LUẬN VĂN: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay
lượt xem 114
download
Hằng năm, doanh nghiệp trong các KCN, KCX đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng, phần lớn số công nhân tại các KCN, KCX đang phải sống trong những căn phòng trọ quá tạm bợ, nhếch nhác, ăn uống kham khổ qua ngày; đời sống văn hoá tinh thần thiếu thốn, khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí rất thấp, mặc dù ở ngay các trung tâm đô thị lớn. Vấn đề bức bách đặt ra hiện nay, là hoạt động giải trí của công nhân lao...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay
- LUẬN VĂN: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay
- Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hằng năm, doanh nghiệp trong các KCN, KCX đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng, phần lớn số công nhân tại các KCN, KCX đang phải sống trong những căn phòng trọ quá tạm bợ, nhếch nhác, ăn uống kham khổ qua ngày; đời sống văn hoá tinh thần thiếu thốn, khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí rất thấp, mặc dù ở ngay các trung tâm đô thị lớn. Vấn đề bức bách đặt ra hiện nay, là hoạt động giải trí của công nhân lao động ở các KCN đã và đang bị dạt ra bên ngoài đời sống văn hoá tinh thần tại địa phương nơi mình làm việc. Và ngay cả trong KCN chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi tập thể, nên hầu hết ở đây điều kiện phục vụ đời sống tinh thần của công nhân như nhà văn hoá, thể thao, thư viện, công viên, nơi vui chơi giải trí, hội họp sau giờ làm việc của công nhân còn thiếu thốn. Trong khi đó, thu nhập, thời gian, cường độ lao động cao, đa số công nhân mới chỉ đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần tối thiểu, nên công nhân không có điều kiện tham gia các hoạt động giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần. Hoạt động giải trí là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân, góp phần tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Nếu nhu cầu giải trí không được đáp ứng thoả đáng, nhân cách có nguy cơ bị biến dạng, do đó nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Hiện nay, nhu cầu giải trí của công nhân lao động là rất đơn điệu và tẻ nhạt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách khoa học. Trong khi đó, công nhân lao động là một nhóm xã hội có nhu cầu giải trí cao, muốn tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí bên cạnh đó thiết chế văn hoá và khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động thấp. Nên, họ đã và đang tự phát giải quyết các nhu cầu giải trí của mình, việc giải quyết nhu cầu giải trí đó còn gặp nhiều khó khăn nên dễ tạo nên các khe hở để xuất hiện những kiểu giải trí lệch chuẩn, thiếu lành mạnh, làm tổn hại đến sự ổn định xã
- hội, ảnh hưởng xấu đến nhân cách, đạo đức, nhất là ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người công nhân Việt Nam trên trường quốc tế. Do vậy, việc tìm hiểu nhu cầu giải trí của công nhân lao động trong KCN, qua đó có giải pháp định hướng và đáp ứng nhu cầu của họ sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng làm việc, chất lượng sống của công nhân lao động hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Quang Minh và Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài - Hà Nội). 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nhu cầu của con người đã trở thành đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau, còn riêng đối với ngành xã hội học nhu cầu của con người được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN thì chưa được đề cập đến. Đây cũng là vấn đề khó và mới, mà tác giả đã và đang kế thừa, vận dụng các công trình gần sát để tìm ra cái mới của các công trình dưới đây, để phục vụ cho luận văn của mình: - Cuốn sách “Nhu cầu động lực và định hướng xã hội” (Nxb Khoa học Xã hội, 2005) của tác giả TS. Lê Thị Kim Chi đã đề cập đến động lực của nhu cầu, tiền đề tạo nhu cầu. Qua đó, làm rõ các căn cứ lý luận và thực tiễn cho luận văn, bởi vì trước nay, có rất ít các công trình nghiên cứu được triển khai theo phương pháp này... sẽ giúp người đọc nhận diện sâu sắc hơn những khía cạnh nhu cầu động lực và phát triển xã hội. Đề tài có thể vận dụng nó để nghiên cứu tiền đề tạo nhu cầu của nhóm công nhân lao động KCN. - Cuốn sách “Nhu cầu giải trí của Thanh niên”, (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003) của TS. Đinh Thị Vân Chi đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu giải trí của thanh niên từ góc độ xã hội học, khuân mẫu giải trí của thanh niên hiện nay, đưa ra được xu hưởng biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên. Luận văn có thể kế thừa và so sánh kết quả nghiên cứu về nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp với nhu cầu giải trí của thanh niên hiện nay.
- - Công trình “Mấy nhận xét về biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà nội hiện nay” (2001) Đinh Thị Vân Chi. Những kết quả chủ yếu của nghiên cứu này là, đã điểm lại sự thay đổi nhu cầu giả trí của người Việt Nam nói chung và của thanh niên nói riêng trong thời gian dài (1945-1965). Đó là, giải trí dưới hình thức tham gia các trò chơi truyền thống từ cá nhân sang các hình thức giải trí mang tính tập thể. Sau đó do những hoàn cảnh của lịch sử hình thức giải trí ít được thực hiện. Khi đất nước đổi mới, do những thay đổi điều kiện kinh tế, xã hội, như xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, từ năm 1990 trở lại đây, các hình thức giải trí của người dân, cụ thể là thanh niên có những thay đổi, như từ hình thức giải trí tập thể là chủ yếu, chuyển sang hình thức giải trí mang hình thức cá nhân; từ giải trí ở bên ngoài là chính sang hình thức giải trí tại nhà (nghe đài, xem ti vi). Ngoài ra trong bài đã đánh giá được sự thay đổi trong việc tham gia các hình thức giải trí của thanh niên. Các hình thức giải trí được đưa ra xem xét là. (Giải trí cá nhân: đọc báo, nghe đài, cát xét, xem ti vi, giao tiếp; giải trí tập thể: Hoạt động thể thao...). Những nhận xét chủ yếu được rút ra là sự thay đổi nhu cầu giải trí của thanh niên bị ảnh hưởng bởi thời gian làm việc, đặc điểm cơ quan thanh niên làm việc hoặc học tập. Công nhân lao động tại các KCN đa số là những người trẻ họ là những người có nhu cầu giải trí và các hình thức giải trí hiện nay có thể giống như mọi thanh niên khác. Vì thế chúng tôi có thể sử dụng các hình thức giải trí đã được đề cập ở đây để nghiên cứu nhu cầu giải trí của người công nhân lao động. - Đại học Công đoàn (2003)“ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên” do Thạc sỹ Hoàng Thị Nga chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã phân tích được thực trạng nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên; đánh giá được những yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng internet như học tập, tư tưởng đạo đức, lối sống... Nhưng nhóm tác giả chỉ dừng lại ở dịch vụ giải trí Internet, tức là mới chỉ đánh giá được một khía cạnh của nhu cầu giải trí của đối tượng. Luận văn, có thể phát triển và bổ sung các hoạt động giải trí khác. Từ đó, luận văn có được ý tưởng mới trong đề tài đó là đánh giá ảnh hưởng của nhu cầu tới tư tưởng đạo đức, lối sống... của công nhân lao động khu công nghiệp.
- - Đại học Xây dựng (2007): “Khảo sát nhu cầu không gian vui chơi giải trí của nhân viên văn phòng ở Hà Nội”, chủ trì đề tài: PGS.TS. Phạm Đức Nguyên, nhóm tác giả đã đề cập tới nhu cầu giả trí của một đối tượng người lao động. Cụ thể, nhân viên văn phòng, với môi trường làm việc cụ thể, trong văn phòng tại Hà nội, đông đúc dân cư, nhiều hạn chế về đảm bảo giao thông... để nghiên cứu về không gian giải trí của họ nhằm nêu những giải pháp phù hợp tạo không gian giải trí phù hợp với điều kiện làm việc của họ. Đề tài đã khẳng định, hầu hết các nhân viên văn phòng làm việc tại Hà Nội đều có nhu cầu giải trí trong ngày. Nhu cầu giải trí của họ được đáp ứng tuỳ thuộc vào môi trường làm việc của cơ quan, tình trạng làm việc ở cơ quan của họ. Với đề tài này đã gợi ra những tương đồng trong nghiên cứu của luận văn: đó là khách thể nghiên cứu là những người làm việc mang tính chất công nghiệp. Tuy nhiên điều khác là, không gian giải trí là tại nơi làm việc. Vấn đề kế thừa, phát triển là tìm hiểu động cơ giải trí của họ và những hiệu quả mang lại khi nhu cầu giải trí được đáp ứng; tìm hiểu nhu cầu giải trí tại nơi công cộng của công nhân lao động. - Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007) nghiên cứu đề tài: “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” do Ths, Trương Thanh Cần làm chủ nhiệm đã đề cập đến thực trạng đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động trên một số khía cạnh tác động như: đến nhận thức, ý thức tham gia các hoạt động văn hoá ở khu công nghiệp, khu chế xuất và khu nhà trọ; các thiết chế phục vụ hoạt động văn hoá, văn nghệ của công nhân các KCN, KCX. Đây là hướng tiếp cận rất gần với đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, nhóm tác giả đề tài chưa đề cập đến tác động của việc thoả mãn nhu cầu giải trí tới nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động tại các KCN, KCX. Nên luận văn có thể nghiên cứu bù lấp kết quả đó bằng việc làm rõ nhu cầu giải trí của công nhân lao động. - Viện Công nhân và Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2006) nghiên cứu đề tài: “Thực trạng đời sống, việc làm lao động nữ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các giải pháp của Công đoàn” do TS. Dương Văn Sao chủ nhiệm đề tài, nhóm tác giả đã đưa ra bức tranh tổng thể và khái quát tình hình phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc điểm lao động nữ, việc làm và điều kiện làm việc của lao
- động nữ; thực trạng đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nữ công nhân lao động. Luận văn, dựa vào thực trạng đời sống, việc làm khó khăn như hiện nay có mối quan hệ với nhu cầu giải trí không? Liệu công nhân lao động thiếu cả hai thì đó có là một trong những nguyên nhân gây đến đình công ở các KCN hiện nay không? - Viện Sử học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008) nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng và phát triển văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” thuộc chương trình: Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Mã số: KX.03/06-10. PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật, Chủ nhiệm đề tài và cùng nhóm tác giả đã làm rõ khái niệm, nội hàm của văn hoá và đời sống văn hoá của GCCN Việt Nam, đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của công nhân trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học thành công và yếu kém, đồng thời dự báo triển vọng đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, luận văn có thể so sánh một số tiêu chí về hoạt động giải trí của công nhân lao động trong đề tài với hoạt động giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp. - Viện Công nhân và Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009) nghiên cứu đề tài: “Giải pháp đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện lao động của công nhân các khu công nghiệp ở Việt Nam” do TS. Lê Thanh Hà phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn làm chủ nhiệm. Đề tài chỉ đưa ra được về đời sống, thu nhập của công nhân khu công nghiệp, chưa đề cập đến các hoạt động giải trí của công nhân, nhưng đề tài có đề cập đến vấn đề, dự báo xu hướng phát triển khu công nghiệp và công nhân các khu công nghiệp đến năm 2020, nên luận văn có sự kết nối dự báo về nhu cầu giải trí của công nhân lao động trong thời gian tới. Có thể thấy rằng tuy chưa nhiều đề tài nghiên cứu, những việc nghiên cứu nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp đã đặt ra và đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc, mà chưa có một công trình nào từ trước tới nay nghiên cứu sâu. Nó cho thấy đây là một phần cực kỳ quan trọng đối với đời sống tinh thần của công nhân lao động khu công nghiệp.
- Như vậy, liên quan đến đề tài này, trước đó có khá nhiều các công trình tiếp cận gần sát vấn đề, nhưng chưa có công trình nào trùng lặp với đề tài này trước đó và cũng chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu xem nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp mức độ như thế nào? Kế thừa những kết quả nghiên cứu đó, tác giả xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng các hoạt động giải trí và nhu cầu giả trí của công nhân lao động KCN; - Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động KCN; - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân lao động KCN hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thao tác hoá các khái niệm liên quan; - Hệ thống hoá các nhu cầu giải trí của công nhân KCN; phác thảo các hoạt động giải trí và nhu cầu giải trí phù hợp với công nhân KCN; - Khảo sát thực trạng nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu giải trí cho công nhân tại KCN Quang Minh và Bắc Thăng Long; - Nêu ra vấn đề có tính chất lý luận, khoa học về quản lý, định hướng giải trí cho công nhân KCN làm cơ sở khoa học tham khảo cho việc xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động giải trí của công nhân KCN; - Đề xuất một số hình thức giải trí cho công nhân KCN phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội chung và điều kiện hoạt động của các KCN hiện nay. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN Quang Minh và Bắc Thăng Long, Nội Bài, Hà Nội.
- 4.2. Khách thể nghiên cứu: Công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn: Khu công nghiệp Quang Minh và khu công nghiệp Bắc Thăng Long, TP Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: tháng 7/2009 - 10/2009 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 5.1. Giả thuyết nghiên cứu + Giả thuyết thứ nhất: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp cao và đa dạng; + Giả thuyết thứ hai: Nhu cầu này đối với những đặc điểm cá nhân khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về nhu cầu giải trí; + Giả thuyết thứ ba: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bới các yếu tố cá nhân và các dịch vụ giải trí tại địa bàn cư trú. 5.2. Các biến số - Biến độc lập theo 3 cấp độ Cấp độ cá nhân: Giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, tay nghề, thâm niên công tác, thời gian rỗi... Cấp độ nhóm: Tình trạng hôn nhân, việc làm, thu nhập, quan hệ xã hội, bạn bè, người thân... Cấp độ hoạt động giải trí: Xem ti vi, nghe đài, đọc sách báo; hoạt động thể dục thể thao; giao lưu bạn bè... - Biến trung gian: Điều kiện kinh tế - xã hội. - Biến phụ thuộc: Nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp. - Biến can thiệp: Kinh tế địa phương, sự phát triển của các KCN.
- 5.3. Khung lý thuyết điều kiện kinh tế - xã hội đặc điểm Thực trạng nhu cầu giải trí: cá nhân giải trí - Xem ti vi, - Xem ti vi, - Giới tính; nghe đài, đọc nghe đài, đọc - Tuổi; sách, báo; sách, báo; - Tình trạng - Hoạt động - Hoạt động hôn nhân; thể dục thể thể dục thể - Trình độ thao; thao; học vấn; - Giao lưu - Giao lưu - Trình độ bạn bè; bạn bè; chuyên môn; - Du lịch dã - Du lịch dã - Thâm niên ngoại. ngoại. làm việc; điều kiện cá nhân - Thời gian; - Sức khoẻ; - Kinh tế; - Phong tục, tập quán;
- 6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 6.1. Phương pháp luận Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến của các quy luật. Thừa nhận quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể, luôn xem xét các sự vật hiện tượng của đời sống xã hội trong những mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau và đồng thời xem xét chúng trong những khoảng không - thời gian xác định. Đề tài sử dụng các quan điểm của lý thuyết nhu cầu, lý thuyết chức năng định hướng cho luận văn. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin phục vụ cho đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp Xã hội học cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích tài liệu: Những đề tài có liên quan đều được kế thừa và vận dụng những thông tin về vấn đề nghiên cứu. Qua phân tích tài liệu, tác giả sẽ có nội dung phong phú và đầy đủ hơn. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp này giúp đề tài có thể so sánh các nguồn thông tin từ các quan điểm, các cách nhìn khác nhau để lựa chọn những thông tin chân thực, khách quan làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài sử dụng 323 công nhân lao động để tiến hành điều tra trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp này nhằm tìm kiếm những thông tin trực tiếp, khách quan và là căn cứ cần thiết cho những kết luận khoa học. - Phương pháp thống kê Xã hội học, sử dụng phần mềm SPSS 12.0 để xử lý và phân tích thông tin theo yêu cầu của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp mà tác giả sử dụng phỏng vấn sâu nhằm bổ sung một số thông tin về mặt định tính khi điều tra. - Phương pháp quan sát: Phương pháp này góp phần hỗ trợ và làm sáng tỏ thêm những thông tin đã thu được đồng thời là cơ sở ban đầu để đưa ra các giả thuyết và hướng nghiên cứu.
- 6.3. Mẫu nghiên cứu - Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách thang bảng lương của doanh nghiệp, danh sách sổ ở khu lưu trú. - Dung lượng mẫu: + Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu 16 công nhân lao động. + Nghiên cứu định lượng: 323 phiếu an két 7. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn Khu công nghiệp là đối tác tác động một chiều, dẫn đến việc không chú trọng đúng mức đến nhu cầu giải trí của công nhân lao động. Nếu việc làm ổn định, thu nhập cao, thì kéo theo nhu cầu giải trí của công nhân lao động tăng đáng kể về nhiều mặt, nên không coi đó là những đặc điểm vốn có, mà coi đó là đối tượng luôn luôn vận động và biến đổi rất nhanh. Luận văn góp phần làm rõ thêm sự thiếu thốn của hoạt động giải trí trong KCN và nơi cư trú, đồng thời làm rõ thêm nguyên nhân tác động và yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của xã hội không làm thoả mãn nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN. Bên cạnh đó, đề tài làm sáng tỏ mối tương quan giữa nhu cầu giải trí với năng suất lao động, với những hệ luỵ nơi cư trú. Qua những đóng góp về mặt khoa học của luận văn về nhu cầu giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp hiện nay, rút ra ý nghĩa của đề tài như sau: - Về mặt lý luận: áp dụng các lý thuyết của tâm lý về nhu cầu, lý thuyết xã hội học cấu trúc chức năng về giải trí và các phương pháp xã hội học để phân tích và đánh giá mức độ, nhận thức, sở thích và động cơ giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Qua việc tìm hiểu nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN Quang Minh và KCN Bắc Thăng Long, Nội Bài cho thấy, nhu cầu giải trí của công nhân lao động là rất cao nhưng khả năng đáp ứng của xã hội chưa thoả đáng. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương, 7 tiết.
- Chương 1 cơ sở thực tiễn về Nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCn hiện nay 1.1. Thao tác hoá khái niệm 1.1.1. Khái niệm nhu cầu Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, xã hội loài người vận động và phát triển theo quy luật thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội, sự thay thế này chịu sự quy định của sự phát triển của lực lượng sản xuất. Những lực lượng sản xuất này sẽ góp phần thoả mãn những nhu cầu cơ bản, sống còn và thoả mãn những nhu cầu ngày một cao của con người. Điều đó có nghĩa là nhu cầu kích thích lực lượng sản xuất. Mác viết: “không có nhu cầu thì không có sản xuất”[27, tr.865]. Chứng tỏ, nhu cầu của con người không phải là bất biến mà nó biến đổi và phát triển thường xuyên. Nhu cầu này được thoả mãn, kích thích, bị dập tắt, đồng thời xuất hiện nhu cầu mới với những kích thích mới. Trong mỗi con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu, nhu cầu nào lớn hơn thì sẽ chi phối các nhu cầu khác và đòi con người phải đáp ứng nhu cầu đó. C. Mác khẳng định: “Bản thân các nhu cầu đầu tiên đã được thoả mãn. Hoạt động và công cụ để thoả mãn đã có được đưa tới những nhu cầu mới, và sự nảy sinh ra những nhu cầu mới này là hành vi lịch sử đầu tiên” [26, tr.40]. Nhưng bên cạnh đó, nhu cầu là một mâu thuẫn, vừa xuất hiện, lại vừa mất đi khi nó hoàn toàn được thoả mãn, rồi lại nẩy sinh nhu cầu mới. Chính vì vậy, những nhu cầu nhất định của con người là có tính lịch sử, cụ thể nhưng tổng các nhu cầu thì tồn tại vĩnh viễn với đời sống hoạt động của con người. Do đó, hoạt động giải trí của công nhân lao động hiện nay nhằm thoả mãn nhu cầu, cũng như tạo ra nhu cầu mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người còn mang bản chất xã hội và nhân văn của hoạt động chính bản thân họ. C. Mác đã khẳng định: Cảm giác bị nhu cầu thực tiễn thô lậu cầm tù chỉ có một ý nghĩa hạn hẹp. Đối với con người sắp chết đói thì không có hình thức người của thức ăn, mà chỉ có sự tồn tại trừu tượng của nó với tính cách là thức ăn: Thức ăn
- có thể có một hình thức thô lỗ nhất, và không không thể nói việc nuốt thức ăn ở chỗ nào. Con người cùng khổ bị những nỗi lo lắng dầy vò hững hờ ngay cả đối với một cảnh tượng tuyệt đẹp [28, tr.176]. Bất cứ một hoạt động nào của con người cũng là nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của bản thân. Nhưng nhu cầu với tư cách là một điều kiện bên trong, là trạng thái thiếu thốn của cơ thể - trạng thái này tự nó không gây ra bất kỳ hoạt động nào có định hướng nhất định. Chức năng của nó chỉ giới hạn trong việc phát động những chức năng sinh lý tương ứng và kích thích chung đối với lĩnh vực vận dụng biểu hiện thành những cử động tìm tòi không có phương hướng. Chỉ khi nào gặp được đối tượng đáp ứng thì khi đó nhu cầu mới trở thành có năng lực hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động. Sự việc nhu cầu gặp được đối tượng là sự việc đặc biệt lúc đó như cầu được đối tượng hoá làm cho nhu cầu chứa đầy nội dung rút ra từ thế giới xung quanh. Như vậy, các nhà khoa học cố gắng tập trung làm rõ khái niệm, đặc trưng chủ yếu của nhu cầu của con người và xã hội. Chúng ta có thể thấy: Dưới góc độ tâm lý cá nhân, vấn đề nhu cầu được tiếp cận với tư cách một cấu trúc tâm lý quy định xu hướng nhân cách, khẳng định một cách hệ thống rằng “nhu cầu - nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực của con người”. Xuất phát từ quan điểm cho rằng, nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự sống và phát triển của con người. A.G. Côvaliov viết: “ Một nhu cầu đã được con người phản ánh sẽ trở thành một trạng thái chủ quan, mọi thái độ của cá nhân; nó có xu hướng điều chỉnh hành vi và hoạt động, xác định hướng suy nghĩ, tình cảm và ý chí của người đó” và do đó có thể nói “trong nhu cầu có sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan” [12, tr.192]. Rõ ràng đối tượng thoả mãn nhu cầu luôn tồn tại một cách khách quan và không phải tự nó bộc lộ ra khi chủ thể có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi, mà chỉ khi nào con người thực sự hoạt động thì nó mới được phát lộ ra. Chỉ nhờ kết quả của sự phát lộ ấy mà nhu cầu được thúc đẩy, tức là trở thành động cơ. Mà A.N. Leonchiev cho rằng không phải nhu cầu, không phải sự trải nhiệm về nhu cầu ấy mà động cơ là “một cái khách quan mà trong đó nhu cầu tìm thấy bản thân mình trong những điều kiện nhất định. Cái khách quan ấy trở
- thành hoạt động có đối tượng và nó hướng hoạt động vào một kết quả nhất định” [23, tr.221]. Theo từ điển tóm tắt Xã hội học (tiếng Nga), “Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xã hội hoặc toàn xã hội nói chung; là nguồn thôi thúc nội tại của hoạt động” [11, tr.243]. TS. Lê Thị Kim Chi, Viện Triết học đưa ra khái niệm: “Nhu cầu là những trạng thái thiếu hụt và những đòi hỏi cần được đáp ứng của chủ thể (con người và xã hội) để tồn tại và phát triển” [4, tr.29]. Theo quan điểm của Tâm lý học thì khái niệm “Nhu cầu” dùng để chỉ “sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển” [40, tr.186]. “Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng cụ thể và nội dung của nó do những điều kiện và phương thức thoả mãn quy định. Khi nào đối tượng của nhu cầu có khả năng đáp ứng thì lúc đó nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy sự hoạt động của các cá nhân hay nhóm xã hội" [40, tr.187]. Nhu cầu của con người rất đa dạng, thường được chia thành 2 dạng chính đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất: có liên quan mật thiết đến hoạt động của cơ thể và đôi khi được mô tả như là các xung năng (drives) sơ cấp hoặc sinh lý. Chẳng hạn như xung năng tình dục, xung năng đói. Đó là các nhu cầu bẩm sinh. Các nhu cầu vật chất thông thường ở người là nhu cầu về thực phẩm, phương tiện sinh sống như nước, ô xy và nhu cầu bài tiết, quần áo và nơi che chở để bảo vệ và giữ cơ thể ấm áp. Nhu cầu được hoạt động, hoặc được kích thích cảm giác và vận động kể cả khoái cảm, tình dục, luyện tập thân thể và nghỉ ngơi. Nhu cầu tinh thần được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu vật chất và được nhu cầu vật chất nuôi dưỡng. Nhu cầu tinh thần làm cho nhu cầu vật chất biến dạng cao thường phức tạp thêm lên. Nhu cầu tinh thần cũng vô cùng đa dạng: Nhu cầu học tập, nhu cầu làm khoa học nghệ thuật, chính trị, nhu cầu công bằng xã hội, nhu cầu vui chơi, giải trí.
- Kế thừa và bổ sung tác giả đưa ra khái niệm nhu cầu: Nhu cầu là quá trình thoả mãn một cái gì đó của con người để tìm tòi lấy được cân bằng, thì sẽ kích thích nhu cầu mới và nhu cầu mới sẽ nổi lên, hoạt động mới sẽ xuất hiện nhằm thúc đẩy động lực phát triển cá nhân và xã hội. Tóm lại, khi nghiên cứu hệ thống nhu cầu của công nhân lao động khu công nghiệp cần phải nghiên cứu điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý của họ. Chính những điểm đó quy định hệ thống nhu cầu của con người. Thường thì con người thực hiện một hành vi nào đó là để thoả mãn một hệ thống nhu cầu. Trong hệ thống nhu cầu đó có những nhu cầu cấp thiết hơn nó thúc đẩy mạnh mẽ con người tới hành vi và ta gọi những nhu cầu đó là nhu cầu nổi trội. 1.2.2. Khái niệm giải trí Giải trí là dạng hoạt động mang tính chất tự do hơn các dạng hoạt động khác, nó không hề mang tính cưỡng bức; con người có quyền lựa chọn theo sở thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện. Nó đồng thời là những hoạt động không mang tính vụ lợi nhằm mục đích giải toả sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mỹ. Từ điển Xã hội học: “Giải trí là một dạng hoạt động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học” và “Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng” [41, tr.116]. Theo TS. Đinh Thị Vân Chi: “Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, nhằm giải toả căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người và lao động điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ” [6, tr.39-40]. Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi để con người có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau: Có người tranh thủ làm thêm tăng thu nhập hoặc học thêm để nâng cao trình độ; Cũng có người dùng thời gian rỗi để thực hiện những hoạt động không hề có tác dụng gì đối với sự phát triển toàn diện cá nhân, thậm chí là vô bổ hoặc
- có hại như ăn nhậu, rong chơi hoặc dính vào các tệ nạn xã hội... những hoạt động lệch chuẩn như vậy không thuộc nội hàm khái niệm giải trí. Giải trí không phải là nghỉ ngơi thụ động mà là những hoạt động mang tính chủ động. Tức là giải trí hoàn toàn tự do, do cá nhân lựa chọn và tham gia một cách chủ động, không hề bị thúc bách bởi một nghĩa vụ, bổn phận nào. Tất nhiên cùng một hoạt động, có thể là giải trí, có thể không là giải trí, tuỳ thuộc vào thời gian và mục địch hoạt động. Có thể thấy cùng là chơi thể dục, thể thao thì đối với cầu thủ là hoạt động nghề nghiệp, đối với công nhân lao động là hoạt động giải trí. Theo Đoàn Văn Chúc, “giải trí là hoạt động sản xuất và tiêu dùng các các tác phẩm văn hoá” [7, tr.28], tác phẩm văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, là toàn bộ những sản phẩm của các lĩnh vực thuộc nhu cầu tinh thần theo nghĩa rộng nhất. Để tạo ra sản phẩm văn hoá trong khi giải trí là sáng tạo những sản phẩm tinh thần với nghĩa rộng nhất, không chỉ là viết truyện làm, thơ, vẽ tranh theo sở thích, không chỉ là hoạt động nghệ thuật không chuyên hoặc tham gia các câu lạc bộ năng khiếu, mà còn gồm cả giao tiếp, tâm sự, tổ chức những cuộc vui chơi... [6, tr.39]. Giải trí là sản phẩm của lao động. Lao động phải đạt tới trình độ phát triển nhất định mới tạo được thời gian rỗi cho giải trí. Ngược lại, giải trí giúp con người phát triển toàn diện, và nhờ vậy sẽ lao động tốt hơn. Nghĩa là có lao động thì mới có giải trí, giải trí tốt sẽ lao động tốt, lao động tốt sẽ lại giải trí tốt hơn... Lao động và giải trí nằm trong mối tương tác chặt chẽ, chuyển hoá và hỗ trợ cho nhau, nên không có lao động thì không có giải trí đích thực, không có giải trí thì con người như Robot và lúc đó không cảm nhận được cuộc sống mà thôi, cũng không biết hưởng thụ những thành quả lao động của chính mình. Tác giả đưa ra khái niệm giải trí: “Giải trí là hoạt động của con người tạo hứng thú, giúp con người sảng khoái, lấy lại tinh thần bù đắp sự mệt mỏi và căng thẳng của trí não. Đồng thời, giải trí là nguồn động lực thúc đẩy tái tạo sức lao động, để con người phát triển toàn diện về lực - trí - mỹ” .
- Giải trí của công nhân lao động KCN sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi là các hoạt động như, xem ti vi, đọc sách báo, chơi thể dục thể thao, giao lưu bạn bè, tâm tình tâm sự là chủ yếu để tái tạo sức lao động. 1.1.3. Khái niệm nhu cầu giải trí Nhu cầu giải trí là nhu cầu hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, vì không bị bức bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi các nghĩa vụ cá nhân hoặc sự đòi hỏi của nhu cầu vật chất, con người hoàn toàn tự do, thoát khỏi những băn khoăn, lo lắng thường nhật. Khi đó, với sự thanh thản về trí óc, sự bay bổng về tâm hồn, con người tìm đến hoạt động giải trí. Ví dụ, hoạt động giải trí của công nhân lao động khu công nghiệp chủ yếu là xem ti vi, nghe đài, đọc sách báo… Theo tác giả Đoàn Văn Chúc, trong bất kỳ xã hội nào cũng có 4 dạng hoạt động mà con người phải thực hiện [7, tr.224-225]. Cụ thể là: Thứ nhất, hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người. Thứ hai, hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như nuôi dậy con cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè… Đó là nghĩa vụ cá nhân của mỗi con người. Thứ ba, hoạt động thuộc đời sống vật chất của con người như nấu nướng, ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân… Đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu vật chất của mỗi người. Thứ tư, hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo… Đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người. Qua bốn hoạt động giải trí trên thì hoạt động thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nghiêm ngặt, chặt chẽ. Còn ba hoạt động còn lại được thực hiện linh hoạt, theo cụ thể của mỗi cá nhân và nó là hoàn toàn tự do mà cá nhân toàn quyền lựa chọn theo sở thích, trong khuân khổ chuẩn mực của xã hội. Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi là hoạt động để con người bộc lộ rõ những khả năng tiềm ẩn của mình. Điều đó là có thể, bởi giải trí là những hoạt động sở thích, giúp cá nhân bộc lộ và nâng cao khả năng mà trong thời gian lao động không có điều kiện thể hiện [6, tr.47].
- Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi xuất hiện nhu cầu giải trí, con người bị thôi thúc hành động để thoả mãn nhu cầu đó. Nhu cầu giải trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu con người do không gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự vươn cao, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình. Nhu cầu giải trí cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành các nhu cầu tinh thần. Nhu cầu giải trí là nhu cầu phát triển toàn diện trí não con người sau thời gian lao động căng thẳng như những trò chơi trí tuệ nhằm rèn luyện khả năng phân tích, suy luận và phán đoán, là điều kiện phát triển trí tuệ cho người chơi; những trò chơi vận động nhất là các hoạt động thể dục, thể thao giúp người tham gia phát triển thể lực; những hoạt động thưởng thức nghệ thuật như xem phim, đọc báo, nghe nhạc và những hoạt động câu lạc bộ năng khiếu nghệ thuật như hát, ngâm thơ, múa là những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao năng lực thẩm mỹ của thể lực. Qua phân tích trên, thì nhu cầu giải trí của công nhân lao động KCN thể hiện thông qua những hoạt động giải trí mà họ thường tham gia sau giờ tan ca vào các ngày thường và ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày tết. Qua thời gian, những hoạt động đó lặp đi lặp lại, trở nên ổn định, thành thói quen. Khi đã trở thành thói quen, chúng được mô hình hoá, khiến CNLĐ thực hiện nó một cách “tự động hoá” mỗi khi điều kiện cho phép, Khi đó, có thể nói, các hoạt động giải trí của công nhân lao động đã trở thành thói quen. 1.1.4. Khái niệm thời gian rỗi Theo C. Mác, quỹ thời gian của cá nhân và xã hội được phân chia thành thời gian lao động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời gian tất yếu mà mỗi cá nhân buộc phải thực hiện công việc lao động để đảm bảo sự sinh tồn. Thời gian tự do là khoảng thời gian còn lại ngoài thời gian lao động, dành cho những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định, tức là thời gian không lao động. Chính C. Mác cũng tiên đoán rằng ở xã hội tương lai lao động không còn cực nhọc mà là lao động sáng tạo, mang lại niềm vui cho con người. Khi đó, thời gian rỗi tăng chứng tỏ năng suất lao động đã đủ cao, tạo điều kiện cho con người thoát khỏi sự nặng nhọc, vất vả của lao động để phát triển nhân cách đầy đủ và toàn diện [6, tr.28].
- Thời gian tự do càng nhiều thì cơ cấu của nó càng phức tạp dần với những bộ phận nhỏ dành cho hoạt động khác nhau. Về cấu trúc, thời gian nhàn rỗi hiện đại là một hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều dạng hoạt động khác nhau có hai chức năng cơ bản: chức năng khôi phục lại sức lực cho cá nhân đã tiêu phí trong sản xuất và những nhiệm vụ không thể không làm, và chức năng phát triển cá nhân về tinh thần và thể lực. Phân tích nội dung của thời gian nhàn rỗi, có thể xem xét theo đối tượng của hoạt động (làm gì?) hoặc theo tính chất của hoạt động (làm như thế nào?); trong đó, có thể xem xét chuẩn đánh giá các dạng hoạt động theo tính chất: có ích, có hiệu quả tốt lành hay ngược lại ít hiệu quả, có hại... Theo Đoàn Văn Chúc, thời gian rỗi theo cấp độ khác nhau [7, tr.239]: Thời gian rỗi cấp ngày gồm hai dạng; dạng thứ nhất là khoảng nghỉ giữa buổi lao động để phục hồi sức lao động; dạng thứ hai là khoảng nghỉ sau một ngày lao động và sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất. Đây là thời gian dành cho các hoạt động tinh thần. Thời gian rỗi cấp tuần, là gồm những ngày nghỉ cuối tuần. Thời gian rỗi cấp năm, là kỳ nghỉ phép hay nghỉ hè hàng năm. Thời gian rỗi cấp đời người, là thời gian nghỉ hưu. Nên thời gian rỗi với các cấp độ khác nhau cho phép con người thực hiện những hoạt động giải trí khác nhau. Theo Từ điển tóm tắt Xã hội học (tiếng Nga), thời gian rỗi được coi là khái niệm đồng nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là “phần thời gian ngoài giờ lao động của cá nhân (nhóm xã hội) còn lại sau khi đã trừ đi chi phí thời gian cho những hoạt động cần thiết không thể thiếu” [11, tr.299]. Theo TS. Đinh Thị Kim Chi: Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. Qua phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: “Thời gian rỗi là những khoảng thời gian mà cá nhân không bị chi phối bởi các nội quy, quy chế làm việc. Thời gian đó dành cho các hoạt động tự do, với sự thanh thản về trí óc, sự bay bổng về tâm hồn, họ tìm đến những hoạt động giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần của họ”.
- Thời gian rỗi của công nhân lao động KCN là những khoảng thời gian sau giờ tan ca không bị chi phối bởi các nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Thời gian đó dành cho các hoạt động giải trí tự do tại nơi cư trú, giải trí theo nhóm cùng sở thích để đỡ buồn và cô đơn. 1.1.5. Khái niệm khu công nghiệp Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mặc dù thuật ngữ KCN được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều loại hình, nhiều mô hình tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau. Một số nước KCN được hiểu là các công viên công nghiệp (Industrial Parks). Có những KCN được gọi là cụm công nghiệp (Industrial Clusters). Những KCN hoạt động chuyên về sản xuất hàng xuất khẩu với quy chế miễn thuế nhập khẩu được gọi là khu chế xuất (KCX) (Export Processing Zones). Khu công nghiệp cũng có thể là khu công nghệ cao (Hight tech centres) hoặc khu công nghệ cao là một bộ phận của KCN. Nghị định 36- CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ nêu rõ: KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập . Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu- triển khai khoa học- công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất [8, tr.12]. Ngoài ra, KCN còn có những hình thái biến tướng như khu công nghệ sinh học (Bio Technology Park), khu công nghệ sinh thái (Eco Industrial Park)... Như vậy, KCN là một thuật ngữ để chỉ một vùng lãnh thổ quốc gia được xác định ranh giới địa lý rõ ràng. Trong đó các doanh nghiệp công nghiệp tập trung đầu tư, hoạt động, phát triển do có kết cấu hạ tầng tốt, có môi trường kinh doanh tốt (ưu đãi của nhà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In tạp chí Cộng Sản
76 p | 930 | 556
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 769 | 343
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 403 | 185
-
Luận văn " kế hoạch giải quyết việc làm "
33 p | 325 | 112
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 307 | 111
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 245 | 79
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 201 | 48
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu ở Công ty cầu 14 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, Bộ giao thông vận tải
103 p | 153 | 33
-
Luận văn Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương đến năm 2010
99 p | 180 | 30
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 171 | 22
-
LUẬN VĂN: vấn đề của nền kinh tế, quan điểm lý luận cũng như các giải pháp có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển nền kinh tế đối với thời kỳ quá độ ở Việt Nam
20 p | 125 | 22
-
Luận văn Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010
84 p | 115 | 19
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 158 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện: Nhu cầu tin của người dùng tin trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ
165 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại thư viện trường Đại học Hà Nội
116 p | 11 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nhu cầu giải trí của công nhân may mặc khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long
22 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Nhu cầu tin tại trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên
128 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn