intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

52
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp HĐH hoạt động TT-TV, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của NDT trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH BÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH BÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện Mã số: 60320203 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Chu Ngọc Lâm HÀ NỘI - 2019
  3. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH BÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện Mã số: 60320203 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng chấm LVTS TS. Chu Ngọc Lâm PGS.TS. Trần Thị Quý HÀ NỘI - 2019
  4. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN Luận văn đã được tác giả bổ sung chỉnh sửa theo Quyết nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Thông tin - Thư viện gồm những nội dung sau: - Phân tích sâu, cụ thể hơn nội hàm của khái niệm hiện đại hóa hoạt động Thông tin - Thư viện trong các trường đại học. - Tổng quan tình hình nghiên cứu nên theo tuyến vấn đề. - Giải pháp nên cụ thể, chi tiết hơn để giúp lãnh đạo nhà trường có kế hoạch sớm hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Trần Thị Quý
  5. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy giáo, TS Chu Ngọc Lâm - người đã định hướng nghiên cứu khoa học và tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giảng viên của Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trung tâm Thông tin - Thư viện cùng các đồng nghiệp và gia đình tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian học tập cũng nhưng hoàn thành luận văn. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả nỗ lực của bản thân nhưng do còn có những hạn chế về năng lực nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô trong hội đồng và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày......... tháng....... năm 2019 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thanh Bình
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định” là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS. Chu Ngọc Lâm. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi trong phần tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với kết quả nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày......... tháng......... năm 2019 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thanh Bình
  7. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................7 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................7 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................8 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................12 3.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................12 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................12 4. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................12 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................13 5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................13 5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................13 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................13 6.1. Phương pháp luận ..........................................................................................13 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .....................................................................13 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài .........................................................14 7.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................14 7.2. Ứng dụng của đề tài .......................................................................................14 8. Cấu trúc của luận văn .........................................................................................14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH...............................................................................................15 1.1. Lý luận chung về hiện đại hóa hoạt động thông tin - thƣ viện ....................15 1.1.1. Khái niệm hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện ..............................15 1.1.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện......17 1.1.3. Các yếu tố tác động đến hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện ........19 1
  8. 1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Nam Định và Trung tâm Thông tin - Thƣ viện của nhà trƣờng ....................................................................22 1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định ......................22 1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................22 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................24 1.2.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường ........................25 1.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................25 1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ..................................................25 1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................27 1.2.2.4. Đội ngũ cán bộ .....................................................................................28 1.2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng mạng của Trung tâm ...........33 1.2.2.6. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin .............................................34 1.2.2.7. Đặc điểm nguồn lực thông tin .............................................................38 1.3. Vai trò của hiện đại hóa hoạt động thông tin - thƣ viện với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo của Nhà trƣờng ......................................................40 1.3.1. Đối với công tác quản lý .............................................................................41 1.3.2. Đối với cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ....................................................41 1.3.3. Đối với học viên, sinh viên ..........................................................................41 1.4. Yêu cầu hiện đại hóa thông tin - thƣ viện của Nhà trƣờng .........................42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH .........43 2.1. Công tác bổ sung và xử lý tài liệu ...................................................................43 2.1.1. Bổ sung và phát triển nguồn lực thông tin..................................................43 2.1.2. Xử lý tài liệu ................................................................................................48 2.2. Công tác tổ chức và bảo quản tài liệu ............................................................51 2.2.1. Tổ chức kho .................................................................................................51 2.2.2. Bảo quản tài liệu .........................................................................................52 2.3. Công tác phục vụ ngƣời dùng tin....................................................................53 2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................59 2
  9. 2.5. Các yếu tố tác động đến hiện đại hóa hoạt động tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng .....................................................................................................63 2.5.1. Chủ trương, định hướng của Nhà trường ...................................................63 2.5.2. Công nghệ thông tin ....................................................................................64 2.5.3. Trình độ của cán bộ thư viện ......................................................................64 2.5.4. Trình độ kiến thức thông tin của người dùng tin ........................................64 2.6. Đánh giá hoạt động thông tin - thƣ viện của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện 65 2.6.1. Ưu điểm .......................................................................................................65 2.6.2. Hạn chế .......................................................................................................67 2.6.3. Nguyên nhân ...............................................................................................68 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH ...................70 3.1. Nhóm giải pháp về hoạt động chuyên môn ....................................................70 3.1.1. Trang bị phần mềm nghiệp vụ thư viện và phần mềm tích hợp .....................71 3.1.1.1. Trang bị phần mềm nghiệp vụ thư viện...............................................71 3.1.1.2. Trang bị phần mềm tích hợp ...............................................................73 3.1.2. Phát triển nguồn lực thông tin hiện đại ......................................................74 3.1.2.1. Đầu tư kinh phí bổ sung tài liệu điện tử ..............................................74 3.1.2.2. Đẩy mạnh tạo lập, phát triển và cung cấp nguồn lực thông tin số hóa.......77 3.1.2.3. Đổi mới quy trình và quy định tài liệu nội sinh ..................................78 3.1.2.4. Mở rộng chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử ......................................79 3.1.3. Chuẩn hóa công tác xử lý tài liệu ...............................................................79 3.1.4. Phát triển sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện theo hướng hiện đại .....80 3.1.4.1. Sản phẩm thông tin - thư viện .............................................................80 3.1.4.2. Dịch vụ thông tin - thư viện ................................................................81 3.1.5. Tổ chức, sắp xếp lại kho tài liệu .................................................................82 3.1.6. Đổi mới phương thức phục vụ người dùng tin ............................................83 3.17. Ứng dụng Marketing hiện đại vào hoạt động thông tin - thư viện ..............83 3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý ...........................................................85 3.2.1. Đổi mới phương pháp tổ chức và quản lý ..................................................85 3
  10. 3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng kiến thức thông tin cho người dùng tin .................................................................................................................85 3.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực ....................................................................85 3.2.2.2. Bồi dưỡng kiến thức thông tin cho người dùng tin .............................89 3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin .......89 3.2.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất ...................................................................89 3.2.3.2. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin ................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................94 PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................99 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................104 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................112 4
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBTV Cán bộ thư viện CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHSPKTNĐ Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định HĐH Hiện đại hóa NLTT Nguồn lực thông tin NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin TL - GT Tài liệu - giáo trình TT-TV Thông tin - Thư viện Tiếng Anh Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CD-ROM Compact Disc Read-Only Memory Bộ nhớ chỉ đọc trên đĩa nén DDC Dewey Decimal Classification Khung phân loại thập phân Dewey ISBD International Standard Bibliographic Description Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế MARC 21 Machine Readable Cataloguing Khổ mẫu biên mục có thể đọc bằng máy 5
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu cán bộ theo độ tuổi của Trung tâm TT-TV ..................................29 Bảng 1.2: Trình độ học vấn của cán bộ .....................................................................30 Bảng 1.3: Ngành tốt nghiệp của cán bộ ....................................................................32 Bảng 1.4: Thống kê nhóm người dùng tin tại Trường ĐHSPKTNĐ ........................35 Bảng 1.5: Mức độ NDT dành thời gian đến Trung tâm TT-TV ...............................36 Bảng 1.6: Mục đích lên thư viện của NDT ...............................................................36 Bảng 1.7: Loại hình tài liệu và mức độ sử dụng .......................................................37 Bảng 1.8: Số lượng bản sách hiện có tại Trung tâm TT-TV.....................................39 Bảng 1.9: Thống kê nguồn tài liệu nội sinh tại Trung tâm TT-TV ...........................40 Bảng 2.1: Kinh phí bổ sung tài liệu từ năm 2014-2018 ............................................44 Bảng 2.2: Số lượng tài liệu bổ sung hàng năm .........................................................45 Bảng 2.3: Nội dung tài liệu NDT quan tâm và mức độ đáp ứng ..............................47 Bảng 2.4: Thống kê lượt NDT từ năm 2014 đến năm 2018 .....................................54 Bảng 2.5: Thống kê lượt NDT mượn tài liệu từ năm 2014 đến năm 2018 ...............55 Bảng 2.6: Dịch vụ TT-TV NDT sử dụng ..................................................................57 Bảng 2.7: Mức độ tìm kiếm tài liệu - giáo trình trên Website Trường .....................62 6
  13. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Cơ cấu cán bộ theo độ tuổi của Trung tâm TT-TV ..............................30 Biểu đồ 1.2: Trình độ học vấn của cán bộ ................................................................31 Biểu đồ 1.3: Ngành tốt nghiệp của cán bộ ................................................................32 Biểu đồ 1.4: Thống kê nhóm người dùng tin tại Trường ĐHSPKTNĐ....................35 Biểu đồ 1.5: Loại hình tài liệu và mức độ sử dụng của NDT ...................................38 Biểu đồ 1.6: Số lượng bản sách hiện có tại Trung tâm TT-TV ................................39 Biểu đồ 1.7: Thống kê nguồn tài liệu nội sinh tại Trung tâm TT-TV.......................40 Biểu đồ 2.1: Kinh phí bổ sung tài liệu từ năm 2014-2018 ........................................44 Biểu đồ 2.2: Số lượng tài liệu bổ sung hàng năm .....................................................45 Biểu đồ 2.3: Thống kê lượt NDT từ năm 2014 đến năm 2018 .................................54 Biều đồ 2.4: Thống kê lượt NDT mượn tài liệu từ năm 2014 đến năm 2018 ...........55 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà trường .......................................................24 Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm .........................................................27 Hình 2.1: Giao diện tài liệu nội bộ trên Website Nhà trường ...................................61 Hình 2.2: Giao diện giới thiệu sách mới trên Website Nhà trường ..........................61 Hình 2.3: Giao diện hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên Website Nhà trường .................62 7
  14. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, công nghệ thông tin (CNTT) đã thâm nhập vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông tin ngày nay đã và đang có giá trị lớn hơn cả mọi loại tài nguyên thiên nhiên khác. Thông tin tư liệu vừa là đầu vào vừa là đầu ra của công tác nghiên cứu khoa học. Nó là một trong ba bộ phận cấu thành của hoạt động khoa học, đó là thông tin tư liệu khoa học, quản lý khoa học và nghiên cứu khoa học. Trên thế giới, việc phát triển thông tin tư liệu không chỉ là chiến lược mà còn là trách nhiệm của Nhà nước, các bộ, các ngành và địa phương. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm tới (2016-2020): “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đạo tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước” [5, tr. 77]. Cập nhật, phổ biến thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện nói chung và hệ thống thư viện trường đại học nói riêng là mục tiêu phát triển của mỗi cơ quan. Do vậy việc hiện đại hóa (HĐH) các cơ quan thông tin - thư viện (TT-TV) đáp ứng nhu cầu của giáo dục và đào tạo là hết sức quan trọng. Nguồn lực thông tin (NLTT) và trang thiết bị phải thường xuyên được cập nhật, được bổ sung cho phù hợp với xu thế của thời đại. Trong bối cảnh đó các cơ quan TT-TV nhất là thư viện đại học Việt Nam đã rất quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ hiện đại, CNTT vào trong tổ chức và hoạt động của mình. Ứng dụng CNTT mà đặc biệt xây dựng thư viện điện tử là yếu tố rất quan trọng trong tiến trình HĐH này. Mặt khác, trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay các trường đại học đã chuyển từ đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ. Đào tạo theo hình thức này đã làm gia tăng nhu cầu tra cứu, tìm kiếm thông tin của người dùng tin (NDT) phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong trường. Vì thế số 8
  15. lượng NDT của thư viện đã tăng lên và hình thức phục vụ phải đa dạng hơn so với đào tạo theo niên chế nên đòi hỏi hoạt động thư viện cũng phải thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu của NDT. Thư viện không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin theo yêu cầu mà phải chủ động, đón đầu đó là cung cấp thông tin trước khi có nhu cầu. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định (ĐHSPKTNĐ) là trường đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, ngoại ngữ và kinh tế trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng chất lượng cao; là cơ sở bồi dưỡng, nghiên cứu và ứng dụng khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học kinh tế - quản lý và khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng phía Nam Sông Hồng. Từ năm 2011, Trường bắt đầu chuyển sang đào tạo theo hình thức tín chỉ. Với phương thức đào tạo mới này đòi hỏi thư viện Nhà trường cũng phải thay đổi về tổ chức và hoạt động để đáp ứng hiệu quả nhu cầu về thông tin, tài liệu của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên. Hiện nay Trung tâm Thông tin - Thư viện (TT-TV) Nhà trường mặc dù đã được quan tâm đầu tư tuy nhiên hoạt động còn mang tính chất truyền thống, chưa sử dụng phần mềm nghiệp vụ thư viện, nguồn tài liệu số chưa phong phú, chưa có sản phẩm và dịch vụ hiện đại cung cấp tin cho NDT. Trình độ của cán bộ thư viện (CBTV) chưa đáp ứng xu hướng phát triển của thời đại mới. Đây cũng là hạn chế làm hiệu quả áp dụng đào tạo theo tín chỉ của Trường chưa được như mong muốn. Vì những lý do trên tôi chọn đề tài “Hiện đại hoá hoạt động Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay các cơ quan TT-TV trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng đang có những bước chuyển mình rất rõ nét mà cụ thể là việc ứng dụng CNTT vào tất cả mọi hoạt động của thư viện đặc biệt trong các trường đại học. Điều này đang tạo ra nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên cũng là thách thức đối với nhiều cơ quan TT-TV. Vì vậy vấn đề HĐH thư viện, vấn đề ứng dụng CNTT vào hoạt động TT-TV đang là vấn đề cấp bách và được các nhà chuyên môn cũng như những người làm trong ngành thư viện quan tâm rất nhiều. 9
  16. Những công trình đề cập đến vấn đề phát triển các bộ sưu tập số và cung cấp dịch vụ HĐH như: “Modernization of library and information services in technical higher education institutions in North India: state-of-the-art report” của tác giả Seema Vasishta (2008): đánh giá thực trạng, tác động của HĐH đến môi trường, phát triển bộ sưu tập, dịch vụ kết xuất và nguồn nhân lực trong các trường đại học kỹ thuật của Bắc Ấn Độ; đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình hiện tại và cung cấp dịch vụ HĐH cho cộng đồng người dùng [43, tr. 286-294]. Cuốn sách “Modernization of libraries: a challenge in digital era” (2008) của tác giả Chandrakant Swain: Trong quá trình HĐH xuất hiện những khái niệm mới, hiện đại; các bộ sưu tập số đang thay thế các bộ sưu tập truyền thống. Cuốn sách cũng là nỗ lực để giúp sinh viên, giáo viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu tự cập nhật các xu hướng gần đây của thư viện [42]. Những công trình đề cập đến vấn đề số hóa tài liệu như: “Hiện đại hoá hoạt động thông tin - thư viện các trường đại học trong thời đại công nghệ góp phần đổi mới chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Trà đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2 năm 2015 [33, tr. 16-20], “Công tác xây dựng bộ sưu tập số tài liệu nội sinh tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp” của tác giả Nguyễn Hoàng Nam đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 3 năm 2019, [20, tr. 52-55]. “Số hóa tài liệu nội sinh góp phần giảm khoảng cách số trong giáo dục và đào tạo cao đẳng - đại học” của tác giả Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 3 năm 2014, [40, tr. 15-30]. Nhìn chung các viết trên trình bày tính tất yếu khách quan trước yêu cầu HĐH hoạt động TT-TV hiện nay, thực trạng công tác số hóa nguồn tài liệu, tài liệu nội sinh và đưa ra một số giải pháp thực hiện HĐH: chính sách đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nguồn tài liệu điện tử, số hóa và xây dựng các bộ sưu tập số. Những công trình nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin như: Cuốn sách “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới hoạt động thư viện” của tác giả Vương Toàn năm 2013 [32] giúp ta nắm rõ nguồn tài nguyên thông tin trong thư viện và thư viện đó sử dụng CNTT như thế nào để truy hồi thông tin nhằm mục đích phục vụ tốt thông tin cho NDT. Cuốn sách “Tự động hóa 10
  17. trong hoạt động thông tin - thư viện” (2007) của tác giả Trần Thị Quý và Đỗ Văn Hùng: Tự động hóa hoạt động TT-TV chính là quá trình mà mọi hoạt động nghiệp vụ truyền thống từng bước được HĐH. Trong quá trình hoạt động đó máy móc thiết bị và công nghệ đã và đang dần dần thay thế sức lao động của con người. Quá trình tự động hóa là yêu cầu bắt buộc trong định hướng phát triển của mỗi cơ quan TT- TV hiện nay [24]. Bài viết: “Sự tác động của công nghệ thông tin tới hoạt động thư viện - thông tin” (2015) của tác giả Đinh Thuý Quỳnh và Hoàng Thuý Phương. Bài viết đề cập đến quá trình chuyển mình của các thư viện từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử dưới sự tác động của công nghệ thông tin. Từ đó, tác giả cũng đề xuất các giải pháp phát triển nhằm nâng cao hoạt động các thư viện trong thời đại ngày nay [25, tr. 24-28]. Những công trình nghiên cứu về thư viện hiện đại như: Bài viết “Modernization of academic libraries: A challenge in the digital era” của tác giả Vishala B.Mallapur (2009): đưa ra thực trạng của các thư viện học thuật trong kỷ nguyên số, cách thức quản lý tốt nhất các nguồn lực để đáp ứng những thách thức của thư viện trong thế kỷ 21 [45]. Luận án Tiến sĩ “Quản lý thư viện hiện đại tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Thiên bảo vệ năm 2016. Luận án đi sâu phân tích sự biến đổi của thư viện Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại, thực trạng quản lý trong các thư viện và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong các thư viện hiện đại tại Việt Nam [30]. Bài viết “Hiện đại hóa ngành thông tin - thư viện Việt Nam cần đi vào thực chất hơn” của tác giả Đỗ Văn Hùng đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học ngành TT-TV trong xã hội thông tin của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2006 [14, tr. 275-280]. Tác giả giúp ta nắm rõ thực trạng công tác HĐH ngành TT-TV ở Việt Nam, xác định nguyên nhân của thực trạng, từ đó định hướng công tác HĐH các cơ quan TT-TV Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Một số công trình đề cập đến việc HĐH hoạt động thông tin - thư viện như: Tác giả Võ Công Nam - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh viết bài “Một góc nhìn khác về con đường hiện đại hóa thư viện trong điều kiện Việt Nam” đăng trên tạp chí Thông tin - Tư liệu số 1 năm 2005 [21, tr. 16-19]. Bài viết giúp ta thấy được hiện trạng hoạt động thư viện hiện nay và vấn đề HĐH. Tác giả nhấn 11
  18. mạnh, HĐH phải được tiến hành toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như tầm nhìn, hành động và tổ chức. Luận văn “Hiện đại hóa Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương” của tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng bảo vệ năm 2012 [12]; “Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động thông tin tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Điện lực” của tác giả Lê Đình Hoàng bảo vệ năm 013 [13]; “Hiện đại hóa hoạt động thông tin tại Thư viện Quốc gia Lào” của tác giả Phay Vanh Oudomnakhonsy bảo vệ năm 2015 [22]. Nhìn chung các đề tài trên chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng HĐH công tác tổ chức hoạt động thông tin và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác tổ chức theo hướng HĐH của các trường đại học hay của một cơ quan thông tin cụ thể, chứ không phản ánh hoạt động TT-TV của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Như vậy, vấn đề HĐH hoạt động TT-TV Trường ĐHSPKTNĐ chưa có luận văn nào đề cập đến. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên, hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu nào trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp HĐH hoạt động TT-TV, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của NDT trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường ĐHSPKTNĐ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về HĐH hoạt động TT-TV. - Khảo sát và phân tích thực trạng HĐH hoạt động TT-TV Trường ĐHSPKTNĐ. - Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm HĐH hoạt động TT-TV Trường ĐHSPKTNĐ. 4. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay hoạt động TT-TV của Nhà trường còn nhiều hạn chế, mang nặng tính thủ công, chưa sử dụng phần mềm nghiệp vụ thư viện gây khó khăn cho công tác nghiệp vụ và chưa đáp ứng được nhu cầu tin (NCT) của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên. Nguồn tài liệu số chưa phong phú, chưa có sản phẩm và dịch vụ 12
  19. hiện đại cung cấp tin cho người dùng tin (NDT). Trình độ của CBTV và NDT mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng và vận hành thư viện truyền thống. Nếu Trung tâm TT- TV giải quyết tốt được những bài toán cơ bản: Xây dựng được cơ sở vật chất hiện đại; chuẩn hóa công tác xử lý tài liệu; trang bị phần mềm nghiệp vụ thư viện; bổ sung NLTT và các sản phẩm, dịch vụ TT-TV hiện đại; đào tạo NDT; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; ứng dụng marketing hiện đại vào hoạt động TT-TV, chắc chắn chất lượng hoạt động TT-TV sẽ được nâng lên, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Vấn đề HĐH hoạt động TT-TV của Trường ĐHSPKTNĐ và các hoạt động liên quan đến HĐH. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là thực trạng hiện đại hóa hoạt động TT-TV Trường ĐHSPKTNĐ. Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 đến 2018. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp luận Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các chủ trương, đường lối mới của Đảng, Nhà nước ta về công tác thông tin, thư viện nói chung và HĐH thư viện nói riêng. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp khảo sát thực tế. - Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia. - Phương pháp so sánh. Để tiến hành nghiên cứu phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả đã phát phiếu điều tra (theo mẫu Phụ lục 1). Quá trình thực hiện phương pháp này như 13
  20. sau: Tổng số phiếu phát ra 200 phiếu trong đó chia làm 3 đối tượng: cán bộ quản lý, lãnh đạo: 20 phiếu; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: 35 phiếu; Học viên, sinh viên: 145 phiếu. Tổng số phiếu thu về: 196 phiếu đạt tỷ lệ 98%. 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài hoàn thiện và phát triển lý luận về HĐH hoạt động TT-TV của hệ giáo dục đại học; khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị thiết thực của công tác HĐH hoạt động TT-TV trường học. Đề tài đã hệ thống hóa các quan điểm về HĐH hoạt động TT-TV làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng CNTT và các chuẩn nghiệp vụ quốc tế, quốc gia vào hoạt động TT-TV của Nhà trường. 7.2. Ứng dụng của đề tài Đề tài đã đề xuất giải pháp cụ thể mang tính khả thi về HĐH hoạt động của Trung tâm TT-TV Trường ĐHSPKTNĐ, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, thoả mãn cao nhất cho NDT, phục vụ hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong Trường trong thời gian tới. Ngoài ra luận văn cũng là gợi ý về HĐH thư viện cho các trường đại học chưa tiến hành HĐH. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm 3 chương với nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Chương 2: Thực trạng hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Chương 3: Giải pháp hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2