intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Hồng

Chia sẻ: Nguyenn Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

166
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong gần 20 năm qua, Việt Nam đã thực hiện đường nối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước , nhằm dần chuyển từng bước từ cơ chế quản lý tập chung sang sản xuất hàng hoá , vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN . Chủ chương đổi mới quan trọng này từng bước được cụ thể hoá thành các hệ thống chính sách . trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tư tưởng đổi mới đã được thể hiện thông qua việc ban...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Hồng

  1. LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Hồng
  2. Lời nói đầu Trong gần 20 năm qua, Việt Nam đã thực hiện đường nối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước , nhằm dần chuyển từng bước từ cơ chế quản lý tập chung sang sản xuất hàng hoá , vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN . Chủ chương đổi mới quan trọng này từng bước được cụ thể hoá thành các hệ thống chính sách . trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tư tưởng đổi mới đã được thể hiện thông qua việc ban hành chỉ thị 100-CT/TƯ của ban bí thư trung ương(1981) , Nghị quyết 10 của bộ chính trị (1988) . Các chính sách này có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung và tới việc khuyến khích chủ động sáng tạo trong sản xuất của hộ nói riêng . với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ trong hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường , các hộ nông dân cả nước đã và đang tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất một cách năng động , đa dạng phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của mỗi hộ , tạo ra thị trường hàng hoá dồi dào , phong phú ngay tại địa bàn nông thôn. Mặt khác dưới sự tác động khách quan của các quy luật cơ chế thị trường , các hộ nông dân đang gặp khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá do những yếu tố bên trong và bên ngoài khu vực nông nghiệp . Cũng như những hộ khác trong cả nước , kinh tế hộ nông dân ĐBSH có những lợi thế và khó khăn nhất định trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá . Nhận thấy đươc những vấn đề đó và có những giải pháp phù hợp , sẽ cho chúng ta khai thác và sử dụng các tiềm năng về đất đai , lao động , vốn ở nông thôn có hiệu quả , nâng cao đời sống dân cư nông thôn .Vì vậy em chọn đề tài: “Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Hồng”. Phần I : Cơ cơ sở lý luận chung
  3. I-sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ nông dân 1. Xuất phát từ mục tiêu CNH (Công nghiệp hoá). HĐH (Hiện đại hoá) nông nghiệp nông thôn -Thứ nhất giảI quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cư ở nông thôn -Thứ hai : đa dạng hoá nền kinh tế ở nông thôn đa dạng hoá nghành nghề tạo ra việc làm ở nông thôn trên cơ sở tạo ra nghành nghề mới. -Thứ ba : sử dụng lao động dư thừa ngay tại chỗ trên địa bàn nông thôn. Vừa làm ruộng vừa làm nghề khác như công nghiệp và dịch vụ nông thôn (Rời ruộng nhưng không rời làng). Trong quá trình công nghiệp hoá đất nước thì công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng hàng đầu. 2. Vai trò của kinh tế hộ. + Là cầu nối khâu trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá , gắn với lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá.Quy mô thị trường được mở rộng từ thị truòng dịa phương đến thị trường trong nước va vươn ra thị truòng quốc tế. + Là đơn vị tích tụ vốn, nếu không có sự tích tụ đó thì những khoản dư thừa do hoạt động kinh tế hộ sẽ không đựơc sử dụng vào mục đích tăng sản phẩm cho xã hội. Mức độ tích luỹ vốn càng cao kinh tế hộ càng có điều kiện dể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề mở rộng sản xuất kinh doanh ( nguyên nhân tạo ra nghành nghề mới). Từ yếu tố này quy định hộ là đơn vị cơ sở để phân công lao động xã hội. Sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trừong đã phá vỡ cơ cấu kinh tế tự cấp tự túc. Điều đó đòi hỏi phát triển kinh tế toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho nông nghiệp tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Để phát huy lợi thế so sánh của hộ( tay nghề, vốn, thị trường…), tạo thành các hộ chuyên sản xuất một loại sản phẩm hàng hoá cho thị trường. + Là đơn vị kinh tế co sở tiếp nhận khoa học kỹ thuật đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Nó là một quá trình gắn với lợi ích thiết thân của hộ để tăng hiệu quả thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Trong hộ diễn ra quá trình sàng lọc và cải tiến kỹ thuật (kết hợp kinh nghiệm truyền thống và hiện đại).
  4. + Là đơn vị đáp ứng cung cầu và là đơn vị tiêu dùng- do đặc điểm của hộ: Có khả năng thích ứng cao với mọi nhu cầu của thị trường, dể dàng tổ chức lại và phân công lao động 3. Từ thực tế những năm đổi mới . Sau chỉ thị 100 của ban bí thư TW nhược điểm của chỉ thị biểu hiện ở: Xã viên không làm chủ ruộng đất không yên tâm đầu tư thâm canh vì sợ hợp tác xã sẽ điều chỉnh mức khoán khi năng suất tăng lên. Phần sản lượngvượt khoán nhiều khi không đủ bù đắp chi phí tăng nên . 8 khâu sản xuất – HTX thực hiện 5 khâu , xã viên thực hiện 3 khâu, không đảm bảo gắn lao động vàTLSX với sản phẩm cuối cùng trong toàn bộ quy trình SX Nghị quyết 10 của bộ chính trị : Khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ , trong đó quan trọng nhất là chính sách ruộng đất ( do tính chất ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt – chủ yếu )và chính sách này tạo điều kiện cho hộ nông dân tập chung ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất, hình thành nên các trang trại .góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội . Những người có khả năng chuyển sang các nghành nghề phi nông nghiệp thì không bị trói buộc vào ruộng đất, họ có thể chuyển nhượng ruộng đất để tập chung đầu tư cho hướng sx mới II- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá 1. Nhân tố tự nhiên : ĐBSH gồm 12 tỉnh thành phố Hà Nội , Hải Dương , hưng yên , Bắc Ninh , vĩnh phúc , Hà Tây , Hà Nam , Nam Định , Ninh Bình , Thái Bình . Diện tích toàn vùng là 12.150km2 Do điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi . ĐBSH còn có hàng vạn ha mặt nước (ao , hồ đầm , sông ngòi ) nội địa có thể nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt . Vùng ven biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình dài hàng trăm km vừa là ngư trường nuôi trồng, khai thác hải sản lớn vừa thuận lợi cho việc sản suất muối và trồng cây ngập mặn. Nhưng lợi thế cơ bản của kinh tế nông hộ vùng ĐBSH chính là sự phát triển của các điều kiện kết cấu hạ tầng kinh tế- văn hoá- xã hội tạo nên một hệ thống tưới tiêu chủ động được xây dựng khá hoàn chỉnh , mạng lưới điện quốc gia phủ khắp phục vụ sản xuất , sinh hoạt của nhân dân , hệ thống giao thông quốclộ , đường liên tỉnh , liên huyện và trong thôn xóm đã được thiết lập
  5. Đất có khả năng nông nghiệp, đất nông nghiệp trong vùng là 805,8 ha chiếm 46,5%diện tích lãnh thổ của vùng trong đó đất canh tác là713 nghìn ha . Do được thiên nhiên ban phát nên đại bộ phận là đất phù sa màu mỡ thích hợp với các loại cây trồng và nông dân có truyền thống thâm canh và có trình độ canh tác nên đất đai ở đây được khai thác , sử dụng triệt để có hiệu quả. Hệ số sử dụng đất canh tác toàn vùng là 1.96 lần (1990) cao nhất so với cả nước 2. Nhân tố kinh tế – xã hội ĐBSH là một trong hai vùng có đông dân số và dân cư nông thôn so với cả nước . Đến năm 1999 toàn vùng có 16.833.000 người chiếm 22,6% so với dân số cả nước. Mật độ dân số lên tới 1183người/ km2 .Trong đó hơn 80,4% dân cư sống ở nông thôn. Sự tập chung đông dân cư nông thôn trước hết trong lĩnh vực nông nghiệp .Cùng với tốc độ tăng dân số cao làm cho diện tích canh tác đất đai của nông hộ ở mức thấp , mỗi nhân khẩu chỉ có 500m2/khẩu đất lúa còn ít hơn 384m2/khẩu (1999) .Đặc điểm đất chật người đông dẫn đến lao động dư thừa ,việc làm thiếu ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị .Mặt khác quá trình chuyển giao ruộng đất từ kinh tế tập thể sang kinh tế nông hộ đã dẫn đến tình trạng nhỏ lẻ manh mún và phân tán đất đai của nông hộ gây nhiều khó khăn trong việc canh tác sử dụng Ngoài hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng là những trung tâm kinh tế,văn hoá thương mại lớn trong vùng còn có 9 thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh ,có nhiều đầu mối giao thông , tụ điểm kinh tế- văn hoá... Các nhân tố này tác động trực tiếp đến kinh tế nông hộ từ phía sản xuất kinh doanh , tiêu thụ sản phẩm cũng như từ phía tiêu dùng và sinh hoạt của hộ III. Xu hướng phát triển kinh tế hộ . - Tiếp tục tăng cường thâm canh trong nông nghiệp, nâng cao năng suất lúa, rau đậu và các loại cây trồng khác đồng thời thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ, nhất là hướng vào cây con có giá trị kinh tế cao . - Phát triển công nghiệp nhỏ ,thương nghiệp dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác trong nông thôn, nhằm giải quyết cho lao động nông nghiệp dư thừa cải thiện thu nhập của nông dân . - Khả năng và xu hướng trên phụ thuộc rất lớn vào các chính sách và giải pháp nhằm tạo môi trường và điều kiện kinh tế chung như: Chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ
  6. thuật, công nghệ và công nghệ sinh học. Giá cả , thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông dân ( kể cả sản phẩm nông nghiệp , ngư nghiệp , tiểu thủ công ngiệp ). Một yếu tố hết sức quan trọng đó là vốn cho sản suất, kinh doanh. Cần mở rộng và hoàn thiện thị trường vốn, tăng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn .
  7. PhầnII: Thực trạng phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá I- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng ĐBSH. 1. Đăc điểm tự nhiên vùng: Là vùng có diện tích tự nhiên 12.150 Km2.Với dân số khoảng 15 triệu dân ( năm 2000) .ĐBSH giáp với vùng kinh tế Đông Bắc ,Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.Diện tích nông nhgiệp trên 720 nghìn ha, chiếm 9,2% của cả nước.Đất canh tác tuy không nhiều,độ màu mỡ không được xếp vào loại cao, song địa hình khá bằng phẳng ,khí hậu chia 4 mùa rõ rệt thích hợp với việc phát triển nông nghiệp lúa nước thâm canh cao hai vụ và có thế mạnh rau vụ đông ,đặc biệt là rau quả vụ đông lớn nhất nước ta.Có thể nói đây là một trong những lợi thế so sánh nổi bật củaĐBSH. Lợi thế này đã và đang tạo cho ĐBSH phát triển nông sản hàng hoá phục vụ nhu cầu cung cấp nguyên liệu quanh năm cho nghành công nghiệp chế biến với các sản phẩm chính như lúa gạo ,rau tươi, quả tươi, thịt lợn và thịt gia cầm,thuỷ hải sản. ĐBSH vừa là cửa ngõ đi ra biển ,vừa là vùng trung chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu của 20 tỉnh Bắc Bộ qua lại hệ thống đường bộ, đường sắt ,đường thuỷ khá hoàn chỉnh nối liền với cảng biển hải phòng ,diêm điền .Đặc biệt hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông Hồng, sông Đà, sông Đáy , sông Trà Lý vừa là nguồn cung cấp nước ngọt cho sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt,vừa là mạch máu giao thông thuỷ thuận lợi cho các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp tập chung . ĐBSH có rừng quốc gia Cúc Phương ,Ba Vì và các khu rừng Tam đảo ,Cát Bà cùng với hệ thống cây xanh ven biển,ven đường giao thông có tác dụng điều hoà khí hậu. Hệ thống núi đá ở Ninh Bình ,Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng là nguồn vật liệu xây dựng quý giá đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông và sản xuất vật liệu xây dựng .ĐBSH là nơi có nhiều di tích lịch sử,văn hoá ,có nhiều danh lam thắng cảnh tạo ra tiềm năng lớn để phát triển du lịch trong những năm tới . Tuy nhiên hệ thống sông ngòi chằng chịt gây ra khó khăn trong phát triển mạng lưới giao thông . Khí hậu hai mùa mưa và mùa khô gây ra thừa nước ở mùa mưa, có thể bị hạn hán vào mùa khô .
  8. 1.1 Đặc điểm về xã hội . 1.1.1 Dân số và lao động : - Dân số và lao động ĐBSH cũng là thế mạnh .Với số dân khoảng 15 triệu người (năm 2000) , trong đó có khoảng 7 triệu lao động (tỷ lệ dân số biết chữ trên 90%) ĐBSH là vùng có trình độ dân trí cao,trình độ tay nghề của người lao động khá cao so với các vùng khác . Đó là môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nghề nghiệp cho người người lao động .Bên cạnh trường đào tạo chính quy ,ĐBSH từ lâu đã hình thành các làng nghề truyền thống , là nơi đào tạo nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệp cho nhiều thế hệ và ngày nay vẫn là điểm trội có một không hai của vùng này so với cả nước. Các điều kiện của ĐBSH cũng khá thuận lợi, bên cạnh các thế mạnh về nônh nghiệp, ĐBSH còn có thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ .Các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất miền bắc như Hà Nội , Hải Phòng ,Nam Định ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu .Trong những năm đổi mới ,ĐBSH là vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 sau vùng Đông Nam Bộ , trong đó hầu hết là đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ .Các khu công nghiệp , khu chế xuất ở Hà Nội , Hải Phòng đã và đang thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, chủ yếu để phát triển công nghiệp .Giao thông vận tải thuận lợi, tất cả chín tỉnh đều nằm trên hệ thống đường giao thông huyết mạch của cả nước gắn với sân bay quốc tế Nội Bài , hệ thống cảng biển hiện đại gần vùng khoáng sản tài nguyên Bắc Bộ ,đảm bảo nguyên liệu , vật liệu cho phát triển công nghiệp đa ngành trong đó có công nghiệp nông thôn . 1.1.2 Cơ sở hạ tầng của vùng . Kết cấu hạ tầng trong vùng cũng hơn hẳn các vùng khác,từ năm 1995 ĐBSH đã hoàn thành điện khí hoá nông thôn sớm nhất cả nước.Hệ thống đường giao thông thôn đến tận xã, thôn và không ngừng được nâng cấp . Hệ thống trường học ,trạm y tế ,nhà văn hoá, chợ ,thông tin liên lạc,…Cũng thuộc loại nhất nhì so với các vùng khác . Bảng : So sánh kết cấu hạ tầng ở ĐBSH so với cả nước. (%) Vùng Tỷ lệ xã có Tỷ lệ xã có Tỷ lệ xã có Tỷ lệ xã có Tỷ lệ xã có điện đường ô tô đường ô tô trường tiểu trạm y tế đến trung đến thôn học tâm xã Cả nước 85,8 92,9 79,8 98,8 98,0
  9. Đồng Bằng 99,9 99,9 99,6 99,9 100,0 Sông Hồng Nguồn : Thời báo Kinh tế, 3-2000. Yếu tố đầu tiên là thị trường sức lao động , thị trường tiêu thụ nông sản .Với số lượng 15 triệu dân ,trong đó khoảng 12 triệu dân sống ở nông thôn ,nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ phi nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng . Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, ĐBSH cũng còn khó khăn và hạn chế xuất phát từ đặc điểm tự nhiên-xã hội của vùng : - Mật độ dân số quá cao 1224 người/km2. Đất nông nghiệp vốn đã ít lại giảm dần cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Đến nay bình quân đất nông nghiệp chỉ còn 500m2/khẩu ,đất lúa còn ít hơn 384 m2/khẩu ( năm 1999 ) . Đặc điểm đất chật người đông dẫn đến lao động dư thừa , việc làm thiếu ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị. Lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn tăng nhanh dẫn đến thu nhập và tích luỹ của dân cư nông thôn vùng này thấp, nguồn vốn trong dân đầu tư cho sản xuất hàng hoá hạn chế rất nhiều . - Trong nông nghiệp , ruộng đất đã ít lại manh mún và phân tán trong nhiều hộ gia đình , rất khó khăn cho quá trình cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghệp . - Tập quán canh tác tự cấp tự túc, tính chất tự phát, lại nhiều năm làm việc trong cơ chế quản lý tập trung cùng với tính bảo thủ, trì trệ đã hạn chế khả năng tiếp cận cơ chế thị trường, kiến thức sản suất hàng hoá của đội ngũ cán bộ và người lao động ở khu vực nông thôn ĐBSH hiện nay còn thấp . II- Vài nét về quy mô sản xuất kinh doanh . 1. Đặc điểm lao động : Hộ là một đơn vị lao động, các hộ dựa vào sử dụng nhân công trong gia đình là chủ yếu và hộ bao gồm một cơ cấu tuổi tác, giới tính, lao động nghề nghiệp khác nhau .Cơ cấu này cho phép hộ sử dụng nguồn nhân lực rất linh hoạt theo nhiều chiều một cách có hiệu quả. Nhưng lao động trong gia đình không được xem dưới hình thái hàng hoá. Trong những điều kiện sản xuất khó khăn như thiên tai, Lao động trong nông nghiệp vẫn hạn chế tiêu dùng vài gắng sức tìm nguồn sống trong gia đình với chi phí lao động rất lớn đã làm cho người nông dân bị hạn chế khi bước vào sản xuất hàng hoá. Nhưng do sản xuất
  10. hàng hoá trong nông nghiệp phát triển dẫn tới sự phân công lao động, hình thành lao động làm thuê, Một đặc trưng nổi bật của việc sử dụng thời gian lao động của hộ trong khu vực nông thôn là việc sử dụng quỹ thời gian lao động còn rất thấp Chất lượng của lao động trong nông thôn còn yếu thể hiện qua trình độ chuyên môn của lực lượng lao động nông thôn . (%) Bảng: Cơ cấu số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở khu vực nông thôn phân theo trình độ chuyên môn ở một số tỉnh vùng ĐBSH. Vùng Chưa Sơ cấp Trung Cao Đại học qua đào Công cấp đẳng tạo nhân Kỹ thuật ĐBSH 91,12 3,46 3,21 1,13 1,07 Hải Dương 93,92 2,6 2,2 0,78 0,49 Hà Tây 91,57 2,65 3,21 1,54 1,04 Hải Phòng 86,68 6,74 4,01 1,21 1,27 Hưng Yên 93,68 2,58 2,31 0,88 0,55 (Nguồn : Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn , thuỷ sản. Nxb Thống kê- 2002) Tỷ lao động chưa qua đào tạo toàn vùng là 91,12% trong khi đó số lao động qua đào tạo ở các trường dạy nghề toàn vùng mới đạt 3,46%. Cơ cấu trên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kỹ thuật mới vào sản xuất gặp khó khăn. Một trong những hướng phát triển nghành nghề nông thôn là thu hút lao động từ nông nghiệp và hộ nông dân phải có trình độ đáp ứng với nghành nghề phi nông nghiệp. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng phản ứng của nó là tạo ra lao động có kỹ thuật hay không cũng có thể làm được, nên lao động chủ yếu tự đào tạo và truyền nghề ,không qua đào tạo có hệ thống, trình độ chuyên môn lao động không cao. Việc sử dụng quỹ thời gian của hộ trong khu vực nông thôn còn thấp (Trung bình ở ĐBSH trong một năm có 74,98% ngày làm việc/năm), do vậy kiếm thêm việc làm trong khu vực nông thôn rất khó khăn, đây là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp. Muốn giải quyết vấn đề
  11. này cần phải tạo việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, nâng cao hiệu số sử dụng đất đai qua thâm canh, kết hợp với đa dạng hoá trong sản xuất. Mặt khác sự phát triển của các hộ phi nông nghiệp, hay hộ kiêm nghành sẽ tạo ra sức hút lớn đối với lao động ở nông thôn, xu hướng di chuyển lao động ở một số tỉnh sẽ phản ánh rõ điều này. Xuất hiên ba xu hướng di chuyển lao động : Xu hướng chuyển lao động vào khu công nghiệp nông thôn hoặc vào ngay trong nông nghiệp nhưng là lao động làm thuê ở các nông, lâm trường, các trang trại. Xu hướng lao động làm dịch vụ, thợ xây, buôn bán nhỏ…Nhưng vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Như chúng ta đã biết những xu hướng này phụ thuộc rất lớn vào trình độ của người lao động . 2. Quy mô đất canh tác. Đặc trưng của nông hộ ĐBSH là quy mô canh tác rất nhỏ bé biểu hiện tính tiểu nông . Toàn vùng có 738.527ha đất nông nghiệp trong đó chủ yếu là trồng cây lương thực (507.025ha). Sau khoán 10 diện tích đất nông nghiệp ở ĐBSH hầu như không tăng và quỹ đất nông nghiệp chỉ chiếm 9,5% đất nông nghiệp cả nước, trong khi đó số hộ nông nghiệp chiếm 25,35% và lao động nông nghiệp chiếm 19,5% trong tổng số hộ, khẩu và lao động trong cả nước. Mặt khác hàng năm số hộ, số khẩu, số lao động ở khu vực này ngày càng tăng.Thực trạng đó đã khiến cho ĐBSH trở thành nơi có bình quân ruộng đất/đầu người giảm dần qua các năm và ở mức thấp nhất của cả nước .
  12. Bảng: Bình quân ruộng đất, hộ, khẩu, lao động, nông nghiệp ở ĐBSH (1993-1998) Năm Tổng diện tích đất Bình quân hộ Bình quân Bình quân lao nông nghiệp (ha) nông nghiệp khẩu nông động nông (m2) nghiệp (m2) nghiệp (m2) 1993 721.326 2.814 750 1.817 1994 711.744 2.775 679 1.486 1995 720.218 2.713 664 1.486 1996 719.610 2.722 689 1.486 1997 721.548 2.722 670 1.462 1998 720.747 2.715 665 1.438 (Hiện trạng sử dụng ruộng đất năm 1980-1998. Tổng cục quản lý ruộng đất). Như vậy trong vòng 5 năm (từ năm 1993-1998) trung bình hàng năm đất nông nghiệp giảm 24m2/hộ. Nếu vào năm 1993 mỗi hộ có 2.836m2 thì đến năm 1998 còn 2.716m2.Nhưng nếu tính từ năm 1990-1998 mỗi năm giảm 150m2/hộ.Đa số hộ nông dân có diện tích canh tác thấp, dưới 0,5ha(chiếm 96%),nhưng đến năm 2001 đã giảm (46,77%) mặc dù số hộ đã tăng nên. Quy mô ruộng đất nông nghiệp tính theo nhóm hộ còn ở mức thấp hơn Bảng : Cơ cấu ruộng đất phân theo quy mô đất nông nghiệp .(Năm 2001) (%) Tổng số ĐBSH Cả nước Hộ có dưới 0,2ha 46,77 25,15 Hộ có từ 0,2 đến dưới 0,5ha 49,03 39,19 Hộ có từ 0,5-1ha 3,6 16,42 Hộ có từ 1-3ha 0,24 13,06 Hộ có từ 3-5ha 0,02 1,75 Hộ có từ 5-10ha 0,01 0,4 Hộ có từ 10ha trở nên 0 0,05 (Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông thôn, thuỷ sản. Nxb Thống kê-2002)
  13. Trong vòng 10 năm qua đất nông nghiệp luôn dao động ở mức 56-61% so với tổng diện tích đất tự nhiên trong khi đó cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đặc biệt là việc xây dựng các công trình công cộng và khu công nghiệp ở các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Hưng Yên…diện tích đất chuyên dùng và đất phi nông nghiệp không ngừng tăng nên. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bị giảm sút. Trước sự giam sút diện tích đất nông nghiệp trên khẩu, lao động và hộ gia đình nó tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa sự gia tăng dân số với diện tích đất gieo trồng . Để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá không thể duy trì tình trạng phân tán ruộng đất của mỗi hộ và giữ mức ruộng đất một hộ như đã nêu ở trên .Mà cần có biện pháp thúc đẩy tập chung ruộng đất của mỗi hộ nâng dần mức ruộng đất bình quân của các hộ làm nông nghiệp nên, tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng trang trại gia đình. Nhưng vẫn để ruộng đất lại phải gắn với quá trình phân công lại lao động và phát triển các nghành phi nông nghiệp trong nông thôn .Do bình quân ruộng đất thấp, nên tích tụ ruộng đất không gắn với phát triển các nghành nghề phi nông nghiệp, thì tất yếu không tránh khỏi một bộ phận nông dân sẽ không có đất để sản xuất và trở thành những người lao động làm thuê trong nông thôn. Điều này sẽ làm tăng tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong nông thôn . Mức hạn điền đối với cây hàng năm của hộ gia đình cần phải được xem xét lại vì mức hạn điền như vậy trong nhiều trường hợp lại là trở ngại cho sự tích tụ ruộng đất vào các hộ có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng quản lý có điều kiện về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp và do đó hạn chế sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Ngay cả trong trường hợp có quyền mua bán đất đai tự do thì sự tích tụ tập chung đất đai trên quy mô lớn sẽ diễn ra hết sức chậm chạp. Thực tế là người nông dân ĐBSH không thể bán đất đai bởi vì trong nông nghiệp sức ép từ lao động thừa là quá lớn làm cho họ ít có cơ hội tìm được việc làm mới thành thử họ không thể bán các phương tiện sống chủ yếu . Đối với những hộ sản xuất không đủ tiêu dùng, không đủ khả năng tái sản xuất giản đơn hoặc những hộ sản xuất đủ tiêu dùng và có một khối lượng sản phẩm không đáng kể để bán. Ngay cả trong khi có nhiều người mua đất hộ nông dân cũng không thể bán đất. Cốt
  14. lõi vấn đề là ở chỗ : Đại bộ phận nông dân không thể bán cái phương tiện duy nhất có ý nghĩa quyết định sự sinh tồn của họ. 3. Thực trạng về vốn sản xuất kinh doanh. Khả năng tích tụ vốn của đại bộ phận các hộ nông dân là thấp. Các hộ vẫn trong tình trạng thiếu vốn. Số vốn đầu tư chỉ ở mức thấp các hộ trung bình 200.000-300.000nđ.Các hộ buôn bán, ngành nghề khoảng trên dưới 1triệu đồng. So với nhu cầu các hộ nghèo thường thiếu vốn ở giai đoạn đầu, các hộ khác thiếu khoảng 300.000nđ. Các hộ kiêm nghành nghề thiếu từ 500.000 đến 1 triệu đồng . Mặt khác chu kỳ Sx nông nghiệp kéo dài nên việc chu chuyển vốn rất chậm, bởi vậy sự căng thẳng về vồn càng diễn ra gay gắt ,tình trạng cho vay nặng lãi khá phổ biến ở nông thôn. Do vốn ít nên nông dân sử dụng một khối lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu hạn chế mỗi ha dùng 40-60kg đạm lân và 0,5kg thuốc trừ sâu. Những hộ nghèo do không có vốn đầu tư sx đã dẫn đến tình trạng bóc lột đất đai. Quy mô thu nhập nhỏ bé khả năng tích luỹ thấp dẫn đến hạn chế khả năng tái đầu tư sản xuất mở rộng. Mức chi cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất nói chung còn thấp. Tích luỹ của nông dân không phải dựa trên một nền nông nghiệp thặng dư. Sự tích luỹ này do sự chắt bóp của nông dân, những nông phẩm được bán đi mua vật tư đầu tư vào sản xuất đôi khi chính là khẩu phần chủ yếu xâm phạm vào sản phẩm tất yếu. Tích luỹ chủ yếu từ nghành trồng trọt và chăn nuôi, tích luỹ dưới hình thái hiện vật–những vật phẩm ít có khả năng sinh lời .ở những làng có nghề thủ công, dịch vụ vốn tiền mặt sẵn hơn và nó được chu chuyển nhanh hơn ,những nơi này vốn tiền mặt chiếm tỷ trọng cao khoảng 50% tổng số tiền mặt của hộ số hộ chuyên nghành nghề chiếm tỷ lệ không cao. Nhóm hộ giàu cũng có tình trạng thiếu vốn .Nguồn vốn tự có bình quân của hộ chuyên nghành nghề 55,4%,hộ kiêm nghành 63,94%.Vốn vay bình quân của một hộ chuyên chiếm 44,46%, hộ kiêm là 36,06% ,trong đó tỷ trọng vốn vay ngân hàng của một hộ chuyên 61,04%, hộ kiêm là 72,43% (Năm 2000). Như vậy vay ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn vay. Do đó khi vay ngoài họ dễ bị tính lãi xuất cao . Tình trạng thiếu vốn ở hộ giàu là do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh còn ở nhóm hộ nghèo thiếu vốn do nhu cầu tái sản xuất giản đơn, đôi khi phần vốn vay mượn để chi dùng cho nhu cầu cơ bản (Nhu cầu ăn, uống) là chủ yếu. Tình trạng thiếu vốn đã hạn chế lớn đến việc mở rộng việc làm trong khu vực nông thôn, hạn chế khả năng mở rộng
  15. nghành nghề, khả năng tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, khả năng nâng cao trình độ thâm canh nông nghiệp. Trong khi vốn tự có của nông dân thiếu nghiêm trọng thì vốn đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp có xu hướng giảm. Hệ thống tín dụng trong những năm gần đây đã có sự tiến bộ đáng kể nhưng hệ thống tín dụng chưa được tổ chức tốt. Hệ thống tín dụng hợp tác xã có vai trò mờ nhạt. Hệ thống tín dụng tư nhân cho vay với lãi xuất cao. Bình quân một hộ giàu vay 934.000nđ/năm trong đó vốn ngân hàng là 5%,anh em họ hàng 7%, tư nhân 20%, các nguồn khác 68%. Vay ngắn hạn bình quân một hộ vay một năm 498.000nđ, trong đó vay ngân hàng 20%, hợp tác xã tín dụng 7%, HTX nông nghiệp 24%, anh em họ hàng 10%,vay hộ tư nhân 15%,vay các nguồn khác 24%.Việc cải thiện tình hình cho vay vốn đã tác động tốt đến sản xuất, giúp cho hộ giàu mở rộng quy mô sản xuất tạo thêm việc làm trong khu vực. Những hộ nghèo vay vốn họ ít nhiều đã tạo được cân bằng trong sản xuất. Mặc dù tình hình thiếu vốn là nghiêm trọng song số hộ cần vay chiếm tỷ lệ không cao(38,1%), hộ nông nghiệp kiêm nghành nghề(36,3%) ở nhóm hộ nông, ngư nghiệp tỷ lệ này cao hơn 50%. Phản ánh một thực tế năng lực tổ chức sản xuất của các hộ tiểu nông cũng có giới hạn. Khả năng đầu tư vào sản xuất, hiệu quả mang lại trong điều kiện tương quan giá cả đầu vào, đầu ra của sản xuất, các điều kiện vay mượn chưa hẳn đã dễ dàng . 4. Cơ cấu sản xuất kinh doanh : Cơ cấu kinh tế nông thôn theo 3 nhóm nghành chủ yếu thì ĐBSH đứng ở vị trí trung bình của cả nước sau Đông Nam Bộ, ĐBSCL và hơn vùngTrung Du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Với tỷ lệ 68,71% nông nghiệp, 15,56% công nghiệp và, dịch vụ 15,73% (năm1997) .Thì đến nay nông thôn vùng ĐBSH vẫn thuần nông là chính . Tính chất thuần nông cũng thể hiện rõ nét ở cơ cấu các hộ kinh doanh, hộ kiêm doanh, hộ phi nông nghiệp tuy có tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng còn nhỏ
  16. Bảng : Cơ cấu hộ gia đình nông thôn ĐBSH Loại hộ 1990 1995 1998 1999 2000 1.Tổng số hộ hiện 3.181.569 3.403.707 3.569.020 3.655.692 3.707.151 có trên địa bàn 2.Trong đó hộ 2.558.130 2.714.888 2.808.223 2.831.340 2.856.440 nông thôn Tỷ trọng (%) 80,4 80,5 78 77,4 77 a - Hộ nông 2.366.182 2.741.888 2.552.685 2.578.192 2.167.552 nghiệp -Tỷ trọng(%) 74,4 74,9 71,7 71,3 70,6 -Hộ thuần nông 1.647.667 1.752.971 1.776.794 1.783.402 1.786.794 Tỷ trọng (%) 51,8 51,5 49,4 48,7 48,2 -Hộ kiêm doanh 365.132 398.820 421.562 443.161 449.722 Tỷ trọng (%) 11,5 11,7 11,7 12 12,1 -Hộ kiêm doanh , 182.175 200.579 211.074 221.227 223.117 tiểu thủ công nghiệp Tỷ trọng (%) 5,7 5,8 5,8 6 6 b- H ộ phi nông 177.025 183.873 227.200 221.539 232.988 nghiệp -Tỷ trọng 5,6 5,4 6,3 6 6,2 ( Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài KHXH 02-08) Các hộ phi nông nghiệp, hộ kiêm nghành nghề tăng không ngừng qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối , trong khi đó số hộ nông nghiệp giảm xuống. Điều này thể hiện xu hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp là chính sang lĩnh vực phi nông nghiệp và kết hợp với việc di chuyển lao động dẫn đến thay đổi cơ cấu sản xuất của đơn vị hộ. Nhưng cơ cấu đó còn thể hiện nhiều hạn chế:
  17. - Cơ cấu sx phần lớn của các nông hộ là đa nghành nghề nhưng lại không dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Với nguồn vốn ít ỏi vực các nông hộ thường phải phân tán vốn đầu tư cho nhiều lĩnh vực sản xuất . ngoài phát triển cây lúa và con lợn hai nghành sản xuất truyền thống còn có các nghành nghề thủ công, thương nghiệp và dịch vụ. Đây là đặc trưng của hộ sản xuất hàng hoá nhỏvà ít nhiều còn mang tính thời vụ . Trong nông nghiệp đã xuất hiện chuyên môn hoá đi đôi với phát triển tổng hợp. Như các vùng chuyên môn hoá trồng rau, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, nuôi trồng thuỷ hải sản. Nhưng tỷ lệ số hộ chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, chuyên kinh doanh công thuương nghiệp là quá thấp. -Cơ cấu sản xuất như vậy nhưng vẫn chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu của bản thân hộ. Mục đích của sản xuất không tìm kiếm lợi nhuận, thứ hai cơ cấu sản xuất bao gồm nhiều nghành nhưng lại rất phân tán manh mún bởi quy mô nhỏ bé, hiện tại đã xuất hiện nhóm hộ sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu thị trường . Do cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ĐBSH còn ở trình độ thấp lại chuyển dịch chậm nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, tỷ lệ lãi trên giá bán một số sản phẩm của vùng thấp hơn mức trung bình cả nước. Như lúa đông xuân tỷ lệ lãi trên giá bán (Năm 2000) của vùng là 21,8%, cả nuớc 42,47%. Nền nông nghiệp vẫn là dựa trên nền tảng kinh tế hộ , nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của dân cư nông thôn. Thu nhập từ nông, lâm ,thuỷ sản là chủ yếu (67,6%) trong đó thu từ nông nghiệp 91,4%( Thu từ trồng trọt 58,6%, từ chăn nuôi 40,4% ). Trong trồng trọt thu từ cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao (88%). 5- Kết quả sản sản xuất hàng hoá. Do quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình sx ra sản phẩm ra để bán nên chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ sx hàng hoá là tỷ xuất sản phẩm hàng hoá trong tổng giá trị sản phẩm của người sản xuất: Bao gồm các hộ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, trang trại , Hộ phi nông nghiệp, chuyên–kiêm doanh, tiểu thủ công nghiệp . Đối với các trang trại ở ĐBSH giá trị sản lượng hàng hoá bình quân năm 2000 là 134,5 triệu đồng gấp hơn ba lần tiêu chí so với tiêu chí để xác đinh trang trại. Điều này khẳng định sản xuất hàng hoá ĐBSH đã phát triển . Bảng : Kết quả sản xuất hàng hoá, dịch vụ của trang trại một số tỉnh vùng ĐBSH. Tỉnh Tổng số Tổng thu Giá trị hàng hoá Thu nhập bình trang trại (triệu dịch vụ bán ra bình quân một
  18. đồng) quân một trang trại trang trại (Tr.đ) (Tr.đ). ĐBSH 1829 260.393 134,5 46,9 Hà Tây 181 26.123 133,6 36,7 Bắc Ninh 33 5040 131,8 40,4 Hưng Yên 59 12.290 184,4 39,2 Thái Bình 101 19.016 160,2 43,7 Ninh Bình 294 13.320 41,9 17,4 Nam Định 344 50.714 143,7 55,0 ( Nguồn : Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, Thủy sản. Nxb Thống kê- 2002 ) Nhờ phát triển kinh tế trang trại mà nhiều địa phương đã hướng vào sản xuất hàng hoá khai thác lợi thế tự nhiên nhiều sẵn có đồng thời đã thay đổi quan điểm sx nên phải hướng theo thị trường trên cơ sở tiềm năng địa phương mình . Nhiều làng xã ở Hải Dương , Hưng Yên do chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công nên có mức thu nhập từ 24-26 triệu đồng/ha:Như xã Vĩnh Hoà, Minh Thanh (Huyện Tứ Lộc –Hải Dương); 105- 107trđ/ha như ở Thạch Khôi –Tứ Lộc (Hải Dương ) .Các xã Thanh Cường( Hải Dương ), Lam Sơn (Hưng Yên) do chuyển đổi sang trồng Vải Thiều, nhãn lồng cho thu hoạch 60- 80trđ/ha. Tại Thái Bình : thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 1994 ,tỉnh đã thay thế một số diện tích cây công nghiệp bằng các loại cây trồng : Đậu tương, Cói, lạc vừng , dâu tằm..nên đã cho thu nhập 18,9 trđ/ha . Hà Tây đã thay thế cây màu, cây lương thực như ngô, khoai bằng những loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá tri kinh tế cao như đậu tương lạc vừng mía. Bên cạnh đó một số xã ở Hà Tây có bình quân đất nông nghiệp thấp đã chuyển sang các nghành nghề dịch vụ nâng thu nhập bình quân của mỗi hộ một năm 20 triệu đồng .Tưongtự như vậy số xã ở Thái Bình do bình quân đất canh tác đầu người thấp nên đã chú trọng phát triển nghề phụ như: Chế biến nông sản , thực phẩm, mộc dệt chiếu. ở khu vực ngoại thành Hà Nội đã phát triển theo hướng đẩy mạnh sản xuất rau màu , phái triển đàn bò sữa , nuôi lợn lạc cùng với phát triển nghề phụ : Gạch ngói , mộc... Nhờ có thị trường tiêu thụ rộng lớn lại nằm trong xu hướng đô thị hoá mạnh mẽ nông dân ngoại thành Hà Nội có điều kiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Sau 10 năm thực hiện cơ chế khoán mới trong nông
  19. nghiệp, đến năm 1990 thu nhập của nông dân vùng ĐBSH đã tăng 21,72% so với những năm 81-85 và4,59%năm 1988. Đến nay thu nhập của người dân ở ĐBSH đã tăng gấp hai lần so với năm 1990 . Số hộ giàu chiếm 15%, số hộ nghèo chỉ còn khoảng 17%. Trong những năm đổi mới do nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu nghành nghề nên nhiều địa phương đã có sự phát triển tương đối cao về cơ sở hạ tầng , nhà ở. 6. Những tồn tại và khó khăn của kinh tế hộ trong quá trình phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá . 6.1 Một số hạn chế của Hộ kiêm, chuyên nghành- nghề. Hiện nay các hộ chuyên, kiêm nghành ở ĐBSH gặp phải một số khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm do thị trường ở các làng nghề còn nhỏ bé, bấp bênh, khả năng cạnh tranh sản phẩm của các làng nghề còn kém. Kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của làng nghề là gia công cho các doanh nghiệp thành thị hoặc bán thẳng cho chủ bao tiêu, tiêu thụ trực tiếp trên thị trường. Theo kết quả điều tra làng nghề thì có 85%sản phẩm của hộ chuyên nghành nghề hay 92,6% với hộ kiêm ở làng nghề tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh và 2-2.5% sản phẩm của hộ kiêm và hộ chuyên được xuất khẩu. Phần còn lại là tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh. Nguyên nhân thị trường nhỏ bé bấp bênh như vậy là do : - Khả năng tiếp cận với thị trường còn hạn chế. Việc nghiên cứu mẫu mã sản phẩm tại các làng nghềlà công việc phải được chú ý quan tâm thường xuyên, nhưng việc cải tiến mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề trong vùng rất ít hoặc chưa có. Việc thay đổi chủng loại các mặt hàng là hoàn toàn do tự phát, không tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng thì khó có thể chiếm lĩnh thị trường . - Mức độ cơ khí hoá, đổi mới công nghệ ở mức thấp, đa số thiết bị là cũ thải loại từ công nghiệp thành thị . Mức độ cơ khí hoá đạt từ 37-40% . Mức trang thiết bị máy móc bình quân cho một lao động là 6114000đ/hộ - Trình độ tay nghề của người lao động thấp : Số chủ hộ chưa qua đào tạo 51,5-69,8%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở các hộ nghành nghề từ 54-78% (tháng 8/2000) - Phát triển làng nghề ở đồng bằng sông hồng đang gây ô nhiễm môi trường (không khí , nước …) do công nghệ lạc hậu và không có công nghệ sử lý chất thải ..
  20. - Môi trường thể chế cho các làng nghề nói chung và các hộ chuyên, kiêm nói riêng ở ĐBSH chưa thể hiện rõ sự khuyến khích làng nghề phát triển. Hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ( doanh nghiệp tư nhân , Hợp tác xã..) có đăng ký hoạt động nhưng chưa nhiều, mới đạt 6% còn 94% vẫn thuộc loại hình kinh tề hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn . 6.2 Các hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Việc chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ gặp phải một số khó khăn là thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp theo nhu cầu thị trường diễn ra không dễ dàng nhất là trong quá trình hội nhập WTO,AFTA + Thứ nhất: Bản thân người nông dân sản xuất chủ yếu với mục đích tiêu dùng lên quyết định sản xuất chi phối đến cơ cấu sản xuất hướng vào việc thoả mãn nhu cầu gia đình . + Thứ hai: Trình độ phát triển của thị trường là nhân tố chi phối có tính quyết đình đến sự hình thành cơ cấu sản xuất mới, thoát khỏi cơ cấu sản xuất truyền thống . + Thứ ba : Quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ bé , sự am hiểu về kỹ thuật , quản lý , về thị trường còn hạn chế nên việc nâng quy mô sản xuất , phát triển ngành nghề mới cũng hạn chế. Tập quán và thói quen của nông dân được củng cố và duy trì tạo ra sức ì trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất . + Thứ tư : Tác động của hệ thống chính sách làm biến đổi đến cơ cấu sản xuất truyền thống , hiệu quả gồm khả năng cung cấp vốn công nghệ cải tiến mở rộng cải tạo đất đai , hệ thống cung cấp nước….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0