Luận văn: Phân tích tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006) và dự báo đến 2010
lượt xem 12
download
Luận văn "Phân tích tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006) và dự báo đến 2010" gồm các nội dung chính là: Những vấn đề lí luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam, phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006),...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phân tích tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006) và dự báo đến 2010
- LỜI NÓI ĐẦU Công cuộc đổi mới của nước ta đã trãi qua chặng đường hơn 20 năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, với chủ trương thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, chính trị, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Công nghiệp hoá là con đường tất yếu để đưa đất nước ta phát triển. Công nghiệp hoá có vai trò hết sức quan trọng được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực chất của công nghiệp hoá là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp có kỷ thuật công nghệ hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. Vì vậy để Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển là rất quan trọng và cần thiết. Một trong những nguồn để hình thành nguồn vốn đầu tư đó là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng định: "kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta , được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước" Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ; mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Với ý nghĩa, tác dụng của đầu tư nước ngoài đến sự phát triển kinh tế xã hội cả nước nói chung và Quảng Nam nói riêng; Từ đó chúng tôi chọn đề tài " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NAM (19972006) VÀ DỰ BÁO ĐẾN 2010".
- CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM 1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI): 1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những khoản đầu tư do các tổ chức kinh doanh và cá nhân nước ngoài đưa vốn vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước theo các quy định của luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. 1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đối với mỗi dự án đầu tư, bên nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu. Mức đóng góp tối thiểu là bao nhiêu tuỳ theo qui định của luật đầu tư từng nước. Chẳng hạn, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, tỷ lệ này ở Mỹ là 10%. Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lí và điều hành dự án mà họ bở vốn ra đầu tư. Quyền quản lí doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu chủ đầu tư góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do họ quản lí toàn bộ. Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại. 1.1.3 Nguyên nhân hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Có 5 nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các nước không giống nhau dẫn tới chi phí sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Cho nên đầu tư nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia khác, nhằm giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận. Hai là, do xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận của các nước công nghiệp phát triển cùng với lượng dư thừa “tương đối” tư bản của các nước này, cho nên đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ba là, do toàn cầu hoá gia tăng tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công ty xuyên quốc gia bành trướng mạnh mẽ chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. Bốn là, đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định thị trường, nguồn cung cấp, nguyên liệu vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. Năm là, do tình hình bất ổn định về chính trị an ninh quốc gia, cũng như nạn tham nhũng hoành hành nhiều khu vực trên thế giới, nạn rửa tiền…cũng là nguyên nhân khiến cho những người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài nhằm bảo toàn vốn, phòng chống các rủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước. 1.1.4 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời tháng 12/1987, kể từ đó đến nay luật dã trải qua năm lần sửa đổi và luật hiện hành thừa nhận có 4 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài cơ bản và các hình thức đặc thù khác:
- 1.1.4.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lập tại Việt Nam, tự tổ chức quản lí và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Đặc điểm: Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mang tư cách pháp nhân tại Việt Nam. Vốn pháp định của công ty ít nhất bằng 30% vốn đầu tư, trừ trường hợp đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn tỷ lệ này thấp đến 20% vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động kinh doanh không được giảm số vốn pháp định, muốn tăng vốn pháp định thì phải xin phép. 1.1.4.2 Doanh nghiệp liên doanh Là một doanh nghiệp mới, được thành lập với sự tham gia của một bên là một hay nhiều pháp nhân Việt Nam với bên kia là một hay nhiều thành viên nước ngoài. Đặc điểm: Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn mang tư cách pháp nhân Việt Nam. Vốn pháp định của liên doanh ít nhất bằng 30% vốn đầu tư, đối với những dự án đầu tư vốn hạ tầng cơ sở, trồng rừng, đầu tư các vùng kinh tế khó khăn có thể chấp nhận vốn pháp định thấp đến 20% nhưng phải được cơ quan cấp giấy phép chấp nhận. Phần lớn vốn đóng góp của bên nước ngoài không thấp hơn 40% vốn pháp định trừ trường hợp đặc biệt có thể cho phép đến 20%. Tuỳ vào qui mô của vốn đầu tư và lĩnh vực đầu tư mà nhà nước qui định thời hạn đầu tư khác nhau. Thời hạn đầu tư cho phép không quá 50 năm, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 70 năm. Tổng giám đốc điều hành liên doanh có thể là người nước ngoài, trong trường hợp đó phó tổng giám đốc thứ nhất là người Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của liên doanh, số thành viên của hội đồng quản trị do các bên quyết định, mỗi bên cử một người của mình tham gia Hội đồng quản trị ứng với phần vốn đóng góp trong vốn pháp định. Lời và lỗ được chia cho mỗi bên căn cứ vào tỉ lệ vốn góp trong vốn pháp định. 1.1.4.3 Hình thức doanh nghiệp cổ phần Nghị định 38/2003 của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, trong nghị định này nêu rõ: “ Doanh nghiệp cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập nắm giữ ít nhất 30% vốn điều lệ, được tổ chức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, được hưởng các bảo đảm của nhà nước Việt Nam và ưu đãi theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. 1.1.4.4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh Là văn bản được ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động tại nước nhận đầu tư trên cư sử qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, mà không thành lập một xí nghiệp mới hoặc bất cứ pháp nhân mới nào.
- Ngoài 4 hình thức cơ bản trên luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn qui định thêm các hình thức đặc thù khác: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao(BOT. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh(BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): 1.1.5 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thương mại ở các nước đi đầu tư lẫn các nước tiếp nhận vốn đầu tư. 1.1.5.1 Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư: Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc sử dụng những lợi thế sản xuất của nơi tiếp nhận đầu tư như giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp…, từ đó có thể hạ thấp giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tạo dựng thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định với giá phải chăng, bởi vì các nước tiếp nhận đầu tư là các nước đang phát triển thị trường có nguồn tài nguyên phong phú nhưng do hạn chế về vốn và công nghệ nên chưa được khai thác. Cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên thị trường quốc tế nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước nhận đầu tư. Giúp các chủ đầu tư phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định. Đầu tư ra nước ngoài giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước theo định hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động. Cơ chế quản lí hoạt động đầu tư mỗi nước khác nhau, sự đầu tư vốn ở nhiều nước giúp cho các công ty đa quốc gia có thể thực hiện “chuyển giá” để tránh mức thuế cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận đầu tư. 1.1.5.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư: a. Đối với các nước tư bản phát triển: Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế xã hội trong nước như thất nghiệp, lạm phát… Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện được tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại. Giúp các nhà doanh nghiệp học hởi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp nước khác. b. Đối với các nước chậm và đang phát triển FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những xí nghiệp mới hoặc tăng qui mô của các đơn vị kinh tế. Thu hút thêm lao động giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở các nước này. Góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh là động lực kích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất.
- Giúp các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước trên thế giới đã cho thấy những hạn chế sau: Việc quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước chủ nhà có nhiều khó khăn do các chủ đầu tư có nhiều kinh nghiệm né tránh sự quản lý của nước chủ nhà. Còn nước chủ nhà thì chưa có nhiều kinh nghiệm, còn nhiên sơ hở trong quản lý hoạt động của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Lợi dụng sự yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản lý và trong luật pháp của nước chủ nhà, tình trạng trốn thuế, gian lận, vi phạm những qui định về bảo vệ môi trường sinh thái và những lợi ích khác của nước chủ nhà thường xảy ra. Việc chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế và tiêu cực, không thực hiện đúng qui định như chuyển giao công nghệ lạc hậu, định giá công nghệ cao hơn mặt bằng giá trên thị trường quốc tế. Trong số các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có trường hợp vào để hoạt động tình báo gây rối loạn trật tự an ninh chính trị xã hội. 1.1.6 Một số các phương pháp thống kê sử dụng để phân tích 1.1.6.1 Phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ hay tiểu tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ thống kê đã giúp ta hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập được; giúp ta phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ khác nhau, trong đó các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau, còn các đơn vị khác tổ thì khác nhau về tính chất theo tiêu thức dùng làm căn cứ phân tổ. Thông qua tài liệu đã được phân tổ có thể nhận xét khái quát đặc trưng cơ bản của hiện tượng. Chuyên đề này sử dụng phương pháp phân tổ để phân tích biến động kết cấu của các chỉ tiêu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Phân tổ thống kê có thể giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau: Phân chia loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu Biểu hiện kết cấu của hiện tượng Biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng. 1.1.6.2 Phương pháp dãy số thời gian Phương pháp dãy số thời gian trong phân tích thống kê được vận dụng để: Nêu lên mức độ bình quân theo thời gian, biến động tương đối, tuyệt đối. Biểu hiện xu hướng cơ bản của hiện tượng kinh tế. Chỉ rở đặc điểm biến động thời vụ. Dự báo thống kê ngắn hạn. Một số chỉ tiêu của dãy số thời gian: + Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Liên hoàn: i = yi yi1 ( i= 2,3,...n) Trong đó: yi là mức độ kỳ nghiên yi1 là mức độ kỳ đứng liền trước nó
- Định gốc: i = yi y1 ( i= 2,3,...n) Trong đó: yi là mức độ kỳ nghiên cứu y1 là mức độ đầu tiên trong dãy số (mức độ gốc) + Tốc độ phát triển: yi Liên hoàn: ti = ( i= 2,3,...n) yi 1 Trong đó: ti là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i1 yi1 là mức độ của hiện tượng ở thời gian i1 yi là mức độ của hiện tượng ở thời gian i yi Định gốc: Ti = ( i= 2,3,...n) y1 Trong đó: Ti là tốc độ phát triển định gốc yi là mức độ của hiện tượng ở thời gian i y1 là mức độ đầu tiên của dãy số. + Tốc độ tăng (hoặc giảm) i Liên hoàn: ai= ( i= 2,3,...n) yi 1 i Định gốc: Ai = ( i= 2,3,...n) y1 + Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) i Liên hoàn: gi = ( i= 2,3,...n) a i (%) y1 Định gốc: gi = 100 1.1.6.3 Phương pháp hệ thống chỉ số Hệ thống chỉ số là tập hợp các chỉ số liên hệ với nhau theo một phương trình kinh tế nào đó. Để vận dụng phương pháp này cần tuân thủ 2 điều kiện mang tính giả định: Phải xác định được phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng. Trong đó sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ nhân tố chất lượng đến nhân tố số lượng. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích thì ta cho nhân tố nghiên cứu biến động và cố định nhân tố còn lại. 1.1.6.4 Phương pháp bảng thống kê Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý, rõ ràng. Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các số liệu. Về nội dung, bảng thống kê gồm hai phần: phần chủ đề và phần giải thích. Có các loại bảng thống kê sau: Bảng giản đơn: là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc theo thời gian nghiên cứu. Bảng phân tổ: là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó. Nó được dùng để biểu diễn kết quả của việc phân tổ theo một tiêu thức.
- Bảng kết hợp: là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo hai, ba tiêu thức kết hợp với nhau. Nó được dùng để biểu diễn kết quả của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức. 1.1.6.5 Phương pháp đồ thị Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc các đường nét hình học dùng để mô tả tính chất quy ước các tài liệu thống kê khác. Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số, đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, đồ thị thường được thu hút sự chú ý của người đọc, nó giúp chúng ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng nhanh chóng. Đồ thị còn giúp chúng ta kiểm tra bằng hình ảnh độ chính xác của những thông tin. Đồ thị thống kê có thể biểu thị: Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến động của cơ cấu. Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian. Tình hình thực hiện kế hoạch. Mối liên hệ giữa các hiện tượng. Sự so sánh giữa các mức độ hiện tượng. Tuỳ theo vấn đề nghiên cứu mà ta sử dụng các dạng đồ thị trên cho phù hợp như đồ thị hình cột, hình tròn, hình dây,... 1.2 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam 1.2.1 Đặc điểm tự nhiên 1.2.1.1 Vị trí địa lý Thực hiện chủ trương của trung ương, tỉnh Quảng Nam được tái lập trên cơ sở tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên gần 11 ngàn km2 với 14 đơn vị hành chính và gần 1,4 triệu dân có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đồ thị, vùng cát ven biển và hải đảo. Quảng Nam là một tỉnh nằm ở vào vị trí trung độ của đất nước, nằm trên trực giao thông Bắc Nam về đường sắt, đường biển, đường bộ và đường hàng không. Mặt khác, Quảng Nam còn có quốc lộ 14 nối từ cảng đà nẵng qua các huyện bắc của tỉnh đến biên giới Việt Lào và các tỉnh Tây Nguyên, có Cảng Kỳ Hà, Sân bay Chu Lai, có nhiều mặt đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện Quốc Gia, gần nguồn nước ngọt. Với vị trí địa lý như vậy, hàng hoá từ Quảng Nam có thể chuyển ra Hà Nội, chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh, chuyển sang Lào, Đông Bắc Thái Lan...một cách thuận lợi tạo cho Quảng Nam có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 1.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên Diện tích rừng chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ rộng khắp trên 6 huyện miền núi của tỉnh với địa hình phức tạp. Bờ biển Quảng Nam dài hơn 125ha với ngư trường rộng, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đa dạng ngư dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng. đánh bắt, khai thác, chế biến. Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, đặc biệt là khoáng sản quí hiếm như vàng, đồng, chì, graphit, than đá… và nhóm khoáng sản nguyên liệu dùng cho sản sản xuất vật liệu xây dựng như sành sứ, thuỷ tinh, cát trắng công nghiệp...
- Với diện tích rừng và nguồn tài nguyên khoáng sản hiện có như vậy, tỉnh Quảng Nam đã thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài như công ty Liên doanh khai thác vàng Bồng Miêu, công ty khai thác nước khoáng thiên nhiên Việt Pháp, công ty liên doanh vàng Phước Sơn, công ty trách nhiệm hữu hạn Yeou Lih Silica Sand Việt Nam (khai thác và chế biến cát trắng, sản phẩm từ cát) 1.2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội Trong sản xuất nông nghiệp hệ thống thuỷ lợi đã từng bước hoàn thiện đảm bảo tưới chủ động trên 2/3 diện tích canh tác, các loại giống cây trồng, con vật nuôi phong phú được áp dụng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; công tác cải tạo đồng ruộng, khai hoang phục hoá, công tác giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân cơ bản đã hoàn thành là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng năng suất cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh. Trong sản xuất công nghiệp, với quá trình hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung cùng với sự phát triển của Thành Phố Đà Nẵng và khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất (Quãng Ngãi) là những tiền đề tạo thế đinh lên của ngành công nghiệp non trẻ Quảng Nam. Bên cạnh đó các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã hình thành lâu đời ở các làng quê cũng là tiềm năng cho sự phát triển công nghiệp ở nông thôn, miền núi, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hệ thống giao thông thuỷ, bộ tuy còn lạc hậu nhưng cũng đã hình thành và đang trong quá trình cải tạo, xây dựng; các dự án xây dựng lớn đã được hình thành như đường lên biên giới Việt Lào, nâng cấp quốc lộ 1A, tuyến thanh niên ven biển,…khôi phụ và phát triển cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai là những điền kiện để củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong những năm qua được ổn định và giữ vững. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì thường xuyên. Công tác điều tra, truy tố, xét xử nhìn chung là kịp thời và nghiêm túc. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được quan tâm. Triển khai tốt công tác thanh tra Nhà Nước và giải quyết kịp thời đơn thư kiếu nại, tố cáo của công dân. Nhìn chung thì tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam có nhiều thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3 Sự cần thiết phải phân tích thống kê tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam là thực sự cần thiết bởi: Như chúng ta biết, thị trường vốn là yếu tố điều kiện, yếu tố động lực góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, …Trong khi đó Quảng Nam là 1 tỉnh có điểm xuất phát cực thấp, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, đời sống đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, nguồn thu ngân sách hạn hẹp và việc huy động nội lực cho đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế, đầu tư nước ngoài là cần thiết để Quảng Nam xây dựng những công trình hạ tầng huyết mạch. Ngoài ra việc giải phóng một diện tích lớn cho các công trình và các dự án kinh doanh, hạ tầng, sản xuất công nghiệp, dịch vụ – du lịch đòi hởi phải có một lượng vốn lớn đến hàng tỷ USD. Với những nhu cầu vốn trên đây, nếu chỉ dựa theo ngân sách kế hoạch hàng năm từ ngân sách Trung Ương, từ nguồn khai thác quỹ đất, các chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc từ những nguồn vốn đầu tư khiêm tốn trong nước thì không thể nào cân đối tài chính cho quá trình phát triển lâu dài ở Quảng Nam.
- Mặt khác, Quảng Nam là 1 tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên và khoáng sản quí hiếm cho phép phát triển các ngành công nghiệp tại miền đất đầy hứa hẹn này. Không chỉ có vậy, Quảng Nam là một tỉnh có 2 di sản văn hoá thế giới là Mỹ Sơn và Hội An rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Ngoài những thuận lợi trên thì ta thấy vốn FDI thường đi kèm với việc chuyển giao công nghệ, kỷ thuật sản xuất. trong quá trình làm việc với các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài chúng ta có thể học hởi được những kinh nghiệm tổ chức quản lí của các công ty tư bản nước ngoài. Đó là yếu tố vô cùng cần thiết đối với Quảng Nam để tạo ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nội địa; bên cạnh đó còn nâng cao năng lực quản lí, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hơn trong việc hội nhập kinh tế thế giới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Với những điều kiện thuận lợi và yêu cầu khách quan trên thì việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều thực sự cần thiết để đưa Quảng Nam đứng vào hàng tốp các tỉnh, thành phố có nhiều cơ hội phát triển mạnh trên dải duyên hải miền trung này. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NAM (19972006) 2.1 Phân tích tình hình biến động FDI tỉnh Quảng Nam trong 10 năm qua 2.1.1 Phân tích biến động chung FDI tỉnh Quảng Nam trong 10 năm qua Năm tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (1997), tỉnh Quảng Nam thu hút được 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng kí là 17,983 triệu USD. Đến năm 1998, 1999 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, không chỉ riêng Quảng Nam mà cả nước đều giảm sút trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 1996 cả nước thu hút được 8.497,3 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng trong năm 1999 chỉ có1.568 triệu USD, giảm 81,55% so với năm 1996. Riêng tỉnh Quảng Nam từ con số 17,983 triệu USD năm 1997 đến năm 1998, 1999 cả tỉnh lại không thu hút được bất kì một dư án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào. Tuy vậy nhiều nhà đầu tư quay lại sau khi cuộc khủng hoảng được hồi phục, nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng đổ vào Quảng Nam. Năm 2000 toàn tỉnh thu hút được 4 dự án với tổng vốn đăng kí là 13,116 triệu USD, tuy có giảm 27,06% so với năm 1997 nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997. Chỉ mới đón nhận được dấu hiệu đáng mừng năm 2000 thì bước sang năm 2001, số dự án cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào tỉnh Quảng Nam lại giảm sút nghiêm trọng. Toàn tỉnh chỉ thu hút được 2 dự án với tổng vốn đăng kí 4,000 triệu USD, giảm 70% so với năm 2000 tương ứng giảm 9,116 triệu USD. Có thể nói đây là mức thấp nhất trong suốt giai đoạn 19972006. Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút này là do có những dự án vì lý do nào đó, sau khi các nhà đầu tư khảo sát hiện trường tại Việt nam đã thôi không đầu tư nữa hoặc chuyển sang đầu tư nước khác mặc dù môi trường đầu tư của chúng ta đã được cải thiện. Bước sang năm 2002 quy mô đầu tư của các dự án tăng và tăng đột biến. Cụ thể đã thu hút được 9 dự án với tổng vốn đăng kí lên tới 65,975 triệu USD tăng 1.549% so với năm 2001 tương ứng tăng 61,975 triệu USD; so với năm 1997 tăng 267% tương ứng với lượng vốn 47,992 triệu USD. Đến năm 2003 dòng chảy của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam tuy có giảm xuống 56% so với năm 2002 tương ứng
- giảm 36,780 triệu USD nhưng so với năm 1997 thì nó vẫn tăng 62% tương ứng tăng 11,212 triệu USD. Liên tiếp liền 2 năm 2004, 2005 lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng tăng lên. Năm 2004 thu hút được 6 dự án với tổng vốn đăng kí là 64,432 triệu USD tăng 121% so với năm 2003 tương ứng tăng 35,237 triệu USD và tăng 258% so với năm 1997 tương ứng tăng 46,449 triệu USD. Năm 2005 toàn tỉnh đã thu hút được 25 dự án với tổng vốn đăng kí lên tới 171,955 triệu USD; một con số cao nhất trong suốt giai đoạn 19972006 đã làm cho lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu được năm này tăng 167% so với năm 2004 tương ứng tăng 107,523 triệu USD và so với năm 1997 tăng 856% tương ứng tăng 153,972 triệu USD. Có được kết quả đáng khích lệ như vậy là do trong những năm qua tỉnh Quảng Nam đã có những cơ chế chính sách hợp lý, môi trường đầu tư được cải thiện, thủ tục hành chính được cải cách .... Gần đây nhất, năm 2006 thu hút được 18 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng kí 75,700 triệu USD, tuy giảm 56% so với năm 2005 tương ứng giảm 96,255 triệu USD nhưng lại tăng tới 321% so với năm 1997 tương ứng tăng 57,717 triệu USD. Nhìn lại chặng đường trong 10 năm qua (19972006), bức tranh FDI ảm đạm ngày tái lập tỉnh đã nhanh chóng thay bằng không khí hừng hực của sự phát triển sau 10 năm. Theo thống kê đến ngày 9/11/2006 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 74 dự án với tổng vốn đăng kí 428,721 triệu USD. Trong đó, ngành công nghiệp có 42 dự án chiếm 56,76% tổng số dự án FDI, tổng vốn đăng kí 307,551 triệu USD chiếm tỷ trọng 71,74% tổng vốn đăng kí; ngành du lịch khách sạn chiếm 22,97% tổng số dự án, 7,73% tổng vốn đăng ký . Sở dĩ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Nam có được những thành tích như vậy là do tỉnh Quảng Nam có đội ngũ lao động trẻ, dồi dào, nhanh chóng tiếp thu và chịu khó học hỏi ; chi phí lao động lại rẻ, tình hình chính trị lại ổn định; cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. Mặt khác, Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm cải cách chính sách, ban hành các quyết định nhằm gia tăng thu hút FDI vào trong nước như quyết định số 53/1999/QĐTTG ngày 26/3/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục lộ trình giảm chi phí đầu tư; Nghị Quyết số 09/2001/NQCP ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư FDI thời kỳ 20012010 và nhiều quyết định, nghị quyết khác.Dựa vào bảng 2.1 ta có biểu đồ thu hút vốn I tỉnh Quảng Nam thời kỳ (19972006) như sau: 200000 VĐT (1000 USD) 150000 100000 50000 0 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Đồ thị 2.1 Tình hình thu hút FDI vào Quảng Nam giai đoan (19972006)
- 2.1.2 Phân tích biến động cơ cấu FDI 2.1.2.1 Cơ cấu theo hình thức đầu tư Như đã nói ở chương 1, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được chia làm nhiều hình thức khác nhau nhưng ở tỉnh Quảng Nam chỉ có 2 hình thức đầu tư là liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Để biết rỏ hơn tỷ trọng của 2 bộ phận này, ta tiến hành phân tích kết cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Sửa đổi bổ sung năm 2000) đang diễn ra hai hình thức chuyển đổi sở hữu: doanh nghiệp liên doanh có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp liên doanh. Tới nay tỉnh Quảng Nam chỉ mới xuất hiện hai hình thức đầu tư nước ngoài gồm: liên doanh và 100% vốn nước ngoài nhưng phổ biến nhất là 100% vốn nước ngoài. Nếu năm 1997 chỉ đầu tư tập trung thành lập doanh nghiệp liên doanh chiếm 100% tổng vốn đăng kí và 100% tổng số dự án thì năm 2000, 2001 đầu tư FDI lại chỉ tập trung thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 100% tổng vốn đăng kí cũng như số dự án. Và từ năm 2002 trở đi số lượng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài luôn chiếm ưu thế hơn so với số lượng doanh nghiệp liên doanh, hầu như năm nào nó cũng chiếm tỷ trọng lớn từ 75% trở lên; và trong 5 năm cuối của giai đoạn 19972006 thì có đến 3 năm doanh nghiệp 100% nước ngoài chiếm đến hơn 90% tổng vốn đăng ký. Đó là năm 2002 chiếm 93,94% tổng vốn đăng kí và 77,8% tổng số dự án; năm 2005 chiếm 91,72% tổng vốn đăng kí và 50% tổng số dự án; năm 2006 chiếm 91,72% tổng vốn đăng kí và 83,33% tổng só dự án. Nhìn chung trong suốt giai đoạn 1997 2006 các đối tác nước ngoài đầu tư vào tỉnh Quảng Nam chủ yếu dưới dạng 100% vốn nước ngoài. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các nhà đầu tư không muốn lộ bí quyết công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, không muốn chia sẻ hoa lợi từ đầu tư với bất kỳ đối tác nào, hơn nữa do khả năng tài chính của tỉnh Quảng Nam không có, lại thêm trình độ chuyên môn tay nghề, khả năng quản lý nắm bắt thông tin, nhất là trình độ ngoại ngữ của các nhà đầu tư trong nước còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hợp tác kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài. Nếu là công ty liên doanh thì bên Việt Nam cũng chỉ thường góp vốn bằng quyền sử dụng đất, còn tiền mặt thì rất ít nếu không muốn nói là không có. Đây cũng là một thiệt thòi rất lớn bởi chúng ta không học hỏi được kinh nghiệm quản lý, công nghệ nhưng đôi khi lại thiệt hại về môi trường. Tuy nhiên nó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đóng góp không nhỏ vào GDP của tỉnh, nộp ngân sách Nhà nước. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ FDI để đẩy nhanh sự phát triển của tỉnh Quảng Nam. Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam còn rất nhiều hạn chế về mặt hình thức. Trong những năm tới tỉnh cần mở rộng thu hút thêm các hình thức đầu tư khác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao...nhất là hình thức B.O.T phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng trọng điểm cũng như miền núi. Sau đây là biểu đồ về sự thay đổi tỷ lệ % vốn ĐK theo hình thức đầu tư:
- 120 100 Tû träng (%) 80 100% n í c ngoµi 60 40 Liªn doanh 20 0 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 N¨ m Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng FDI theo hình thức đầu tư (19972006) 2.1.2.2 Cơ cấu theo đối tác đầu tư Phân tích kết cấu FDI theo đối tác đầu tư giúp ta thấy rỏ vai trò của từng đối tác đầu tư đối với lượng FDI tỉnh Quảng Nam thu hút được trong thời gian qua. Từ đó có những ưu đãi khuyến khích thu hút đối với những đối tác có tỷ trọng đóng góp lớn, đồng thời có những cơ chế chính sách nhằm giữ chân, tăng cường nguồn FDI từ các đối tác có tỷ trọng đóng góp lớn. “Thương hiệu” của Quảng Nam (chi phí lao động, đầu tư, sản xuất, giá thành sản phẩm thấp, đảm bảo khả năng sinh lợi, môi trường đầu tư liên tục được cải thiện và lấy chữ tín làm đầu...) đã lôi kéo các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đến Quảng Nam. Theo số liệu thống kê, đến nay tỉnh Quảng Nam có 17 đối tác nước ngoài đầu tư vào Quảng Nam. Trong đó các nước có vốn đầu tư lớn đều nằm ở khu vực Đông và Đông Nam Á, nổi bật nhất là các nước ASEAN.Thật vậy, năm 1997, tỉnh Quảng Nam thu hút được 2 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Châu Âu với tổng vốn đầu tư đăng kí là 17,983 tỷ đồng chiếm 100% tỷ trọng vốn đầu tư cũng như 100% tỷ trọng số dự án đăng kí. Và nếu như năm 1997 chiếm tuyệt đối tổng vốn đầu tư thì đến giai đoạn 20002006, đầu tư của Châu Âu không còn độc quyền nữa mà ngày càng có nhiều đối tác đầu tư khác tham gia như Châu á, Châu Mỹ và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên đối tác Châu Á luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Nam cũng như số dự án. Để làm rỏ vấn đề này ta sẽ đi xem xét từng đối tác đầu tư vào tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Đối tác đầu tiên mà chúng ta đi xem xét sẽ là Châu á. Năm 2000 Châu á đầu tư vào tỉnh Quảng Nam 1 dự án với tổng vốn đăng kí là 6,45 tỷ USD chiếm 49,18% tổng vốn FDI đăng kí và 25% tổng số dự án. Năm 2001 vốn đầu tư từ đối tác Châu á là 4 tỷ USD với 2 dự án chiếm 100% tổng vốn đăng kí cũng như 100% tổng số dự án. Năm 2002 Châu á chiếm 23,76% tổng vốn đăng kí và 44,44% tổng số dự án. Năm 2003 châu á chiếm 58,21%tổng vốn đăng kí và 50% tổng số dự án. Năm 2004 Châu á chiếm 61,98% tổng vốn đăng kí và 75% tổng số dự án. Nổi bật nhất là năm 2005, Châu á chiếm tới 82,79% tổng vốn đăng kí và 72% tổng số dự án. Đến năm 2006 tuy có giảm hơn so với năm 2005 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng ưu thế là 59,97% tổng vốn đăng kí và 61% tổng số dự án. Nhìn chung thì giai đoạn 19972006, Châu á luôn là đối tác chính và chủ yếu của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên chỉ tập tung và nổi trội lên một số đối tác chính như Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Philipin, Hồng Kông,... Phần lớn còn lại không thấy đầu tư vào tỉnh Quảng Nam. Nổi bật hơn cả là Đài Loan, nước có số dự án đầu tư lớn nhất chiếm tới 32,86% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn tỉnh, nhưng vốn đầu tư chỉ chiếm 23,09% tổng lượng vốn đầu tư. Bênh cạnh đó là Hồng Kông, nước có lượng vốn đầu tư bình quân cho một dự án cao nhất, chỉ với 1 dự án nhưng vốn đầu tư đạt 18,2 triệu USD.
- Đối tác thứ 2 của tỉnh Quảng Nam là Châu Âu. Trong những năm qua, đầu tư của khu vực này chiếm tỷ trọng không cao lắm, không tính năm 1997 (chiếm tỷ trọng 100%) thì không có năm nào Châu Âu chiếm được tỷ trọng vốn đầu tư cũng như số dự án tới 50% cả. Cụ thể là năm 2000 Châu Âu chiếm 38,08% tổng vốn đăng kí và 25% tổng số dự án. Năm 2001 thì lại không có dự án nào. Năm 2001 khu vực này chiếm tỷ trọng 5,76% tổng vốn đăng kí và 22,22% tổng số dự án. Năm 2003 thì lại sa sút hơn, khu vực chỉ chiếm tỷ trọng trong tổng vốn đăng kí một con số hết sức khiêm tốn là 0,69% và 16,76% tổng số dự án. Năm 2004 đối tác Châu âu chiếm tỷ trọng tới 31,04% tổng vốn FDI thu hút được và 12,5% tổng số dự án. Nhưng đến năm 2005,2006 thì lại giảm xuống; năm 2005 toàn tỉnh chỉ thu hút được 4 dự án từ phía đối tác Châu Âu nhưng đây là những dự án nhỏ nên chỉ chiếm 9,36% tổng vốn đăng kí và 16,67% tổng số dự án. Đối tác thứ 3 là Châu Mỹ mà chủ yếu là Mỹ bởi lượng vốn mà Mỹ đóng góp vào tỉnh Quảng Nam trong suốt giai đoạn được xếp vị trí hàng đầu trong số các nước tham gia đầu tư vào tỉnh Quảng Nam. Năm 2001, cũng giống như Châu Âu, khu vực này không đóng góp vào tổng lượng vốn FDI của tỉnh. Năm 2002 được coi là năm đánh dấu bước ngoặc đầu tư của Châu Mỹ vào tỉnh Quảng Nam, đây là năm duy nhất trong suốt giai đoạn 19972006 Châu Mỹ đóng góp tới 76,48% tổng vốn đầu tư và 33,33% tổng số dự án1 sự khởi sắc đáng mừng. Những năm tiếp của giai đoạn đầu tư của Châu Mỹ tuy giảm nhưng cũng có sự đóng góp đáng kể. Năm 2003 Châu Mỹ đầu tư 10 triệu USD với 1 dự án, góp 34,25% vào tổng lượng FDI và 16,67% tổng số dự án. Năm 2004, đầu tư 4,5 triệu USD chiếm 6,98% tổng lượng FDI và 12,5 % tổng số dự án. Năm 2005 đầu tư12,98% triệu USD chiếm 7,5% tổng lượng FDI thu hút được và 8% tổng số dự án. Đến năm 2006 đầu tư 21,8 triệu USD chiếm 28,79% tổng lượng FDI thu hút được và 16,67% tổng số dự án. Nhìn chung thì tình hình thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam có sự chênh lệch rất lớn giữa các khu vực. Trong số cac quốc gia có dự án đầu tư tại Quảng Nam thì châu Á chiếm 60%, châu Âu chiếm 19%, châu Mỹ chiếm 14,8%. Tuy có sự đa dạng về đối tác nước ngoài nhưng các dự án đầu tư vào Quảng Nam có vốn đầu tư thấp hơn mức trung bình của cả nước. Ví dụ như Đài Loan đầu tư vào Việt Nam khoảng hơn 7.932 triệu USD bình quân mỗi tỉnh khoảng hơn 123,9 triệu USD nhưng con số này ở Quảng Nam chỉ có hơn 79,7 triệu USD thấp hơn mức trung bình cả nước 1,55 lần. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là vì Việt Nam là nước thuộc khu vực Châu á nên gần về vị trí địa lý với các nước Châu á. Mặt khác Châu á có nhiều điều kiện giống Việt Nam như về truyền thống, phong tục, tập quán,... Đài Loan là nước có tổng số dự án đăng kí lớn nhất (17 dự án), Mỹ là nước có vốn đầu tư cao nhất (106.773.000 USD) cũng như vốn đầu tư bình quân cho 1 dự án (13.345.250 USD) còn Pháp lại là nước có vốn bình quân cho 1 dự án thấp nhất. Cũng qua trên ta thấy trong số 7 đối tác lớn ỏ tỉnh Quảng Nam thì đã có tới 4 đối tác đến từ Châu á. Điều này đã giải thích tại sao khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra (1997) thì năm 1998,199 toàn tỉnh đã không thu hút được một dự án đầu tư nào. Các luồng FDI khác xuất phát từ Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp...Trong giai đoạn 1997 2000 Mỹ không có dự án nào vào tỉnh Quảng Nam xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như: Lệnh cấm vận song phương Việt Mỹ cho đến ngày 13/7/2001 được chính phủ hai bên Việt Nam và Mỹ kí kết nhưng đến 6/9/2001 mới được Hạ Viện Mỹ thông qua, và 3/10/2001 mới được Thượng viện Mỹ thông qua. Đến năm 2002 Mỹ mới bất đầu đầu tư vào tỉnh Quảng Nam. Mặc dù vậy, chỉ trong vòng 5 năm mà tổng vốn đầu tư của Mỹ lên đến 106.773.000 USD vượt qua các đối tác khác lên đứng vị trí hàng đầu về đầu tư ở tỉnh Quảng Nam.
- Sau đây là biểu đồ sự thay đổi tỷ lệ % vốn đăng kí theo đối tác đầu tư 120 Biểu đồ 2.3 100 Kh¸ c Tỷ trọng FDI tỉnh Tû träng (%) 80 Quảng Nam theo Ch©u Mü 60 đối tác đầu tư Ch©u ¢ u 40 Ch©u ¸ 2.1.2.3 20 Cơ cấu theo 0 lĩnh vực kinh 1997 2001 2003 2005 doanh N¨ m Để thấy được vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nào chiếm tỷ trọng lớn nhất, lĩnh vực nào chiếm tỷ trọng bé nhất ta đi vào phân tích biến động cơ cấu FDI theo lĩnh vực kinh doanh. Số liệu cụ thể được cho trong biểu số liệu dưới đây: Thực tế cho ta thấy, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành ở tỉnh Quảng Nam diễn ra theo dúng xu hướng của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tức là vốn đầu tư vào ngành công nghiệp à dịch vụ lớn hơn so với những ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp,tài chính,... Năm 1997, toàn tỉnh thu hút được 2 dự án với tổng vốn đầu tư 17,983 triệu USD thì đầu tư vào công nghiệp đã chiếm 11,283 triệu USD, tức chiếm 62,75% tổng vốn FDI và chiếm 50% tổng số dự án. Số còn lại đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Trong năm này thì không có dự án nào đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua phần phân tích ở mục 2.1.1 ta cũng đã thấy FDI chỉ thực sự khơi dòng ở giai đoạn 20012006. Bấy giờ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á chấm dứt, khu công nghiệp Dung Quất thành lập và manh nha sự ra đời của khu kinh tế mở Chu Lai, đặc biệt Mỹ Sơn và Hội An trở thành di sản văn hoá thế giới...Tuy vậy, cơ cấu FDI giữa các lĩnh vực kinh doanh vẫn không có sự thay đổi, nghĩa là vốn FDI thu hút được giữa các lĩnh vực chênh lệch rất lớn. Ngành công nghiệp luôn luôn chiếm tỷ trọng cao về lượng vốn đầu tư cũng như số dự án, thậm chí có năm như năm 2001 lĩnh vực này chiếm đến 100% tổng số dự án cũng như tổng vốn đăng kí. Còn lại những năm khác như năm 1997, 2003, 2004,2005,2006 lĩnh vực này có tỷ trọng vẫn rất lớn, hầu hết đều chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư cũng như tổng số dự án. Đứng sau công nghiệp là dịch vụ, FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ dù được coi là không cao lắm nhưng so với các lĩnh vực khác nó vẫn có ưu thế hơn; có năm tỷ trọng của nó chiếm đến hơn 50% tổng vốn đăng kí như năm 2002, còn lại những năm khác thì nó luôn chiếm một tỷ trọng ở một mức tương đối chứ không cao như lĩnh vực công ngiệp. Sở dĩ phần lớn các dự án tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là chủ yếu rồi sau đó là dịch vụ là vì ngành công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam có nhiều diều kiện thuận lợi để phát triển như có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có nguồn lao động dồi dào..., còn các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lại dễ triển khai...Mặt khác, theo chủ trương của tỉnh Quảng Nam thì không khuyến khích phát triển nông nghiệp mà chỉ khuyến khích phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, hiện tại thì các nhà đầu tư nước ngoài ít được tham gia vào lĩnh vực dịch vụ nhưng hy vọng rằng trong xu hướng mở cửa như hiện nay thì trong tương lai đầu tư nước ngoài vào dịch vụ ở tỉnh Quảng Nam sẽ tăng lên. Sau đây là biểu đồ sự thay đổi tỷ lệ phần trăm vốn đăng ký theo lĩnh vực kinh doanh.
- 120 Tû träng V§ T (%) 100 80 Kh¸c 60 DÞch vô 40 C«ng nghiÖp 20 0 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 N¨m Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng FDI theo lĩnh vực kinh doanh (19971006) tóm lại FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Do đó ta sẽ tiến hành phân tích để thấy rỏ tình hình biến động của FDI ở 2 lĩnh vực này. 2.1.3 Phân tích tình hình biến động từng ngành về thu hút FDI Công nghiệp và dịch vụ là thế mạnh trên tiến trình phát triển của tỉnh. Do đó ta sẽ phân tích 2 ngành này để có những biện pháp, chính sách và đường lối đúng đắn nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. a. Ngành công nghiệp Như đã phân tích ở trên công nghiệp là ngành luôn vượt trội và đi đầu so với các ngành khác trong việc thu hút FDI, và vốn FDI thu hút được vào lĩnh vực này thường lớn hơn so với tổng FDI của các ngành khác cộng lại. Vì vậy chúng ta cần phải phân tích tình hình biến động FDI mà lĩnh vực này thu hút được trong thời gian qua. Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp trong thời gian qua đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chỉ thu hút được 1 dự án và đó chính là dự án công nghiệp với tổng vốn đăng kí là 11,283 triệu USD. Từ năm 2000 trở đi, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp có những tiến triển tốt đẹp bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 đã hồi phục, tuy nhiên không ổn định qua các năm. Nếu như năm 2000 thu hút được 6,45 triệu USD vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thì đến năm 2001 con số này lại “chững” lại chỉ còn 4 triệu USD, giảm37,98% so với năm 2000 tương ứng giảm 2,45 triệu USD và so với năm 1997 giảm 64,8% tương ứng giảm 7,283 triệu USD. Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà đầu tư, có 2 nguyên nhân chính làm cho tốc độ thu hút FDI giảm. Đó là tỉnh Quảng Nam chậm “mở” cơ chế và giải phóng mặt bằng. Thứ nhất tuy cơ chế chính sách thu hút FDI đã thông thoáng phần nào nhưng việc thực hiện cơ chế đó vẫn còn nhiều bất cập do chưa có khung pháp ly hoàn chỉnh. Thứ 2, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do người dân không chịu di dời hoặc chưa bố trí được nới tái định cư cho người dân. Trong khi đó đây lại là vấn đề quan tâm của tất cả các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Nhưng 1 năm sau đó cùng với những cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, môi trường đầu tư căn bản đã được cải thiện đã làm cho các nhà đầu tư đánh giá cao môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Nam. Vì vậy mà năm 2002 lĩnh vực công nghiệp đã thu hút được 4 dự án công nghiệp với tổng vốn đầu tư lên tới 25,175 triệu USD tăng 529,38% so với năm 2001 hay về tuyệt đối tăng 21,175 triệu USD. Tuy nhiên đến năm 2003 thì FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp giảm xuống so với năm 2002 nhưng không đáng kể, so ra thì vẫn cao hơn so với năm 1997. Và một điều đáng quan tâm là trong năm 2003, khu kinh tế mở Chu Lai hình thành với nhiều chính sách thu hút hết sức hấp dẫn mà các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế khác khác trong nước không có đã khiến cho các nhà đầu tư muốn thử sức. Bênh cạnh đó, khu KTM Chu Lai là nơi
- có nuồn tài nguyên khoáng sản phong phú, lực lượng lao động tại chỗ đồi dào, từ thợ thủ công, công nhân cho đến kỹ sư. Nắm bắt được điều này cho nên các nhà đầu tư nước ngoài đã chủ động đầu tư vào ngành công nghiệp tai đây để tận dụng những lợi thế này. Chính vì vậy mà FDI thu hút vào lĩnh vực công nghiệp trong suốt 2 năm liền sau đó đã tăng lên rất cao. Cụ thể là năm 2004 lĩnh vực công nghiệp thu hút được55,132 triệu USD tăng 150,61% so với năm 2003 hay về tuyệt đối tăng 33,132 triệu USD và so với năm 1997 tăng 388,63% hay về tuyệt đối tăng 43,849 triệu USD. Đáng chú ý hơn cả là năm 2005 tăng 106,03% so với năm 2004 hay về tuyệt đối tăng 58,458 triệu USD và tăng 906,74% hay về tuyệt đối tăng 102,458 triệu USD so với năm 1997. Tuy nhiên đến năm 2006 lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại giảm xuống nhiều so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức cao ơn năm 1997; cụ thể là năm 2006 so với năm 2005 giảm 47,88% hay về tuyệt đối giảm 54,390triệuUSD và so với năm 1997 tăng 424,68% tương ứng tăng 49,917 triệuUSD. Nguyên nhân của tình trạng này cũng giống như nguyên nhân ta đã đề cập ở trên, tuy nhiên sở dĩ FDI thu hút vào lĩnh vực công nghiệp năm 2006 giảm là do nó chịu tác động từ những dự án công nghiệp không thể triển khai hoạt động được vì không chọn được địa điểm từ năm 2005. Nhìn chung trong suốt giai đoạn 19972006 thì năm 2005 được coi là năm thành công nhất trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Có được thành tích như vậy là vì UBNN tỉnh, các sở ban ngành có liên quan luôn quan tâm , khuyến khích, thực hiện nhiều chương trình kêu gọi, thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam nói chung và khu vực công nghiệp nói riêng bởi công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chặng đường phát triển của tỉnh Quảng Nam. Bênh cạnh đó là sự ra đời của khu KTM Chu Lai, Khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc,... Trong thời gian qua đã có nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp như dự án của công ty PepsiCo Việt Nam (Hà Lan) với tổng vốn đăng kí 20 triệu USD; vốn đầu tư của công ty liên doanh hợp tác phát triển quốc tế Chu Lai (Mỹ) với tổng vốn đăng kí lên tới 38 triệu USD; công ty sản xuất dầu sinh học J. Bit (Nhật) với tổng vốn đăng kí 20 triệu USD, Dự án sản xuất thức ăn nuôi tôm, cua cá của tập đoàn Hoachen (Trung Quốc). dự án mỏ đá núi Trà của công ty Wei Sern Sin Industrial (Đài Loan). Để thấy rỏ tình hình biến động FDI ngành công nghiệp giai đoạn 19972006 ta có biểu đồ sau: 150000 VĐT (1000USD) 100000 50000 0 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Biểu đồ 2.5 Vốn FDI ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam b. Ngành dịch vụ Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngành dịch vụ của tỉnh Quảng Nam trong những năm qua diễn ra sôi nổi không kém và xếp thứ 2, đứng sau công nghiệp, để thấy được tình hình biến động FDI ngành dịch vụ ta xem xét bảng số liệu sau:
- Cùng với công nghiệp, dịch vụ cũng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn. Nói đến dịch vụ chúng ta cần phải hiểu bộ phận cấu thành nên lĩnh vực dịch vụ bao gồm: du lịch và thương mại dịch vụ; và trong lĩnh vực này thì hoạt động du lịch lại được coi là ngành công nghiệp không khói của tỉnh Quảng Nam, cũng có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển. Trong những năm qua ngành dịch vụ cũng có nhiều nổ lực trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, khác với công nghiệp trong những năm qua lượng vốn FDI thu hút được thấp hơn nhiều. Trong cả giai đoạn 19972006 toàn tỉnh chỉ thu hút được 17 dự án với tổng vốn đăng kí là 91,801 triệu USD; trong khi đó thì khu vực công nghiệp thu hút được 41 dự án với tổng vốn đăng kí là 296,830 triệu USD. Như vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ trong những năm qua tương đối thấp chỉ nổi trội lên 1 số năm có vốn đầu tư lớn như năm 2002, 2005, 2006 còn những năm khác cũng có 1 vài dự án nhưng qui mô nhỏ thậm chí có năm không có dự án đầu tư nào như năm 2001. Năm 1997 toàn tỉnh thu hút được 1 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn đăng kí 6,700 triệu USD. Nhìn chung thì lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được vào khu vực dịch vụ không nằm ngoài sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997; mà Châu á lại là đối tác chính của chúng ta. Chính vì vậy mà trong những năm 1998,1999 không có nhà đầu tư nào vào tỉnh Quảng Nam. Năm 2000 các nhà đầu tư quay trở lại vào lĩnh vực dịch vụ dù vốn đầu tư không lớn nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực dịch vụ từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. So với năm 1997, vốn FDI giảm 77,62% tương ứng giảm 5,200 triệu USD vốn đầu tư nhưng tăng 1,5 triệuUSD so với năm 1999. Năm 2001 lại không có dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này do trong năm này toàn tỉnh chỉ thu hút được 2 dự án nhưng đã tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Năm 2002 lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ lại tăng đột biến, lên tới 33,801 triệu USD, đây là lượng vốn thu hút lớn nhất trong giai đoạn 19972006. So với năm 1997 thì lượng vốn này tăng 504,49% tương ứng tăng 27,101 triệu USD và tăng 33,801 triệu USD so với năm 2001. Nếu như năm 2002 được xem là năm có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất giai đoạn 19972006 thì năm kế tiếp nó lại được coi là năm có lượng vốn FDI thu hút được thấp nhất giai đoạn này (không tính những năm không có dự án ĐTNN). Năm 2003 khu vực dịch vụ chỉ thu hút được 1 dự án với số vốn khiêm tốn là 0,200 triệu USD, giảm 97,28% so với năm 2002 tương ứng giảm 32,881 triệu USD và giảm 97,01% so với năm 1997 tương ứng giảm 6,500 triệu USD. Năm 2004 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực dịch vụ thu hút được là 9,300 triệu USD tăng 4550 so với 2003 tương úng tăng 9,100 triệu USD và so với năm 1997 tăng 38,81% tương ứng tăng 2,600 triệu USD. Năm 2005 lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại tăng mạnh tuy không cao bằng năm 2002 nhưng tăng 174,19% so với năm 2004 tương ứng tăng 16,200 triệu USD và tăng 280,5% so với năm 1997 tương ứng tăng 18,800 triệu USD. Gần đây nhất là năm 2006, lượng FDI thu hút được vào khu vực dịch vụ tuy có giảm 41,96% so với năm 2005 tương ứng giảm 10,700 triệu USD nhưng so với năm 1997 lại tăng 120,89% tương ứng tăng 8,1 triệuUSD. Sở dĩ năm 2002, 2005, 2006 ngành dịch vụ tỉnh Quảng Nam thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn là do tỉnh ta đã ban hành nhiều biện pháp hổ trợ các nhà đầu tư, áp dụng những ưu đãi tài chính cao nhất trong khuôn khổ quy định của Nhà nước nhằm thu hút vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là tỉnh ta có khu Phố cổ Hội An và Quần thể di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hoá thế giới. Các tuyến đường giao thông quan trọng phục vụ du lịch đã được nâng cấp và xây dựng như tuyến Nam Phước Mỹ Sơn (27 km), tuyến ven biển Cẩm An Điện Dương Điện Ngọc, 2 dự án đầu tư hạ tầng là Phú Ninh và Bãi Chồng (Cù Lao Chàm) đã hoàn chỉnh.
- Chính những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng FDI mà ngành dịch vụ thu hút được trong những năm qua. Đây cũng là bước chuyển biến tốt đẹp cho tỉnh Quảng Nam. Tình hình biến động ngành dịch vụ tỉnh Quảng Nam (19972006) được thể hiện rỏ hơn ở đồ thị 2.6. V§ T (1000USD) 40000 30000 20000 10000 0 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 N¨ m Đồ thị 2.6 Tình hình thu hút FDI ngành dịch vụ (19972006) 2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động FDI tỉnh Quảng Nam giai đoạn (20002006) Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ta tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến lượng vốn FDI đầu tư vào tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 19972006; mà cụ thể là: Vốn đầu tư bình quân cho một dự án, kết cấu dự án, và tổng số dự án. Trên cơ sở đó lưa chọn đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy và duy trì những nhân tố ảnh hưởng tích cực, khắc phục và loại trừ những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực. Từ phương trình kinh tế: F V S Trong đó: F là tổng vốn FDI V là vốn đầu tư bình quân cho 1 dự án S là số dự án Ta xây dựng hệ thống chỉ số phân tích biến động của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Vốn đầu tư bình quân cho một dự án Kết cấu dự án Tổng số dự án Phương trình tương đối: F1 V1 S1 V1 S1 V01 S1 V0 S1 F0 V0 S0 V01 S1 V0 S1 V0 S0 Phương trình tuyệt đối: F1 F0 V1 S1 V0 S0 ( V1 S1 V01 S1 ) (V01 S1 V0 S1 ) ( V0 S1 V0 S0 ) Bảng 2.10 Vốn đầu tư FDI bình quân cho một dự án và số dự án của các ngành công nghiệp, dịch vụ, và một số ngành khác giai đoạn 20002006 Công nghiệp Dịch vụ Khác Chỉ tiêu Vốn b.quân Vốn b.quân Vốn b.quân Số dự án Số dự án Số dự án cho 1 dự án cho 1 dự án cho 1 dự án 200 6.450 1 1.500 1 2.583 2
- 0 200 2.000 2 0 0 1 200 6.293,75 4 11.267 3 3.500 2 2 200 7.333,3 3 200 1 3.497,5 2 3 200 9.188,67 6 4.650 2 0 4 200 8.737,69 13 5.100 5 4.695 7 5 200 5.381,82 11 3.700 4 566,67 3 6 Bảng 2.11 Bảng phân tích biến động FDI của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 19972006 do ảnh hưởng của 3 nhân tố Biến động FDI So sánh Tương đối (lần) Tuyệt đối (1000USD) 2001/2000 0.305 = 0.31x1.97x0.5 9.116 = 8.900 + 6.342 6.558 2002/2001 16.49 = 8.25x0.44x4.5 61.975 = 57.975 10.000 + 14.000 2003/2002 0.44 = 0.78x0.84x0.67 36.870 = 7.953,25 6.835,4 21.991,4 2004/2003 2,21 = 1,45x1.14x1.33 35.237 = 20.032,2 + 5.473,4 + 9.731,4 2005/2004 2,76 = 1,205x0,71x3,1 107.523 = 29.252,3 58.647,3 + 136.92 2006/2005 0,44 = 0,58x1,05x0,72 96.255 = 54899,6 + 6.791,9 48.147,4 Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam không ổn định. Trong những năm 2001, 2003, 2006 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư bình quân cho một dự án giảm và tổng số dự án giảm. Điển hình nhất là năm 2006 so với năm 2005. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam năm 2006 so với năm 2005 ( theo giá so sánh) giảm 0,44 lần hay về tuyệt đối giảm 96,255 triệu USD. Do ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: Do vốn đầu tư bình quân năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,58 lần làm cho tổng lượng vốn FDI giảm 54,899 triệu USD. Nguyên nhân làm cho vốn đầu tư bình quân cho một dự án giảm là vì năm trước đó (tức năm 2005) có rất nhiều dự án lớn đòi hỏi phải có giấy phép sử dụng đất, giấy phép xây dựng, di dời dân cư, giải tán đất đai, giấy phép nhập khẩu máy móc thiết bị...rồi mỗi dự án lại do nhiều cơ quan khác nhau duyệt, thu tục rườm rà tốn nhiều thời gian. Vì vậy dẫn tới một hiện tượng là vốn đầu tư bình quân cho một dự án năm 2006 nhỏ hay nói cách khác các dự án đầu tư vào tỉnh Quảng Nam là những dự án nhỏ và vừa và tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai; bởi các dự án nhỏ thì các địa phương, ban quản lý khu công nghiệp dễ duyệt nhanh nên dễ triển khai đi vào hoạt động. Do kết cấu dự án năm 2006 so với năm 2005 thay đổi 1,05 lần làm cho tổng lượng vốn FDI thu hút được tăng 6,791 triệu USD. Do tổng số dự án năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,72 lần làm cho tổng lượng vốn FDI thu hút được giảm 48,147 triệu USD. Đó là do trong năm 2005 có rất nhiều dự án không thể đi vào triển khai hoạt động, lại còn có nhiều dự án bị rút giấy phép trước thời hạn đã gây những ảnh hưởng tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư đang có ý định sinh lợi từ đầu tư vào Quảng Nam; bởi vì bằng chứng sinh động nhất, thuyết phục
- nhất để chứng tỏ môi trường đầu tư ở Quảng Nam đang trên chiều hướng thuận lợi là việc các nhà đầu tư đi trước tiến hành sản xuất kinh doanh có thuận lợi hay không. Những năm còn lại (2002, 2004, 2005) thì do vốn đầu tư bình quân cho 1 dự án cũng như tổng số dự án tăng lên đã gây ảnh hưởng làm cho tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm này tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Một minh chứng điển hình nhất là năm 2005. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam năm 2005 so với năm 2004 ( theo giá so sánh) tăng 2,67 lần hay về tuyệt đối tăng 107,523 triệu USD. Do ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: Do vốn đầu tư bình quân năm 2005 so với năm 2004 tăng 1,205 lần làm cho tổng lượng vốn FDI tăng 29,252 triệu USD. Nguyên nhân là do môi trường đầu tư đã được cải thiện cùng với những cơ chế chính sách thu hút FDI thông thoáng hơn trước, cơ sở hạ tâng đã từng bước được cải thiện đã thuyết phục được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh Quảng Nam với những dự án có qui mô lớn Do kết cấu dự án năm 2005 so với năm 2004 thay đổi 0,71 lần làm cho tổng lượng vốn FDI thu hút được giảm 58,647 tỷ USD. Do tổng số dự án năm 2005 so với năm 2004 tăng 3,125 lần làm cho tổng lượng vốn FDI thu hút được tăng 136,918 triệu USD. Nhìn chung, qua số liệu phân tích 7 năm ta thấy tuy môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Nam đã được cải thiện, kết cấu hạ tầng của tỉnh Quảng Nam đã từng bước được nâng cao, áp dụng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi cho mọi lĩnh vực kinh doanh nhưng kết cấu dự án lại không phân bổ đều vào các lĩnh vực kinh doanhcũng làm ảnh hưởng đến tổng lượng FDI. Như vậy trong những năm tới tỉnh Quảng Nam cần chú ý quan tâm hơn nữa công tác xây dựng kết cấu dự án giữa các lĩnh vực kinh doanh để FDI thu hút vào tỉnh Quảng Nam ngày càng nhiều và phân bổ đều cho mọi lĩnh vực kinh doanh chứ không chú trọng tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ như hiện nay. 2.3 Ứng dụng phần mềm SPSS trong phân tích phương sai về sự bằng nhau của vốn đầu tư giữa các hình thức đầu tư, đối tác đầu tư và lĩnh vực kinh doanh. Nhiều lúc chúng ta muốn biết có phải các hình thức đầu tư đều có vốn đầu tư như nhau hay không khi cùng được đầu tư vào cùng một khoảng thời gian? Các đối tác đầu tư có vốn như nhau khi cùng được đầu tư vào một khoảng thời gian có bằng nhau không khi cùng đầu tư vào một khoảng thời gian? Để có kết luận về tổng thể chúng ta cần phải so sánh trung bình của nhiều mẫu được chọn một cách độc lập. 2.3.1 Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau về vốn đầu tư giữa hai hình thức đầu tư là liên doanh và 100% nước ngoài Để biết vốn đầu tư trên giữa các hình thức đầu tư có bằng nhau không ta tiến hành kiểm định giả thuyết sau với mức ý nghĩa 95% Giả thuyết : H0: 1= 2 Vốn đầu tư ở hai hình thức đầu tư là như nhau H1: 1 2 Vốn đầu tư ở hai hình thức đầu tư là khác nhau Giả sử rằng vốn đầu tư theo hai hình thức đầu tư nói trên tuân theo luật phân phối chuẩn và có phương sai bằng nhau Bảng 2.12 Số liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (20002006) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1000USD/năm) Liên doanh 100% nước ngoài 0 13116 0 4000
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK Thiết bị điện ảnh - truyền hình”.
107 p | 902 | 402
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty chè Việt nam
81 p | 777 | 336
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
82 p | 683 | 331
-
Luận văn:Phân tích tình hình tài chính tại Công ty may Hòa Bình
81 p | 487 | 203
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
102 p | 523 | 154
-
Luận văn: “Phân tích tình hình thị trường của Công ty TNHH Hasa”
45 p | 270 | 84
-
Luận văn: Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh
124 p | 321 | 76
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng Nhân dân Mỹ Hòa
58 p | 277 | 69
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang
81 p | 211 | 68
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre
79 p | 202 | 61
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang
115 p | 233 | 48
-
Luận văn: Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh
57 p | 188 | 45
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty nông sản xuất khẩu Cần Thơ
87 p | 153 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà
122 p | 14 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại CT cổ phần FPT
22 p | 11 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
27 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Hồng Lam - Khách sạn Mường Thanh Luxury Sông Hàn
125 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn