LUẬN VĂN: Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 56
download
Tín dụng là hoạt động chủ yếu và là mối quan tâm hàng đầu trong các ngân hàng thương mại. Mặt khác, nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng luôn hàm chứa nhiều rủi ro, vì vậy việc quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, một hệ thống ngân hàng thương mại và thậm chí đối với cả nền kinh tế. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp
- LUẬN VĂN: Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng là hoạt động chủ yếu và là mối quan tâm hàng đầu trong các ngân hàng thương mại. Mặt khác, nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng luôn hàm chứa nhiều rủi ro, vì vậy việc quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, một hệ thống ngân hàng thương mại và thậm chí đối với cả nền kinh tế. Trong vài năm trở lại đây, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại đã đạt được những thành tựu quan trọng, đã khắc phục về cơ bản những hạn chế, yếu kém và đã có những bài học quan trọng từ việc buông lỏng quản lý rủi ro tín dụng. Riêng đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Kon Tum cũng vừa thoát ra khỏi khó khăn do nợ xấu đã chiếm trên 25%, đến nay đã giảm xuống còn gần 1,9% trên tổng dư nợ, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh đã được cải thiện, cùng với những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Nhìn lại quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Chi nhánh đã rút ra được những hạn chế, những thiếu sót trong quản lý rủi ro tín dụng, những vấn đề cần phải tập trung khắc phục trong công tác quản lý rủi ro tín dụng như: Chưa có bộ máy chuyên trách để quản lý. Quy trình và phương pháp quản lý không đồng bộ, chưa có chiến lược rõ ràng. Chưa có biện pháp cụ thể để phòng ngừa. Chưa tổ chức được hệ thống thông tin… Vì thế mà rủi ro tín dụng trong từng chi nhánh và cả hệ thống NHNo&PTNT luôn ở mức báo động. Ngày nay trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, kinh tế của từng địa phương cũng như toàn bộ nền kinh tế cần phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu vốn là rất lớn, nhu
- cầu mở rộng nguồn vốn tín dùng tất yếu. Mặt khác mức độ cạnh tranh của nền kinh tế sẽ rất quyết liệt, nguy cơ rủi ro tín dụng là rất lớn, tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì những lý do đó nên tìm những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum là vấn đề bức xúc, vừa có ý nghĩa trước mắt và ý nghĩa lâu dài, đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là lý do mà học viên chọn đề tài "Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp". 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng không những trong hệ thống các ngân hàng thương mại mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng như: - Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện nay, của tác giả Trần Trung Tường (2005). - Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, của tác giả Nguyễn Đăng Đờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoảng, Trường Đại học Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (1997). … Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thường tập trung vào vấn đề đánh giá và tìm giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng chứ chưa đi sâu vào phân tích và đề xuất các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kon Tum. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum, phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn của quản lý rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng đề cập trong luận văn là những rủi ro trong việc cấp tín dụng, bao gồm nghiệp vụ cho vay và nghiệp vụ bảo lãnh. Các nghiệp vụ như cho thuê tài chính, chiết khấu và các nghiệp vụ khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Số liệu thu thập trong đề tài là tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum trong khoản thời gian từ 1995 đến 2005. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài Giúp cho cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng tại Chi nhánh hệ thống được cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, nâng cao năng lực nhận dạng, phân tích, đánh giá, kiểm tra, giám sát, xử lý… để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Nhiệm vụ của đề tài + Xây dựng khung lý thuyết cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng. + Phân tích thực trạng về cấp tín dụng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, rút ra những nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm. + Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, luận văn chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp… Ngoài ra, từ những vấn đề lý luận kết hợp với thực tiễn cũng như kinh nghiệm quản lý theo chuẩn mực quốc tế để đề ra giải pháp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng.
- 6. Dự kiến đóng góp của đề tài Về mặt lý luận Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Những quy định chủ yếu của pháp luật hiện hành liên quan đến cấp tín dụng. Một số vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế. Về mặt thực tiễn + Nâng cao năng lực cho cán bộ tại Chi nhánh + Nhận dạng rủi ro tín dụng đặc thù tại trường địa phương và biện pháp quản lý + Đề xuất chiến lược phát triển kinh tế của địa phương thông qua hoạt động tín dụng. + Đề xuất cơ chế, chính sách và chế độ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam. Những vấn đề mới của luận văn + Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng một số nước hiện nay + Quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế 7. Kết cấu của luận văn Luận văn dự kiến 80 trang. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 mục. Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại . Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng trong ngân hàng thương mại
- - Khái niệm: Có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng trong các ngân hàng thương mại (hệ thống hóa các khái niệm) Khái niệm dùng trong luận văn - Đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại - Phân loại tín dụng 1.1.2. Rủi ro tín dụng và những tác động của chủ yếu - Khái niệm rủi ro tín dụng Một số rủi ro tín dụng trong nước và quốc tế hiện nay Khái niệm rủi ro tín dụng sử dụng trong luận văn - Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro theo đối tượng cho vay Rủi ro theo phương thức cho vay Rủi ro theo thời hạn cho vay … - Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Các nhân tố bên trong các ngân hàng thương mại như năng lực quản lý, phương pháp quản lý, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật… Các nhân tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, khách hàng … - Tác động của rủi ro tín dụng Tổn thất vốn của ngân hàng thương mại Tác động đối với nền kinh tế (tác động lây lan) Tác động đến khách hàng của NHTM (người vay và người cho vay)
- 1.1.3. Đặc điểm hoạt động của NHTM liên quan đến rủi ro tín dụng 1.1.4. Đặc điểm quản lý rủi ro đặc thù trong NHNo&&PTNT 1.1.5. Tiêu chí đánh, đo lường giá rủi ro tín dụng - Đánh giá định tính - Đánh giá định lượng . Yêu cầu và nội dung quản lý rủi ro tín dụng 1.2.1 Yêu cầu Đảm bảo các mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng: Mục tiêu quản lý về định tính và định lượng Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Các mục tiêu tác nghiệp và mục tiêu chiến lược 1.2.2. Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng 1.2.2.1. Dự báo rủi ro tín dụng - Phân tích tín dụng - Xếp hạng tín dụng…. - Dự báo rủi ro 1.2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng - Nhận biết và xác định rủi ro - Đánh giá và đo lường rủi ro - Kiểm soát rủi ro - Quản lý rủi ro… 1.2.2.3. Phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro - Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng chuyên nghiệp
- - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng - Trích lập dự phòng rủi ro - Biện pháp khắc phục, xử lý hậu quả của rủi ro tín dụng 1.2.3. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng - Phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả của rủi ro - Đáp ứng với yêu cầu cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung. . Một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng - Giới thiệu về Hiệp định Basel - Quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế (IAS – 39) - Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan - Kinh nghiệp quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước khác 1.3.2 . Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại trong nước - Kinh nghiệm ở NH… -… 1.3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum và NHNo&PTNT Việt Nam - Tại chi nhánh tỉnh Kon Tum - Tại NHNo&PTNT Việt Nam
- Chương 2 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh nhno&ptnt tỉnh Kon Tum những năm vừa qua (1995 – 2005) 2.1. Điều kiện hoạt động và thực trạng tín dụng ở Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Kon Tum 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum - Quá trình hình thành và phát triển - Tổ chức bộ máy - Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu 2.1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh (1995 – 2005) - Huy động vốn - Cho vay: Dư nợ theo cơ cấu ngành, thành phần kinh tế (cho vay ngắn, trung dài hạn) - Thực trạng về nợ xấu (quá hạn, giản nợ, khoanh nợ) 2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 2.2.1 Thực trạng tổ chức quản lý rủi ro - Các nội dung dự báo rủi ro tín dụng - Các phương pháp dự báo - Những kết quả đạt được 2.2.2. Thực trạng về quy trình quản lý rủi ro tín dụng - Xác định rủi ro
- - Đánh giá, đo lường rủi ro - Xử lý và khắc phục rủi ro 2.2.3. Tình hình thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng - Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro - Hệ thống thông tin và cảnh báo rủi ro quản lý rủi ro tín dụng - Kết quả trích lập dự phòng và xử lý rủi ro 2.2.3. Thực trạng về năng lực quản lý rủi ro tín dụng - Trình độ năng lực cán bộ quản lý rủi ro tín dụng - Trình độ về công nghệ, thiết bị tin học… - Năng lực tài chính cho quản lý rủi ro 2.3. Đánh giá chung về quản lý rủi ro tín dụng 2.3.1. Những thành tựu đạt được trong quản lý rủi ro 2.3.1. Những hạn chế, trở ngại và nguyên nhân chủ yếu trong quản lý rủi ro tín dụng - Những hạn chế yếu kém từ bên trong của Chi nhánh - Trở ngại từ bên ngoài tác động đến rủi ro tín dụng - Những nguyên nhân chủ yếu Chương 3 Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh nhno&PTNT tỉnh Kon Tum 3.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng đổi mới quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
- 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu cho vay sẽ rất lớn, nguy cơ rủi ro tín dụng tăng lên - Mức độ cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng quyết liệt trong cơ chế thị trường, nền kinh tế mở nên rủi ro tín dụng là rất cao. - Hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh không những với các ngân hàng trong nước mà với cả các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài. - Yêu cầu các ngân hàng thương mại phải hoạt động hiệu quả để thực hiện lộ trình cổ phần hóa, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh. 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum trong giai đoạn mới 3.1.3. Định hướng phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam - Định hướng chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam - Định hướng của Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay + Nâng cao năng lực quản lý + Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh + Hiện đại hóa hoạt động 3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng 3.2.1. Đổi mới công tác tổ chức và dự báo rủi ro tín dụng 3.2.2. Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng 3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng 3.2.4. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng
- 3.2.5. Giải pháp về quản lý nhà nước và chế tài để hạn chế rủi ro tín dụng 3.3. Những điều kiện để đảm bảo thực hiện các giải pháp Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam
107 p | 325 | 78
-
Luận văn: Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng
245 p | 406 | 66
-
LUẬN VĂN: Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp
15 p | 258 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương
139 p | 25 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
123 p | 19 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng HD bank
99 p | 21 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
140 p | 17 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng TMCP VP bank chi nhánh Đà Nẵng
98 p | 22 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Tháp
113 p | 16 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi - Hanel
143 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Đà Nẵng
124 p | 10 | 8
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Thủy Phú Thọ
123 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An
108 p | 12 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh
119 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn
149 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Liên doanh VID Public Bank chi nhánh Đà Nẵng
104 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý rủi ro tài chính các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng có thu
123 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu
129 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn