intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển công nghiệp quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng' tập trung nghiên cứu các nội dung về phát triển công nghiệp, các chỉ tiêu và nhân tố nhằm đánh giá tác động đến phát triển công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÙI ĐỨC PHI HÙNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2013
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: PGS.TS. LÊ THẾ GIỚI Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM HẢO Luận văn đã bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 12 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Công nghiệp là một bộ phận trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân và được đánh giá là ngành kinh tế chủ đạo. Sự phát triển của công nghiệp có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào tạo ra thu nhập cho đất nước, của cải cho xã hội, tích luỹ vốn cho phát triển, là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Kinh tế quận phát triển đã đem lại sự phát triển dân sinh, đô thị và giải quyết việc làm. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì còn nhiều vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp quận Liên Chiểu. Công nghiệp chưa tạo được tính đột phá phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, chưa phát huy tối đa mọi nguồn lực trong các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp. Công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhưng sản phẩm không mới, chất lượng chưa cao. Các cơ sở công nghiệp quy mô còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Trình độ nguồn nhân lực nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển ngành công nghiệp Nhận thức vấn đề trên, rất cần tìm hiểu và nghiên cứu để đề ra các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn quận trong thời gian đến. Đó là cơ sở để em chọn đề tài: “Phát triển công nghiệp quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp.
  4. 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu, tìm ra những nguyên nhân cần khắc phục của những thực trạng trên. Từ đó đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp trong thời gian đến trên địa bàn quận Liên Chiểu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung về phát triển công nghiệp, các chỉ tiêu và nhân tố nhằm đánh giá tác động đến phát triển công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu. * Phạm vi nghiên cứu - Về mặt Nội dung: Đề tài nghiên cứu các nội dung phát triển công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng - Về mặt thời gian: Các số liệu được thu thập trong thời gian từ năm 2007 đến 2012. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm trước mắt. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Luận văn thu thập số liệu thứ cấp từ niên giám thống kê các năm, báo cáo của các cơ quan liên quan Tham khảo các bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học trên địa bàn quận Liên Chiểu và thành phố Đà Nẵng. Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây. Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê so sánh 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Là cơ sở khoa học và thực tiễn để các doanh nghiệp công nghiệp tham khảo, nghiên cứu để có hướng phát triển tốt hơn.
  5. 3 Cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý làm căn cứ để quy hoạch và định hướng, và đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ở địa phương. Đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu trong thời gian tới. 6. Bố cục của đề tài Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu Chương 3: Một số giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm công nghiệp Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hoá vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. 1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế Phát triển kinh tế đó là những biến đổi về mặt lượng và chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội 1.1.3 Khái niệm phát triển công nghiệp Phát triển công nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền công nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. 1.1.4 Phân loại công nghiệp Theo cách phân ngành của Tổng cục Thống kê Công nghiệp
  6. 4 được phân làm 3 nhóm ngành: Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện - khí - nước. 1.1.5 Đặc trưng chính của ngành công nghiệp a. Đặc trưng về kỹ thuật sản xuất - Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất - Sản xuất công nghiệp có khả năng thực hiện chuyên môn hoá sản xuất sâu và hiệp tác hoá sản xuất rộng - Về sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi kỳ sản xuất - Về công nghệ sản xuất - Về công dụng kinh tế của sản phẩm b. Đặc trưng về kinh tế - xã hội của sản xuất - Về trình độ xã hội hóa sản xuất - Về đội ngũ lao động - Về quản lý công nghiệp 1.1.6 Vai trò của ngành công nghiệp Công nghiệp được đánh giá là ngành chủ đạo của nền kinh tế, điều này thể hiển qua các vai trò sau đây: - Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế - Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển - Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân - Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm xã hội - Công nghiệp góp phần phát triển lực lượng sản xuất - Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. 1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.2.1 Phát triển theo chiều rộng ngành công nghiệp Sự phát triển công nghiệp theo chiều rộng thường gắn liền với sự gia tăng quy mô công nghiệp. Sự gia tăng này bắt đầu từ việc
  7. 5 gia tăng các nguồn lực đi liền với gia tăng số lượng cơ sở sản xuất hay gia tăng quy mô từng cơ sở sản xuất công nghiệp và kết quả của quá trình đó là sản lượng của công nghiệp cũng tăng theo. - Giá trị sản xuất công nghiệp: thường được dùng để đo lường toàn bộ kết quả sản xuất công nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá cố định và giá hiện hành. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp được tính bằng giá cố định. Tiêu chí phản ánh tỷ trọng các ngành công nghiệp cấp 1 GOCNi Li = x100 GOCN Trong đó: Li: Tỷ lệ đóng góp của ngành i GOCNi: Giá trị sản xuất của ngành i GOCN: Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - Tốc độ phát triển bình quân: chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển trung bình trong cả giai đoạn nghiện cứu. Yt y=n ´ 100% - 100% Y1 Trong đó: y tốc độ phát triển bình quân Yt : giá trị sản xuất công nghiệp của năm cuối của giai đoạn nghiên cứu Y1: giá trị sản xuất công nghiệp năm gốc N: số năm trong giai đoạn nghiên cứu ( không tính năm gốc) - Tốc độ phát triển liên hoàn : thể hiện sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu giữa 2 giai đoạn liên tiếp (hoặc 2 năm liên tiếp) Yi - Yi -1 yi = ´ 100% Yi -1 Trong đó: yi: tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Yi: giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn i Yi-1: giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn i-1
  8. 6 a. Gia tăng sản lượng ngành công nghiệp: Gia tăng sản lượng công nghiệp theo chiều rộng bằng cách tăng quy mô sản xuất và quy mô lao động, vốn. Để phát triển công nghiệp theo hướng này cần chú trọng mở rộng quy mô cơ sở sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tăng số lao động, vốn trong công nghiệp Tiêu chí phản ánh : - Số lượng và mức tăng sản lượng sản phẩm của một hay nhiều sản phẩm khác nhau - Giá trị sản lượng công nghiệp Y = S PiQi (Pi là giá sản phẩm I; Qi là sản lượng sản phẩm i). - Mức tăng giá trị sản lượng công nghiệp của năm t so với năm t-1: Yt-Yt-1 b. Gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất: Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sản xuất công nghiệp. Có càng nhiều doanh nghiệp lớn mạnh thì ngành công nghiệp càng phát triển. Thông thường số lượng các cơ sở tăng thì phần nào chứng tỏ hoạt động của ngành công nghiệp có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả trong kinh doanh. Tiêu chí phản ánh: Số lượng và mức tăng cơ sở sản xuất; số lượng sản phẩm (tính bằng giá trị hoặc hiện vật); số lao động; giá trị tài sản cố định c. Gia tăng quy mô các yếu tố sản xuất Gia tăng quy các yếu tố sản xuất bao gồm gia tăng quy mô về: Quy mô về vốn; về nguồn nhân lực; về nguồn nguyên liệu; về kết cấu hạ tầng 1.2.2 Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp a. Đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất Mục đích chính của việc đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất là tăng năng suất của vốn và lao động, nâng
  9. 7 cao chất lượng sản phẩm và đồng thời góp phần gia tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới. b. Nâng cao trình độ tổ chức quản lý Nâng cao trình độ tổ chức và quản lý phải bắt đầu từ nâng cao trình độ của nhà quản trị các cấp từ trên xuống dưới thông qua đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý cũng như thu hút tuyển chọn và chính sách đãi ngộ người tài c. Nâng cao tính liên kết trong phát triển công nghiệp Phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định. Có thể phát triển các loại liên kết như liên kết để tạo ra các yếu tố đầu vào cho sản xuất, liên kết ở khâu sản xuất, liên kết ở khâu tiêu thụ. d. Phát triển thị trường sản phẩm Gia tăng doanh số qua việc tiêu thụ các sản phẩm vào thị trường mới, thị trường trong nước và ngoài nước làm cho thị trường, thị phần ngày càng tăng. Mở rộng thị trường làm cho từng doanh nghiệp phải nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa, khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với nhau và cũng như khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường, cho xã hội. e. Gắn bảo vệ môi trường với phát triển công nghiệp Đầu tư bảo vệ môi trường ngay từ đầu có thể khiến cho chi phí đầu vào sản xuất gia tăng, nhưng bù lại các công ty sẽ không phải tốn nhiều chi phí cho việc khắc phục những vấn đề môi trường. Khi phát triển công nghiệp nên khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch.
  10. 8 Hạn chế đầu tư vào các ngành tiêu hao nhiều năng lượng, không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường. 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Để xác định sự phát triển công nghiệp cho một địa phương, vùng lãnh thổ, có thể dựa vào các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau đây: 1.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên 1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 1.3.3. Môi trường thể chế và sự điều tiết của nhà nước CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LIÊU CHIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 2.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Liên Chiểu nằm ở vị trí 15059 độ vĩ Bắc, 108002 kinh tuyến Đông, bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, đông là vịnh Đà Nẵng, đông nam giáp quận Thanh Khê, tây giáp huyện Hòa Vang và tây nam giáp quận Cẩm Lệ. b. Địa hình Địa hình quận Liên Chiểu tương đối đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi. Có thể phân chia thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi Hoà Hiệp Bắc, Đà Sơn, Khánh Sơn với độ dốc khá lớn (trên 40O) là nơi tập trung rừng đặc dụng và vùng đồng bằng ven biển Xuân Thiều, Nam Ô, Chơn Tâm, Trung Nghĩa.
  11. 9 c. Khí hậu Quận Liên Chiểu cũng như thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và biên độ dao động không lớn. d. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch - văn hóa 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Cơ cấu kinh tế quận Liên Chiểu chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tương đối ngành nông nghiệp, và dịch vụ. Cụ thể, năm 1997, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 5,46%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 68,18%, ngành dịch vụ chiếm 26,36%, đến năm 2012, cơ cấu kinh tế các ngành theo mốc thời gian trên lần lượt là 2,11%, 74,51%, 23,38%. Dân số toàn quận đến năm 2012, có 142,577 người, tăng 88,952 người so với năm 1997. Mật độ dân số toàn quận năm 2012 là 1,802 (người/km2 ). Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là 103,377. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm giảm đáng kể. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 2.2.1 Thực trạng phát triển theo chiều rộng ngành công nghiệp a. Về sản lượng ngành công nghiệp Giai đoạn 2007-2012, một số sản phẩm có thế mạnh của quận có mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008-2012 cao như: khí công nghiệp tăng 27,57%/năm, giấy bìa các loại tăng 24,53%, thép cán các loại tăng 15,09%, vải các loại tăng 31,69%. Các sản phẩm như quần áo may sẵn, gạch ốp lát Ceramic có tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2012 không cao
  12. 10 Nhìn chung, đa phần các sản phẩm chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất khác hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng phổ thông, các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao còn ít. b. Về số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất Năm 2012 trên địa bàn quận có 638 cơ sở sản xuất tăng 215 cơ sở so với năm 2007 và đạt tốc tộ tăng bình quân hàng năm 8.57%. Trong đó, số cơ sở sản xuất trong nước là 614 doanh nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 24 cơ sở. Nhìn chung số cơ sở ngành công nghiệp tăng trưởng ở mức thấp, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ. Hiện các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể và hỗn hợp đang chiếm tỷ trọng cao, tuy quy mô nhỏ nhưng cũng đóng góp đáng kể vào sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp. c. Giá trị sản xuất, quy mô sản xuất ngành công nghiệp * Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp quận Liên Chiểu Giá trị sản xuất công nghiệp của quận Liên Chiểu năm 2007 đạt 2.743 tỷ đồng, năm 2012 đạt 4862 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 12.13% trong giai đoạn 2008-2012. B/Q Khu vực kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012 2008- 2012 Tổng số -6.48 12.17 18.85 25.14 13.63 12.13 Khu vực KT trong nước -17.44 5.96 25.28 20.08 17.79 9.16 - Nhà nước -34.05 -4.52 -28.80 16.57 5.36 -11.25 - Ngoài Nhà nước 56 26 102 22 24 43.05 Khu vực KT ĐTNN 17 21 10 33 8 17.55 (Nguồn: NGTK Liên Chiểu 2007-2012)
  13. 11 Trong giai đoạn này khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm. Năm 2007 GTSXCN khu vực nhà nước đạt 1417 tỷ đồng, năm 2012 đạt 837.4 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn giai đoạn 2008-2012 giảm 11,25%. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng bình quân hàng năm khá cao đạt 43.05%, năm 2007 đạt 342.3 tỷ động, đến năm 2012 đạt 2050,7 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là thành phần kinh tế hỗn hợp có tốc độ tăng bình quân cao nhất đạt 46.77%, tiếp đến là khu vực kinh tế tư nhân và tập thể đạt 20.63% và 24.07%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 đạt 879,4 tỷ động, năm 2012 đạt 1973,8 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 17.55% d. Tình hình phát triển các ngành công nghiệp phân theo nhóm ngành cấp I * Ngành công nghiệp khai thác Ngành công nghiệp khai thác của quận Liên Chiểu có mức tăng trưởng bình quân cả thời kỳ 2008-2012 đạt 15,83% và thuộc quản lý của quận. Ngành công nghiệp này chủ yếu là khai thác đá xây dựng và khai thác mỏ. * Ngành công nghiệp chế biến Ngành công nghiệp chế biến của quận phát triển tương đối ổn định trong giai đoạn từ 2008-2012, bình quân cả thời kỳ đạt 12,12%/năm. Trong đó, năm 2008 ngành chế biến chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nên có mức tăng trưởng âm và phục hồi trở lại từ 2009. Năm 2012, ảnh hưởng của khó khăn chung cả nước, tiêu dùng giảm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất công nghiệp của quận, tốc độ tăng trưởng GTSX thấp hơn so với năm 2011 (25,22%) và đạt 13,46%. + Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống Tăng trưởng GTSX của ngành bình quân giai đoạn 2008- 2012 đạt 10,96%/năm. Trong đó, tăng trưởng của ngành chủ yếu vào
  14. 12 các năm 2011 – 2012, các năm 2008-2010 có mức tăng trưởng rất thấp do khó khăn chung của nền kinh tế. Năm 2007, ngành có 123 cơ sở sản xuất với 666 lao động đến năm 2012 số cơ sở sản xuất chỉ còn 152 cơ sở với 546 lao động. Bình quân cả giai đoạn 2007-2012 số cơ sở sản xuất tăng 4,32%, nhưng số lao động lại giảm 3,9%. Mặc dù số cơ sở sản xuất và số lao động giảm đi so với năm 2011 nhưng GTSX của ngành năm 2012 tăng gần 30% so với năm 2011. Cụ thể GTSXCN của ngành năm 2007 đạt 341 tỷ động đến năm 2011 đạt 442,3 tỷ đồng và năm 2012 là 573 tỷ đồng. Đây là ngành chiếm tỷ trọng 11,785%, tương đối cao trong toàn ngành công nghiệp. + Ngành công nghiệp dệt, may, da dày Là ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhờ sự quan tâm, khuyến khích đầu tư của quận nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn 2008-2012, GTSX ngành dệt tăng bình quân 21,75%/năm rất cao, ngành may và sản phẩm từ da lần lượt tăng 3% và 3.79%. Số lượng lao động tăng lên chủ yếu ở ngành may mặc, năm 2007 ngành may mặc có 1248 lao động và 70 cơ sở sản xuất, đến năm 2012 có 1777 lao động và 124 cơ sở, tăng bình quân lần lượt là 7.32%/năm và 12,12%/năm. Sản phẩm quần áo may sẵn năm 2012 khoảng 1049 ngàn sản phẩm. Riêng đối với ngành dệt năm 2007 toàn ngành có 7 cơ sở sản xuất và 867 lao động đến năm 2012 ngành tăng lên 24 cơ sở sản xuất nhưng số lao động chỉ còn lại 712 giảm 3,86%/năm. Tuy nhiên, GTSX của ngành trong giai đoạn 2008-2012 tăng bình quân khá cao đạt 21,75%/năm. GTSX năm 2007 của ngành là 103,4 tỷ đồng đến năm 2012 đạt 276,6 tỷ đồng. + Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm chất khoáng phi kim loại Năm 2007, GTSX của ngành là 1077,5 tỷ đồng, đến năm 2012 giảm xuống còn 868,64 tỷ đồng, trong cả giai đoạn giảm bình quân
  15. 13 4.42%, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành vẫn tương đối cao so với các ngành khác, chiếm 17,87%. + Ngành công nghiệp sản xuất kim loại Đây là ngành sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng GTSX rất cao trong giai đoạn 2008-2012, đạt tốc độ bình quân hàng năm 44,89%. Năm 2007 ngành có 18 cơ sở sản xuất, 1279 lao động, GTSX là 186.6 tỷ đồng, đến năm 2012 còn lại 15 cơ sở sản xuất với số lao động là 1494, GTSX tăng lên đạt 1191 tỷ đồng. Đây là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển liên ngành, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa. GTSX 2012 của ngành chiếm tỷ trọng 24,5% GTSX ngành công nghiệp. +Ngành công nghiệp sản xuất SP từ kim loại Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX của ngành giai đoạn 2008-2012 đạt 5,1%. Năm 2007 GTSX của ngành 423 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lên 542,3 tỷ đồng. Tình hình sản xuất của ngành có nhiều biến động lớn trong các năm 2008-2009, trong đó năm 2008 giảm 31,5% so với năm 2007, từ năm 2010 đã phục hồi và phát triển trở lại với tốc độ tăng trưởng GTSX là 34,58%. Một số doanh nghiệp lớn của ngành như công ty MTV Tôn Liên Chiểu, công ty TNHH ô tô TC Việt Nam, công ty Cổ phần kết cấu thép Thuần Thư, công ty Cổ phần TM và kỹ thuật Trung Á,...Với các sản phẩm chủ yếu như tôn, khung ô tô và xe máy, ... + Ngành công nghiệp máy móc thiết bị điện-điện tử Đây là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng GTSX vượt bậc trong thời kỳ nghiên cứu, bình quân tăng 320%. Do trong thời kỳ này, các dự án đầu tư nước ngoài vào Liên Chiểu chủ yếu là ngành này, cụ thể như công ty TNHH Mabuchi Motor, công ty TNHH điện tử Việt Hoa, công ty TNHH SETO Việt Nam, các công ty này chủ yếu sản xuất các mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử, đã làm cho
  16. 14 GTSX tăng lên đột biến. Năm 2007 GTSX của ngành chỉ đạt 457 triệu đồng thì đến 2012 đạt trên 600 tỷ đồng. + Các ngành công nghiệp còn lại có mức tăng trưởng tương đối ổn định ở mức thấp, chưa có nhiều chuyển biến mạnh mẽ như các ngành: sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy, ngành sửa chữa động cơ, sản xuất giường, tủ và bàn, ghế... e. Thực trạng quy mô các yếu tố sản xuất * Thực trạng nguồn lao động Tổng số lao động công nghiệp của quận hiện có khoảng 26558 lao động, tăng 3.85%/năm trong giai đoạn 2007-2012. Trong đó, thành phần kinh tế trong nước có 8925 lao động, chiếm 33,6% và 17633 lao động thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 66,4%. So với năm 2011 số lượng lao động trong ngành công nghiệp và các khu công nghiệp hiện nay giảm đi 4553 lao động. Lao động trong công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, sơ cấp và trung cấp chiếm khoảng 68% so với tổng số lao động trong ngành công nghiệp; Cao đẳng nghề chiếm 2.74%; Đại học chiếm 26,68% còn lại là lao động có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ chiếm rất ít. * Thực trạng về nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp quận Liên Chiểu đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn trong nước 3.275 tỷ đồng và đầu tư nước ngoài là 4.737 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài trên địa bàn quận chủ yếu vào 02 khu công nghiệp lớn là Hòa Khánh và Liên Chiểu chiếm 59% tổng vốn đầu tư cho công nghiệp. * Về kết cấu hạ tầng: Với hai khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Hoà Khánh được thành lập với diện tích 692,5 ha và khu công nghiệp Liên Chiểu 373,5 ha được đầu tư với quy mô hiện đại, đồng bộ. Ngoài ra, còn có cụm công nghiệp Phước Lý và những cơ sở hạ tầng công nghiệp
  17. 15 quan trọng khác sẽ góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH quận Liên Chiểu trong giai đoạn phát triển và hội nhập 2.2.2 Thực trạng phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp a. Tình hình đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất Tình hình đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn quận Liêu Chiểu nhìn chung đã có những tiến bộ. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần vào việc nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu. Tuy nhiên, do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ. Tình trạng sử dụng dây chuyền công nghệ cũ vẫn còn nhiều, nhìn chung vẫn rất lạc hậu. b. Trình độ tổ chức quản lý Trình độ tổ chức và quản lý trong ngành công nghiệp chưa cao, mặc dù những năm gần đây các doanh nghiệp đã có sự quan tâm hơn vấn đề này thông qua các khóa học tập huấn, đào tạo ngắn ngày. Hiện nay các doanh nghiệp đã quan tâm hơn việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, học hỏi các quy trình sản xuất hiện đại, tiên tiến của khu vực và thế giới c. Thực trạng phát triển thị trường sản phẩm Thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp quận Liên Chiểu chủ yếu là thị trường trong nước, thị trường quốc tế chủ yếu là Nhật Bản, các nước châu Á. Hiện nay, ngành công nghiệp quận Liên Chiểu đang đẩy mạnh khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống
  18. 16 và tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ, tuy nhiên việc mở rộng thị trường tiêu thụ mới hết sức khó khăn do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng toàn cầu. d. Thực trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp Trong thời gian qua, do các doanh nghiệp không xử lý triệt để khí thải hoặc có đầu tư hệ thống nhưng hoạt động không ổn định, kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí Mặc dù đã có trạm xử nước thải CN tập trung nhưng chất lượng nước thải sau xử lý hiện nay chưa ổn định. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp không thực hiện các phương án đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUẬN LIÊN CHIỂU 2.3.1. Những thành tựu đạt được Giai đoạn 2008-2012, ngành công nghiệp quận Liên Chiểu duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 12.13%, Quy mô sản xuất công nghiệp ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Tốc độ tăng thêm của các cơ sở sản công nghiệp bình quân đạt 8,57%/năm, thu hút và tạo việc làm cho 26558 lao động với mức tăng trưởng bình quân 3,85%/năm trong cùng giai đoạn Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đã áp dụng một số công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nhiều sản phẩm tinh có lợi thế tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tuy tăng, nhưng vẫn còn thấp hơn so với các địa phương khác, quy mô công
  19. 17 nghiệp của quận vẫn chưa lớn. Trình độ lao động thấp, tay nghề chuyên môn kém, công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức trung bình là chủ yếu, tỷ lệ trình độ công nghệ tiên tiến chưa cao, nhất là trong các khu công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc Hoạt động xúc tiến thương mại chưa thật sự đồng bộ và hiệu quả. Thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm chưa được quảng bá và marketing khoa học. Công nghiệp phát triển chậm, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu và mục tiêu phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội của quận Liên Chiểu nói riêng CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU ĐẾN NĂM 2020 3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp a. Mục tiêu phát triển công nghiệp - Ngành công nghiệp quận Liên Chiểu đến năm 2020 sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển, tỷ trọng đóng góp ngày càng lớn vào tỷ trọng công nghiệp của thành phố. Đến 2015 giá trị sản xuất công nghiệp của quận ước đạt trên 6830 tỷ đồng, đến 2020 ước đạt trên 11200 tỷ đồng. - Cơ cấu công nghiệp quận đến năm 2015 chiếm khoảng 70% GTSX của quận và đến năm 2020 khoảng 67% GTSX của quận. - Thu hút đầu tư lấp đầy KCN Hòa Khánh mở rộng, trong đó chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến năm 2015 số cơ sở
  20. 18 sản xuất công nghiệp khoảng 685 cơ sở và đến năm 2020 khoảng 950 cơ sở sản xuất. - Đến năm 2015 lao động công nghiệp của quận đến năm 2015 trên 29.800 lao động và đến năm 2020 đạt trên 36.300 lao động trở lên. Đào tạo nguồn lao động công nghiệp, nâng số lao động qua đào tạo lên 70% đến năm 2020. - Đến năm 2015 thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp Liên Chiểu trên 12 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân cả thời kỳ 2013-2020 khoảng 17,8%/năm. - Đến năm 2015, 100% được sử dụng nước sạch sinh hoạt, tỷ lệ chất thải rắn thu gom đạt 100%. Đến năm 2020, 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý trước khi thải ra môi trường. Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường tại khu công nghiệp. b. Định hướng phát triển công nghiệp quận Liên Chiểu * Định hướng chung Quá trình phát triển công nghiệp của quận Liên Chiểu phải khơi dậy và huy động được mọi nguồn lực nội sinh, tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực bên ngoài. Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao. * Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu Ngành công nghiệp dệt - may - giấy - bao bì: đầu tư nâng cấp, thay đổi các thiết bị công nghệ sản xuất hiện có của các doanh nghiệp trong ngành theo hướng hiện đại, tiên tiến, đồng bộ để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2