LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 35
download
Công nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra chủ trương đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Đại hội IX tiếp tục đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, rất có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp (như điều kiện thiên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
- LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra chủ trương đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Đại hội IX tiếp tục đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, rất có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp (như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, sản lượng dừa, thủy sản, cây ăn quả, nguồn lao động dồi dào… ). Thực tiễn cho thấy, hơn 20 năm tập trung phát triển nông nghiệp, Bến Tre cũng chỉ “đủ ăn” và bước đầu xóa được đói nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 600 USD/năm (2007); chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ, đột phá. Bài học ban đầu là muốn phát triển kinh tế phải quan tâm nhiều hơn cho phát triển công nghiệp trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Vì thế, từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2000-2005), tỉnh đã xác định hai lợi thế là kinh tế vườn (với trọng tâm là cây dừa và cây ăn trái) và kinh tế biển (trọng tâm là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản), và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (2005-2010) đã xác định tập trung phát triển công nghiệp trên cơ sở hai lợi thế nêu trên để đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh ngang bằng với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Để thực hiện quyết tâm trên, công nghiệp Bến Tre cần phát triển theo hướng nào? Với những ngành công nghiệp chủ lực gì? Cần có bước đi, chính sách và giải pháp như thế nào? Đó là vấn đề bức thiết và là câu hỏi lớn đối với những nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Với mong muốn góp một phần vào việc tìm ra lời giải cho câu hỏi trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở cấp quốc gia, đã có những công trình, đề tài liên quan như:
- - Kenichi Ohno (chủ biên): Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. - Phạm Xuân Nam (chủ biên): Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam – Triển vọng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. - Bộ Công nghiệp (1999), Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2010, Hà Nội. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, Hà Nội. Ở các tỉnh, thành phố trong nước: đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa… và các quy hoạch phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn từng tỉnh, thành phố. Ở trong tỉnh, tính tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu, đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan có đề ra một số chính sách như: Chính sách phát triển ngành chế biến dừa, Chính sách ưu đãi đầu tư, Quy hoạch đất phát triển công nghiệp. Hiện tại, Ủy ban nhân dân tỉnh đang chỉ đạo xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn; đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Phaân tích, ñaùnh giaù thöïc traïng phaùt trieån coâng nghieäp treân ñòa baøn tænh Beán Tre töø naêm 2000-2007. - Ñeà xuaát một soá định hướng, giaûi phaùp phaùt trieån coâng nghieäp treân ñòa baøn tænh Beán Tre ñeán naêm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến phaùt trieån coâng nghieäp cuûa tỉnh, trong đó trọng tâm là nhân tố quản lý nhà nước của chính quyền địa phương. 4.2. Phaïm vi nghieân cöùu: T aäp trung nghieân cöùu quá trình phát triển công n ghi ệp, các nhân tố t ác đ ộng bên trong t ỉnh đến phát triển công nghiệp t reân ñòa baøn tænh Beán Tre töø naêm 2000 -2007, trong đó nhân tố quản lý nhà n ước của chính quyền địa phương l à chủ yếu. Phần định hư ớng và giải pháp phát triển công nghiệp chủ yếu tập trung luận chứng đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quan điểm, chính sách, biện pháp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bến Tre. Luận văn còn kế thừa một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài của các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có liên quan đến nội dung của luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Ngoaøi nhöõng phöông phaùp truyeàn thoáng mang tính phöông phaùp luaän, trong luaän vaên naøy söû duïng phöông phaùp phaân tích thöïc chöùng, so saùnh toång hôïp, thoáng keâ, phöông phaùp chuẩn taéc. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, sự tác động của các nhân tố đối với phát triển công nghiệp; xác định ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Luận văn có thể được dùng như tài liệu tham khảo cho các cơ quan, các nhà lãnh đạo tỉnh Bến Tre trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phầu mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 03 chương, 9 tiết.
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN KINH TẾ 1.1. CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Theo Từ điển tiếng Việt, công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm. Từ hai khái niệm trên cho thấy, công nghiệp bao gồm những hoạt động sản xuất, bắt đầu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượng lao động ra khỏi thiên nhiên và hoạt động chế biến các tài nguyên có được từ khai thác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu để biến chúng thành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguồn nguyên liệu tiếp theo để sản xuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Ở đây, chúng ta chưa thấy đề cập đến ngành công nghiệp sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt; đây là hoạt động không thể thiếu khi đề cập đến công nghiệp, nó xuất hiện sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Chính vì vậy, tác giả đồng quan điểm với các tác giả cuốn “Kinh tế và quản lý công nghiệp” (1997), công nghiệp gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy (khoáng sản, động thực vật); sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản
- phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; các ngành sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt [20, tr.5]. Trong ba loại hoạt động trên, hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, tác động của quá trình này là tách đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. Hoạt động chế biến là hoạt động thứ hai có đặc điểm lam thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu nguyên thủy và có thể tạo ra sản phẩm t ương ứng hoặc có thể từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt hoặc trong sản xuất. Hoạt động sửa chữa là hoạt động thứ ba, không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài thời gian sử dụng các thiết bị, máy móc, tư liệu phục vụ cho lao động sản xuất và các sản phẩm dùng trong sinh hoạt; công nghiệp sửa chữa là hoạt động có sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. 1.1.1.2. Đặc điểm Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, là một hệ thống bao gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa hợp thành từ những đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau. Với tư cách là ngành sản xuất vật chất, công nghiệp khác các ngành sản xuất vật chất khác ở các đặc điểm về mặt kỹ thuật - sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. - Mặt kỹ thuật - sản xuất của công nghiệp được thể hiện ở những khía cạnh sau: đặc trưng về công nghệ sản xuất, về sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất, là hoạt động sản xuất chủ yếu tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu sản xuất và tư liệu lao động trong các ngành kinh tế (đặc trưng này quy định vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân). Đặc trưng về mặt kỹ thuật - sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức quá trình sản xuất và chế biến, ứng dụng khoa học - công nghệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguyên liệu. - Mặt kinh tế - xã hội của công nghiệp thể hiện là ngành có điều kiện phát triển về tổ chức. Lực lượng sản xuất trong công nghiệp có thể phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. Trong quá trình sản xuất công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật cao; công nghiệp phát triển, phân công lao
- động ngày càng sâu, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa ở trình độ cao. Đặc trưng này có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức sản xuất, trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân. 1.1.2. Phân loại công nghiệp - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: người ta có thể chia công nghiệp thành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng và công nghiệp sản xuất t ư liệu sản xuất; và theo đó có 2 nhóm ngành tương ứng là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Đối với các nước đang phát triển, việc phân chia này rất có ý nghĩa đối với việc tính tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất so với tư liệu tiêu dùng và tỷ trọng xuất khẩu so với nhập khẩu, đặc biệt đối với các nền kinh tế theo đuổi chiến lược thay thế hàng nhập khẩu hay sản xuất hàng xuất khẩu. - Dựa vào tính biến đổi của đối tượng lao động: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Việc phân loại này có ý nghĩa đối với việc phân bổ các ngành công nghiệp; trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế thì việc giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến là điều cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. - Dựa vào các đặc điểm kỹ thuật – công nghệ sản xuất: người ta chia công nghiệp thành những ngành có cùng đặc trưng kỹ thuật – công nghệ, hoặc cùng phương pháp công nghệ, hoặc sản phẩm có công dụng cụ thể tương tự nhau. Cách phân chia này có ý nghĩa đối với việc quy hoạch các ngành công nghiệp dưa trên cân đối liên ngành. - Dựa vào quan hệ sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phân chia này có ý nghĩa cho việc xây dựng chính sách để phát triển các thành phần kinh tế phù hợp với chiến lược chung của mỗi quốc gia. - Dựa vào quy mô doanh nghiệp: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp lớn, công nghiệp vừa và công nghiệp nhỏ. Việc phân chia này là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và có hình thức quản lý phù hợp nhằm hỗ trợ, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.3. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- - Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế: công nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, vừa tạo ra tư liệu tiêu dùng, vừa tạo ra tư liệu sản xuất; trình độ phát triển công nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, có giá trị gia tăng lớn do có kỷ luật lao động chặt chẽ và có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phổ biến nên nó có vai trò dẫn dắt cả về kinh tế lẫn kỹ thuật đối với các ngành khác trong nền kinh tế. - Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH-HĐH: công nghiệp tạo đầu ra và điều kiện cho nông nghiệp phát triển, đồng thời thu hút lao động từ khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu lại lao động, nâng thu nhập và trình độ cho lao động nông thôn. Khi thu nhập từ nông nghiệp, công nghiệp tăng lên sẽ khuyến khích tiêu dùng, là điều kiện để công nghiệp và dịch vụ phát triển. - Quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nền kinh tế và có vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, giúp giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo tiền đề và môi trường đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế theo hướng hiện đại. - Góp phần phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp là ngành có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn các ngành khác; đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao, trình độ tiên tiến và với phẩm chất sáng tạo không ngừng của mình lực lượng này luôn tiếp cận với những tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại, chế tạo ra các công cụ lao động mới làm cho quá trình sản xuất công nghiệp - sản xuất của cải vật chất xã hội không ngừng phát triển. - Đảm bảo tăng cường tiềm lực quốc phòng: với đặc điểm kỹ thuật của mình, công nghiệp trực tiếp sản xuất ra các khí tài, ph ương tiện phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. Công nghiệp với tư cách là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế sẽ tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế, giúp mỗi quốc gia có thêm nguồn lực để tăng cường
- tiềm lực quốc phòng. Công nghiệp cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa lĩnh vực an ninh quốc phòng. 1.1.4. Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 1.1.4.1. Nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp Quốc (UNIDO), CNH là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội [19, tr.2]. Quan niệm này cho thấy quá trình CNH bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự phát triển kinh tế mà cả sự tiến bộ về mặt xã hội. Ở nước ta, qua các thời kỳ khác nhau cũng có những quan điểm khác nhau về CNH. Đối với nước ta là nước nông nghiệp kém phát triển, nếu không tập trung phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng mọi n ăng lực sản xuất thì không thể nói đến việc xây dựng một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại. Vì vậy, CNH được xem là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xuyên suốt các nghị quyết Đại hội Đảng. Từ Đại hội III đến Đại hội X, Đảng ta luôn xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, qua các thời kỳ ph át triển kinh tế, quan đểm về CNH có những thay đổi cơ bản. Trước Đại hội VII, quan niệm phổ biến về CNH ở nước ta là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy XHCN để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng; đường lối CNH được xác định là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, từ Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã có quan niệm mới về CNH, gắn với HĐH. CNH thực chất là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN, là quá
- trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới cơ bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Hội nghị IX của Đảng nêu rõ: “Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCH” [9, tr.89]. Từ những định hướng trên, có thể hiểu CNH hiện nay là một quá trình chuyển nền sản xuất từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có kỹ thuật cùng với công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chủ yếu sang cơ cấu mới có công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế các mặt của quốc gia cũng như của từng vùng, miền của quốc gia. Trong khi đó, theo Phạm Kim Ích (1994), HĐH là một quá trình mà nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế - xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển [15, tr.14]. CNH phải gắn với HĐH, xem HĐH là cái đích cần vươn tới trong quá trình CNH. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH trung ương Đảng khóa VII chỉ rõ: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó là một quá trình lâu dài [11, tr.65]. CNH gắn với HĐH là phương hướng chủ đạo của các nước đang phát triển hiện nay. Điểm then chốt nhất là phải CNH, HĐH thì các nước đang phát triển mới đuổi kịp các nước phát triển, tránh được nguy cơ tụt hậu.
- Ở đây, cần nhận thức rằng CNH không đồng nhất với quá trình phát triển công nghiệp. CNH là quá trình rộng lớn và phức tạp, không chỉ là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân mà còn là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế, tác động làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt mức nhanh và ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp dần chênh lệch trình độ kinh tế - xã hội của đất nước với các nước phát triển. 1.1.4.2. Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từ những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triển đất nước và những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng ta đã quan tâm và ngày càng sang tỏ hơn về đường lối, quan điểm, chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng CNH-HĐH, phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI “Chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [9, tr.148]. Mục tiêu tổng quá của Chiến lược 10 năm là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr.159]. Như vậy, đến năm 2020, được chia thành 2 chặng: - Từ 2000-2020: đẩy nhanh quá trình CNH, đưa đất nước vượt qua giai đoạn trung bình của quá trình CNH; là giai đoạn chuẩn bị cất cánh. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1000 USD vào năm 2010 (theo giá 1990). Hoàn chỉnh đồng bộ một bước cơ bản các kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và chuẩn bị tiền đề cho bước sau – xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp. Hình thành một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn. Cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực tạo được hiệu quả cao và bền vững; cơ cấu kinh tế theo vùng tạo được sự hài hòa giữa vùng phát triển động lực và các vùng khác. Tiếp tục thực hiện bước quan trọng trong việc hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- - Từ 2010-2020: đẩy nhanh HĐH, là giai đo ạn đã hội đủ điều kiện mang tính tiền đề về kết cấu hạ tầng, khung thể chế, nguồn nhân lực, n ăng lực nội sinh, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế… để đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việc phát triển công nghiệp cần quán triệt những quan điểm sau: - Tăng tốc độ phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế. Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa, đồng thời phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nội bộ công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. - Về cơ cấu thành phần, các thành phần sở hữu trong công nghiệp được khuyến khích phát triển bình đẳng. Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh… đều có sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, ở một số ngành trọng điểm có vai trò quyết định đến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi vốn nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, hiệu quả kinh tế ngắn hạn không cao, khó thu hồi vốn thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. - Trong phát triển công nghiệp, cơ cấu ngành cần kết hợp với cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần để thực hiện các mục tiêu phát triển. Kết hợp hướng ngoại với hướng nội, trong đó hướng ngoại là chủ yếu. Chú ý hiệu quả kinh tế - xã hội, định hướng và tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn phát triển. Khi nghiên cứu CNH-HĐH ở Việt Nam, cần chú ý ba nội dung sau: Một là, cần rút ngắn thời gian và đẩy mạnh CNH. Các chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tính rằng: nếu Việt Nam và các nước ASEAN giữ được tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1991-1998 thì Việt Nam muốn đuổi kịp Indonesia phải mất 19 năm, 22 năm đối với Philipinnes, 91 năm với Thái Lan và 108 năm với Malaysia. Do vậy, muốn đuổi kịp các nước thì Việt Nam chỉ có con đường là phải tăng trưởng và phát
- triển với tốc độ cao. Muốn vậy, bên cạnh việc phát triển tuần tự phải có bước đột phá, đi tắt đón đầu, đi ngay vào các ngành, lĩnh vực khoa học – công nghệ hiện đại, tiên tiến, đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm có sức thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Để làm được việc đó, Việt Nam phải thực hiện con đường CNH rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đại hội IX của Đảng khẳng định: con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức [9, tr.25]. Bài toán tốc độ CNH đối với các nước CNH muộn là vấn đề không mới. Nếu trước đây Anh, Mỹ, Nhật Bản… mất hàng trăm năm để hoàn thành CNH thì các nước công nghiệp mới (NICs) chỉ cần vài chục năm đã hoàn thành quá trình đó. Càng về sau thì thời gian CNH càng rút ngắn và điều đó có tính quy luật. Khoa học - công nghệ là nền tảng của sự rút ngắn đó; các nước đi sau như Việt Nam có điều kiện tận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ cho quá trình CNH. Việc rút ngắn thời gian CNH nhắm tới mục tiêu chung là sớm đạt tới trình độ cao trong phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu bức xúc về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Đối với nước ta, điều quan trọng nhất là có chiến lược, chính sách đúng đắn trong việc lựa chọn các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn để phát triển, có khả năng lan tỏa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hai là, phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khác với các nước XHCN trước đây và nước ta ở những năm 60-70, quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay diễn ra trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy mọi nguồn lực xã hội; nó thật sự tạo ra động lực, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy được nội lực, thu hút ngoại lực cho công cuộc phát triển, tạo ra động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong 10 năm tới, chúng ta cần hoàn
- thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ… để hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh việc phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường, cần chú ý hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực bằng sự quản lý của nhà nước. Ba là, quá trình CNH-HĐH ở nước ta phải là quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng khiến cho các nước càng coi trọng hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, bản sắc văn hóa và càng chú ý hơn đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đảm bảo vị thế và lợi ích quốc giia, dân tộc trong cuộc cạnh tranh gay gắt, khẳng định địa vị chính trị trên trường quốc tế, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác. Độc lập tự chủ trong điều kiện hiện nay phải được hiểu là trong các quan hệ kinh tế, chính trị không bị lệ thuộc vào sự áp đặt của người khác làm tổn hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc; hoặc trước tác động của khủng hoảng, chấn động bên ngoài hay bao vây cấm vận thì vẫn giữ được sự ổn định, không bị sụp đỗ về kinh tế và chế độ chính trị. Do vậy, phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng và nâng cao tiềm lực quốc phòng an ninh. Trong điều kiện ngày nay, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải gắn với mở cửa hội nhập thị trường khu vực và quốc tế vì chỉ có phát triển ngoại thương, hướng mạnh xuất khẩu thì mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. 1.2. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 1.2.1. Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh Phát triển công nghiệp của một địa phương là quá trình thực hiện phân công lao động xã hội giữa các vùng lãnh thổ của một nước, tổ chức mối lien hệ sản xuất giữa một địa phương, vùng lãnh thổ với lien vùng và việc lựa chọn địa điểm, phân bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng các yêu cầu giảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Phát triển công nghiệp của địa phương được thực hiện gắn liền với quá trình phân bố lực lượng sản xuất, tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các khu công nghiệp tập trung của một lãnh thổ, làm cơ sở cho quá trình đô thị hóa.
- Phát triển công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ giúp cho việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển cân bằng, hợp lý các vùng lãnh thổ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Phát triển công nghiệp của một địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo kết hợp giữa sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sản xuất công nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào tài nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải cho xã hội; tài nguyên phong phú, phân bổ không đều giữa các địa phương có ảnh hưởng đến việc bố trí các cơ sở khai thác và chế biến. Tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại cho phép sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý nhất nguồn tài nguyên của đất nước cũng như từng vùng, nhờ vậy các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, từ đó việc bố trí các cơ sở công nghiệp sẽ thuận lợi và hợp lý hơn. Thứ hai, tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp phải theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa với tổng hợp trên nền tảng hợp tác quy mô lãnh thổ. Bên cạnh mối liên hệ sản xuất chặt chẽ và tác động quan lại lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, công nghiệp còn có mối liên hệ với các ngành kinh tế khác. Do đó, việc tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ dẫn tới hình thành những phức hợp gồm nhiều ngành công nghiệp tạo thành cơ cấu kinh tế ở từng vùng lãnh thổ cụ thể. Thứ ba, sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của mỗi địa phương, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh h ưởng đến sự phát triển bền vững, có hiệu quả của công nghiệp nói chung và tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ nói riêng. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển và đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trong mối quan hệ này, th ường kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước; việc nâng cấp và phát triển mới hệ thống kết cấu hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộc CNH-HĐH. 1.2.2. Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh
- 1.2.2.1. Các yếu tố bên trong * Nhóm yếu tố về điều kiện phát triển công nghiệp - Điều kiện tự nhiên: Địa lý kinh tế: điều kiện địa lý, vị trí địa lý của một địa phương hay quốc gia ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu cho công nghiệp, cũng như mối liên hệ của địa phương, quốc gia đó đối với các trung tâm kinh tế khu vực và quốc tế. Khí hậu, thời tiết: là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nguyên liệu công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối. Tài nguyên thiên nhiên: là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được để phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các ngành, địa phương hay quốc gia. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Tình hình phát triển kinh tế: bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng kinh tế, thu – chi ngân sách, độ mở của nền kinh tế… Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển công nghiệp. Hiện trạng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thống giao thông (đường, cầu, bến bãi…), cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phát triển. Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp: gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động phù hợp, tác phong lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nếu địa phương hay quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, chất lượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. * Nhóm các nhân tố về QLNN của chính quyền địa phương - Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp: là nội dung rất quan trọng định hướng cho toàn bộ quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một quốc gia, một địa phương, cũng như quyết định quá trình QLNN đối với công nghiệp. Việc xây dựng quy
- hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia/địa phương, quy hoạch phát triển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của từng quốc gia/địa phương nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lý tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân cư và đảm bảo an ninh quốc phòng. Vai trò định h ướng của quy hoạch, kế hoạch p hát tri ển công nghiệp đ ược thực hiện thông qua các chi ến l ược, quy hoạch, chính sách quốc gia, vùng, ngành hay các chương trình, d ự án, đề án, kế hoạch của từng địa phươ ng. Các hình thức này được chọn lựa triển khai một cách hợp lý ở cấp độ quốc gia, ngành hay đ ịa ph ương; chúng có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó chiến l ược và chính sách có vị trí quan trọng nhất, chiến l ược có tính ổn định t ương đối, chính sách là bộ phận n ă ng đ ộng hơn. - Thực thi pháp luật, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp: là nội dung quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công nghiệp phát triển. Nhà nước hay chính quyền địa phương phải tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan và vận dụng pháp luật để ban hành những cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp cho phù một với từng ngành, địa phương nhằm khuyến khích sự phát triển công nghiệp trong ngành, địa phương đó. Các chính sách có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, đất đai, nhân lực hay các ưu tiên trong giải quyết thủ tục hành chính cũng như các khoản đóng góp khác. - Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: là điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp, bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, bến bãi, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp. - Tổ chức thực thi của cơ quan quản lý nhà nước: là việc xác định bộ máy tổ chức đủ sức thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành nhằm biến chúng trở nên hiện thực, tạo ra sự phát triển của công nghiệp nói riêng và phát triển chung của nền kinh tế. * Nhóm nhân tố về doanh nghiệp công nghiệp - Vốn đầu tư của doanh nghiệp công nghiệp: bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ phù hợp và đảm bảo các nguồn đầu vào hợp lý nhằm duy trì sản xuất theo kế hoạch và nhu cầu thị trường.
- - Trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp: là sự đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp với ngành nghề nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trình độ kỹ thuật – công nghệ quy định năng suất lao động trong doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó. - Trình độ nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động. Trình độ nhân lực là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiếp cận với các chuẩn quản lý tiên tiến, các thiết bị - công nghệ hiện đại. - Trình độ tổ chức, quản lý của của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh hình thức và mức độ khoa học, hiệu quả trong tổ chức quản lý doanh nghiệp; trình độ này cũng được thể hiện qua các mô hình tổ chức và các chuẩn quản lý tiên tiến được doanh nghiệp áp dụng. 1.2.2.2. Các yếu tố bên ngoài * Môi trường thể chế và sự điều tiết của Nhà nước. Bên cạnh sự ổn định về chính trị - xã hội tạo thành môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, động viên đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, yếu tố môi trường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách...) thuận lợi, ổn định sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Trong quá trình quản lý, Nhà nước tiến hành quy hoạch các vùng kinh tế trọng điể, các khu, cụm công nghiệp và sử dụng những biện pháp, chính sách để can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi. Các biện pháp chính sách công nghiệp thường được sử dụng là: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái; các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến thị trường... Việc thực hiện một cách đúng đắn và hợp lý những biện pháp chính sách này sẽ góp phần đắc lực vào việc phát huy được lợi thế so sánh, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các công ty, xí nghiệp trên thị trường thế giới, tác động đến phát triển công nghiệp của cả nước. * Nhu cầu thị trường. Sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chịu sự tác động trực tiếp của các loại thị trường. Thị trường ở đây được hiểu không chỉ gồm các thị trường hàng hoá (dịch vụ), mà còn bao hàm các loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường
- lao động, thị trường đất đai, thị trường vốn...). Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của sản xuất. Các ngành công nghiệp của một địa phương cũng phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ của thị trường để hoạch định kế hoạch phát triển, chương trình kinh doanh của mình. Doanh nghiệp công nghiệp là hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp. Mỗi doanh nghiệp công nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ cái thị trường cần, từ yêu cầu của thị trường để hoạch định chương trình, kế hoạch kinh doanh của mình. Nói cách khác, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp làm biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp lại tạo thành ự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước. * Tiến bộ khoa học - công nghệ. Phát triển công nghiệp vừa phải phản ánh xu thế phát triển khoa học - công nghệ, vừa phải có khả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ. Nói cách khác, tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển công nghiệp và ngược lại công nghiệp phát triển là nhân tố thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển. Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ càng cao, thì trình độ chuyên môn hoá càng sâu. Cuối cùng, muốn đạt được mục tiêu CNH, HĐH phải phát triển công nghiệp, nhưng nếu không đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ thì không thể nói đến phát triển công nghiệp và thực hiện thành công chiến lược CNH, HĐH. Tiến bộ khoa học - công nghệ thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội phát sinh yêu cầu phải phát triển mạnh một số ngành công nghiệp. Nói cách khác, tập trung đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm là điều kiện vật chất thiết yếu, là tiền đề quan trọng để thực hiện có hiệu quả các nội dung của tiến bộ khoa học - công nghệ. Tiến bộ khoa học - công nghệ không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành được coi là đại diện của công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, tuy là những ngành non trẻ, nhưng là sự khởi đầu của kỷ nguyên (hoặc thế hệ) công nghệ mới, nên có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nước ngoài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum
90 p | 300 | 89
-
Luận văn: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay
88 p | 285 | 48
-
Luận văn: Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 154 | 44
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Gia Lai
26 p | 139 | 38
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển công nghiệp nông thông tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
13 p | 108 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GDTX quận đống đa
65 p | 76 | 11
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
26 p | 90 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Gia Lai
128 p | 27 | 9
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
13 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
106 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
99 p | 11 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng
25 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển công nghiệp trên đại bàn tỉnh Quảng Ngãi
111 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang
94 p | 7 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
26 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
128 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển công tác tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt - Chi nhánh Nghệ An
88 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
103 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn