quang hóa TiO2”. Nhằm đánh giá khả năng xử lý nấm mốc trên xúc tác quang hóa trong môi trường không khí. Mục tiêu nghiên cứu Xử lý vi sinh vật trong không khí chuồng trại bằng xúc tác quang hóa TiO2. Khảo nghiệm khả năng xử lý vi sinh vật chuồng trại bằng xúc tác TiO2. 2
- 3
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số đặc điểm về nấm mốc 1.1.1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của nấm mốc * Hình dạng và kích thước nấm mốc Một số ít nấm ở thể đơn bào có hình trứng (yeast = nấm men), đa số có hình sợi (filamentous fungi = nấm sợi), sợi có ngăn vách (đa bào) hay không có ngăn vách (đơn bào). Sợi nấm thường là một ống hình trụ dài có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy loài. Đường kính của sợi nấm thường từ 35µm, có khi đến 10µm, thậm chí đến 1mm. Chiều dài của sợi nấm có thể tới vài chục centimet. Các sợi nấm phát triển chiều dài theo kiểu tăng trưởng ở ngọn (Hình 1.1). Các sợi nấm có thể phân nhánh và các nhánh có thể lại phân nhánh liên tiếp tạo thành hệ sợi nấm (mycelium) khí sinh xù xì như bông. Trên môi trường đặc và trên một số cơ chất trong tự nhiên, bào tử nấm, tế bào nấm hoặc một đoạn sợi nấm có thể phát triển thành một hệ sợi nấm có hình dạng nhất định gọi là khuẩn lạc nấm (Hình 1.2). 4
- Hình 1.1. Sợi nấm Hình 1.2: Khuẩn lạc nấm * Cấu tạo Tế bào nấm có cấu trúc tương tự như những tế bào vi sinh vật chân hạch khác được mô tả và trình bày như ở Hình 1.3 Hình 1.3: Cấu trúc tế bào nấm Vách tế bào nấm cấu tạo bởi vi sợi chitin và có hoặc không có celluloz. Chitin là thành phần chính của vách tế bào ở hầu hết các loài nấm trừ nhóm Oomycetina. Những vi sợi chitin được hình thành nhờ vào enzim chitin syntaz Tế bào chất của tế bào nấm chứa mạng nội mạc (endoplasmic reticulum), không bào (vacuoles), ty thể (mitochondria) và hạt dự trữ (glycogen và lipid), đặc biệt cấu trúc ty thể ở tế bào nấm tương tự như cấu trúc ty thể ở tế bào thực vật. Ngoài ra, tế bào nấm còn có ribô thể (ribosomes) và những thể khác chưa rõ chức năng. Tế bào nấm không có diệp lục tố, một vài loài nấm có rải rác trong tế bào một loại sắc tố đặc trưng mà Matsueda và ctv. (1978) đầu tiên ly trích được và gọi là neocercosporin (C29H26O10) có màu tím đỏ ở nấm Cercosporina kikuchi. 5
- Tế bào nấm không nhất thiết có một nhân mà thường có nhiều nhân. Nhân của tế bào nấm có hình cầu hay bầu dục với màng đôi phospholipid và protein dầy 0,02 μm, bên trong màng nhân chứa ARN và ADN. * Dinh dưỡng và tăng trưởng của nấm mốc Hầu hết các loài nấm mốc không cần ánh sáng trong quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, có một số loài lại cần ánh sáng trong quá trình tạo bào tử (Buller, 1950). Nhiệt độ tối thiểu cần cho sự phát triển là từ 2 oC đến 5oC, tối hảo từ 22oC đến 27oC và nhiệt độ tối đa mà chúng có thể chịu đựng được là 35oC đến 40oC, cá biệt có một số ít loài có thể sống sót ở OoC và ở 60oC. Nói chung, nấm mốc có thể phát triển tốt ở môi trường acit (pH=6) nhưng pH tối hảo là 5 – 6,5, một số loài phát triển tốt ở pH 9 (Ingold, 1967). Oxi cũng cần cho sự phát triển của nấm mốc vì chúng là nhóm hiếu khí bắt buộc và sự phát triển sẽ ngưng khi không có oxi và dĩ nhiên nước là yếu tố cần thiết cho sự phát triển. Theo Alexopoulos và Minns (1979) cho biết nấm mốc có thể phát triển liên tục trong 400 năm hay hơn nếu các điều kiện môi trường đều thích hợp cho sự phát triển của chúng. Nấm mốc không có diệp lục tố nên chúng cần được cung cấp dinh dưỡng từ bên ngoài (nhóm dị dưỡng), một số sống sót và phát triển nhờ khả năng ký sinh (sống ký sinh trong cơ thể động vật hay thực vật) hay hoại sinh (saprophytes) trên xác bã hữu cơ, cũng có nhóm nấm rễ hay địa y sống cộng sinh với nhóm thực vật nhất định. 6
- Theo Alexopoulos và Mims (1979) cho biết nguồn dưỡng chất cần thiết cho nấm được xếp theo thứ tự sau: C, O, H, N P, K, Mg, S, B, Mn, Cu, Zn, Fe, Mo và Ca. Các nguyên tố này hiện diện trong các nguồn thức ăn vô cơ đơn giản như glucoz, muối ammonium... sẽ được nấm hấp thu dễ dàng, nếu từ nguồn thức ăn hữu cơ phức tạp nấm sẽ sản sinh và tiết ra bên ngoài các loại enzim thích hợp để cắt các đại phân tử này thành những phân tử nhỏ để dể hấp thu vào trong tế bào. 7
- * Sinh sản ở nấm mốc Sinh sản vô tính: The Alexopoulos và Mims (1979), nấm mốc sinh sản vô tính thể hiện qua 2 dạng: sinh sản dinh dưỡng bằng đoạn sợi nấm phát triển dài ra hoặc phân nhánh và sinh sản bằng các loại bào tử. Một số loài nấm có những bào tử đặc trưng như sau: Bào tử túi (bào tử bọc) (sporangiospores): các bào tử động (zoospores) có ở nấm Saprolegnia và bào tử túi (sporangiopores) có ở nấm Murco, Rhizopus chưa trong túi bào tử động (zoosporangium) và túi bào tử (sporangium) được mang bởi cuống túi bào tử (sporangiophores). Bào tử đính (conidium): các bào tử đính không có túi bao bọc ở giống nấm Aspergillus, Penicillium,... Hình dạng, kích thước, màu sắc, trang trí và cách sắp xếp của bào tử đính thay đổi từ giống này sang giống khác và được dùng làm tiêu chuẩn để phân loại nấm. Cuống bào tử đính có thể dạng không phân nhánh (aspegillus) hoặc dạng thẻ phân nhánh (Penicillium). Ở giống Microsporum và Fusarium, có hai loại bào tử đính: loại nhỏ, đồng nhất gọi là tiểu bào tử đính (microconidia); loại lớn, đa dạng gọi là đại bào tử đính (macroconidia). Bào tử tản (Thallospores): trong nhiều loài nấm men và nấm mốc có hình thức sinh sản đặc biệt gọi là bào tử tản. Bào tử tản có thể có những loại sau: +) Chồi hình thành từ tế bào nấm men: Cryptococcus và Candida là những loại bào tử tản đơn giản nhất, gọi là bào tử chồi (blastospores) +) Giống Ustilago có những sợi nấm có xuất hiện tế bào có vách dầy gọi là bào tử vách dầy còn gọi là bào tử áo (chlamydospores) 8
- Sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính xảy ra khi có sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái (gametes) có trải qua giai đoạn giảm phân. Quá trình sinh sản hữu tính trải qua 3 giai đoạn: Tiếp hợp tế bào chất (plasmogamy) với sự hòa hợp 2 tế bào trần (protoplast) của 2 giao tử Tiếp hợp nhân (karyogamy) với sự hòa hợp 2 nhân của 2 tế bào giao tử để tạo một nhân nhị bội (diploid) Giảm phân (meiosis) giai đoạn này hình thành 4 bào tử đơn bội (haploid) qua sự giảm phân từ 2n NST (nhị bội) thành n NST (đơn bội) 1.1.2. Tác hại của nấm mốc Đến nay có hơn 10.000 loài nấm được biết đến, đa số trong chúng đều có lợi cho con người như trong việc sản xuất bánh mỳ, pho mát, kháng sinh, men. Nhưng có khoảng 50 loài nấm mốc có mặt trong thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn (ngũ cốc) gây hại cho vật nuôi và con người vì chúng sản sinh ra độc tố, người ta thường gọi tên chúng là độc tố nấm mốc (mycotoxin). Tác hại của nấm mốc đầu tiên là dễ gây ra dị ứng, viêm đường hô hấp làm cho chúng ta nhức đầu, mệt mỏi và chóng mặt. Đó là do nấm mốc hình thành ra hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs, khi nó phát tán ra không khí gây mùi khó chịu mà ta rất dễ hít phải. Tác hại của nấm mốc là rất nhiều loại nấm mốc sinh ra những loại độc tố như Cladosporium, Penicilium, Mucor, Fusarium… dù nó để nấm mốc chống lại các vi khuẩn khác nhưng lại vô hình chung gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người. Tác hại của nấm mốc là gây hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và 9
- trẻ nhỏ,những người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp,dị ứng và đặc biệt là bệnh hen suyễn. Tác hại của nấm mốc thứ là gây hỏng hóc các thiết bị đồ dùng, thuốc men đặc biệt là ở các bệnh viện, nhà kho. Gây hư mốc các nguyên vật liệu như lương thực, thực phẩm… Nấm mốc còn gây hại cho thực vật, làm hư hỏng rau quả (thối rau, quả). Việc tăng cường kiến thức, hiểu biết về nấm mốc, độc tố nấm và những tác hại của chúng để có những biện pháp hữu hiệu trong việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho vật nuôi và con người là cần thiết. 1.2. Nấm mốc Penicillium 1.2.1. Phân loại: Penicillium được phân loại lại vào năm 1996 dựa vào sự khác nhau của dãy AND ribosom và đặc tính chuyển hóa thứ cấp. Giới: Fungi Bộ: Eurotiales Ngành: Ascomycota Họ: Trichocomaceae Lớp: Eurotiomycetes Giống: Penicillium 10
- Hình 1.4.: Hình ảnh cho nấm mốc Penicillium 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận Văn: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BENZEN TRONG NƯỚC NGẦM
40 p | 327 | 72
-
Luận văn tốt nghiệp Môi trường: Nghiên cứu xử lý nước nhiễm Phenol bằng màng mỏng TiO2
107 p | 192 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị từ cống xả Nguyễn Biểu, quận 5, TP.HCM trên mô hình Aeroten
75 p | 159 | 28
-
Luận văn:Nghiên cứu xây dựng kho dữ liệu song ngữ phục vụ xử lý tiếng Việt
26 p | 130 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu xử lý màu nhuộm trong nước thải công nghiệp bằng vật liệu than biến tính điều chế từ vỏ trái Macca
118 p | 48 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ môi trường: Nghiên cứu, xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền thu biogas và thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải sản xuất Công ty Acecook Việt Nam
120 p | 61 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý, thu hồi niken trong bùn thải công nghiệp
102 p | 51 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cho công trình bể chứa tại Quảng Ninh
70 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu xử lý Phenol bằng mô hình quang xúc tác ánh sáng mặt trời sử dụng vật liệu Nano TiO2
92 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu xử lý Asen trong nước bằng vật liệu Biocomposite được điều chế từ gum trích ly hạt Muồng Hoàng Yến và Nano oxit sắt từ
119 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu xử lý Amoni và COD trong nước rỉ rác bằng phương pháp hấp phụ dạng cột sử dụng xỉ thép biến tính
90 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu xử lý CO2 nhằm thu sinh khối vi tảo Chlorella sorokiniana TH02 trên hệ phản ứng panel phẳng
71 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải từ sản xuất giấy tái chế tại Công ty Bình Minh
58 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu Reactive Red 24 bằng quá trình ôzôn với xúc tác xỉ sắt thải
77 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thật xây dựng dân dụng và công nghiệp: Nghiên cứu xử lý chất thải bùn đỏ từ khai thác bauxite Tây Nguyên để sản xuất vật liệu thay thế một phần cho xi măng
74 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thật xây dựng dân dụng và công nghiệp: Nghiên cứu xử lý đất yếu ở Kiên Giang bằng cọc xi măng đất kết hợp tro bay
96 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn