intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, luận văn "Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng" đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- TRẦN THỊ HUỆ NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG LUÂN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- TRẦN THỊ HUỆ NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN MÃ SỐ: 60 32 20 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ MINH NGUYỆT HÀ NỘI - 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Tôi xin gửi lòng biết ơn và sự trân trọng của tôi đến PGS. TS. Trần Thị Quý, TS. Chu Ngọc Lâm, những người đã luôn ở bên cạnh, giúp đỡ và động viên tôi trong những tôi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống để tôi có đủ tự tin hoàn thành tốt đề tài. Cảm ơn K5 thương yêu đã giúp đỡ và ở bên cạnh tôi trong thời gian qua. 2 năm học với các bạn là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Nếu không có Bố mẹ chồng, Chồng và Em gái luôn đứng sau lưng hỗ trợ về mặt tình thần và tài chính, chắc chắn tôi cũng không thể hoàn thành được hết khóa học cũng như luận văn này. Tôi xin gửi sự biết ơn và tình cảm yêu thương sâu sắc tới họ và con gái bé bỏng – đòn bẩy của tôi trong cuộc sống. Trân trọng cảm ơn Quý thầy cô giáo, những chuyên gia thông tin, Khoa Sau đại học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức thực tế thật bổ ích trong suốt khóa học vừa qua. Cảm ơn Quý thầy cô, các bạn HS – SV tại trường CĐKT Cao Thắng đã hỗ trợ tôi trong việc điều tra thông tin, thu thập thông tin - một phần không thể thiếu để tôi có thể hoàn thành đề tài luận văn của mình. Sau cùng, tôi xin gửi tặng cuốn Luận văn này cùng với lòng biết ơn sâu sắc tới Bố mẹ tôi - những người đã luôn tin tưởng, kỳ vọng vào tôi, ban tặng cho tôi cuộc sống và dạy tôi phải biết làm gì với nó. Tp. Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 05 năm 2013 Trần Thị Huệ
  4. MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT..............................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU............................................4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................5 LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN VÀ TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẴNG KỸ THUẬT CAO THẮNG......................12 1.1. Cơ sở lý luận chung về nhu cầu tin.........................................................12 1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin.....................................................................12 1.1.2. Vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện............15 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin.............................................16 1.2. Khái quát về trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao thắng................................17 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường..........................17 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của nhà trường.................20 1.3. Khái quát về thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.................22 1.3.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................22 1.3.2. Hoạt động thông tin của thư viện....................................................25 1.4. Đặc điểm người dùng tin tại thư viện......................................................30 1.4.1. Đặc điểm nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý..........................30 1.4.2. Đặc điểm nhóm người dùng tin là giáo viên, cán bộ nghiên cứu.......33 1.4.3. Đặc điểm nhóm người dùng tin là học sinh, sinh viên....................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG.............39 2.1. Nô ̣i dung nhu cầu tin..............................................................................40 2.1.1. Nhu cầu về nội dung thông tin........................................................40 2.1.2. Nhu cầu về hình thức thông tin.......................................................50 1
  5. 2.1.3. Nhu cầu về ngôn ngữ thông tin.......................................................56 2.2. Tâ ̣p quán sử dụng thông tin....................................................................57 2.2.1. Thời gian dành cho tìm kiếm và sử dụng thông tin........................58 2.2.2. Nguồn khái khác thông tin chính....................................................60 2.2.3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thường sử dụng..............................65 2.3. Nhận xét về đă ̣c điểm nhu cầu tin và mức đô ̣ thỏa mãn nhu cầu tin......83 2.3.1. Đă ̣c điểm nhu cầu tin.......................................................................83 2.3.2. Mức đô ̣ thỏa mãn nhu cầu tin..........................................................84 2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................91 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG....................................................................95 3.1. Nhóm giải pháp thỏa mãn nhu cầu tin...................................................95 3.1.1. Nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc................................................95 3.1.2. Phát triển nguồn lực thông tin.........................................................98 3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện............101 3.1.4. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện..................................................104 3.2. Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển..................................107 3.2.1. Tăng cường marketing sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện..........107 3.2.2. Đào tạo người dùng tin....................................................................110 3.2.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tâ ̣p...................................113 3.2.4. Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên...........117 KẾT LUẬN.........................................................................................................120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................122 PHỤ LỤC............................................................................................................127 2
  6. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CBTV Cán bộ thư viện CĐKT Cao Thắng Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CSVC Cơ sở vật chất GV – CBNC Giáo viên – Cán bộ nghiên cứu HS – SV Học sinh – Sinh viên KHKT Khoa học Kỹ thuật KHTN Khoa học Tự nhiên KHXH Khoa học Xã hội LIS The LIBRARY INFORMATION SYSTEM NCKH Nghiên cứu khoa học NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin SP – DV Sản phẩm – Dịch vụ TT – TV Thư viện – Thông tin CĐ Cao đẳng ĐH Đại học 3
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU BẢNG NỘI DUNG TRANG 1.1 Thống kê độ tuổi và giới tính của NDT 37 1.2 Thống kê trình độ NDT 38 2.1 Thống kế nội dung NCT của CBQL 42 2.2 Thống kế nội dung NCT của GV – CBNC 45 2.3 Thống kế nội dung NCT của HS – SV 48 2.4 Thống kê loại hình tài liệu 51 2.5 Thống kê dạng tài liệu thường sử dụng 55 2.6 Thống kê Ngôn ngữ khai thác thông tin 56 2.7 Thống kê Thời gian tìm kiếm thông tin 58 2.8 Thống kê nguồn khai thác thông tin 60 2.9 Thống kê mức độ truy cập Internet 62 2.10 Thống kê mục đích truy cập Internet 63 2.11 SP- DV Thư viện và ý kiến đánh giá của CBQL 64 2.12 SP- DV Thư viện và ý kiến đánh giá của GV - CBNC 67 2.13 SP- DV Thư viện và ý kiến đánh giá của HS - SV 68 2.14 Thống kê lý do đến thư viện 85 2.15 Mức độ thường xuyên đến thư viện 87 2.16 Đánh giá các SP – DV thông tin Thư viện 88 2.17 Thái độ của thủ thư 90 2.18 Thống kê Mức độ đáp ứng NCT 91 4
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ BIỀU ĐỒ NỘI DUNG TRANG 1.1 Thống kê độ tuổi và giới tính của NDT 37 1.2 Thống kê trình độ NDT 38 2.1 Thống kế nội dung NCT của CBQL 43 2.2 Thống kế nội dung NCT của GV – CBNC 46 2.3 Thống kế nội dung NCT của HS – SV 48 2.4 Thống kê loại hình tài liệu 51 2.5 Thống kê dạng tài liệu thường sử dụng 55 2.6 Thống kê Ngôn ngữ khai thác thông tin 56 2.7 Thống kê Thời gian tìm kiếm thông tin 58 2.8 Thống kê nguồn khai thác thông tin 60 2.9 Thống kê mức độ truy cập Internet 62 2.10 Thống kê mục đích truy cập Internet 63 2.14 Thống kê lý do đến thư viện 86 2.15 Mức độ thường xuyên đến thư viện 87 2.16 Đánh giá các SP – DV thông tin Thư viện 88 2.17 Thái độ của thủ thư 90 2.18 Thống kê Mức độ đáp ứng NCT 91 5
  9. LỜI NÓI ĐẦU Từ những năm cuối của thế kỷ 21, loài người đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin trên thế giới, đã góp phần hình thành nên xã hội thông tin – một xã hội mà thông tin và tri thức đã trở thành nguồn lực vô cùng quan trọng cho sự phát triển. Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, sự giao thoa và hội nhập giữa các nền văn hóa ngày càng diễn ra theo chiều rộng và chiều sâu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã và đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức, từng bước hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và quốc tế. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang rất cần một số lượng lớn nguồn nhân lực có chất lượng cao, đó là những trí thức trẻ, giỏi, năng động, tiếp thu nhanh chóng các kinh nghiệm và công nghệ trên thế giới. Các cơ quan thông tin – thư viện ở các trường đại học, cao đẳng là một trong những yếu tố góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ở thư viện, các nguồn tài nguyên thông tin được tích tụ, tổ chức, được biến đổi, cung ứng một cách thuận lợi cho việc truy cập, khai thác, sở hữu và sử dụng xã hội. Thư viện các trường Đại học, cao đẳng tại Việt Nam nói chung và thư viện trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng nói riêng có một mục tiêu trước mắt và lâu dài là thông qua vốn tài liệu của mình góp phần giáo dục người dùng tin một cách toàn diện, xây dựng những con người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 6
  10. Trong những năm gần đây, nhờ có sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường về việc đầu tư cho cơ sở vật chất, kinh phí và đào tạo cán bộ, thư viện trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng đã có nhiều thay đổi tích cực theo chiều hướng “tất cả vì người dùng tin”. Trong quá trình hoạt động, thư viện luôn bám sát mục tiêu đào tạo, nghiên cứu của nhà trường, ngày càng phát huy tích cực góp phần vào sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, một số hoạt động của thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng vẫn còn có những vấn đề còn tồn tại, cần phải thay đổi và khắc phục. Nhu cầu tin đóng một vai trò quan trọng đối với con người, và được thể hiện cụ thể qua người dùng tin. Để giải quyết những vấn đề khác nhau trong cuộc sống thì người ta luôn tìm đến thông tin. Mỗi đối tượng khác nhau thì có những nhu cầu tin khác nhau. Việc nắm bắt nhu cầu tin của từng nhóm người dùng tin có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện. Làm sao để khắc phục được những hạn chế và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin đang là mối quan tâm của ban Giám hiệu nhà trường và của thư viện trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng hiện nay. Nhậnthức được điều này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Thư viện Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Thư viện – Thông tin của mình. 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: 7
  11. Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, luận văn đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề nhu cầu tin - Nghiên cứu nhu cầu tin trong tổ chức hoạt động thư viện, đặc điểm của từng nhóm đối tượng dùng tin của thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng - Khảo sát và phân tích thực trạng nhu cầu tin của từng nhóm đối tượng dùng tin khác nhau tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Thời gian: Trong giai đoạn hiện nay, từ năm 2009 đến năm 2012 4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Qua thực tế khảo sát tôi được biết đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng” là một đề tài hoàn toàn mới, chưa có ai nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề nhu cầu tin của người dùng tin đã được nghiên cứu ở một số trung tâm thông tin thư viện, cụ thể như: “Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” của tác giả Nguyễn Thị Chung; đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin tại trường đại học Cần Thơ” của tác giả Dương Thị Vân; đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và phục vụ thông tin tại phân viện Hà Nội – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ 8
  12. Chí Minh” của tác giả Phùng Thị Minh Xuyến… Mặc dù đây là những luận văn thạc sỹ nghiên cứu về nhu cầu tin của người dùng tin ở những trung tâm Thông tin thư viện khác nhau song song các luận văn trên đã gợi ý cho tôi rất nhiều về các khía cạnh cần nghiên cứu trong đề tài luận văn của mình. Ngoài ra, một số tác giả khác cũng có các bài báo, các bài nghiên cứu về vấn đề này như: - Bài “Đảm bảo thông tin cho người dùng tin trong xã hội” của tác giả Vũ Văn Nhật, được đăng tải trên website http://js.vnu.edu.vn/xhnv_2_10/5.pdf. (2009). Bài viết phân tích những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến sự hình thành và phát triển nhu cầu tin của con người, các kênh đảm bảo thông tin cho người dùng tin, các chiến lược đảm bảo thông tin cho người dùng tin trong xã hội. - Bài “Nắm vững nhu cầu thông tin để phục vụ tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học” của tác giả Trần Trọng Bảy, được đăng tải trên website http://www.glib.hcmus.edu.vn/images/PDF/12-2000-4.pdf (2006) Trong bài viết tác giả đã nêu lên những cách thức nghiên cứu những đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học, cao đẳng nhằm thỏa mãn nhu cầu tin ngày càng nhanh chóng và hiệu quả. - Bài “Tổ chức nội dung đến tăng cường sức mạnh cho người dùng tin” của tác giả Bjorn Olstad, Vũ Văn Sơn dịch, được đăng tải trên website http:// www.vjol.info/index.php/VJIAD/article/view/3160/3082 - Bài viết nói về các cấu trúc dịch vụ hướng về tìm tin, tổ chức nội dung thông tin dựa vào siêu dữ liệu văn cảnh, cuộc cách mạng người dùng tin: tìm kiếm là tìm theo cổng thông tin, 5. Phương pháp nghiên cứu. 9
  13. 5.1. Phương pháp lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp luận thư viện học, tuân thủ mọi chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về thư viện đại học. 5.2. Phương pháp cụ thể Luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp. Những phương pháp trên được sử dụng nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về nhu cầu tin tại thư viện các trường cao đẳng nói chung và nhu cầu tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua tìm hiểu thực trạng nhu cầu tin tại thư viện, luận văn đưa ra một số giải pháp giúp thư viện có thể tham khảo, định hướng, nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc sao cho có hiệu quả nhất, tốt nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu tin của người dùng tin. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các thư viện trong việc xây nâng cao chất lượng nhu cầu tin. Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập trong đào tạo chuyên ngành Thông tin – thư viện. 7. Cấu trúc luận văn 10
  14. Để thực hiện đề tài này, ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, nội dung của luận văn được chia ra làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về nhu cầu tin và tổng quan về trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 11
  15. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN VÀ TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẴNG KỸ THUẬT CAO THẮNG 1.1. Cơ sở lý luận chung về nhu cầu tin 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Nhu cầu Từ lâu, nhu cầu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học. Trong lĩnh vực khoa học xã hội đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học có tên tuổi nghiên cứu về nhu cầu như Jeremy Bentham, Benfild, Edward S. Herman, … Nhưng cho tới nay, chưa có một định nghĩa chung nhất cho các khái niệm về nhu cầu. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Theo Philip Kotler, chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới, nhu cầu là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu con người rất đa dạng và phức tạp, khi nhận thức ra nhu cầu, con người sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn nó. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Có rất nhiều cách để phân loại nhu cầu, nhưng ngày nay, người ta quen phân biệt nhu cầu thành 2 loại khác nhau: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất là nhu cầu bảo tồn con người về mặt sinh học, đó là nhu cầu có tính chất bẩm sinh tạo thành bản năng tự nhiên vốn có của con người. Với bất kỳ xã hội nào thì nhu cầu vật chất cũng là nhu cầu quan trọng nhất của con người. 12
  16. Nhu cầu tinh thần: là nhu cầu được hình thành và phát triển cùng với sự tiến bộ của loài người. Nhu cầu tinh thần không có giới hạn, được tăng lên nhanh chóng và ngày càng phong phú. Trong đời sống xã hội, khi nhu cầu đã được thỏa mãn thì nhu cầu mới lại xuất hiện, sự xuất hiện của nhu cầu mới đó thúc đẩy con người hoạt động không ngừng. 1.1.1.2. Nhu cầu tin Nhu cầu tin là một dạng của nhu cầu tinh thần, cũng như nhu cầu, hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhu cầu tin: Theo TCVN 5453 – 2009, nhu cầu tin là “nhu cầu khách quan của người dùng tin về những thông tin cần thiết cho công việc cụ thể của mình” [40]. Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của chủ thề (con người, nhóm xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của mình. Khi đòi hỏi về thông tin trở nên cấp thiết thì thì nhu cầu tin xuất hiện. [42] Nhu cầu tin là sự cảm nhận bên trong, chỉ có thể được phát hiện bởi những suy luận qua các hành vi ứng xử, hoặc qua thông báo của người có nhu cầu. Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu về tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người. Nhu cầu tin nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động khác nhau của con người, được hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoạt động của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt hiệu quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp thì nhu cầu được cung cấp thông tin (về đối tượng hoạt động, môi trường, phương tiện hoạt động) càng cao. 13
  17. Càng được thỏa mãn thì nhu cầu tin càng phát triển. Nhu cầu tin phát triển sẽ kích thích hoạt động của con người đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời kích thích các nhu cầu khác phát triển. Vì vậy nhu cầu tin là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội [12]. 1.1.1.3. Người dùng tin Hiện nay, khái niệm người dùng tin có nhiều quan điểm khác nhau: Theo TCVN 5453 – 2009 thì “người dùng tin là cá nhân hay tập thể, có nhu cầu và sử dụng thông tin trong hoạt động thực tiễn” [40] Người dùng tin dù là cá nhân hay tập thể đều thu thập và sử dụng thông tin nhằm mục đích thực hiện chức năng và nhiệm vụ lao động của cá nhân hay tập thể do xã hội phân công. Người dùng tin là một con người cụ thể trong một xã hội cụ thể có nhu cầu tin và sử dụng thông tin để làm thỏa mãn nhu cầu của mình [42]. Người dùng tin đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện. Họ vừa là người sử dụng kết quả của hoạt động, vừa là người điều chỉnh hoạt động thông tin qua các thông tin phản hồi. Người dùng tin là chủ thể của nhu cầu tin – nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin đồng thời là người sản sinh ra thông tin mới. Họ là yếu tố năng động trong hoạt động của một trung tâm thông tin. Người dùng tin luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin. Người dùng tin tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó. NDT tham gia sản sinh thông tin mới, tham gia vào các dòng thông tin bằng tiếp xúc cá nhân. [32]. 14
  18. 1.1.2. Vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện Nhu cầu tin đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện. Nhu cầu tin chính là cơ sở để định hướng cho việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin thư viện, nói cách khác, mọi hoạt động thông tin trong thư viện đều bắt nguồn từ nhu cầu tin của người dùng tin. Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể với những đặc điểm riêng khác nhau như: lĩnh vực hoạt động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giới tính, độ tuổi… Việc nắm bắt nhu cầu tin của người dùng tin cũng có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện, bởi vì nếu nắm bắt được từng loại nhu cầu tin của từng đối tượng người dùng tin khác nhau thì sẽ tạo ra nguồn thông tin, tổ chức được các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thiết kế hệ thống thông tin trong đó có các công cụ tìm tin truyền thống hoặc hiện đại phù hợp với người dùng tin, qua đó, hoạt động thông tin của thư viện mới đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả khoa học cao. Với người dùng tin trong các trường đại học, cao đẳng thì nhu cầu tin của họ là nhằm phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại trường nên việc nắm bắt nhu cầu tin của họ là một việc làm không thể thiếu trong mọi hoạt động thông tin thư viện, nó làm cơ sở cho việc tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin của thư viện một cách tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện. Như vậy, hoạt động thông tin thư viện được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau như: người dùng tin, nhu cầu tin, nguồn lực thông tin, trong đó nhu cầu tin của người dùng tin là yếu tố quan trọng nhất và có tính chất quyết định [32]. 15
  19. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin Cũng như các nhu cầu khác của con người, nhu cầu tin mang tính xã hội cao. Do đó, mỗi nhu cầu tin được hình thành và phát triển đều phụ thuộc vào môi trường xã hội và phụ thuộc vào từng đặc trưng cá nhân của từng người. Ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn lực và khả năng đáp ứng của cơ quan thông tin. Những đặc trưng cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tin như: Nghề nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tin của người dùng tin, nó chi phối mọi hoạt động của người dùng tin. Để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng tối đa cho nhu cầu công việc, người dùng tin đã tìm đến những nhu cầu thông tin phù hợp với mình. Đối với người dùng tin tại trường CĐKT Cao Thắng, người dùng tin là cán bộ quản lý sẽ tìm đến những thông tin về quản lý, về các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, về lĩnh vực quản lý đào tạo, các văn bản pháp luật…, đối với người dùng tin là giáo viên và cán bộ nghiên cứu sẽ tìm đến những thông tin gắn liền với hoạt động nghiên cứu và giảng dạy như nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo trình, giáo án, tài liệu tham khảo nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập nghiên cứu tại trường. Còn đối với người dùng tin là học sinh, sinh viên thì nhiệm vụ hàng đầu là học tập và nghiên cứu khoa học nên nhu cầu tin cũng ngày càng tăng lên. Trình độ văn hóa là sự phản ánh khả năng nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người. Người hiểu biết càng cao thì nhu cầu tin càng lớn, sâu và rộng. Lứa tuổi có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tâm lý của con người nên nó ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tin. Với những lứa tuổi trung niên từ 40 – 60 họ có nhu cầu sử dụng những tài liệu mang tính chuyên sâu và có tính lý luận cao, bên cạnh đó, họ còn có thói quen tìm kiếm thông tin bằng những 16
  20. phương pháp truyền thống như qua sách báo, giáo trình… còn đối với độ tuổi trẻ hơn thì họ lại có thói quen tìm kiếm thông tin qua các CSDL máy tính, internet, thư viện điện tử… Giới tính: đặc điểm giới tính được hình thành bởi các yếu tố như: cấu trúc sinh lý, năng lực, tâm lý. Những đặc điểm đó đều ảnh hưởng đến nhu cầu tin của con người. Nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng của thư viện: được thể hiện ở chỗ có cung cấp được đúng lúc và kịp thời thông tin cho người dùng tin hay không. Nếu người dùng tin thỏa mãn thì tính chu kỳ của nhu cầu sẽ được lặp lại và nội dung của nhu cầu tin sẽ ngày càng nâng cao thêm, còn nếu không thỏa mãn thì đây là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu tin dần bị triệt tiêu. Sở thích cá nhân: sự tác động của môi trường đến với mỗi con người không giống nhau, bên cạnh đó, sự tiếp thu của người dùng tin trước tác động của những yếu tố khách quan cũng khác nhau. Do đó, sở thích cá nhân ở mỗi người dùng tin là cụ thể nên nhu cầu tin ở mỗi người cũng khác nhau. 1.2. Khái quát về trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao thắng 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng được sáng lập với danh xưng đầu tiên là Trường Cơ khí Á Châu do nghị định ngày 20 tháng 02 năm 1906 của Thống đốc Nam kỳ Rodier. Lúc ấy, toàn quyền Đông Dương là Bonhour. Mục đích của trường Cơ khí Á Châu là để đào tạo chuyên viên cơ khí bản xứ cho ngành Hải quân Pháp tại Đông Dương và kỹ thuật gia cho kỹ nghệ hay các xí nghiệp của người Pháp. Vị hiệu trưởng sáng lập nhà trường là ông Emmanuel Rosel, kỹ sư công nghệ, bấy giờ là Đại úy cơ khí trong Hải quân Pháp. Ông nắm luôn quyền chỉ huy nhà trường cho đến khi ông từ trần năm 1939. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2